Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Cơ khí thủy và bốc xếp Hà Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.34 KB, 31 trang )

Quản lý NVL
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Phần I: Lý luận chung về quản lý nguyên vật liệu
Phần II: Khái quát chung về Xí nghiệp Cơ khí thủy và bốc xếp Hà Nội
Phần III: Công tác quản lý nguyên vật liệu, tình huống cung ứng
nguyên vật liệu phục vụ công trình tại Xí nghiệp Cơ khí thủy
và bốc xếp Hà Nội
Kết luận
- 1 -
Quản lý NVL
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển doanh
nghiệp phải có biện pháp quản lý vật liệu một cách hợp lý, có hiệu quả. Phải tổ
chức công tác nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan đến
khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công trình. Phải tổ chức tốt công tác quản lý
thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, phải
kiểm tra giám sát việc chấp hành việc dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong xây dựng
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn đạt được điều dó doanh nghiệp phải có
một lượng vốn lưu động và sử dụng nó một cách hợp lý, để thấy được điều đó
thì mỗi doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý và quản lý
chúng một cách chặt chẽ từ khâu cung ứng đến khâu sử dụng vừa đáp ứng đủ
nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm chổng mọi hiện tượng sâm phạm tài sản của nhà
nước và tài sản của đơn vị.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau khóa học lớp bồi
dưỡng cán bộ quản lý và quá trình tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Cơ khí thủy và
bốc xếp Hà Nội em đã viết tiểu luận “Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Xí
nghiệp Cơ khí thủy và bốc xếp Hà Nội” nhằm đưa ra một số biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nguyên vật liệu.


- Phần I: Lý luận chung về quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
- Phần II: Khái quát chung về Xí nghiệp Cơ khí thủy và bốc xếp Hà Nội.
- Phần III: Công tác quản lý nguyên vật liệu, tình huống cung ứng nguyên
vật liệu phục vụ công trình tại Xí nghiệp Cơ khí thủy và bốc xếp Hà Nội.
- Kết luận
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài do còn nhiều hạn chế về
mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài này không tránh khỏi
những thiếu sót em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô cùng các
đồng nghiệp trong Xí nghiệp để bản báo cảo này được hoàn thiện hơn.
- 2 -
Quản lý NVL
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường cán bộ quản lý
Giao thông vận tải cùng tập thể cán bộ Xí nghiệp Cơ khí thủy và bốc xếp Hà
Nội đã giúp em hoàn thành ban Báo cáo này.
- 3 -
Quản lý NVL
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỐI
VỚI SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm và những đặc điểm của nguyên vật liệu trong sản xuất
Kinh doanh.
1.1. Khái niệm nguồn vật liệu
+ Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế
biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong ba
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động là cơ sở
cấu thành nên thực thể sản phẩm. 1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu:
+ Nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho,
vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành

nên sản phẩm mới, chúng rất đa rạng và phong phú về chủng loại.
+ Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm
trong mỗi quá trình sản xuất vật liệu không ngừng chuyển hoá và biến đổi về
mặt giá trị và chất lượng.
+ Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản
phẩm mới được tạo ra.
+ Về mặt kỹ thuật, nguyên vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới
nhiều dạng khác nhau, phức tạp vì đời sống lý hoá nên dễ bị tác động của thời
tiết khí hậu và môi trường xung quanh.
+ Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chiếm tỷ
trọng cao trong tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất, để tạo ra sản phẩm thì
nguồn vật liệu cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
- 4 -
Quản lý NVL
Từ những đặc điểm trên cho thấy nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng
đối với hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến
phải tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản
xuất.
2. Yêu cầu quản lý nguyên vật vật liệu:
Trong điều kiên hiên nay; việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật
liệu có hiệu quả ngày càng được coi trọng làm sao để cùng một khối lượng
nguyên vật liệu, có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, có giá thành hạ nhất mà
vẫn bảo đảm chất lượng. Do vậy công tác quản lý nguồn vật liệu là vân đè tất
yếu khách quan nó cần thiết cho mọi phương thức sản xuất kinh doanh. Việc
quản lý có tốt hay không phụ thuộc vào khả năng và trình độ của cán bộ quản lý.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh việc quản lý nguyên vật liệu có thể xem
xét trên khía cạnh sau:
2.1. Quản lý thu mua:
Nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phát triển không ngừng để đáp ứng
đấy đủ buộc quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải được diễn

