Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tóm tắt luận an nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hoá học tinh dầu của các loài trong chi quế (cinnamomum schaeff.) và bời lời (litsea lamk.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.22 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thực vật Việt Nam, hiện đã biết có khoảng 300 họ thực vật
bậc cao có mạch với khoảng gần 12.000 loài. Trong các họ giàu loài thì
Long não (Lauraceae Juss.) đứng hạng thứ 8 với khoảng 275 loài thuộc 21
chi. Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) lại là hai chi
lớn nhất của họ Long Não (Lauraceae Juss.) ở nước ta. Hiện đã thống kê
được khoảng 99 loài và 10 thứ, chiếm tới 36% tổng số loài của cả họ. Hầu
hết các loài trong chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea
Lamk.) đều chứa tinh dầu, đây là nguồn nguyên liệu cần thiết cho các ngành
công nghiệp như dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, Việc điều tra,
nghiên cứu nguồn tài nguyên cũng như thành phần hóa học tinh dầu của các
loài trong hai chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.)
được xem là yêu cầu cần thiết làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tiếp
theo phục vụ nhu cầu thực tiễn sản xuất ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Vườn Quốc Gia Bạch Mã được đánh giá là một trong những trung tâm đa
dạng sinh học của Việt Nam, nơi hội tụ của 2 luồng thực vật từ Bắc vào và từ
Nam ra. Đây cũng là nơi có đa dạng các loài họ Long não (Lauraceae Juss.)
đặc biệt là hai chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.).
Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu về tính đa dạng thành phần loài cũng như
thành phần hóa học tinh dầu của các loài trong 2 chi này ở VQG Bạch Mã là
còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài luận án:
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hoá học tinh dầu của các loài
trong chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) thuộc họ
Long não (Lauraceae Juss.) ở VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
2. Mục tiêu
Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thực vật có tinh dầu trong chi Quế
(Cinnamomum) và Bời lời (Litsea) làm cơ sở khoa học cần thiết cho việc
đánh giá tiềm năng, cũng như có biện pháp cụ thể để bảo tồn, phát triển và
sử dụng chúng bền vững tại VQG Bạch Mã nói riêng và cả nước nói
chung.


3. Ý nghĩa của đề tài luận án
Các kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào số liệu điều tra tính
đa dạng thành phần loài và cung cấp những dẫn liệu về thành phần hoá học
tinh dầu của một số loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea)
1
thuộc họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bạch Mã - Thừa Thiên Huế. Từ
những cơ sở khoa học của luận án sẽ giúp Ban quản lý VQG Bạch Mã có
những kế hoạch, giải pháp để bảo tồn đối với những loài thuộc 2 chi này có
nguy cơ bị đe doạ tiệt chủng và giúp các nhà quản lý địa phương định
hướng phát triển vùng nguyên liệu tài nguyên thực vật có tinh dầu trong
vùng đệm VQG Bạch Mã cũng như trên địa bàn địa phương nhằm tạo công
ăn việc làm và ổn định đời sống cho người dân địa phương.
4. Những điểm mới của luận án
- Cung cấp một số dẫn liệu về các đặc điểm hình thái, nơi sống, phân
bố của 44 loài và 2 thứ của 2 chi Quế (Cinnamomum) và chi Bời lời
(Litsea) thuộc họ Long não (Lauraceae), trong số đó đã bổ sung thêm vùng
phân bố của 20 loài cho khu hệ Thực vật VQG Bạch Mã.
- Lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hoá học trong tinh dầu
của 10 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum): Quế bon (C. bonii), Re cẩm
chướng (C. caryophyllus), Quế ô dược (C. curvifolium), Re đầm hà (C.
damhaensis), Re lá cứng (C. durifolium), Quế kunstler (C. kunstleri), Quế
bạc (C. mairei), Rè muôi (C. melastomaceum), Re lá cứng (C.
rigidifolium), Ô phát (C. sericans); 6 loài thuộc chi Bời lời (Litsea): Bời
lời cam bốt (L. cambodiana), Bời lời trâm (L. eugenoides), Bời lời gỉ sắt
(L. ferruginea), Bời lời helfer (L. helferi), Bời lời thịt cá hồi (L. salmonea)
và Bời lời vòng (L. verticillata).
- Một số loài trong chi Quế (Cinnamomum) và chi Bời lời (Litsea) cho
tinh dầu có chứa các thành phần hóa học có giá trị như: methyl eugenol
(C. bonii), eugenol (C. bonii, C. tamala, C. mairei), linalool (C.
melastomaceum), benzyl cinnamat (C. curvifolium), cinnamic aldehyd (C.

cassia), Z-citral (L. cubeba), Đây cũng là các loại tinh dầu đã và đang là
nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như (dược phẩm, thực
phẩm, hóa mỹ phẩm, )
5. Bố cục của luận án
Luận án dày 120 trang gồm: Mở đầu - 2 trang (1-2); Chương 1 -
Tổng quan tài liệu - 15 trang (3-17); Chương 2 - Đối tượng, nội dung và
phương pháp nghiên cứu - 4 trang (18-21); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu
và thảo luận - 97 trang (22-118); Kết luận và kiến nghị - 2 trang (119-120);
Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án; Tài
liệu tham khảo; Phụ lục.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những công trình nghiên cứu về thực vật của họ Long não
(Lauraceae Juss.)
Long não (Lauraceae Juss.) là họ có thành phần loài đa dạng và có
nhiều giá trị sử dụng nên đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm. Người đầu tiên nghiên cứu về họ Long não (Lauraceae) là Jussieu
(1789-1824). Tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về
các loài họ Long não (Lauraceae) trong các bộ sách Thực vật chí Ấn Độ
với 16 chi và 250 loài, Trung Quốc có 18 chi và 500 loài, Malaixia 12 chi
và 200 loài, Đông Dương có 12 chi và 50 loài,
Họ Long não (Lauraceae) bao gồm chủ yếu là các loài cây gỗ, cây bụi
thường xanh. Tuy vậy, cũng có chi Sassafras với một số loài rụng lá và chi
Cassytha (tơ xanh) có các loài dây leo sống ký sinh. Cành non có màu
xanh, vỏ có mùi thơm, có chồi ngủ đông. Lá mọc cụm ở đầu cành, có 3
gân chính hay hệ gân đơn giản. Hoa mẫu 3, bao phấn mở, có nhị lép và
tuyến mật ở gốc chỉ nhị. Quả có đài dính liền phát triển thành dạng đấu
dưới quả.
Trên thế giới họ Long não (Lauraceae) gồm có 55 chi và gần 2.500

loài phân bố ở các khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Chúng phân bố tập
trung chủ yếu ở Đông Nam Á và Brazil. Ở Việt Nam hiện đã biết có khoảng
21 chi, với 275 loài.
1.2. Nghiên cứu về chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và chi Bời lời
(Litsea Lamk.) trên thế giới và trong nước
Chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) có khoảng 250 loài. Chúng
thường là cây gỗ lớn phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, châu Đại Dương như Trung
Quốc với 50 loài, Malaixia 30 loài, Ấn Độ 30 loài, Đông Dương 12 loài.
Chi Bời lời (Litsea Lamk.) có khoảng 400 loài, là cây gỗ hay cây bụi,
phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á, Australia, New
Zealand, Bắc Mỹ tới cận nhiệt đới Nam Mỹ, chủ yếu tại các khu vực
nóng ấm ở miền Nam hay Tây Nam như Trung Quốc với 75 loài,
Malaixia 54 loài, Ấn Độ 65 loài, Đông Dương 17 loài.
Người đầu tiên nghiên cứu rừng Việt Nam là Loureiro (1793) và
công bố trong Thực vật chí Nam Bộ. Tác giả đã mô tả 4 chi và 8 loài trong
họ Long não (Lauraceae). Tiếp đến là Pierre (1880), trong Thực vật rừng
Nam Bộ đã giới thiệu các loài cây họ Long não (Lauraceae) có mặt ở Nam
Bộ. A. Finet và F. Gagnepain (1907), trong Thực vật chí Đại cương Đông
3
Dương do H. Lecomte chủ biên đã công bố các loài cây họ Long não
(Lauraceae) có ở Đông Dương. Năm 1913, Lecomte công bố họ Long não
(Lauraceae) ở Đông Dương và Nam Trung Quốc. Cho đến năm 1934, H.
Liou công bố các loài thuộc họ Long não (Lauraceae) ở Đông Dương và
Nam Trung Quốc. Sau này, E. D. Merrill (1935) đã đưa ra bản mô tả chi
tiết họ Long não (Lauraceae) ở Đông Dương. Ast (1938), đã công bố các
loài có mặt ở Đông Dương. Như vậy, các tác giả người Pháp đã phân tích,
đánh giá họ Long não (Lauraceae) ở các vùng khác nhau tại Đông Dương,
trong đó có Việt Nam.
Sau này, các nhà thực vật Việt Nam cũng đã điều tra và thống kê

