Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Luận án " Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá nâu (scatophagus argus linnaeus, 1766)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ






LÝ VĂN KHÁNH



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NÂU
(Scatophagus argus Linnaeus, 1766)







LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN







Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




LÝ VĂN KHÁNH



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NÂU
(Scatophagus argus Linnaeus, 1766)


Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản nước Mặn, Lợ
Mã số: 62 62 70 05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN



Người hướng dẫn khoa học:
PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
PGs. Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN






Cần Thơ, 2012

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu do tôi thực hiện. Tất cả các số liệu và kết quả được trình bày trong
luận án hoàn toàn trung thực và chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp
nào khác.

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2012
Tác giả



LÝ VĂN KHÁNH

ii
LỜI CẢM TẠ

Trước hết Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy
sản, Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản và Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu
nâng cao trình độ trong những năm qua.
Tôi xin cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Cần Thơ,
Khoa Thủy sản, Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản, Bộ môn Dinh dưỡng và Chế
biến Thủy sản và Dự án ươm tạo công nghệ đã hỗ trợ kinh phí thực hiện các
nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts.

Nguyễn Thanh Phương và PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền đã tận tình quan tâm,
giúp đỡ, hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và những lời
khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành Luận
án này. Xin chân thành cảm ơn PGs.Ts. Trần Ngọc Hải, PGs. Ts. Đỗ Thị
Thanh Hương, Ts. Phạm Thanh Liêm, Ths. Lê Quốc Việt, Ths. Châu Tài Tảo,
Ths. Nguyễn Hương Thùy, Ths. Nguyễn Thị Kim Hà và Ths. Cao Mỹ Án luôn
sẵn lòng giúp đỡ và hỗ trợ Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô, Anh, Chị và các bạn thuộc
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ luôn sẵn lòng giúp đỡ Tôi trong
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Sau cùng Tôi kính gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Gia đình và những người
thân đã động viên, chia sẽ, hỗ trợ tinh thần và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt
quá trình học tập để đạt được sự thành công như hôm nay.
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2012
Tác giả


LÝ VĂN KHÁNH

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm tạ ii
Mục lục iii
Danh sách bảng vii
Danh sách hình ix
Danh mục từ viết tắt xi
Tóm tắt xii
Abstract xiv

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 6
1.1. Sơ lược đặc điểm sinh học cá nâu 6
1.1.1. Hình thái phân loại 6
1.1.2. Phân bố 7
1.1.3. Tập tính dinh dưỡng 8
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 9
1.1.5. Đặc điểm sinh sản 9
1.1.6. Hệ số thành thục 9
1.2. Sơ lược đặc điểm sinh lý 10
1.2.1. Huyết học 10
1.2.2. Vitellogenin (protein tạo noãn hoàng) 12
1.3. Các loại kích dục tố và chất kích thích ở cá 14
1.3.1. Não thùy thể (Hypophysis - tuyến yên) 14
1.3.2. HCG (Human Chorionictropin Hormone) 14
1.3.3. GnRH (Gonadotropine Releasing Hormone) 15
1.4. Một số nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi cá nước lợ mặn 17
1.4.1. Cá mú (Epinephelus spp) 17
1.4.2. Cá chẽm (Lates calcarifer) 18
1.4.3. Cá giò (Rachycentron canadum) 18
1.4.4. Cá măng (Chanos chanos) 19

iv
1.4.5. Cá đối 20
1.5. Sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của cá 21
1.5.1. Sự phát triển ống tiêu hóa của cá 21
1.5.2. Sự lựa chọn thức ăn của cá 25
1.6. Một số loại thức ăn tự nhiên sử dụng trong ương cá 27
1.6.1. Tảo 28
1.6.2. Rotifer 29

1.6.3. Giáp xác chân chèo (Copepoda) 30
1.6.4. Artemia 31
1.7. Một số nghiên cứu về thức ăn trong ương cá 32
1.8. Ảnh hưởng độ mặn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của 1 số loài cá 33
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá nâu 37
2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá nâu 40
2.2.3. Thí nghiệm kích thích sinh sản và ấp trứng cá nâu 43
2.2.4. Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của
cá nâu bột 48
2.2.5. Ương cá nâu bột lên cá hương (cá 1 tháng tuổi) 51
2.2.6. Thí nghiệm ương cá từ 30-60 ngày tuổi ở các độ mặn khác
nhau 54
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá nâu 56
3.1.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 56
3.1.2. Mùa vụ sinh sản và tỷ lệ giới tính của cá nâu trong điều kiện
tự nhiên 59
3.1.3. Mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển tuyến sinh dục với hệ
số thành thục và độ béo của cá nâu cái 61

v
3.1.4. Mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển tuyến sinh dục với hệ
số thành thục và độ béo của cá nâu đực 62
3.1.5. Sức sinh sản thực tế của cá nâu 63
3.1.6. Đường kính trứng, sự phát triển phôi cá nâu và chiều dài cá bột 63
3.2. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá nâu 68