ra một cách thường xuyên, xu hướng ngày càng tăng về quy mô, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải tiến hành cung ứng thường
xuyên nguồn nguồn vật liệu đầu vào, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất
Muốn vậy trong khâu thu mua cần quản lý tốt về mặt khối lượng, quy cách,
chủng loại vật liệu sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất cần phải tìm được
nguồn thu nguyên vật liệu với giá hợp lý với giá trên thị trường, chi phí mua
thấp. Điều này góp phần giản tối thiểu chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm.
2.2. Khâu bảo quản:
Việc bảo quản nguyên vật liệu tại kho, bãi cần thực hiện theo đúng chế độ
quy định cho từng loại nguyên vật liệu phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại
với quy mô tổ chức của doanh nghiệp, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí, hư
hỏng làm giảm chất lương nguồn vật liệu.
- 5 -
Quản lý NVL
3. Chức năng và nhiệm vụ:Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền
kinh tế thị trường. Để điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, nhà lãnh đạo
phải thường xuyên nắm bắt về các thông tin về thị trường, giá cả sự biến động
của các yếu tố đầu vào và đầu ra một cách chính xác đầy đủ và kịp thời.
Tổ chức chứng từ tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán
hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép phản ánh tập hợp số liệu về tình
hình hiện có và sự biến đọng của nguyên vật liệu nhằm cung cấp cho việc tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Giám sát và kiểm tra chế độ bảo quản, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu
nhằm ngăn ngừa và sử lý nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất
tính toán chính xác giả trị vật liệu đưa vào sử dụng.
Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thức đo tiền tệ để xác định giá trị của
chúng theo dúng nguyên tác nhất định. Việc đánh giá nguyên vật liệu nhập xuất
tồn kho có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc tính đúng, tính đủ chi phí nguyên
vật liệu, vào giá thành sản phẩm.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH

NGHIỆP:
1. xây dựng định mức tiêu dùng:
1.1. Khái nệm:
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớn nhất
cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thiện một công việc
nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định.
Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào
áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trong nhất để thực hiện tiết kiệm vật
liệu có cơ sờ quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu. Mức tiêu dùng
nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng
vật liệu tạo điều kiện cho hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và
thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp.
- 6 -
Quản lý NVL
2. Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản trong doanh nghiệp:
Đảm bảo toàn vẹn số lượng và chất lượng nguyên vật liệu là một điều rất
cần thiết trong doanh nghiệp vì nó là nơi tập chung thành phần của doanh nghiệp
trước khi đưa vào sản xuất và tiêu thụ.
2.1. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng:
Xuất phát từ đặc điểm về sự đa dạng của sản phẩm và quy trình sản
xuất của mỗi công trình là khác nhau. Điều này cho thấy để đảm bảo quá trình
sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty đã phải sử dung một khối lượng
vật liệu cần dùng tương đối lớn, đa dạng về chủng loại. Đối với mỗi sản phẩm
khác nhau tạo lên thực thể sản phẩm là khác nhau.
2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ:
- Tại các doanh nghiệp xây dựng: các sản phẩm chủ yếu là công trình mà
khi các công trình được khởi công thì khối lượng nguyên vật liệu thường được
chuyển thẳng tới các công trình để đưa vào trực tiếp thi công.
Tuy nhiên để tránh sự biến động của nguyên vật liệu nên việc dự trữ
nguyên vật liệu là vô cũng cần thiết.

Chỉ tiêu dự trữ biểu hiện bằng tiền rất cần thiết cho việc xác định nhu cầu
về vốn lưu động và tình hình cung ứng vật tư.
2.3. Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý và sổ nhu cầu vật tư
được xét duyệt phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh tìm kiếm nguồn cung cấp
thích hợp đảm bảo nguồn vật liệu đúng chất lượng đủ về số lượng, hợp lý về
giá cả.
3. Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu:
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động nên cần phải xây dựng cho mình một
kế hoạch mua sắm để tránh sự biến động đột ngột của nguyên vật liệu trong hiện
tại và trong tương lai.
- 7 -
Quản lý NVL
3.1. Trong hiện tại: Phải xây dựng một kế hoạch chặt chẽ, cần tìm hiểu
kỹ thị trường từ đó dưa ra việc xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là:
cần mua những gì, cần mua ở đâu
3.2. trong tương lai: Dựa vào khả năng dựa vào kế hoạch trong tương lai
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những kế hoạch chặt chẽ cụ thể để khi thi
công các công trình sản xuất không xảy ra những trường hợp thiếu nguyên vật
liệu làm công việc bị ngưng trệ dẫn tới giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
4. Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu.
4.1. Tổ chức thu mua:
+ Kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu.
+ Tổ chức về bến bãi kho của nguyên vật liệu.
+ Tổ chức sắp xếp nguyên vật liệu.
4.2. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu:
Tiếp nhận chính xác số, lượng chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo
đúng quy định trong hợp đồng phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển.
Chuyển nhanh nguyên vật liệu từ địa điểm tiếp nhận đến kho doanh
nghiệp, tránh hư hỏng mất mát. Mặt khác công tác tiếp nhận nguyên vật liệu