nguồn tài nguyên ở các khu vực trên cả nước và phát hiện, bổ sung thêm
nhiều loài mới cho Hệ Thực vật Việt Nam. Phạm Hoàng Hộ (1991) và tái
bản (1999) đã vẽ hình và mô tả tóm tắt các loài thuộc hai chi Quế
(Cinnamomum) và Bời lời (Litsea) trong họ Long não (Lauraceae) với 43
loài thuộc chi Quế (Cinnamomum) và 45 loài thuộc chi Bời lời (Litsea).
Nghiên cứu đầy đủ nhất về hai chi này trong họ Long não (Lauraceae) là
các công trình của Nguyễn Kim Đào (1995, 2003). Tác giả đã công bố về
phân bố, dạng sống, sinh thái và giá trị sử dụng của các loài trong họ Long
não (Lauraceae) nói chung, chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea) nói
riêng ở các khu vực khác nhau trên cả nước. Trong đó chi Quế
(Cinnamomum) có 44 loài và 1 thứ; chi Bời lời (Litsea) có 42 loài và 13
thứ. Sau này, các nhà khoa học nghiên cứu đa dạng ở các vùng khác nhau
của cả nước đã công bố trong các danh lục thực vật như: Phùng Ngọc Lan
và cộng sự (1996), nghiên cứu Hệ Thực vật ở VQG Cúc Phương đã công
bố 9 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum) và 12 loài thuộc chi Bời lời
(Litsea). Nguyễn Nghĩa Thìn & Mai Văn Phô (2003) khi nghiên cứu đa
dạng hệ thực vật VQG Bạch Mã đã thống kê được 14 loài thuộc chi Quế
(Cinnamomum) và 15 loài thuộc chi Bời lời (Litsea). Nguyễn Nghĩa Thìn
& Nguyễn Thanh Nhàn (2004), nghiên cứu hệ thực vật VQG Pù Mát đã
công bố 18 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum) và 21 loài thuộc chi Bời lời
(Litsea). Đỗ Ngọc Đài & Lê Thị Hương (2010) đã công bố ở Khu BTTN
Xuân Liên, Thanh Hoá với 10 loài trong chi Quế (Cinnamomum) và 10
loài trong chi Bời lời (Litsea).
Như vậy, các tác giả cũng mới chỉ thống kê về thành phần loài ở các
vùng khác nhau, chưa có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về thành phần
hóa học của tinh dầu. Ở nước ta, các loài trong hai chi Quế (Cinnamomum)
4
và Bời lời (Litsea) có nhiều giá trị sử dụng như làm thuốc, cho tinh dầu, lấy
gỗ,
1.3. Phân bố của các loài chứa tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam

Phân bố cây tinh dầu trong mỗi hệ thực vật nói chung theo 2 nguyên
tắc: là nguyên tắc phổ biến (hay còn gọi là nguyên tắc có tính quy luật) và
nguyên tắc ngẫu nhiên. Phân tích và tìm hiểu quy luật phân bố của cây tinh
dầu ở các họ thực vật không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa sinh
lý, sinh hóa mà còn có giá trị rất lớn đối với công tác điều tra, phát hiện.
Hiện nay, trong hệ thực vật Việt Nam có khoảng 657 loài thuộc 357 chi và
114 họ chứa tinh dầu. Như vậy, nguồn tài nguyên cây tinh dầu nói riêng và
tài nguyên thực vật Việt Nam rất là đa dạng và phong phú.
1.4. Nghiên cứu về tinh dầu của chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và
chi Bời lời (Litsea Lamk.) trên thế giới và ở Việt Nam
Nghiên cứu tinh dầu trên thế giới hiện nay, tập trung chủ yếu vào nhóm
được ứng dụng làm nước hoa, dược phẩm, mỹ phẩm và khả năng kháng
nấm, kháng khuẩn. Tinh dầu của các loài trong hai chi Quế (Cinnamomum)
và Bời lời (Litsea) là đối tượng nghiên cứu của nhiều phòng thí nghiệm trên
thế giới và thường được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp hữu cơ do chúng
có hàm lượng cao các hợp chất như linalool, camphor, cinnamaldehyt,
eugenol, safrol, metyleugenol, terpinen-4-ol, α-terpineol,
1.4.1. Chi Quế (Cinnamomum Schaeff.)
Trong 250 loài của chi Quế (Cinnamomum) trên thế giới thì có hơn
100 loài đã được nghiên cứu về tinh dầu. Một số loài cho tinh dầu chứa
chủ yếu là cinnamaldehyt, những loài khác thì lại có thành phần chính là
các hợp chất như eugenol, camphor hay safrol.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu về tinh dầu trong chi Quế
(Cinnamomum) đã có ở Việt Nam mới tập trung vào một số đối tượng chủ
yếu là cây trồng, còn nghiên cứu về các loài phân bố trong tự nhiên thì vẫn
còn ít.
1.4.2. Chi Bời lời (Litsea Lamk.)
Bời lời (Litsea) là chi lớn nhất trong họ Long não (Lauraceae) ở Việt
Nam. Trên thế giới chi Bời lời (Litsea) có khoảng 400 loài. Hầu hết các
loài trong chi này đều có tinh dầu.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về tinh dầu, thành phần hóa học
của tinh dầu ở các loài thuộc hai chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời
(Litsea) ở Việt Nam đang còn ít, chưa đầy đủ và chưa xứng với tiềm năng
cũng như giá trị của chúng.
1.5. Giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Quế (Cinnamomum
5
Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.)
1.5.1. Chi Quế (Cinnamomum Schaeff.)
Rất nhiều loài trong chi Quế (Cinnamomum) là cây tinh dầu, cây
thuốc, cây gia vị và cây lấy gỗ có giá trị. Vỏ cây, vỏ cành và lá của các loài
Quế như: Quế trèn (C. burmannii), Quế thanh (C. cassia),… là nguồn
nguyên liệu lấy tinh dầu, nguồn gia vị để chế biến thực phẩm trong công
nghiệp cũng như trong tập quán ẩm thực của nhiều dân tộc, nhiều gia đình.
1.5.2. Chi Bời lời (Litsea Lamk.)
Ở các loài trong chi Bời lời (Litsea) tinh dầu được chứa chủ yếu
trong quả, lá và một lượng nhỏ trong thân. Tinh dầu của loài Màng tang
(L. cubeba) là nguồn cung cấp citral có giá trị. Đó là nguồn nguyên liệu
quý để chuyển hóa thành ionon và tiền sinh tố A trong công nghiệp chế
biến nước hoa, kem xoa, xà phòng thơm và các hợp chất tẩy rửa khác,
trong chế biến thực phẩm và thuốc lá…. Nhiều loài trong chi Bời lời
(Litsea) là cây mọc nhanh, chịu đựng đất đai cằn cỗi nên có thể là những
đối tượng cần quan tâm trong cơ cấu cây rừng để phục hồi rừng sau nương
rẫy hoặc trên các đồi núi trọc.
1.6. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở VQG Bạch Mã
Phần này nêu lên vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, đặc điểm khí hậu,
đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm hệ thực vật của khu vực nghiên cứu.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài thực vật và thành phần hóa

học tinh dầu một số loài trong chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời
(Litsea Lamk.) thuộc họ Long não (Lauraceae Juss.) ở VQG Bạch Mã
(Thừa Thiên Huế).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các loài trong chi Quế
(Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) thuộc họ Long não
(Lauraceae Juss.) phân bố ở VQG Bạch Mã.
- Xác định hàm lượng tinh dầu và thành phần hóa học trong tinh dầu
của một số loài trong chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea
Lamk.) thuộc họ Long não (Lauraceae Juss.) phân bố ở VQG Bạch Mã.
6
- Tìm hiểu về giá trị sử dụng và giá trị khoa học của các loài trong
chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) thuộc họ Long
não (Lauraceae Juss.) ở VQG Bạch Mã.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh học
2.3.1.1. Phương pháp điều tra thực địa
Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).
Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện, chọn tuyến và điểm nghiên
cứu được xác định trên bản đồ. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi
trường sống của khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến chọn điểm đặc trưng
để thu kỹ mẫu.
Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu tiêu bản, kích cỡ phải đạt 29 x 41cm có
thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết.
Sau khi thu mẫu đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây đánh
cùng một số hiệu. Đặc biệt, phải ghi ngay những đặc điểm dễ nhận biết
ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa vì những đặc điểm này dễ bị mất
khi mẫu khô: màu sắc, hoa, quả, lá
Khi thu và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào bao ni lông bỏ
vào bao tải buộc lại mới đem về nhà xử lý.

