Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Hướng dẫn trả lời môn giao nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.44 KB, 31 trang )

Câu 1. Người giao nhận và các nhiệm vụ cơ bản của người giao nhận.
- Nhiệm vụ phân phối hàng hóa thậm chí cả các dịch vụ t vấn hay các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu đều được coi là giao nhận
hàng hóa.
- Theo luật thương mại Việt Nam. Dịch vụ giao nhận hàng hoá là một hành
vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá từ người gửi
hàng, tổ chức vận chuyển, lu kho, lu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác co liên quan để giao nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người
vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác. Mục tiêu của giao nhận
hàng hoá là hoàn thành đúng các yêu cầu của khách hàng và thu được hiệu
quả cao nhất.
b) Các nhiệm vụ cơ bản của người giao nhận
a) Người giao nhận hoạt động theo sự ủy thác của chủ hàng và bảo vệ quyền
lợi cho chủ hàng;
b) Người giao nhận có thể lo liệu các công việc về vận tải nhưng có thể
không phải là người vận tải;
c) Có thể đảm trách các công việc khác theo sự ủy thác của chủ hàng
Câu 2. Hãy nêu phạm vi các hoạt động chủ yếu của người giao nhận.?
1. Hoạt động thay mặt người xuất khẩu - người gửi hàng.
Chọn phương tiện vận chuyển, theo dõi lịch chạy tàu của các hãng dựa trên
cơ sở đó lập lên lịch gửi nhận hàng để cung cấp cho người uỷ thác.
Phân loại và đóng gói hàng hoá để vận chuyển sao cho có lợi nhất.
Đăng ký lưu khoang, lưu cước .
Giao hàng cho người vận chuyển, trên bãi của người vận chuyển (CY).
Lập các chứng từ.
Nghiên cứu nội dung cơ bản của của L/C, các điều kiện vận chuyển, nghiên
cứu các chính sách trong quản lý hàng hoá XNK để lập vận đơn và các
chứng từ có liên quan.
Đảm nhận một số công việc khác gồm: Lưu kho, tổ chức phân loại đóng gói
hàng hoá, cân đong đo đếm hàng hoá, đánh ký hiệu mác mã.
Tư vấn cho người xuất khẩu mua bảo hiểm hoặc theo sự uỷ thác của người


xuất khẩu mua bảo hiểm.
Lấy giấy chứng nhận và đơn bảo hiểm
Lo liệu các công việc liên quan đến vận chuyển thủ tục Hải quan, giao nhận,
bốc xếp
Các công việc liên quan đến tài chính, chi phí, thu đổi ngoại tệ.
Giám sát quá trình vận chuyển thông qua mối liên hệ với hãng tàu, kịp thời
thông báo tổn thất cho người gửi hàng.
2. Hoạt động thay mặt người nhập khẩu - người nhận hàng.
Theo dõi và giám sát lịch chạy tàu để biết người vận chuyển, tên tàu, và dự
kiến tàu đến.
Giám sát việc vận chuyển hàng hoá .
Nhận và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến vận chuyển
Thu xếp các thủ tục HQ, trả các lệ phí.
Tổ chức nhận hàng với tàu
Nắm được tập tục nhập khẩu để t vấn cho người nhập khẩu
3. Hành động nh là người chuyên chở.
Người giao nhận có thể hành động như là một người chuyên chở, nghĩa là
họ có trách nhiệm nhận hàng, trông nom bảo quản hàng hoá và chịu trách
nhiệm đa hànghoá đến tay người nhận hàng đúng thời hạn. Với vai trò của
người vận chuyển, người giao nhận, sau khi nhận trách nhiệm về mình đối
với hàng hoá vận chuyển, người giao nhận có nghĩa vụ cấp cho người gửi
hàng một bộ vận đơn hoàn hảo, chịu trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng
đang thuộc phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển.
4.Đảm bảo một số công việc đặc biệt
Nhằm chăm lo đến quá trình vận chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến nơi
khác chủ yếu nh: Chăm lo việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng.
Chăm lo việc vận chuyển súc vật sống phải chăm lo bảo đảm an toàn vệ sinh
phòng dịch. Tổ chức vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp với các công ớc
quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm.
5. Các dịch vụ khác.

