Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.95 KB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô giáo
hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp: TS. Đỗ Thúy Mùi đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc,
phòng Quản lý khoa học, phòng Đào tạo, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các
thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ
chúng tôi.
Tôi xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè cùng
gia đình trong thời gian nghiên cứu.
Đề tài khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các độc giả để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Sơn la, ngày 11 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện đề tài
Bùi Ngọc Lâm
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa
WTO : Tổ chức kinh tế Thế Giới
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
FDI : Vốn đầu tu trực tiếp nước ngoài
ODA : Nguồn viện trợ nước ngoài
WB : Ngân hàng Thế giới
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TOE : Giá nhiên liệu để phát điện trong tiền tệ quốc gia
cho mỗi tấn tương đương dầu
ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á
UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
WB : Ngân hàng Thế giới
EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
Bảng
3.1
Sản lượng than của nước ta giai đoạn 1975 – 2011
32
Bảng
3.2
Số giàn khoan thăm dò đang họat động của nước ta
35
Hình
3.1
Sản lượng khai thác dầu khí nước ta giai đoạn 1986 –
2013
36
Bảng
3.3
Sản lượng dầu thô của nước ta giai đoạn 1986 – 2013
37
Bảng
3.4
Giá trị xuất khẩu dầu thô từ 1998 – 2006
38
Bảng
3.5
Công suất điện thời kì 1995 – 2006
40
Bảng

3.6
Sản lượng điện nước ta, giai đọan 1975 – 2013
41
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 1
2.1. Mục tiêu 1
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Các quan điểm 3
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 4
4.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc 4
4.1.3. Quan điểm lịch sử 4
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững 4
4.1.5. Quan điểm thực tiễn 4
4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính 5
4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích 5
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa 5
4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê 5
4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ 6
5. Đóng góp của đề tài 6
6. Cấu trúc của đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Vai trò, cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng 7
1.1.2. Đặc điểm của các ngành công nghiệp năng lượng 8
1.1.2.1. Đặc điểm nhóm ngành khai thác nguyên, nhiên liệu 8

1.1.2.2. Đặc điểm nhóm ngành sản xuất điện 11
1.2. Cơ sở thực tiễn 13
1.2.1. Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới 13
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam 15
1.2.2.1. Thời kì Pháp thuộc và trong kháng chiến chống Pháp 15
1.2.2.2. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi đất nước tái
thống nhất (1945 – 1975) 16
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG
LƯỢNG VIỆT NAM 20
2.1. Vị trí địa lí 20
2.2. Cơ sở nguồn nguyên, nhiên liệu 20
2.2.1. Tiềm năng về than 21
2.2.2. Tiềm năng dầu khí 22
2.2.3. Tiềm năng thủy điện 24
2.2.4. Các nguồn năng lượng khác 25
2.2.5. Các điều kiện tự nhiên khác 27
2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội 28
2.3.1. Trình độ và tính chất nền sản xuất 28
2.3.2. Số dân, sự phân bố dân cư 29
2.3.3. Thị trường tiêu thụ 30
2.3.4 Chính sách phát triển kinh tế xã hội 30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG
LƯỢNG VIỆT NAM 32
3.1. Công nghiệp khai thác than 32
3.2. Công nghệp dầu khí 34
3.3. Công nghiệp điện lực 39
3.4. Một số ngành công nghiệp năng lượng khác 44
3.4.1. Năng lượng Mặt Trời 44
3.4.2. Năng lượng gió 45
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM 47
4.1. Định hướng chung 47
4.2. Định hướng phát triển các ngành 48
4.2.1. Định hướng phát triển ngành than 48
4.2.2. Định hướng phát triển ngành dầu khí 51
4.2.3. Định hướng phát triển ngành điện 52
4.3. Giải pháp thực hiện 53
4.3.1. Giải pháp thực hiện ngành than 53
4.3.2. Giải pháp thực hiện ngành dầu khí 55
4.3.3. Giải pháp thực hiện ngành điện 58
4.3.4. Giải pháp thực hiện năng lượng tái tạo 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ẢNH
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nửa cuối thế kỉ XX đã chứng kiến những thay đổi lớn lao trong nền kinh
tế xã hội thế giới, trong đó có những vấn đề khai thác và sử dụng năng lượng.
Hàng loạt vấn đề về mối liên quan giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và gia
tăng sử dụng năng lượng, giữa gia tăng sử dụng năng lượng và suy thoái môi
trường được đặt ra. Bởi thế, các nước trên thế giới dù trình độ kinh tế - xã hội có
khác nhau nhưng mối quan tâm chung là phải có chính sách phát triển năng
lượng bền vững cho lãnh thổ.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều chuyển biến, hơn một thập kỉ
qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong quá trình CNH – HĐH đất
nước. Trong những thành tựu ấy có sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực năng
lượng. Năng lượng được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu đã và sẽ tiếp tục giữ vai
trò quyết định trong triển vọng phát triển kinh tế của nước ta.
Trong những năm gần đây công nghiệp năng lượng Việt Nam đã có bước

phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải,
phân phối và xuất - nhập khẩu năng lượng điều đó đã góp phần quan trọng vào
quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế và nhu cầu về năng lượng ngày càng cao của người dân, Việt
Nam vẫn đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai. Như
vậy, công nghiệp năng lượng Việt Nam đã và đang đứng trước những điều kiện
thuận lợi để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và cũng là thử thách lớn cần vượt qua.
Vì những lí do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tiềm năng, thực
trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển công nghiệp năng
lượng, đưa ra những định hướng và giải pháp thực hiện để phát triển công
nghiệp năng lượng Việt Nam
2
2.2. Nhiệm vụ
Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến công
nghiệp năng lượng.
- Đánh giá tiềm năng thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt
Nam.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp năng
lượng Việt Nam đến năm 2030.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Công nghiệp năng lượng có vai trò và tác động lớn đến sự phát triển kinh
tế xã hội nước ta nên đòi hỏi phải nghiên cứu lâu dài. Nhưng do nguồn tư liệu và
thời gian có hạn nên đề tài đặt trọng tâm nghiên cứu chủ yếu về các ngành chủ
lực: khai thác than, khai thác dầu khí và sản xuất điện.
Về phạm vi: Đề tài chủ yếu nghiên cứu tiềm năng thực trạng phát triển
công nghiệp năng lượng Việt Nam từ năm 2000 đến 2010. Đồng thời đề xuất

các giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam đến năm 2030.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các dạng năng lượng (chủ yếu là củi,
gỗ) để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến khi than đá và dầu mỏ được sử dụng
rộng rãi vào sau nữa thế kỉ XX, đồng thời phát triển năng lượng nguyên tử, thủy
điện và các nguồn năng lượng mới thì ngành công nghiệp năng lượng được chú
ý với nhiều công trình nghiên cứu.
Ở nước ta công nghiệp năng lượng là một trong những ngành công nghiệp
năng lượng trọng điểm có thế mạnh lâu dài, mạng lại hiệu quả cao về kinh tế -
xã hội và có tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành kinh tế khác. Nhận thức được
tầm quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng các nhà khoa học, nhà địa lí
trong nước và ngoài nước đã có công trình nghiên cứu rất có giá trị. Khởi đầu là
những đánh giá về tài nguyên để phát triển công nghiệp năng lượng của nước ta
với các công trình nghiên cứu của Trần Văn Trị (2000) với “Tài nguyên khoáng
sản Việt Nam”, Lê Bá Thảo (1998) “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí”. Tiếp
3
sau đó là các nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp năng lượng, mối quan hệ
giữa phát triển công nghiệp năng lượng và kinh tế xã hội của nước ta, đó là
Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Minh Đức (2000) “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”, Lê
Thông (2008) “Địa lí các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam, Lê Thị
Minh Hải (2001) với luận văn thạc sĩ “Địa lí ngành công nghiệp năng lượng
Việt Nam”, Nguyễn Xuân Nhậm (2001) “Dầu khí Việt Nam tiến vào thiên niên
kỉ XXI”, Đoàn Thiên Tích (2001) “Dầu khí Việt Nam”. Đứng trước việc thiếu hụt
năng lượng và cạn kiệt nguồn tài nguyên năng lượng, đã có nhiều công trình
nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển các dạng năng lượng mới và hướng
phát triển bền vững công nghiệp năng lượng của nước ta như Lê Văn Hồng
(2001) với tác phẩm “Việt Nam với vấn đề phát triển điện hạt nhân”, Raymond
C.Picher (2000) với “Phát triển các nguồn khí mê tan mỏ than Việt Nam: cơ hội
cho ngành sản xuất điện”, Nguyễn Xuân Liêm (2004) “Tiết kiệm và tái sử dụng
năng lượng trong sản xuất”. Viện chiến lược phát triển mới “Cơ sở khoa học

của các chính sách phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam đến năm
2020” (1998), “Dự báo phát triển năng lượng Việt Nam: một cách tiếp cận mới
và mô hình Energy Toolbox ứng dụng cho Việt Nam”. WB với “Đảm bảo năng
lượng cho sự phát triển năng lượng của Việt Nam những thách thức mới đối với
ngành năng lượng”.
Nhìn một cách tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lượng Việt
Nam giúp cho quá trình nghiên cứu, phát triển và đề ra định hướng phát triển
cho ngành công nghiệp năng lượng nước ta có cơ sở khoa học đúng đắn góp
phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm
Quan điểm nghiên cứu là những tư tưởng cơ bản có tính nguyên tắc, định
hướng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu. Đây cũng là thế giới quan của các nhà
nghiên cứu, giúp chúng ta tiếp nhận vấn đề một cách khoa học. Các quan điểm
chủ yếu ở đây là: quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm hệ thống cấu trúc,
quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm thực tiễn.
4
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Tính hệ tổng hợp và hệ thống đã trở thành những tiêu chuẩn khoa học
không thể thiếu để đánh giá giá trị của các công trình nghiên cứu địa lí.
Hệ thống lãnh thổ công nghiệp năng lượng được tạo thành bởi nhiều yếu
tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Khi nghiên cứu phải xác định, đánh giá các nguồn
lực trong mối quan hệ tổng thể đó.
4.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Công nghiệp năng lượng là một bộ phận của ngành công nghiệp Việt
Nam. Nó được xem là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của quốc gia. Quan
điểm hệ thống cấu trúc cho các phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ hữu
cơ trong hoạt động sử dụng và phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam.
Như vậy, đánh giá tiềm năng, tác động và định hướng phát triển ngành
phải xem xét trong mối quan hệ đó.