phải quán triệt một số yêu cầu sau.
+ Mọi vật tư hàng hoá tiếp nhận phải đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
+ Mọi vật liệu tiếp nhận phải đầy đủ thủ tục kiểm tra và kiểm nghiệm.
+ Xác định chính xác số lượng, chất lượng và chủng loại.
+ Phải có biên bản xác nhận có hiện tượng thừa thiếu sai quy cách.
Tổ chức tiếp nhận tốt tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng, chất
lượng và chủng loại vật liệu, kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt của vật liệu,
hạn chế sự nhầm lẫn thiếu trách nhiệm có thể xảy ra.
5. Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu:
Muốn bảo quản nguyên vật liệu được tết thì cần phải có một hệ thống kho
bãi hợp lý mỗi kho phải phù hợp với từng loại nguyên vật liệu vì vậy phải phân
- 8 -
Quản lý NVL
loại nguyên vật liệu và sắp xếp nguyên vật liệu theo từng kho có điều kiện tác
động ngoại cảnh hợp lý.
6. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu:
Cần phải tổ chức cấp phát nguyên vật liệu theo đúng các trương trình của
từng khâu sản xuất, khâu thi công. Khi cấp phát phải làm các thủ tục xuất kho
theo đúng chuẩn mực, định mức và phải lập các biên bản các giấy tờ có liên
quan của công ty vào từng nội dung cấp phát.
7. Tổ chức thanh quyết toán:
Áp dụng đúng, đủ các chế độ mà nhà nước đã quy định. Tuỳ thuộc vào
tình hình của từng doanh nghiệp nên chọn những phương pháp thanh quyết toán
phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và những phương pháp có lợi cho mình.
8. Tổ chức thu hồi phế liệu phế phẩm:
Việc thu hồi phế liệu phế phẩm tuy không phải là công việc quan trọng
nhưng cũng rất cần thiết. Vì sau khi vật liệu được sử dụng thì vẫn còn tồn tại
một số do bị đào thải hoặc đã qua sử dụng song khi doanh nghiệp biết tận dụng
việc thu hồi các phế liệu thì cũng rất là cần thiết vì những phế liệu đó còn có thể
sử dụng cho các khâu sản xuất khác, và có giá trị sử dụng không nhỏ.

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Nhân tố chủ quan:
+ Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho.
+ Về phương pháp kiểm nghiệm Vật liệu khi nhập kho.
+ Về mã hoá vật liệu.
+ Về cách quản lý.
+ Về số lượng.
2. Nhân tố khách quan:
+ Do địa bàn quản lý vật liệu.
+ Do Sự biến động về giá cả vật liệu.
- 9 -
Quản lý NVL
+ Do sự phụ thuộc vào tiến độ công trình.
+ Do số lượng nguyên vật liệu, chủng loại nguyên vật liệu và đặc tính lý
hoá.
IV. PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG HỢP LÝ TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU.
1. Những quan điểm về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu
- Các kho bãi đảm bảo vật tư cho các loại cho quá trình thi công triệt để
nguồn vật liệu địa phương.
- Căn cứ vào biểu cung cấp vật liệu cần thiết cho từng giai đoạn thi công.
- Định mức dự toán và dự đoán có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp
giá thành.
2. Một số biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu:
Áp dụng các chế độ xuất nhập nguyên vật liệu tránh thất thoát lãng phí
nguyên vật liệu.
+ Xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu cụ thể chính xác.
+ Lập sổ theo rõi chi tiết nguyên vật liệu.
- 10 -
Quản lý NVL

CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ THỦY
VÀ BỐC XẾP HÀ NỘI
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ
THỦY VÀ BỐC XẾP HÀ NỘI.
- Tại Quyết định số 726 QĐ-TCCB ngày 17/4/1989 của Bộ Giao thông
Vận tải chuyển Xưởng Sửa chữa tàu sông Hà Nội thành Xí nghiệp Sửa chữa tàu
sông Hà Nội trực thuộc Công ty Vận tải đường Sông 1 (nay là Công ty Vận tải
thuỷ I).
- Tại Quyết định số 985/PCVT ngày 8/11/1996 của Cục đường Sông Việt
Nam công bố lại bến xếp dỡ hàng hoá của Xí nghiệp sửa chữa tàu sông Hà Nội
có vùng đất xây dựng cầu bến, kho bãi, văn phòng theo giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của thành phố Hà Nội cấp số 00024 QSDĐ ngày 18/1/1993. Có
vùng nước trước bến dài 276m, rộng 50m tính từ mép cầu tàu ra phía sông.
- Tại Quyết định số 753/QĐ-TCCB-LĐ ngày 14/10/1999 của Tổng Công
ty đường sông miền Bắc đổi tên “Xí nghiệp Sửa chữa tàu sông Hà Nội: thành
“Xí nghiệp Cơ khí Thuỷ và Bốc xếp Hà Nội” trực thuộc Công ty Vận tải thuỷ 1.
Địa điểm đóng trụ sở: Xã Thanh Trì, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại : 04-6441858
Số Fax : 04-6441859
Trải qua 11 năm từ khi thành lập cho đến nay, Xí nghiệp đã không ngừng
đầu tư đổi mới nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và kinh doanh đảm nhận
một phần sửa chữa định kì và phần lớn sửa chữa cho các phương tiện vận tải của
Công ty và các đơn vị bạn. Đồng thời do yêu cẩu phát triển của sản xuất kinh
doanh đã hình thành nên một cảng bốc xếp hoạt động khá hiệu quả khai thác và
cung ứng vật liệu xây dựng (Cát vàng, cát đen, bốc dỡ xi măng, than ) tạo các
nguồn hàng bổ sung cho vận tải mang lại một nguồn thu đáng kể cho hoạt động
- 11 -
Quản lý NVL
sản xuất kinh doanh. Năm 1989 Xí nghiệp được thành lập với một cơ sở vật chất

