Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Xây dựng Webgis phổ biến thông tin ô nhiễm môi trường không khí khu công nghiệp đến cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 112 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Cô Dương Thị Thúy Nga đã tận tình
chỉ bảo, dẫn dắt hướng đi cho em ngay từ đầu học kì chuyên ngành và trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Môi Trường – trường đại học Khoa
Học Tự Nhiên, đặc biệt là anh Nguyễn Quang Long cán bộ trẻ thuộc bộ môn Tin
Học Môi Trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài tại trường.
Con xin cám ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng, dạy bảo con để con có được ngày
hôm nay, em cảm ơn anh chị luôn động viên, nhắc nhở, tạo điều kiện tốt nhất cho
em trên con đường học vấn.
Cám ơn tất cả các bạn đã cùng chia sẻ những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn
cùng mình, đặc biệt là các bạn nhóm học tập Green252 và các bạn lớp 07 Tin Học
Môi Trường.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn đề tài này còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quý Thầy Cô cùng các
bạn.
ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSDL: cơ sở dữ liệu
DBMS: hệ quản trị cơ sở dữ liệu
GDP: bình quân thu nhập quốc
HTTTĐL: hệ thống thông tin địa lý
KCN: khu công nghiệp
PMNM: phần mềm nguồn mở
QCVN: quy chuẩn Việt Nam
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
THC: tổng hydrocarbons


SX: sản xuất


iii

DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1 Sơ đồ triển khai cơ sở dữ liệu……………………………………………2
HÌNH 2.1 Mặt cắt ngang địa hình tỉnh Bình Phước 6
HÌNH 2.2 Nồng độ bụi trong môi trường xung quanh 12
HÌNH 2.3 Nồng độ bụi trung bình tháng 3 tháng 4 năm 2010………………… 14
HÌNH 3.1 Biểu diễn đối hình học bằng mô hình Raster 17
HÌNH 3.2 Biểu diễn đối tượng địa lý bằng mô hình Raster 18
HÌNH 3.3 Biểu diễn đối hình học bằng mô hình Vector 18
HÌNH 3.4 Biểu diễn đối địa lý bằng mô hình Vector 18
HÌNH 3.5 Sơ đồ hoạt động của một website 25
HÌNH 3.6 Kiến trúc chung của một website 30
HÌNH 3.7 Sơ đồ các bước xử lý của Website 32
HÌNH 3.8 Các dạng yêu cầu từ phía Client 33
HÌNH 3.9 Sơ đồ giao diện của GeoServer 36
HÌNH 5.1 Giao diện màn hình chính của trang Web 6
9

HÌNH 5.2 Các chức năng chính trên trang Web………………………………… 70
HÌNH 5.3 Các bản đồ trên trang Web 7
1

HÌNH 5.4 Màn hình bản đồ 2D 7
2

HÌNH 5.5 Màn hình bản đồ 3D 74

HÌNH 5.6 Thước chỉnh thời gian trên bản đồ GoogleEarth 7
4

HÌNH 5.7 Các chức năng chính của bản đồ GoogleEarth 7
5

HÌNH 5.8 Màn hình khi chọn thẻ “Tìm Kiếm” 7
5

HÌNH 5.9 Màn hình kết quả sau khi thực hiện chức năng tìm kiếm 7
6

HÌNH 5.10 Màn hình khi chọn thẻ “Dữ liệu KML 7
6

HÌNH 5.11 Màn hình kết quả sau khi upload bản đồ dạng KML/KMZ 7
7

HÌNH 5.12 Màn hình khi chọn thẻ “Lớp hiện hành” 7
8

HÌNH 5.13 Màn hình khi chọn thẻ “Tùy Chọn Bản Đồ” 7
8

HÌNH 5.14 Màn hình kết quả sau bật tất cả tùy chọn 7
9

HÌNH 5.15 Màn hình khi chọn thẻ “Download Bản Đồ”
80


HÌNH 5.16 Màn hình giao diện quản lý văn bản
80

HÌNH 5.17 Hộp thoại tùy chọn máy in 8
2

HÌNH 5.18 Giao diện màn hình quản lí thông tin dữ liệu 82
HÌNH 5.19 Màn hình thao tác và kết quả sau khi lọc dữ liệu dạng Text 8
3

HÌNH 5.20 Màn hình thao tác và kết quả sau khi lọc dữ liệu dạng Number 8
5

HÌNH 5.21 Màn hình thao tác và kết quả khi lọc dữ liệu dạng List 8
5

HÌNH 5.22 Màn hình thao tác và kết quả sau khi phân tích dữ liệu 8
6

HÌNH 5.23 Màn hình kết quả sau khi xuất báo cáo 8
6

HÌNH 5.24 Màn hình kết quả sau tính toán tải lượng ô nhiễm từ khu công nghiệp . 8
7