Ngoài các dịch vụ đã nêu trên, người giao nhận còn có thể đảm nhận các
dịch vụ khác có thể phát sinh trong quá trình chuyên chở và hoạt động xuất
nhập khẩu nh; thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng,
tình hình cạnh tranh, tình hình biến động về chính trị, văn hóa, các chính
sách của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
Câu 3. Gom hàng là gì, hãy nêu các lợi ích của việc gom hàng?
1. Khái niệm: Gom hàng (Consolidation hoặc Groupage) nghĩa là tập hợp lại
thành một lô hàng lớn những kiện hàng nhỏ, lẻ của nhiều người gửi ở các
nơi khác nhau về một địa điểm nhất định để đa đến cho một hoặc nhiều
người nhận ở một địa điểm khác thông qua đaị lý của người gom hàng ở nơi
đến để giao lẻ cho từng người nhận.
2. Lợi ích của việc gom hàng
a. Đối với người xuất, nhập khẩu
Người xuất khẩu được rảnh tay trong các hoạt động sản xuất khi uỷ thác
toàn bộ cuộc vận chuyển cho người giao nhận và càng có lợi hơn khi những
nhà xuất khẩu nhỏ ,khối lượng hàng không đều đặn
Người xuất khẩu được hưởng một mức cước thấp hơn so với cước gửi hàng
lẻ cho người chuyên chở và người gom hàng hưởng giá u đãi do lợi thế về
quy mô hàng gửi.
Người xuất khẩu hưởng các dịch vụ từ cửa đến cửa do người giao nhận tổ
chức với giá cả hợp lý mà không thể có hãng vận chuyển nào có thể đảm
nhận công việc này trừ VTĐPT.
Thông qua hoạt động gom hàng mà tất cả các nhà sản xuất ở các địa phương
khác nhau, đặc biệt là chủ hàng ở xa cảng có khối lượng hàng nhỏ không
đèu đặn, có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
b. Đối với người vận chuyển
Không phải làm các lô hàng lẻ nên tiết kiệm được thời gian, chi phí và các
thủ tục giấy tờ.
Luôn tận dụng hết khả năng chuyên chở của tàu và của từng container.
Không sợ bị thất thu cước do không phải đòi từ người thuê vận chuyển mà

chỉ cần đòi tiền cước từ người giao nhận
c. Đối với người giao nhận
Hưởng chênh lệch giữa cước thu được của người gửi hàng lẻ với cước phải
trả cho người vận chuyển thực sự.
Người giao nhận có lợi thế nhờ quy mô, tiết kiệm chi phí về nhân lực và chi
phí về thủ tục.
d. Đối với nền kinh tế quốc dân
Tăng thu nhập về thuế, tiết kiệm các khoản chi về ngoại tệ từ đó tạo điều
kiện và cơ hội cho các nhà XNK giảm giá thành tăng cường tính cạnh tranh
ở thị trường trong nước và nước ngoài.
e. Đối với xã hội
Tạo công ăn việc làm để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm đặc biệt đối với nhập khẩu.
Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông từ đó tiết kiệm chi
phí xã hội.
Câu 4. Vận đơn đường biển là gì? Phân tích các chức năng của Vận đơn?
a) Khái niệm: Theo Quy tắc Hamburg, Vận đơn là một loại chứng từ do
người chuyên chở cấp theo yêu cầu của người gửi hàng, nó là bằng chứng
cho một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, theo đó người
chuyên chở chịu trách nhiệm nhận xếp lên tàu, chuyên chở, bảo quản và giao
hàng cho người nào xuất trình được vận đơn gốc, hoặc theo lệnh của người
này giao cho người khác.
b) Các chức năng của Vận đơn.
Là một bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển;
Nó là giấy chứng nhận về hàng hoá đã được chất lên tàu. Thể hiện qua các
mặt sau;
Giấy chứng nhận về số lượng hàng thực tế mà tàu đã nhận;
Giấy chứng nhận về tình trạng bề ngoài của bao bì đóng gói hàng hoá;
Giấy chứng nhận về ký hiệu, mác mã ghi trên bao bì;
Giấy chứng nhận ngày hàng hóa thực tế đã được chất lên tàu.

Là chứng từ sở hữu đối với hàng hoá đang được vận chuyển trên tàu. Người
nào nắm giữ vận đơn gốc, người đó được quyền nhận hàng.
Câu 5. Trình bày các nội dung cơ bản của Vận đơn?
Tên người vận chuyển và trụ sở giao dịch chính (carrier)
Tên người giao hàng (Shipper hoặc Consignor)
Tên người nhận (Consignee hoặc consigned to order)
Tên và quốc tịch của tàu vận chuyển hàng hoá (Ship's name/nationality)
Mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị hoặc giá trị của
hàng hoá nếu thấy cần thiết. (Description of goods);
Ký mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hoá (Marks);
Cước vận chuyển và ghi chú phương pháp thu cước (freight/ charge)
Nơi bốc hàng và/hoặc cảng bốc hàng (port of loading)
Cảng đích hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng đích.(port of
destination)
Số bản vận đơn gốc được ký phát;
Thời gian và địa điểm ký phát vận đơn;
Chữ ký, thẩm quyền của người cấp Vận đơn.
Câu 6. Trình bày các phương pháp phân loại Vận đơn?
Theo tình trạng xếp dỡ hàng hoá lên tàu.
- Vận đơn nhận để xếp (Received for Shipment B/L).
- Vận đơn đã chất xếp hàng (Shipped on board B/L).
Theo hành trình chuyên chở.
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L).
- Vận đơn đi suốt (Through B/L).
- Vận đơn theo chặng (Local B/L).
- Vận đơn vận tải đa phương thức. (Multidoc)
Theo khả năng chuyển nhượng của vận đơn.
- Vận đơn đích danh (Straight B/L).
- Vận đơn vô danh (To Bearers).
- Vận đơn theo lệnh (To Order).