kỹ thuật hầu như không có gì chỉ với một diện tích đất nhỏ, cơ sở hạ tầng gồm: 1
cẩu ghệch lái, 1 ụ nổi 120 tấn mua lại của đơn vị bạn đã thanh lý và tự phục hồi
lại, và một số máy móc thiết bị khác như máy hàn, máy cắt gọt và các dụng cụ
thủ công Với một đội ngũ công nhân trước đây chỉ quen sửa chữa các phương
tiện đột xuất. Song dưới sự lãnh đạo với tư duy đổi mới của Đảng uỷ sự quản lý
điều hành năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm của Giám đốc, sự đoàn
kết nhất trí và phát huy truyền thống khắc phục khó khăn vươn lên của cán bộ
công nhận viên, sự hỗ trợ và đầu tư của Công ty, Xí nghiệp đã từng bước tìm ra
các giải pháp vượt qua những khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất.
Xí nghiệp đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, sắp xếp và mở
rộng quy mô các bộ phận sửa chữa phương tiện, bộ phận khai thác xếp dỡ, nâng
cao hiệu lực của bộ máy quản lý, điều hành, bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực
thay thế dấn vào các vị trí quản lý, quan tâm tuyển chọn chất lượng người lao
động nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới.
Ngay từ những năm đầu Xí nghiệp đã coi việc nâng cao chất lượng sản
phẩm và hạ giá thành sản phẩm là 2 mục tiêu quan trọng, quyết định khả năng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giữ vững và mở rộng uy tín của Xí
nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó Xí nghiệp đã đưa ra
nhiều biện pháp tích cực để đạt mục tiêu đó.
Trong những năm qua Xí nghiệp đã tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ,
máy móc thiết bị như: Máy cắt tôn Triều Tiên, đầu tư mua thêm 1 ụ con, các máy
hàn, đèn hơi, máy tiện băng dài ngoài ra bộ phận khối khai thác xếp dỡ đã được
đau tư mua thêm các cẩu xép dỡ, xây dựng các mố cảng đã làm tăng năng lực sản
xuất của Xí nghiệp. Đảm nhận sửa chữa các phương tiện định kỳ hoán cải kể cả
máy, vỏ cho các phương tiện trong Công ty và một số đơn vị bạn trong và ngoài
ngành. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, xây
dựng và cải tạo dần nhà làm việc và các cơ sở hạ tầng khác khang trang sạch đẹp.
- 12 -
Quản lý NVL
Mặc dầu còn chịu nhiều ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền

kinh tế: giá cả vật tư cao, biến động thường xuyên, lãi suất tiền vay cao, các
phương tiện ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng công nghệ, kỹ thuật,
cải tiến tính năng tác dụng, nhiều đơn vị sửa chữa cạnh tranh, các chính sách của
Nhà nước nhiều cái chưa hợp lý Cũng như những khó khăn tất yếu đặt ra trong
quá trình sản xuất và đầu tư, xây dựng mở rộng, song với sự nỗ lực của tập thể
lãnh đạo, CNVC đã biết phát huy nhữn thế mạnh của mình, với ý chí phấn đấu
vươn lên xây dựng Xí nghiệp thành một doanh nghiệp lớn, giữ vững nâng cao
uy tín các sản phẩm sửa chữa phương tiện. Vì vậy trong những năm qua Xí
nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng.
2. NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ THỦY VÀ BỐC
XẾP HÀ NỘI.
Xí nghiệp Cơ khí Thuỷ và Bốc xếp Hà Nội là một Xí nghiệp thành viên
của Công ty Vận tải Thuỷ 1, với nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa các phương tiện
vận tải kể cả máy, vỏ nhằm đảm bảo cho kế hoạch vận doanh.
Mặt khác, tổ chức khai thác - bốc dỡ và dịch vụ cung ứng vật liệu xây
dựng (cát vàng, cát đen, xi măng, than ) nhằm góp phần khai thác nguồn hàng
cho vận tải, bổ sung nguồn thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
nói chung và Xí nghiệp nói riêng, tạo nguồn vốn cho đầu tư và phát triển Xí
nghiệp, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức.
Mục tiêu hàng năm của Xí nghiệp phải thực hiện đó là:
- Thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch sản lượng, giá trị hàng hoá thực hiện
trong sửa chữa phương tiện, đảm bảo chất lượng, số lượng phương tiện mà Công
ty giao cho phục vụ cho kế hoạch vận doanh của Công ty, bảo toàn và phát triển
vốn.
- Thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch sản lượng, giá trị hàng hoá chực hiện
trong khai thác xép dỡ, không ngừng tăng mức lợi nhuận, bảo toàn và phát triển
vốn.
- 13 -
Quản lý NVL
- Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh về các khoản nộp ngân sách.

- Đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động, không ngừng phát triển
sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ THỦY VÀ
BỐC XẾP HÀ NỘI
3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Xí nghiệp.
Trong những năm qua Xí nghiệp đã tổ chức các khối sản xuất theo nhiệm
vụ sản xuất và quy trình công nghệ để sản xuất sửa chữa phương tiện và khai
thác xếp đỡ với quy mô vừa phải phù hợp với đặc điểm sản xuất và khả năng
điều hành gồm 2 khối sản xuất chính sau:
* Khối công nghiệp: gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận sửa chữa phương tiện: có nhiệm vụ sửa chữa phương tiện vận
tải thuỷ kể cả máy - vỏ cho các phương tiện vận tải trong Công ty và đơn vị bạn
ngoài ngành.
Ngoài ra sửa chữa phục vụ cho các thiết bị khai thác xếp dỡ của Xí
nghiệp.
- Bộ phận gia công: có nhiệm vụ gia công những chi tiết theo đơn đặt
hàng của bộ phận sửa chữa phương tiện và của khối khai thác xếp dỡ.
* Khối khai thác xếp dỡ:
Khối này có nhiệm vụ làm địch vụ, kinh doanh khai thác xếp dỡ các vật
liệu xây dựng cát vàng, cát đen, xi măng, than
Để hoàn thành nhiệm vụ này, khối khai thác xếp dỡ đã hình thành nên
một cảng nhỏ gồm 5 mố cẩu (trong đó có một mố kép); 6-8 cẩu xếp dở, 2 bãi cát
dự trữ.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Xí nghiệp có thể biểu thị qua sơ đồ sau:
- 14 -
Quản lý NVL
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI CÔNG NGHIỆP:
- BỘ PHẬN SỬA CHỮA
PHƯƠNG TIỆN

- BỘ PHẬN GIA CÔNG
KHỐI KHAI THÁC
XẾP DỠ
Với tổ chức sản xuất trên đã đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sản xuất của
Xí nghiệp, đảm bảo cho công tác sản xuất thống nhất trực tiếp từ trên xuống.
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, chức
năng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ các
chức năng quản lý, thực hiện nghiêm tức chế độ 1 thủ trưởng, chế độ trách
nhiệm cá nhân, phát huy quyền làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp,
xây dựng bộ máy tinh giảm hiệu lực.
Giám đốc Xí nghiệp: Là người được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý
Xí nghiệp, là người chỉ huy cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách
nhiệm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củả Xí nghiệp và công tác kỹ thuật.
Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng: Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư, Nhân
sự, Tài vụ, hành chính - Bảo vệ.
Phó giám đốc sản xuất: Được giám đốc giao quyền chỉ huy sản xuất, có
trách nhiệm tổ chức chỉ huy toàn bộ quá trình sản xuất hàng ngày trong toàn xí
nghiệp; trực tiếp chỉ đạo khối công nghiệp.
Phó Giám đốc kinh doanh: Được Giám đốc giao quyền phụ trách khối
dịch vụ khai thác xếp dỡ; trực tiếp chỉ đạo ban khai thác, xếp dỡ.
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động tài chính - kế toán
trong Xí nghiệp theo quy định của Nhà nước.
- 15 -
Quản lý NVL
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp biểu thị qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

PHÓ
GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
Ban
Khai thác
xếp dỡ
Phòng
Tài vụ
Phòng
Nhân sự
Phòng
Hành chính
Bảo vệ
Phòng
Kế hoạch
Kỹ thuật
Vật tư
Khối
Khai thác
Xếp dỡ
Khối
Công
nghiệp
4. CÁC NGUỒN LỰC CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ THỦY VÀ BỐC XẾP HÀ
NỘI
4.1. Vốn kinh doanh:
Tại thời điểm 31/12/1999 tổng số vốn của là: 3.950.114.310 đ.
a) Phân theo cơ cấu vốn:
Tổng số vốn trên được chia thành:
- Vốn cố định : 2.661.252.776 đ chiếm 67,37%.

