Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Quản trị kinh doanh quốc tế văn hóa ấn độ bài học cho doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 74 trang )

Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]



Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
MUÏC LUÏC
Lời mở đầu
Chương 1. Văn hóa Ấn Độ
1.1 Văn hóa 4
1.1.1 Khái niệm văn hóa 4
1.1.2 Văn hóa kinh doanh 5
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ 6
1.2.1 Vị trí địa lý 6
1.2.2 Địa hình 6
1.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên 9
1.3 Văn hóa Ấn Độ 10
1.3.1 Ngôn ngữ 10
1.3.2 Tôn giáo 11
1.3.3 Truyền thống - Phong tục 14
1.4 Văn hóa Ấn Độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của Geert - Hofstede 16
1.4.1 Khoảng cách quyền lực 17
1.4.2 Né tránh sự không rõ ràng 18
1.4.3 Tính mềm mỏng và tính cứng rắn 18
1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn 19
Chương 2. Con người Ấn Độ và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
2.1 Con người và doanh nhân Ấn Độ 21
2.1.1 Con người Ấn Độ 21
2.1.2 Doanh nhân Ấn Độ 24
2.1.3 Tính cách người Ấn và doanh nhân Ấn Độ 26
2.1.4 Sự khác biệt của doanh nhân Ấn Độ với thế giới 28


2.2 Nền kinh tế Ấn Độ 30
2.2.1 Thời kỳ cổ đại đến khi bị Anh xâm chiếm làm thuộc địa 31
2.2.2 Thời kỳ thuộc địa 32
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


1 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
2.2.3 Thời kỳ sau khi độc lập 33
2.2.4 Thời kỳ sau 1991 35
2.3 Quan hệ bang giao Việt Nam - Ấn Độ 39
2.3.1 Từ trong lịch sử 39
2.3.2 Thời kì sau 1945 tới nay (2011) 43
Chương 3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người
Ấn Độ
3.1 Trên góc độ vĩ mô 48
3.2 Trên góc độ vi mô 50
3.2.1 Hiểu về Ấn Độ 51
3.2.2 Lưu ý khi tiếp xúc với người Ấn Độ 53
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục











Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


2 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
LÔØI MÔÛ ÑAÀU
Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ như là một trong
những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Trong lịch sử, Ấn Độ
đã phát triển nền văn hóa của họ đến mức rực rỡ hàng ngàn năm trước công nguyên.
Ngày nay những di sản ấy vẫn còn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Ấn Độ đã và
đang đóng góp rất nhiều vào kho tàng văn hóa nhân loại. Không chỉ là thơ ca, nghệ thuật,
tư tưởng triết học, những công trình kiến trúc nổi bật… mà nổi bật nhất là bao thế hệ con
người tài hoa đang duy trì văn hóa của họ và đóng góp ngày càng nhiều cho nhân loại.
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích ngày nay vào khoảng hơn 3,3 triệu km
2
, xếp
hạng thứ 9 thế giới. Biên giới trên bộ Ấn Độ giáp với nhiều nước như Pakistan, Trung
Quốc, Myanma, Bănglađét… và phần lớn nữa giáp Ấn Độ Dương. Ấn Độ tuy không có
đường biên giới trực tiếp giáp với Việt Nam, nhưng bán đảo Đông Dương lại nằm trên
bán đảo Trung Ấn. Về mặt dân số thì Ấn Độ hiện nay đứng hàng thứ 2 thế giới sau Trung
Quốc nhưng tương lai có thể vượt Trung Quốc. Dân số Ấn Độ hiện nay có cơ cấu dân số
vàng và còn duy trì trong nhiều năm nữa.
Người Ấn Độ nổi tiếng với các điệu múa, phụ nữ ăn mặc cầu kì và họ có nhiều điểm thú
vị. Có một người khi lên một diễn đàn về du lịch nói rằng: sang Ấn Độ, anh ta trông thấy
một phiến bia đá của đế quốc Anh ca ngượi người Anh đã anh hùng khi đánh tan quân
mọi rợ Ấn Độ và thống trị đất nước Ấn suốt nhiều năm. Nếu như ở Việt Nam, ngay sau

khi dành độc lập, chúng ta đã đập những thứ như thế nát như cám. Mà thực có vậy.
Sức hút của Ấn Độ không chỉ ở diện tích lớn, dân số đông, lịch sử rực rỡ (con gái Ấn Độ
có nét quyến rũ riêng, múa đẹp, nghệ thuật phong phú…) mà hiện nay, Ấn Độ đang là
nền kinh tế thứ 10 thế giới về quy mô. Trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ là một cường quốc.
Việt Nam cũng xác lập mối quan hệ với Ấn Độ từ lâu. Trước kia, cương vực của Việt
Nam chủ yếu là ở miền Bắc và chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc. Qua quá
trình mở rộng lãnh thổ, người Việt Nam mở mang đất nước của mình đến những vùng đất
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


3 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
phương Nam, những nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, và từ đó văn hóa Ấn Độ
một phần nào đó được hấp thu nhiều. Ngoài ra có thể kể đến Việt Nam đón nhận văn hóa
Ấn Độ qua tôn giáo (Phật giáo) và giao thương… Nhưng xét cho cùng có một điểm chính
yếu mà các sử gia đánh giá, đó là Việt Nam và Ấn Độ giao lưu văn hóa là do hợp tác,
dung hòa nhau. Khác hẳn cách Việt Nam hấp thụ văn hóa Trung Quốc, đa phần từ đối
đầu, thù địch. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của Ấn Độ lên Việt Nam không nhiều như Trung
Quốc. Do vậy ngày nay, Ấn Độ vẫn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Việc giao thương
cũng như các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về Ấn Độ cũng chưa thực sự nhiều. Điều
này cần phải thay đổi. Tư tưởng của nhân loại thật vĩ đại và phong phú. Người Việt Nam
nên biết nhiều hơn ngoài những cái cũ nát của tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Nếu như
có thể tiếp nhận tư tưởng mới thì cũng là điều mà chúng ta đáng làm, sẽ có nhiều khác
biệt thú vị và nhiều điều để chúng ta so sánh.
Điều này ngày nay thực sự cần thay đồi. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng.
Cả hai đều ở châu Á, giao lưu đã có từ rất lâu, cả hai trong thế kỉ XX đều bị thống trị bởi
ngoại bang và giành độc lập trong khoảng thời gian gần như nhau. Và quan trọng nhất là
ngày nay cũng giống như trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước vẫn là hợp tác và bổ
sung là chủ yếu. Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay đang trên đà phát triển mạnh và triển

vọng lớn trong tương lai, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, người Ấn Độ ngày nay nói
tiếng Anh là chủ yếu, khoảng cách địa lý lại không quá xa. Đó là các yếu tố mà doanh
nhân cả hai nước cần đặc biệt phải quan tâm.
Việc Việt Nam chậm trễ trong quan hệ kinh tế với Ấn Độ là một sai lầm về tầm nhìn.
Nhận thấy việc nghiên cứu về Ấn Độ có nhiều điều thú vị. Chúng ta biết quá ít về Ấn Độ
mà đã dành quá nhiều sự “ưu ái” không đáng cho Trung Quốc. Thực sự đây có thể là một
con đường mới dù rằng con đường này chúng ta nên đi từ lâu. Tức là Việt Nam ngày nay,
nhất là các doanh nhân cần hiểu nhiều hơn về Ấn Độ và hợp tác với họ. Trong mọi quan
hệ, nếu quan hệ kinh tế tốt đẹp thì có thể dẫn tới nhiều ích lợi khác. Giao thương ngay từ
trong lịch sử đã được coi trọng và ngày nay vẫn vậy. Hiểu nhau và giao lưu với nhau sẽ
dẫn tới nhiểu lợi ích cho cả hai.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