HÌNH 5.25 Màn hình kết quả sau tính toán tải lượng ô nhiễm từ giao thông 8
8

HÌNH 5.26 Màn hình kết quả dự báo tải lượng ô nhiễm từ các nhà máy…………89



iv

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 2.1
Tổng sản phầm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực
8

BẢNG 2.2
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 – 2009
9

BẢNG 2.3
Phần trăm cơ cấu dân số
10

BẢNG 2.4
Vị trí lấy mẫu không khí tại các các khu dân cư tập trung
11

BẢNG 3.1
Bảng so sánh ưu nhược điểm của mô hình Raster và Vector
19

BẢNG 3.2
Các chức năng của các loại dịch vụ máy chủ
29

BẢNG 3.3

Các loại dữ liệu mà máy khách nhận được
30

BẢNG 4.1
Thông tin chung
41

BẢNG 4.2
So sánh về hệ điều hành hỗ trợ
42

BẢNG 4.3
So sánh về các tính năng cơ bản
42

BẢNG 4.4
So sánh về sự hỗ trợ bảng tạm và khung nhìn
43

BẢNG 4.5
So sánh
chức năng đínhchỉmục
44

BẢNG 4.6
So sánh về các đối tượng khác
44

BẢNG 4.7
Khả năng lưu trữ dữ liệu của Postgres

47

BẢNG 4.8
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
49

BẢNG 4.9
Vị trí các nguồn thải tại các KCN, nhiên liệu sử dụng, các vị trí xả thải
. 54

BẢNG 4.10
Vị trí các điểm lấy mẫu không khí
56

BẢNG 4.11
Kết quả giám sát
58

BẢNG 4.12
Đặc tả các bảng dữ liệu của cơ sở dữ liệu
60

BẢNG 4.13
Bảng huyen_thixa
60

BẢNG 4.14
Bảng khucongnghiep
61


BẢNG 4.15
Bảng congty
62

BẢNG 4.16
Bảng loaisanxuat
62

BẢNG 4.17
Bảng loaihinhsanxuat
62

BẢNG 4.18
Bảng thongsodo
63

BẢNG 4.19
Bảng tieuchuanvietnam
63

BẢNG 4.20
Bảng tailuongonhiemtunhamay
64

BẢNG 4.21
Bảng tailuongonhiemtugiaothong
65

BẢNG 4.22
Bảng huong gio

65

BẢNG 4.23
Bảng capondinh
66

BẢNG 4.24
Bang dulieubando
66

BẢNG 4.25
Sơ đồ liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu
67



v

TÓM TẮT

Hiện tại, những vấn đề môi trường đang diễn biến phức tạp, nền sản xuất công
nghiệp không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, đặc
biệt là môi trường không khí. Do đặc thù của môi trường khí là biến động không
ngừng, khuếch tán nhanh chỉ trong thời gian ngắn nên phải tiến hành quan trắc
thường xuyên và liên tục. Kết quả là một khối lượng dữ liệu khổng lồ theo không
gian và thời gian cần phải được xử lý, gây khó khăn cho cả người quản lý và người
sử dụng dữ liệu.
Ngày nay, trong lĩnh vực quản lý và chia sẻ ứng dụng, thông tin địa lý qua mạng
Internet bằng việc tích hợp GIS vào Web tạo nên một công cụ hữu dụng trong việc
quản lý, thể hiện và truy vấn thông tin bản đồ trên Internet. Trên cơ sở đó, tác giả

mong muốn xây dựng một Website được tích hợp GIS và sử dụng mã nguồn mở có
khả năng thể hiện nhiều dạng bản đồ điện tử và cung cấp thông tin cho người sử
dụng dựa trên dữ liệu môi trường không khí của các khu công nghiệp tỉnh Bình
Phước
Những nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu cách thức phát triển, xây dựng website dựa trên công nghệ
GeoServer, OpenLayers và Google Earth, kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ
liệu PostgreSQL
- Tìm hiểu một số ngôn ngữ lập trình như Java, JavaScript, HTML để xây
dựng giao diện và lập trình sự kiện cho trang web
- Tìm hiểu cách xây dựng và truy xuất dữ liệu trong PostgreSQL bằng Java
- Tìm hiểu hệ thống các gói phần mềm Udig, OpenGeo hỗ trợ cho việc xây
dựng bản đồ.

vi

ABSTRACT

Recently, the environmental problems are going to unfold complicatedly,
including industry is developing, so that causing bad impacts on surrounding
environment, especially the atmosphere. Because the air environment property is
changing and diffusing quickly in the short time so that we have to usually monitor
frequently. As a result, the huge amount of spatial and temporal data needs to be
handled. It confuses both managers and data users.
Nowadays, in terms of managing and sharing application, the geographic
information through the Internet by combined Web with GIS is a useful tool for
displaying and querying map information in the Internet. For that, I want to build a
Website, integrated with GIS and Open Source based on air environment data of
industrial zones at Binh Phuoc Provinces, which has ability to display maps and
supply information for users.