3.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của cá nâu cái 68
3.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của cá nâu đực 75
3.3. Kích thích sinh sản và ấp trứng cá nâu 78
3.3.1. Nuôi vỗ thành thục cá nâu trong bể 78
3.3.2. Ảnh hưởng của loại và liều kích dục tố, chất kích thích sinh sản
lên sinh sản nhân tạo của cá nâu 79
3.3.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tỉ lệ nở của trứng cá nâu 83
3.4. Sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của cá nâu bột 85
3.4.1. Sự phát triển ống tiêu hoá của cá nâu bột 85
3.4.2. Sự lựa chọn thức ăn của cá bột 90
3.5. Ương cá bột lên cá hương bằng các loại thức ăn khác nhau 98
3.5.1. Ương cá nâu bột đến 15 ngày tuổi bằng các loại thức ăn 98
3.5.2. Ương cá bột 15 ngày tuổi lên 30 ngày tuổi bằng thức 104
3.6. Ương cá từ 30 ngày tuổi lên 60 ngày tuổi ở các độ mặn khác nhau 107
3.6.1. Yếu tố môi trường bể ương 107
3.6.2. Tăng trưởng của cá ương ở các độ mặn khác nhau 108
3.6.3. Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá ương ở các độ mặn 109
3.6.4. Sự phân cỡ của cá hương ương ở các độ mặn khác nhau 109
3.6.5. Tỷ lệ sống của cá hương ương ở các độ mặn khác nhau 112
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 113
4.1. Kết luận 113
4.1.1. Đặc điểm sinh học và sinh lý sinh sản 113
4.1.2. Kích thích sinh sản và ấp trứng 114
4.1.3. Sự phát triển ống tiêu hoá và lựa chọn thức ăn 114
4.1.4. Ương cá bột lên cá hương và cá giống 114

vi
4.2. Đề xuất 115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 133

vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Loại và liều lượng kích dục tố; chất kích thích sinh sản
dùng kích thích cá nâu cái sinh sản 45
Bảng 3.1: Hệ số thành thục và độ béo của các giai đoạn phát triển
tuyến sinh dục của cá nâu cái 61
Bảng 3.2: Hệ số thành thục và độ béo của các giai đoạn phát triển
tuyến sinh dục của cá nâu đực 63
Bảng 3.3: Sức sinh sản thực tế của cá nâu 63
Bảng 3.4: Đường kính trứng của cá nâu 64
Bảng 3.5: Sự phát triển phôi của cá nâu 65
Bảng 3.6: Kích thước noãn hoàng và cỡ miệng cá nâu 66
Bảng 3.7: Tỷ lệ khối lượng gan với khối lượng cá và tỷ lệ khối lượng
tuyến sinh dục với khối lượng gan cá có các giai đoạn
tuyến sinh dục khác nhau 70
Bảng 3.8: Số lượng huyết sắc tố, tỷ lệ huyết sắc tố, khối lượng trung
bình của huyết cầu trong hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố
trong hồng cầu ở các giai đoạn tuyến sinh dục của cá nâu
cái 71
Bảng 3.9: Số lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu, số lượng bạch cầu
và tỷ lệ bạch cầu với hồng cầu ở các giai đoạn tuyến sinh
dục của cá nâu cái 72
Bảng 3.10: Hàm lượng phosphate protein huyết tương và protein ở các
giai đoạn tuyến sinh dục cá nâu cái 74
Bảng 3.11: Tỷ lệ khối lượng gan với khối lượng cá và tỷ lệ khối lượng
tuyến sinh dục với khối lượng gan ở các giai đoạn tuyến
sinh dục cá nâu đực 76

Bảng 3.12: Số lượng huyết sắc tố, tỷ lệ huyết sắc tố, khối lượng trung
bình của huyết cầu trong hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố
trong hồng cầu ở các giai đoạn tuyến sinh dục cá nâu đực 77

viii
Bảng 3.13: Số lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu, số lượng bạch cầu
và tỷ lệ bạch cầu với hồng cầu ở các giai đoạn tuyến sinh
dục cá nâu đực 77
Bảng 3.14: Thời gian hiệu ứng, thời gian phát triển phôi và tỷ lệ cá
rụng trứng 80
Bảng 3.15: Tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ cá dị hình 82
Bảng 3.16: Biến động nhiệt độ bể ương trong thời gian ấp trứng cá ở
các độ mặn khác nhau 83
Bảng 3.17: Biến động pH trong thời gian ấp trứng ở các độ mặn khác
nhau 84
Bảng 3.18: Nhiệt độ và pH trung bình của các nghiệm thức 98
Bảng 3.19: Hàm lượng TAN và N-NO
2
-
trung bình của các nghiệm thức.99
Bảng 3.20: Tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày
ương 103
Bảng 3.21: Nhiệt độ và pH trung bình của các nghiệm thức 104
Bảng 3.22: Hàm lượng TAN và N-NO
2
-
trung bình của các nghiệm thức.105
Bảng 3.23: Tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày
ương 107
Bảng 3.24: Biến động các yếu tố môi trường nước ở các nghiệm thứ c 108

Bảng 3.25: Tốc độ tăng trưởng của cá hương sau 30 ngày ương 109
Bảng 3.26: Sự phân cỡ của cá hương sau 30 ngày ương 110

ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1: Hình thái bên ngoài của cá nâu (Scatophagus argus) 6
Hình 1.2: Một số loài tảo phổ biến sử dụng trong ương ấu trùng 29
Hình 1.3: Rotifer 30
Hình 1.4: Ấu trùng Giáp xác chân chèo 31
Hình 1.5: Giáp xác chân chèo 31
Hình 1.6: Artemia 32
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu của đề tài 36
Hình 2.2: Đầm nước lợ ở huyện Ngọc Hiển (nơi thu mẫu cá) 37
Hình 2.3: Hình thái giải phẩu cá nâu 38
Hình 2.4: Phương pháp xác định kích cỡ miệng cá 40
Hình 2.5: Thu mẫu máu cá nâu 41
Hình 2.6: Buồng đếm hồng cầu Neubauer 42
Hình 2.7: Hình dạng hồng cầu và bạch cầu 42
Hình 2.8: Hệ thống bể nuôi vỗ thành thục cá nâu 44
Hình 2.9: Các bước trong kích thích sinh sản và ấp trứng cá nâu 46
Hình 2.10: Hệ thống bể ấp trứng cá nâu ở các độ mặn khác nhau 48
Hình 2.11: Hệ thống bể ương cá bột từ 1 ngày tuổi đến 15 ngày 52
Hình 2.12: Hệ thống bể ương cá bột từ 15 ngày tuổi lên 30 ngày 54
Hình 2.13: Hệ thống bể ương cá 1 tháng tuổi lên cá 2 tháng tuổi 55
Hình 3.1: Tổ chức học buồng trứng cá nâu 57
Hình 3.2: Hình thái của buồng trứng cá nâu 58
Hình 3.3: Tổ chức học của buồng tinh cá nâu giai đoạn IV (40x) 59
Hình 3.4: Hình thái của buồng tinh cá nâu giai đoạn IV 59
Hình 3.5: Hệ số thành thục trung bình của cá nâu cái qua các tháng 59

Hình 3.6: Hệ số thành thục trung bình của cá nâu đực qua các tháng 60
Hình 3.7: Tỷ lệ cá nâu đực và cá nâu cái qua các tháng 60
Hình 3.8: Các giai đoạn phát triển phôi cá nâu (10X) 65
Hình 3.9: Cá nâu bột từ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi (4x) 67

x
Hình 3.10: Tương quan khối lượng cá với chiều dài và chiều cao cá
nâu cái 68
Hình 3.11: Tương quan giữa khối lượng tuyến sinh dục và khối lượng
gan cá 71
Hình 3.12: Tương quan giữa khối lượng với chiều dài và chiều cao cá 75
Hình 3.13: Tỷ lệ thành thục của cá nâu sau 4 tháng nuôi vỗ trong bể 79
Hình 3.14: Kết quả ấp trứng cá nâu ở các độ mặn khác nhau 84
Hình 3.15: Đặc điểm hình thái ống tiêu hóa của cá nâu trưởng thành 86
Hình 3.16: Ống tiêu hóa cá nâu bột 86
Hình 3.17: Thực quản, ruột, dạ dày cá nâu 86
Hình 3.18: Tuyến dạ dày cá nâu 87
Hình 3.19: Mặt cắt dọc của thực quản cá nâu 87
Hình 3.20: Ruột cá nâu 15 ngày tuổi (10x) 89
Hình 3.21: Manh tràng cá nâu (10x) 90
Hình 3.22: Tỷ lệ phần trăm phiêu sinh thực vật trong nước ương 91
Hình 3.23: Tỷ lệ phiêu sinh động vật trong nước bể ương cá nâu 92
Hình 3.24: Tỷ lệ phiêu sinh động vật trong ruột cá 93
Hình 3.25: Tỷ lệ phần trăm phiêu sinh thực vật trong ruột cá 94
Hình 3.26: Tỷ lệ sống cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày ương 100
Hình 3.27: Chiều dài cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày ương 102
Hình 3.28: Tỷ lệ sống cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày ương 105
Hình 3.29: Chiều dài cá ở các nghiệm thức sau 15 ngày ương 106
Hình 3.30: Khối lượng cá nâu sau 30 ngày ương ở các độ mặn khác nhau 108
Hình 3.31: Sự phân cỡ của cá sau 30 ngày ương 111

Hình 3.32: Tỷ lệ sống của cá nâu ương ở các độ mặn khác nhau 112






xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
FSH: Follicle Stimulating Hormone
GnRH: Gonadotropine Releasing Hormone
GSI: Hệ số thành thục
HCG: Human Chorionictropin Hormone
LH: Luteinizing Stimulating Hormone
LH-RH: Luteotropin Hormone Releasing Hormone Analog
MCV: Thể tích hồng cầu µm
3