4 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Chương 1
Văn hóa Ấn Độ
1.1 Văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận
và đánh giá khác nhau.
Theo định nghĩa của UNESSCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc kia. Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc
trưng về tâm hồn, vật chất, trị thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo
dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm

1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch
sử”.
Có một định nghĩa được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor: "Văn hoá là tổng thể
phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất
kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã
hội đạt được".
Còn theo Geert Hofstede, một chuyên gia về sự khác biệt trong so sánh giữa các nền văn
hóa và quản lý đã định nghĩa văn hóa là “Một chương trình chung của trí tuệ phân biệt
thành viên của nhóm người này với nhóm người khác… Văn hóa theo nghĩa này bào gồm
hệ thống các giá trị và các giá trị giữa tòa nhà văn hóa”.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


5 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan
hệ qua lại giữa con người và con người, con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được
tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn
hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và
hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và
tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.2 Văn hóa kinh doanh
Chúng ta đều biết văn hoá là biểu hiện hành vi, tư duy và tình cảm đã ăn sâu hay bị ảnh
hưởng qua học hỏi và là điểm đặc thù của một nhóm người chứ không phải của một cá
nhân. Hành vi thể hiện ở các hành động, trong khi tư duy và tình cảm thể hiện nội tâm và
tri thức của con người. Ở một mức độ nhất định, văn hoá có liên quan đến các quy chuẩn
hay phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian. Ở mức

độ sâu sắc hơn, văn hoá là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ trong một nhóm người,
ấn định cái gì quan trọng, cái gì tốt và cái gì xấu. Những giá trị này nhất quán với quy tắc
nhóm, nghĩa là các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại, các giá trị phản ánh
quy tắc xử sự.
Với cách tiếp cận về văn hóa như trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh doanh một hệ thống các
giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá
trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng
đồng hay khu vực nào đó.
Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh. Các giá
trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng
rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư
duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt. Văn hoá kinh
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


6 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
doanh không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những
khuôn mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ
1.2.1 Vị trí địa lý
Nằm ở một khu vực tương đối biệt lập, phía bắc là dãy Himalaya sừng sững, phía nam là
biển rộng mênh mông đã tạo nên cho đất nước Ấn Độ một vị trí đặc biệt, ngăn cách với
thế giới xung quanh, cho nên Ấn Độ đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa tương
đối biệt lập, ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Đồng thời, cũng do chính vì có địa hình núi
cao, biển rộng bao quanh nên hầu như người Ấn Độ ít quan tâm đến thế giới bên ngoài
lãnh thổ của mình, đồng thời ít có ý thức đối phó với giặc ngoại xâm từ bên ngoài tiến
vào.
Cảm giác “an tâm” với sự che chở của núi rừng Himalaya rộng lớn và đại dương mênh

mông, người Ấn Độ hầu như không có khả năng chống trả đối với những thế lực ngoại
xâm từ bên ngoài tiến vào, họ nhanh chóng thất thủ và quy hàng. Tuy nhiên, với cửa ngõ
duy nhất là đèo Khyber nằm ở phía Tây Bắc, dường như mọi lực lượng ở bên ngoài tiến
vào Ấn Độ đều gặp một tình huống chung là khó liên hệ lại với mẫu quốc, những thế lực
ngoại xâm này trải qua thời gian hầu hết đều hòa mình vào cuộc sống của người bản địa
và dần dần bị Ấn hóa, đồng thời những xu hướng văn hóa mới cũng qua đó len lỏi vào
nền văn hóa Ấn Độ.
1.2.2 Địa hình
Địa hình Ấn Độ là một phức hợp gồm ba loại cơ bản: “dãy núi định mệnh” Himalaya,
đồng bằng Ấn-Hằng với hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) và vùng cao
nguyên Deccan.
Himalaya – “dãy núi định mệnh”
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


7 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Đây là dãy núi hùng vĩ nhất, nóc nhà của thế giới, trùng trùng điệp điệp suốt 2.600 km,
trong đó có hơn 40 ngọn cao trên 7 km. Đây chính là dãy núi định mệnh của Ấn Độ, là
Vạn Lý Trường Thành tự nhiên đã ban tặng cho đất nước này. Sừng sững án ngữ toàn bộ
phía Bắc, Himalaya trở thành bức tường thành tự nhiên đồ sộ, vững chắc tuy không phải
hoàn toàn bất khả xâm phạm vì vẫn có những đèo thấp như Khyber nhưng vai trò của
Himalaya giữ cho Ấn Độ nhiều thế kỷ bình yên, xây dựng nền văn hóa riêng của mình là
một điều chắc chắn. Biển rộng, núi cao là những chướng ngại tự nhiên đáng kể làm cho
Ấn Độ trở thành một khu vực văn hóa tương đối riêng biệt, chừng nào đó tách rời với thế
giới bên ngoài.
Ngoài những ảnh hưởng trên, núi rừng Himalaya còn tác động lớn lao tới tư duy của
người dân Ấn Độ. Ngay từ khi họ bắt đầu tư duy và mơ mộng, nhiều ngọn núi cao trong
trí tưởng tượng của họ đã trở thành nơi cư ngụ của thần linh, giống như Olympus với

người Hy Lạp. Cũng chính trong những núi rừng Himalaya này, những trường học tu tập
đã ra đời, nơi đây các thầy trò Upanishad thảo luận và tư duy về bí mật của nhân sinh, vũ
trụ. Qua nhiều thế kỷ, Himalaya cũng là nơi ghi lại nhiều dấu chân của những con người
từ bỏ cuộc sống trần tục để kiếm tìm và thực hiện khát vọng giải thoát (điều này được
xem như mục tiêu cao nhất của đời người). Himalaya dường như mãi mãi vẫn giữ sự xa
cách, thâm nghiêm, mãi mãi là một miền thần bí siêu thực và khêu gợi tâm linh với người
Ấn Độ. Con người càng trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, điều này khiến
cho đời sống tâm linh Ấn Độ trở nên phức tạp, đa dạng vô cùng. Trong kinh thánh Hindu,
Himalaya là nơi cư ngụ của thần Shiva và nàng Pavarti (con gái của Himalaya). Đứng
trước dãy núi cao vời vợi đó, người Ấn tự nhiên cảm nhận sự cao cả vô cùng của tinh
thần thuần khiết. Đối với người Ấn, Himalaya là ngôi đền tự nhiên, và những ngôi đền
khác cũng đã xây theo hình ảnh của nó. Có thể khẳng định rằng những tư tưởng lớn của
Ấn Độ đã nảy nở trong bối cảnh tĩnh mịch của núi rừng: “Điều kì diệu nhất chúng ta nhận
thấy ở Ấn Độ là tại đây rừng núi chứ không phải thành thị là ngọn nguồn của tất cả nền
văn minh của nó… chính núi rừng đã nuôi dưỡng hai thời đại lớn: thời Veda và thời Phật
giáo… dòng nước văn minh chảy từ những rừng núi đó đã tưới nhuần khắp cõi Ấn Độ”.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