Theo chất lượng của vận đơn.
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L).
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L).
Các loại vận đơn khác
- Vận đơn của người gom hàng
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
Câu 7. Hãy nêu các nội dung cơ bản của quy tắc Hague - Visby (Haugue-
Visby Rules)
1. Người chuyên chở phải chăm chỉ, cần mẫn hợp lý trước và bắt đầu mỗi
chuyến đi để:
Làm cho con tàu có đủ khả năng đi biển (Seaworthy ship).
Biên chế, cung ứng và trang bị hợp lý cho con tàu.
Làm cho mọi bộ phận của tàu đủ điều kiện nhận, chăm sóc và vận chuyển
hàng hoá đến cảng đích một cách an toàn.
2. Người chuyên chở phải chất, xếp hàng lên tàu, chăm sóc, bảo quản, vận
chuyển và dỡ hàng ra khỏi tàu một cách hợp lý.
3. Sau khi nhận trách nhiệm đối với hàng hoá, theo yêu cầu của người gửi,
người chuyên chở phải cấp cho người gửi một bộ vận đơn trên đó chỉ rõ:
Ký mã hiệu ghi trên bao bì hoặc hàng hoá nh chủ hàng đã khai báo.
Số lượng hàng hoá được chất lên tàu theo khai báo của người gửi hàng.
Tình trạng bền ngoài của hàng hoá.
Vận đơn là bằng chứng suy đoán khi trong tay người gửi và là bằng chứng
quyết đoán khi nó đã được chuyển nhượng cho người thứ ba.
4. Thông báo tổn thất và thời hạn khiếu kiện.
5. Người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm đối với:
Các tổn thất và thiệt hai do tình trạng không đủ khả năng đi biển của con
tàu
Người chuyên chở được miễn trách đối với các tổn thất do các nguyên nhân
loại trừ
Những tổn thất do đi lệch hành trình để cứu người, tài sản đang bị lâm nạn

trên biển
6. Người chuyên chở bồi thường đối với các tổn thất, thiệt hại do lỗi của họ,
nhưng được hưởng mức giới hạn trách nhiệm là 666,67 SDR/kiện hoặc 2
SDR/GKgs trừ khi người gửi hàng khai báo rõ giá trị của hàng hoá trước khi
chất hàng lên tàu.
7. Phạm vi áp dụng công ước
8. Đối với hàng hóa đóng trong container hay Pallet
Câu 8. Hãy nêu các nội dung cơ bản của quy tắc Hamburg 78 (Hamburg
Rules)
1. Trách nhiệm của người chuyên chở.
a) Thời hạn trách nhiệm: từ khi nhận trách nhiệm đối với hàng hoá cho đến
khi giao lại cho người nhận tại địa điểm đích ghi trong vận đơn.
b) Cơ sở trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm đối với tổn thất xẩy ra đối với hàng hoá cũng nh chậm trễ
trong giao hàng.
- Nếu hàng không được giao vào trong thời hạn thì được coi là chậm trễ
trong giao hàng.
c) Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất hoặc chậm trễ
do:
- Hoả hoạn nếu nguyên đơn chứng minh được hoả hoạn phát sinh do lỗi của
người chuyên chở.
- Không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại cho súc vật sống nếu người
chuyên chở đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để ngăn ngừa và
giảm thiểu tổn thất
- Không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do đi lệch hành trình, nếu
việc đi lệch hành trình vì mục đích cứu nạn hoặc tránh tổn thất thiệt hại có
thể xảy ra với con tàu hay hàng hoá trên tầu.
2. Giới hạn trách nhiệm.
- Người chuyên chở phải bồi thường, nhưng được hưởng mức giới hạn trách
nhiệm:

- Đối với hàng hoá là 835 SDR/kiện hoặc 2,5 SDR/GKgs hàng bị thiệt hại
nếu giá trị của hàng hoá không được khai báo cụ thể trên vận đơn.
- Đối với thiệt hại do chậm giao hàng thì không quá 2,5 lần giá cước.
- Tổng giá trị bồi thường trong cả hai trường hợp không vợt quá giá trị của
hàng.
3. Mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm.
4. Hàng chở trên boong.
5. Trách nhiệm của người gửi hàng.
6. Phát hành vận đơn.
7. Thông báo tổn thất và thời hạn khiếu kiện.
Nếu có tổn thất thì chủ hàng phải ra thông báo bằng văn bản
Sau 60 ngày kể từ ngày giao hàng, nếu không có thông báo bằng văn bản
thì
Thời hạn khiếu nại là 2 năm
Câu 9. Nguyên tắc và các phương pháp giao nhận hàng hóa chủ yếu trong
vận tải biển?
- Nguyên tắc chung về giao nhận hàng hóa là nhận bằng phương thức nào thì
giao bằng phương thức ấy (Điều 6 thể lệ bốc xếp hàng hóa tại các cảng biển
Việt Nam)
Các phương thức giao nhận hàng hóa gồm
Giao nhận nguyên bao, kiện, bó, tấm, cây, chiếc
Giao nhận nguyên hầm, kẹp chì
Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích, cân, đo đếm
Giao nhận theo mớn nước
Giao nhận theo nguyên container niêm chì
Kết hợp các phương thức giao nhận nói trên
Các phương thức giao nhận khác."
- Các phương pháp giao nhận chủ yếu
1. Giao nhận hàng không bao bì (Bulk-cargo). Loại hàng này thường có giá
trị thấp nên phương pháp giao nhận loại hàng này thường áp dụng giao nhận

