Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 55 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề phát triển bền vững và môi trường luôn là mối quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và nhằm thực
hiện một cách có hiệu quả vấn đề bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đảng và Nhà nước ta đã ban hành bộ
Luật Bảo vệ Môi trường và đưa ra các biện pháp thực hiện.
Ngày 27/12/1993: Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ IV thông qua Luật Bảo vệ Môi
trường.
Ngày 01/10/1994: Chủ tịch nước đã công bố sắc lệnh số 29 L/CTN ban hành
Luật Bảo vệ mơi trường.
Ngày 18/11/1994: Chính phủ đã ban hành nghị định số 175/CP về việc hướng
dẫn thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường.
Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã nêu
rõ mục tiêu: Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường của
những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng
cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đơ thị và nơng thơn, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu trên con đường phát
triển kinh tế nhưng song song với nó chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn
đề môi trường nghiêm trọng đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là tình trạng ơ
nhiễm mơi trường khơng khí và nước, đất…đặc biệt là ở thành phố, khu công
nghiệp, khu dân cư. Chính vì vậy, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, vấn đề mơi trường cần phải được quan tâm hàng đầu và có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung, tỉnh Hà Nam nói
riêng vẫn cịn nhiều hạn chế như: việc thi hành Luật Bảo vệ Mơi trường chưa được
nghiêm chỉnh, có lúc cịn bng lỏng…Dẫn đến nhiều sự cố môi trường và hậu quả
xấu do sử dụng không hợp lý tài nguyên tồn tại từ trước vẫn chưa được khắc phục.


Trong khi đó, nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường mới lại nảy sinh, ý thức tự giác bảo
vệ và gìn giữ mơi trường cộng đồng chưa trở thành thói quen trong cách sống của
đại bộ phận dân cư. Đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ô nhiễm các
thành phần môi trường nhiên, đặc biệt là mơi trường khơng khí và nước.


Từ thực tế tỉnh Hà Nam cho thấy cần phải có các nghiên cứu đánh giá chất
lượng những biến động của các thành phần của môi trường tự nhiên, để có thể tìm
ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm góp phần làm cơ sở khoa học cho
những công tác xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh
tế tỉnh Hà Nam. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng ơ nhiễm
mơi trường khơng khí và nước mặt tỉnh Hà Nam” làm đối tượng nghiên cứu. Bài
nghiên cứu đặt ra vấn đề là nghiên cứu tổng hợp thực trạng và bước đầu đánh giá
mức độ ô nhiễm môi trường khơng khí và nước mặt tỉnh Hà Nam để lập được bản
đồ hiện trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí và nước mặt.
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các dữ liệu, các cơng trình nghiên cứu có
liên quan, đề tài nhằm góp phần làm rõ mức độ ơ nhiễm mơi trường khơng khí và
nước mặt tỉnh Hà Nam.
- Qua đó bước đầu đánh giá mức độ ơ nhiễm mơi trường khơng khí và nước
mặt tỉnh Hà Nam, làm cơ sở cho việc quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh sao cho phù hợp với hiện trạng môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích như đã trình bày ở trên, đề tài cần giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, các nguồn gây ô nhiễm môi trường khơng
khí và nước tỉnh Hà Nam.
- Phân tích hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí và nước mặt tỉnh Hà

Nam.
- Đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm môi trường khơng khí và nước mặt trên
cơ sở so sánh với tiêu chuẩn cho phép.
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển bền vững.
2.3. Giới hạn của đề tài
Đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm mơi trường khơng khí và nước mặt tỉnh
Hà Nam” được giới hạn trong nội dung nghiên cứu như sau:
- Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng mơi trường
khơng khí và nước mặt trên địa bàn toàn tỉnh (5 huyện và 1 thành phố).
- Về mặt thời gian: các số liệu quan trắc về môi trường có trong các năm 2005
– 2008.


- Các chỉ tiêu lựa chon khi đánh giá: Đối với mơi trường khơng khí đề tài tập
trung nghiên cứu 4 chỉ tiêu: Bụi, NO2, SO2, CO. Đối với môi trường nước mặt đề tài
nghiên cứu 4 chỉ tiêu: nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD 5),
chất rắn lơ lửng (SS). Đối với nước sông đề tài nghiên cứu 5 tiêu chí: COD, BOD 5,
amoni (NH4+), nitrit (NO2-) và phốt phát (PO43-).
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
3.1.1. vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống
Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liện hệ biện chứng với nhau tạo thành thể
thống nhất hoàn chỉnh gọi là một hệ thống, mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia
thành hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau.
Theo L.Bortalant thì: “Hệ thống là tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động
tương hỗ”.
Mỗi thành phần tự nhiên là một tập hợp của tổng thể tự nhiên (cấu trúc thẳng
đứng của hệ thống), bản thân tổng thể tự nhiên là một hệ thống, hệ thống tự nhên
này không tách khỏi sự tác động tương hỗ với hệ thống kinh tế - hoạt động sống của
con người (cấu trúc ngang của hệ thống).

Đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh
Hà Nam” thực chất là vận dụng quan điểm hệ thống vào việc nghiên cứu ảnh hưởng
qua lại của hệ thống kinh tế - xã hội. Giữa hai hệ thống này ln ln có tác động
tương hỗ, qua lại lẫn nhau, khi tiến hành hoạt động phát triển, chúng ta đã tác động
tới các thành phần tự nhiên, làm biến đổi các thành phần này và đến một lúc nào đó
các thành phần mơi trường sẽ tác động trở lại hoạt động sống của con người. Môi
trường tỉnh Hà Nam chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất. Cả mơi
trường khơng khí, nước và đất đều bị ô nhiễm bởi chất thải của các hoạt động này.
Môi trường bị ô nhiễm đã tác động xấu tới sức khỏe của con người. Vì vậy, giữa
mơi trường và hoạt động của con người ln có sự tác động tương hỗ, qua lại lẫn
nhau. Hiểu được mối quan hệ này sẽ là cơ sở khoa học xác đáng cho những giải
pháp bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam.
3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu đánh giá các đối tượng địa lý, bao giờ cũng phải gắn với
một địa phương cụ thể , do đó tất cả các vấn đề nghiên cứu đều không tách rời khỏi
lãnh thổ đó. Trong một lãnh thổ thường có sự phân hóa nội tại, đồng thời có sự liên
quan chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh về phương diện tự nhiên, kinh tế, văn
hóa…Đề tài đã vận dụng quan điểm lãnh thổ khi nghiên cứu tác động của các khu
vực hoạt động kinh tế như nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư có ảnh hưởng trong từng