2.3.1.2. Xử lý và trình bày mẫu
Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).
Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại
phòng Bảo tàng thực vật của trường Đại học Vinh. Các mẫu sau khi sấy khô
được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 3-5% HgCl
2
để diệt khuẩn và
chống côn trùng phá hoại. Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng,
sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng kích thước 30 cm x 42 cm,
có etyket.
2.3.1.3. Phương pháp định loại
Mẫu của các loài thực vật thu ở các điểm khác nhau ngoài thực địa
của VQG Bạch Mã được tiến hành quan sát, ghi chép cụ thể các đặc điểm
hình thái (thân, lá, hoa, quả), sinh thái của chúng. Sau khi phân tích xem
xét các đặc điểm hình thái, tiến hành xác định dựa vào khóa định loại đã
có.
Mẫu đã được so sánh với các mẫu vật ở Phòng tiêu bản thực vật, Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), Đại học quốc gia Hà Nội (HNU),
7
Tổng số mẫu thu được là 300 mẫu, số mẫu đã phân tích và định loại được là
180 mẫu. Mẫu hiện được lưu trữ ở phòng mẫu Thực vật, khoa Sinh học,
trường Đại học Vinh (VU).
Để xác định tên khoa học của các loài, chúng tôi sử dụng phương
pháp so sánh hình thái. Các tài liệu chính được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu mẫu là: Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I;
H. W. Li (1998), The Lauraceae Flora Kunming, H. W. Li (1982), Flora of
China; Flore générale de l'Indo-Chine, K. Zhang et al. (2008), Flora of
China, Vol. 7, Lauraceae.
2.3.1.4. Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong chi Quế

(Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) ở VQG Bạch Mã
Tìm hiểu sơ bộ về giá trị sử dụng của các loài trong chi Quế
(Cinnamomum) và chi Bời lời (Litsea) qua người dân địa phương sống ở
vùng đệm VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế theo phương pháp PRA
(Participatory Rural Appraisal). Sưu tầm các loài cây có giá trị sử dụng
làm thuốc, làm cảnh, cho tinh dầu… (theo kinh nghiệm dân gian). Ngoài
ra, còn sử dụng các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước về các loài
nghiên cứu để bổ sung vào giá trị sử dụng tài nguyên họ Long não
(Lauraceae): Võ Văn Chi (1997), Đỗ Tất Lợi (1999), Trần Đình Lý và cs
(1993), A. Chatchai et al. (2011), Van de Werff (2001). Tìm hiểu các loài
thuộc hai chi nghiên cứu ở tình trạng bị đe dọa đã ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007).
2.3.1.5. Đánh giá về tính đa dạng của các loài trong chi Quế
(Cinnamomum Schaeff.) và chi Bời lời (Litsea Lamk.)
Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, giá trị sử dụng, phân bố
của chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea) theo phương pháp của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) và các tài liệu liên quan khác.
Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành (thống kê số loài, chi trên cơ
sở dựa vào bảng danh lục thực vật, tính tỷ lệ % của các taxon, so sánh với
Việt Nam để thấy được mức độ đa dạng của chúng).
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tinh dầu
2.3.2.1. Thu mẫu cho chưng cất tinh dầu
Mẫu nguyên liệu tươi để chưng cất tinh dầu (lá, cành, vỏ, hoa tươi), từ
0,5-3 kg, được thu khi trời khô ráo. Mẫu xác định tinh dầu được ghi số hiệu,
ngày tháng thu, nơi lưu trữ (trùng với mẫu định loại),…
2.3.2.2. Phương pháp định lượng tinh dầu
Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương
pháp I của Dược điển Việt Nam I. Mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng
8
phương pháp lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger

trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường. Hàm lượng tinh dầu được tính
theo công thức.
X(%) = (d<1)
X(%) = (d>1)
Trong đó: a. là thể tích của tinh dầu
b. là khối lượng của mẫu đã trừ độ ẩm tính bằng gam
c. là thể tích xilen thêm vào tinh dầu
Tinh dầu được làm khô bằng Na
2
SO
4
khan, đựng trong các lọ tiêu
chuẩn đậy kín, bảo quản ở 0-5
o
C trước khi đem phân tích.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu
Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng Na
2
SO
4
khan trong
1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích sắc ký phổ.
Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP
6890N Plus với detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký
là cột mao quản HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25
mm, lớp phim mỏng 0,25µm. Khí mang là He. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là
250
o
C. Nhiệt độ Detectơ là 260
o

C. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt
là: 60
o
C (2min), tăng 4
o
C/phút cho đến 220
o
C, dừng ở nhiệt độ này trong 10
phút.
Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực
hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí khối phổ liên hợp GC/MS của hãng
Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N/ HP
5973 MSD được lắp với cột tách mao quản và vận hành sắc ký như ở trên
với He làm khí mang.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng các loài trong hai chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời
lời (Litsea Lamk.) thuộc họ Long não (Lauraceae Juss.) ở VQG Bạch

3.1.1. Danh lục các loài thuộc chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời
lời (Litsea Lamk.) phân bố ở VQG Bạch Mã
9
a
b
x 100%
(a-c)
b
x 100%
Qua quá trình điều tra và nghiên cứu đã thu thập được 300 mẫu tiêu
bản của các loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea) thuộc

họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bạch Mã. Kết quả phân tích, xác định
tên khoa học các mẫu vật thu được, đã xây dựng danh lục các loài thuộc
chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea) phân bố ở VQG Bạch Mã gồm
44 loài và 2 thứ.
Bảng 3.1. Danh lục các loài trong chi Quế (Cinnamomum)
và Bời lời (Litsea) phân bố ở VQG Bạch Mã
T
T
Tên khoa học Tên Việt Nam
Dạn
g
thân
Giá trị
sử dụng
Giá
trị
kho
a
học
Gen.1. Cinnamomum
Schaeff. 1760
Chi Quế
1
Cinnamomum
bejolghota (Buch
Ham. ex Nees) Sweet
Quế lá tù, Re gừng,
Quế hương
GOL
THV,LO

G,CTD
2
Cinnamomum bonii
Lecomte*
Quế bon, Rè bông GON
THV,CTD
,
CDB,#
3
Cinnamomum
burmannii (C. & T.
Nees) Blume
Quế trèn, Quế rành GON
THV,LG
O,CTD
4
Cinnamomum
cambodianum Lecomte*
Re cam bốt, Re lá dày GOL
THV,LG
O,CTD,#

5
Cinnamomum
caryophyllus (Lour.)
S. Moore*
Re cẩm chướng,
Quế rành, Rè đinh
hương
GON

THV,CT
D

H
6
Cinnamomum cassia
(L.) Presl*
Quế thanh, Quế đơn,
Quế trung quốc
GOL
THV,LG
O,CTD
7
Cinnamomum curvifolium
(Lour.) Nees*
Quế ô dược, Quế
hoa trắng
GOL
THV,LGO
,
CTD,CDB

H
8
Cinnamomum
damhaensis Kosterm.
sec. Phamh.*
Re đầm hà GON CTD

H

9
Cinnamomum
durifolium Kosterm.
sec. Phamh.*
Re lá cứng, Quế lá
cứng
GON CTD

H
10
Cinnamomum
glaucescens (Nees)
Drury
Re xanh phấn, Re
mốc, Quế xanh phấn
GOL
LGO,CT
D
11
Cinnamomum iners
Reinw. ex Blume
Quế rừng, Hậu phát GOL
THV,LG
O,CTD
12
Cinnamomum kunstleri
Rild.*
Quế kunstler GOL
LGO,CT
D

13 Cinnamomum
longepetiolatum
Re cuống dài, Quế
cuống dài
GON THV,CT
D

H
10
T
T
Tên khoa học Tên Việt Nam
Dạn
g
thân
Giá trị
sử dụng
Giá
trị
kho
a
học
Kosterm. apud. Phamh.
14
Cinnamomum
magnificum Kosterm.
sec. Phamh.
Quế tuyệt GON CTD

H

15
Cinnamomum mairei
Lévl.
Quế bạc GOL
LGO,CT
D
16
Cinnamomum
melastomaceum
Kosterm. sec. Phamh.
Rè muôi, Rè mua GON CTD

H
17
Cinnamomum ovatum
Allen
Re trứng GOT
LGO,CT
D
18
Cinnamomum
parthenoxylon (Jack.)
Meisn.
Re hương, Vù
hương, Xá xị
GOL
THV,LG
O,CTD,
#


19
Cinnamomum
rigidifolium Kosterm.
sec. Phamh.
Re lá cứng, Quế lá
cứng
GON CTD

H
20
Cinnamomum sericans
Hance
Ô phát, Ô phát tơ GON CTD
21
Cinnamomum
subavenicum Miq.*
Quế gân to GON
LGO,TH
V,CTD
22
Cinnamomum tamala
(Buch Ham.) T. Nees
& Nees*
Re chay, Quế ấn GON
THV,CT
D,#
23
Cinnamomum
tonkinensis (Lecomte)
A. Chev.*

Re xanh, Re bắc,
Quế bắc
GOT
THV,LG
O,CTD
Gen.2. Litsea Lamk.
1791
Chi Bời lời
24
Litsea balansae
Lecomte
Bời lời balansa GON
LGO,CT
D
25
Litsea baviensis
Lecomte
Bời lời ba vì GOT
LGO,CT
D,CDB
26
Litsea cambodiana
Lecomte
Bời lời cam bốt GOT
LGO,CT
D,CDB
27 Litsea clemensii Allen Bời lời clemen GON CTD