The thesis methodology includes:
- Study how to build and develop web applying GeoServer, OpenLayers,
Google Earth and combines with PostgreSQL Database Management System
- Learn about some programming languages such as Java, JavaScript, HTML
to construct interfaces and program events for Web page
- Learn about how to build and query data in PostgreSQL by using Java
- Learn about the system of Udig and OpenGeo software packages to support
constructing maps.


vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1.

Đặt vấn đề
1
1.2.

Mục tiêu đề tài
2
1.3.

Ý nghĩa thực tiễn
3
1.4.

Phạm vi nghiên cứu

3
1.5.

Đối tượng nghiên cứu
3
1.6.

Phương pháp nghiên cứu
4
1.7.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4
1.7.1. Thế giới 4
1.7.2. Trong nước 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN…………………………………………….…………6
2.1.

Thông tin chung về tỉnh Bình Phước
6
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 6
2.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội 7
2.2.

Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Bình Phước
10
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư tập trung 11
2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí tại các khu vực sản xuất công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp 13
2.3.


Nhận xét chung
14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 16
3.1.

Sơ lược về GIS (Geographic Information System)
16
3.1.1. Khái niệm 16
3.1.2. Các dạng dữ liệu của GIS 16
3.1.3. Mô hình dữ liệu 17
3.1.4. Các nhiệm vụ của GIS 19
3.1.5. Dữ liệu cho GIS 22
3.2.

Giới thiệu về phần mềm nguồn mở (Open Source)
22
3.2.1. Khái niệm 22
3.2.2. Lợi ích của phần mềm nguồn mở 23
3.3.

Giới thiệu về OGC (Open GIS Consortium) và OGIS (Open Geodata
Interoperability Specification)
24

viii


3.3.1. Lược sử phát triển 24
3.3.2. OGIS (Open Geodata Interoperability Specification) 24

3.3.3. Ưu điểm của OpenGIS® 25
3.4.

Giới thiệu cấu trúc website
25
3.4.1. Sơ đồ hoạt động của một website 25
3.4.2. Tiềm năng của web được tích hợp GIS 26
3.4.3. Phân loại 26
3.4.4. Kiến trúc và các bước xử lý trong website 30
3.4.4.1. Kiến trúc 30
3.4.4.2. Các bước xử lý 31
3.4.5. Một số công nghệ tích hợp GIS vào web hiện nay 34
3.5.

Giới thiệu về công nghệ GeoServer
35
3.5.1. Lịch sử phát triển 35
3.5.2. Chuẩn mở và khả năng chia sẻ dữ liệu không gian 36
3.5.3. Các đặc trưng chính 37
3.6.

Giới thiệu công nghệ Google Earth API
37
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 39
4.1.

Tổng quan về cơ sở dữ liệu không gian
39
4.1.1. CSDL không gian 39
4.1.2. Đặc trưng của CSDL không gian 39

4.1.3. Các hệ quản trị cơ sở hỗ trợ đối tượng không gian 40
4.2.

So sánh các hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian
41
4.3.

Lý do chọn Postgres làm hệ quản trị cơ sở dữ liệu
44
4.4.

Giới thiệu về Postgres
45
4.4.1. Lược sử phát triển 45
4.4.2. Đặc điểm của Postgres: 45
4.5.

Giới thiệu về PostGIS
47
4.5.1. Lược sử phát triển 47
4.5.2. Đặc điểm của PostGIS: 47
4.6.

Xây dựng cơ sở dữ liệu cho website
48
4.6.1. Thông tin tổng quan về cơ sở dữ liệu 48

ix



4.6.2. Xây dựng các bảng cơ sở dữ liệu 59
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG WEBSITE 68
5.1.

Nội dung xây dựng website quản lý dữ liệu khu công nghiệp
68
5.1.1. Các bước thực hiện chính 68
5.1.2. Giao diện và chức năng cơ bản trên màn hình chính 69
5.2.

Chức năng chính trên trang web
70
5.2.1. Các chức năng đối với bản đồ 2D 71
5.2.2. Các chức năng đối với bản đồ 3D 73
5.2.3. Các chức năng đối với văn bản 80
5.2.4. Các chức năng quản lí thông tin dữ liệu 82
5.3.

Nhận xét về các chức năng đã xây dựng
89
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT 91
6.1.

Nhận xét và đánh giá về kết quả đạt được
91

6.1.1.