8 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Ấn tượng về Himalaya có thể nói là rất đậm nét trong tâm thức người Ấn Độ, không chỉ
là nơi ẩn thân tu hành của các bậc hiền triết, những tán rừng rậm nhiệt đới này còn dạy
cho người Ấn Độ bài học về cuộc sống, về mối tương quan chặt chẽ giữa vũ trụ và con
người.
Đồng bằng Ấn - Hằng
Ấn Độ được thiên nhiên ưu đãi ban cho một hệ thống sông ngòi phong phú, có tới 7 dòng
sông, có những dòng sông thuộc loại lớn nhất thế giới: Indus (sông Ấn), Ganga (sông
Hằng). Từ lòng chảo của hai con sông này đã hình thành dồng bằng Ấn - Hằng vĩ đại,

một trong những đồng bằng màu mỡ và rộng lớn nhất thế giới, hình thành cái nôi của một
nền văn minh, văn hóa cổ xưa và rực rỡ nhất châu Á. Phù sa màu mỡ cùng nguồn nước
tưới tiêu phong phú của hai con sông đã hào phóng cưng chiều những cư dân nông
nghiệp xứ này từ buổi đầu lịch sử và về sau vẫn rộng rãi chở che cho Ấn Độ trở thành
quê hương của những cuộc “Cách mạng Xanh”, “Cách mạng Trắng”.
Chính bởi nhiều ưu ái mà những con sông đã ban tặng cho đất nước này mà người Ấn
luôn có tình cảm đặc biệt với những dòng sông, với họ hầu hết các con sông đều là linh
thiêng. Hình ảnh dòng sông chảy ra biển lớn gợi cho người Ấn ý niệm về sự hòa nhập của
linh hồn cá thể hữu hạn vào với linh hồn vũ trụ vô hạn, sự hòa nhập của tiểu ngã với đại
ngã. Hơn tất cả các dòng sông khác, sông Hằng gắn bó với lịch sử văn hóa và đời sống
tinh thần của Ấn Độ. Người Ấn gọi sông Hằng là “sông mẹ” vì với họ, sông Hằng chính
là một bà mẹ giàu tình cảm, nước sông Hằng theo niềm tin Ấn Độ có khả năng tự thanh
lọc, vĩnh viễn trong trẻo thiêng liêng. Trong tiềm thức của người Ấn, sông Hằng vốn là
con sông trên trời. Nó chảy tung bọt dưới chân thần Vishnu nên nó tên là Vishnupadi,
chảy ngang qua núi Himavati, rồi tiếp tục chảy xuống thế giới âm phủ. Những người Ấn
Độ tin rằng đến được với sông Hằng, uống nước sông Hằng, tắm trong làn nước sông
Hằng hay được chết bên bờ sông Hằng thì được tẩy rửa mọi ô uế vật chất và tinh thần. Vì
phẩm chất thanh lọc đặc biệt đó mà việc tắm sông Hằng trở thành một hành vi tôn giáo.
Khi một người Ấn chết, họ mong được nhỏ vài giọt nước sông Hằng vào miệng trước khi
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


9 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
hỏa táng và tro thiêu được thả xuống dòng sông mong tìm được sự giải thoát linh hồn như
hòa vào với dòng sông mẹ. Với Ấn Độ, sông Hằng nói riêng, những linh giang nói chung
đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, nhất là trong tâm linh mỗi con
người. Hầu như mọi nghi lễ tôn giáo trên đất nước này đều ít nhiều gắn với những dòng
sông, đặc biệt là sông Hằng.

Cao nguyên Deccan
Cao nguyên Đêcan (Deccan) chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ, nằm ở phía nam Ấn Độ, có độ
cao trung bình từ 300 - 900 m. Hai rìa phía đông và phía tây của Đêcan là núi Gat Đông
và Gat Tây dốc đứng về phía đại dương. Phía đông bắc Đêcan và phía tây của dãy Gat
Tây là rừng gió mùa; vùng núi cao, có rừng hỗn hợp ở chân núi, lên cao hơn là rừng lá
kim rồi đến đồng cỏ núi cao. Theo nghiên cứu, đây chính là nơi mà 3 tôn giáo chính của
Ấn Độ cùng tồn tại bên nhau, đó là Hindu giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
1.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên
Do địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng, Ấn Độ có nhiều vùng khí hậu khác biệt. Trên nền
chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía Bắc Ấn Độ với Himalaya có tính chất của khí
hậu ôn đới, trong khi phía Nam tiến tới gần sát xích đạo lại là nhiệt đới điển hình. Phía
Đông và phía Tây ít nhiều ảnh hưởng của khi hậu đại dương. Cách Himalaya băng tuyết
chừng 100km là sa mạc Thar nóng bỏng. Trong khi đồng bằng Ấn – Hằng với lượng mưa
2000mm/năm thì cao nguyên Decan lại rất ít mưa. Nhìn chung ở Ấn Độ có những cực
đoan khí hậu: hạn – lụt (từ tháng 6 đến tháng 9 với 90% lượng mưa cả năm), nóng – lạnh
(52 độ, -15 độ). Từ đó có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của khí hậu đối với tính cách và đời
sống tâm linh của họ. Trường phái thiền tọa, Yoga có lẽ cũng ra đời trong hoàn cảnh khắc
nghiệt ấy của thiên nhiên. Nếu như trong suốt cả mùa khô cái nắng cái nóng dai dẳng như
thiêu đốt, thì những giọt mưa do gió mùa mang tới chính là phúc lành và niềm ân huệ lớn
lao. Hơn tất cả những nơi có gió mùa khác, người Ấn khao khát và đón nhận những cơn
mưa đầu mùa thật rộn rã. Vì sau một thời gian dài khô nóng, lúc này thực sự là mùa xuân,
thời kì sống lại và sinh sôi của vạn vật cùng con người. Chính những đặc điểm về khí hậu
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


10 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
trên cũng đã quy định những đặc trưng trong văn hóa tâm linh Ấn Độ. Những người tu sĩ
lang thang ở Ấn chỉ đến mùa mưa mới dừng chân lại trên một mái nhà. Vào mùa mưa, do