H
28

Litsea cubeba (Lour.)
Pers.
Màng tang, Bời lời
chanh
GON
THV,CT
D,
CDB
29
Litsea elongata (Nees)
Benth. & Hook. f.*
Bời lời lá thuôn GON CTD
30
Litsea eugenoides
A.Chev. ex Liou*
Bời lời trâm, Bời lời
đinh hương
GON CTD

H
31
Litsea euosma W. W.
Smith*
Bời lời núi đá, Bời
lời mùi tốt
GON
LGO,CT
D
32 Litsea ferruginea Bời lời gỉ sắt, Bời lời GON CTD
11

T
T
Tên khoa học Tên Việt Nam
Dạn
g
thân
Giá trị
sử dụng
Giá
trị
kho
a
học
Blume* màu gỉ sắt
33
Litsea firma var.
austroannamensis Liou
Bời lời nha trang GON CTD

H
34
Litsea glutinosa
(Lour.) C. B. Robins.
Bời lời nhớt GON
THV,LG
O,CTD,
CDB,#
35
Litsea griffithii var.
annamensis H. Liou

Bời lời trung bộ GOT CTD

H
36
Litsea helferi Hook.
f.*
Bời lời helfer GON CTD
37
Litsea lancilimba
Merr.
Bời lời phiến lá
thon, Bời lời lá thon,
Bời lời lá hình trâm
GOT
LGO,CT
D,CDB
38
Litsea mollifolia
Chun*
Bời lời mềm, Bời
lời lá mềm
GON
CTD,CD
B
39
Litsea monopetala
(Roxb.) Pers.
Bời lời bao hoa đơn,
Mò giấy, Bời lời lá
tròn, Bời lời nhiều

hoa
GON
THV,LG
O,CTD,
CDB
40
Litsea pierrei
Lecomte*
Bời lời trắng GOL
LGO,CT
D

H
41 Litsea robusta Blume Bời lời mạnh GON
THV,CT
D
42
Litsea salmonea A.
Chev.*
Bời lời thịt cá hồi,
Bời lời đỏ tươi
GON CTD

H
43
Litsea thorelii
Lecomte
Bời lời thorel BUI CTD
44
Litsea umbellata (Lour.)

Merr.*
Bời lời đắng, Bời lời
hoa tán, Mò lông
GON
THV,CT
D
45
Litsea verticillata
Hance
Bời lời vòng, Bời lời
lá mọc vòng, Bời lời
cuống ngắn
GON
LGO,CT
D,CDB
46 Litsea viridis Liou Bời lời xanh BUI
CTD,CD
B
Chú thích: *: loài bổ sung cho VQG Bạch Mã, SĐ: loài được ghi trong
sách đỏ Việt Nam năm 2007, CĐH: loài cận đặc hữu, GOL: cây gỗ lớn,
GOT: cây gỗ trung bình, GON: cây gỗ nhỏ, BUI: cây bụi, CTD: cây cho
tinh dầu, LGO: cây cho gỗ, THV: cây làm thuốc, CDB: cây cho dầu béo,
#: cây cho công dụng khác.
So sánh với tổng số loài của 2 chi này hiện biết ở Việt Nam (Nguyễn
Kim Đào, 2003) thì thành phần loài của 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời
lời (Litsea) thuộc họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bạch Mã cũng khá là
12
đa dạng. Trong đó, chi Quế (Cinnamomum) với 23 loài so với 44 loài và 1
thứ chiếm 51,11% tổng số loài và thứ hiện biết ở Việt Nam; chi Bời lời
(Litsea) với 21 loài và 2 thứ so với 42 loài và 13 thứ chiếm 41,82% tổng số

loài và thứ hiện biết ở Việt Nam.
So với các khu vực khác như: VQG Cúc Phương đã công bố 9 loài
thuộc chi Quế (Cinnamomum) và 12 loài thuộc chi Bời lời (Litsea), VQG
Pù Mát đã công bố 18 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum) và 21 loài thuộc
chi Bời lời (Litsea), Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hoá với 10 loài trong
chi Quế (Cinnamomum) và 10 loài trong chi Bời lời (Litsea) thì chúng ta
có thể thấy tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với Việt Nam nhưng số loài
trong 2 chi này cũng khá đa dạng và phong phú.
3.1.2. Các loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời
(Litsea Lamk.) được bổ sung vùng phân bố cho khu Hệ Thực vật VQG
Bạch Mã
So với danh lục các loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời
(Litsea) thuộc họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bạch Mã của Nguyễn
Nghĩa Thìn và cộng sự (2003), kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm vùng
phân bố của 20 loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea), họ
Long não (Lauraceae) cho khu Hệ Thực vật VQG Bạch Mã. Trong đó, có
11 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum) và 9 loài thuộc chi Bời lời (Litsea).
Bảng 3.2. Các loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea)
được bổ sung vùng phân bố cho khu Hệ Thực vật VQG Bạch Mã
T
T
Tên khoa
học
Tên
Việt
Nam
Nơi sống tại VQG
Bạch Mã
Phân bố ở Việt Nam
trong các công

trình đã có [9], [12]
1
Cinnamomu
m bonii
Lecomte
Quế bon Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ở độ cao 500-
900 m.
Lào Cai, Hòa Bình
(Yên Thủy), Ninh
Bình (Cúc Phương)
2
Cinnamomu
m
cambodianu
m Lecomte
Re cam
bốt
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, núi đất hoặc
núi đá, độ cao 300-
800 m.
Ninh Bình (Cúc
Phương), Thanh
Hóa, Nghệ An (Quỳ
Châu), Hà Tĩnh (Vũ
Quang), Quảng Bình
(Phong Nha - Kẻ

Bàng)
3
Cinnamomum
caryophyllus
(Lour.) S.
Moore
Re cẩm
chướng
Mọc rải rác trong
rừng kín ở độ cao
400-500 m
Bà Rịa-Vũng Tàu
(núi Dinh)
4
Cinnamomum
cassia (L.)
Presl
Quế
thanh
Mọc ở ven rừng kín
thường xanh và
trồng ở vườn nhà
Cây mọc hoang
trong rừng phổ biến
từ miền Bắc vào
13
T
T
Tên khoa
học

Tên
Việt
Nam
Nơi sống tại VQG
Bạch Mã
Phân bố ở Việt Nam
trong các công
trình đã có [9], [12]
Trung, trên dãy
Trường Sơn và được
trồng ở nhiều nơi
5
Cinnamomu
m curvifolium
(Lour.) Nees
Quế ô
dược
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ở độ cao 500-
1500 m
Sơn La (Sông Mã),
Hà Giang (Bắc
Quang), Hòa Bình
(Yên Thủy), Hà Nội
(Ba Vì), Nam Bộ.
6
Cinnamomum
damhaensis
Kosterm. sec.

Phamh.
Re đầm

Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh
Hà Nội (Ba Vì),
Quảng Ninh
(Quảng Yên, Đầm
Hà)
7 Cinnamomu
m durifolium
Kosterm. sec.
Phamh.
Re lá
cứng
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh ở độ cao trên
800 m.
Ninh Thuận (Cà
Ná)
8
Cinnamomu
m kunstleri
Rild.
Quế
kunstler
Mọc rải rác trong
rừng kín thường

xanh, ven suối, ở độ
cao 400-1100 m.
Lào Cai (Sa Pa),
Thái Nguyên
(Đồng Hỷ)
9
Cinnamomu
m
subavenicum
Miq.
Quế gân
to
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh ở độ cao dưới
1000 m.
Hà Tĩnh (Thạch
Hà), Quảng Trị,
Quảng Nam, Kon
Tum (Kon Rhong),
Bình Dương (Thủ
Dầu Một)
10 Cinnamomu
m tamala
(Buch
Ham.) T.
Nees & Nees
Re chay Mọc rải rác ở rừng
kín thường xanh
hỗn giao cây lá

rộng và lá kim, ở độ
cao 700-1200 m
Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc (Tam Đảo), Hà
Nội (Ba Vì), Ninh
Bình (Cúc Phương),
Nghệ An (Quỳ Châu,
Pù Mát), Hà Tĩnh (Vũ
Quang)
11
Cinnamomu
m tonkinensis
(Lecomte) A.
Chev.
Re xanh
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ven rừng
Hà Nội, Hòa Bình,
Hà Tĩnh (Vũ
Quang)
12 Litsea
elongata
(Nees)
Benth. &
Hook. f.
Bời lời lá
thuôn
Mọc rải rác trong
rừng kín thường

xanh, ở độ cao 1500
m
Yên Bái (Văn
Chấn), Lào Cai (Sa
Pa), Bắc Giang, Hà
Tĩnh (Vũ Quang),
Kon Tum, Gia Lai
13 Litsea
eugenoides
A.Chev.
Bời lời
trâm
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ưa sáng
Khánh Hòa (Nha
Trang: Hòn Bà)
14
Litsea
euosma W.
W. Smith
Bời lời
núi đá
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ở độ cao 350-
2000 m
Vĩnh Phúc (Tam
Đảo), Nghệ An
15