Về phía bản thân
91

6.1.2. Về phía luận văn 91
6.2.

Hướng phát triển
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 93
PHỤ LỤC: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM……………….……………….…….94




x

THUẬT NGỮ
ACID là từ viết tắt các chữ cái đầu của bốn từ tiếng anhatomicity consistency
isolation và durability. Chúng được coi là bốn thuộc tính quan trọng của một hệ
quản trị cơ sở dữ liệu

khi xử lý bất kỳ giao dịch nào
Applet: chương trình java chứa trong web
Ajax: Asynchronous JavaScript and XML
Boolean: kiểu cấu trúc truy vấn dạng đúng sai
BSD: Berkeley Software Distribution( một hệ điều hành máy tính mã nguồn mở)
Compiler: trình biên dịch
Download: tải dữ liệu.
Data server: dữ liệu máy chủ
GPL: General Public License - Quyền Sở hữu Công cộng phần mềm của GNU
HTML: Hyper Text Markup Language - Ngôn ngữ hiển thị siêu văn bản
Java: ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
JavaScript: ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và theo khuôn mẫu

JDBC: Java DataBase Connectivity- chuẩn truy xuất cơ sở dữ liệu
JSP: Javascript - ngôn ngữ kịch bản(script) java
Numeric: địng dạng số(number) cho dữ liệu
Post: cổng kết nối
Plug-in: là các chương trình nhỏ nhằm bồ sung cho chương trình lớn hơn.
Response: câu lệnh dùng để thực hiện thao tác đáp ứng lệnh của người sử dụng.
Request: câu lệnh đưa ra yêu cầu của người sử dụng với máy tính.
Server: máy chủ
String: kiểu chuỗi
Shapefile(.shp): một dạng dữ liệu hình học
Sql file (.sql): Structured Query Language - ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc
Trigger: hàm thủ tục gắn với khả năng cập nhật, hiển thị dữ liệu.
Transaction: trình trao đổi dữ liệu.
Unix: là một hệ điều hành được phát triển vào thập kỷ 60
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 1 -

CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay những vấn đề môi trường đang diễn biến phức tạp, những biến cố
môi trường nếu xảy ra thường để lại những hậu quả to lớn và khó kiểm soát. Trong
khi đó, nền sản xuất công nghiệp lại không ngừng gia tăng, việc đốt các nhiên liệu
hóa thạch dùng trong sản xuất cũng tăng theo, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
xung quanh. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải quản lý và kiểm soát môi trường
không khí, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và những vùng lận cận.
Do đặc thù của ô nhiễm không khí là biến động không ngừng, khả năng
khuếch tán nhanh, chỉ trong thời gian ngắn. Nên cần phải tiến hành quan trắc

thường xuyên và liên tục.Kết quả là một khối lượng dữ liệu khổng lồ theo thời gian
và không gian cần phải được xử lý. Điều đó đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng:
+ Đối với người quản lý dữ liệu: làm sao để việc lưu trữ và cập nhật dữ
liệu được tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng, kịp thời ghi nhận những biến
đổi của môi trường.
+ Đối với người sử dụng dữ liệu: làm sao để việc tìm kiếm và sử dụng
những kết quả đó theo những mục đích khác nhau cũng được thực hiện một cách dễ
dàng.
Ngày nay, hạ tầng viễn thông không ngừng phát triển, việc liên lạc, cập nhật
dữ liệu từ các trạm quan trắc gửi về trung tâm được tiến hành bằng nhiều cách khác
nhau, mỗi kĩ thuật có thế mạnh riêng và tính kinh tế khác nhau. Trong tất cả các lĩnh
vực, khả năng quản lý, chia sẻ các ứng dụng, thông tin địa lý qua mạng Internet
bằng việc tích hợp GIS vào Web tạo nên một công cụ rất hữu dụng trong việc thể
hiện và truy vấn thông tin bản đồ trên Internet. Cho phép người quản lý có thể lưu
trữ, cập nhật và thể hiện dữ liệu một cách chóng và dễ dàng thông qua môi trường
Internet. Người dùng cũng có thể truy cập nhanh những thông tin cần thiết trên các
bản đồ điện tử ở bất cứ nơi đâu với cái nhìn trực quan thông qua trình duyệt Web,
họ có thể tìm hiểu các thông tin đó mà không cần đến tận nơi để khảo sát.
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 2 -

Để cung cấp thông tin môi trường cho mọi người đã có các phương tiện thông
tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, bên cạnh đó còn có một số website…Tuy
nhiên các website về môi trường của nước ta nói chung chưa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu về cung cấp thông tin. Trên tư tưởng đó tác giả mong muốn xây dựng một
website sử dụng công nghệ bản đồ mã nguồn mở, có khả năng thể hiện nhiều dạng
bản đồ điện tử và cung cấp thông tin môi trường cho người sử dụng, dựa trên dữ
liệu môi trường không khí các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đồng

thời hỗ trợ các nhà quản lý trong công tác quản lý môi trường thông qua việc cập
nhật dữ liệu trực tuyến, cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng thông qua
mạng Internet.
1.2. Mục tiêu đề tài
Một hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường không khí hoàn chỉnh bao gồm 2 thành
phần: Quản lý dữ liệu trên Desktop và phổ biến thông tin cần thiết cho người dùng
thông qua mạng Internet. Mục tiêu của đề tài là xây dựng công cụ phổ biến thông
tin ô nhiễm không khí cho người dùng thông qua mạng Internet.

