Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

phân tích đặc điểm địa chất tỉnh lai châu và các tai biến địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 68 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






NGUYỄN THỊ LONG

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TỈNH LAI CHÂU
VÀ CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Sơn La, năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



NGUYỄN THỊ LONG


PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TỈNH LAI CHÂU
VÀ CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT


Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Minh



Sơn La, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Với tất cả tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn Ban Giám
hiệu trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa cùng các
phòng ban chức năng đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện khóa luận.
Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn ThS.
Nguyễn Văn Minh - đã rất nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tận tâm, đóng góp
nhiều ý kiến trong suốt quá trình tác giả thực hiện khóa luận để khóa luận có thể
hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Lai
Châu, Thư viện trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ trong việc sưu tầm tài liệu,
số liệu.

Tác giả cũng đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân trong gia
đình, thầy giáo chủ nhiệm, bạn bè đã động viên giúp đỡ tác giả rất nhiều trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 - năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Long







DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết là
Đọc là
CSDL
Cơ sở dữ liệu
ĐG
Đứt gãy
ĐCB – TY
Đới đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên
ĐĐK – H
Đới đứt gãy Đa Krông – Huế
ĐSK – NHS
Đới đứt gãy Sông Kôn – Ngũ Hành Sơn

TBĐC
Tai biến địa chất
TB – ĐN
Tây Bắc – Đông Nam
PHTKT
Phức hệ thạch kiến tạo
NXB
Nhà xuất bản
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
TUSKT
Trường ứng suất kiến tạo









DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG BIỂU
STT
Số bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1

Phân bố của một số nguyên tố trong môi
trường đất
21
2
Bảng 2
Hàm lượng trung bình của một số
nguyên tố trong đất
22
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ 4
3.1. Mục tiêu 4
3.2. Nhiệm vụ 4
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Giới hạn nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
6.1. Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp nguồn tài liệu 5
6.2. Phương pháp thực địa 5
6.3. Phương pháp bản đồ 6
7. Đóng góp của khóa luận 6
8. Cấu trúc khóa luận 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1. Cơ sở lí luận 8
1.1.1. Khái niệm về địa chất học 8
1.1.2. Lí luận về tai biến địa chất 8
1.1.3. Phân loại tai biến địa chất 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 11

1.2.1. Nguy cơ tai biến địa chất ở Việt Nam 11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tai biến địa chất ở Lai Châu 14
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT TỈNH LAI CHÂU ẢNH
HƢỞNG ĐẾN TAI BIẾN ĐỊA CHẤT 16
2.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên tỉnh Lai Châu 16
2.1.1. Vị trí địa lí 16
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên tai 16
2.1.3. Đặc điểm địa hình, thủy văn và rừng 17
2.1.4. Đặc điểm vỏ phong hóa, thổ nhưỡng 18
2.2. Đặc điểm địa chất tỉnh Lai Châu 22
2.2.1. Các phân vị địa tầng 22
2.2.1.1. Cambri – Orđovic 23
2.2.1.2. Orđovic – Silur 23
2.2.1.3. Đevon hạ 24
2.2.1.4. Cacbon – Pecmi 25
2.2.1.5. Trias 26
2.2.1.6. Jura 27
2.2.1.7. Kreta 28
2.2.1.8. Paleogen 29
2.2.2. Các đới cấu trúc, các phức hệ magma 30
2.2.2.1. Các đới cấu trúc 30
2.2.2.2. Các phức hệ magma 31
2.2.3. Các nhóm đá chính 32
2.2.4. Đặc điểm Tân kiến tạo 34
2.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo 35
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TAI BIẾN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÒNG, TRÁNH, GIẢM THIỂU HẬU QUẢ 39
3.1. Đặc điểm tai biến địa chất tại Lai Châu 39
3.2. Phân vùng dự báo nguy cơ xảy ra tai biến địa chất chung tại tỉnh Lai Châu 49
3.3. Đề xuất biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả do tai biến địa chất gây

ra tại Lai Châu 49
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57




1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam trước đây nghiên cứu tai biến địa chất thường được gắn liền
với công tác điều tra địa chất hoặc sau khi tai biến đã xảy ra. Việc điều tra tai
biến địa chất như quan trắc, đo đạc, phân tích, đánh giá các yếu tố tác động và
ảnh hưởng của các tai biến địa chất đối với các công trình và hoạt động kinh tế
của con người chưa được quan tâm đúng mức. Khi xảy ra các tai biến địa chất
chúng ta luôn ở thế bất ngờ, bị động và chưa thực sự chuẩn bị ứng phó.
Tại khu vực khóa luận nghiên cứu, trong những năm gần đây đã xảy ra
nhiều vụ tai biến địa chất như: động đất, sụt đất, lũ quét, trượt – lở đất đá… gây
xôn xao dư luận và làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các khu dân cư nơi
xảy ra các hiện tượng tai biến.
Địa bàn nghiên cứu đang trong quá trình phát triển khá nhanh. Theo dự
kiến, trong những năm tới sẽ có nhiều công trình, khu đô thị mới được xây dựng
nên việc nghiên cứu các tai biến địa chất tiềm ẩn, liên quan đến quá trình phát
triển cơ sở hạ tầng tỉnh có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học. Để có cơ sở xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của tỉnh như: phát triển đô thị, xây
dựng các công trình hạ tầng cơ sở, nâng cao mức sống của nhân dân, bảo vệ môi
trường… thì việc nắm vững toàn diện và đồng bộ về điều kiện địa chất, tài
nguyên khoáng sản, địa chất thủy văn và các tai biến địa chất là vô cùng quan
trọng và cần thiết. Chỉ ra được những khu vực có nguy cơ sảy ra tai biến, làm