- Vốn lưu động : 1.288.861.534 đ chiếm 32,63%.
b) Phân theo nguồn vốn.
- 16 -
Quản lý NVL
- Vốn Nhà nước: 3.364.547.956 đ (gồm tài sản đang dùng, tài sản không
cần dùng), bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và do
doanh nghiệp tự tích lũy.
Trong đó: + Ngân sách cấp : 4.126.334 đ
+ Tự bổ sung : 3.360.421.622 đ
- Vốn chiếm dụng : 500.273.145 đ
- Vốn quỹ : 85.293.209 đ
4.2. Đặc điểm về lao động của Xí nghiệp.
Đội ngũ lao động của Xí nghiệp trong những năm qua đã được trẻ hoá và
nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề. Thực hiện quyết định 176 của Hội đồng
Bộ trưởng về việc: “Sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc dân” từ
năm 1990 đến nay, Xí nghiệp đã làm thủ tục cho nghỉ chế độ: Mất sức, về hưu,
thôi việc trợ cấp một lần trên 30 lao động, trong đó có nhiều cán bộ quản lý tuổi
cao, năng lực hạn chế. Chính vì vậy Xí nghiệp có đểu kiện tuyển lao động mới
trẻ, khoẻ, có trình độ (ưu tiên con em CBCNV). Các khâu chủ yếu trong dây
truyền như sắt, gò, hàn những lao động chủ yếu, tay nghề hạn chế được thay
bằng số lao động nam khoẻ, được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật
chinh quy. Lực lượng lao động mới đã góp phần táng nhanh sắn lượng, năng
suất lao động.
Qua nhiều năm sửa chữa phương tiện, đội ngũ lao động đã trưởng thành,
có nhiều kinh nghiệm, trình độ tay nghề được nâng lên, khả năng vận hành và
sửa chữa máy móc thiết bị ngày càng thành thạo hơn. Bên cạnh đó Xí nghiệp đã
quan tâm đào tạo tay nghề và các đòn bẩy kinh tế có tác dụng khuyến khích
người lao động nâng cao năng suất sản lượng làm ca.
Trong cơ chế mới, người lao động đã giác ngộ, đổi mới nếp nghĩ, cách
thức làm ăn, gắn bó hơn với Xí nghiệp, cùng với các biện pháp giáo dục, tuyên

truyền đội ngũ lao động, đã nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng sản phẩm sửa chữa
- 17 -
Quản lý NVL
phương tiện, tiết kiệm nguyên vật liệu để Xí nghiệp sản xuất có lãi, tức là đảm
bảo chính cuộc sống của họ.
Những nét đặc điểm tình hình lao động của Xí nghiệp trình bày ở biểu sau:
Biểu số 1: Tình hình lao động của Xí nghiệp
ĐVT 1997 1998 1999
Tổng số lao động toàn XN Người 155 164 169
Trong đó: Người
I. Công nghiệp Người 65 79 74
1. Sửa chữa phương tiện Người 50 57 55
2. Gia công Người 2 2 3
3. Sửa chữa khai thác Người 13 20 16
II. Khai thác - xếp dỡ Người 47 43 53
III. Lao động dịch vụ - phục vụ Người 18 17 22
IV. Gián tiếp Người 25 25 30
- Công nhân SC phương tiện bậc 5/6 Người 7 8 10
- Tỷ lệ nữ trong CN SC phương tiện % 26 21 20
- Lương bình quân tháng Đồng 334.000 430.500 532.709
- Số CN hợp đồng bốc vác xi măng
(XN không quản lý)
Người 0 25 30
4.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị:
Do đặc điểm Xí nghiệp xây dựng không được trang bị đồng bộ ngay từ
đầu mà là quá trình đầu tư mở rộng từng bước do đó máy móc thiết bị không
đồng bộ, nhiều máy móc mua lại của một số đơn vị bạn đã thanh lý về sửa chữa
phục hồi lại, trình độ kỹ thuật thấp, một số máy móc đã quá cũ vẫn đang phải sử
dụng; do đó hiệu suất thấp, chi phí sửa chữa tốn kém, tốn nhiều lao động.