khu vực cụ thể, để từ đó có thể xác định một cách tương đối khu vực đã bị ô nhiễm,
chưa bị ơ nhiễm và cần phải có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế mức độ
ơ nhiễm.
3.1.3. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm truyền thống trong nghiên cứu địa lý. Quan điểm này được
thể hiện cả trong nội dung và phương pháp nghiên cứu. Quan điểm tổng hợp địi hỏi
phải nhìn nhận các sự vật, các quá trình địa lý trong mối quan hệ tương tác với
nhau.
Đánh giá môi trường tỉnh Hà Nam, trước hết cần đánh giá từng yếu tố của môi

trường thành phần (khơng khí, nước…), từng khu vực cụ thể, sau đó đánh giá tổng
hợp và đưa ra nhận định chung đối với toàn khu vực nghiên cứu.
3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững mới được đưa ra năm 1987, tại Hội nghị Môi
trường thế giới ở Stockhom: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa
mãn nhu cầu cuả thế hệ tương lai”.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến sự phát triển bền vững về
môi trường, để đạt được mục tiêu này vấn đề quan trọng là phân tích được hiện
trạng và những biến đổi của mơi trường khơng khí và nước tỉnh Hà Nam trên cơ sở
đó tìm kiếm giải pháp, biện pháp phù hợp với thực tiễn nghiên cứu, nhằm đảm bảo
sự phát triển môi trường tỉnh Hà Nam.
3.2. phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập các
số liệu, tài liệu về khu vực nghiên cứu, đặc biệt là các thông số đo đạc về môi
trường được lấy từ nhiều đề tài khác nhau. Vì vậy chúng tơi phải chọn lọc, xử lý để
có thể có được chuỗi số liệu tương đối thống nhất theo đúng yêu cầu của đề tài.
3.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa vào các số liệu thu thập được, xây dựng các biểu, bảng, đồ thị, phân tích
kết quả, so sánh với chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất gây ô nhiễm từ đó đưa
ra những nhận định đúng, đánh giá được mức độ ô nhiễm theo chỉ tiêu (thang điểm
đánh giá) phân chia các khu vực ô nhiễm theo 3 mức độ: chưa bị ô nhiễm, ô nhiễm
nhẹ, ô nhiễm nặng.
Phần đánh giá mức độ ô nhiễm của các thành phần chúng tơi khơng dựa trên
phương pháp chung nào mà tính tốn trên thực tế phạm vi ảnh hưởng của nó tại tỉnh
Hà Nam. Việc tính tốn sẽ được trình bày kỹ ở chương III.


3.2.3. Phương pháp ma trận

Phương pháp ma trận được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu môi trường.
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp ma trận để đánh giá tổng hợp chất
lượng mơi trường khơng khí và nước. Ma trận môi trường được xây dựng như sau:
liệt kê các chất gây ô nhiễm ở cột ngang và các điểm đo ở cột dọc. Trên cơ sở so
sánh số liệu thực đo với tiêu chuẩn cho phép, chúng tôi tiến hành cho điểm đối với
mỗi chỉ tiêu ở từng điểm đo. Số điểm của mỗi điểm đo là tổng điểm của tất cả các
chỉ tiêu tại điểm đó. Trên cơ sở số điểm của các điểm đo, chúng tơi phân cấp chất
lượng mơi trường khơng khí và nước thành các mức độ khác nhau.
3.2.4. Phương pháp bản đồ
Từ các tài liệu thu thập, các bản đồ nền đã có từ khu vực nghiên cứu, các số
liệu được xử lý, tính tốn xây dựng các bản đồ mới.
* Phương pháp GIS
Đây là phương pháp thu thập, lưu trữ, sửa chữa, phân tích và hiển thị các
thơng tin có tham chiếu đến vị trí địa lý. Nhờ những kiến thức đã đọc về GIS, và đã
được học về word, Excel, chúng tơi đã phân tích, xử lý số liệu, lập các biểu bảng.
Rồi sử dụng các kết quả phân tích đánh giá mức độ ơ nhiễm mơi trường khơng khí
và nước tỉnh Hà Nam để hiện thị trên cơ sơ đồ.
3.2.5. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Đây là phương pháp bắt buộc trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường.
Điều tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra, khảo sát thực địa còn nhằm đối chiếu số liệu thu thập được và thực tế để
rút ra những nhận xét đánh giá về hiện trạng môi trường. Trong quá trình nghiên
cứu đề tài, tơi đã đến các khu vực, khảo sát các điểm đo, ghi lại bàng hình ảnh
những khu vực có dấu hiệu bị ơ nhiễm nặng như các cơ sở sản xuất có nhiều chất
thải đến mơi trường, khu vực làng nghề, khu khai thác khoáng sản…để thu thập
thơng tin về tình hình sản xuất cũng như thực trạng mơi trường ở nhiều địa phương.
Từ đó có những nhận định đúng đắn hơn trong nghiên cứu của mình.
4. Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá hiện trạng ơ nhiễm mơi

trường khơng khí và nước mặt tỉnh Hà Nam.
Chương 2. Hiện trạng ô nhiễm mơi trường khơng khí và nước mặt tỉnh Hà
Nam.
Chương 3. Đánh giá mức độ ơ nhiễm mơi trường khơng khí và nước mặt tỉnh
Hà Nam.