Litsea Bời lời
Mọc rải rác trong Vĩnh Phúc (Tam Đảo),
14
T
T
Tên khoa
học
Tên
Việt
Nam
Nơi sống tại VQG
Bạch Mã
Phân bố ở Việt Nam
trong các công
trình đã có [9], [12]
ferruginea
Blume
gỉ sắt
rừng kín thường
xanh, ở độ cao dưới
1000 m
Hà Tĩnh (Vũ Quang),
Quảng Trị, Gia Lai
(Mang Yang)
16 Litsea helferi
Hook. f.
Bời lời
helfer
Mọc rải rác trong
rừng kín thường

xanh, ở độ cao 800-
1000 m
Vĩnh Phúc (Tam
Đảo), Nghệ An (Pù
Mát), Hà Tĩnh (Vũ
Quang)
17
Litsea
mollifolia
Chun
Bời lời
mềm
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ở độ cao trên
500 m
Lạng Sơn (Hữu
Lũng), Hà Tĩnh
(Vũ Quang), Kon
Tum
18
p
Litsea
pierrei
Lecomte
Bời lời
trắng
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh ở độ cao dưới

900 m
Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bà Rịa-Vũng
Tàu (núi Đinh),
Thành phố Hồ Chí
Minh, Kiên Giang
(Phú Quốc)
19
Litsea
salmonea A.
Chev.
Bời lời
thịt cá
hồi
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ven suối ở độ
cao 400-500 m.
Khánh Hòa (Nha
Trang: Hòn Bà)
20 Litsea
umbellata
(Lour.) Merr.
Bời lời
đắng
Mọc rải rác trong
rừng kín thường
xanh, ở độ cao 500-
1200 m
Sơn La (Tạ Bú,

Sông Mã, Mộc
Châu), Phú Thọ
(Phú Hộ), Hà Tây
(Ba Vì), Ninh Bình
(Cúc Phương), Kon
Tum (Đác Tô), Gia
Lai (An Khê, Măng
Yang), Bà Rịa-
Vũng Tàu (núi
Đinh)
Phân tích chi tiết về phân bố của 20 loài trên cho thấy: loài Quế thanh
(C. cassia), Bời lời trắng (L. pierrei) và Bời lời đắng (L. umbellata) thường
phân bố khắp cả nước; loài Re cẩm chướng (C. caryophyllus), Re lá cứng
(C. durifolium), Bời lời trâm (L. eugenoides) và Bời lời thịt cá hồi (L.
salmonea) chủ yếu phân bố ở miền Nam (P. H. Hộ, 1999 và N. K. Đào,
2003); các loài Re cam bốt (C. cambodianum), Re chay (C. tamala), Re xanh
(C. tonkinensis), Bời lời helfer (L. helferi), Bời lời gỉ sắt (L. ferruginea), Quế
gân to (C. subavenicum), Bời lời núi đá (L. euosma) và Bời lời trung bộ (L.
griffithii var. annamensis) phân bố ở miền Trung (Thừa Thiên Huế, Quảng
Trị, Nghệ An) trở ra phía Bắc; phân bố ở miền Bắc có các loài Quế bon (C.
bonii), Re đầm hà (C. damhaensis) và Quế kuntsler (C. kunstleri); loài Bời
lời lá thuôn (L. elongata) và Quế ô dược (C. curvifolium) xuất hiện ở miền
15
Bắc và miền Nam. Trong đó, có 4 loài trước đây chỉ mới ghi nhận sống trong
vùng phân bố hẹp như: loài Re lá cứng (C. durifolium) chỉ mới ghi nhận
vùng phân bố ở Ninh Thuận, Quế kunstler (C. kunstleri) phân bố Lào Cai
(Sa Pa) và Thái Nguyên (Đồng Hỷ), Bời lời trâm (L. eugenoides) và Bời lời
thịt cá hồi (L. salmonea) phân bố ở Khánh Hòa.
Về nơi sống của các loài được bổ sung vùng phân bố cho khu Hệ Thực
vật VQG Bạch Mã thì phần lớn các loài sống ở rừng kín thường xanh như:

Quế bon (C. bonii), Re cẩm chướng (C. caryophyllus), Re lá cứng (C.
durifolium), Quế kuntsler (C. kunstleri), Bời lời núi đá (L. euosma), … số
còn lại thì sống ở ven rừng, nơi ưa sáng, ven suối, vườn nhà như: Quế
thanh (C. cassia), Re xanh (C. tonkinensis), Bời lời trâm (L. eugenoides), Bời
lời helfer (L. helferi),….
Điều này chứng tỏ VQG Bạch Mã là một khu vực có độ đa dạng sinh
học cao với sự có mặt của các loài có khu phân bố tương đối hẹp và chỉ
phân bố trong một số môi trường sống nhất định.
3.1.3. Giá trị sử dụng của các loài trong chi Quế (Cinnamomum
Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) ở VQG Bạch Mã
Cả 44 loài và 2 thứ trong 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea)
thuộc họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bạch Mã được nghiên cứu đều có giá
trị sử dụng. Hầu hết các loài đều có thể sử dụng một hoặc nhiều bộ phận vào
các mục đích khác nhau như làm thuốc, cho tinh dầu, cho gỗ, cho dầu béo.
Trong đó, 100% số loài nghiên cứu đều có tinh dầu; sau đó là nhóm cây sử
dụng làm thuốc với 18 loài; tiếp đến là nhóm cây cho gỗ với 22 loài; nhóm
cây cho dầu béo với 11 loài và nhóm cây cho giá trị khác 5 loài.
- Nhóm cây cho tinh dầu (CTD) : Hầu như tất cả các loài, các bộ phận
khác nhau của cây thuộc 2 chi được nghiên cứu đều cho tinh dầu.
- Nhóm cây làm thuốc (THV) : với 18 loài; chủ yếu là các loài được sử
dụng để chữa các nhóm bệnh về thời tiết, bệnh tiêu hóa,
- Nhóm cây cho gỗ (LGO) : 22 loài được dùng đóng đồ gia dụng, trong
xây dựng.
- Nhóm cây cho dầu béo (CDB) : với 11 loài.
- Nhóm cây cho công dụng khác (#) : với 5 loài có thể ăn quả, cho
nhựa,
Như vậy, trong giá trị sử dụng của một số loài nghiên cứu thì cây cho
tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất và giá trị sử dụng này cũng được ứng dụng
nhiều nhất. Chính vì vậy, hiện nay các nhà khoa học trên thế giới và trong
nước đang rất chú trọng phân tích các đặc tính tinh dầu của họ Long não

16
(Lauraceae) nói riêng và các họ cây có tinh dầu nói chung để cung cấp các
hợp chất cần thiết có thể ứng dụng trong dược liệu, mỹ phẩm…
3.1.4. Giá trị khoa học của các loài trong chi Quế (Cinnamomum
Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.)
Có 2 loài trong chi Quế (Cinnamomum) được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007) là Re cam bốt (C. cambodianum) - phân hạng sẽ nguy cấp
(VU) và Re hương (C. parthenoxylon) - phân hạng rất nguy cấp (CR).
Có 14 loài và dưới loài cận đặc hữu Việt Nam, trong đó 8 loài thuộc chi
Quế (Cinnamomum) và 6 loài chi Bời lời (Litsea) gồm Re cẩm chướng (C.
caryophyllus), Quế ô dược (C. curvifolium), Re đầm hà (C. damhaensis),
Quế gân to (C. subavenicum), Re cuống dài (C. longepetiolatum), Quế
tuyệt (C. magnificum), Rè muôi (C. melastomaceum), Re lá cứng (C.
rigidifolium), Bời lời clemen (L. clemensii), Bời lời trâm (L. eugenoides),
Bời lời nha trang (L. firma var. austroannamensis), Bời lời trung bộ (L.
griffithii var. annamensis), Bời lời trắng (L. pierrei) và Bời lời thịt cá hồi
(L. salmonea).
3.1.5. Một số đặc điểm sinh học chung của các loài trong 2 chi Quế
(Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) ở VQG Bạch Mã
3.1.5.1. Đặc điểm chung của các loài trong chi Quế (Cinnamomum
Schaeff.)
Các loài trong chi Quế (Cinnamomum) ở VQG Bạch Mã đã nghiên
cứu cho thấy chúng cùng có các đặc điểm sinh học chung như sau:
- Dạng thân: Chủ yếu là cây thân gỗ lớn, cao từ 20 đến 30 m, có 3
loài. Cây thân gỗ trung bình (10-20 m) có 13 loài. Còn lại là cây gỗ nhỏ có
chiều cao từ 5-10 m có 7 loài.
- Nơi sống: Chủ yếu mọc ở rừng kín thường xanh, ven rừng, nơi sáng;
mọc ở cả đai thấp (dưới 900m) và đai cao (trên 900 m) có loài mọc cả ở đai
thấp và đai cao.
- Mùa ra hoa, mùa quả : Tùy vào từng loài mà có mùa ra hoa, mùa