đi lại khó khăn và cũng một phần vì đây là thời điểm vạn vật sinh sôi, các tu sĩ bớt đi lại
nhiều để tránh dẫm đạp lên những sinh linh bé nhỏ ấy (tư tưởng Ahimsa: bất tổn sinh).
Mùa mưa cũng là thời kì hệ trọng trong tổ chức và sinh hoạt của các tôn giáo để trau dồi
và truyền đạt giáo lý. Đây là thời kì Phật giáo gọi là “kết hạ”. Trong suốt thời kì này các
thầy tu lo việc học tập, rèn luyện phẩm chất, đánh dấu một bước tiến mới trên con đường
tu hành của mỗi người. Vì vậy tuổi đạo của Phật giáo mới gọi là “hạ lạp”.
Nói tóm lại, điều kiện tự nhiên Ấn Độ đã ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần dân tộc, tính
cách dân tộc. Trước một thiên nhiên vừa rộng rãi, khoáng đạt vừa khắc nghiệt con
người đã chọn cách ứng xử hòa hợp hơn là chinh phục tự nhiên. Điều này cũng đã ảnh
hưởng đến văn hóa của người Ấn, đó là: không nơi đâu trên thế giới như đất nước này
nhiều tôn giáo lại có thể chung sống hòa hòa hợp với nhau đến như vậy. Cả tôn giáo
bản địa lẫn những tôn giáo ngoại lai cùng tồn tại vì mục tiêu cao đẹp: giải thoát con
người, hướng tới sự tốt đẹp, hoàn thiện của con người. Nhìn chung sông núi, thiên
nhiên còn in đậm ảnh hưởng của mình lên văn hóa tâm linh Ấn Độ, một dân tộc
khuôn hình theo sông núi, một mảnh đất đầy rẫy thần linh và truyền thuyết.
1.3 Văn hóa Ấn Độ
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ
gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thụ các
phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân
nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ
cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó.
1.3.1 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện được sử
dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên cách nhận thức về
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


11 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế

thế giới và có tác động lên việc định hình văn hóa con người. Ngôn ngữ là một tài sản vô
giá. Và Ấn Độ phải tự hào rằng họ là quốc gia sử dụng nhiều loại ngôn ngữ nhất trên thế
giới. Theo thống kê, hiện có khoảng 7.000 ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới. Theo cuộc
điều tra dân số năm 2001, 1,16 tỷ dân Ấn Độ sử dụng tới 6.500 ngôn ngữ khác nhau.
Trong số đó, có khoảng 1.652 ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, đa số
ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính là Ấn-Aryan (chiếm 74% dân số sử
dụng) và Dravidian (chiếm 24%), 2% còn lại dựa trên các nhóm Nam Á và Tạng-Miến.
Hai ngôn ngữ phổ biến nhất được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Chính phủ và trong
giáo dục cao học là tiếng Hindi và tiếng Anh. Ngoài ra, 21 ngôn ngữ khác cũng được coi
là ngôn ngữ chính thức như tiếng Phạn, tiếng Sindh, tiếng Kannada… Sự đa dạng trong
ngôn ngữ này chắc chắn sẽ dẫn đến sự phong phú trong các phong tục, tập quán, hay nói
đúng hơn, sự phong phú và độc đáo của nền văn hóa Ấn Độ. Và thật vậy, khách quan đã
cho thấy, ở những nước có nhiều ngôn ngữ thì người ta cũng thấy rằng ở đó có nhiều nền
văn hóa khác nhau.
1.3.2 Tôn giáo
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc
và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và đối với xã hội khác. Ở Ấn Độ,
tôn giáo và triết học cực kỳ phát triển, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu
đã gọi Ấn Độ là “xứ sở của tôn giáo, xứ sở của tâm linh”. Ở Ấn Độ là sự hòa hợp, giao
thoa giữa nhiều trường phái triết học khác nhau, qua thời gian tạo nên một sự đa dạng
trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Ấn Độ. Một số tôn giáo chính ở Ấn Độ có thể kể
đến như Hindu giáo (chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên Chúa giáo
(2,3%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (0,76%), đạo Jaina (0,4%) và một số tôn giáo khác.
Đạo Hindu - Ấn Độ giáo
Đã nói đến tôn giáo ở Ấn Độ thì không thể không đề cập đến đạo Hindu – một thứ “tôn
giáo mẹ” đã đi cùng dân tộc Ấn trong suốt chiều dài 3.500 năm lịch sử, đồng thời tạo nên
những đặc trưng tính cách điển hình của con người nơi đây.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]



12 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Đạo Hindu là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, đồng thời cũng là tôn giáo đặc biệt
nhất. Tôn giáo này không có người sáng lập, không có giáo chủ, cũng không có một giáo
hội chặt chẽ và những giáo điều cứng rắn. Trải qua những biến động thăng trầm (từ thời
Veda đến thời Bàlamôn rồi đến đạo Hindu như giai đoạn hiện nay) bản thân tôn giáo này
đã thể hiện được những đặc tính điển hình trong tư duy của người Ấn Độ - không hề đoạn
tuyệt với truyền thống mà luôn luôn tự biến đổi cho thích ứng nhu cầu thời đại để bảo tồn
và phát triển.
Giáo lý của đạo Hindu thời kỳ Bàlamôn giáo nằm trong tư tưởng Nhất nguyên luận – cho
rằng linh hồn vũ trụ (Brahman) đồng nhất là một với linh hồn cá thể (Atman). Linh hồn
vũ trụ hòa tan vào tất cả cũng giống như muối khi hòa tan vào nước, vĩnh viễn không thể
tách ra được nữa. Giáo lý nhất nguyên luận và triết lý bất tổn sinh (Ahimsa) của đạo
Hindu đã trở thành cơ sở nền tảng chi phối cách sống của người Ấn Độ, nền tảng cho sự
mở rộng tình yêu với đồng loại, với chúng sinh trong một cuộc sống hòa bình.
Triết lý bất tổn sinh Ahimsa từ thời Bàlamôn giáo của đạo Hindu đã được vận dụng trong
các tôn giáo khác của Ấn Độ và trở thành một dấu ấn đặc trưng của lối sống của con
người ở xứ sở này. Phật giáo phát triển Ahimsa thành nguyên lý cấm sát sinh, mở rộng
tình yêu thương đối với toàn thể chúng sinh trong tư tưởng nhất thiết bình đẳng. Đạo Jain
thì thực hành Ahimsa đến mức cực đoan (người theo đạo Jain có thói quen cầm chổi quét
đường phố trước mỗi bước chân để tránh không làm tổn thương các sinh vật, luôn bịt
khẩu trang để tránh hít thở và ngáp phải những sinh vật nhỏ, không làm nông nghiệp để
tránh sát sinh những côn trùng trong lòng đất ) Triết lý Ahimsa phát triển qua nhiều tôn
giáo đã tạo nên một đặc điểm chung trong tính cách con người là trân trọng sự sống của
mọi đồng loại. Có thể nói tinh thần hòa hợp khoan dung qua tư tưởng Ahimsa đã trở
thành truyền thống lớn của văn hóa Ấn và gần như trở thành phong cách Ấn.
Đạo Hồi
Mặc dù phần lớn dân số theo đạo Hindu nhưng Ấn Độ lại là nước có số lượng tín đồ Hồi
giáo đứng thứ 3 thế giới (con số ước tính hiện nay khoảng hơn 160 triệu người).

Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


13 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Đạo Hồi đã đến với Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 711, khi quân Hồi Giáo Ả Rập đánh
chiếm tỉnh Sind, nay là Pakistan. Đến thế kỷ XI, toàn miền Bắc Ấn theo đạo Hồi, trong
đó có tỉnh Ghaznawid, nay là nước Afganistan. Vào năm 1206, Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Ấn Độ
đã biến nước này thành "Quốc Gia Hồi Giáo Ấn Độ" (Muslim State of India) đặt thủ đô
tại La Hore.
Năm 1555, Hoàng Đế Humayun của đế quốc Mông Cổ Hồi Giáo (Mughuls) chiếm toàn
thể lãnh thổ Ấn Độ và cai trị xứ này từ đó đến năm 1858 thì bị đế quốc Anh thay thế (303
năm). Trong 3 thế kỷ dưới sự thống trị của đế quốc Mughuls, nhiều người Ấn Độ đã bỏ
đạo Hindu theo Hồi Giáo. Và do đó, sự ảnh hưởng của Hồi giáo lên nền văn hóa Ấn Độ
là không hề nhỏ.
Đạo Phật
Cuối cùng, tuy hiện nay chỉ chiếm con số rất khiêm tốn 0,76% dân số, nhưng chúng ta
không thể không nhắc tới Phật giáo – tôn giáo đã xuất hiện từ rất lâu và mang lại nhiều
đổi thay sâu sắc đối với nền văn hóa Ấn Độ.
Là một trong những tôn giáo lớn ra đời đầu tiên ở Ấn Độ, rõ ràng, Phật giáo đã có ảnh
hưởng tỏa khắp chiều rộng lẫn chiều sâu ở Ấn Độ. Các tháp, tu viện, đền và các thánh
tượng của Phật giáo được xây dựng ở nhiều nơi phật tích trên lục địa Ấn Độ này. Trong
nhiều thế kỷ, người dân Ấn đã kính trọng và tôn thờ các danh hiệu, hình tượng, lời dạy
của chư Phật và Bồ Tát. Phật giáo đã sản sinh một khối lượng đồ sộ văn học Pali,
Sanskrit và các ngôn ngữ bản xứ; các bài học, cao đẳng và tu viện Phật giáo với những
thư viện và giáo lý phong phú vĩ đại đã hướng dẫn người dân Ấn trong nhiều thế kỷ qua;
vô số trung tâm nghệ thuật và chiêm bái của Phật giáo khắp Ấn Độ đã trở thành một
nguồn giáo dục và rèn luyện cho vô số người Ấn từ thời cổ đại. Tôn giáo, đạo đức, triết
học và mật tông của Phật giáo đã phát triển như là một đỉnh cao đã tạo ra sự ảnh hưởng

lâu dài đến nền văn hóa và văn minh của Ấn Độ. Ấn giáo của đạo Bàlamôn về Smritis,
các thiên sử thi và chuyện cổ tích Ấn Độ đã thấm nhuần di sản phong phú của Phật giáo
và chấp nhận Đức Phật như là vị thần Avatara thứ chín. Các bậc đạo sư Hindu nổi tiếng
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


14 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
đã tự hào khi tuyên bố Đức Phật như bậc thánh vĩ đại của đạo Hindu, và như "người sáng
lập đạo Hindu hiện đại". Chúng ta không thể chối bỏ sự thật rằng, Phật giáo tiếp tục tồn
tại trong đạo Hindu, mà Hindu đã đồng hóa các giáo lý trung tâm của đạo đức và siêu
hình học của Phật giáo và đó là lý do tại sao Phật giáo đã chuyển hóa đạo Bà la môn cổ
thành đạo Hindu hoặc Tân Bàlamôn. Đức Phật được xem như vị thần Avatara là hóa thân
của thần Vishnu. Các đấng sáng tạo Hindu đã thêm vào các ý niệm hữu thần trong hệ
thống vô thần của Yoga, Samkhya và Phật giáo. Điều này hình như đã thành công trong
việc đem Yoga, Samkhya và Phật giáo vào trong đạo Hindu.
Sau khi Ấn Độ đã được độc lập, Chuyển pháp luân (Dharmacakra) của Phật giáo được
xem là biểu tượng của quốc gia và được gắn trên quốc kỳ Ấn Độ, cũng như đầu cột hình
sư tử nổi tiếng của vua A Dục đã trở thành con dấu của nước cộng hòa Ấn Độ. Những di
sản của Phật giáo này đối với đời sống hàng ngày của chúng ta phải được duy trì vô hạn.
Hãy để những biểu tượng của lý tưởng Hòa bình và Giác ngộ của Phật giáo là những ngôi
sao sáng để dẫn đường tất cả tư tưởng và hành động của chúng ta trong đời sống quốc gia
và trật tự quốc tế trên thế giới này.
Không chỉ là nơi đã sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như đạo Hindu, đạo
Phật Ấn Độ còn được biết đến như một xứ sở nổi tiếng với tinh hòa hợp tôn giáo từ
những truyền thống lâu đời. Chính tại nơi đây, những tôn giáo lớn hầu như đối nghịch
vẫn có thể chung sống hòa bình bên cạnh nhau.
“Những nhân cách lớn trong lịch sử Ấn từ Asoka, Harsha Vardhana đến Akbar đều là
những mẫu mực về tinh thần khoan dung tôn giáo. Một hệ quả của tinh thần khoan dung

là những hàng rào ngăn cách các tôn giáo ở Ấn Độ không bao giờ trở nên không thể vượt
qua. Tất cả chúng đều ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lẫn nhau ” (Lương Duy Thứ, 1998)
1.3.3 Truyền thống - Phong tục
Phong tục, tập quán chính là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày, là
toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


15 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng.
Đến với Ấn Độ, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những phong tục, tập quán truyền
thống, đồng thời cũng là điều hết sức lưu ý đối với các doanh nghiệp, doanh nhân Việt
Nam khi đến làm việc hoặc làm ăn với các đối tác người Ấn Độ. Có thể nêu ra một số
truyền thống, phong tục của người Ấn như sau:
Giới thiệu bản thân
Thật ngạc nhiên, người Hindu truyền thống không có họ. Tên của những người Hồi giáo
thường có nguồn gốc từ A-Rập. Thông thường, tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu
bằng tên + "binti" ("daughter of") + tên của cha. Trước tên của người Sikh Ấn Độ
thường thêm "Singh"đối với nam giới hay "Kaur" đối với nữ giới, và cần nhớ rằng không
được giới thiệu bản thân với một phụ nữ đang đi trên đường một mình.
Các ngày lễ chính
Như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, ở Ấn Độ cũng có những ngày lễ trong năm:
- 26/1 : Quốc khánh (Republic Day)
- 2/2 : Ngày Hiến tế (Feast of the Sacrifice)
- 22/2 : Năm mới của người Hồi giáo (Islamic New Year)
- 9/4 : Thứ Sáu tốt lành (Good Friday)
- 15/8 : Ngày Độc lập