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ
NƯỚC TỈNH HÀ NAM
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
* Môi trường
- Theo nghĩa rộng: Môi trường là một phạm trù dùng để chỉ toàn bộ yếu tố vật
chất, điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến sự tồn tại, vận động, biến đổi của các sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Bất kỳ một sự vật hay hiện tượng nào
cũng vận động biến đổi trong một môi trường nhất định.
- Theo cộng đồng EU: Môi trường là sự kết hợp các nhân tố có quan hệ tương
hỗ với nhau tạo nên mơi trường xung quanh cũng như các điều kiện sống của cá
nhân và xã hội. Môi trường được xem như là nơi chốn của mọi vật mà nó đem đến
nguồn lợi và tác hại đối với con người.
- Theo học giả Liên Xơ: Mơi trường là tất cả những gì bao quanh con người
bao gồm các thành phần môi trường tự nhiên, các thành phần vật chất nhân tạo, các
thành phần kinh tế, các q trình xã hội.
- Theo UNESCO: Mơi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các yếu tố
vật chất do hoạt động của con người tạo ra trong đó con người sinh sống bằng lao
động đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo đó nhằm thỏa
mãn nhu cầu của mình.
- Theo Liên Hợp Quốc: Môi trường là các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học bao

quanh con người mà mối quan hệ giữa lồi người với mơi trường sống chặt chẽ đến
mức mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội bị nhịa đi trong q trình phát
triển.
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên”.
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để
chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
* Mơi trường khơng khí: là lớp khơng khí bao quanh Trái đất. Mơi trường
khơng khí có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, bởi vì người ta có thể nhịn
ăn 7 – 10 ngày, nhịn uống 2 – 3 ngày, nhưng chỉ sau 3 – 5 phút không hít thở khơng
khí thì con người đã có nguy cơ bị tử vong.


* Môi trường nước: là thành phần nước của Trái đất bao gồm sông, hồ, suối,
nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước. Nước là nhân tố không thể thiếu trong việc
duy trì cuộc sống của con người và sinh vật.
* Ơ nhiễm mơi trường:
Ơ nhiễm là sự làm tổn thất chất lượng môi trường sống bởi những chất gây tác
hại gọi là “chất ô nhiễm”, chủ yếu do hoạt động của con người sinh ra. Chúng có
thể là một chất hóa học như chì (Pb), thủy ngân (Hg), hoặc một số hợp chât như:
CO, CO2,…hoặc một hỗn hợp phức tạp các chất thải như rác, nước cống, bụi, các
chất phóng xạ, nhiệt, tiếng ồn…cũng là yếu tố gây ơ nhiễm. Ngồi ra một số hiện
tượng tự nhiên cũng có thể sản sinh ra chất ô nhiễm: cháy rừng tự nhiên, tro, SO2,
phát ra từ núi lửa tỏa vào khí quyển…Các chất gây ô nhiễm cho môi trường sống
của con người chủ yếu làm ô nhiễm và biến đổi môi trường khơng khí và nước, ảnh
hưởng lớn đối với cuộc sống của con người, của động vật và thực vật.
Việc nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước ở một
khu vực cụ thể, xác định các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có các biện pháp bảo vệ có ý

nghĩa vơ cùng to lớn.
1.1.2. Cơ sở lý luận
Mơi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: môi trường là địa
bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi môi trường. Tuy nhiên giữa chúng ln ln tồn tại những mâu thuẫn khó dung
hịa.
Mục đích của sự phát triển là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Ngày nay, chất lượng cuộc sống khơng chỉ đơn thuần là có thu nhập cao
mà cịn phải có một mơi trường sống trong lành và thân thiện. Vì vậy, phát triển
kinh tế - xã hội luôn phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường, nhằm mục
tiêu phát triển bền vững.
Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều Hội nghị quốc tế về môi trường đã được tổ
chức. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã ban hành Luật môi trường và những quy
định về quản lí mơi trường. Tất cả những việc làm trên đều khơng ngồi việc nhằm
mục tiêu đó. Nghiên cứu này mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc dung
hòa mâu thuẫn giữa phát triển và ô nhiễm tỉnh Hà Nam.
Hoạt động sản xuất ở tỉnh Hà Nam tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên,
nhất là những khu công nghiệp được phân bố trùng với các khu tập trung đông dân.
Hơn nữa, máy móc thiết bị ở hầu hết các cơ sở sản xuất ở tình trạng cũ nát, lạc
hậu…là nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường, trong đó mơi trường khơng khí và
nước chịu tác động mạnh nhất. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường sống


và sức khỏe của người dân. Chính vì thực tế trên, khi đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường không khí và nước chúng tơi áp dụng tiêu chuẩn mơi trường khơng khí xung
quanh (TCVN 5937 – 2005) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt năm 2008 (QCVN 08 : 2008/BTNMT).
Bảng 1. Tiêu chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh
TT Thơng số


Đơn vị

Giá trị giới hạn
Trung bình Trung bình Trung bình
1 giờ
8 giờ
24 giờ
60
0.3
0.2
0.2
0.35
0.125
30
10
-

1
Tiếng ồn
dBA
2
Bụi
mg/m3
3
NO2
mg/m3
4
SO2
mg/m3
5

CO
mg/m3
Nguồn: TCVN 5937 – 2005
Chú ý: những tiêu chuẩn nào trong TCVN 5937 – 2005 ko quy định sẽ sử
dụng tiêu chuẩn trong TCVN 5937 – 1995
Bảng 2. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất
trong nước mặt
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn
A2
15
6
30
0.02
6 – 8.5
0.2

B1
30
15
50
0.04
5.5 – 9
0.5


1
COD
mg/l
2
BOD5
mg/l
3
SS
mg/l
4
NO2
mg/l
5
PH
6
NH4+
mg/l
Nguồn: QCVN 08 : 2008/BTNMT
Ghi chú: A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhung phải áp dụng
công nghệ xử lý phù hợp
B1 - Dùng cho mục đích tuới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có
yêu cầu chất lượng nuớc tương tự
Dựa trên các tiêu chuẩn Việt Nam, cùng với các đề tài, chương trình, các tài
liệu có liên quan, chúng tơi đánh giá mức độ ơ nhiễm mơi trường khơng khí và nước
để xây dựng sơ đồ chất lượng môi trường không khí và nước tỉnh Hà Nam theo 3
mức độ: khơng ô nhiễm, ô nhiễm nhẹ, ô nhiễm nặng.
Để phân tích được chất lượng mơi trường khơng khí và nước, chúng tôi căn cứ
vào số liệu đo đạc cùng loại chỉ tiêu chất lượng môi trường qua các ở cùng một
điểm đo.