quả khác nhau nhưng chủ yếu là ra hoa từ tháng 3 đến tháng 6, có quả từ
tháng 6 đến tháng 10. Một số loài ra hoa từ tháng 6 đến tháng 9, có quả từ
tháng 9 đến tháng 12. Có loài ra hoa tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
3.1.5.2. Đặc điểm sinh học của các loài trong chi Bời lời (Litsea
Lamk.)
- Dạng thân: Cây thân gỗ lớn, cao từ 20 đến 30 m chỉ có 1 loài là Bời
lời trắng (L. pierrei). Cây thân gỗ trung bình (10-20 m) có 7 loài. Các loài
còn lại là cây gỗ nhỏ, có chiều cao dưới 10 m, có 13 loài và cây bụi có 2
loài.
17
- Nơi sống: Chủ yếu mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, ven
rừng, nơi sáng; mọc ở cả đai thấp (dưới 900 m) và đai cao (trên 900 m) có
loài mọc cả ở đai thấp và đai cao.
- Mùa ra hoa, mùa quả: Tuỳ vào từng loài mà có mùa ra hoa, mùa quả
khác nhau nhưng chủ yếu là ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7, có quả từ tháng
7 đến tháng 10. Có loài có quả muộn hơn từ tháng 10 đến tháng 12, thậm
chí có quả rất muộn từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Một số loài ra hoa từ
tháng 2 đến tháng 4, có quả từ tháng 7 đến tháng 10.
3.1.6. Mô tả đặc điểm các loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum Schaeff.)
và Bời lời (Litsea Lamk.) ở VQG Bạch Mã
Theo danh lục các loài trong chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời
(Litsea) ở VQG Bạch Mã (bảng 3.1) có 44 loài và 2 thứ đã được giới thiệu
đặc điểm về danh pháp gồm tên khoa học chính thức, các tên Việt Nam
phổ biến, trích dẫn tài liệu công bố đầu tiên, tài liệu liên quan ở Việt Nam,
một số tên đồng nghĩa quan trọng (synonym); mô tả đặc điểm hình thái đủ
để nhận biết loài; sinh học và sinh thái; phân bố ở Việt Nam và thế giới;
giá trị sử dụng; mẫu nghiên cứu: tên loài và nghiên cứu thành phần hóa
học tinh dầu. Kèm theo là 34 hình vẽ chi tiết và 33 ảnh màu về các loài
nghiên cứu.
3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thuộc chi Quế

(Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) ở VQG Bạch Mã
3.2.1. Chi Quế - Cinnamomum Schaeff.
3.2.1.1. Cinnamomum bonii Lecomte - Quế bon
Hàm lượng tinh dầu tương ứng trong lá và vỏ của loài Quế bon (C.
bonii) được xác định đạt 0,3% và 0,4% trọng lượng tươi. Từ tinh dầu ở lá
đã xác định được 55 hợp chất, chiếm 88,6% tổng lượng tinh dầu. Hai thành
phần chính của tinh dầu là linalool (25,6%) và δ-cadinen (20,4%). Với tinh
dầu ở vỏ, đã xác định được 44 hợp chất, chiếm 99,8% tổng lượng tinh dầu.
Methyl eugenol (43,5%), linalool (23,1%) là các thành phần chính. Ở loài
Quế bon (C. bonii), sự phân bố hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu trong
các bộ phận khác nhau có sự khác nhau. Trong khi thành phần chính của tinh
dầu ở lá là linalool (25,6%) và δ-cadinen (20,4%) thì thành phần chính của tinh
dầu ở vỏ là linalool (23,1%) và methyl eugenol (43,5%). Như vậy, vỏ của loài
này phân bố ở VQG Bạch Mã có thể là nguồn methyl eugenol mới. Đây là
những dẫn liệu đầu tiên về hóa học tinh dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.2. Cinnamomum cambodianum Lecomte - Re cam bốt
18
Ở loài Re cam bốt (C. cambodianum), hàm lượng tinh dầu tương ứng ở
lá và cành đạt 0,2% và 0,3% trọng lượng tươi. Đã xác định được 42 hợp chất
từ tinh dầu ở lá, chiếm 90,0% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là
các hợp chất monoterpen hydrocarbon chiếm 18,7%; các hợp chất
monoterpen chứa oxy chiếm 62,1%; lượng các hợp chất sesquisterpen là
thấp, chiếm 9,2%. Linalool (33,1%), terpinen-4-ol (12,3%) và cis-sabinen
hydrat (6,2%) là các thành phần chính của tinh dầu. Với tinh dầu ở cành, xác
định được 17 hợp chất, chiếm 99,7% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất
monoterpen hydrocarbon chiếm 53,0%; các hợp chất monoterpen chứa
oxy chiếm 45,5%; các hợp chất sesquiterpen chiếm 1,1% và các hợp chất
khác chiếm 0,1%. Thành phần chính của tinh dầu là linalool (27,0%),
limonen (23,4%), terpinen-4-ol (9,8%) và α-phellandren (9,5%).
Kết quả trên cho thấy, ở 2 bộ phận lá và cành của loài Re cam bốt

(C. cambodianum) thì hàm lượng và thành phần hoá học chính của tinh
dầu cũng có sự khác biệt, đơn cử như limonen ở lá rất thấp (chiếm 3,7%)
trong khi ở vỏ tương đối cao (23,4%) Các thành phần chính được tìm
thấy trong cả 2 mẫu nghiên cứu với hàm lượng tương ứng là linalool
(27% và 33,1%), terpinen-4-ol (9,8% và 12,3%). Tinh dầu của loài này
được đặc trưng bởi các hợp chất monoterpen. Đặc biệt các hợp chất
monoterpen chứa oxy chiếm tỷ lệ lớn. Đây là những hợp chất rất có ý
nghĩa trong y dược.
3.2.1.3. Cinnamomum caryophyllus (Lour.) S. Moore - Re cẩm chướng
Nghiên cứu tinh dầu trong lá của loài Re cẩm chướng (C.
caryophyllus), hàm lượng tinh dầu đạt 0,35% trọng lượng tươi với 42 hợp
chất được xác định, chiếm 98,3% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất
monoterpen chiếm 84,1%, sesquiterpen chiếm 7,8% và các hợp chất khác
chiếm 5,9%. 1,8-cineol (22,4%), α-pinen (11%) và camphen (10%) là các
thành phần chính của tinh dầu. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về hóa học tinh
dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.4. Cinnamomum cassia (L.) Presl - Quế thanh, Quế đơn
Hàm lượng tinh dầu tương ứng ở vỏ, cành, lá, rễ và hoa loài Quế thanh
(C. cassia) đạt 3,0% : 2,0% : 0,9% : 1,8% : 2,1% trọng lượng tươi. Từ tinh
dầu ở vỏ, 10 hợp chất được xác định, chiếm 99,9% tổng lượng tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là cinnamic aldehyt (77,3%) và (Z)-9-
octadecenamit (7,9%). Ở lá, trong tinh dầu xác định được 20 hợp chất,
chiếm 97,0% tổng lượng tinh dầu. Cinnamic aldehyt (53,5%) và (Z)-9-
octadecenamit (19,5%) là các thành phần chính của tinh dầu. Xác định
19
được 16 hợp chất từ tinh dầu ở cành, chiếm tỷ lệ 93,7% tổng lượng tinh
dầu. Các thành phần chính là cinnamic aldehyd (57,7%) và trans-cinnamyl
axetat (27,6%). Tinh dầu từ rễ có 13 hợp chất, chiếm 98,6% tổng lượng
tinh dầu. Các thành phần chính trong tinh dầu là cinnamic aldehyt (58,3%)
và p-methoxy cinnamic aldehyt (12,0%). Với 10 hợp chất được xác định từ

tinh dầu ở hoa, chiếm 100% tổng lượng tinh dầu. Hai hợp chất chính là
cinnamic aldehyt (70,9%) và (Z)-9-octadecenamit (10,0%). Từ kết quả
trên cho thấy, sự phân bố hàm lượng và thành phần hoá học tinh dầu ở các
bộ phận của loài Quế thanh (C. cassia) có sự khác nhau. Trong đó, hợp
chất cinnamic aldehyt chiếm tỷ lệ 77,3% và 70,9% tổng lượng tinh dầu
trong vỏ và hoa. Ở lá, cành và rễ thì hợp chất này chiếm 53,5% và 58,3%;
ngoài ra, một số hợp chất khác có hàm lượng nhỏ hơn phân bố tùy vào
từng bộ phận trong cây. Kết quả so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài
nước cho thấy, thành phần hóa học tinh dầu ở tất cả các bộ phận nghiên
cứu của loài Quế thanh (C. cassia) tại Bạch Mã được đặc trưng bởi
cinnamic aldehyt với hàm lượng tương đối thấp (53,5-77,3%). So với các
nghiên cứu trước đây ở các khu vực khác nhau cho thấy, ở Úc thành phần
hoá học tinh dầu trong vỏ chủ yếu là cinnamic aldehyt (87,0%); ở Trung
Quốc là cinnamic aldehyt (74,1%), ở Malaixia là cinnamic aldehyt (70-
95%). Còn mẫu tinh dầu trong lá Quế thanh (C. cassia) ở Yên Bái thì hàm
lượng cinnamic aldehyt khá cao với 90%. Kết quả trên đã minh chứng cho
luận điểm khoa học: ở các vùng phân bố khác nhau thì hàm lượng và thành
phần hoá học tinh dầu trên cùng bộ phận hoặc ở các bộ phận khác nhau của
cùng một loài cũng có sự khác biệt do ảnh hưởng của yếu tố di truyền và
điều kiện ngoại cảnh là hoàn toàn có cơ sở.
3.2.1.5. Cinnamomum curvifolium (Lour.) Nees - Quế ô dược
Ở mẫu lá loài Quế ô dược (C. curvifolium), hàm lượng tinh dầu đạt
0,3% trọng lượng tươi với 27 hợp chất được xác định, chiếm 99,3% tổng
lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất thơm chiếm 55,9%,
các axit béo chiếm 24,9%; các monoterpen chiếm 3,2%; các hợp chất
sesquiterpen chiếm 15,5% và các hợp chất khác chiếm 2,8%. Benzyl
cinnamat (29,9%), benzyl benzoat (22,1%) và axit hexadecanoic (7,5%) là
các thành phần chính. Như vậy, tinh dầu trong lá của loài này được đặc
trưng bởi các hợp chất thơm như benzyl cinnamat (29,9%), benzyl benzoat
(22,1%),…chiếm trên 50%. Đây là những hợp chất rất có ý nghĩa trong