Phương tiện vào sửa chữa đã hoàn thành chỉ có 1 ụ nổi 120 tấn. Vì vậy cuối năm
1998 Xí nghiệp đã đầu tư vốn để mua thêm 1 ụ con (việc lên xuống đã phụ
thuộc vào ụ nổi) để mở rộng và phát triển sản xuất. Ngoài ra trong những năm
- 18 -
Quản lý NVL
qua, Xí nghiệp đã đầu tư, đổi mới các thiết bị cắt hơi, các máy hàn để nâng cao
sản lượng, chất lượng năng suất lao động, sau đây là tình hình số lượng, năng
lực sản xuất của các máy móc thiết bị chủ yếu ở bộ phận sửa chữa phương tiện.
Biểu số 2: Tình hình máy móc thiết bị chủ yếu để sửa chữa
phương tiện
Loại máy móc thiết bị
Số
lượng
Nước SX
Nhập
từ
Năng lực
- Ụ nổi 1 Việt Nam Đỗ được 2 tàu
hoặc 1 sà lan 200
tấn
- Ụ con 1 Đỗ được 1 tàu
hoặc 1 sà lan 100
tấn
- Cẩu nghệch lái 1 Tự chế tạo Nghệch lái để sửa
chữa đột xuất
- Máy cắt tôn 1 Triều Tiên
Cắt tôn dày δ
max
=
8mm, chiều dài

cắt = 2m
- Máy tiện băng dài 1 Pháp
- Máy khoan K125 1 Việt Nam
- Máy mài 2 -
- Máy cưa gỗ 1 -
- Máy hàn điện 15kwA 12 -
- Máy hàn điện 24kwA 2 -
- Pin đèn hơi 2 -
- 19 -
Quản lý NVL
- Pin đèn hơi 2 Ba Lan
- Mỏ cắt hơi 2 -
- Mỏ cắt hơi 2 Trung Quốc
5. KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM 1997, 2998, 1999
5.1. Kết quả kinh doanh trong sửa chữa vỏ phương tiện
Biểu số 3: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
trong sửa chữa phương tiện
TT Các chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999
1 Sản lượng sửa chữa phương tiện:
số lần sửa chữa
Trong đó: Sửa cấp máy, vỏ
128
40
116
39
129
44
135
46
2 Giá trị tổng sản lượng hàng hóa

thực hiện (đồng)
864.071.590 959.119.466 1.194.394.966 1.542.766.608
3 Thu nhập bình quân CNVC
(1 năm)
3.360.000 4.008.000 5.166.000 6.392.508
5.2. Kết quả kinh doanh trong khai thác xếp dỡ
Biểu số 4: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
trong khai thác xếp dỡ
TT Các chỉ tiêu 1997 1998 1999
1 Sản lượng khai thác xếp dỡ:
- Cát vàng (m3)
- Cát đen (m3)
- Xi măng (tấn)
- Than (tấn)
145.709,5 175.702
14.318
44.534
23.300
165.295
31.209
53.966
2 Giá trị tổng sản lượng hàng hóa thực
hiện (đồng)
3.600.123.039 5.081.049.833 5.495.944.707
3 Doanh thu (đồng) 4.091.561.975 5.402.330.770 6.191.512.493
- 20 -
Quản lý NVL
4 Lợi nhuận trước thuế (đ) 491.438.918 321.280.944 695.567.786
5 Các khoản nộp ngân sách (đ) 58.972.760 38.553.713 83.468.134
- 21 -

Quản lý NVL
PHÂN III
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU, TÌNH HUỐNG CUNG
ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TRÌNH TẠI XÍ
NGHIỆP CƠ KHÍ THỦY VÀ BỐC XẾP HÀ NỘI
A - CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP
I. Đặc điểm của nguyên vật liệu của công ty:
- Tại công ty, nguyên vật liệu dùng vào sản xuất bao gồm nhiều loại như
đá, xi măng, sắt thép, gỗ ván, nhựa đường, trong đó mỗi chủng loại lại bao
gồm nhiều thứ như đá gồm có đá hộc, đá 8*12, sắt thép có thép Φ10, thép Φ12,
thép Φ14, thép Φ16, và mỗi thứ lại có một công dụng khác nhau, sử dụng cho
các công trình khác nhau. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu của Công ty mang tính
chất cồng kềnh. Việc thi công từng công trình ở địa điểm cách xa nhau, cách xa
nhà kho, việc bốc vác chuyên chở và chuẩn bị kho bãi khó khăn nên Công ty
thường không thực hiện việc nhập kho vật liệu, mà thực hiện việc chuyển giao
thẳng tay 3 từ nơi mua, vận chuyển thẳng đến chân công trình.
- Xuất phát từ đặc điểm về sự đa dạng sản phẩm và quy trình thi công của
mỗi đội thi công tại công ty là khác nhau. Điều đó cho thấy để đảm bảo quá
trình sản xuất và thi công và chất lượng của các công trình của công ty đã phải
sử dụng một lượng vật tư tương đối lớn, đa dạng về chủng loại.
Để phù hợp với đặc điểm, yêu cầu trong quá trình sản xuất phù hợp với
đặc điểm tác dụng của từng loại nguyên vật liệu đối với từng công trình vá giúp
hạch toán chính xác một khối lượng tương đối đối lớn và đa dạng về chủng loại
thì việc phân loại nguyên vạt liệu của công ty là vô cùng khó khăn. Vì mỗi loại
công trình cần mỗi loại nguyên vật liệu chính, phụ để cấu thành nên công trình
đó là khác nhau. Tuy có thể căn cứ vào công dụng của vật liệu trong quá trình
thi công thì nguyên vật liệu của công ty được chia thành các loại nguyên vật liệu
chủ yếu.
- 22 -
Quản lý NVL