1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ có tọa độ địa lý là:
200 21' đến 200 43' vĩ độ Bắc
1050 45' đến 1060 10' kinh độ Đơng

Diện tích tự nhiên tỉnh Hà Nam là 860.2 km2, chiếm 0.26% tổng diện tích tự
nhiên của cả nước. Dân số là 786.4 nghìn người (2009), chiếm 0.91% tổng dân số
cả nước. Tỉnh Hà Nam được chia thành 6 đơn vị hành chính với: thành phố Phủ Lý (tỉnh
lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và
huyện Bình Lục.
Hà Nam là cửa ngõ phía nam của thủ đơ Hà Nội, phía Đơng giáp tỉnh Hưng n
và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình.


Hà Nam nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trên địa bàn tỉnh
có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến
đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4000
km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện,
liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tơng hóa, hơn 200km đường thủy với 42 cầu
đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thơng nơng thơn tạo điều
kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa.
Ngồi tài ngun đất, Hà Nam có nguồn tài ngun khống sản vô cùng phong
phú, đa dạng với trữ lượng hàng tỷ tấn, chủ yếu là các loại đá dùng làm nguyên liệu
cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ và sản xuất vật liệu xây dựng; các loại
đá quý có vân màu phục vụ ngành xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ;
các mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói, đồ gốm, xi măng; các mỏ than
bùn, cát,… Cùng với tài nguyên khống sản, địa hình và điều kiện tự nhiên đa dạng
đã tạo cho Hà Nam có nhiều cảnh quan và quần thể tự nhiên đẹp, thuận lợi cho phát

triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, nghỉ ngơi, điều dưỡng sức
khoẻ và du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học. Ngũ Động Sơn, núi Cấm ở Thi
Sơn; động Khả Phong, hồ Tam Chúc, dốc Ba Chồm ở Kim Bảng; cảnh quan thiên
nhiên ở Đọi Sơn - Điệp Sơn (Duy Tiên); Kẽm Trống - núi Tiên ở Thanh Liêm; hệ
sinh thái nơng nghiệp ở Bình Lục, Lý Nhân,...Những đặc điểm trên là thế mạnh tạo
nhiều điều kiện thuận lợi để Hà Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu
với tất cả các tỉnh , thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, với vị trí và vai trị là nơi
trung chuyển hành khách và hàng hóa giữa các vùng kinh tế nên mật độ xe cộ trên
các tuyến đường ở Hà Nam đặc biệt là đường quốc lộ luôn cao, gây ô nhiễm mơi
trường khơng khí do bụi và khí thải của các phương tiện giao thông. Hơn nữa, môi
trường của tỉnh Hà Nam đã và đang có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết.
Vì vậy, bên cạnh việc khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên, cải tạo và bảo vệ môi trường đã trở lên vô cùng cần thiết và cấp bách.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khơng khí và nước mặt
tỉnh Hà Nam
1.2.2.1. Các nhân tố tự nhiên
a. Địa hình – địa mạo
Trên địa bàn tỉnh có ba dạng địa hình: Địa hình núi đá vơi, địa hình đồi thấp và địa
hình đồng bằng.
- Địa hình núi đá vơi: chiếm diện tích lớn, độ cao tuyệt đối lớn nhất 419m, mức địa
hình cơ sở địa phương khoảng 10 đến 14m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi kéo dài từ
Mỹ Đức - Hà Nội qua Kim Bảng đến vùng Đồng Giao - Ninh Bình. Địa hình phân cắt


mạnh, nhiều sườn dốc đứng, nhiều đỉnh nhọn cao hiểm trở. Bề mặt phát triển nhiều kiếm
trúc trạm trổ phức tạp.
- Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa hình núi đá
vôi, tạo thành một dải (dải thôn Non - Chanh Thượng) hoặc các chỏm độc lập ở các xã
Thanh Bình, Thanh Lưu. Điểm chung của dạng địa hình đồi thấp là đỉnh tròn, sườn thoải
(độ dốc sườn 10 - 15o), đa số là các đồi trọc hoặc trồng cây lương thực, cây cơng nghiệp.

Cấu thành nên dạng địa hình này là các thành tạo lục nguyên cát kết, bột kết , có vỏ
phong hố dày từ 5 - 15m. Nhiều chỗ do q trình sói lở đá gốc rắn chắc lộ ngay trên bề
mặt. Đặc biệt một phần của dạng địa hình này được cấu thành từ các đá trầm tích
dolomit, mà tiêu biểu là dãy Bút Sơn - Kiện Khê.
- Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình
Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh
Liêm. Các diện tích mặt bằng bao quanh hai dạng địa hình núi đá vơi, đồi thấp cũng
được xếp vào dạng địa hình này (như thung lũng Ba Sao với diện tích khoảng 5 6km2, thung Đơn, thung Dược, thung Thanh Bồng...). Thực chất đó là các thung
lũng castơ được bồi lấp bởi các vật liệu trầm tích. Độ cao tuyệt đối của địa hình
đồng bằng khoảng 5 - 10m, thấp dần về phía đơng, đơng nam.
Với đặc điểm địa hình – địa mạo như vậy, Hà Nam có thể phát triển một số
ngành như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác, nông nghiệp…Tuy
nhiên đây cũng là những ngành gây ô nhiễm môi trường khá nhiều.
b. Địa chất – khoáng sản
Theo kết quả các nghiên cứu trên địa bàn tỉnh có các loại khống sản chính sau:
* Đá vôi
Tổng trữ lượng đá vôi ở Hà Nam khoảng 4.619,8 triệu tấn, bao gồm:
- Đá vôi sử dụng cho công nghiệp sản xuất xi măng (27 mỏ) với tổng trữ lượng
khoảng 4.193,6 triệu tấn.
- Đá vôi cho công nghiệp hóa chất (6 mỏ) với tổng trữ lượng 426,2 triệu tấn.
- Tài nguyên đá vôi tập trung chủ yếu ở các xã Liên Sơn, Thanh Sơn, Tượng Lĩnh,
Tân Sơn, Khả Phong, Ba Sao và một phần nhỏ ở xã Thi Sơn huyện Kim Bảng; Huyện
Thanh Liêm phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Thuỷ, Thanh Tân, Thanh Nghị và một
phần nhỏ ở thị trấn Kiện Khê và xã Thanh Hải.
* Đất sét
- Đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng: trữ lượng khoảng 537,637 triệu tấn. Trong đó
các mỏ sét ở huyện Thanh Liêm (9 mỏ) có trữ lượng 330,31 triệu tấn, các mỏ sét xi măng ở
huyện Kim Bảng (4 mỏ) có trữ lượng 207,327 triệu tấn