theo mớn nước. Giao nhận theo mớn nước có sai số khá cao, nên với laọi
hàng cso giá trị cao người ta thường kết hợp với phương pháp giao nhận
theo trọng lượng hoặc thể tích.
2. Giao nhận hàng bách hóa. Loại hàng này thường được đóng gói theo
những tiêu chuẩn nhất định. Giá trị của lọai hàng này thường cao nên phong
pháp giao nhận đòi hỏi cần chính xác hơn nh đếm, đo.
3. Giao nhận hàng container. Loại hàng này thường kết hợp giữa giao
nguyên container kẹp chì với giao theo số lượng.
4. Giao nhận hàng lỏng. Phương pháp giao nhận loại hàng lỏng thường được
áp dụng theo phương pháp giao nhận theo số lượng bằng cách đo, đếm.
5. Giao nhận hàng hóa đặc biệt. Với loại hàng này cần thực hiện theo đúng
chỉ dẫn của người gửi hàng hoặc của nhà sản xuất.
Câu 10. Trình bày khái niệm cước hàng không và các loại cước hàng không?
a) Khái niệm: là một khoản tiền phải trả cho người chuyên chở hàng không
về việc vận chuyển một đơn vị hàng hóa hay một hành khách trên một tuyến
nhất định nào đó. Cước hàng không thường được công bố trước và có hiệu
lực cho đến khi ký Vận đơn.
b) Cơ sở tính khối lượng chịu cước.
- Tính cước theo khối lượng thực tế cả bì áp dụng đối với hàng nặng (có
trọng lượng > 1 Kg/6000 cm3 hoặc 366 cubic inches);
- Tính cước theo thể tích áp dụng đối với hàng nhẹ (có tỷ trọng < 1Kg/6000
cm3 hay 366 Cu.inches hoặc nhỏ hơn 1 pound (lb) cho 166 cubic inches)
c) Các loại giá cước
- Cước hàng bách hóa (General Cargo Rate – GCR). Là loại cước áp dụng
chung cho tất cả các loại hàng hoá thông thường. GCR cso thể được chia
thành hai loại áp dụng với lô hàng trên 45 kg và dưới 45kg.
- Cước tối thiểu (Minimum Rate/Charge – M). Là mức cước tối thiểu mà các
hãng hàng không cso thể áp dụng, nó không phụ thuộc vào khối lượng hàng.
Nhĩa là chi phí vận chuyển cho một lô hàng không được nhỏ hơn cước này.
- Cước hàng đặc biệt (SCR). Là cước áp dụng cho hàng đặc biệt trên những

tuyến bay nhất định nhằm thu hút thêm hàng hoá, tận dụng hết năng lực vận
chuyển của máy bay.
- Cước theo bậc hàng (CCR). Là loại cước được tính theo tỉ lệ % so với cước
hàng bách hoá. Nó được áp dụng đối với các loịa hàng hoá không có cước
riêng trên những tuyến bay nhất định.
- Cước cho tất cả các loại hàng (FAK). Loại cước này được tính cho tất cả
các loại hàng hoá, không phân biệt hàng có giá trị cao hay thấp, nếu chúng
được xếp chung vào cùng một đơn vị vận chuyển trên một tuyến bay nhất
định.
- Cước hàng container hoặc ULD. Cước được tính cho các loại hàng hoá
được chở trong các ULD theo tiêu chuẩn của IATA. Số lượng ULD nhiều
thì cước sẽ giảm.
- Cước hàng chậm áp dụng cho hàng không yêu cầu chở nhanh.
Câu 11. Quyền thuê phương tiện vận tải trong hợp đồng mua bán ngoại
thương theo Incoterms 2000
Quyền thuê phương tiện bao giờ cũng được thoả thuận trong hợp đồng mua
bán thể hiện qua các điều kiện cơ sở giao hàng. Theo Incoterms 2000, quyền
thuê phương tiện được chia thành.
- Nhóm các điều kiện E, F quyền thuê thuộc về người mua.
- Nhóm các điều kiện C, D quyền thuê phương tiện thuộc về người bán.
Câu 12. Đặc trưng về trọng tải và dung tích của tàu buôn, ý nghĩa của chúng
đối với người thuê tàu.
- Các đặc trưng về trọng tải
Trọng tải toàn bộ DWT = Q
h
+ Q
dự trữ
= D
h
- D

