Bộ giáo dục và đào tạo Bộ quốc phòng
học viện quân y
NGUYN TH HIấN
NGHIÊN CứU MộT Số CHỉ Số CHứC NĂNG TIM-MạCH,
TÂM - THầN KINH CủA SINH VIÊN ĐạI HọC Y THáI BìNH
ở TRạNG THáI TĩNH Và SAU KHI THI
Chuyên ngành: sinh lý học
Mã số: 62 72 01 07
tóm tắt luận án tiến sĩ y học
Hà Nội - 2013
Công trình đợc hoàn thành tại
Học viện quân y
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.Ts. TRN NG DONG
PGS.Ts. VNG TH HềA
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thu Liên
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Sơn. T
S. Đỗ Kim
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyn Trng Hng PGPGS. TS.
Phạm Duy Hiển
Lun ỏn c bo v trc Hi ng ỏnh giỏ lun ỏn cp
trng ti Hc vin Quõn Y
Vo hi 8 gi 30 phỳt ngy 9 thỏng 4 nm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Th viện quốc gia
- Th viện - Học viện quân y
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh viên là lực lượng lao động chất lượng cao trong tương lai của xã hội,
là “nguyên khí” của mỗi quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên là nhiệm
vụ quan trọng không chỉ của nhà trường mà là của toàn xã hội. Thời đại ngày
nay, thời đại của sự hội nhập, toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa
học kỹ thuật, cùng với ô nhiễm môi trường và yếu tố nội tại trong cơ thể con
người cũng trở thành những tác nhân gây căng thẳng (stressor). Stress tác động
tới mọi tầng lớp xã hội, trong đó có sinh viên. Cuộc sống của sinh viên ở các
trường đại học có nhiều yếu tố gây căng thẳng thần kinh - tâm lý , đặc biệt là
đối với sinh viên các trường đại học Y. Ngoài các stressor chung ở mọi sinh
viên (điều kiện sinh hoạt, học tập ), sinh viên các trường đại học Y là những
người có thời gian học tập tại trường dài nhất với khối lượng kiến thức lý thuyết
và thực hành rất lớn cùng với nhiều kỳ thi, do đó chịu nhiều áp lực gây căng
thẳng chức năng tâm lý cao và trường diễn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho
thấy các stressor có thể làm thay đổi chức năng hệ thống miễn dịch, thần kinh,
tim mạch và nội tiết của con người.
Stress là hiện thực của cuộc sống, vì vậy chúng ta cần phải hiểu sự đáp ứng
của cơ thể trong từng trạng thái căng thẳng. Muốn vậy phải lượng hóa được
mức độ stress bằng các chỉ số đo lường khách quan. Ở Việt nam đã có một số
công trình nghiên cứu về stress nghề nghiệp của các nhà khoa học thuộc Viện
Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, Viện Y học lao động và Vệ sinh dịch tễ,
của các nhà khoa học một số trường đại học. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu về
đáp ứng của hệ thống nội tiết, tim mạch và thần kinh của cá thể với trạng thái
căng thẳng, trong đó có đối tượng là sinh viên. Xuất phát từ lý do nêu trên,
chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim -
mạch, tâm - thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở
trạng thái tĩnh và sau khi thi" với các mục tiêu sau:
1. Xác định một số chỉ số tim - mạch, tâm - thần kinh ở trạng thái tĩnh của
sinh viên Đại học Y Thái Bình.
2. Đánh giá một số chỉ số tim - mạch, tâm - thần kinh và nội tiết tố sau hoạt
động trí tuệ (sau buổi thi) của sinh viên Đại học Y Thái Bình.
1
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Cung cấp các số liệu về một số chỉ số tim - mạch và tâm - thần kinh trên
600 nam, nữ sinh viên đại học Y các khối từ Y
1
đến Y
5
trong trạng thái tĩnh.
- Phát hiện sự biến đổi một số chức năng tim mạch, thần kinh và nội tiết sau
hoạt động trí tuệ (sau buổi thi) của sinh viên Y. Sau buổi thi ở các đối tượng
nghiên cứu có tăng chỉ số căng thẳng tim-mạch, có sự biến động trong thành phần
các sóng điện não, tăng hàm lượng cortisol huyết thanh và catecholamin máu.