4.1.3. Quan điểm lịch sử
Quan điểm này cần phải được quán triệt khi nghiên cứu công nghiệp năng
lượng Việt Nam. Trải qua các giai đoạn lịch sử, ngành công nghiệp năng lượng
Việt Nam có nhiều chuyển biến. Áp dụng quan điểm lịch sử trong hệ thống
nghiên cứu lãnh thổ để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển công nghiệp
năng lượng. Từ đó giúp chúng ta có những nhận định, dự báo không sai lệch về
sự phát triển của ngành trong tương lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển công nghiệp năng lượng chính là việc đẩy mạnh khai thác tài
nguyên và sản xuất điện năng. Việc phát triển ngành này đã dẫn đến sự gia tăng
các thiệt hại về môi trường như ô nhiễm nước, không khí, đất… Do đó, phải tính
đến yếu tố phát triển bền vững khi sử dụng tài nguyên phát triển năng lượng, có
nghĩa là phải tính đến hiệu quả lâu dài có thể này sinh trong tương lai. Chính vì thế
khi nghiên cứu đề tài phải tính tới những hậu quả xấu để có giải pháp khắc phục.
4.1.5. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng phát
triển công nghiệp năng lượng với những kiến nghị và giải pháp có tính khả thi.
5
Tất cả các giải pháp đưa ra đều được xuất phát từ thực tiễn. Không thể đưa ra
được các giải pháp nếu không xuất phát từ thực tiễn. Quan điểm này chi phối tới
giới hạn nghiên cứu của đề tài.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
Phương pháp nghiên cứu không chỉ có tính lí luận mà còn là vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn to lớn, nhằm sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động
để khám phá đối tượng. Các phương pháp nghiên cứu chính được dựa trên
những quan điểm nghiên cứu trên.
4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Đây là phương pháp chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề
tài. Những thông tin, số liệu từ những nguồn khác nhau, đặc biệt là các kết quả
tính toán qua các số liệu của Cục thống kê, được tổng hợp chọn lọc để rút ra

những nội dung cần thiết. Sau đó tác giả phân tích nhằm đưa ra những nhận
định, những kết luận làm cơ sở định hướng cho việc đánh giá tiềm năng phát
triển công nghiệp năng lượng Việt Nam.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Địa lí nói chung luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên và xã hội. Phương
pháp nghiên cứu thực địa giúp ta tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng và chủ
động. Việc điều tra thực tiễn ở các điểm khai thác, các nhà máy sản xuất điện
năng… giúp chúng ta có những số liệu, những nhận xét thực tế, tránh được sự
đánh giá chủ quan, mơ hồ, làm tăng hiểu biết thực tế, tạo khả năng vận dụng
nhanh chóng các kết quả nghiên cứu.
Đây là cơ sở cần thiết để giúp tác giả đưa ra được những giải pháp không
xa rời thực tiễn.
4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thu nhập được rất nhiều số liệu.
Những số liệu về tiềm năng và thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng
Việt Nam rất phong phú và luôn biến đổi theo thời gian. Vì thế, đòi hỏi người
nghiên cứu phải thu thập đầy đủ, sau đó phải phải tiến hành phân tích, so
sánh, đồi chiếu để có kết quả có độ tin cậy cao. Trên cơ sở số liệu đó chúng ta
6
có thể xây dựng được bản đồ, biểu đồ và đưa ra được những kết luận chân
thực, chính xác.
4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Là phương pháp đặc trưng của địa lí, việc xây dựng các bản đồ tài
nguyên, phân bố công nghiệp năng lượng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan
hơn về công nghiệp năng lượng Việt Nam.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau đây:
- Tổng quan có chọn lọc những nghiên cứu trong và ngoài nước về công
nghiệp năng lượng.
- Bước đầu đánh giá được tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp

năng lượng Việt Nam.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp năng
lượng phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn;
Chương 2: Tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam;
Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam;
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng
Việt Nam.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Vai trò, cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng
Công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt ngành công nghiệp khác
nhau, từ việc khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ…) cho đến việc
sản xuất điện năng, nhằm tạo ra cơ sở động lực phục vụ quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp năng lượng được chia thành hai phân
ngành chính: Khai thác nguyên, nhiên liệu (chủ yếu là khai thác than và dầu khí)
và công nghiệp sản xuất điện năng.
Phạm vi hoạt động của ngành than bao gồm các hoạt động từ khâu thăm
dò, khai thác, sàng tuyển, vận chuyển, tiêu thụ than và các hoạt động hỗ trợ cho
ngành. Ngành dầu khí có thể chia thành hai bộ phận đó là bộ phận liên quan đến
các hoạt động (thăm dò, khai thác, vận chuyển, phân phối) và tiêu thụ (các sản
phẩm đã chế biến). Ngoài ra, ngành dầu khí còn hàng loạt các dịch vụ khác như:
Dịch vụ trên bờ (lắp ráp giàn khoan, phòng ngừa sự cố, đo địa vật lí giếng
khoan, thử vỉa…), dịch vụ ngoài khơi (dịch vụ kéo, cấp cứu, trục vớt, bảo
dưỡng, cung ứng nhân lực và vật tư…), bảo hiểm dầu khí… nhằm hỗ trợ tốt nhất
cho hoạt động của ngành.
Ngành công nghiệp điện ngoài chức năng sản xuất điện còn bao gồm các