MHC: Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu
MHCH: Nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu
TACB: Thức ăn chế biến

xii
TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống
cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) được thực hiện tại Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ và huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà
Mau trong thời gian từ 2006-2010. Mục tiêu của luận án góp phần bổ sung

kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản và xác định được loại và liều
kích dục tố, chất kích thích sinh sản trong sinh sản nhân tạo và ương cá nâu
bột lên giống để từng bước tiến tới phát triển nghề sản xuất giống và nuôi
thương phẩm cá nâu.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản được thực hiện ở huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau. Cá nâu được thu ngẫu nhiên từ các đầm nước lợ 30
con/tháng và thu liên tục 12 tháng. Kết quả cho thấy hệ số thành thục của cá
lớn nhất vào tháng 8 là 27,2%, sức sinh sản thực tế 2.469.209 trứng/kg. Độ
béo Fulton của cá nâu cái có tuyến sinh dục giai đoạn 4 cao nhất (9,87 %).
Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của cá nâu qua 6 giai đoạn phát triển
của tuyến sinh dục, kết quả cho thấy khối lượng gan của cá nâu cái có tuyến
sinh dục giai đoạn 3 là lớn nhất (4,59 g/con); hàm lượng phosphat protein
huyết tương của cá nâu cái tăng theo sự phát triển của tuyến sinh dục và đạt
cao nhất ở cá có tuyến sinh dục giai đoạn 4 (3,12 µg ALP/mL protein).
Nghiên cứu kích thích sinh sản cá nâu được tiến hành trên cá đã thành
thục ngoài tự nhiên có kích cỡ 80-300 g/con. Cá cái được tiêm Ovaprim với
liều 0,5; 1,0 và 1,5 mL/kg; LHRH-a với liều 50; 100 và 150 µg/kg kết hợp với
domperidon 5 mg/kg; và HCG với liều 1.000; 1.500 và 2.000 UI/kg. Trứng cá
nâu thụ tinh được ấp ở các độ mặn 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰. Kết quả cho
thấy, thời gian hiệu ứng dao động từ 12-32 giờ; ở liều ovaprim 1 mL/kg cho tỷ
lệ cá rụng trứng (93,3%), tỷ lệ trứng thụ tinh (76,5%), tỷ trứng lệ nở (69,5%)
cao nhất và tỷ lệ cá dị hình thấp nhất (2,16%). Trứng cá nâu ấp ở độ mặn 30‰
cho tỉ lệ nở đạt cao nhất 43,3%.
Thời gian phát triển phôi của cá nâu trong khoảng 18-22 giờ; cá nâu
mới nở có chiều dài trung bình 1,88 mm; kích cỡ noãn hoàng 0,76 mm (dài),

xiii
0,29 mm (rộng) và kích cỡ miệng 0,07 mm; và cá hết noãn hoàng sau 3-4 ngày
tuổi.
Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của cá nâu

bột cho thấy ống tiêu hóa của cá nâu có thể phân biệt được thực quản, dạ dày
và ruột ở giai đoạn từ 3 ngày tuổi và hệ thống tiêu hóa của cá nâu phát triển
hoàn chỉnh khi cá đạt 20 ngày tuổi. Cá nâu bột từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày
tuổi thứ 15 cá nâu bột lựa chọn phiêu sinh động vật làm thức ăn, từ ngày tuổi
thứ 15 đến ngày tuổi thứ 30 cá có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn.
Nghiên cứu ương cá bột từ 1 ngày tuổi lên cá 15 ngày tuổi với 6
nghiệm thức (i) Chlorella sp + Rotifer; (ii) Chlorella sp + Rotifer + TACB
(thức ăn chế biến); (iii) Chlorella sp + TACB; (iv) Rotifer; (v) Rotifer + TACB
và (vi) TACB nhận thấy ở nghiệm thức cho ăn Chlorella sp + Rotifer + TACB
có tỷ lệ sống (15,7%) và tăng trưởng (3,64 mm) cao nhất; cá chết hoàn toàn ở
nghiệm thức thức ăn chế biến sau 8 ngày ương. Cá bột từ 15 ngày tuổi được
ương lên 30 ngày tuổi với 5 nghiệm thức (i) Rotifer; (ii) Artemia; (iii) Thức ăn
chế biến (TACB); (iv) Rotifer + TACB và (v) Artemia + TACB thì thấy cá có
tỷ lệ sống cao khi cho ăn Artemia (72%) hay cho ăn Artemia kết hợp TACB
(65%).
Nghiên cứu ương cá 30 ngày tuổi lên 60 ngày tuổi ở các độ mặn 0, 5,
10, 15, 20, 25 và 30‰ cho thấy ở độ mặn 5‰, cá tăng trưởng tốt nhất với khối
lượng cá trung bình là 0,91 g/con, tăng trưởng tuyệt đối 0,26 g/ngày và tốc độ
tăng trưởng tương đối là 6,22 %/ngày; cá tăng trưởng chậm ở nghiệm thức có
độ mặn 0‰; tỉ lệ sống trung bình cao nhất ở độ mặn 5‰ (92,8%) và thấp nhất
ở độ mặn 0‰ (55,1%).
Các kết quả nghiên cứu cho phép xác định mùa vụ sinh sản chính của
cá nâu vào tháng 4 và tháng 8 hằng năm. Có thể cho cá nâu sinh sản nhân tạo
bằng Ovaprim với liều 1 mL/kg và ấp trứng ở độ mặn 30‰. Cá nâu giai đoạn
1-15 ngày tuổi cho cá ăn Chlorella sp + Rotifer + TACB, giai đoạn 15-30
ngày tuổi cho ăn Artemia. Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng góp
phần ứng dụng sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nâu trong thời gian tới.