- Các kết quả của luận án góp phần cho việc xây dựng một số chỉ số sinh
học, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp nhằm hạn
chế bớt căng thẳng, nâng cao sức khỏe và tài sản trí tuệ của sinh viên.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 152 trang: Đặt vấn đề 02, Tổng quan tài liệu 41, Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu 20, Kết quả nghiên cứu 46, Bàn luận 40, Kết luận 02,
Kiến nghị 01 trang, 60 bảng, 25 hình, 139 tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số chỉ số chức năng tim-mạch
1.1.1. Tần số mạch và huyết áp
Một trong những chỉ số đơn giản để đánh giá năng lực hoạt động của cơ
thể là tần số mạch và huyết áp động mạch. Các chỉ số này dễ đo đạc, có thể đo
trong thời gian dài, lặp đi lặp lại và những biến đổi của chúng rất dễ nhận biết
vì khi tăng cường độ lao động, tăng mức độ cảm xúc thì các chỉ số này cũng
tăng theo. Làm việc căng thẳng gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp là do kích
thích hệ thần kinh giao cảm tủy thượng thận. Nghiên cứu của Droogleever trên
các nghiên cứu sinh Hà Lan cho thấy mặc dù huyết áp thay đổi không đáng kể do
căng thẳng trong lúc thi, nhưng mật độ thụ thể benzodiazepine ngoại vi,
allopregnanolon và nồng độ cortisol ở các nghiên cứu sinh tăng lên đáng kể.
Makarenco nghiên cứu trên sinh viên trong suốt quá trình kiểm tra căng thẳng
cho thấy có sự giảm ảnh hưởng của thần kinh phó giao cảm trên nhịp tim, kích
thích chuyển hóa và tăng hoạt động của thần kinh giao cảm.
2
Ở Việt Nam, một số tác giả đã bước đầu sử dụng phương pháp đánh giá
chức năng tim mạch thông qua tần số nhịp tim và huyết áp trong các dạng lao
động có căng thẳng thần kinh - tâm lý cao như lao động của phi công, bộ đội,
cảnh sát, nhân viên y tế, điều độ viên chỉ huy chạy tàu, nhân viên vận hành các
máy móc tự động, điều phối viên không lưu.
1.1.2. Chỉ số thống kê toán học nhịp tim
Những năm gần đây, một số tác giả đã sử dụng các chỉ số thống kê toán
học nhịp tim (TKTHNT) của Baevski để đánh giá chức năng tim. Baevski là
người đầu tiên đưa ra nguyên lý về các chỉ số TKTHNT của 100 khoảng RR
liên tiếp trên điện tâm đồ bao gồm: khoảng RR trung bình (X), tần số nhịp tim
trung bình (TSNT), độ lệch chuẩn (SD), hệ số dao động (V), Môt (Mo), biên độ
Môt (AMo) và khoảng dao động của RR tối đa và tối thiểu (∆X). Chỉ số căng
thẳng (CSCT) là chỉ số bậc 2 được tính từ các chỉ số trên (CSCT=AMo/2.
∆X.Mo). Tại hội nghị chuyên đề về vấn đề "Ứng dụng các phương pháp toán
học để phân tích nhịp tim" các báo cáo của Baevski, Zemaichiche, Zatsiorxki,
Parin cho thấy các chỉ số TKTHNT cho nhiều thông tin tốt để đánh giá trạng
thái chức năng của cơ thể, đặc biệt là những nghề nghiệp có trạng thái căng
thẳng cảm xúc cao.
Gần đây, phương pháp TKTHNT đã được ứng dụng tại Việt Nam. Một số
nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Thu Hà, Trần Thanh Hà, Nguyễn Khắc
Hải, Nguyễn Ngọc Sơn cho thấy căng thẳng trí tuệ và stress cấp tính gây tăng
chỉ số căng thẳng và giảm sự dao động nhịp tim.