- 14-16/11: Kết thúc ngày lễ Ramadan (End of Ramadan)
- 25/12 : Lễ Giáng Sinh (Christmas Day)
Ẩm thực
Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa
thì người Ấn Độ lại dùng tay. Điều này đã tạo nên một nét khác biệt trong cách chế biến
các món ăn.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


16 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Người Ấn nổi tiếng với phong cách nấu nướng dùng rất nhiều gia vị. Đối với người Ấn,
gia vị được xem là yếu tố cực kì quan trọng để tạo ra món ăn ngon. Chúng có tác dụng
làm sánh đặc thức ăn ở dạng bột thường được làm từ ngũ cốc như ngô, lúa mạch, đỗ.
Loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri.
Người Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn trong khi người Hindu giáo lại không dùng thịt bò. Do
đó, thịt gà, dê, cừu và các loại thuỷ hải sản là loại thông dụng nhất.
Cơm là món ăn chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy nhiên, khác với cách nấu của
người Việt, người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ trước, sau đó mới cho nước vào nấu.
Khi cơm gần chín, cho nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt cumin, quế… Bên cạnh món
cơm chiên còn có cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ. Người Ấn dùng món càri trong bữa ăn
với nhiều khẩu vị khác nhau: càri trứng, thịt băm càri, càri bắp cải khô… và thường được
nấu ở dạng khô
Theo phong tục của người Ấn, trong các buổi tiệc cưới hỏi, lễ lạt quan trọng không thể
thiếu món cừu nấu với hạnh nhân, món thịt cừu nướng.
Nước sữa và nghệ tây là một trong những thức uống phổ biến nhất. Được chế biến từ
hạnh nhân, hạt pít-tat, sữa, thảo quả, nghệ tây, cho thêm chút rượu. Thường được dùng
như một thức uống giải khát thường thấy trong các lễ hội hoa đăng, lễ hội mùa xuân…
1.4 Văn hóa Ấn Độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của Geert - Hofstede

Để tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Ấn Độ nói chung hoặc một doanh nghiệp nói riêng
không thể không xem xét các nguồn tác động vào văn hóa doanh nghiệp, trong đó phải kể
đến nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa vùng và văn hóa cá nhân - đặc biệt là văn hóa của
người đứng đầu tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp trước hết ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn
hóa dân tộc. Do đó, khi muốn làm ăn với đối tác từ Ấn Độ, ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng văn
hóa dân tộc họ.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


17 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Xem xét ảnh hưởng của văn hóa dân tộc người ta thường dựa vào một số tiêu chí để phân
biệt mức độ ảnh hưởng của văn hóa dân tộc này với dân tộc khác. Theo nghiên cứu của
Geert Hofstede, có các tiêu chí dưới đây.
1.4.1 Khoảng cách quyền lực
Tiêu chí này nhằm xem xét mức độ con người chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã hội.
Một nền văn hóa có khoảng cách quyền lực cao xem sự bất bình đẳng là cần thiết, quyền
lực chính là biểu tượng cho danh giá, quan niệm mỗi người có một vị trí riêng trong xã
hội và người có quyền không nên che giấu quyền lực.
Khoảng cách này được đo bằng chỉ số PDI (Power Distance Index) với thước đo tăng dần
theo khoảng cách quyền lực từ 0 đến 100. Theo nghiên cứu của ITIM (tổ chức Tư vấn
Văn hóa và Quản lý) đã cho kết quả sau:
Country
PDI
Country
PDI
China
80
Malaysia

104
Japan
54
United Kingdom
35
Thailand
64
France
68
Indonesia
78
India
77
Vietnam
70
United States
40
South Korea
60
Poland
68
Phillipines
94


(Nguồn: ITIM - Culture and Management consultants)
Qua đó ta thấy Ấn Độ được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số
liệu định lượng là 77. Thật vậy, ở Ấn Độ, địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác,
trình độ học vấn, nghề nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có
uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân. Điều này cũng thể hiện ở việc tuy chỉ

có khoảng 30% dân số sống ở thành thị nhưng ở Ấn Độ lại xuất hiện những tỉ phú thuộc
vào dạng giàu có nhất thế giới, trong khi phần lớn dân số sinh sống ở nông thôn, đói
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


18 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
nghèo và mù chữ vẫn là hiện tượng dễ bắt gặp ở nước này. Theo thống kê thì Ấn Độ là
nước có GDP bình quân đầu người cao, nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc
gia có tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ đói nghèo cao hàng đầu thế giới.
Cũng dễ dàng nhận ra rằng chỉ số PDI của Việt Nam so với Ấn Độ chênh lệch không
nhiều, từ đó có thể kết luận văn hóa 2 nước sẽ có những điểm tương đồng.
1.4.2 Né tránh sự không rõ ràng
Tiêu chí này đưa ra nhằm xem xét sự chịu đựng của con người trước những sự việc
không chắc chắn. Chỉ số UAI (Uncertainty Avoidance) dùng để đo lường mức độ e ngại
đối với sự việc của Ấn Độ là 40. Như vậy, người Ấn Độ có mức độ chấp nhận sự không
rõ ràng ở mức tương đối cao. Điều này có thể do từ xa xưa cho tới ngày nay, rất nhiều tôn
giáo, triết học đã và đang song song tồn tại bên cạnh nhau một cách hòa hợp, mặc dù có
thể đó là những giáo phái đối lập. Người Ấn cũng có xu hướng chấp nhận sự việc, hòa
hợp hơn là chinh phục, họ cảm thấy ít bị căng thẳng và sẵn sàng chấp nhận sự bất đồng.
Đồng thời người Ấn Độ rất linh động và sáng tạo, thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc,
khả năng Toán học, thiên văn học… Điều này cũng một phần không nhỏ chịu tác động
của Thực dân Anh trong thời gian họ cai trị nơi đây.
1.4.3 Tính mềm mỏng và tính cứng rắn
Nền văn hóa mang tính cứng rắn là nền văn hóa có khuynh hướng đề cao những giá trị
như tiền bạc, địa vị, danh tiếng, thử thách… Trái lại, nền văn hóa mang tính mềm mỏng
sẽ đề cao các giá trị như mối quan hệ, sự hợp tác, sự an toàn… Vậy văn hóa Ấn Độ được
đánh giá là nền văn hóa như thế nào ?
Chỉ số MAS (Masculinity) được dùng để đo lường tính mềm mỏng hay cứng rắn của nền

văn hóa. Với thước đo từ 0 đến 100, theo chiều tăng dần của tính cứng rắn, ITIM đã đưa
ra các số liệu được tổng hợp lại như sau:

Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


19 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Country
PDI
Country
PDI
China
66
Russia
36
Japan
95
United Kingdom
66
Thailand
34
France
43
Indonesia
48
India
56
Vietnam

40
United States
62
South Korea
39
Germany
66
Phillipines
64


(Nguồn: ITIM - Culture and Management consultants)
Chỉ số này của Ấn Độ được đánh giá ở mức trung bình cao, có nghĩa, dường như mang
yếu tố của “nam quyền” hơn của “nữ quyền”. Đúng như vậy, ở Ấn Độ, đàn ông có vai trò
thống trị. Đàn ông là trụ cột gia đình. Việc buôn bán và kiếm tiền chỉ có cánh đàn ông
làm. Ra chợ hay đến bất kỳ công sở, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm nào, rất ít thấy
bóng dáng phụ nữ. Tất cả công việc buôn bán kinh doanh thuộc về đàn ông. Đàn ông cắm
hoa, đàn ông bán vải, quần áo, thức ăn, rau cải, bán Chai – một loại nước uống, bán
thịt… Từ những việc nặng nhọc cho đến những công việc chỉ dành cho phụ nữ như may
vá, đàn ông đảm nhận hết. Đó cũng là công bằng vì văn hoá cưới hỏi ở Ấn Độ là phụ nữ
đi cưới đàn ông. Bên nhà trai yêu cầu lễ vật, nhà gái phải đáp ứng đầy đủ nếu không
muốn từ hôn. Vì thế, sau khi cưới, đàn ông phải ra đường để kiếm tiền nuôi vợ con. Phụ
nữ chỉ mỗi một việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình. Đây là sự khác biệt đối với văn
hóa Việt Nam.
1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn
Ngoài các chỉ tiêu trên, Geert – Hofstede còn nêu ra 2 chỉ tiêu khác để phân biệt các nền
văn hóa, đó là chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn.
Theo xếp loại của ITIM, chỉ số đo lường khuynh hướng đề cao vai trò cá nhân trong xã
hội IDV (Individualism) và chỉ số đo lường tính dài hạn nền văn hóa LTO (Long-Term
Orientation) của Ấn Độ lần lượt là 48 và 61. Với IDV ở mức 48, ta có thể thấy văn hóa

Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


20 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Ấn Độ ở mức trung lập giữa việc đề cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể trong xã
hội. Và đây chính là xu hướng mà dần dần sau này các nước có thể sẽ hướng đến. Sự hài
hòa giữa khi nào nên coi trọng ý kiến cá nhân, khi nào thì tập thể rất có thể sẽ là nét độc
đáo trong văn hóa Ấn Độ, đồng thời có thể gây những trở ngại cho các doanh nghiệp,
doanh nhân đến làm ăn tại quốc gia này.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, chỉ sô LTO của Ấn Độ được đánh giá là 61 điểm, có
nghĩa là văn hóa Ấn Độ mang định hướng dài hạn. Điều này là hoàn toàn chính xác. Từ
hàng ngàn năm trước, Ấn Độ đã hình thành và xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng
biệt, do vị trí địa lý, địa hình… mà trở nên tách biệt với bên ngoài. Nhưng sau quá trình
thương mại, giao lưu văn hóa cùng sự xuất hiện xâm chiếm của ngoại bang đã khiến văn
hóa Ấn Độ dần thay đổi, điều chỉnh dần phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Người Ấn
xưa thường có khuynh hướng hòa hợp hơn là chinh phục, họ cho rằng không nhất thiết
phải đấu tranh mà để cho mọi việc diễn ra một cách tự nhiên, và điều đó giường như vẫn
còn ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Nền văn hóa mang tính dài hạn còn thể hiện ở việc
sẵn sàng phục vụ người khác. Chúng ta đều biết, người Ấn rất hiếu khách, nhất là đối với
du khách nước ngoài. Chính vì lẽ đó mà du lịch ở Ấn Độ rất phát triển và mang lại nguồn
thu lớn cho quốc gia mỗi năm.
Tóm lại, theo các tiêu chí của Geert – Hofstede, Ấn Độ được đánh giá là quốc gia có
khoảng cách quyền lực cao, đồng thời có nền văn hóa mang tính cứng rắn và dài hạn.







Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


21 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Chương 2
Con người Ấn Độ và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
2.1 Con người và doanh nhân Ấn Độ
2.1.1 Con người Ấn Độ
Truyền thống đến… hiện đại
Không nói thêm nhiều về các phần như văn hóa, tính cách, ngôn ngữ… của người Ấn Độ,
vì các yếu tố đó đã được đề cập ở phần trên, mặc dù tất cả các yếu tố đó đều từ con người
mà ra. Nhưng khái quát lại, nếu con người Ấn Độ không tài ba, thì sẽ không có những
công trình kiến trúc nổi tiếng khắp thế giới, không có những tôn giáo được nhiều nước
tôn thờ, không có được một nền kinh tế hùng mạnh để không bao lâu nữa theo dự đoán
của giới chuyên gia, Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc trên thế giới. Những điều Ấn Độ làm
được khiến Việt Nam phải khâm phục và cần nhìn nhận lại mình.
Nếu như ngày nay, Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới thì Ấn Độ được gọi
là văn phòng của thế giới. Theo suy nghĩ quen thuộc của người Việt Nam thì anh văn
phòng có khi được nể hơn vì dùng nhiều lao động trí óc mà lại an nhàn.
Có thể nhận xét chung về người Ấn Độ qua các đặc điểm sau:
Người Ấn Độ rất hiếu khách
Đặc biệt với du khách nước ngoài. Hàng năm Ấn Độ đón rất nhiều khách đến du lịch. Ấn
Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và giàu bản sắc nên trở thành điểm đến có một không
hai. Điều này cũng dễ hiểu vì trên thế giới không có nước nào là giống nhau cả. Người
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]