- Đất sét làm gạch ngói: theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 13 triệu m3.



- Ở Hà Nam các mỏ sét chính là các mỏ sét xi măng Thanh Tân (Thanh Liêm),
Khả Phong (Kim Bảng), Đồng Ao (Thanh Liêm), các mỏ sét gạch ngói Ba Sao, Thụy
Lôi (Kim Bảng), Yên Kinh (Xuân Khê, Lý Nhân), mỏ sét gốm Đồng Văn (Duy Tiên),
sét gạch Duy Hải (Duy Tiên)… Sét xi măng tại huyện Thanh Liêm có chất lượng cao
hơn tại huyện Kim Bảng, chất lượng tốt nhất là tại các mỏ thuộc khu vực Khe Non.
* Đá xây dựng thông thường và đất đá san lấp
Tập trung ở 2 huyện Kim Bảng, Thanh Liêm với tổng trữ lượng đá xây dựng thông
thường là 1.089,9 triệu m3, đất đá san lấp là 290,944 triệu m3.
* Dolomit
Tài nguyên khoáng sản dolomit của tỉnh Hà Nam khá lớn với tổng trữ lượng là
203,938 triệu tấn tập trung chủ yếu ở hai huyện Kim Bảng (trữ lượng 155,567 triệu tấn)
và huyện Thanh Liêm (trữ lượng 48,371 triệu tấn). Dolomit được sử dụng trong các lĩnh
vực sản xuất vật liệu chịu lửa dolomi, gốm sứ, luyện kim, thuỷ tinh, thức ăn cho tôm và
xử lý môi trường nước nuôi tôm...
Các mỏ dolomit lớn gồm: mỏ Tân Lang, Dốc Ba Chồm, Tây Thung Hoàng Khiêm,
Nam Hồng Sơn, Bút Sơn (huyện Kim Bảng) và mỏ Thanh Bồng, Núi Hâm - Núi Tây Hà
(huyện Thanh Liêm).
* Than bùn phân bón
Trên địa bàn Hà Nam đã khoanh định 02 mỏ than bùn ở huyện Kim Bảng với tổng
trữ lượng khoảng 7,568 triệu tấn, bao gồm:
- Mỏ than bùn Ba Sao: có trữ lượng khoảng 262.000 tấn.
Than bùn Ba Sao có màu xám đen, thành phần gồm: N 1,29%; P 2O5 0,814%; K2O
1,48%; axit humic 1,96%; độ ẩm (Wa) 13,14 - 13,82%; độ tro (AC) 20,86 - 30,90%; độ
chất bốc (Vc) 48,34 - 48,78%; nhiệt lượng chung (QC) 3.572 - 4.331 kcal/kg; nhiệt lượng
riêng (QR) 5.199 - 5.253 kcal/kg. Kết quả trên cho thấy, than bùn Ba Sao có hàm lượng
tro cao, độ chất bốc và nhiệt lượng thấp, sử dụng làm chất đốt kém hiệu quả. Nhưng lại
có hàm lượng N, P, K, axit humic đáp ứng yêu cầu chất lượng để sản xuất phân bón.
- Mỏ than bùn Hồ Liên Sơn: có trữ lượng khoảng 7,296 triệu tấn. Than bùn Hồ

Liên Sơn có màu đen, xám đen, chứa nhiều thực vật chưa phân huỷ tương tự than bùn ở
mỏ Ba Sao vì vậy có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón.
* Cát xây dựng, cát sét san lấp
Các mỏ cát xây dựng, cát sét làm vật liệu san lấp phân bố dọc sơng Hồng có trữ
lượng khoảng 6,971 triệu m3. Tuy các mỏ này có quy mơ nhỏ, nhưng lại ln được bồi
hồn hàng năm sau mùa mưa lũ.
* Ngun liệu khoáng làm phụ gia trong sản xuất xi măng
Trên địa tỉnh Hà Nam có 2 loại phụ gia xi măng là phụ gia bù silic và phụ gia đầy.
Cả hai loại này chỉ xuất hiện ở huyện Thanh Liêm, tập trung chủ yếu ở vùng đồi thấp
thuộc các xã Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Lưu, Thanh Hương, Thanh Tâm, Liêm


Sơn. Trữ lượng sét làm phụ gia đầy là 47,808 triệu tấn, trữ lượng cát kết làm phụ gia điều
chỉnh silic, kiềm là 145,908 triệu tấn.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất xi
măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên đây lại là một trong những
ngành gây ơ nhiễm nhất hiện nay.
c. Khí hậu
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng và ẩm ướt. Đặc điểm khí hậu thời tiết được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3. Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2007 liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2007u quan trắc thời tiết khí hậu năm 2007c thời tiết khí hậu năm 2007i tiết khí hậu năm 2007t khí hậu năm 2007u năm 2007m 2007
Nhiệt độ TB Số giờ nắng Lượng mưa Độ ẩm
Tốc độ gió
0
( C)
(h)
(mm)
(%)
(m/s)
1