việc cung cấp nguyên liệu để chuyển hóa thành các hợp chất khác làm
20
hương liệu và dược liệu. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về tinh dầu của
loài này ở Việt Nam.
3.2.1.6. Cinnamomum damhaensis Kosterm. sec. Phamh. - Re đầm hà
Với loài Re đầm hà (C. damhaensis), hàm lượng tinh dầu trong lá đạt
0,25% trọng lượng tươi với 49 hợp chất được xác định, chiếm 95,3% trọng
lượng tươi. Tinh dầu được đặc trưng bởi các hợp chất monoterpen chiếm
82,9% và các hợp chất sesquiterpen chiếm 11,2%. Thành phần chính của
tinh dầu là linalool (13,3%), α-pinen (12,7%), 1,8-cineol (8,5%) và β-
pinen (8,4%). Đây là những dẫn liệu đầu tiên về hóa học tinh dầu của loài này ở
Việt Nam.
3.2.1.7. Cinnamomum durifolium - Re lá cứng
Từ lá loài Re lá cứng (C. durifolium), hàm lượng tinh dầu đạt 0,25%
trọng lượng tươi với 53 hợp chất được xác định, chiếm 100% tổng lượng
tinh dầu. Các thành phần chính là o-cymen (15,6%), limonen (13,9%), α-
phellandren (9,2%), spathulenol (6,7%), benzyl benzoat (6,5%), α-pinen
(4,8%). Nguồn o-cymen và limonen chiếm tỷ lệ cao rất có ý nghĩa trong
tổng hợp các dẫn xuất để sản xuất nước hoa, mỹ phẩm… Đây là những dẫn
liệu đầu tiên về hóa học tinh dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.8. Cinnamomum iners Reinw. ex Blume - Quế rừng
Hàm lượng tinh dầu ở lá Quế rừng (C. iners) đạt 0,15% trọng lượng
tươi với 49 hợp chất được xác định, chiếm 99,6% tổng lượng tinh dầu.
Tinh dầu chủ yếu là các hợp chất sesquiterpen chiếm 86,4%, các hợp chất
monoterpen chiếm 11,9%; các hợp chất aliphatic chiếm 1,0% và hợp chất
thơm chiếm 0,3%. Thành phần chính của tinh dầu là: β-caryophyllen
(35,9%), caryophyllen oxit (12,6%), spathulenol (5,2%) và cinnamaldehyt
(5,2%).
Để thấy được sự khác nhau của các thành phần hoá học chính của tinh
dầu ở loài Quế rừng (C. iners), kết quả nghiên cứu được so sánh với các công

trình nghiên cứu ở Malaixia và Thái Lan. Tinh dầu trong lá của loài Quế rừng
(C. iners) phân bố ở Việt Nam, thành phần β-caryophyllen chiếm tỷ lệ khá
cao (35,9%), còn ở Malaixia lại là eugenol (93,1%) và ở Thái Lan là linalool
(35,6-50,5%). Trong quả và vỏ phân bố ở Malaixia, tinh dầu được đặc trưng
bởi α-pinen và trans-cinnamaldehyt. Chứng tỏ rằng, điều kiện ngoại cảnh và
đặc tính di truyền đã có ảnh hưởng lớn đến sự tích luỹ tinh dầu ở các bộ phận
trong cây của mỗi loài.
3.2.1.9. Cinnamomum kunstleri Rild. - Quế kunstler
Trong lá và vỏ của loài Quế kunstler (C. kunstleri), hàm lượng tinh
dầu tương ứng đạt 0,2 và 0,25% trọng lượng tươi. Các thành phần chính
21
được tìm thấy trong cả 2 mẫu nghiên cứu với hàm lượng tương ứng là
1,8-cineol (7,4% và 25,3%), terpinen-4-ol (19,2% và 6,7%), α-terpineol
(3,2% và 10,7%). Từ tinh dầu ở lá, 59 hợp chất được xác định, chiếm
99,3% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất
monoterpen chiếm 88,3%; trong đó các hợp chất monterpen chứa oxy
chiếm 57,1%; các hợp chất sesquiterpen chiếm 10,3%. Methyl eugenol
(22,5%), terpinen-4-ol (19,2%), 1,8-cineol (7,4%) là các thành phần chính
của tinh dầu. Với tinh dầu ở vỏ, 56 hợp chất được xác định, chiếm 99,6%
tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất monoterpen chiếm 74,1%, sesquiterpen
chiếm 23,4%. Thành phần chính của tinh dầu là 1,8-cineol (25,3%), α-
terpineol (10,7%) và terpinen-4-ol (6,7%). Đây là những dẫn liệu đầu tiên về
hóa học tinh dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.10. Cinnamomum mairei Levl. - Quế bạc
Hàm lượng tinh dầu trong lá của loài Quế bạc (C. mairei) đạt 0,25%
trọng lượng tươi với 37 hợp chất được xác định, chiếm 99,1% tổng lượng
tinh dầu. Trong tinh dầu gồm chủ yếu là các hợp chất monoterpen chiếm
85,3%, đặc biệt là các hợp chất monoterpen chứa oxy (chiếm 83,6%). Các
thành phần chính của tinh dầu là eugenol (39,7%), neryl axetat (14,9%),
eugenol axetat (13,7%) và 1,8-cineol (13,0%). Có thể xem đây là nguồn

nguyên liệu rất có ý nghĩa trong công nghệ tổng hợp các dẫn xuất của
chúng, vì nguồn monoterpen chứa oxy chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là những
dẫn liệu đầu tiên về hóa học tinh dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.11. Cinnamomum melastomaceum Kosterm. sec. Phamh. - Rè muôi
Tinh dầu trong lá loài Rè muôi (C. melastomaceum) có hàm lượng
đạt 0,3% trọng lượng tươi với 55 hợp chất được xác định, chiếm 97,6%
tổng lượng tinh dầu. Linalool (41,7%), (E)-nerolidol (12,4%) và
caryophyllen oxit (8,5%) là các thành phần chính của tinh dầu. Linalool là
hợp chất thơm rất có giá trị trong công nghệ hóa mỹ phẩm. Đây là những
dẫn liệu đầu tiên về hóa học tinh dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.12. Cinnamomum rigidifolium Kosterm. - Re lá cứng
Trong lá và vỏ của loài Re lá cứng (C. rigidifolium), hàm lượng tinh dầu
tương ứng đạt 0,3% và 0,25% trọng lượng tươi. Các hợp chất được xác định
chiếm 98,7-99,9% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất
monoterpen chiếm 85,4% và 77,7% tương ứng ở lá và vỏ, các hợp chất
sesquiterpen chiếm 6,0% và 11,6%; các hợp chất khác chiếm 8,5 và 11,5%. 28
hợp chất được xác định từ tinh dầu lá, chiếm 99,9% tổng lượng tinh dầu. Các
thành phần chính của tinh dầu là α-selinen (24,5%), β-caryophyllen (23,0%) và
α-copaen (7,2%). Tinh dầu ở vỏ đã xác định được 28 hợp chất, chiếm
22
98,7% tổng lượng tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu gồm
aromadendren (26,0%), β-caryophyllen (17,2%), α-copaen (5,7%) và
caryophyllen oxit (5,6%). Trong 2 bộ phận cùng loài Re lá cứng (C.
rigidifolium) đã có sự khác biệt về hàm lượng và thành phần hoá học chính
của tinh dầu như: ở lá là α-selinen (24,5%) còn ở vỏ là aromadendren
(26,0%) Vậy, sự tích lũy tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của cùng một
loài thì cũng có sự khác nhau. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về hóa học tinh
dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.13. Cinnamomum sericans Hance - Ô phát
Hàm lượng tinh dầu trong lá loài Ô phát (C. sericans) đạt 0,25% trọng