o
(Tấn)
Đặc trưng này để xác định khả năng vận chuyển của tầu, trên cơ sở đó xem
xét tàu có đáp ứng được với lượng hàng cần vận chuyển hay không.
- Các đặc trưng về dung tích
GRT (RT). Tổng dung tích đăng ký toàn bộ. Đơn vị tính là Tấn đăng ký
(RT)
NRT (RT). Tổng dung tích đăng ký tịnh. Đơn vị tính là Tấn đăng ký (RT)
Vrời (m3). Dung tích hầm hàng dùng để chứa hàng rời. (m
3
)
Vbao (m3). Dung tích cha hàng bao kiện (m
3
)
Cả hai chỉ tiêu trên dùng để xem xét đánh giá liệu con tàu có đủ điều kiện để
vận chuyển hết lô hàng hay không.
wt (m3/T). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá xem xét việc sử dụng tối đa
năng lực vận chuyển của con tàu. Nếu wt = wh thì tận dụng hết cả tải trọng
lẫn dung tích của tàu.
Câu 13. Trình bày khái niệm, u nhược điểm của hình thức thuê tàu chuyến?
Trình tự thực hiện các bước thuê tàu chuyến.
1/ Khái niệm:
Thuê tàu chuyến (Voyage charter) là việc chủ tàu hoặc người chuyên chở
cho người thuê tàu thuê một phần hoặc toàn bộ con tàu để vận chuyển hàng
hoá từ một hoặc một số cảng này đến một hay một vài cảng khác với giá
cước và các điều kiện do 2 bên thoả thuận, mối quan hệ giữa người thuê tàu
và người chuyên chở được điều chỉnh thông qua Hợp đồng thuê tàu chuyến
(Voyage charter Party).
2/ Ưu điểm:
Tính linh hoạt cao do hai bên có thể thoả thuận vận chuyển với một lượng

hàng hoá bất kỳ, từ một địa điểm bất kỳ và thời gian thực hiện bất kỳ với giá
cước do hai bên thoả thuận.
Người thuê có thể tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng.
Cước vận chuyển thấp so với tàu chợ.
3/ Nhược điểm:
Tốc độ chất, xếp hàng, vận chuyển chậm
Giá cước không ổn định do phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Kỹ thuật thuê tàu và ký kết hợp đồng phức tạp
4/ Trình tự các bước thuê tàu chuyến:
a) trường hợp người thuê am hiểu nghiệp vụ thuê tàu
Bước 1: Người thuê lựa chọn các đơn chào tàu của các hãng tàu.
Bước 2: Tính toán chi phí thuê tàu để chọn ra con tàu phù hợp
Bước 3: Ký kết hợp đồng thuê tàu với chủ tàu.
Bước 4: Thực hiện hợp đồng:
Bước 5: Thanh lý hợp đồng, các bên liên quan tính toán thưởng phạt và
thanh toán cho nhau các khoản chi phí.
b) trường hợp người thuê không am hiểu nghiệp vụ thuê tàu
Bước 1: Chủ hàng lựa chọn người môi giới có uy tín để ký hợp đồng uỷ thác
cho người môi giới tìm tàu.
Bước 2: Người môi giới đàm phán với người vận chuyển và thông báo các
điều khoản của hợp đồng cho người thuê biết. Người thuê phải kiểm tra lại
để gạch bỏ những điều khoản không cần thiết và có thể bổ sung những điều
khoản cha có trong hợp đồng mẫu.
Bước 3: Người thuê tàu và chủ tàu ký kết hợp đồng vận chuyển.
Bước 4: Thực hiện hợp đồng giống nh trường hợp (a)
Bước 5: Thanh lý hợp đồng.
Câu 14. Trình bày khái niệm ưu nhược điểm của hình thức thuê tàu chợ?
Trình tự thực hiện các bước thuê tàu chợ.
1/ Khái niệm:
Tàu chợ: Là loại tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường cố

định , ghé vào các cảng quy định theo một lịch trình đã được lập và công bố
từ trước.
Hình thức thuê tàu chợ: là hình thức chủ tàu hoặc người chuyên chở dành
cho người thuê tàu thuê 1 phần hoặc toàn bộ con tàu để vận chuyển hàng hoá
trên 1 tuyến cố định với giá cước và các điều kiện vận chuyển do người
chuyên chở ấn định theo lịch trình đã được công bố trước.
2/ Ưu nhược điểm của hình thức thuê tàu chợ:
a) Ưu điểm:
Có thể thuê chở bất kỳ loại hàng gì với khối lượng nhiều hay ít, đặc biệt
thích hợp với các lô hàng có nhu cầu vận chuyển thường xuyên.
Tốc độ tàu cao, mức giải phóng tàu lớn và ổn định do tàu thường được trang
bị hiện đại, có tính chuyên môn hoá cao, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
khâu.
Giá cước thường ổn định, chủ hàng có thể tính toán trước được chi phí vận
chuyển.
Thủ tục thuê tàu đơn giản do các điều khoản hầu nh đã được ấn định từ
trước.
Chủ hàng có thể chủ động trong việc thuê tàu và đa hàng đến cảng.
b) Nhược điểm:
Cước phí thường cao.
Người thuê không được tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng.
3/ Trình tự các bước thuê tàu chợ:
Chủ hàng có thể trực tiếp tìm tàu hoặc thông qua môi giới để thuê tàu với
các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu lịch chạy tàu đã được các hãng tàu công bố trước để lựa
chọn tuyến và con tàu thích hợp nhất
Bước 2: Đăng ký lu khoang (Booking ship’s space)
Bước 3: Lu cước lập hợp đồng thuê tàu (Booking note)
Bước 4: Giao hàng
Bước 5: Lấy vận đơn.