16,5
62,9
1,6
72
1,9
2
21,3
46,2
59,6
87
1,7
3
20,9
9,3
47,9
92
2
4
22,8
82,6
51,7
85
1,7
5
26,4
145,9
329,5
83
1,6
6

29,8
232,2
53
80
1,5
7
29,9
233,9
269,3
80
1,9
8
28,5
126,2
228,9
86
1,2
9
26,6
125,5
231,8
85
1,7
10
24,5
88,8
285,4
83
1,8
11

20,7
114,6
11,6
73
2,1
12
20,1
31,7
11,8
83
1,6
TB năm 24
1300
132
82,42
1,73
(Nguồn: Trung Tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Nam 2007)
Hướng gió thịnh hành là gió Đơng Bắc về mùa Đơng, gió Đơng Nam về mùa hè,
số giờ nắng trong năm khoảng 1300 giờ, nhiệt độ trung bình năm 240C. Chế độ mưa thay
đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 10,
tổng lượng mưa trong năm là 1582mm. Độ ẩm trung bình cũng như nhiều khu vực khác
ở đồng bằng sông Hồng khoảng 72 - 92%.
Điều kiện khí hậu và thời tiết đó có tác dụng hết sức quan trọng đến sự ơ nhiễm
mơi trường khơng khí và nước, trong đó hướng gió là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự lan
truyền các chất ô nhiễm trong khơng khí, tới mức độ và hướng bay của chất ô nhiễm.
Như vậy, tùy theo từng mùa mà lượng bụi và khí thải từ các khu cơng nghiệp ảnh hưởng
đến các khu vực xung quanh mạnh hay yếu khác nhau.
d. Thủy văn
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng
1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh

thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông
Tháng


Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông
Sắt, Sông Châu Giang…
Sông Hồng là ranh giới phía đơng của tỉnh với các tỉnh Hưng n và Thái Bình.
Trên lãnh thổ tỉnh, sơng có chiều dài 38,6 km. Sơng Hồng có vai trị tưới tiêu quan trọng
và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.
Sơng Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ
Hà Nam. Sơng Đáy cịn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam
sơng Đáy có chiều dài 47,6 km. Sơng Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy
Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sơng
Đáy ở Phủ Lý.
Sơng Châu Giang khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên)
sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục
và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. Sơng Sắt là chi lưu của
sơng Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục.
Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một nền nơng
nghiệp sinh thái đa dạng, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây
vụ đơng có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột... Điều kiện thời tiết
khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch
vụ cũng như các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư.
Song đi đôi với việc phát triển thuận lợi các ngành kinh tế hiện đại là nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường ngày càng cao.
1.2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân số
Dân số Hà Nam tính đến năm 2009 là 786.4 nghìn người, mật độ dân số là 914
người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 8.22%o. Trong đó dân số nơng thơn là 709.2 nghìn
người (chiếm 90.2%), dân số đơ thị là 77.2 nghìn người (chiếm 9.8%). Số người trong độ

tuổi lao động khoảng 450.3 nghìn người. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền
kinh tế quốc dân là hơn 450.1 nghìn người, chiếm gần 97,7% nguồn lao động tồn tỉnh.
Phần đơng lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ.
Đã giải quyết việc làm mới cho 13.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động
2.020 người; số hộ thoát nghèo 3.316 hộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo 32,3%. Hơn 60% lao
động đang làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Hàng năm dân số Hà
Nam tăng thêm khoảng 8-9 nghìn người, tạo thêm nguồn lao động dồi dào, bổ sung cho
nền kinh tế quốc dân. Về trình độ dân trí, Hà Nam đã được cơng nhận là tỉnh phổ cập


giáo dục trung học cơ sở, bình quân số năm học của một lao động là 8,1 năm/người (hệ
12 năm).
Tuy nhiên việc gia tăng dân số cũng đã có những tác động mạnh mẽ đến môi
trường, chất lượng môi trường khơng khí, nước, đất và hệ sinh thái đã bị suy giảm. Chính
vì vậy, để có đơ thị hợp lý và môi trường trong lành cần phải xây dựng quy hoạch đơ thị
cụ thể, trong đó phải có quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị.
b. Hoạt động xây dựng, giao thông vận tải
Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Nam cũng đang chú ý đầu tư, xây dựng cơ
bản, chủ yếu là xây dựng cở sở hạ tầng đường xá, cầu cống, nhà cửa và các cơ sở
sản xuất có quy mơ lớn. Tuy nhiên, cơng tác xây dựng cơ bản cịn có nhiều yếu
kém: tổng vốn đầu tư thấp so với mục tiêu, tiến bộ thi công nhiều cơng trình cịn
chậm nên hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, các cơng trình xây dựng cịn gây ơ nhiễm
cục bộ ở một số khu vực bởi bụi và tiếng ồn, nhiều khi gây ách tắc giao thông.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở tỉnh Hà Nam còn nhiều hạn chế
như: phương tiện cũ, lạc hậu gây tiếng ồn lớn, tiêu tốn nhiều nhiên kiệu và xả ra quá
nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó chất lượng đường
xá xuống cấp nghiêm trọng cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do
bụi.
c. Cơng nghiệp