lượng tươi với 55 hợp chất được xác định, chiếm 88,1% tổng lượng tinh
dầu. Thành phần chính của tinh dầu là spathoulenol (14,5%), caryophyllen
oxit (9,3%), α-pinen (9,3%), sabinen (8,0%), β-caryophyllen (7,1%), β-
pinen (6,8%) và bicyclogermacren (6%). Đây là những dẫn liệu đầu tiên về
hóa học tinh dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.1.14. Cinnamomum tamala (Buch Ham.) T. Nees & Nees - Re chay
Ở lá loài Re chay (C. tamala), hàm lượng tinh dầu đạt 0,35% trọng
lượng tươi với 49 hợp chất được xác định, chiếm 99,6% tổng lượng tinh
dầu. Thành phần chính của tinh dầu là eugenol (63,1%) và limonen
(17,8%). Như vậy, đây là nguồn eugenol mới trong tự nhiên của loài này.
Để thấy được sự khác nhau của các thành phần hoá học chính của tinh dầu
ở cùng một loài Re chay (C. tamala), kết quả nghiên cứu được so sánh với
các nghiên cứu ở Ấn Độ, Nêpan, Pakistan, Kumaon. Kết quả so sánh cho
thấy, cùng mẫu lá loài Re chay (C. tamala) nhưng khi phân bố ở các khu
vực khác nhau thì hàm lượng và thành phần hóa học chính của tinh dầu
cũng có sự khác biệt. Ở Ấn Độ tinh dầu trong mẫu lá được đặc trưng bởi 3
kiểu chemotyp khác nhau là eugenol, cinnamaldehyt và β-caryophyllen;
tinh dầu mẫu lá ở Nêpan đặc trưng bởi linalool; ở Pakistan là β-
caryophyllen; còn ở Kumaon và Hymalaya là cinnamaldehyt; đối với tinh
dầu mẫu nghiên cứu trong luận án là eugenol. Kết quả trên đã cho thấy rõ
hơn ở sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và đặc tính di truyền đến sự
tích luỹ tinh dầu của mỗi loài. Hàm lượng eugenol và cinnamaldehyt
chiếm tỷ lệ cao rất có ý nghĩa trong quá trình chuyển hóa để tổng hợp gia vị,
dược phẩm và mỹ phẩm,.
Tổng hợp kết quả phân tích 22 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, cành,
vỏ, hoa, rễ thuộc 14 loài trong chi Quế (Cinnamomum). Hàm lượng tinh
dầu biến động từ 0,1-3,0% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu vàng
đến vàng nhạt, phần lớn tinh dầu các loài nhẹ hơn nước, trừ loài Quế thanh
23
(C. cassia) là có tinh dầu nặng hơn nước. Các thành phần hóa học được

xác định chiếm từ 84,6-100% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu
là các hợp chất monoterpen và sesquiterpen.
Các thành phần chính trong tinh dầu của một số loài trong chi Quế
(Cinnamomum) có sự khác nhau nhất định như linalool đặc trưng cho tinh
dầu trong lá của loài C. bonii, C. cambodianum, C. damhaensis, C.
melastomaceum và cành của loài C. Cambodianum; cinnamic aldehyd đặc
trưng cho tinh dầu trong lá, vỏ, cành, hoa, rễ của loài C. cassia; methyl
eugenol, eugenol chủ yếu đặc trưng cho tinh dầu trong cành, lá của loài C.
bonii, C. kunstleri, C. mairei và C. tamala; 1,8-cineol đặc trưng cho tinh
dầu trong lá loài C. caryophyllus và vỏ loài C. kunstleri; benzyl cinnamat
đặc trưng cho tinh dầu trong lá của loài C. curvifolium; o-cymen đặc trưng
cho tinh dầu của lá của loài C. durifolium; β-caryophyllen đặc trưng cho
tinh dầu ở lá của loài C. iners; α-selinen và aromadendren đặc trưng cho
tinh dầu trong lá và cành loài C. rigidifolium còn spathulenol thì đặc trưng
cho tinh dầu trong lá của loài C. sericans.
3.2.2. Chi Bời lời - Litsea Lamk.
3.2.2.1. Litsea cambodiana Lecomte - Bời lời cam bốt
Hàm lượng tinh dầu trong lá của loài Bời lời cam bốt (L. cambodiana)
đạt 0,3% trọng lượng tươi với 41 hợp chất được xác định, chiếm 98,6% tổng
lượng tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu là β-caryophyllen
(28,4%), camphen (17,1%) và bicyclogermacren (12,3%). Đây là những dẫn
liệu đầu tiên về hóa học tinh dầu của loài này ở Việt Nam.
3.2.2.2. Litsea cubeba (Lour.) Pers. - Màng tang
Ở các bộ phận của loài Màng tang (L. cubeba), hàm lượng tinh dầu
biến động từ 0,8-2,0% trọng lượng tươi. Ở 5 mẫu nghiên cứu (lá, cành, vỏ,
rễ, quả) thì tinh dầu đều được đặc trưng bởi Z-citral; ở quả chiếm cao nhất
với 66,1%; tiếp theo là rễ 59,1%, ở vỏ 53,2%; thấp nhất là ở lá và cành
chiếm 32,9% và 38,1% tương ứng. Sabinen chiếm tỷ lệ đáng kể ở lá và
cành (14,2% và 17,6%), ở quả và rễ rất thấp (2,1% và 1,4%). Limonen ở vỏ
và rễ chiếm tỷ lệ đáng kể (trên 13%) so với các bộ phận còn lại. Các thành

phần chính được tìm thấy trong cả 5 mẫu nghiên cứu với hàm lượng tương
ứng là Z-citral (32,9-66,1%), sabinen (1,4-17,6%), limonen (1,5-13,6%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy đã có sự khác biệt đáng kể về sự phân bố hàm
lượng và thành phần hoá học tinh dầu ở các bộ phận khác nhau trong cùng
một loài.
24
Hàm lượng tinh dầu ở lá đạt 1,0% trọng lượng tươi với 43 hợp chất
được xác định, chiếm 87,8% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất chính là
Z-citral (32,9%), sabinen (14,2%), linalool (9,5%) và limonen (9,2%). Ở
cành, hàm lượng tinh dầu đạt 0,8% trọng lượng tươi với 30 hợp chất được
xác định, chiếm 95,4% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh
dầu là Z-citral (38,1%), sabinen (17,6%) và α-pinen (6,0%). Tinh dầu
trong quả, hàm lượng đạt 2,0% trọng lượng tươi với 31 hợp chất được xác
định, chiếm 99,1% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu
gồm: Z-citral (66,1%) và limonen (7,0%). Từ vỏ, hàm lượng tinh dầu đạt
1,5% trọng lượng tươi với 28 hợp chất được xác định, chiếm 99,0% tổng
lượng tinh dầu. Trong đó, Z-citral (53,2%), sabinen (10,2%) và limonen
(13,2%) là các thành phần chính. Với rễ thì hàm lượng tinh dầu đạt 1,0%
trọng lượng tươi với 32 hợp chất được xác định, chiếm 96,8% tổng lượng
tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là Z-citral (59,9%) và limonen
(13,6%). Để thấy được sự khác nhau giữa các thành phần hóa học chính của
tinh dầu ở các bộ phận của loài Màng tang (L. cubeba) phân bố ở VQG Bạch
Mã, kết quả nghiên cứu được so sánh với các công trình trong và ngoài nước,
Các mẫu nghiên cứu của tác giả ở Bạch Mã thì thành phần hoá học tinh dầu
được đặc trưng bởi Z-citral; trong khi đó, mẫu ở Trung Quốc tinh dầu của
lá, hoa và quả được đặc trưng bởi (Z)-α-ocimen, sabinen, limonen và
limonol; tinh dầu của lá và quả ở Ấn Độ là α-pinen và geranial. Ở 3 mẫu
tinh dầu từ lá và quả phân bố ở các khu vực khác của Việt Nam được đặc
trưng bởi 1,8-cineol, sabinen, linalool, geranial và cis-ocimen, còn 5 mẫu
tinh dầu của quả ở các khu vực khác nhau lại được đặc trưng bởi Z-citral;

geranial, limonen và limonol. Vậy, sự phân bố hàm lượng và thành phần
hoá học tinh dầu ở cùng một bộ phận hoặc ở các bộ phận khác nhau của loài
này cũng có sự khác biệt khi phân bố ở các khu vực khác nhau. Kết quả
nghiên cứu một lần nữa khẳng định sự tích luỹ tinh dầu của mỗi loài phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đặc tính di truyền.
3.2.2.3. Litsea eugenoides A. Chev. - Bời lời trâm
Hàm lượng tinh dầu tương ứng trong lá và cành Bời lời trâm (L.
eugenoides) đạt 0,15% và 0,1% trọng lượng tươi. Từ tinh dầu ở lá, 55 hợp
chất được xác định, chiếm 97,4% tổng lượng tinh dầu. Các thành phần
chính của tinh dầu là limonen (25,1%), α-phellandren (11,2%), o-cymen
(7,5%), methyl eugenol (7,4%). Đã xác định được 11 hợp chất từ tinh dầu ở
25

×