Sau khi toàn bộ hàng hoá đã được xếp lên tàu trong tình trạng hoàn hảo,
người chuyên chở sẽ cấp vận đơn cho người gửi hàng.
Câu 15. Trách nhiệm của người chuyên chở và người gửi hàng khi gửi hàng
bằng container theo hình thức FCL và LCL.
1. Trách nhiệm của người chuyên chở và người gửi hàng theo FCL = Full
Container Load.
a). Người gửi hàng phải:
Thuê container về kho của mình để đóng hàng hoặc đóng hàng tại bãi
Làm thủ tục hải quan xuất khẩu, niêm phong kẹp chì .
Đóng hàng kể cả việc chèn lót hàng hoá trong cont.
Đa container đến bãi cảng (Container yard – CY) giao cho người chuyên chở
và nhận vận đơn.
b) Người chuyên chở phải:
Nhận và quản lý và chăm sóc container tại bãi CY.
Bốc container từ CY lên tàu để vận chuyển đến cảng đích.
Phát hành vận đơn theo yêu cầu của người gửi hàng.
Dỡ container ra khỏi tàu đa container vào CY hoặc CFS
2. Trách nhiệm của người chuyên chở và người gửi hàng theo LCL = Less
than Container Load.
a) Người gửi hàng phải:
Vận chuyển hàng đến giao cho người gom hàng tại CFS hoặc ICD
Chuyển cho người gom hàng các chứng từ cần thiết có liên quan đến hàng
hoá
Nhận vận đơn của người gom hàng và trả cước hàng lẻ.
b) Người chuyên chở phải:
Nhận hàng lẻ tại CFS hoặc ICD đóng vào container.
Hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu nếu được người gửi uỷ thác.
Đóng hàng vào container.
Niêm phong, kẹp chì và đa container đến bãi CY
Bốc container từ CY lên tàu.

Dỡ container ra khỏi tàu và đa vào CFS hoặc ICD cảng đích.
Dờ hàng ra khỏi container và giao cho người xuất trình vận đơn hợp lệ
Câu 16. Hãy nêu một số điểm khác nhau cơ bản giữa Quy tắc Hague - Visby
và Hamburg 78?
1) Về nghĩa vụ chứng minh lỗi.
- Hague - Visby; Chủ hàng phải chứng minh lỗi gây ra tổn thất cho hàng hóa
do người chuyên chở gây nên. Nếu không chứng minh được lỗi thì người
chuyên chở thoát trách nhiệm.
- Hamburg; Người chuyên chở muốn được miễn trách thì phải chứng minh
được anh ta không có lỗi.
2) Các trường hợp miễn trách cho người chuyên chở.
- Hague – Visby: Liệt kê thành các trường hợp miễn trách gồm 17 điều.
- Các miễn trách Hamburg lẫn vào các chơng mục về trách nhiệm của người
gửi hàng và người chuyên chở. Nhưng cháy chỉ được miễn tách do nguyên
nhân khách quan.
3) Giới hạn trách nhiệm bồi thường.
- Hague - Visby là 100 Bảng Anh hoặc 10.000 Frăng và được nâng lên là
666,67 SDR/Kiện hoặc 2.0 SDR/GKg.
- Hamburg; là 835 SDR/Kiện. Hoặc 2,5 SDR/Gkg
4) Thời hạn khiếu nại
- Hague – Visby: một năm kể từ khi phát sinh tổn thất và có thể kéo dài hơn
tùy theo thỏa thuận
- Hamburg; Quy định là 2 năm.
5) Thời hạn bắt đầu và kết thúc trách nhiệm
- Hague - Visby và nghị định thư sửa đổi quy định Thời hạn trách nhiệm từ
cảng chất hàng đến cảng dỡ hàng.
- Hamburg; Người vận chuyển chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi
hàng nằm dưới quyền định đoạt của người chuyên chở cho đến khi hàng
được giao cho người nhận.
6) Giao hàng

- Hague - Visby không quy định.
- Hamburg; Quy định cụ thể; Người chuyên chở chịu tráchnhiệm về việc vận
chuyển giao hàng chậm và không được giao cho người nhận tại cảng dỡ theo
quy định nh trong hợp đồng.
7. Vận chuyển súc vật sống.
- Hague – Visby: Không cso quy định
- Hamburg 78. Người vận chuyển chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc súc
vật sống theo yêu câu của người gửi hàng. Trong quá trình vận chuyển,
người chuyên chở có thể hành động sai khác so với chỉ thị của người gỉ hàng
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng thì người vận chuyển không
phải chịu trách nhiệm về hành động sai khác đó.
Câu 17. Trình bày quyền hạn và nghĩa vụ chủ yếu của người giao nhận?
a) Nghĩa vụ
- Chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn
của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa được ủy thác,
- Nếu là một đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm về những lỗi lầm, sai
sót của bản thân mình và của người làm công cho mình,
- NGN không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai xót do bên thứ ba
gây nên nh; người chuyên chở, hợp đồng con v.v
- Nếu NGN là bên chính (giao ủy thác) thì ngoài các trách nhiệm nh một đại
lý nói trên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi sơ
xuất của bên thứ ba mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng.
b) Quyền hạn:
- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập khác
- trường hợp đặc biệt, có thể thực hiện khác với những chỉ dẫn nhưng phải
thông báo cho khách hàng.
- Người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất thiệt hại
liên quan đến hàng hoá trong các trường hợp sau:
Do lỗi của khách hàng hoặc do lỗi của người mà khách hàng chỉ định
Người giao nhận hành động đúng theo chỉ dẫn