sáng tỏ đặc điểm và đề xuất các giải pháp xử lí thích hợp các tai biến địa chất
nhằm góp phần xây dựng kế hoạch xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Hơn thế nữa, các công trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất, địa chất
thủy văn, tai biến địa chất của tỉnh Lai Châu còn nghèo nàn, sơ lược, không
đồng đều và không đồng bộ. Hiện tại chưa có Bộ cơ sở dữ liệu về địa chất, địa
chất thủy văn và tai biến địa chất của tỉnh Lai Châu.
Dó đó việc tiến hành thực hiện khóa luận “Phân tích đặc điểm địa chất
tỉnh Lai Châu và các tai biến địa chất” sẽ có ý nghĩa vô cùng thiết thực và
cấp bách.

2
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên phạm vi toàn cầu, các vấn đề nghiên cứu tai biến thiên nhiên nói
chung và các tai biến địa chất nói riêng cũng đã được quan tâm đầu tư nghiên
cứu từ rất sớm, đặc biệt từ những năm 60 trở lại đây.
Từ 1960, UNESCO đã cam kết đề xuất các biện pháp giảm nhẹ các rủ ro
bởi các tai biến địa chất (TBĐC), hỗ trợ cho các nghiên cứu về tai biến khí
tượng, thủy văn. Có thể nói UNESCO đã thành công trong nghiên cứu tai biến
thiên nhiên, tai biến địa chất, giảm nhẹ thiên tai ở nhiều quốc gia.
Năm 1972, UNDRO ra đời đánh dấu một nấc mới cho sự phát triển của
các nghiên cứu tai biến thiên nhiên.
Các quốc gia Châu Á và Đông Nam Á cũng rất quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu TBĐC và giảm nhẹ thên tai. Từ năm 1994 đến nay Nhật Bản chủ trì
dự án “Lập bản đồ tai biến thiên nhiên khu vực Đông Á” và hằng năm đều tiến
hành các cuộc hội nghị, hội thảo về vấn đề tai biến nói chung và giảm nhẹ thiên
tai. (Tokyo, 1994; Bắc Kinh, 1996; Tsukuba, 1998; Subic, 2000).
Tại cuộc hội thảo về “Lập bản đồ tai biến thiên nhiên khu vực Đông Á” tổ
chức năm 1996 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) Tiến sỹ Trần Văn Trị đã trình bày
khái quát tình hình nghiên cứu TBĐC ở Việt Nam cũng như phương pháp trong
thời gian tới.

Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện TBĐC nói riêng và địa
chất môi trường nói chung chỉ mới được đề cập trong những năm gần đây. Hiện
tại ở nước ta chưa có bản đồ dự báo khoanh vùng TBĐC trên phạm vi toàn quốc
(vĩ mô). Có lẽ hiện tượng TBĐC được nghiên cứu đầy đủ và thành công nhất ở
nước ta là động đất thông qua các trạm quang trắc địa chấn. Có khá nhiều công
trình nghiên cứu động đất trong đó có nhiều đề tài cấp nhà nước. Vấn đề động
đất vẫn đang được nhà nước đầu tư nghiên cứu tiếp. Hiện tượng trượt đất, lũ
quét và nứt đất cũng được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều cơ quan khác nhau
như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Địa chất, Đại học Khoa học
Tự nhiên, Mỏ Địa chất… Nhưng đa số các công trình nghiên cứu chỉ mang tính

3
định hướng, khái quát. Trong đó, đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu địa
hóa sinh thái của Đỗ Văn Ái (1993).
Việc sử dụng phương pháp viễn thám và GIS trong nghiên cứu điều tra lập
bản đồ dự báo TBĐC ở Việt Nam còn rất hạn chế và mới chỉ có bước khởi đầu.
Từ năm 1999 đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu, điều tra TBĐC
ở nhiều cơ quan khác nhau đã mang lại nhiều thành quả nhất định. Trong đó các
công trình đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu động đất của Nguyễn
Đình Xuyên và Nguyễn Ngọc Thủy (2000, 2002), nghiên cứu môi trường địa
chất vùng lòng hồ thủy điện Sơn La của Đỗ Tuyết (1999), nghiên cứu đánh giá
tổng hợp các loại hình TBĐC của Trần Trọng Thụ (2001) và nghiên cứu thiên
tai ở Việt Nam của Vũ Cao Minh (2000).
Ở nước ta, có một số hiện tượng TBĐC đã được tiến hành nghiên cứu từ
nhiều năm trước đây (như hiện tượng động đất, nứt đất, karts, biến đổi mực
nước ngầm…) nhưng các kết quả nghiên cứu chưa được sử dụng triệt để. Mối
hiểm họa của chúng chưa được đánh giá đúng mức. Mặt khác, các thiết bị
nghiên cứu cũng đã lạc hậu so với hiện nay. Trong mấy năm gần đây đã có một
số công trình (báo cáo khoa học) đề cập tới TBĐC, các công trình đều khẳng
định tính cấp thiết và ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu và điều tra TBĐC.