hoạt động khác như truyền tải và phân phối. Ngành điện cũng gắn liền với các
hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị điện.
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và
cơ bản của mỗi quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn
tại của ngành công nghiệp năng lượng. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa,
công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước.
Là cơ sở động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được
coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc
phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp
khác như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và xây
8
dựng cơ bản. Đồng thời, nó cũng thu hút những ngành công nghiệp sử dụng
nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa
chất, dệt… Vì thế, công nghiệp năng lượng có khả năng tạo vùng rất lớn nếu
như nó nằm ở những vị trí thuận lợi.
Thông qua chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người, có thể
phán đoán trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật và văn hóa của một quốc gia. Các
nước kinh tế phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ là những nước thu nhập cao có mức
tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người lớn nhất, trong khi những nước
nghèo ở châu Phi và châu Á có mức tiêu dùng thấp nhất.
1.1.2. Đặc điểm của các ngành công nghiệp năng lượng
1.1.2.1. Đặc điểm nhóm ngành khai thác nguyên, nhiên liệu
Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu là cơ sở để phát triển nhiều
ngành công nghiệp khác.
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới bắt đầu nổ ra vào cuối thế kỉ
XVIII với việc sử dụng than để chạy máy hơi nước và phát triển mạnh khi ngành
dầu khí ra đời và phát triển. Dầu khí chiếm tỉ trọng cao nhất (60 – 61%) so với
các nguyên liệu khác trong cung ứng năng lượng sơ cấp của thế giới. Điều này
có nghĩa là phát triển dầu khí đồng nghĩa với công nghiệp hóa đất nước mà việc
đầu tiên là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Công nghiệp dầu khí

phát triển thúc đẩy ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo
phát triển và sau đó đến lượt chúng thúc đẩy các ngành công nghiệp còn lại phát
triển. Ngày nay, 50% nhu cầu dầu mỏ trên thế giới dùng làm nhiên liệu cho các
ngành giao thông vận tải – ngành lưu thông huyết mạch của nên kinh tế trong
nước và giao lưu quốc tế. Nó cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất và phân
phối sản phẩm của nền sản xuất.
Dầu khí và than là những nguồn tài nguyên không tái tạo được
Trên thế giới tài nguyên dầu khí và than được phát hiện từ lâu nhưng mới
bắt đầu khai thác mang tính công nghiệp từ nửa cuối thế kí XIX. Đây là nguồn
tài nguyên không có khả năng tái tạo. Dầu khí và than được tạo ra nhờ quá trình
biến đổi địa chất liên quan đến sự hình thành, chuyển hóa, di chuyển và tích tụ
9
các vật chất hữu cơ (hydrocacbon) và diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài
từ 1 triệu đến vài triệu năm. Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn tài nguyên năng
lượng quý thể hiện ở giá trị kinh tế cao. Đây là nguồn năng lượng mới có những
thuộc tính vượt trội so với các nguồn năng lượng khác. Dầu mỏ được chế biến
thành các dạng năng lượng khác như xăng, dầu… đã được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất và đời sống. Than được sử dụng làm chất đốt, nhiên liệu cho
nhiệt điện. Hơn nữa, các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, các chất thu được trong
quá trình luyện than cốc lại là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
hóa chất và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Khí thiên nhiên ngày càng
được sử dụng rộng rãi vì là một loại năng lượng sạch có khả năng thay thế các
loại chất đốt như than, dầu mỏ.
Trữ lượng than và dầu khí trên thế giới là có hạn, cạn kiệt dần theo tốc độ
khai thác. Trong khi loài người chưa tìm ra nguồn năng lượng thay thế thì nguồn
nguyên liệu này càng trở nên quý giá hơn.
Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và than là hoạt động có nhiều rủi
ro mang tính mạo hiểm kinh tế.
Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí có độ rủi ro cao do phụ thuộc vào
điều kiện địa chất, xác suất thành công trong hoạt động thăm dò dầu khí hiện nay

trên thế giới là rất thấp, chỉ khoảng 10%. Ngoài những rủi ro về địa chất ảnh hưởng
đến xác suất phát hiện mỏ, rủi ro về kĩ thuật cũng rất lớn. Việc xây dựng và vận
hành các dự án khai thác dầu khí, khai thác than luôn đi đôi với nguy cơ cháy nổ
làm thiệt hại về người và cơ sở vật chất gây ô nhiễm môi trường.
Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chủ yếu
là ngoại tệ
Quy mô đầu tư lớn là đặc trưng của nhóm ngành công nghiệp khai thác và
là sự khác biệt so với các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt ngành dầu khí, mỗi
một lĩnh vực hoạt động lại đòi hỏi một lượng vốn đầu tư phù hợp để đạt hiệu quả
kinh tế cao. Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, mỗi công ti nước ngoài cam kết chi
tối thiểu trên phạm vi 1 – 2 lô diện tích hợp đồng lên tới 45 – 50 triệu USD, trong
thời gian 3 – 5 năm các chi phí thực hiện trong khâu này rất lớn, một giếng khoan
10
thăm dò trung bình 7 – 10 triệu USD. Các chuyên gia cho rằng để có lượng khai
thác 20 triệu tấn quy đổi hàng năm thì mỗi năm ta phải đầu tư khoảng 150 triệu
USD cho tìm kiếm thăm dò để phát hiện những mỏ dầu, khí mới.
Các công tác vận chuyển dầu khí vào bờ cũng đòi hỏi lượng vốn đầu tư
lớn vì hầu hết các mỏ dầu khí của nước ta nằm rất xa bờ, quá trình vận chuyển
dầu khí vào bờ cũng phải sử dụng hệ thống chuyên dụng để thu gom và vận
chuyển khí. Quá trình này cần các phương tiện kĩ thuật hiện đại như giàn nén
trung tâm cỡ lớn với vốn đầu tư trên 100 triệu USD. Lĩnh vực chế biến dầu khí
cũng cần một lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn bằng ngoại tệ nhưng thời gian
thu hồi vốn rất dài, các lĩnh vực hóa dầu, sản xuất dầu mỡ nhờn, chất dẻo, phân
bón và các sản phẩm dầu khí cũng cần nhiều vốn đầu tư.
Ngành khai thác than cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn cho việc xây
dựng hầm mỏ khai thác, phương tiện vận chuyển, bến bãi…
Ngành công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu đòi hỏi áp dụng công
nghệ cao
Ở nước ta các mỏ dầu, than thường nằm ở độ sâu hàng nghìn mét trong
lòng đất. Các mỏ dầu ở ngoài thềm lục địa còn phải tính thêm độ sâu nước biển