1.2. Một số chỉ số chức năng tâm-thần kinh
Trí tuệ là một hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm khả năng nhận thức,
ngôn ngữ vận động và khả năng thích ứng với xã hội.
1.2.1. Các test đánh giá trí tuệ
Người đầu tiên đề xuất tư tưởng trắc nghiệm và đưa ra thuật ngữ "trắc
nghiệm tâm lý" là Francis Galton (1822-1911). Sau đó các loại test đánh giá trí
tuệ lần lượt ra đời như thang điểm Binet- Simon (1905), trắc nghiệm Stanford-
Binet (1916), thang điểm Wechsler (1939), test Gille (1944), test Wisc (1949),
test Raven (1960). Nhiều loại test trí tuệ đã được sử dụng rộng rãi ở các nước
trên thế giới như Nga, Mỹ, Ba Lan, Đức, Pháp. Test Raven được UNESCO
chính thức sử dụng để chuẩn đoán trí tuệ của con người vào năm 1960.
3
Ở Việt Nam từ trước những năm 80 thế kỷ XX, tại trường đại học Sư phạm
Hà Nội đã có một số công trình nghiên cứu ứng dụng test trong đánh giá kết quả học
tập
của sinh viên như công trình của Trần Bá Hoành, Nguyễn Long. Từ những năm 80
đến nay, test trí tuệ đã được ứng dụng nhiều ở nước ta. Hai cơ sở có đóng góp
quan trọng trong lĩnh vực này là Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và trung
tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nội. Các cơ sở này đã có nhiều công trình nghiên
cứu về trí tuệ của học sinh cấp I. II, III và của sinh viên đại học.
1.2.2. Chú ý, trí nhớ và tư duy
Chú ý, trí nhớ, tư duy của con người là quá trình hoạt động tích cực, phức
tạp và có vai trò quan trọng trong học tập cũng như trong xử lý thông tin trong
nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tại Việt Nam, khi nghiên cứu các chỉ số
sinh học trên đối tượng là học sinh, Trần Thị Loan nhận thấy sự tăng nhanh khả
năng chú ý của nam, nữ học sinh cũng nằm trong khoảng thời gian tăng nhanh
khả năng nhớ và thời gian phát triển, hoàn thiện về mặt cấu trúc, chức năng của
não bộ. Nghiên cứu của Lại Thế Luyện trên sinh viên cho thấy biểu hiện stress rõ
nhất và chiếm thứ bậc cao nhất trên sinh viên đó là khó tập trung chú ý, sau đó là
khó ghi nhớ. Theo J. Lazaus, stress làm tổn thương trí nhớ, gây ra sự bất ổn về
tinh thần, không có khả năng tập trung, do dự, thiếu quyết đoán, thiếu chú ý, đầu
óc trống rỗng…là những triệu chứng thường xuất hiện.
1.2.3. Thời gian phản xạ thị giác - vận động, tốc độ xử lý thông tin
Thông tin đến với con người rất đa dạng, qua nhiều kênh khác nhau: thị giác
chiếm tới 90%, thính giác, xúc giác Để đánh giá chức năng phản xạ đối với cơ
thể, ví dụ phản xạ thị giác - vận động, có chương trình nghiên cứu của nhóm Z1,
Học viện Quân y dựa trên kỹ thuật xử lý trên máy vi tính. Từ kết quả đo thời gian
phản xạ thị giác - vận động tính được tốc độ xử lý thông tin. Kết quả nghiên cứu
của Đỗ Công Huỳnh cho thấy thời gian phản xạ cảm giác- vận động giảm dần
theo tuổi, tuổi càng lớn (không quá 18), thời gian phản xạ càng ngắn. Điều này
chứng tỏ quá trình xử lý thông tin ngày càng tốt hơn theo lớp tuổi. Các nghiên cứu
của Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan, Mai Văn Hưng cũng cho kết quả tương tự và
thời gian phản xạ của nữ dài hơn so với ở nam.