Cho đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, một số cán bộ công tác trong
lĩnh vực môi trường và địa chất đã đưa ra những nhận định và đánh giá đó là
Việt Nam chúng ta luôn luôn bị bất ngờ trước những thiên tai thiên nhiên nói
chung và TBĐC nói riêng. Chúng ta chưa thực sự chuẩn bị và sẵn sàng để ứng
phó với các tai biến thiên nhiên mang đến.
Chỉ trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng gia tăng của các TBĐC,
một số công trình, chương trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của
TBĐC đã và đang được triển khai ở một số cơ quan, trường đại học, Viện
nghiên cứu và các tổ chức quốc tế. Hai công trình đáng chú ý nhất là: đề tài độc
lập cấp nhà nước Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình TBĐC trên lãnh
thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh do Tiến sỹ Trần Trọng Huệ, Viện
trưởng Viện Địa chất làm chủ nhiệm (2001) và Dự án UNDP Project DMU

4
VIE/97/2002 về nghiên cứu thiên tai ở Việt Nam do Tiến sỹ khoa học Vũ Cao
Minh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) làm trưởng nhóm (2000).
Ngoài các công trình nêu trên, còn có một số bài báo công trình nghiên
cứu của các cá nhân ít nhiều có đề cập đến TBĐC trong thời gian gần đây như
các vấn đề ô nhiễm nước ngầm, phóng xạ, asen, khai thác khoáng sản… Trong
nội dung của “Chương trình Điều tra Địa chất đô thị” do Viện Nghiên cứu Địa
chất và Khoáng sản, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến hành trong giai
đoạn 1990 – 2000 cũng có đề cập đến TBĐC mặc dù ở mức độ hạn chế.
Các đề án điều tra TBĐC tổng quan do Bộ Công nghiệp chủ trì bắt đầu
được triển khai từ năm 2000 đã bắt đầu mở ra một trang mới vô cùng quan trọng
trong nhận thức về mối hiểm họa của các loại TBĐC gây ra đối với con người,
tiến tới việc tiến hành một chương trình điều tra, quan trắc TBĐC đồng bộ trên
toàn quốc.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu
Làm sáng tỏ và cập nhật các thông tin về đặc điểm địa chất của tỉnh Lai

Châu trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu hiện có kết hợp với điều tra,
nghiên cứu bổ sung nhằm xây dựng tài liệu địa chất tỉnh Lai Châu.
Phân tích đặc điểm, hiện trạng của các loại tai biến xảy ra trong tỉnh.
Xác định nguyên nhân, điều kiện hình thành và đề xuất giải pháp giảm
thiểu hậu quả của các tai biến địa chất như: động đất, lũ lụt, đứt gãy hoạt động…
gây ra.
3.2. Nhiệm vụ
Sưu tầm, tổng hợp tài liệu, số liệu, dữ liệu về đặc điểm địa chất tỉnh Lai
Châu phục vụ cho nghiên cứu khóa luận.
Phân tích, đánh giá để làm sáng tỏ hai nhiệm vụ: phân tích đặc điểm địa
chất và hiện trạng tai biến địa chất ở tỉnh.
Xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp giải quyết mục tiêu 3.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là đặc điểm địa chất và các tai biến
địa chất có liên quan ở tỉnh Lai Châu.

5
5. Giới hạn nghiên cứu
- Không gian: Khóa luận chỉ nghiên cứu trong phạm vi không gian của
tỉnh Lai Châu. Toạ độ địa lí từ 25
0
51
’’
đến 22
0
49
’’
Bắc và 102
0
19

’’
đến
103
0
59
’’
Đông.
- Về nội dung: Tập trung phân tích đặc điểm địa chất và các tai biến địa
chất tỉnh Lai Châu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp nguồn tài liệu
Trong các phương pháp nghiên cứu địa lí thì đây là phương pháp truyền
thống. Dữ liệu được coi như tiền đề không thể thay thế, còn số liệu được xem
như xương sống của quá trình nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ, tường minh vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực
địa. Với việc quan sát, đo đạc, tìm hiểu thực tế các đối tượng, tiến hành thực
nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích - tổng hợp, kết hợp nội suy và
ngoại suy.
Trong nghiên cứu địa chất tỉnh Lai Châu, việc thu thập tài liệu là một
khâu hết sức quan trọng. Nguồn tài liệu cần thu thập có thể ở dạng tài liệu thành
văn hoặc tài liệu bản đồ. Các tài liệu này thường không đầy đủ và thiếu đồng bộ,
nguồn tài liệu của tỉnh thường tập trung ở Uỷ ban kế hoạch, Sở khoa học và
công nghệ, chi cục thống kê và các cơ quan, ban ngành có liên quan (nông, lâm,
công nghiệp, thủy lợi ).
Do đặc điểm nguồn tài liệu ở tỉnh còn thiếu và không đồng bộ, nên việc
xử lí tài liệu thô đã thu tập cần phải được xử lí thành tài liệu tinh, để từ đó rút ra
những nhận xét chính xác về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.
6.2. Phương pháp thực địa
Trong nghiên cứu địa lý tự nhiên và nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội, phương

pháp thực địa với việc quan sát, đo đạc, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế các đối tượng
tự nhiên - kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh được coi là phương pháp chính, đưa lại
hiệu quả nhất, khách quan nhất nhằm bổ trợ cho các phương pháp khác.