từ hàng chục đến hàng trăm mét. Vì vậy, con người không thể trực tiếp tiếp cận
các mỏ ở độ sâu như thế được. Sự hiểu biết của con người về địa chất, về cấu tạo
các mỏ đều phải qua suy đoán, tính toán nhờ vào các phương tiện máy móc kĩ
thuật hiện đại, kết tinh hàm lượng chất xám cao. Do đó, lĩnh vực tìm kiếm, thăm
dò và khai thác đòi hỏi phải áp dụng những tiến bộ mới nhất về khoa học và
công nghệ.
Do điều kiện đặc thù nên hoạt động khai thác nguyên nhiên liệu cần hàng
loạt các dịch vụ hỗ trợ. Đối với hoạt động khai thác dầu khí vì điều kiện hoạt
động ngoài biển khơi, nên mỗi giàn khoan hoạt động có tới gần 30 loại dịch vụ
hoạt động khác nhau từ hoạt động định vị vệ tinh, công trình biển, dự báo thời
tiết, thông tin liên lạc kể cả truyền ảnh vệ tinh, máy bay trực thăng, tầu biển,
dịch vụ lặn sâu đến các thiết bị máy móc phân tích mẫu thu được. Liên tục trong
11
quá trình khoan tất cả đều là những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nhất được áp
dụng nhằm giảm thiểu các chi phí và rủi ro thăm dò, tìm kiếm dầu khí.
Hoạt động khai thác nguyên – nhiên liệu mang tính quốc tế cao, đặc biệt
là hoạt động khai thác dầu khí.
Vốn đầu tư lớn, độ rủi ro cao, áp dụng công nghệ hiện đại là lí do khiến
các công ti dầu khí đa quốc gia mở rộng hoạt động đầu tư của mình ra thị trường
nước ngoài để giảm thiểu bất trắc, chia sẻ rủi ro. Bởi vậy, hoạt động dầu khí
thường có nhiều công ti tham gia đầu tư vào các khâu khác nhau trong tìm kiếm,
thăm dò, khai thác một mỏ dầu khí.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế của các nước lân cận,
khu vực và toàn cầu hóa ngày càng gay gắt là điều phải tính đến trong chính
sách thu hút đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của mỗi quốc gia. Tình
hình biến động kinh tế thế giới hay khu vực đều có ảnh hưởng đến hoạt động
dầu khí đặc biệt là thị trường dầu mỏ. Do đó, các nước xuất khẩu dầu thô khối
lượng lớn đã liên kết thành tổ chức OPEC. Tổ chức này kiểm soát lượng cung
dầu mỏ trên thị trường thế giới nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
1.1.2.2. Đặc điểm nhóm ngành sản xuất điện

Sản phẩm của công nghiệp điện là điện năng. Nét khác nhau rõ nhất
giữa điện năng và các hàng hóa khác là nó không nhìn thấy được và cũng
không thể tích trữ được. Quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối diễn ra
cùng một thời điểm.
Trong ngành công nghiệp này luôn đòi hỏi sự cân bằng giữa công suất
tiêu thụ và công suất phát ra ở bất kì thời gian nào. Do đó, không thể tồn đọng
được, việc đầu tư xây dựng các nhà máy điện bao giờ cũng phải tương ứng với
nhu cầu tiêu thụ điện. Các nguồn than, nước, khí đốt, năng lượng Mặt Trời, năng
lượng gió, thủy triều, địa nhiệt… đều có thể sản xuất ra điện năng . Để phục vụ
nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, điện năng sẽ được chuyển hóa thành
các dạng năng lượng như quang năng, cơ năng, nhiệt năng…
Giữa các khoảng thời gian khác nhau: giờ, ngày, tháng, các mùa trong
năm thì nhu cầu sử dụng điện khác nhau. Do đó, trong quá trình xây dựng các
12
nhà máy, hệ thống truyền tải, phân phối điện cần đặc biệt chú trọng đến đặc
điểm này để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đạt được giá trị kinh tế cao.
Điện có khả năng tải xa hàng nghìn km với tốc độ nhanh (khoảng
300000km/s) thông qua mạng lưới (110KV, 220KV, 500KV, 750KV). Hệ thống
điện được vận hành thống nhất chặt chẽ giữa các nguồn phát điện với trạm biến
áp, những đường dây truyền tải, phụ tải các loại. Khi truyền tải từ nơi sản xuất
đến nơi thiêu thụ, điện năng có tiêu hao với một tỉ lệ nhất định. Trước đây, các
lưới điện vận hành độc lập, một nhà máy điện cung cấp cho một khu vực nhất
định. Sau đó, do nhu cầu sử dụng điện khác nhau theo thời gian và không gian
nên người ta phải xây dựng mạng lưới điện liên kết thống nhất giữa các nhà máy
điện với nhau và giữa chúng với thị trường tiêu thụ. Hệ thống điện liên kết này
mở rộng dần trong phạm vi vùng, quốc gia và liên kết với hệ thống điện các
nước láng giềng nhằm tăng cường cung cấp điện ổn định, trao đổi điện năng,
giảm nguồn dự phòng, san bằng phụ tải và hạ giá thành.
Công nghiệp điện lực là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng sơ cấp.
Năng lượng sơ cấp ban đầu là thủy năng và than đá sau đó là dầu FO, diezen,

khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân, địa nhiệt, năng lượng gió, thủy triều, Mặt
Trời… các nguồn nguyên liệu năng lượng rất khó vận chuyển hoặc không thể di
chuyển. Do đó, các nhà máy điện thường phân bố tại nơi có sẵn tài nguyên.
Công nghiệp điện lực là ngành đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng ban đầu khá
lớn với trang thiết bị kĩ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao. Lao động trong
ngành công nghiệp điện đòi hỏi khoa học – kĩ thuật, chuyên môn, tay nghề nhất
định, ý thức kỉ luật lao động cao, tuân thủ các nguyên tắc khắt khe về mặt kĩ
thuật nhằm đảm bảo nghiêm ngặt các vấn đề an toàn lao động và vận hành hệ
thống điện.
Cơ cấu sản xuất điện năng trên thế giới có sự khác nhau đáng kể giữa các
nguồn. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, điện có thể sản xuất ra
từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn điện lại có ưu điểm, nhược điểm khác
nhau. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao, cần có sự phối hợp tối đa giữa các
nguồn điện cả trong lĩnh vực phát triển và phân bố.
13
Ngành công nghiệp điện lực nhìn chung là ngành có tác động nhạy cảm
tới môi trường sinh thái theo cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực. Đặc biệt,
những vấn đề cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm môi trường ngày
càng trở nên gay gắt. Do vậy, phát triển ngành điện trên quan điểm bền vững
đang là mục tiêu chung của toàn thế giới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới
Công nghiệp năng lượng hiện đại là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều
ngành, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Trong thời đại cách
mạng khoa học kĩ thuật, sự phát triển của ngành công nghiệp này có ảnh hưởng
rất lớn đến trình độ, cơ cấu và sự phân bố của nền kinh tế.
Tài nguyên năng lượng của thế giới rất phong phú và đa dạng. Ngoài
nguồn năng lượng truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy con
người còn phát hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, hiệu quả
cao như năng lượng thủy triều, năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt Trời, địa

nhiệt, năng lượng gió, năng lượng sinh khối… Những tác động về môi trường
sinh thái cùng những tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm tăng việc sử dụng
các nguồn năng lượng mới. Trên cơ sở đó, cơ cấu sử dụng năng lượng của thế
giới đã có nhiều thay đổi theo thời gian.
Năng lượng truyền thống (gỗ, củi) đã được con người sử dụng từ thời xa
xưa với tỉ trọng ngày càng giảm, từ 80% năm 1860 xuống 25% năm 1920 và sau
một nửa thế kỉ nữa thì hầu như vai trò của nó không đáng kể (2%). Đây là xu
hướng tiến bộ vì củi, gỗ là tài nguyên có thể khôi phục nhưng rất chậm. Nếu tiếp
tục sử dụng nguồn năng lượng này sẽ làm giảm diện tích rừng, ảnh hưởng đến
môi trường sống của nhân loại.
Than đá là nguồn năng lượng hóa thạch, có thể phục hồi nhưng rất chậm.
Than được biết đến từ rất sớm và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất và đời sống. Tỉ trọng của than trong cơ cấu sử dụng năng lượng tăng nhanh
vào những năm cuối thế kỉ XIX (44% năm 1880 lên 58% năm 1890), đạt cực đại
vào thế kỉ XX (68% năm 1920). Từ sau nửa thế kỉ XX, tỉ trọng của than trong cơ
14
cấu sử dụng năng lượng bắt đầu giảm nhanh một phần do việc khai thác và sử
dụng gây suy thoái môi trường, song quan trọng hơn là đã có nguồn năng lượng
khác hiệu quả hơn thay thế.
Dầu mỏ, khí đốt là những nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử
dụng nhiều vào nửa sau thế kỉ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% lên 1900, 26% năm
1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại thập kỉ 80 gắn liền với sự phát triển của
ngành giao thông, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa dầu. Bước sang thế kỉ
XXI, vai trò của dầu mỏ bắt đầu giảm do nhiều nguyên nhân: xung đột và khủng
hoảng về dầu lửa giũa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ dầu; ô nhiễm môi
trường do khai thác, vận chuyển, sử dụng dầu gây ra; mức khai thác quá lớn đã
dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên này và đặc biệt là do đã tìm được nguồn
năng lượng mới thay thế.
Năng lượng nguyên tử, thủy điện được sử dụng từ những năm 40 của thế
kỉ XX, tăng chậm và giữ mức 10 – 14% tổng năng lượng sử dụng của toàn thế