Hình 1.1 Sơ đồ triển khai cơ sở dữ liệu
Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng, đề tài cần đảm bảo những mục
tiêu cụ thể sau đây:
 Xây dựng một website tích hợp GIS, có khả năng hiển thị nhiều định dạng
bản đồ và tra cứu thông tin môi trường không khí các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
 Sử dụng các công cụ, phần mềm mã nguồn mở để đảm bảo không phát sinh
nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

ỨNG DỤNG
WEB

ỨNG DỤNG
DESKTOP
Cơ sở
dữ liệu

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 3 -


 Xây dựng một hệ thống sơ sở dữ liệu môi trường không khí, giúp người quản
lý quản lý tốt khối dữ liệu khổng lồ được cập nhật hàng giờ từ các trạm quan trắc,
thông qua đó lưu trữ và thể hiện lại một cách trực quan sinh động trên trình duyệt
web.
 Xây dựng giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cung cấp các chức năng hữu ích
cho người dùng:
 Tra cứu, tìm kiếm thông tin về các khu công nghiệp, các số liệu về ô
nhiễm không khí theo nhiều tiêu chí khác nhau và xuất báo cáo.
 Phân tích thành phần các chất ô nhiễm vượt chuẩn, vẽ đồ thị biểu diễn và
xuất báo cáo.
 Xây dựng công cụ tính toán và dự báo tải lượng ô nhiễm khí thải.
 Xây dựng công cụ đưa số liệu thống kê ô nhiễm lên GoogleEarth.
 Xây dựng công cụ download và upload bản đồ lên GoogleEarth.
 Đánh giá khả năng sử dụng phần mềm, tìm ra những hướng phát triển mới
phục vụ tối đa cho công tác quản lý cũng như cung cấp thông tin một cách trực
quan,dễ hiểu và sinh động hơn cho người sử dụng.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn
 Tạo ra một kênh thông tin mới, một môi trường giao tiếp mới giữa người
quản lý và người sử dụng, vì ứng dụng web này đảm nhận luôn chức năng là một
website thông tin cho trung tâm, cơ quan sử dụng phần mềm này.
 Việc thể hiện GIS trên môi trường Internet giúp dễ dàng hơn trong việc quản
lý dữ liệu cũng như quan sát hiện tượng.
 Việc cập nhật dữ liệu và thể hiện các kết quả tính toán sẽ nhanh chóng hơn.
 Giảm đáng kể lượng nhân lực làm công tác quản lý dữ liệu, đặc biệt là đối
với phương pháp lưu trữ dữ liệu dạng ghi chép truyền thống, nhìn chung ứng dụng
này mang lại lợi ích kinh tế khá cao.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.5. Đối tượng nghiên cứu

 Cấu trúc của một hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường không khí.
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 4 -

 Nghiên cứu cách thức phát triển, xây dựng websiteứng dụng công nghệ
GeoServer, OpenLayers, GoogleEarth kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu
PostgreSQL.
 Nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information
System).
 Nghiên cứu về các hệ quy chiếu (EPSG) và tọa độ sử dụng với GoogleMap
và cách thức chồng lớp bản đồ phù hợp.
 Tìm hiểu một số ngôn ngữ lập trình như Java, JavaScript, HTML.
 Tìm hiểu phương thức kết nối của Geoserver bằng ngôn ngữ Java.
 Tìm hiểu cách xây dựng và truy xuất dữ liệu trong PostgreSQL bằng Java.
 Tìm hiểu hệ thống các gói phần mềm Udig, OpenGeo hỗ trợ cho việc xây
dựng bản đồ.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
 Tìm hiểu cấu trúc của hệ thống dữ liệu môi trường của một khu công nghiệp
và tìm kiếm số liệu cho việc xây dựng hệ thống.
 Tham khảo và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn về nội dung cần phát triển,
chủ yếu là từ Internet và các diễn đàn.
 Tham khảo và học hỏi về ngôn ngữ Java, JavaScript và hệ quản trị cơ sở dữ
liệu PostgreSQL từ những người có kinh nghiệm và tài liệu tham khảo.
1.7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.7.1. Thế giới
Hiện nay Website được tích hợp GIS là một kỹ thuật đang được ứng dụng
rộng rãi vào việc quản lý các vấn đề xã hội giúp cho việc theo dõi thông tin liên tục
và tức thời. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động, người ta đã

đưa các ứng dụng này gắn liền với đời sống của người dân. Xóa bỏ rào cản về việc
sử dụng GIS đối với người dân bình thường, trước đây để có thể sử dụng GIS,
người sử dụng phải trải qua một thời gian đào tạo bài bản. Các ứng dụng có thể kể
đến như:
 Tìm đường đi ngắn nhất hay tiết kiệm thời gian nhất dựa vào tình hình giao
thông thực tế đang diễn ra.
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 5 -