6
Phương pháp thực địa có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát địa lý địa
phương. Khi nghiên cứu về địa danh ở địa phương, muốn tìm hiểu sâu sắc vấn
đề hiện trạng thì việc thực địa khảo sát cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc. Từ đó đánh giá đúng hiện trạng, tiềm năng có và những biện pháp khắc
phục. Khi nghiên cứu về địa phương thì những nguồn tài liệu chính thống còn khá
nghèo nàn và sơ bộ, vì vậy việc khảo sát thực địa có ý nghĩa rất lớn với khóa luận,
nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các mục tiêu và nhiện vụ của khóa luận đặt ra.
6.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp truyền thống không thể thiếu của khoa học địa lí.
Trong nghiên cứu địa lí tỉnh Lai Châu, phương pháp bản đồ được vận dụng
trong tất cả các khâu như: phân tích, xử lí số liệu, biên tập bản đồ, lựa chọn các
phương pháp biểu hiện, phân tích đánh giá các biểu đồ để xác định sự phân bố
các đối tượng địa lí trong không gian. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu cần
xây dựng bản đồ phân vùng dự báo tai biến địa chất ở tỉnh Lai Châu.
Việc nghiên cứu bản đồ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tư duy
logic, trực quan khoa học hơn, tăng sức thuyết phục và giá trị cho khóa luận.
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận hoàn thành là tư liệu cần thiết để chúng ta hiểu sâu sắc về địa lí
tỉnh Lai Châu nói chung, đặc điểm địa chất và các tai biến địa chất nói riêng,
ngoài ra khóa luận còn có đóng góp sau:
Dựa trên nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu, tác giả tổng hợp, phân
tích kết hợp với công tác thực địa. Tác giả đã phân tích hiện trạng tai biến địa
chất do đặc điểm địa chất mang lại. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học về vấn đề này, tuy nhiên chúng chư thực sự chi tiết, cụ thể
và đồng nhất. Khóa luận hoàn thành là tài liệu đầy đủ, sâu sắc và cụ thể về vấn

đề địa chất tỉnh Lai Châu.
Là tư liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy: địa chất, địa lí
trung học phổ thông.
Khóa luận hoàn thành còn là tư liệu tham khảo, giúp cho Tỉnh ủy, Hội
đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và một số Ban, Ngành chức năng của tỉnh

7
phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển vùng, quy
hoạch ngành, tái định cư…
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2. Đặc điểm địa chất tỉnh Lai Châu.
Chương 3. Đặc điểm tai biến địa chất và đề xuất giải pháp phòng
tránh, giảm thiểu hậu quả do tai biến địa chất gây ra tại Lai Châu.




















8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về địa chất học
Cụm từ “Địa chất học” xuất phát từ chữ Hy Lạp Geologia (Geo: Trái Đất
và logia: nghiên cứu hoặc khoa học). Như vậy địa chất học là môn khoa học
nghiên cứu về quy luật hình thành, phát triển, biến đổi của Trái Đất và các yếu
tố của nó trong quá khứ, hiện tại. Những nhà khoa học nghiên cứu về các vấn đề
trên được gọi là nhà địa chất (geologist).
Các nhà địa chất tiến hành nghiên cứu ở khắp nơi trên Trái Đất từ những
miền núi cao, băng giá tới đáy đại dương. Những công việc của họ là nhằm hiểu
biết tất cả các quá trình xảy ra trên Trái Đất và giải đoán lịch sử phát triển lâu
dài, phức tạp của Trái Đất.
Các quá trình nghiên cứu của các nhà địa chất tuân theo tất cả các quy luật
tự nhiên được các nhà vật lý, hóa học và toán học phát triển. Địa chất học cũng
là một ngành có tính thực tiễn đặc biệt vì nó là khoa học nghiên cứu về Trái Đất
mà chúng ta đang sống. Những kết quả nghiên cứu có thể được kiểm chứng
hoặc dựa trên những bằng chứng thực tế mà từ đó đem lại hiểu biết về các hành
vi của Trái Đất.
1.1.2. Lí luận về tai biến địa chất
Nhiều nhà địa chất cho rằng tai biến địa chất (TBĐC) là một dạng của tai
biến thiên nhiên. Nói về các loại tai biến thiên nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu
cũng có những ý kiến khác nhau. Có người cho tai biến thiên nhiên gồm các tai
biến có nguồn gốc nội sinh và nguồn gốc ngoại sinh. Lại có tác giả gộp vào hai
nhóm chính đó là: các tai biến địa chất và các tai biến khí tượng thủy văn. Các

tác giả đều thống nhất rằng ranh giới phân định giữa các loại tai biến đôi khi
không rõ ràng. Ví dụ, trượt đất ngoài các tác nhân về địa chất, địa mạo lại có
thêm tác nhân của mưa liên quan đến khí xoáy thuận nhiệt đới; xói lở bờ biển bị
ảnh hưởng đáng kể bởi các điều kiện bão tố; dòng biển.