giới. Năng lượng hạt nhân có nhiều lợi thế, cho hiệu suất cao, tạo ra nguồn điện
độc lập với các nguồn nhiên liệu than, dầu khí, khí đốt, phụ thuộc vào vị trí địa
lí. Song độ rủi ro khá lớn, hơn nữa việc vận hành đòi hỏi điều kiện chuyên môn
ngặt nghèo, yêu cầu đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cũng như
các vấn đề nan giải trong việc xử lí sự cố và chất thải.
Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo với khả năng rất lớn. Song việc xây
dựng nhà máy đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, nhiều thời gian xây dựng và thời gian
thu hồi vốn lâu. Đó là chưa kể việc phải di dân rất tốn kém và những thay đổi về
môi trường sinh thái có thể xảy ra do hình thành các hồ chứa lớn.
Các nguồn năng lượng mới đều là các nguồn năng lượng sạch, có thể tái
tạo như khí sinh học, gió, địa nhiệt, Mặt Trời, thủy triều… Tuy mới được sử
dụng từ những năm cuối thế kỉ XX nhưng đây sẽ là nguồn năng lượng tiềm tàng
của nhân loại. Do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng không tái
tạo, các nguồn năng lượng mới sẽ trở thành nguồn năng lượng cơ bản ở tất cả
các nước phát triển và đang phát triển từ nửa sau thế kỉ XXI.
15
- Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế
thải hữu cơ công nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm bảo nhu cầu đun nấu,
thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt khác góp phần bảo vệ môi trường
nông tthôn.
- Năng lượng Mặt Trời được sử dụng dưới hai dạng điện và nhiệt. Đây là
nguồn năng lượng vô tận để đun nấu, sưởi ấm, sấy nông sản, pin quan điện…
phục vụ cho các ngành kinh tế và đời sống.
- Nguồn năng lượng gió trong tự nhiên là rất lớn. Việc khai thác và đưa
vào sản xuất điện năng đã và đang được tiến hành ở nhiều nước như Tây Âu,
Bắc Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ…
- Năng lượng địa nhiệt ở sâu trong lòng đất cũng được khai thác và sử
dụng dưới dạng nhiệt và điện. Tiềm năng địa nhiệt ở một số nước rất lớn (như
Aixơlen, Hi Lạp, Hoa Kỳ, Nhật Bản…) đã tạo điều kiện cho việc khai thác rộng
rãi nguồn năng lượng này.

Cơ cấu tiêu thụ năng lượng trên thế giới rất khác nhau giữa các nhóm
nước. Mức tiêu thụ năng lượng có thể được coi là một tiêu chí đánh giá trình độ
phát triển kinh tế của một quốc gia. Các nước kinh tế phát triển đã tiêu thụ quá
nửa tổng số năng lượng được sản xuất ra trên thế giới. Trong khi đó các nước
đang phát triển với diện tích lớn, dân số đông nhưng tiêu thụ khoảng 1/3 năng
lượng của thế giới. Mặc dù trong những năm tới cở cấu sử dụng năng lượng giữa
các nhóm nước có sự thay đổi nhưng không đáng kể.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam
1.2.2.1. Thời kì Pháp thuộc và trong kháng chiến chống Pháp
Công nghiệp năng lượng nước ta thời kì này ra đời và phát triển chậm
chạp. Đây là ngành được thực dân Pháp chú ý phát triển sớm nhất, ngay từ khi
chưa hoàn thành việc xâm lược Bắc Kì thực dân Pháp đã chú ý tới dải than
Đông Triều – Cái Bàn. Nhìn chung, việc khai thác than có sức cạnh tranh lớn,
đạt hiệu quả cao. Giai đoạn 1885 – 1925 sản lượng than đứng sau Nhật Bản,
Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Năm 1884, thực dân Pháp đã cho thành lập
công ti than Bắc Kì.
16
Sau 10 năm xây dựng cơ bản đến năm 1895 công ti than Bắc Kì đi vào
hoạt động trên quy mô lớn, việc khai thác than lúc này được đẩy nhanh theo
phương pháp công nghiệp. Ba mươi năm sau (1895 – 1925) sản lượng than đã
đứng thứ 5 châu Á. Cho đến khi rút khỏi vùng mỏ, trong vòng 60 năm thực dân
Pháp đã khai thác tổng cộng 50 – 60 triệu tấn than. Số than này phần lớn là than
có chất lượng tốt, lộ thiên, dễ khai thác và chủ yếu là xuất khẩu sang chính quốc.
Bên cạnh việc khai thác than, công nghiệp điện lực phát triển khá lớn, chỉ
sau chừng 2 thập kỉ so với sự ra đời của các nhà máy điện ở Bắc Mỹ và Tây Âu.
Năm 1892, xây dựng nhà máy điện Sông Cấm (Hải Phòng) đây là nhà máy điện
đầu tiên của nước ta. Từ năm 1902 đã xây dựng các nhà máy điện 1 chiều ở Hà
Nội và Sài Gòn với công suất mỗi nhà máy là 500KW. Đến năm 1924, công ti
nước và điện khí Đông Dương tiếp tục xây dựng các nhà máy điện xoay chiều ở
Khánh Hội (Sài Gòn), Yên Phụ (Hà Nội), Cọc 5 (Hòng Gai), Nam Định. Công

