Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chế độ phát hành tiền tệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.09 KB, 21 trang )

Lời Mở Đầu

ừ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu
phải có một hình thức tiền tệ làm trung gian trao đổi.
Thổ dân ở các bờ biển châu Á, châu Phi, trước đây đã
dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền tệ. Lúa mì và đại mạch được sử
dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines,
trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền
tệ… Dùng tiền tệ bằng hàng hoá như trên có những bất tiện nhất
định trong quá trình phục vụ trao đổi, như dễ hư hỏng, không đồng
nhất,… nên không được mọi người mọi nơi chấp nhận, do đó dẫn
đến việc sử dụng tiền tệ bằng kim loại. Nhưng số lượng các kim lọai
quý như vàng bạc không có nhiều so với nhu cầu trao đổi hàng hóa
ngày càng tăng của mọi người, từ đó đã dẫn đến sự ra đời và phát
triển của tiền giấy.
T
Tiền giấy được coi là loại tiền tệ tiên tiến nhất. Vậy tại sao tiền giấy
lại ra đời và nó được phát hành dựa trên nguyên tắc nào? Tiểu luận
này chính là nghiên cứu về cơ sở hình thành và nguyên tắc phát
hành tiền giấy. Mục đích nghiên cứu chỉ ra lịch sử hình thành và
chức năng của tiền tệ, từ đó, đưa ra quá trình hình thành tiền giấy,
cùng với các nguyên tắc phát hành tiền giấy từ đó giải thích hiện
tượng lạm phát.
1
I .Bản chất của phát hành tiền tệ .
1.Khái niệm của tiền tệ.
 Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt,
dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung
của giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ
sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu
dài của trao đổi hàng hoá tạo ra.


Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong
thanh toán để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ. Hiện nay
có hai loại tiền tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước. Tiền
quy ước gồm có: Tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân hàng. Trong
tất cả các loại tiền đó thì tiền mặt pháp định là một trong các loại tiền mạnh,
đó là loại tiền giấy do ngân hàng trung ương(NHTW) phát hành. Loại tiền
này có giá trị thực rất thấp, có thể xem như không đáng kể, đây là loại tiền
được hình thành dựa trên yếu tố chủ quan của chính phủ. Chính phủ căn cứ
vào các quy luật kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng như của
thế giới để từ đó phát hành tiền một cách hợp lý. Do đồng tiền pháp định có
giá trị không đáng kể nên nó có thể bị lạm phát hoặc giảm phát.Tuy nhiên,
tiền mặt pháp định là loại tiền được tín nhiệm nhất bởi vì đây là đồng tiền
của chính phủ và nó có hiệu lực trao đổi trên toàn lãnh thổ. Hiện nay, tiền có
giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có gía trị thực nên nó có nhiều
ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định của đồng tiền, giá trị trao đổi,
phạm vi trao đổi. Bây giờ, tiền vàng ít được sử dụng hơn. Vàng hiện nay được
sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW hoặc
sử dụng như những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng làm vật trao đổi.
Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao
đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu
nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được
Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại
quý, trái phiếu, ngoại tệ Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá
trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này
dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay
dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành
một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng
phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để
2
trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi

chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau
được.
Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi
trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công
sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.
2. Vai trò của tiền tệ.
Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:
Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát
triển nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến
hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.Khi
tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông
là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn,
thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông
tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh
doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết
quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản
xuất kinh doanhTiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để
thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được
để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ
quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền
kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan
hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng
để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.Cùng với ngoại thương, các
quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để
trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế,
nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới
hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã
hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.
Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử

dụng chúng.Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu
3
hết các mối quan hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức,
cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh
tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử l và giải tỏa mối ràng
buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia
mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục
đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại
nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức
mạnh của nó.