 Tìm vị trí những điểm vui chơi, các trung tâm mua sắm.
 Theo dõi thông tin thời tiết ở một số nơi đã và đang được quan tâm phát
triển mạnh mẽ.
 Quản lý xe taxi hay tàu biển ngoài khơi để biết chúng đang ở đâu và làm
gì…
1.7.2. Trong nước
 Hiện nay kỹ thuật này mới chỉ áp dụng trong các lĩnh vực gắn liền với đời
sống của người dân như tìm đường, các khu vui chơi giải trí. Có thể kể đến một
website đang được phát triển mạnh mẽ hiện nay ở Việt Nam là Việt bản đồ


Còn đối với các vấn đề về quản lý xã hội hay các vấn đề về môi trường, hiện
nay việc áp dụng còn hạn chế và chưa phát triển.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 6 -


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Thông tin chung về tỉnh Bình Phước
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia (giáp 3
tỉnh: Kongpongcham, Kratie và Mundulkiri). Đây là cửa ngõ và là cầu nối của vùng
với Tây Nguyên và Campuchia:
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia
- Trung tâm tỉnh lỵ nằm ở thị xã Đồng Xoài, cách TP Hồ Chí Minh 110 km.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng lãnh thổ tỉnh Bình Phước có thể xếp vào loại cao nguyên ở phía
Bắc Đông Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Nam.
Phần phía Đông và Đông nam tỉnh (huyện Bù Đăng) giáp ranh với sông Đồng Nai
địa hình có độ dốc tương đối lớn.
Địa hình đồi núi có độ cao < 180m chủ yếu đồi núi nhỏ, dạng bát úp, bị chia cắt
mạnh bởi mạng sông suối chằng chịt trong tỉnh, thường tập trung thành khu vực
riêng biệt.

HÌNH 1
Hình 2.1.Mặt cắt ngang địa hình tỉnh Bình Phước
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 7 -


2.1.1.3. Khí hậu
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm ổn định từ 25.8 – 26.2
0
C. Nhìn chung, sự thay đổi
mùa theo các tháng không lớn, nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá
lớn, khoảng từ 7 – 9
0
C vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 3, 4,
5.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 2,045 – 2,325 mm. Mùa mưa diễn ra từ
tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm, nhiều nhất là vào
tháng 7. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chiếm 10 –
15% lượng mưa cả năm, ít nhất là vào tháng 2, tháng 3.
Nhìn chung, Bình Phước là tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt, động đất, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Bình Phước đã đạt được những thành tựu
quan trọng, giữ được tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể
theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, quy mô GDP còn nhỏ so
với cả nước và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tổng giá trị GDP của Bình Phước theo giá trị so sánh 1994 đã tăng từ 3,744.1 tỷ
đồng năm 2006 lên 5,383.5 tỷ đồng 2009 và đạt 6,081 tỷ đồng năm 2010. Vậy trong
giai đoạn 2006 – 2009 đã tăng được 2,336.9 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân năm
đạt khoảng 12.9%.





CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 8 -

Bảng 2.1.Tổng sản phầm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực (Đơn vị
tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu phấn
đấu 2010
2006 2009
Ước tính

2010
Ước tính
2010 so chỉ
tiêu (%)
Tổng GDP 4,770 – 4,980 3,744.1 5,383.5 6,081.0 127.5
Nông lâm và
thủy sản
2,147 – 2,042 2,041.1 2,690.0 2,864.9 133.4
Công nghiệp –
Xây dựng
1,288 – 1,494 743.5 1,217.8 1,467.4 113.9
Dịch vụ
1,336 – 1,444 959.5 1,475.7 1,748.7 130.9
BẢNG 1
(Nguồn: tổng hợp từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước

thời kỳ 2006 – 2020 và Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2009)
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp –
xây dựng và dịch vụ. Năm 2006, công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 19.9%, dịch vụ
25.6%, nông – lâm nghiệp 54.5%. Ước tính đến năm 2010 nông – lâm nghiệp –
thủy sản chiếm 47.1%, công nghiệp – xây dựng 24.1%, dịch vụ 28.8% (tương ứng
năm 2007 là 53% - 21.4% - 25.6%).







CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 9 -

Bảng 2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 – 2009

Chỉ tiêu phấn
đấu năm 2010
2006 2009 Ước 2010
GDP
(Tỷ
đồng)

Tỷ
trọng
( % )

GDP
(Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
( % )
GDP
(Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng

( % )

GDP
(Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng

( % )

Tổng sản
phẩm
GDP
4,770

4,980
100
3,744.1

100
5,383.5

100
6,081.0

100
Nông, lâm
và thủy
sản
2,147

2,042
45 – 41

2,041.1 54.5 2,690.0

50.0 2,864.9

47,1
Công
nghiệp –
xây dựng
1,288

1,494
27 – 30

743.5 19.9 1,217.8


22.6 1,467.4

24.1
Dịch vụ
1,336

1,444
28 – 29

959.5 25.6 1,475.7

27.4 1,748.7

28.8
BẢNG 2
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2009)
2.1.2.2. Dân cư
Dân cư toàn tỉnh có tổng số là 835.3 nghìn người, trong đó dân số nông thôn
chiếm đa số. Mật độ dân số trung bình là 122 người/km
2
. Dân cư tập trung đông
nhất ở thị xã Đồng Xoài (mật độ 363 người/km
2
), huyện Bình Long (185
người/km
2
). Dân cư huyện Bù Đăng thưa thớt nhất (73 người/km
2
).