9
Tai biến địa chất (Geological hazards) là các hiểm họa thiên nhiên (thiên
tai) vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường sống. Tai biến địa chất
luôn luôn đe dọa và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người suốt trong quá trình
lịch sử từ khi mới bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất cho tới ngày nay.
Trong mấy năm gần đây, trên thế giới, ở lục địa Châu Á nói chung và ở
nước ta nói riêng, TBĐC phát triển với chiều hướng gia tăng và gây nhiều thiệt
hại không nhỏ về người và của cải vật chất. Ví dụ, hằng năm ở Trung Quốc,
thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra dao động từ 30 đến 50 tỷ nhân dân tệ
(trong đó ít nhất ¼ thệt hại do TBĐC).
Ở nước ta, mức độ thiệt hại do TBĐC cũng không nhỏ. Chỉ tính riêng cho
thập kỷ 90 (1990 – 2000), thiên tai ở Việt Nam đã làm 7.495 người chết;
750.000 ha lúa và hoa màu bị mất trắng; 5,5 triệu nhà cửa bị phá hủy và hư hại
nặng; 8.823 tàu thuyền bị chìm. Tổng thiệt hại là 2 tỷ USD. (Theo báo Công an
Nhân dân số 887, ngày 28/4/2000).
Mối hiểm họa của TBĐC tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển dân số, với tốc
độ đô thị hóa, tốc độ phát triển của các công trình cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, con
người hoàn toàn có thể kiểm soát và dự báo trước TBĐC. Việc dự báo và đề
xuất các phương án phòng, tránh hoặc khống chế các hiểm họa do TBĐC gây ra
là một vấn đề vô cùng cấp bách và thiết thực. Công việc này phải do chính đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật địa chất tiến hành.
Để dự báo TBĐC các nhà địa chất phải tìm ra được mối liên quan giữa
các quá trình, các hiện tượng địa chất xảy ra trên bề mặt Trái Đất nói riêng và
trong phạm vi vỏ Trái Đất nói chung với sự xuất hiện TBĐC.
Để dự báo TBĐC chính xác và nhanh nhất người ta phải sử dụng một tập

hợp các phương pháp nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại. Hai phương pháp
hàng đầu hiện nay mà người ta bắt buộc phải sử dụng trong tập hợp phương
pháp đó là: Phương pháp viễn thám và công nghệ GIS.
Việc nghiên cứu điều tra TBĐC không chỉ đơn thuần mang tính chất kinh
tế mà nó mang tính chất xã hội nhằm cung cấp các thông tin phục vụ cho sự phát
triển bền vững của đất nước.

10
Có nhiều định nghĩa về khái niệm TBĐC và các định nghĩa đó gần giống
nhau. Có thể hiểu TBĐC như cách định nghĩa của các nhà nghiên cứu thuộc Sở
Địa chất Mỹ năm 1984: “TBĐC là các điều kiện, hiện tượng địa chất hoặc có liên
quan đến địa chất xuất hiện tự nhiên hoặc do con người gây ra, gây nguy hiểm
hoặc có tiềm năng gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của con người”.
Theo Sở Địa chất Hoa Kỳ (Smith, 1996): “TBĐC một điều kiện, một quá
trình địa chất gây nguy hiểm, đe doạ sức khoẻ con người, tài sản công dân, chức
năng hay kinh tế một cộng đồng”.
Trong cuốn “Các TBĐC ở Trung Quốc và biện pháp phòng ngừa và
khống chế chúng” (Geological hazards in China anh their prevention and
control) xuất bản tại Bắc Kinh năm 1991. Các nhà khoa học Trung Quốc định
nghĩa TBĐC như sau: “TBĐC là bất cứ hiện tượng địa chất nào đã học sẽ xẩy
ra, trực tiếp hoặc gián tiếp làm xấu đi môi trường sống, đe dọa đến sự an toàn
tính mạng con người và ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái của sinh quyển”.
Họ xếp 31 hiện tượng địa chất ở Trung Quốc vào TBĐC.
Trong cuốn “Từ điển Địa chất giải thích” do Robert L.Bates và Julia
A.Jacson biên soạn năm 1984 và tái bản lần thứ 3 năm 1987 thì: “TBĐC là các
điều kiện, hiện tượng địa chất tự nhiên hoặc nhân sinh nguy hại hoặc có tiềm
năng gây nguy hại cho đời sống con người và của cải vật chất”.
Các tác giả này xếp các hiện tượng như: động đất, trượt đất, đá đổ, đá rơi,
đá lăn, sạt đất, sụt do karst, đứt gãy hoạt động, rò rỉ thấm nước đê đập, tai biến
do khai thác khoáng sản, lũ ống, lũ quét, ô nhiễn nước ngầm, xâm ngập mặn, xói

lở đường bờ sông, biển,… vào TBĐC.
1.1.3. Phân loại tai biến địa chất
Có nhiều cách phân loại tai biến địa chất, phụ thuộc vào mục đích sử dụng
của hệ thống ta phân thành 3 loại:
- Theo nguồn gốc:
+ Tai biến tự nhiên.
+ Tai biến nhân tạo.
+ Tai biến hỗn hợp.