3. Chức năng của tiền tệ.
 Tiền tệ theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin thì gồm có 5 chức năng sau:
 Chức năng thước đo giá trị: Giá trị của mỗi hàng hoá được biểu hiện bằng
một lượng tiền nhất định. Tiền tệ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân nó
cũng là một hàng hoá, cũng có giá trị như những hàng hoá khác.
 Chức năng phương tiện lưu thông là một chức năngkhác của tiền tệ. Lúc
này, tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá và phải là tiền mặt.
 Chức năng phương tiện cất trữ: Làm chức năng này tiền rút khỏi lưu
thông và nhất thiết phải có đủ giá trị. Chỉ tiền vàng, tiền bạc, tiền thỏi, bạc
nén và các của cải bằng vàng, bạc mới làm được chức năng này.
 Chức năng phương tiện thanh toán: Khi tiền được dùng để trả nợ, dùng để
trao đổi hàng hoá là khi tiền thực hiện chức năng này.
 Chức năng tiền tệ quốc tế: Tiền được dùng không chỉ trong phạm vi một
quốc gia mà còn có thể sử dụng ra ngoài phạm vi quốc gia, khi này tiền thực
hiện chức năng tiền tệ thế giới.
 Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng
tiêu biểu là:
 Chức năng phương tiện trao đổi: Tiền là vật ngang giá chung, là trung
gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên

thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ.
Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.
 Chức năng phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng
hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo
khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến
trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày
4
càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống
của con người Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.
 Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở
rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức
năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất.
II. Quá trình hình thành và phát triển tiền giấy.
1. Lịch sử phát hành tiền giấy
1.1 Thời kì phong kiến
Thời nhà Trần
Thòi kì phong kiến nhà Trần đã lưu hành tiền đúc bằng đồng đây là tiền
đúc đâu tiên ở Việt Nam với 200 mẫu tiền khác nhau
Thời nhà Hồ
Sau khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần thì đến năm 1396 nhà Hồ ban hành
tiền giấy như vậy là đồng tiền giấy này đã được đưa lưu thông 1 cách triệt
để , chính sách của Hồ Quý Ly là nhằm mục đích thu thập kim loại làm vũ
khí cho chiến tranh . Cách phát hành tiền là đổi hoàn toàn tiền cũ lấy tiền
mới nên về lý thuyết nó không ảnh hưởng gì tới giá trị đồng tiền . Tuy
nhiên, chính sách không hợp lý là sự vi phạm quy luật phù hợp giữa hình
thức và nội dung và vì vậy chính sách tiền giấy của Hồ Quý Ly thất bại
hoàn toàn
Thời nhà Lê
Sau khi nhà Hồ sụp đổ 1429 ngay năm thứ hai sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ
đã cho đúc tiền đồng trờ lại nhân dân quay lại sử dụng tiền đồng .

Thời kì chống Pháp xâm lược
+1858- 1875 chưa có ngân hàng Đông Dương thì ở Việt Nam sử dụng
nhiều loại tiền khác nhau : tiền Pháp, tiền Trung Quốc, ….
+1875 ngân hàng Đông Dương được thành lập và phát hành tiền Đông
Dương . Việc sử dụng tiền Đông Dương
+ 1875 dân ta tiêu tiền Đông Dương mang bản vị bản
5
+ 1880-1930 tiền giấy Đông Dương ra đời
+ 1930- 1936 tiền giấy Đông Dương mang bản vị vàng
+ 31/5/1930 Tổng thống Pháp kí sách lệnh chuyển đồng Đông Dương
từ bản vị bạc sang bản vị vàng
+ 1/12/1945 Đồng tiền tài chính với chất liệu nhôm 2 hào ra đời
+21/1/1946 phát hành đồng nhôm 5 hào
+31/1/1946 Tiền giấy bạc đầu tiên ra đời
 Thời chống Mỹ xâm lược
+ 1954 Chính quyền Ngụy Sài Gòn thành lập ngân hàng lấy tên ngân hàng
quốc gia Việt Nam
+1960 Đồng tiền Ngụy liên tục mất giá
+1965 Nhà nước cho phép quân đội sử dụng tiền Trường Sơn
+1975 Chính phủ cách mạng lâm thời đổi tiền trên quy mô miền Nam
+ 1978 Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đổi tiền lần 3
+1986 lạm phát 774% đồng tiền mất giá liên tục
+ 2000 thị trường vốn dài hạn ở Việt Nam đi vào hoạt động
+17/6/2003 Quốc hội khóa 11 sữa đổi bổ sung tiền giấy và tiền kim loại.
Nhờ có tốc độ tăng trưởng cao Viẹt Nam chính thức trở thành tổ chức
thương mại Thế Giới( WTO) và đồng tiền được nâng cao.
Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của tiền giấy Trong quá trình lưu thông
trao đổi hàng hoá, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc
nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông
trao đổi, tiền vàng, bạc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó,

nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền vàng, bạc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền đã tách rời khỏi giá trị danh nghĩa của
nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai
trò trong chốc lát, người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua hàng
mà mình cần. Làm phương tiện trao đổi, tiền không nhất thiết phải có đầy
6
đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt
hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng
thấp so với giá trị danh nghĩa của nó.
Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Lịch sử hình thành tiền
giấy Tiền giấy lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng các giấy chứng nhận (gold
certificate, silver certificate) có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các
ngân hàng thương mại phát hành. Đây là cam kết cho phép người nắm
giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số lượng vàng hay bạc ghi trên
giấy. Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này
cũng được sử dụng trong thanh toán. Sự ra đời những giấy chứng nhận
như vậy đã giúp cho việc giao dịch cũng như vận chuyển chúng trở nên
thuận lợi hơn rất nhiều. Dần dần, các giấy chứng nhận nói trên được
chuẩn hoá thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra
vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó.
Ví dụ: ở Anh trước đây bên cạnh những đồng pound sterling tiền đúc
còn lưu hành đồng bảng Anh bằng giấy do các ngân hàng phát hành và
được đổi tự do ra vàng theo tỷ lệ 1 bảng Anh tương đương 123,274 grain
(đơn vị trọng lượng bằng 0,0648 gram), tương đương với 7,32238 gr
vàng nguyên chất.
Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát
hành ra nó. Loại tiền giấy này rất phổ biến ở châu Âu trong thời gian
trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là tiền ngân hàng
hay giấy bạc ngân hàng (bank note). Việc sử dụng nó hoàn toàn mang tính
tự nguyện.

Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát
hành tiền giấy, các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại
phát hành giấy bạc ngân hàng, mọi việc phát hành chỉ do một ngân hàng
duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực hiện. Hàm lượng vàng của
đồng tiền giấy bây giờ được qui định theo luật từng nước. Ví dụ: hàm
lượng vàng của đồng đô la Mỹ công bố tháng 1 năm 1939 là 0,888671g. Vì
vậy mà người ta còn gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).
Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến
tranh cũng như khủng hoảng kinh tế, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả
năng được đổi ngược trở lại ra vàng (ở Pháp là vào các năm 1720, 1848 –
7
1850, 1870 – 1875, 1914 – 1928 và sau cùng là kể từ 1/10/1936 tới nay; ở
Mỹ trong thời gian nội chiến, từ năm 1862 – 1863 nhà nước phát hành
tiền giấy không có khả năng đổi ra vàng và chỉ tới năm 1879 khi cuộc nội
chiến kết thúc nó mới có lại khả năng đó). Thậm chí có những thời kỳ cả
tiền giấy được đổi ra vàng và tiền giấy không đổi được ra vàng cùng song
song tồn tại.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn duy nhất đồng USD là có thể
đổi ra vàng, tuy nhiên tới năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng
USD ra vàng, sự tồn tại của đồng tiền giấy có thể đổi ra vàng trong lưu
thông thực sự chấm dứt. Bản chất tiền giấy Ngày nay, tiền giấy thực chất
chỉ là các giấy nợ (IOU) của ngân hàng trung ương (NHTW) với những
người mang nó. Nhưng không như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trả cho
người mang nó chỉ bằng các tờ tiền giấy khác, tức là NHTW thanh toán
các giấy nợ này bằng các giấy nợ khác.
Và vì vậy, giờ đây, khi chúng ta mang tờ 100.000 đồng ra ngân hàng
người ta sẽ chỉ đổi cho chúng ta các đồng tiền với mệnh giá nhỏ hơn như
20.000, 10.000, 5000 đồng chứ không phải là vàng. Khi phát hành tiền
giấy thì tiền giấy trở thành tài sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với
NHTW lại là một khoản nợ về giá trị (hay về sức mua) của lượng tiền đã