22 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
dân Ấn Độ lại sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính thức nên điều này rất thuận lợi
cho người Ấn Độ ngay cả trong công việc và giao lưu với thế giới. Nhưng bên cạnh đó
tiếng Hindu cũng được hiến pháp thừa nhận và còn có hàng nghìn ngôn ngữ khác. Quả là
người Ấn Độ rất đa dạng về tính cách và từ đó tạo nên sự đa dạng văn hóa.
Người Ấn Độ rất sáng tạo
Như đã nói ở trên, ở Ấn Độ có hàng ngàn ngôn ngữ. Số di tích lịch sử thì nhiều vô kể,
trong đó có nghiều công trình nổi tiếng thế giới như Taj Mahal gắn liền với truyền thuyết
tình yêu nổi tiếng của vua Môgôn Shāh Jahān và hoàng hậu Mumtaz Mahal, đền Ajanta
và hang động Ellora… Các điệu múa Ấn Độ như Bharatnatyam, Odissi, Kathakali,
Kuchipudi, Mohiniattam làm say lòng người. Mỗi điệu múa này là một cách biểu đạt cảm
xúc như yêu thương, ao ước, buồn đau… được thể hiện qua động tác và chuyển động của
cơ thể, cánh tay, ngón tay, khuôn mặt, đôi mắt.
Nói chung do có tính sáng tạo mạnh mẽ nên nền nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ từ xưa đã
rất phát triển. Đến thời hiện đại, có nhiều nhà văn của Ấn Độ đã đoạt giải Nobel như
Tagore. Còn trong lịch sử, nền văn học Ấn Độ ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống văn
chương Hindi. Văn học cổ Ấn Độ cũng có lịch sử lâu đời và được truyền miệng phổ biến
trước khi hệ thống văn viết ra đời. Điều này cũng giống như lịch sử văn học của nhiều
nước khác.
Khả năng trí tuệ của người Ấn Độ
Triết học Ấn Độ: Ðời sống, tôn giáo và nền triết học gồm nhiều triết hệ của tiểu lục địa
Ấn Ðộ phô diễn một hỗn hợp phong phú và đầy kinh ngạc. Ðược phát triển từ hơn ba
ngàn năm trước, chúng gồm các ý tưởng, các thực hành và các phong tục xã hội. Tại Ấn
Độ, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học độc nhất; đúng
hơn, với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới, triết học Ấn Ðộ cũng như Ấn
giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bảo lưu một cách rộng rãi, trong đó
một số ý tưởng này cổ đại hơn một số ý tưởng khác tới cả ngàn năm.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế

[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


23 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
Có thế nói, các tư tưởng tôn giáo và nghệ thuật… phần nào đó bắt nguồn từ tư tưởng triết
học và cũng có thể coi chúng như là hệ thống tư tưởng triết học. Ấn Độ có lịch sử giao
thương, giao lưu từ rất lâu nên nhiều người quan niệm Ấn Độ mang nhiều đặc điểm của
giao lưu văn hóa Đông - Tây. Tôn giáo Ấn Độ ra đời từ sớm. Đạo Bàlamôn xuất hiện từ
lâu. Sau đó nhiều thế kỉ là Phật giáo. Dù các nhà tư tưởng Phương Tây không theo đạo
Phật nhưng họ vẫn khẳng định Đức Phật là một nhân vật lịch sử đã sáng tạo ra phật giáo
và mang nhiều tư tưởng tiến bộ. Phật giáo sau đó rất thịnh hành ở nhiều nước phương
Đông trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra kinh Veda hay nhiều phong tục tập quán hiện nay ở Ấn Độ minh họa thêm cho
quá trình phát triển lâu dài của tư tưởng Ấn Độ. Nói chung thì đây là một vấn đề đa dạng
và rất phức tạp.
Về khoa học tự nhiên từ rất lâu, nền khoa học tự nhiên của người Ấn Độ đã phát triển. Về
thiên văn và địa lí, người Ấn Độ đã biết làm lịch từ rất sớm. Thiên văn Ấn Độ bắt nguồn
ngẫy nhiên từ môn chiêm tinh, họ duy tâm nên quan sát vũ trụ và các sao, từ đó sinh ra
lịch. Các nhà thiên văn Ấn Độ cổ đại đã biết quả đát và mặt trăng đều hình cầu, biết được
quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Họ tính được trực
kính của mặt trăng, các ngày nhật thực, nguyệt thực,vị trí của các lưỡng cực.Họ biết được
năm hành tinh: Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ. Họ còn biết được một số chòm sao và sự vận
hành của một số vì sao chính. Về sau, Aryabhata (thế kỷ V) có giảng về nhật thực, nguyệt
thực, hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân. Ông còn biết được Trái Đất tự quay quanh
trục: “Thiên cầu đứng yên vì quả đất quay chung quanh trục của nó nên ta thấy các tinh
tú mọc mỗi ngày mỗi đêm”. Điều đó cho thấy người Ấn Độ khá hiểu biết về thiên văn và
ngày càng phát triển. Tác phẩm thiên văn cổ nhất của Ấn Độ được biết đến ngày nay là
quyển Siddhantas (khoảng 425 TCN).
Toán học của người Ấn Độ cũng phát triển từ sớm. Họ là người phát minh là hệ thống

các con số gồm 10 chữ số, và quan trọng là họ phát minh ra số 0. Từ đó tất cả các giá trị
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
[NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]


24 | P a g e
Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế
đều được diễn tả qua hệ số này. Trước kia người ta tưởng thành tựu này là của người
Arập nhưng không phải.
Về đại số: người Ấn Độ đã có ý niệm về số âm, đặt ra các quy tắc về hoán vị, tổ hợp, tính
được căn bậc hai của số 2, họ còn sáng tạo nên các bài toán đố đại số rất hay…
Về hình học, người Ấn Độ tính được số pi (π = 3,1416), tính được diện tích hình vuông,
hình chữ nhật, tam giác, đa giác; biết được mối quan hệ các cạnh của tam giác vuông…
Ngoài ra họ còn có nhiều thành tựu khác về vật lí và y dược…
Trong thế giới hiện đại ngày nay, người Ấn Độ được biết đến trong nhiều lĩnh vực họ
phát triển mạnh như công nghệ thông tin, công nghiệp nặng, công nghệ quốc phòng… Ấn
Độ hiện nay cũng là một trong những nhà xưởng của thế giới. Họ cũng đặc biệt phát triển
mạnh công nghệ thông tin, nhất là lĩnh vực phần mềm. Trong các tập đoàn lớn hiện nay
như IBM hay Microsoft có rất nhiều nhân lực là người Ấn Độ. Việt Nam cũng hợp tác
với Ấn Độ không chỉ về kinh tế mà còn về khoa học công nghệ.
Với nhịp độ dân số phát triển nhanh như hiện nay, không lâu nữa Ấn Độ sẽ là quốc gia
đông dân nhất thế giới, và họ sẽ là đất nước cung cấp nguồn nhân lực cho thế giới, nhất là
khi dân số thế giới đang tăng chậm và có xu hướng già đi, ngay cả ở Trung Quốc.
2.1.2 Doanh nhân Ấn Độ
Thương mại của Ấn Độ phát triển từ khi nào?
Có lẽ trong lịch sử của bất kì một quốc gia hay dân tộc nào, hoạt động thương mại luôn
xuất hiện sớm nhất. Theo ý nghĩa của 7 ngày trong tuần, ngày thứ Tư theo lịch sử phương
Tây là ngày của sao Thủy, nguyên tố đặc trưng là thủy ngân và Sao Thủy được coi là vị
thần của Thương mại. Thương mại ra đời rất lâu trước khi có tiền tệ, ngay từ xã hội sơ
khai của loài người nguyên thủy.

Ở Ấn Độ cũng vậy. Hàng trăm năm trước công nguyên, con đường tơ lụa đã hình thành
nối liền Đông - Tây và đi qua Ấn Độ. Lịch sử của con đường này cũng từ Trung Quốc và

×