xiv
ABSTRACT

The study on the biological characteristics and induced spawning of
spotted scat fish (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) was carried out at
College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University, and in Nam Can
and Ngoc Hien district, Ca Mau province from 2006 to 2010. The objectives
of the study are to provide basic information on reproductive biology of the
sportted scat fish; to determine appropriate types and doses of hormone and
stimulating agents for induced spawning of the fish and to develop methods
for larval rearing in order to contribute to development of seed propagation
technology and grow-out of this species.
Studying on reproductive biology of spotted scat fish were carried out
in Ngoc Hien District, Ca Mau province. Fish were randomly collected from
extensive shrimp farms with 30 fish/months for a year round. Results showed
that GSI of female fish were highest (27.2%) during August, and average
fecundity was 2,469,209 eggs/kg. Fulton index of female fish were highest
(9.87 %) at ovarian stage IV. Meanwhile, male fish has the highest Fulton and
Clark indices at testis stage II. Through six stages of ovarian development of
female fish, liver has highest weight (4.59 g/ind.) at stage III; plasma protein
phosphate content increased with development stages of the ovary and
achieved the highest level of 3.12 µg ALP/mL protein at ovarian stage IV.
Induced spawning and egg incubation of spotted scat fish were done
with matured fish of 80-300 g in body weight. The female fish were injected
with different doses of ovaprim (0.5; 1.0 and 1.5 mL/kg); LHRH-a (50; 100
and 150 µg/kg) combined with domperidon (5 mg/kg); and HCG (1,000; 1,500
and 2,000 UI/kg). Fertilized eggs were incubated at different salinities (0, 5,
10, 15, 20, 25, 30‰). Results showed that ovulating time after hormone
injection was 12-32 hours; ovaprim at 1 mL/kg gave the highest spawning
rates (93%), egg fertilizing rates (76.5%) and hatching rates (69.5%) and the
lowest deformed rates (2.16%). Salinity of 30‰ gave the highest egg hatching
rates (43.3%).


xv
Embryo development lasted for 18-22 hours. Newly hatched larvae had
average body length of 1.88 mm; yolk sac length and width of 0.76 mm and
0.29 mm, respectively; mouth width of 0.07 mm. The yolk was totally
absorbed after 3-4 days from hatching.
Development of digestive tract and food selection of the larvae were
examined histologically from the newly hatched to 30-day old larval. Results
showed that the digestive tract of the larvae of 3 days post hatching could be
recognized for esophagus, stomach and intestine. The digestive tract of larvae
was completely developed after reaching 20-day old. Larvae showed as
zooplankton feeder from newly hatched stage to 15–day old, and as
phytoplankton feeder from 15 to day 30-day old.
Rearing larvae from 1 to 15-day old was conducted with 6 feeding
treatments (i) Chlorella + Rotifer; (ii) Chlorella + Rotifer + artificial feed; (iii)
Chlorella + artificial feed; (iv) Rotifer; (v) Rotifer + artificial feed and (vi)
artificial feed. Results showed that the treatment with Chlorella + Rotifer +
artificial feed gave the highest survival rate (15.7%) and growth (3.64 mm);
larvae fed with only artificial feed all died after 8 days of rearing.
Rearing larvae from 15 to 30-day old was conducted with 5 different
feeding treatments including (i) Rotifer; (ii) Artemia; (iii) artificial feed; (iv)
Rotifer + Artificial feed, and (v) Artemia + artificial feed. The highest survival
rates of 72% and 65% were obtained from the treatments fed with Artemia,
and Artemia + artificial feed, respectively.
Fish fingerlings from 30 to 60-day old were reared with different
salinities of 0, 5, 10, 15, 20, 25 and 30‰. After 30 days of rearing, results
showed that water salinity of 5‰ gave the highest fish BW (0.91g), and DWG
(0.26 g) and SGR (6.22%). The fish grew slowest at salinity of 0‰. The
highest and the lowest survival rates, 92% and 55.1%, were observed from the
treatments with salinity of 5‰ and 0‰, respectively.
In general, the findings from this study are very important to apply into

practices of seed production and culture of the spotted scat in the coming time.
1

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung
Việt Nam có tổng chiều dài đường bờ biển là 3.260 km, diện tích ven
biển khoảng 1.000.000 km
2
, 12 đầm phá, eo biển, vịnh và hơn 4.000 hòn đảo
lớn nhỏ (Vũ Văn Phái, 2007). Việt Nam vì thế có tiềm năng rất lớn về phát
triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn (hay thủy sản ven biển) và lợi thế này
đã thể hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản ven biển của
Việt Nam còn mang tính độc canh cao, hầu hết các địa phương ven biển tập
trung phát triển nuôi tôm sú (Penaeus monodon) trong nhiều năm qua; và hiện
đã phát sinh những tác động tiêu cực về môi trường, dịch bệnh,… làm giảm
tính bền vững của nghề nuôi tôm nói riêng và chậm khai thác thế mạnh của
vùng ven biển nói chung.
Nhiều nước trên thế giới có điều kiện tương tự Việt Nam đã có xu
hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi ở vùng ven biển; nhiều đối tượng thủy sản
bản địa và di nhập như tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), cua biển
(Scylla spp), cá mú (Epinephelu spp), cá bớp (Rachycentron canadum), cá
chẽm (Lates calcarifer), cá chình (Anguilla marmorata),… đã được đưa vào
nuôi. Tuy nhiên, phát triển nuôi các đối tượng cá biển hiện còn gặp rất nhiều
hạn chế về kỹ thuật nuôi, thức ăn, quản lý bệnh, đặc biệt là sản xuất con giống
nhân tạo một trong những cơ sở quan trọng cho sự phát triển loài nuôi. Hiện
nay, rất nhiều quốc gia đang chú trọng đến các loài cá bản địa do có nhiều ưu
thế riêng về sinh thái của loài nhưng kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo là yếu tố
giới hạn chính. Thực tế sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho
thấy có nhiều đối tượng cá bản địa rất có tiềm năng để nuôi và có triển vọng
kinh tế cao đang được chọn lựa phát triển như cá nâu (Scatophagus argus), cá