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 10 -

Bảng 2.3.Phần trăm cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số Phần trăm
Dân số nông thôn 83.9 %
Dân số thành thị 16.1 %
BẢNG 3
Về cơ cấu lao động: Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực Nông
Lâm Thuỷ sản chiếm 68.9%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10.1% & trong các
ngành Dịch vụ chiếm 21%. Trong đó lao động có trình độ chuyên môn số người đã
tốt nghiệp sơ cấp chiếm 3.5% dân số , trung cấp 3.8%, cao đẳng 1.3% và đại học trở
lên là 2.1%.
2.1.2.3. Y tế
Mạng lưới y tế trong thời gian qua nhìn chung được quan tâm đầu tư và nâng
cấp; các xã, phường, thị trấn đều có cơ sở y tế.
Tuy nhiên, ngành y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của tỉnh còn
nhiều hạn chế, đó là: khả năng và tiến độ đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế còn
chậm, chất lượng y tế chưa đáo ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của
nhân dân, việc quản lý y dược tư nhân chưa chặt chẽ, công tác vệ sinh môi trường,
an toàn lao động chưa được quản lí chặt chẽ.
2.1.2.4. Giáo dục
Giáo dục và đào tạo của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cấp học, bậc
học đều được củng cố, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất cho phát
triển của ngành được tăng cường, quy mô giáo dục ngày càng phát triển và từng
bước nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
2.2. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh chuyển tiếp giữa Tây nguyên và các tỉnh thuộc khu vực

Đông Nam Bộ và là tỉnh thuần nông, còn nhiều rừng nên được các nhà khoa học
đánh giá khá cao về môi trường sinh thái. Đặc biệt, khả năng tự làm sạch môi
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 11 -

trường ở các vùng nông thôn của tỉnh Bình Phước khá lý tưởng so với các tỉnh
thành khác trong khu vực. Thế nhưng trong những năm gần đây, tốc độ phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã làm cho tình trạng môi trường, nhất là môi trường
không khí đang bị ô nhiễm.
Phát triển công nghiệp là quy luật tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước. Tuy nhiên, việc định hướng và phát triển công nghiệp như thế nào
cần phải được các cơ quan chức năng thẩm định, phân tích, làm rõ những tác hại từ
khí thải cũng như nước thải của các nhà máy. Các cơ quan chức năng cần có sự
kiểm tra, xử lý các nhà máy gây ô nhiễm nặng như hiện nay để trả lại môi trường
sống trong lành cho người dân ở xung quanh các khu công nghiệp.
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư tập trung
Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực đô thị và khu dân cư chủ
yếu là do các hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, nâng cấp hạ tầng đô
thị, đường sá, xây dựng nhà cửa, sinh hoạt của người dân.
Phòng Thí nghiệm Phân viện KTTV & MT phía Nam đã tiến hành lấy mẫu,
phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tại một số vị trí sau:
Bảng 2.4.Vị trí lấy mẫu không khí tại các các khu dân cư tập trung
TT Kí hiệu mẫu Địa điểm lấy mẫu
1 KK – 01 Trung tâm hành chính huyện Đồng Phú
2 KK – 02 Trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước
3 KK – 03 Khu thương mại Đồng Xoài
4 KK – 04 Ql 14, Khu vực xã Minh Hưng
5 KK – 05 Trung tâm thị trấn Chơn Thành

6 KK – 06 Trung tâm Thương mại thị trấn An Lộc
BẢNG 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 12 -

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng không khí khu vực đô thị và khu vực
dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước còn tương đối tốt, chưa bị ảnh hưởng
bởi các chất khí độc hại như CO, SO
2
, NO
2
. Tuy nhiên, chất lượng môi trường
không khí ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi, cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN
5937 – 2005) từ 1.06 – 1.83 lần. Tại vị trí Khu thương mại Đồng Xoài và trung tâm
thị trấn Chơn Thành – Huyện Chơn Thành do nằm ở vị trí đầu mối giao thông nơi
có mật độ xe cộ qua lại nhiều nên hàm lượng bụi ở đây đều vượt tiêu chuẩn cho
phép.