Khách hàng đóng gói, bốc xếp không hợp lý
Do khuyết tật và nội tỳ của hàng hoá
Do đình công, chiến tranh khủng bố và trong các trường hợp bất khả kháng
- Trong trường hợp người giao nhận chỉ làm dịch vụ thì người giao nhận
không chịu trách nhiệm về những khoản lợi mà lẽ ra khách hàng được
hưởng mà nó bị gây nên bởi sự chậm trễ mà không do lỗi của người vận
chuyển.
- Trong trường hợp phải bồi thường thì tổng giá trị bồi thường không vợt
quá giá trị hàng hoá trừ khi có quy định khác hoặc có sự khai báo đầy đủ rõ
ràng về hàng hoá.
- Trong trường hợp có sai sót và thiệt hại thì người giao nhận phải bồi
thường nhưng khôg chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:
NGN không nhận được thông báo khiếu nại trong thời hạn 14 ngày kể từ
ngày giao hàng
Người giao nhận không nhận được thông báo bị kiện của cơ quan toà án ho
Câu 18. Hãy nêu các điều kiện kinh doanh chuẩn của người giao nhận?
FIATA (hiệp hội giao nhận quốc tế) đã soạn thảo một bản mẫu về điều kiện
kinh doanh chuẩn để các nước tham khảo xây dựng điều kiện kinh doanh
chuẩn cho riêng nước mình. Bản mẫu này có một số điểm chính nh sau;
Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm
bảo vệ lợi ích của khách hàng;
Người giao nhận điều hành và lo liệu vận chuyển hàng hóa được ủy thác
theo chỉ dẫn của khách hàng;
Người giao nhận không đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, có
quyền tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và được quyền quyết định sử
dụng những phương tiện vận tải và tuyến vận tải thông thường, có quyền
cầm giữa hàng hóa để đảm bảo những khoản nợ của khách hàng;
Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và
người làm công cho mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba,
miễn là tỏ ra cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba.

Nhiều nước coi "điều kiện kinh doanh chuẩn" là phương tiện để nâng cao
tiêu chuẩn và nghiệp vụ của mình làm căn cứ ký hợp đồng hoặc đính kèm
với hợp đồng ký với khách hàng.
Câu 19. Phân biệt sự giống khác nhau giữa Vận đơn thuê tàu chuyến với
Vận đơn trong vận tải đa phương thức.
Mẫu vận đơn.
- Trên mặt trước của B/L thuê tàu chuyến thường có 13 nội dung cơ bản,
trong khi B/L trong VTĐPT có 15 nội dung chính.
Người phát hành Vận đơn.
- Người phát hành B/L trong thuê tàu chuyến là người chuyên chở hoặc
người mà người chuyên chở uỷ quyền.
- Trong VTĐPT người phát hành vận đơn là người kinh doanh VTĐPT hoặc
người mà người kinh doanh VTĐPT uỷ quyền.
Cảng bốc/cảng dỡ hàng.
- Đối với B/L trong VTĐPT, nơi giao, nhận hàng có thể xuất phát từ một địa
điểm sau đó mới đến một cảng bốc, dỡ cụ thể, trong khi loại B/L thuê tàu
chuyến thường không có đặc điểm này, mà hàng hoá thường đi trực tiếp từ
cảng bốc đến cảng dỡ.
Người chuyên chở.
Trách nhiệm bồi thường.
Các nội dung chủ yếu.
Chỉ dẫn nhận hàng tại địa điểm đích.
Câu 20. Hãy nêu các loại Vận đơn chủ yếu sử dụng trong vận tải hỗn hợp?
Combidoc: Do BIMCO soạn thảo và được ICC chấp thuận
FIATA FBL. Mẫu vận đơn của Hiệp hội các nhà giao nhận vận chuyển hàng
hoá quốc tế lập. Loại vận đơn này được ICC thừa nhận là loại chứng từ có
khả năng lu thông.
Multidoc.
Giấy chứng nhận chuyên chở (FCT) Là giấy chứng nhận vận chuyển của
người giao nhận cấp cho người gửi hàng. Loại chứng từ này có tính năng nh