phát hành ra.
Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền bao giờ lượng tiền này
cũng được ghi vào mục Tài sản Nợ trong bảng tổng kết tài sản của Ngân
hàng Trung ương. Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thể
thấy, tiền giấy ra đời với tư cách là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền
vàng), được phát hành ra để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực
hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim
loại.
Chính vì vậy, tiền giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ
kim loại mà nó đại diện mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều. Tờ
giấy bạc 10 USD trước năm 1970 mặc dù được in ấn khá công phu trên
chất liệu giấy đắt tiền vẫn không thể có giá trị bằng 8,88671g vàng mà nó
đại diện. Và với việc in thêm chỉ một con số 0 nữa chúng ta cũng sẽ có một
tờ 100 USD với chi phí rẻ hơn nhiều so với 88,8671g vàng mà nó đại diện.
Cũng vì thế tiền giấy còn được gọi là tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị hay
là tiền danh nghĩa (token money).
8
Tiền giấy ngày nay không còn khả năng đổi ngược trở lại tiền tệ kim
loại (tiền vàng) như trước. Việc xã hội chấp nhận sử dụng tiền giấy mặc
dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện là vì
tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao đổi, vì mọi người
tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (tức NHTW), và vì người ta
thấy việc sử dụng tiền giấy là tiện lợi. Thế nhưng một khi mất lòng tin vào
cơ quan phát hành, không còn tin rằng NHTW có thể đảm bảo cho giá trị
danh nghĩa của tiền giấy được ổn định thì người ta sẽ không sử dụng tiền
giấy nữa.
2. Sự phát triển của tiền giấy
Khi nền kinh tế sơ khai, lúc bấy giờ chưa có ngân hàng, tiền sử dụng
trong trao đổi là hiện vật (tiền hàng hoá) là những loại tiền được làm ra từ
các dạng vật chất mà bản thân nó đã có giá trị sử dụng sẵn, nó không do một

tổ chức nào phát hành. Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát
triển, loài người đã tìm kiếm và khai thác được kim loại cùng với sự bộc lộ
nhiều nhược điểm của tiền hàng hoá khi kim loại được chọn làm vật ngang
giá chung với ưu điểm như: Có độ bền, gọn, giá trị phổ biến. Để thuận tiện cho
lưu thông tiền kim loại, ngân hàng đã quy định thống nhất việc đúc tiền như
về kích thước, hình dáng, trọng lượng cho mỗi đơn vị tiền tệ, đặt tên cho đồng
tiền, quy ước các bộ phận chia nhỏ của đồng tiền. Tiền kim loại do nhà nước
và cá nhân đúc nhưng đều phải được nhà nước quản lý, điều này đánh dấu sự
ra đời của nghiệp vụ phát hành tiền. Chính nhờ đồng tiền này mà nền kinh tế
đi vao ổn định hơn, cũng dựa trên cơ sở đó, nhà nước lúc bấy giờ không chỉ
phát hành bằng tiền kim loại mà còn phát hành ra tiền giấy. Như vậy, trong
giai đoạn này đã xuất hiện tiền kim loại và tiền giấy, tuy nhiên chưa xuất hiện
ngân hàng.
Ngân hàng xuất hiện là một tất yếu khách quan do yêu cầu của nền
kinh tế. Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng xuất hiện đầu tiên,
trong giai đoạn đầu này hoạt động của ngân hàng còn rất sơ khai, ngân hàng
sẽ phát hành ra các chứng thư hay các kỳ phiếu đúng bằng giá trị của vàng
mà khách hàng gửi vào ngân hàng, chính mà khả năng chuyển đổi các giấy
tờ đó ra vàng luôn đảm bảo được thuận tiện. Tuy nhiên, với tốc độ buôn bán
lưu thông ngày càng tăng, nhu cầu về tiền ngày càng nhiều thúc đẩy sự ra
đời của hàng loạt NHTM. Điều này dẫn tới trong lưu thông có rất nhiều kỳ
9
phiếu ngân hang khác nhau, nhiều ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận đã phát
hành kỳ phiếu ra lưu thông không có vàng để đảm bảo khả năng thanh toán
làm cho người dân nghi ngờ và mất uy tín của khách hàng đối với ngân hàng
nhỏ và họ đổ xô nhau đến các ngân hàng lớn, do đó ngân hàng lớn có điều
kiện mở rộng quy mô và thâu tóm các ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó,với nhiều
loại giấy được đưa vao lưu thông làm cho tiền tệ mất ổn định, do đó buộc nhà
nước phải can thiệp để thống nhất việc phát hành tiền và đảm bao an toàn
cho lưu thông giấy bạc ngân hàng bằng cách chỉ cho một số ngân hàng thực