đối (Liza subviridis), cá kèo (Pseudapocryptes elongatus), cá ngát (Plotosus
canius),…. Cá nâu (Scatophagus argus) là loài cá phân bố tự nhiên ở vùng
ven biển và được đánh giá là loài rất có triển vọng phát triển để nuôi, đặc biệt
là ở vùng ĐBSCL vì cá nâu có tính ăn tạp thiên về thực vật nên không chỉ
thích hợp cho việc nuôi đơn mà còn có thể nuôi ghép với các loài thủy sản
2

khác đặc biệt là nuôi kết hợp với tôm sú nhằm cải thiện môi trường nước ao
nuôi tôm qua đó tăng thêm thu nhập cho người nuôi và tạo được mô hình nuôi
bền vững. Tuy nhiên, nghề nuôi cá nâu chưa được phát triển do thiếu nguồn
giống, đặc biệt là giống được sản xuất nhân tạo để cung cấp được số lượng lớn
cho nhu cầu nuôi.
Theo Mai Đình Yên (1992); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
(1993) thì ở Việt Nam có một giống và một loài cá nâu duy nhất là
Scatophagus argus (Linnaeus, 1766). Các nghiên cứu về đối tượng này hiện
còn rất hạn chế, chỉ mới một số nghiên cứu bước đầu về hình thái phân loại,
thành phần giống loài (Mai Đình Yên, 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương, 1993; Fast, 1988; Barry et al, 1992), sự phân bố (Nguyễn Hữu
Phụng, 1995; Nguyễn Tấn Trịnh và ctv, 1996; Khan, 1984; Mohsin et al,
1996), mô tả hình thái (Võ Văn Chi, 1993) và một số đặc điểm sinh học (Võ
Thành Tiếm, 2004; Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004; Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2008).
Do đó, để phát triển các mô hình nuôi cá nâu cần có nhiều nghiên cứu
xa hơn về các vấn đề sinh học cá nâu làm cơ sở nghiên cứu hoàn thiện quy
trình kỹ thuật kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo như các đặc điểm sinh học
sinh sản, sinh lý, chọn lựa kích dục tố kích thích cá đẻ, sự phát triển cá bột,
thức ăn cho cá mới nở, sự thích nghi độ mặn,… Với các lý do trên, đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá
nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766)” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh
học sinh sản và sinh lý sinh sản cá nâu và qua đó phát triển qui trình sinh sản
nhân tạo cá nâu để từng bước tiến tới phát triển nghề sản xuất giống và nuôi
thương phẩm cá nâu; góp phần đa dạng hóa đối tượng và mô hình nuôi thủy
sản ven biển; thúc đẩy sự phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL
nói riêng và cả nước ta nói chung.
3

- Mục tiêu cụ thể: tìm ra một số đặc điểm sinh học và sinh lý sinh sản
quan trọng của cá nâu; loại kích dục tố và chất kích thích sinh sản thích hợp để
kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo; sự phát triển của cá nâu mới nở và biện
pháp kỹ thuật ương nuôi cá nâu giai đoạn cá bột lên cá giống.
3. Nội dung nghiên cứu
a) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản
quan trọng của cá nâu.
b) Nghiên cứu sử dụng các loại kích dục tố và chất kích thích sinh sản
khác nhau để kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo và kỹ thuật ấp
trứng cá nâu.
c) Nghiên cứu sự phát triển của ống tiêu hóa và sự lựa chọn thức ăn
của cá nâu bột.
d) Nghiên cứu ương cá nâu bột lên cá hương bằng các loại thức ăn và
cá hương lên cá giống ở các độ mặn khác nhau.
4. Ý nghĩa của luận án
Luận án góp phần bổ sung kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học sinh
sản và sinh lý sinh sản của cá nâu; nghiên cứu cũng đã xác định được loại và
liều kích dục tố, chất kích thích sinh sản để kích thích sinh sản nhân tạo cá
nâu; phương pháp ấp trứng; sự lựa chọn thức ăn và phát triển ống tiêu hóa cá
nâu bột và kỹ thuật ươ ng từ cá nâu bột lên cá hương và từ cá hương lên cá
giống. Những kết luận về sinh học và kỹ thuật sản xuất giống và ương cá nâu
sẽ là nguồn cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển

nghề sản xuất giống và ương cá nâu để chủ động cung cấp con giống thúc đẩy
nghề nuôi cá nâu phát triển, đa đạng hóa đối tượng và mô hình nuôi thủy sản,
góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ven biển.