4
1.2.4. Nghiên cứu về mối liên quan giữa điện não đồ và hoạt động trí tuệ
Sự căng thẳng thần kinh - cảm xúc do môi trường học tập, sau các hoạt
động trí tuệ là nguyên nhân gây những biến đổi về trạng thái chức năng của các
tế bào thần kinh. Những biến đổi này xuất hiện sớm và có thể nhận thấy trên
hình ảnh điện não đồ. Vũ Đăng Nguyên cho thấy sự thay đổi các chỉ số EEG
phụ thuộc vào nhiều yếu tố gây căng thẳng thần kinh. Nghiên cứu của Trần Thị
Cúc cho thấy khi suy nghĩ, biên độ và chỉ số sóng alpha giảm, còn tần số và chỉ số
sóng beta tăng tỷ lệ thuận với năng lực trí tuệ. Như vậy việc nghiên cứu sự thay
đổi EEG lúc bình thường và sau lao động trí óc cho phép xác định khả năng hoạt
động trí tuệ của từng cá thể.
1.3. Trạng thái căng thẳng cảm xúc
Trạng thái căng thẳng cảm xúc là một quá trình phức tạp liên quan đến xã
hội, yếu tố tâm lý và sinh lý. Theo Hans Sélye, stress là trạng thái của cơ thể
phát sinh khi bị tác động mạnh của các yếu tố từ bên ngoài hoặc bên trong cơ
thể. Trong đó, cơ thể phải thay đổi đột ngột chương trình hoạt động sinh học,
nhằm đảm bảo cân bằng nội môi. Những phản ứng không đặc hiệu của cơ thể
trong trạng thái stress được coi là hội chứng thích ứng chung (GAS). GAS gồm
ba giai đoạn: giai đoạn báo động, giai đoạn thích nghi và giai đoạn suy kiệt.
Trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (HPA) là cơ sở lý thuyết của
GAS. Sự kích hoạt HPA cùng với hệ giao cảm tủy thượng thận (SAM) sẽ dẫn
đến tăng cường các hoạt động bảo vệ cơ thể, huy động năng lượng để giúp cơ
thể đáp ứng lại những kích thích gây stress. Đáp ứng sinh lý với stress không
chỉ có tính không đặc hiệu mà các biến đổi sinh lý còn phụ thuộc vào vào các
yếu tố môi trường, điều kiện lao động, các yếu tố xã hội, trải nghiệm của cá
nhân về trạng thái căng thẳng. Có nhiều hormon của các tuyến nội tiết tham gia
vào phản ứng, trong đó các hormon quan trọng nhất được coi là chỉ số của stress là
cortisol và catecholamin. Học tập căng thẳng có thể được xem là một mô hình
nghiên cứu tốt của trạng thái căng thẳng tự nhiên của con người. Khi bị stress, về
tâm lý cho thấy biểu hiện rõ nhất ở sinh viên là khó tập trung chú ý, căng thẳng,
không hăng hái tích cực trong hoạt động. Tuy nhiên, không phải lúc nào stress
cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh viên. Sự có mặt của stress
đôi khi lại là điều cần thiết, tác động nhiều đến động cơ và hứng thú học tập của
các em.
5
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 600 sinh viên các lớp đào tạo bác sỹ đa khoa hệ
chính qui thuộc các khối từ năm thứ 1 (Y
1
) đến năm thứ 5 (Y
5
) của trường Đại
học Y Thái Bình. Chúng tôi không chọn sinh viên khối Y
6
vì các em sắp ra
trường, cần nhiều thời gian để chuẩn bị các môn thi tốt nghiệp.
Tuổi trung bình của sinh viên các năm được trình bày trên bảng 2.1.
Bảng 2.1.Tuổi trung bình của sinh viên các năm thuộc trường ĐH Y Thái Bình
Khối
Tuổi
Y
1
Y
2
Y
3
Y
4
Y
5
X ± SD 21,76±1,21 22,31±0,82 23,49±1,30 24,61±1,07 25,52±0,91
Tiêu chuẩn chọn đối tượng: Đối tượng được chọn có chỉ số BMI, mạch, huyết
áp, thính lực và thị lực trong giới hạn bình thường, không mắc các bệnh cấp và
mạn tính, đặc biệt là các bệnh tim mạch, thần kinh và tâm thần; không dùng
thuốc an thần hoặc chất kích thích 3 ngày trước và trong quá trình nghiên cứu;
tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng qui trình nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Theo Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà và cộng sự nghiên cứu các chỉ số sinh học
tiến hành chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu đám đông theo công thức sau:
222
22
StdN
NtS
n
+
=
Chọn d= ±5% , độ tin cậy là 99%, t= 2,58. CV = 20%, N=300. Tính được n= 78.