vận đơn trong vận tải biển nhưng được sử dụng chủ yếu trong vận tải bộ.
Vận đơn chủ (Master Bill of Lading - MBL). Loại vận đơn này thường do
người chuyên chở cấp cho người giao nhận đối với một lô hàng mà người
giao nhận nhận trách nhiệm chuyên chở đối với các chủ hàng. Loại vận đơn
này thòng là loại đích danh và chúng thường không chuyển nhượng được
bằng nghiệp vụ ký hậu nh những vận đơn thông thường khác. Loại vận đơn
này thông thường cũng không được các ngân hàng chấp nhận trong thanh
toán, trừ khi có thoả thuận khác.
Vận đơn thứ cấp (HBL). Là vận đơn do người giao nhận cấp cho người gửi
hàng. Loại vận đơn này được ICC thông qua và nó là chứng từ có thể giao
dịch được.
Câu 21. Trình bày phương pháp giao nhận hàng bằng container theo FCL.
a) Khái niệm FCL: Là gửi hàng nguyên trong một container, người gửi chịu
trách nhiệm đóng hàng và người nhận chịu trách nhiệm rút hàng. Cước phí
được tính nguyên cho một container không kể hàng hóa có được đóng đầy
container hay không.
b) Trách nhiệm của người gửi hàng.
Thuê và chuyên chở container về kho hoặc bãi của mình để đóng hàng,
Đóng hàng vào container kể cả việc chất xếp và chèn lót hàng trong
container,
Đánh ký mã hiệu hàng hóa và ký mã hiệu chuyên chở,
Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì,
Đa container đến bãi cảng (CY) giao cho người chuyên chở và nhận Vận
đơn.
c) Trách nhiệm của người chuyên chở:
Phát hành Vận đơn cho người gửi,
Quản lý và bảo quản container kể từ khi nhận tại CY,
Bốc container lên tàu cũng nh là dỡ container từ tàu xuống bãi,
Giao container cho người nhận khi họ xuất trình được D/O
d) Trách nhiệm của người nhận hàng:

Hoàn thiện thủ tục nhận khẩu hàng hóa
Xuất trình Vận đơn gốc để đổi lấy D/O,
Vận chuyển container về kho/bãi của mình, rút hàng và trả lại vỏ cho hãng
tại CY.
Câu 22. Trình bày phương pháp giao nhận hàng bằng container theo LCL.
a) Khái niệm LCL: Hàng hóa của nhiều chủ hàng đóng chung vào cùng một
container mà người giao nhận chịu trách nhiệm đóng rút hàng.
b) Trách nhiệm của người gửi hàng:
Vận chuyển hàng từ kho của chủ hàng đến trạm đóng hàng (CFS) của người
giao nhận,
Giao cho người giao nhận các chứng từ cần thiết về hàng hóa (FCR, FWR )
Thanh toán cước phí và nhận FBL.
c) Trách nhiệm của người giao nhận.
Nhận và kiểm tra hàng tại CFS
Cấp FCR/FWR cho người gửi hàng
Hoàn tất thủ tục hải quan (nếu được ủy thác)
Đóng hàng vào container
Vận chuyển đến CY giao cho người vận chuyển nhận MBL
Cấp FBL cho người gửi hàng
d) Trách nhiệm của ngờu chuyên chở.
Nhận hàng và cấp Vận đơn cho người gửi hàng
Hoàn tất thủ tục hải quan (nếu được yêu cầu) và đóng hàng vào container,
Bốc container có hàng lên tàu và vận chuyển đến cảng đích dỡ container
xuống bãi,
Rút hàng ra khỏi container tại điểm đóng hàng (CFS) và giao cho người xuất
trình D/O.
e) Trách nhiệm của người nhận hàng
Thu xếp thủ tục nhập khẩu hàng hóa,
Xuất trình Vận đơn để đổi lấy lệnh giao hàng
Nhận hàng tại điểm đóng rút hàng (CFS) và vận chuyển về kho của mình.

Câu 23. Hãy trình bày các loại cước phí vận chuyển hàng hóa bằng
container?
a) Khái niệm cước phí: Là một khoản tiền mà người thuê phải trả cho người
chuyên chở cho một đơn vị hàng hóa được vận chuyển bằng container. Cước
phí container phụ thuộc vào: loại và kích cỡ container, loại hàng được
chuyên chở, mức độ sử dụng container và tuyến vận chuyển container.
b) Các loại cước phí vận chuyển hàng hóa bằng container:
Cước tính cho một mặt hàng (Commodity Box Rate - CBR):
Cước tính chung cho các loại hàng (Freight All kinds Rate - FAK):
Cước hàng lẻ:
Bên cạnh các loại cước trên, người gửi hàng có thể phải chịu thêm một số
loại lệ phí khác nh:
- Điều chỉnh sự biến động của thị trường: CAF, BAF
- Phí xếp, chuyển hàng tại bãi (THC).
Câu 24. Hãy phân tích sự khác nhau cơ bản giữa Seaway Bill với B/L?
- Chức năng. B/L có đầy đủ 3 chức năng trong khi SWB chỉ có hai chức
năng. Do vậy, khi nhận hàng, người nhận không cần phải xuất trình SWB
gốc mà chỉ cần xuất trình chứng chỉ hợp thức là cso thể nhận được hàng, vì
vậy nó cho phép tiết kiệm thời gian đặc biệt là khi hàng hoá đến cảng trước
bộ chứng từ.
- Người nhận hàng. Người nhận hàng trên SWB thông thường chỉ định đích
danh, trong khi người nhận hàng trên B/L có thể là đích danh, vô danh hoặc
theo lệnh. Khi nhận hàng, người nhận hàng hợp lệ phải xuất trình được B/L
gốc.
- Tính pháp lý: Ngân hàng chỉ chấp nhận B/L mà không chấp nhận SWB
- Tính lu thông: B/L có thể chuyển nhượng, mua bán cầm cố thế chấp được
còn SWB không có tính chuyển nhượng.
- Trách nhiệm của người vận chuyển.

×