4

5. Điểm mới của luận án
- Luận án đã xác định được mùa vụ sinh sản chính của cá nâu vào tháng
4 và tháng 8 hằng năm; sức sinh sản thực tế của cá nâu trung bình 2.469.209
trứng/kg; đường kính trứng ở tuyến sinh dục giai đoạn V là 0,68 mm và sự
phát triển phôi của cá nâu trong khoảng 19 giờ 30 phút ở nhiệt độ nước 26,2-
27,7
o
C.
- Luận án đi sâu tìm hiểu các chỉ tiêu về huyết học và sinh hóa của cá
nâu; đánh giá được mối tương quan giữa các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu,
bạch cầu, huyết sắc tố, …) và phosphate protein huyết tương (vitellogenin) với
các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá nâu.
- Luận án cũng đã xác định được kích cỡ noãn hoàng, kích cỡ miệng cá
nâu bột. Ở cá nâu bột mới nở thì noãng hoàng có kích cỡ 0,76 mm (dài) và
0,29 mm (rộng), cỡ miệng 0,77 mm, chiều dài 1,88 mm và đến ngày tuổi thứ
3-4 thì cá sử dụng hết noãn hoàng.
- Luận án đã xác định được thức ăn khi cá nâu bắt đầu ăn ngoài là
rotifer (Brachionus plicatilis và Brachionus rotundiformis) ở ngày tuổi thứ 3;
từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 15 cá nâu chủ yếu ăn động vật phiêu sinh
và từ ngày tuổi thứ 15 trở đi cá nâu chuyển dần sang ăn thực vật phiêu sinh.
- Luận án mô tả sự phát triển của ống tiêu hóa của cá nâu bột; có thể
phân biệt được thực quản, dạ dày và ruột ở giai đoạn cá 3 ngày tuổi và hệ
thống tiêu hóa của cá nâu phát triển hoàn chỉnh như cá trưởng thành sau khi cá

được 20 ngày tuổi.
- Luận án đã xác định được chất kích thích sinh sản tốt nhất là ovaprim
với liều 1 mL/kg thì có tỷ lệ cá rụng trứng 93,3%, tỷ lệ trứng thụ tinh 76,5%
và tỷ lệ trứng nở 69,5%, tỷ lệ cá dị hình 2,16%. Thời gian hiệu ứng của kích
dục tố dao động 12-32 giờ và tỷ lệ trứng nở cao nhất là 43,3% ở độ mặn 30‰.
- Luận án cũng cho thấy rằng cá nâu từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi
thứ 15 cho ăn Chlorella sp + Rotifer + TACB có tỷ lệ sống 15,7% và tăng
5

trưởng đạt 3,64 mm; từ ngày tuổi thứ 15 đến ngày tuổi thứ 30 cho cá ăn
Artemia thì cá đạt tỷ lệ sống cao 72% và đạt chiều dài là 9,14 mm.
Trên cơ sở những kết quả trên, luận án kết luận rằng bước đầu có thể
sản xuất giống và ương cá nâu để chủ động cung cấp con giống thúc đẩy nghề
nuôi cá nâu phát triển, đa dạng hóa đối tượng và mô hình nuôi thủy sản.

6

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược đặc điểm sinh học cá nâu
1.1.1 Hình thái phân loại
Cá nâu (Scatophagus argus) có tên tiếng Anh là spotted scat thuộc họ
Scatophagidae. Theo Mohsin et al., (1996) thì cá nâu phân bố nhiều nơi từ
Nhật Bản đến Ấn Độ – Thái Bình Dương bao gồm cả vùng biển phía Nam
Trung Quốc. Theo Barry et al., (1992) thì cá nâu có 2 giống là Scatophagus và
Selenotoca. Ở Việt Nam, các tác giả Mai Đình Yên (1992); Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương (1993) xác định cá nâu chỉ có một giống và một loài
cá nâu duy nhất là Scatophagus argus Linnaeus, 1766.
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì vị trí phân
loại của cá nâu như sau:

Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Scatophagidae
Giống: Scatophagus (Cuvier và Valenoiennes, 1831)
Loài: Scatophagus argus Linnaeus, 1766