11
Cách phân loại này chỉ phù hợp cho việc đơn giản các thông tin tai biến,
dễ hiểu, phù hợp với trình độ đa số dân chúng.
- Theo cơ chế vận hành của tai biến:
+ Loại xảy ra đột ngột, nhanh, dữ dội và kết thúc nhanh chóng ( núi lửa
phun trào, động đất, lũ quét,…). Còn gọi là tai biến cấp diễn.
+ Loại xảy ra từ từ, chậm chạp, không quan sát được trong 1 khoảng thời
gian ngắn, dai dẳng, trường kỳ (sự dâng lên của mực nước biển, sự suy thoái của
đất do bóc mòn, rửa trôi, sự thiếu hụt iốt trong môi trường,…). Còn gọi là tai
biến trường diễn.
Cách phân loại này phù hợp với việc ứng xử tai biến, giảm thiểu tối đa
thiệt hại do tai biến gây ra.
- Theo động lực của quá trình tai biến địa chất. Tai biến địa chất theo
động lực vận hành gồm:
+ Tai biến động lực: bao gồm địa động lực nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh.
+ Tai biến sinh địa hóa: liên quan đến sự tích lũy ngoài ngưỡng sinh thái
của các nguyên tố hay hợp chất trong môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe cộng đồng. Tai biến này cũng là tai biến trường diễn.
Sự tích lũy các chất gây hại trong môi trường được gọi là quá trình ô nhiễm
môi trường địa chất. Đó có thể là quá trình ô nhiễm tự nhiên hay nhân tạo.
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Nguy cơ tai biến địa chất ở Việt Nam
Liên đoàn Bản Đồ Địa chất miền Bắc đã chỉ ra rằng hiện có 3 đới đứt gãy
quan trọng vẫn đang hoạt động trên lãnh thổ nước ta. Cần chú ý theo dõi để kịp
thời ứng phó khi tai biến địa chất xảy ra.
Đứt gãy Tân kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy hoạt động trong giai đoạn từ
Neogen đến Đệ tứ là nguyên nhân gây ra nhiều dạng tai biến địa chất nguy hiểm
như: động đất, nứt đất, trượt – lở đất đá… Từ kết quả nghiên cứu thực tế và trên
hệ thống bản đồ địa chất, các nhà khoa học đã chỉ ra 3 đới đứt gãy chính trên
bình đồ cấu tạo địa chất Việt Nam được hình thành và còn đang được tiếp tục

12
các hoạt động mạnh mẽ gồm đới Cao Bằng - Tiên Yên, Đa Krông - Huế, sông
Kôn - Ngũ Hành Sơn.
1. Đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên (ĐCB - TY) và kéo dài đến tận Cái
Bầu, tỉnh Quảng Ninh.
Đới đứt gãy có phương TB - ĐN, xuất phát từ địa phận Trung Quốc, chạy
vào lãnh thổ Việt Nam ở khu vực Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. ĐCB - TY gồm tập
hợp các đứt gãy chính và các đứt gãy phụ, đứt gãy chính có đường phương uốn
cong, kéo dài liên tục suốt dọc theo đới đứt gãy. Tại Thị xã Cao Bằng, đới đứt
gãy có dạng hình thoi kéo dài khoảng 30km, rộng 12km. Ở đây, đới đứt gãy
gồm 2 đứt gãy chính ở hai bên, khống chế chũng Neogen - Đệ tứ kiểu “kéo
toạc” ở Hà Quảng - Thất Khê và kiểu “tách giãn” như tại Cao Bằng - Na Dương.
Qua điều tra, khảo sát địa chất cho thấy, trong giai đọan hiện đại chúng
vẫn đang hoạt động tích cực thể hiện ở những dải dị thường địa hóa khí đất, xuất
lộ nước khoáng nóng, địa nhiệt, động đất và những tai biến địa chất…Hoạt động
của đứt gãy trong Neogen - Đệ tứ đã hình thành và phát triển một số mỏ khoáng
sản: than ở Na Dương, nước khoáng nóng ở Cao Bằng, Thất Khê… Mặt khác,
hoạt động tích cực của đứt gãy đã hính thành và phát triển một số loại hình tai
biến địa chất: động đất, nứt đất, trượt lở đất… gây nên hậu quả cho đời sống của
cư dân địa phương.

2. Đới đứt gãy Đa Krông – Huế (ĐĐK - H)
Đới đứt gãy có độ dài trên 600km, được bắt đầu từ đông nam Thà Khẹt
(Lào) vào lãnh thổ Việt Nam ở bản A Dua (phía bắc Lao Bảo), chạy qua cầu
treo Đa Krông, rồi chạy dọc theo đoạn sông Đak Rông qua bản Ta Lâu đến xã
Phong Xuân (huyện Phong Điền), rồi chạy men theo chân sườn phía đông của
các dải núi Ông Già, núi Đông, núi Bàn đến tây đới đứt gãy cắt qua đồng bằng
và ra tới cửa biển Tư Hiền. Chiều dài của đới đứt gãy trên lãnh thổ Việt Nam
khoảng 170km.
Đáng chú ý là trong đới đứt gãy cũng phát triển hai loại trũng kiểu “kéo
tách” và “tách giãn” được lấp đầy bởi các trầm tích Đệ tứ. Điển hình là các trũng

13
“kéo tách” ở làng Mẹt, có diện tích 9km
2
và trũng làng Giao có diện tích 4 km
2
,
kéo dài phương á kinh tuyến.
Sau khi tiến hành đo lưới tọa độ độ cao GPS, các nhà khoa học đã xác
định, hiện các đới đứt gãy này vẫn đang hoạt động theo kiểu nâng lên, hạ xuống
như đới đứt gãy Đa Krông - Huế đang chuyển động nâng lên so với cánh phía
bắc, đông bắc với vận tốc trung bình khoảng 4mm/năm. Các nghiên cứu còn
phát hiện, đoạn Phong Điền - Huế hoạt động chuyển dịch ngang phải - thuận.
Biên độ và tốc độ chuyển dịch ngang của đứt gãy này tại Phong Xuân là
4mm/năm trong Đệ tứ muộn.
Hoạt động hiện đại của ĐĐK - H thể hiện khá rõ nét ở những biểu hiện dị
thường địa hóa khí đất, địa nhiệt, xuất lộ nguồn nước khoáng nóng và sự hình
thành, phát triển các tai biến địa chất tại thành phố Huế, khu Đại Nội, khu vực
An Hòa, Phú Bài cắt qua nhiều khu vực dân cư làm nhiều khu nhà bị hư hại
nặng. Tại Khe Lu (Đa Krông), điểm nước nóng nằm ngay trên đứt gãy phụ á

kinh tuyến thuộc đới ĐĐK - H. Ở đây nguồn nước nóng thoát ra theo các khe
nứt của đá xâm nhập granit tuổi Pecmi tạo nên một vùng diện tích 250m
2