Hà Nam là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, tuy nhiên cho
đến nay, cơng nghiệp Hà Nam nhìn chung cịn nhỏ bé, cơng nghệ, máy móc, thiết bị
phần lớn là cũ kỹ lạc hậu. hiện nay tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDp của
tỉnh mới chỉ đạt 28.8% (2008).
Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã hình thành và xây dựng
được 3 khu công nghiệp gồm: khu công nghiệp Đồng Văn I, II; khu công nghiệp
Châu Sơn giai đoạn I và II. Có 2 cụm cơng nghiệp gồm: Cụm cơng nghiệp Hồng
đơng, cụm cơng nghiệp Tây nam Phủ Lý. Có 5 cụm cơng nghiệp – tiểu thủ cơng
nghiệp: cụm Giát huyện Duy Tiên; Biên Hịa, Kim Bình huyện Kim Bảng; Nam
Châu Sơn thành phố Phủ Lý; Hòa Hậu, Lý Nhân. Có 4 cụm tiểu thủ cơng nghiệp –
làng nghề: Thanh Lưu – Thanh Liêm; Ngọc Động – Duy Tiên; Nhật Tân – Kim
Bảng; Thi Sơn - Kim Bảng.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì những khu tập trung cơng
nghiệp cịn bộ lộ một số nhược điểm:
- Hầu hết các khu vực này cịn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ về cơ cấu và
ít gắn bó với nhau về cơng nghệ. Ở đây chưa có đầy đủ các xí nghiệp để tận dụng có


hiệu quả các phế liệu, phế thải. Vì vậy, phế thải một mặt bị lãng phí và mặt khác
cịn gây ô nhiễm môi trường.
- Phần lớn các khu công nghiệp ở Hà Nam được phân bố trùng với các khu
đông dân, các nhà máy, xí nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, điều đó ảnh
hưởng khơng nhỏ đến môi trường sống của nhân dân bởi các chất thải từ các nhà
máy. Hơn nữa máy móc thiết bị ở hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp rất lạc
hậu,…là nguyên nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trường ở Hà Nam.
Bên cạnh đó, cơng tác bảo vệ mơi trường khu công nghiệp và đô thị chưa được
đặt đúng vị trí của nó, tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở đây đang là vấn đề nóng
bỏng mà các cấp, các ngành và xã hội cần phải đặc biệt quan tâm.
Tóm lại các nhân tố kinh tế - xã hội trên đây đều có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
mơi trường Hà Nam nói chung, đặc biệt là sự phát triển của các cơ sở công nghiệp

là tác nhân chủ yếu gây ra ơ nhiễm mơi trường khơng khí và nước tỉnh Hà Nam.

Chương 2. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ
NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM


Hiện trạng mơi trường khơng khí và nước mặt tỉnh Hà Nam được nghiên cứu
dựa trên cơ sở những số liệu đã thu thập được nồng độ các chất gây ô nhiễm tại các
điểm đo từ năm 2005 – 2008.
2.1. CÁC NGUỒN GÂY Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ NƯỚC
MẶT TỈNH HÀ NAM
Đối với mơi trường khơng khí và nước, có hai nguồn gây ơ nhiễm cơ bản:
- Nguồn ô nhiễm do hoạt động cuả con người hay còn gọi là nguồn ô nhiễm
nhân tạo, như là nguồn ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, nguồn ô nhiễm từ giao
thông và nguồn ô nhiễm sinh hoạt…
- Nguồn ô nhiễm thiên nhiên do các hiện tượng thiên nhiên gây ra , có tổng
lượng các chất ơ nhiễm thường là rất lớn, nhưng nó phân bổ tương đối đồng đều
trên tồn thế giới. Nồng độ các chất ô nhiễm không tập trung ở một địa điểm nhất
định, con người, động vật và thực vật đã làm quen với nồng độ ô nhiễm của các chất
đó. Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu các nguồn ô
nhiễm nhân tạo mà đặc biệt là từ các hoạt động công nghiệp của tỉnh Hà Nam.
2.1.1. Nguồn ô nhiễm từ công nghiệp
2.1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
* Do hoạt động sản xuất từ các ngành cơng nghiệp
Khí thải từ các ngành cơng nghiệp có thành phần phức tạp và chủ yếu chứa
nhiều các chất ô nhiễm như: bụi, SOX, NOX, CO, CO2, bụi kim loại (Si, Mg, Ca, Na,
K, Cr), hơi hóa chất, hơi dung mơi, bụi than, bụi silic…. Căn cứ vào ngành nghề
đặc trưng của tỉnh, dự báo đặc trưng các loại khí thải công nghiệp sẽ phát sinh tại
bảng 4. Mỗi ngành công nghiệp sẽ phát sinh các chất ô nhiễm đặc trưng khác nhau,
do vậy rất khó xác định hết tất cả các chất ơ nhiễm thải vào mơi trường khơng khí.

Mặt khác cũng khơng có ngun tắc chung nào để tính tốn chất ơ nhiễm mà phải
tuy thuộc vào cơng nghệ sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng để tính
tốn tải lượng ơ nhiễm trong từng trường hợp cụ thể. Các nhà máy sử dụng dầu FO,
DO, than củi làm nhiên liệu cho lò hơi, máy phát điện dự phòng hoặc các thiết bị
cấp nhiệt khác,…sẽ tạo ra các chất khí CO x, SOx, NOX, Bụi (tàn tro, hạt dầu chưa
cháy hết, bụi than, kích thước từ 3 - 8m); khói (hạt cacbon, kích thước 0.03 - 1m;
hạt chất lỏng lơ lửng).

Bảng 4. Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí


TT Các ngành sản xuất

Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm khơng khí
Khói hàn, bụi kim loại, HCl, dung mơi (axit, kiềm),
1 Gia cơng chế tạo cơ khí
bụi sơn…
Bụi ngun liệu (bột cám…), mùi hôi, CO, NOx,
Chế biến thực phẩm,
2
SO2, VOCs,…; Hóa chất tẩy rửa; khí thải lị hơi:
nước giải khát
Bụi, SO2, NOx, VOCs
Sản xuất VLXD (xi Bụi nguyên liệu (đất sét, đá, cát…), CO, SO2, NOx,
3 măng, gạch, khai thác và bụi silicat, khí độc, hợp chất Fluor từ vật liệu đất
chế biến đá…)
nung…
Công nghiệp hàng tiêu
4 dùng: điện tử - đồ gia Bụi, khói, dung mơi, chất tẩy rửa, nhiệt độ cao…
dụng, điện lạnh