suất trung bình của một nhà máy điện là 22500KW. Đường dây tải điện 3,5KV
được hình thành nối Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình –
Nam Định nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, thắp sáng cộng đồng ở các công sở
và các trung tâm công nghiệp mới… Để phục vụ cho việc khai khoáng, một số
trạm thủy điện nhỏ cũng được xây dựng: Tà Sa, Nà Ngần, Bàn Thạch…
Ở miền Nam, thực dân Pháp đã xây dựng trạm thủy điện Ankroet công
suất 500KW phục vụ cho khu du lịch Đà Lạt và nhà máy chè Cầu Đất, trạm
Đrây – H’Linh (500KW) cho vùng cà phê bao quanh Buôn Ma Thuột.
1.2.2.2. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi đất nước tái
thống nhất (1945 – 1975)
Do đất nước ta bị chia cắt nên sự phát triển công nghiệp năng lượng phụ
thuộc sâu sắc vào tính chất chính trị của từng miền, nhưng có tốc độ tăng trưởng
khá nhanh.
Sau khi miền Bắc được giải phóng. Nhà nước đã chủ trương phát triển
công nghiệp năng lượng và coi đó là động lực để khôi phục và đẩy mạnh nền
kinh tế. Đối với công nghiệp khai thác than đó là việc tập trung sức để đổi mới
trang thiết bị, tăng cường kĩ thuật kết hợp với việc đầu tư cho công tác thăm dò
17
nên việc tìm kiếm, thăm dò được đẩy mạnh. Một số các mỏ mới được khai thác
như Hồng Gai – Cẩm Phả, Na Dương, Phấn Mễ, Núi Hồng và các mỏ nhỏ ở địa
phương như: Đầm Đùn, Suối Hoa, Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Khe Bố…
Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, năm 1965 lần đầu tiên sản lượng
khai thác than đạt 4,23 triệu tấn than sạch, so với năm 1930 sản lượng tăng gần
2,2 lần và so với năm 1939 tăng hơn 1,6 lần.
Trong những năm chiến tranh phá hoại, vùng mỏ tuy là đối tượng bị đánh
phá ác liệt nhưng việc khai thác than vẫn giữ được sản lượng ở mức 2,6 – 3,4
triệu tấn/năm. Sau năm 1973 vùng mỏ đã kịp thời khôi phục sản xuất, đến năm
1975 sản lượng đạt 5,2 triệu tấn và so với năm 1965 đã tăng gấp 1,23 lần.
Cũng như công nghiệp than, công nghiệp điện lực đang phát triển mạnh
mẽ dựa vào nguồn nguyên liệu có sẵn. Ở giai đoạn đầu (1955 – 1960) nhiều nhà

máy nhiệt điện quy mô vừa và lớn được xây dựng ở các trung tâm công nghiệp
và các thành phố lớn như Cao Ngạn (Thái Nguyên), Việt Trì (Phú Thọ), Lào
Cai, Vinh, Hàm Rồng (Thanh Hóa). Song song với việc xây dựng các nhà máy
nhiệt điện là việc mở rộng và nâng cấp các nhà máy điện cũ như Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định.
Các giai đoạn sau (1961 – 1965 và 1966 – 1975) các nhà máy điện cỡ lớn
như Uông Bí (153MW), Ninh Bình (120MW), Thác Bà (108MW) ra đời đã
nâng sản lượng điện năm 1965 lên 633,6 triệu KWh (bằng 52% của cả nước).
Các nhà máy điện này được liên kết với nhau bởi một mạng lưới đường dây
cao thế 35KW đến 110KW phủ kín mạng lưới điện khắp đồng bằng và trung
du Bắc Bộ. Điều đó đã góp phần làm cho việc phân phối và sử dụng điện trở
nên hợp lí hơn.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù công việc bề bộn song
Nhà nước đã có những bước chuẩn bị cho việc khai thác tổng hợp hệ thống sông
Hồng, hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Song song với
việc điều tra, thăm dò tổng thể, hàng loạt trạm thủy điện nhỏ (công suất 50 –
100KW) đã được xây dựng ở miền núi, trong đó riêng Hòa Bình đã có 200 trạm.
Đầu thập kỉ 60 và tiếp theo đến đầu thập kỉ 70, nhà máy thủy điện Thác Bà
18
(108MW) mới xây dựng thoát khỏi cuộc chiến tranh phá hoại và đưa nguồn điện
vào mạng lưới quốc gia. Đây là giai đoạn chuẩn bị cần thiết cho các chương
trình khai thác hệ thống sông Hồng sau này.
Ở miền Nam, trong giai đoạn (1945 – 1975) công nghiệp điện lực phát
triển mạnh vào 10 năm sau, nghĩa là giai đoạn Mỹ trực tiếp đưa quân vào nước
ta. Nhu cầu chiến tranh và nhu cầu sinh hoạt ở các đô thị cùng với quân đội
khổng lồ của Mỹ - Ngụy đã thúc đẩy việc mở mang nhiều nhà máy điện mới.
Thiếu cơ sở nguyên liệu độc lập, ngành điện hoàn toàn phụ thuộc vào
nhiên liệu lỏng nhập khẩu với trên 700000 tấn/năm. Ngoài hệ thống các trạm
điện cũ (Khánh Hội, Chợ Quán, Đà Nẵng), các trạm điezen phát triển mạnh ở
hầu khắp các đô thị. Ngoài nhiệt điện, trong khoảng 1961 – 1965 nhà máy thủy

điện Đa Nhim công suất 160MW đã được xây dựng nhờ sự giúp đỡ về tài chính
của Nhật Bản.
Cho đến năm 1975 sản lượng điện miền Nam đã đạt hơn 1088 triệu KWh
bằng 44,8% của cả nước. Năm 1966 so với năm 1955 công nghiệp điện lực miền
Nam tăng 2,7 lần về công suất, hơn 2,5 lần về số lượng. Năm 1975 so với 1965
nhịp độ tăng trưởng tương ứng là gần 3,8 lần và xấp xỉ 3,6 lần. Sau khi thống
nhất đất nước công nghiệp năng lượng phát triển vượt bậc nhằm phục vụ công
cuộc CNH – HĐH đất nước. Các hoạt động khảo sát, đánh giá tiềm năng công
nghiệp năng lượng Việt Nam được đẩy mạnh. Bên cạnh đó chính sách về năng
lượng cũng được chú trọng và đi vào thực tiễn của công cuộc đổi mới. Tuy
nhiên, hoạt động của công nghiệp năng lượng còn năng về khai thác, duy nhất
chỉ có điện lực là cơ sở chế biến, nguồn lực đưa vào chế biến thành điện năng
chủ yếu là hướng vào thủy năng.
19

×