- Nguyên vật liệu chính: là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên các công
trình như:
+ Nhựa đường
+ Đá các loại
+ Thép
+ Xi măng
+ Dầu FO
- Nguyên vật liệu phụ: Bao gồm nhiều loại, chúng có tác dụng khác nhau
làm tăng chất lượng của các công trình.
+ Sơn các loại
+ Que hàn, oxi, đất đèn, phụ gia
- Nhiên liệu:
+ Dầu hoả
+ Dầu máy
+ Dầu thuỷ lực
Phụ tùng thay thế gồm:
Để đánh giá đúng thực tế nguyên vật liệu xuất kho, Xí nghiệp áp dụng
phương pháp tính giá thực tế bình quân gia quyền.
Giá thực tế
của NVL
xuất dùng
trong kỳ
=
Giá thực tế của NVL
tồn trong đầu kỳ
+
Giá thực tế của NVL
nhập kho trong kỳ
*
Số lượng NVL

xuất dùng
trong kỳ
Số lượng NVL
tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng NVL
nhập kho trong kỳ
II. Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu tại xí nghiệp:
1. Trong khâu quản lý thu mua:
Căn cứ vào kế hoạch của tháng quý và trên cơ sở nhu cầu vật tư được xét
duyệt, phòng kế tài chính kế toán tìm kiếm nguồn cung cấp thích hợp, đảm bảo
nguồn vật liệu đúng chất lượng đủ về số lượng, hợp lý về giá cả.
- 23 -
Quản lý NVL
2. Khâu bảo quản:
Công ty bảo quản nguyên vật liệu tương đối tết, bảo đảm chất lượng
nguyên vật liệu đúng đủ. Tuy kho bảo quản còn hạn chế và cách xa công ty
nhưng công ty đã sắp xếp hợp lý và gọn gàng có khoa học nên không bị hư hỏng
và mất mát, thiếu hụt.
2.1. Khâu dự trữ nguyên vật liệu:
- Vì xí nghiệp là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mà sản phẩm của yếu là
các công trình cầu, đường có giá trị lớn và có các địa bàn khác nhau. Nên khi
các công trình được khởi công thì khối lượng nguyên vật liệu được chuyển
thẳng đến chân công trình. Tuy nhiên để tránh sự biến động của nguyên vật liệu
nên việc dự trữ nguyên vật liệu của công ty là rất cần thiết.
2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua:
Căn cứ vào vào cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý và trên cơ sở nhu
cầu vật tư được xét duyệt, phòng Tài chính kế toán của công ty đã hoạt động rất
tích cực, tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu đúng về quy cách, số lượng, chất
lượng cung cấp hợp lý kịp thời cho các công trình.

4. Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu:
Công ty thi công các công trình nằm ở nhiều địa bàn khác nhau vì vậy kế
hoạch mua sắm nguyên vật liệu phải có sự kết hợp giữa các phòng ban và có kế
hoạch lâu dài. Việc này nhằm tránh hiện tượng giá nguyên vật liệu trên thị
trường thay đổi và biến động khi khan hiếm.
5. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu:
Công ty đã tiến hành tiệp nhận nguyên vật liệu tương đối tốt. Việc tiếp
nhận chính xác số lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng hợp đồng giao
hàng, phiếu vận chuyển nên đã không có trường hợp thất thoát nguyên vật liệu
và có những vật liệu không đúng quy cách và phẩm chất.
- 24 -
Quản lý NVL
Công ty tiến hành chuyển nguyên vật liệu nhanh từ địa điểm nhận đến kho
doanh nghiệp nên đã tránh được sự hư hang mất mát. Mặt khác công ty đã áp
dụng đầy đủ các tiêu thức sau khi có việc tiếp nhận nguyên vật liệu:
+ Mọi vật tư hàng hoá đều phải có giấy tờ hợp lệ
+ Mọi vật liệu tiếp nhận phải đủ thủ tục kiểm tra và kiểm nghiệm
+ Kiểm tra, Xác định chính sác số lượng, chất lượng và chủng loại
+ Phải có biên bản xác nhận có hiện tượng thừa thiếu, hỏng sai quy cách.
- 25 -

×