HÌNH 2

Hình 2.2.Nồng độ bụi trong môi trường xung quanh
Nhìn chung chất lượng không khí khu vực đô thị, khu dân cư tập trung tỉnh Bình
Phước chỉ có chỉ số bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tại các khu trung tâm đô thị. Các
chỉ số đo được còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép. Do đó, có thể nói mức độ ô
nhiễm không khí tại các khu vực này chưa nghiêm trọng và ít ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với lượng phương tiện giao thông cơ giới ngày càng
một gia tăng nhanh chóng trong các đô thị, do đó các chất độc hại như bụi, khí độc
hại và tiếng ồn đang là mối lo ngại đến môi trường không khí hiện nay. Thêm vào

đó, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
1 2 3 4 5 6
Nông do bui
TCVN 5937 - 2005
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 13 -

dân cư cũng là nguyên nhân gia tăng gây ô nhiễm môi trường không khí trong thời
gian tới.
2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí tại các khu vực sản xuất công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp
Thực hiện phương châm “Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư” với các chính
sách, biện pháp thông thoáng nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có của địa
phương, trong những năm qua kinh tế-xã hội của Bình Phước không ngừng phát
triển và luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao với GDP tăng bình quân hàng năm khoảng
13%.
Tại tỉnh Bình Phước, dù hoạt động công nghiệp chưa phát triển mạnh như một
số tỉnh thành khác, nhưng đã tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động xấu đến môi trường

sống của người dân.
Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt là các KCN cũ, tập
trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống
xử lí khí thải, đã và đang bị suy giảm.
Ô nhiễm không khí tại KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm
CO, SO
2
và tiếng ồn. Các KCN mới với cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại và hệ
thống quản lí tốt thường có hệ thống xử lí khí thải trước khi xả ra môi trường nên
thường ít gặp các vấn đề ô nhiễm không khí hơn.
Ô nhiễm bụi – dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở các KCN: Tình trạng ô nhiễm bụi ở
các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô đối với các KCN đang trong
quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của các
KCN đểu vượt QCVN.
Ô nhiễm CO, NO
3
, SO
2
chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN: Nhìn chung, nồng độ
khí CO, SO
2
và NO
3
trong không khí xung quanh các KCN hầu hết đều nằm trong
giới hạn cho phép. Tại 1 số KCN, do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc do doanh
nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lí khí thải, hiện tượng ô nhiễm CO, SO
2
và NO
3


vẫn diễn ra.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 14 -

Ô nhiễm khí khác – đặc thù cho các loại hình sản xuất: Tại các KCN, bên cạnh
những ô nhiễm thông thường như bụi, CO, SO
2
và NO
3
còn cần quan tâm đến một
số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh ra như hơi axit, hơi kiềm, NH
3
,
H
2
S, VOC,… Nhìn chung những khí này vẫn còn nằm trong ngưỡng cho phép. Mặc
dù vậy, cũng cần phải lưu ý đến việc kiểm soát các hơi khí độc trong khu vực công
nghiệp.









Hình 2.3.Nồng độ bụi trung bình tháng 3 tháng 4 năm 2010

2.3. Nhận xét chung
Do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển còn chậm, mặt khác diện
tích cây xanh dọc các đô thị khá cao (chủ yếu là cây công nghiệp) nên môi trường
không khí còn khá trong lành. Tuy vậy một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi
và tiếng ồn, đặc biệt là khu vực nút giao thông có mật độ xe cộ qua lại cao, đường
sá chưa hoàn chỉnh hoặc những khu phố mua bán sầm uất như KCN Minh Hưng
…Bên cạnh đó các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển mạnh nên
môi trường không khí của Bình Phước chưa bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp
độc hại.
Qua khảo sát thực tế, cũng như dựa vào các kết quả phân tích chất lượng môi
trường không khí tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn cho thấy hầu hết các cơ sở sản
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT

- 15 -

xuất đều là những nguồn làm tăng mức đô ô nhiễm không khí của tỉnh. Mức độ tác
động nặng nhẹ ở mỗi cơ sở đều có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào ngành nghề sản
xuất, quy trình công nghệ và tình trạng thiết bị. Ngành công nghiệp chế biến hạt
điều đang phát triển mạnh nhất ở tỉnh trong thời gian qua. Các nhà máy chế biến hạt
điều sử dụng củi, vỏ hạt điều làm nguyên liệu đốt trong quá trình sản xuất nên thải
ra một lượng lớn khí thải có chứa các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như
CO, SO
2
, phenol,… và chất thải rắn khó phân hủy. Thêm vào đó, tình trạng máy
móc tại các cơ sở sản xuất trong tỉnh tuy đã tiến bộ so với những năm trước nhưng
nhìn chung hệ thống sản xuất còn cũ kĩ, lạc hậu, công nghệ sạch ít chất thải thân
thiện với môi trường chưa được áp dụng. Đây là nhưng điều đáng lo ngại nhất tới
chất lượng môi trường không khí tại các khu vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp tỉnh Bình Phước.

Ngoài ra, môi trường không khí tại các khu vực nông thôn cũng đang dần bị tác
động từ quá trình phun thuốc trừ sâu cho hoa màu, cây công nghiệp,…Do ý thức
người dân chưa cao nên việc phát tán hóa chất vào môi trường không khí ngày càng
tăng cao. Các chất độc hại này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây tác hại từ từ tới sức
khỏe của người dân đang sinh sống canh tác trong khu vực.

×