hiện phát hành giấy bạc ngân hàng gọi là ngân hàng phát hành. Ngân hàng
phát hành là những ngân hàng có vốn lớn, số lượng chi nhánh nhiều, có uy
tín trên thị trường.
Cuối thế kỷ XIX, một số nước đã hình thành ngân hàng phát hành, các
ngân hàng phát hành này đã thực hiện một số chức năng của NHTW. Và đến
đầu thế kỷ XX thì các chức năng phát hành tiền đã hoàn toàn tách khỏi chức
năng kinh doanh tiền tệ của NHTM, đánh dấu sự ra đời của NHTW, và NHTW
trở thành cơ quan độc quyền phát hành tiền trong một quốc gia. Quá trình
phát triển công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại đã cho phép thay thế một
phần giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại do NHTW phát hành bằng tiền điện
tử, điều này mang lại một lợi ích to lớn cho bất kỳ một quốc gia nào vì nó
giúp cho việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế.
III. Chế độ tiền tệ Việt Nam
3.1Nguyên tắc và quy định phát hành tiền giấy, tiền kim loại
3.1.1 Nguyên tắc phát hành tiền giấy , tiền kim loại
 Có 4 nguyên tắc phát hành tiền giấy và tiền kim loại :
Nguyên tắc 1 : Phát hành tiền chỉ được phát hành qua con đường tín dụng .
Nguyên tăc phát hành qua cơ chế tín dụng thể hiện ở chỗ :
- Chỉ phát hành tiền để cho các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và
phát triển vay bằng phương pháp tái chiết khấu.
- Trường hợp cần thiết có thể phát hành cho Chính phủ ( Bộ Tài Chính) vay
nhưng phải được đảm bảo bằng trái phiếu kho bạc sinh lãi.
- Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ và vàng
10
Nguyên tắc 2 : Việc phát hành tiền phải căn cứ theo nhu cầu luân chuyển
hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế.
Theo nguyên tắc này thì tiền mặt ( tiền trung ương) chỉ có thể được phát
hành khi có nhu cầu đòi hỏi của thực tế theo tín hiệu của thị trường. Phát
hành qua thị trường mở.
Nguyên tắc 3 : Tổ chức kỹ thuật phát hành đảm bảo tính tập trung thống

nhất dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Theo nguyên tắc này thì Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm tổ chức
kỹ thuật phát hành theo đòi hỏi của tình hình thực tiễn, trên cơ sở đáp ứng
yêu cầu quản lý vĩ mô của Chính phủ.
Nguyên tắc 4 : Phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán
Tiền giấy và kim loại do ngân hàng Nhà nước phát hành là đồng tiền hợp
pháp lưu hành và làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam một
cách không hạn chế.
Hiện nay tiền giấy ở Việt Nam ( giấy bạc ngân hàng) thường lưu hành các
loại có mệnh giá 200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ,
50.000đ, và 100.000đ, 200.000đ, 500.000đ. Đồng thời cũng có tiền kim loại trị
giá 200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ và 5.000đ .
Ngoài tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam còn được phép sử dụng các
phương tiện thanh toán khác thay tiền, đó là : Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi,
Séc, thương phiếu
3.1.2Quy định phát hành tiền giấy, tiền kim loại
Luật Ngân hàng Nhà nước đã được sửa đổi bổ sung (số 46/2010/QH12 năm
2010) quy định:

Phát hành tiền giấy, tiền kim loại:
(1) Ngân Hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim
loại của nước CHXHCNVN.
(2) Tiền giấy, tiền kim loại do ngân hàng nhà nước phát hành là phương tiện
thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước CHXHCNVN.
(3) Ngân hàng nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy,
11
tiền kim loại cho nền kinh tế
(4) Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với
nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà Nước


Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền và lưu thông,
thiêu hủy tiền
(1) Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ,
hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt
(2) Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in , đúc, bảo quản, vận
chuyển, phát hành tiền và lưu thông, thiêu hủy tiền.

Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng;
đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi
những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi hủy hoại.

Thu hồi, thay thế tiền
Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn
thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được
đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong các thời hạn do ngân
hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu
hồi không còn giá trị lưu hành.

Tiền mẫu, tiền lưu niệm
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong
nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích
sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền
(1) Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc
in, đúc, bảo quản, vận chuyển, thu hồi, thay thế, thiêu hủy tiền, chi phí cho các
hoạt động phát hành tiền.
(2) Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền


Các hành vi bị cấm
12
(1) Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả
(2) Hủy hoại đồng tiền trái pháp luật
(3) Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân Hàng
Nhà nước phát hành
(4) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của Pháp luật
3.2 Tình hình lạm phát ảnh hưởng đến phát hành tiền tệ hiện nay
Tình hình hiện tại: lạm phát cao, tăng trưởng thấp
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất
cao (trên 20%).
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng
trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng
trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5-
9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng
trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007.
Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến
nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng
2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba
phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả
năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so
với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với
18,2%)
Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội
Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người
dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp.
Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những
người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp
13
nhất của lạm phát trong cơn bão tăng giá. Lạm phát cũng làm giảm việc làm

cho người dân trong trung và dài hạn.
Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng
thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc
duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng
giảm thiểu trong trung và dài hạn
Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam
Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát:
lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi
phí đẩy.
Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với
việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào
nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn
mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng
trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007
và có thể cả những năm sau.
Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh
nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ
tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân
từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao
hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương
thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo
bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo
cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung
trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả
các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch
vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo.
Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các
sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần
đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập

14
khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng
giá thị trường trong nước.

Vậy lạm phát là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà
kinh
tế học đều đưa ra một đặc điểm chung về lạm phát đó là “hiện tượng giá cả
tăng nhanh, liên tục và kéo dài làm cho tiền tệ mất giá so với hàng hóa và
dịch vụ”
Lạm phát là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hóa tiền tệ,
còn
sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ thì còn lạm phát. Vấn đề chỉ là kiềm
chế lạm phát ở mức độ nào là hợp lý, bởi lạm phát ở mức hợp lý còn có tác
dụng kích thích sản xuất và tiêu dùng.
Lạm phát: “Là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu
thông tiền giấy. Là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần
thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên
đồng loạt”.
Tuy nhiên lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng không có cuộc lạm phát cao nào

không có sự tăng trưởng mạnh mẽ về tiền tệ. Lượng tiền tăng càng nhanh thì
lạm phát càng cao và bất kỳ một chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng
tiền cũng dẫn đến giảm tỷ lệ lạm phát và điều này đặc biệt phù hợp với thời
kỳ ngắn hạn.
Khi ngân sách thâm hụt lớn hơn các chính phủ có thể in thêm tiền để
trang trải , lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm
phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi
phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát
xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên các chính
phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân qua bán tín phiếu. Lượng tiền

danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu
thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến
15
mức cần phải in thêm tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là
điều chắc chắn.
Về mặt định lượng
Lạm phát một con số mỗi năm: hay còn gọi là lạm phát vừa phải: Loại lạm phát
này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở dưới mức một con số hằng năm
(dưới 10% một năm). Hiện ở phần lớn các nước TBCN phát triển đang có lạm
phát vừa phải.
Lạm phát hai con số mỗi năm: khi tỷ lệ tăng, giá bắt đầu tăng đến hai con số
mỗi năm. Ở mức lạm phát hai chữ số thấp (11, 12, 13% năm) nói chung sẽ có ít
tác động tiêu cực, nhưng khi tỷ lệ này ở mức hai con số cao thì lạm phát sẽ trở
thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập.
Siêu lạm phát: Xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng gấp nhiều lần ở mức 3 con số
hằng năm trở lên. Những tác động của siêu lạm phát tới nền kinh tế trở nên
nghiêm trọng, kinh tế suy sụp nhanh chóng, thu nhập thực tế của người lao động
giảm mạnh.
Về mặt định tính
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động,
tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó
không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền
kinh tế nói chung.
Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao
động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra.
Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường
Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì
tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể dự
đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân

đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không
gây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế.
Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện. Loại
lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích
nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và
niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút .
Lạm phát và thu nhập thực tế
Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ
làm giảm thu nhập thực tế của người lao động. Lạm phát không chỉ làm giảm
giá trị thực của những tài sản không có lãi (tức là tiền mặt) mà nó còn làm hao
mòn giá trị của các tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi
và các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính sách thuế của nhà nước được
tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi
16
vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát gia tăng, điều đó làm cho
số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế
suất vẫn không tăng). Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng và thu nhập thực mà
người cho vay được nhận bị giảm đi. Suy thoái kinh tế, thất nghiệp ra tăng đời
sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân
chúng đối với chính phủ và những hậu quả về chính trị, xã hội có thể xảy ra.
Lạm phát vừa phải : l mạ phát v aừ ph iả x yả ra khi t cố độ t ngă gi
á
ch m,ậ ở m cứ 1 con s .ố Hi nệ nay ở ph nầ l nớ các n cướ phát tri nể l mạ
phát cđượ duy trì ở m cứ v aừ ph i,ả tỷ lệ cụ thể bao nhiêu tuỳ thu cộ vào tình
hình phát tri nể c aủ n nề kinh tế và m cụ tiêu chính sách ti nề tệ trong t ngừ th iờ
k .ỳ
Trong i u ki n l m phát v a ph i, giá cđề ệ ạ ừ ả ả
t ngă ch mậ th ngườ x pấ xỉ b ngằ m cứ t ngă ti nề l ngươ ho cặ cao h nơ chút ít,
do v yậ giá trị ti nề tệ t ngươ iđố nổ nhđị t oạ thu nậ l iợ cho môi tr ngườ kinh tế
xã h i.ộ


Lạm phát phi mã : là loại l mạ phát x yả ra khi giá cả b tắ uđầ t ngă ở
m cứ hai, ba con s .ố Sự ki mể nghi mệ th cự tế cho th yấ r ngằ nguyên nhân cu iố
cùng c aủ lo iạ l mạ phát cao và kéo dài này là do sự t ngă lên c aủ kh iố l ngượ
ti nề trong l uư thông. Khi giá cả bi nế ngđộ m nh,ạ giá trị ti nề tệ gi mả qua các
th iờ k ,ỳ ti nề gi yấ b tắ uđầ bị từ ch iố trong thanh toán. Dân chúng không dám
giữ ti nề d iướ m iọ hình th cứ vầ b tắ uđầ ho tạ ngđộ uđầ cơ tích trữ hàng hoá.
Trong th iờ kỳ l mạ phát phi mã, s nả xu tấ không phát tri n,ể hệ th ngố tín d ngụ
bị tàn l i.ụ
17

Siêu lạm phát : xảy ra khi t cố độ t ngă giá v tượ xa m cứ l mạ phát phi
mã, có thể lên t iớ hàng nghìn tỷ l nầ như cu cộ siêu l mạ phát ở c,Đứ
Nga…Siêu l mạ phát có s cứ phá huỷ m nhạ toàn bộ ho tạ ngđộ c aủ n nề kinh tế
và th ngườ iđ kèm v iớ suy thoái kinh tế nghiêm tr nọ
3.3 Khắc phục tình trạng lạm phát

Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam
Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và
chính sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt
sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại
và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng
đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng
trưởng và việc làm.

Thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện
nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm
phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn
chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi
suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc

hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng
thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín
phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt
tiền khỏi lưu thông

Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt
để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan
trọng. Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và
đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong
các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu
không tạo ra hiệu quả. Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém
hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi
18
điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.

Sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này
cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền
khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không
quá lớn. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có
tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện
nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng
góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn
tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới.
Vi cệ ađư ra các gi iả pháp ch ngố l mạ phát th ngườ ph iả xu tấ phát từ sự
phân tích úngđ nđắ nguyên nhân gây nên l mạ phát, bao g mồ nguyên nhân sâu
xa và nguyên nhân tr cự ti p.ế Nguyên nhân tr cự ti pế c aủ b tấ kỳ cu cộ l mạ phát
nào c ngũ xu tấ phát từ lý do yđẩ t ngổ c uầ lên quá m cứ ho cặ t ngổ cung gi mả
do chi phí t ngă lên. Tuy nhiên, ngu nồ g cố t oạ nên nh ngữ lý do làm
d chị chuy nể ngđườ t ngổ c uầ và ngđườ t ngổ cung l iạ r tấ khác nhau ở nh ngữ
cu cộ l mạ phát khác nhau; có thể là do cơ chế qu nả lý kinh tế không phù h p,ợ

n nề kinh tế thi uế tính c nhạ tranh và do óđ không hi uệ qu ,ả cơ c uấ kinh tế
m tấ cân i,đố các n ngă l cự s nả xu tấ không cđượ khai thác, trình độ lao ngđộ
và công nghệ l cạ h u…ậ
Để gi iả quy tế nguyên nhân sâu xa này c nầ ph iả có th iờ gian
và iđ kèm là nh ngữ cu cộ c iả cách l n.ớ Thông th ngườ để tác ngđộ vào
nh ngữ nguyên nhân tr cự ti pế c aủ l mạ phát và kìm chế l mạ phát ở tỉ lệ mong
mu n,ố Chính phủ các n cướ sử d ngụ m tộ hệ th ngố các bi nệ pháp nh mằ làm
gi mả sự gia t ngă c aủ t ngổ c uầ ho cặ kh cắ ph cụ nguyên nhân làm gia
t ngă chi phí.
19

Nhóm gi iả pháp tác ngđộ vào t ngổ c u,ầ bao g mồ các gi iả pháp sau :
Th cự hi nệ m tộ chính sách ti nề tệ khan hi m,ế ki mể soát chi tiêu c aủ
Ngân sách Nhà n c,ướ th cự hi nệ chính sách khuy nế khích ti tế ki mệ gi mả tiêu
dùng, sự i u ch nhđề ỉ v tề ỷ giá …
Nhóm gi iả pháp tác ngđộ nđế cung, bao g mồ vi cệ tác ngđộ vào m iố
quan hệ gi aữ m cứ t ngă ti nề l ngươ và m cứ t ngă c aủ n ngă su tấ lao ngđộ xã
h i,ộ tác ngđộ vào chi phi ngoài l ng,ươ t ngă khả n ngă s nả xu tấ hàng
hoá trong n c, nh pướ ậ kh uẩ hàng hoá…
Kết Luận
Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, chúng ta đã hiểu
hơn về sự ra đời của tiền giấy. Có thể thấy, tiền giấy ra đời với tư
cách là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra
để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ
nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim loại. Chính vì
20
vậy, tiền giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim
loại mà nó đại diện mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều. Việc
phát hành tiền giấy cũng cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất
định, mà nguyên tắc được sử dụng ngày nay là nguyên tắc phát

hành dựa trên sự đảm bảo bằng hàng hóa, sự phát hành dựa trên
nguyên tắc này, giúp cho tiền tệ được lưu thông ổn định. Tuy phát
hành tiền giấy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát,
nhưng tiền giấy cũng có rất nhiều những lợi ích: Việc sử dụng tiền
giấy đã giúp cho mọi người có thể dễ dàng cất trữ và vận chuyển
tiền; Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp với
qui mô các giao dịch của bạn; Về phía chính phủ, cái lợi thấy rõ
nhất của tiền giấy là việc in tiền giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so
với những giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ
thuộc vào số lượng các hàng hoá dùng làm tiền tệ như trước đây.
Ngoài ra, chính phủ luôn nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị
mà tiền giấy đại diện với chi phí in tiền khi phát hành tiền giấy. Con
người luôn có xu hướng thanh toán cho những dịch vụ hàng hóa
theo cách thức đơn giản nhanh chóng, hiệu quả, ít tốn kém nhất, và
trong tương lai không xa, có thể tiền giấy sẽ được thay thế hoàn
toàn bằng những thẻ thanh toán điện tử với quy mô thanh toán
toàn cầu. Tuy nhiên, có thể nói cho tới thời điểm này, tiền giấy vẫn
được coi là hình thức tiền tệ tiên tiến nhất.
Hết
21

×