(10x25m). Nhiệt độ đo được ở trên miệng lỗ 65
0
và các chất khí H
2
S thoát ra.
Theo kết quả phân vùng động đất Việt Nam của Nguyễn Đình Xuyên và nhóm
nghiên cứu (1997), ĐĐK - H là vùng phát sinh động đất có Msmax = 5,6 ÷ 6 độ
Richter và Hmax = 10 ÷ 15km.
3. Đới đứt gãy Sông Kôn - Ngũ Hành Sơn (ĐSK - NHS)
Là phần cuối phân nhánh của DHH - Al chạy theo phương á vĩ tuyến. Bắt
đầu từ A Vương, đới đứt gãy chuyển theo hướng á vĩ tuyến dọc theo thung lũng
sông Kôn, cắt qua dốc Kiền đến Ngũ Hành Sơn, dài khoảng 100km.
ĐSK - NHS gồm tập hợp các đứt gãy chính và đứt gãy phụ phân bố theo quy
luật nhất định, các đứt gãy chính phương á vĩ tuyến ở giữa và các đứt gãy phụ ở hai
bên cánh. Sự kết hợp của chúng tạo nên kiểu cấu trúc dạng “lông chim”.
Các kết quả phân tích khe nứt bằng phương pháp kiến tạo động lực cho
thấy tính chất hoạt đông của ĐSK - NHS là trượt bằng phải và trượt bằng phải -
nghịch. Những minh chứng về sự hoạt động hiện đại của ĐSK - NHS thể hiện

14
rất rõ bằng các dấu hiệu địa mạo, địa chất, các dị thường địa nhiệt, nồng độ khí
đất (Rn. Hg, CO
2
, CH
4
), địa chấn và động đất… Các quá trình nứt đất, trượt lở

đất phát triển dọc đới đứt gãy Sông Kôn - Ngũ Hành Sơn khá mạnh mẽ.
Từ những kết luận của công tác điều tra, nghiên cứu khoa học, thực địa và
trên hệ thống bản đồ địa chất, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về 12 dạng
TBĐC tại một số địa điểm cụ thể mà đới đứt gãy hoạt động mạnh mẽ kể trên và
yêu cầu sự vào cuộc mạnh mẽ của các nhà khoa học cũng như chính quyền địa
phương trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tai biến địa chất ở Lai Châu
Hầu hết các công trình điều tra, nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất
thủy văn và các vấn đề khác liên quan tới khoa học địa chất nói chung của tỉnh
Lai Châu mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, sơ bộ. Theo tỷ lệ điều tra, nghiên
cứu địa chất, địa chất thủy văn, tai biến địa chất có thể chia các công trình đã
tiến hành theo 3 mức độ như sau: tổng quan, trung bình và chi tiết.
Các tài liệu ở mức tổng quan đã cung cấp các thông tin khái quát về đặc
điểm địa chất, địa chất thủy văn, tai biến địa chất của tỉnh Lai Châu trên phông
chung thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Các tài liệu ở mức độ trung bình đã cung cấp một số thông tin bổ ích mang
tính định hướng về cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn. Các phân vị địa chất cơ
bản đã được xác lập sẽ đóng vai trò quan trọng cho các công trình điều tra, nghiên
cứu chi tiết về sau. Đã nêu được sơ bộ đặc điểm cấu trúc - kiến tạo, đặc điểm địa
chất thủy văn tỉnh Lai Châu. Chưa có các tài liệu về tai biến địa chất.
Ở mức độ chi tiết các tài liệu đã cung cấp các thông tin bổ ích về cấu trúc
địa chất, địa chất thủy văn. Các phân vị địa chất cơ bản đã được xác lập sẽ đóng
vai trò quan trọng cho các công trình điều tra, nghiên cứu về sau. Đã nêu được
đặc điểm cấu trúc kiến tạo, điều kiện địa chất thủy văn và tình hình khoáng sản
trên diện tích đã điều tra. Tuy nhiên còn một số phần diện tích khá rộng của tỉnh
Lai Châu chưa được điều tra ở tỷ lệ 1:50.000. Tài liệu về tai biến địa chất hầu
như chưa có.

15
Nhìn chung, qua các công trình đã tiến hành có thể thấy: các thông tin và

dữ liệu về địa chất còn tản mạn, rời rạc, không trùng hợp với các công trình
nghiên cứu khác nhau. Các thông tin, tài liệu về đặc điểm địa chất thủy văn, tai
biến địa chất còn quá nghèo nàn hoặc hầu như chưa có. Vì vậy việc điều tra
tổng thể và nghiên cứu bổ sung về địa chất, tai biến địa chất nhằm xây dựng
một bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ cho quy hoạch, phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Lai Châu một cách khoa học, lâu dài, ổn định và bền vững là việc
làm vô cùng cần thiết.









BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LAI CHÂU

16
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT TỈNH LAI CHÂU
ẢNH HƢỞNG ĐẾN TAI BIẾN ĐỊA CHẤT

2.1. Sơ lƣợc đặc điểm tự nhiên tỉnh Lai Châu
2.1.1. Vị trí địa lí
Lai Châu là tỉnh miền núi xa nhất nằm ở phía Tây Bắc của đất nước,
cách thủ đô Hà Nội 450km về phía Tây Bắc. Lai Châu có toạ độ địa lí từ
25
0
51
’’

đến 22
0
49
’’
Bắc và 102
0
19
’’
đến 103
0
59
’’
Đông.
Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Phía Đông : giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.
Phía Tây và Tây Nam: giáp tỉnh Điện Biên.
Diện tích: 9.059,4km
2
.
Dân số: 336.936 người, mật độ dân số 37 người/km
2
, có 20 dân tộc anh
em sinh sống như: Thái, H

mông, Kinh, Dao, Hà Nhì,…
Đơn vị hành chính: Lai Châu có một thị xã (Lai Châu) và 6 huyện (Tam
Đường, Sìn Hồ, Than Uyên, Phong Thổ, Mường Tè, Tân Uyên).
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên tai
Chế độ bức xạ: Là một tỉnh miền núi phía Bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mùa đông tương đối lạnh giá, mùa hè nóng ẩm. Bức xạ tổng cộng trung bình

hằng năm khoảng 125 - 135kcal/cm
2
.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 15 -
20
0
C và đang có xu hướng tăng dần. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là
vào các tháng 6, 7 và 8 (nhiệt độ: 24,7
0
C), nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1
(nhiệt độ: 14,9
0
C), nhiệt độ trung bình năm là 20,6
0
C.
Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao, theo thống kê độ ẩm trong những năm
gần đây như sau: 1997: 85%; 1998: 81,85%; 1999: 84,7%.
Chế độ mưa: Lai Châu là một tỉnh có lượng mưa và số ngày mưa nhiều
nhất ở khu vực Tây Bắc. Theo số liệu thống kê lượng mưa đang có xu hướng
tăng lên: năm 1997 đạt 2165,4mm (mưa nhiều nhất vào tháng 7 đạt 570,74mm),
năm 2008 đạt 2878.5mm.

17
Chế độ gió: gió ở Lai Châu ảnh hưởng của gió hướng Tây Bắc, gió Tây
Bắc có tần suất nhỏ. Các thời kỳ lặng gió tần suất 50 - 60%., thời kỳ ít gió nhất
từ tháng 6 đến tháng 10 với tần suất trung bình 50 - 65%. Vận tốc gió đạt 1 -
2m/s. Đây là khu vực có nhiều giông.
Các hiện tượng đặc biệt khác:
Giông: Là hiện thượng phổ biến ở Lai Châu, tập trung vào các tháng từ
tháng 4 đến tháng 8. Các tháng 4 và 5 trung bình có từ 8 - 10 ngày giông/tháng.

Nơi ít giông như vùng Mường Tè (47,7 ngày/năm), Bình Lư (51,8 ngày/năm),
nơi nhiều giông như Thị Xã (70,3 ngày/năm), Sìn Hồ (61 ngày/năm).
Sương muối: Song song với hiện tượng giông tố thì hiện tượng sương
muối cũng cần được quan tâm. Tần số và cường độ của sương muối liên quan
chặt chẽ đến cường độ và tần suất của gió mùa Đông Bắc. Tuy chúng xuất hiện
không nhiều, nhưng cũng ảnh hưởng tới các loại cây nhiệt đới ưa nóng. Ở độ
cao 1500m tần suất xuất hiện sương muối cao trung bình khoảng 9 - 10
ngày/năm. Nó xuất hiện ở hầu khắp các khu vực tỉnh Lai Châu vào tháng 12,
riêng ở Sìn Hồ vào hạ tuần tháng 10, Bình Lư vào trung tuần tháng 11.
2.1.3. Đặc điểm địa hình, thủy văn và rừng
Địa hình: Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lai Châu là dạng địa hình
núi cao, hiểm trở và cao nguyên đá vôi bị chia cắt theo chiều thẳng đứng. Rất
nhiều đỉnh có độ cao đạt từ 1000m đến 2000m.
Do ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo với cường độ cao, nên địa hình
được nâng lên mạnh mẽ nhất Việt Nam. Địa hình có mức độ chia cắt mạnh (kể
cả phần cắt ngang và phần cắt sâu). Một đặc điểm quan trọng ở đây là sự sắp
xếp song song cùng hướng của các dãy núi, cao nguyên và thung lũng sông Đà.
Phần lớn lãnh thổ tỉnh Lai Châu thuộc phần phía Nam của dãy Hoàng
Liên Sơn hùng vĩ. Trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều diện tích là các cao nguyên
đá vôi nổi tiếng. Diện tích thung lũng và đồng bằng giữa núi rất nhỏ. Chủ yếu
tập trung ở khu vực Tam Đường, Bình Lư và Than Uyên.
Thủy văn: Mạng lưới sông suối dày đặc, dòng chảy xiết, hướng của dòng
sông lớn thường trùng với hướng kiến tạo địa chất của miền kiến tạo Tây Bắc

×