Hình 1.1: Hình thái bên ngoài của cá nâu (Scatophagus argus)
7

Cá nâu có mình dẹp bên, cao thân, lưng hình vòm, nhìn ngang gần như
tròn. Cá có đầu nhỏ, ngắn, mõm tù, miệng nhỏ, rạch miệng nằm ngang và
ngắn, trên hàm có răng mịn. Mắt cá lớn vừa, nằm phía trên đường ngang kể từ
góc miệng và gần như cách đều chót mõm và điểm cuối nắp mang. Lỗ mũi
trước tròn, lỗ mũi sau là vạch, màng mang hẹp và liền với eo mang. Phần trán
giữa hai mắt cong lồi và tương đương 1,5 lần đường kính mắt. Cạnh trước
xương lệ có răng cưa, xương nắp mang có một gai. Vảy lược, nhỏ, phủ khắp
thân, đầu, gốc vi hậu môn, vi lưng và đuôi, rìa tia vây lưng và vây hậu môn
gần như thẳng đứng, viền sau vây đuôi thẳng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương, 1993). Theo Võ Văn Chi (1993) thì cá nâu có thân cao và dẹp,
thân gần như vuông, viền trước của vây lưng dốc đứng xuống và có một vết
lõm sâu sau mắt. Mõm tù, miệng nhỏ có nhiều răng nhọn, không kéo dài đến
viền trước của mắt, cơ thể và đầu phủ vảy nhỏ cho tới gốc của vây lưng và vây
hậu môn. Đường bên hoàn toàn phía trước cong lên theo viền lưng. Phần trước
có gai của vây lưng tương đối ít phát triển, ngoại trừ tia thứ ba và tia thứ tư.
Ngược lại, phần của vây lưng cấu tạo bởi các tia mềm cũng như vây hậu môn
khá phát triển và tách rời với vây đuôi chỉ có một khoảng ngắn, cuốn đuôi
ngắn vây đuôi không chia thùy. Không có dấu hiệu hình thái phân biệt rõ đực
hay cái. Cá nâu còn có màng mang hẹp và liền với eo mang. Rìa phần gai, vây
lưng đen thẫm và màng vây nhạt, phần tia phân nhánh vây lưng, vây đuôi và
vây hậu môn đen nhạt. Lưng có màu nâu nhạt, trên thân có các đốm tròn màu

nâu đen lớn nhỏ xếp xen kẽ không đều nhau, các đốm này nhạt dần về phía
bụng. Theo Võ Thành Tiếm (2004), cá nâu có thể phân biệt được đực và cái
dựa vào hai đặc điểm là cá có đầu nhỏ, xương trán ở con đực phát triển và nhô
cao hơn xương trán con cái, con đực thường ốm hơn và thon dài hơn con cái.
1.1.2 Phân bố
Cá nâu là loài cá phân bố nhiều nơi từ Nhật Bản đến Ấn Độ - Thái Bình
Dương bao gồm cả vùng biển phía Nam Trung Quốc (Mohsin et al., 1996).
Vùng phân bố từ bờ biển Trung Quốc dọc đến Úc Châu (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo Nguyễn Hữu Phụng (1995) thì cá nâu sống
8

ở biển, nước lợ và nước ngọt (sông và hồ), phân bố từ Ấn Độ, Úc, Srilanka,
Indonesia, Malaysia, New Caledonia, Philipphines, Thái Lan, Trung Quốc và
Việt Nam. Cá nâu được tìm thấy ở Rajpara (Ấn Độ) có chiều dài lớn nhất 334
mm và khối lượng 1,2 kg (Khan, 1984).
Ở Việt Nam cá nâu phân bố trong đầm phá, kênh rạch nước lợ và cửa
sông (Nguyễn Tấn Trịnh và ctv, 1996; Mai Đình Yên, 1992) và có ở cả ba
vùng gồm Vịnh Bắc Bộ, Miền Trung và Nam Bộ (Nguyễn Hữu Phụng, 1995).
Cá thường phân bố nhiều ở những nơi có chế độ triều dao động thường xuyên,
có giá thể và sống theo bầy đàn (Võ Thành Tiếm, 2004). Cá nâu cũng có thể
sống được những nơi có đá ngầm, sông, phá và các cửa sông.
1.1.3 Tập tính dinh dưỡng
Cá nâu ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như giun, giáp xác, côn
trùng, các vật chất có nguồn gốc thực vật, tảo, Theo Nguyễn Tấn Trịnh và
ctv (1996) thì cá nâu là loài cá ăn tạp, thức ăn của cá là tảo Enteromorpha, tảo
Chaetomorpha, tảo silic, tảo Euglenophyta,… trong đó tảo Enteromorpha và
tảo Chaetomorpha không chỉ có tần số xuất hiện cao mà còn chiếm số lượng
lớn trong ống tiêu hóa. Theo Chang (1997) thức ăn cho ấu trùng trong những
ngày đầu mới nở là rotifer Brachionus (rotifer); sau 9 ngày cá có thể ăn được
ấu trùng Artemia và sau 19 ngày cá có thể sử dụng giáp xác chân chèo

(copepoda). Theo Nikolsky (1963) thì những loài cá có tính ăn thiên về động
vật có tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân ≤1, cá ăn tạp có tỷ lệ chiều dài
ruột/chiều dài thân là 1-3 và cá ăn thiên về thực vật có tỷ lệ chiều dài
ruột/chiều dài thân ≥3. Theo Võ Thành Tiếm (2004) thì cá nâu thuộc loài ăn
tạp thiên về thực vật vì cá có tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân là 2,88; thức ăn
của cá gồm mùn bã hữu cơ và một số loài tảo như Coscinodiscus, Lyngbya,
Nitzschia, Closterium và Navicula. Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong
dạ dày và ruột cá nâu trưởng thành cũng cho thấy thức ăn là mùn bã hữu cơ
chiếm đến 97,8% và các loài tảo chiếm 2,25% (Võ Thành Tiếm, 2004).

×