5 Công nghiệp Dệt May
Bụi bơng, hóa chất nhuộm, hấp; khí thải từ lị hơi...
Khói thải từ các nguồn
6 đốt nhiên liệu: lò hơi, lò
Bụi, SOx, NOx, CO, CO2, THC, RHO…
cấp nhiệt, máy phát điện
7 Trạm xử lý nước thải
NH3, H2S, CH4, Mercaptan…
* Do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản
Tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí trong cơng tác khai thác khống sản là nổ
mìn, xúc bốc, vận chuyển, xay nghiền, chế biến khống sản…
Tác động nổ mìn đã sinh ra bụi và khí CO, CO 2, H2S, NO2, rất cao so với tiêu
chuẩn của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Hàng năm, lượng thuốc nổ TNT
được sử dụng để khai thác đá trên địa bàn khoảng 1875 tấn. Với khối lượng thuốc
nổ như vậy sẽ thải ra khơng khí rất nhiều khí độc. Những khí này gây hiệu ứng nhà
kính, làm khơng khí nóng lên và phá hủy tầng ozon.
Trong các khu mỏ khai thác và chế biến vật liệu xây dựng với sản lượng khai
thác đá các loại trong tỉnh hàng năm là 772300 m3. Các khu dân cư nằm gần khu
vực khai thác sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Khí thải của các phương tiện vận chuyển trong các khu mỏ cũng là nguồn
đáng kể để gây ô nhiễm khơng khí. Trong thành phần khí thải của các phượng tiện
có động cơ đốt trong chứa bụi SO2, NO, CO, tổng hydrocacbon và Pb. Các chất
này phát sinh từ các nguồn phân tán và tác động tới môi trường. Mức độ tác động
của các chất này phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình và điều kiện khí hậu trong
khu vực.
Theo phương pháp đánh giá thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì
lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển đá vơi như
sau: khoan nổ mìn 0.4Kg bụi/ tấn sản phẩm; bốc xếp, vận chuyện: 0.17kg/tấn sản



phẩm; nghiềng sàng 0.3kg/tấn sản phẩm. Với sản lượng khai thác năm 2008 là
772300m3/năm, từ đó tính tốn lượng khí thải, bụi thải trung bình trong một năm để
sản xuất và chun trở đá xây dựng. Kết quả tính tốn được thống kê trong các bảng
sau.
Bảng 5. Tải lượng ô nhiễm khơng khí do hoạt động khai thác qua các năm
TT Chất ơ nhiễm

Đơn vị

Tải lượng thải
2008
2015
1,532
1,885
24,600
30,280

2006
2007
2020
Bụi
Tấn/năm 793
1,245
2,120
3
Khí độc
m /năm 12,743 20,000
34,064
3
Ghi chú: 1m đá = 2.68 tấn đá.

Như vậy, với sản lượng khai đá như trên, thì mỗi ngày từ các khu khai thác đã
đưa vào khí quyển một lượng đáng kể, trước hết gây ô nhiễm bầu không khí trong
khu vực khai thác, ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu khu vực và các vùng lân cận.
2.1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải công nghiệp được tải ra từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí
nghiệp, hộ sản xuất trong và ngồi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng
nghề…Tùy theo từng loại cơng nghệ sản xuất mà nước thải có lưu lượng và thành
phần với nồng độ các chất khác nhau như: nước thải nhà máy chế biến nông sản thực phẩm, và nước giải khát chứa các chất hữu cơ chứa các chất lơ lửng cao (BOD,
N, P, TSS…); nước thải của nhà máy chế tạo cơ khí chứa hàm lượng kim loại nặng,
dung môi hữu cơ, chất hoạt động bề mặt và dầu mỡ cao; nước thải của các nhà máy
sản xuất vật liệu xây dựng chứa nhiều chất lơ lửng, hóa chất, nhiệt độ cao; nước thải
của ngành dệt – may chứa nhiều thuốc nhuộm, hóa chất tẩy rửa,…
Trên cơ sở các ngành sản xuất sẽ tập trung vào một số ngành hoạt động sản
xuất để dự báo tính chất, thành phần của nước thải. Các ngành chủ yếu như sau:
- Ngành chế biến nông sản, thực phẩm.
- Ngành may mặc
- Ngành sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp
- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng
- Ngành sản xuất cơ khí

1
2

* Tổng lượng nước thải của tồn tỉnh
Nước thải từ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp…cần phải xử lý bao gồm;
nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Tổng lượng nước thải phải xử lý là 85%
nguồn nước sử dụng.
Bảng 6. Lượng nước thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp



STT

1

2
3

Các hoạt
Đơn vị
động
Nước
thải
sản xuất tồn m3/năm
tỉnh
Nước
thải
trong
sản
m3/năm
xuất
cơng
nghiệp
Tổng
m3/
năm

2006

2007


6356130

6782490

244372
4397003

Năm
2008

2015

2020

7730580

30600000

55386000

307821

371270

1596626

3065426

4930076


6064270

15083576

58451426

Bảng 7. Lượng nước thải theo điều tra tại một số khu, cụm công nghiệp
STT Đơn vị hoạt động
1
2
3
4
5
6

Hoạt động sử dụng

Khu công
Đồng Văn I

nghiệp Nước sinh hoạt

Khu công
Châu Sơn

nghiệp Nước sinh hoạt

Nước sản xuất

Nước sản xuất


Cụm công nghiệp Nước sinh hoạt
Tây Nam Thành phố
Nước sản xuất
Phủ Lý

Đơn vị

Lượng sử dụng

m3/năm

124,205

m3/năm

43,564

m3/năm

993

m3/năm

25,684

m3/năm

321,300


m3/năm

122,400

Một số ngành sản xuất có nước thải chủ yếu là các ngành chế biến thực phẩm,
sản xuất giấy, dệt nhuộm, tẩy truội, sản xuất tấm lợp, lưu lượng nước thải tổng của
các ngành sản xuất khoảng 211,004 m3/năm.

Bảng 8. Nước thải theo thu phí nước thải năm 2008
STT
1

Tên đơn vị
Sản xuất và chế biến thực phẩm

Đơn vị
m3/năm

Tổng lượng
nước thải
87,568



×