Chúng tôi lựa chọn 120 sinh viên cho mỗi khối (gồm 60 nam và 60 nữ), tổng số đối
tượng nghiên cứu của 5 khoá (Y
1
÷ Y
5
) là 600 sinh viên để đo đạc các chỉ số sinh học.
- Đối với nghiên cứu các chỉ số điện não đồ, thống kê toán học nhịp tim và định
lượng nồng độ hormon trong máu, chúng tôi chọn d=10%, p=0,05, t=1,96. Tính
được n= 15.
6
Chúng tôi chọn mỗi khối 30 sinh viên (gồm 15 nam và 15 nữ). Tổng số được
chọn là 30 ×5 = 150 sinh viên có kết quả học tập tương đối đồng đều để đánh giá
sự biến đổi một số chỉ số ở trạng thái tĩnh và sau buổi thi. Trong số 150 sinh viên
này, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 30 sinh viên (gồm 15 nam và 15 nữ), để đánh giá
sự biến đổi nồng độ một số hormon trong máu ở trạng thái tĩnh và sau buổi thi.
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu, phương tiện và cách xác định
- Tần số mạch yên tĩnh (nhịp/phút). Sử dụng đồng hồ bấm giây.
- Huyết áp yên tĩnh (mmHg). Sử dụng huyết áp kế đồng hồ của Trung Quốc đã
được chuẩn hóa với huyết áp kế thủy ngân trước khi đo, theo phương pháp
Korotkov. Tính chỉ số Kerdo.
- Đánh giá chức năng hệ tim mạch và trạng thái thần kinh thực vật bằng phương
pháp thống kê toán học nhịp tim (Baevski R.M.và cs.) trên máy điện tim
Cadiofax 3 cần của Nhật Bản.
- Đánh giá năng lực trí tuệ được xác định bằng test khuôn hình tiếp diễn của
Raven loại A,B,C,D,E .
- Thời gian phản xạ thị giác - vận động và tốc độ xử lý thông tin được đo trên
máy vi tính bằng phần mềm trắc nghiệm tâm sinh lý của Ngô Tiến Dũng, Đỗ
Công Huỳnh và cộng sự.
- Khả năng chú ý được đánh giá bằng phương pháp “sắp xếp các chữ số lộn xộn”.
- Khả năng tư duy logic được đánh giá bằng phương pháp "tìm số theo qui luật".
- Trí nhớ ngắn hạn được đánh giá bằng phương pháp “nhìn - nhớ chữ số”.
- Tình trạng căng thẳng cảm xúc được đánh giá theo trắc nghiệm Spielberger.
- Điện não được ghi bằng máy Neurofax 9001của hãng NIHON KOHDEN Nhật Bản.
- Định lượng nồng độ cortisol huyết thanh trên máy Immulite 2000 của hãng
Siemens theo phương pháp hóa phát quang miễn dịch, tại Khoa Hóa sinh, Viện
Huyết học truyền máu trung ương.
- Định lượng nồng độ catecholamin máu toàn phần được xác định theo phương
pháp của Smaznov tại khoa Hóa sinh trường Đại học Y Thái Bình.
2.2.3. Tổ chức nghiên cứu
Bước 1. Chọn địa điểm nghiên cứu, tiến hành tập huấn để thống nhất qui trình
và kỹ thuật thu thập số liệu.
Bước 2. Đo các chỉ số ở trạng thái tĩnh
7
- Trên 600SV được đo các chỉ số mạch, huyết áp, điện tâm đồ, TGPX thị giác -
vận động, hướng dẫn các test trí nhớ, chú ý, test tư duy, trắc nghiệm Spielberger,
test Raven. Các chỉ số ở trạng thái tĩnh được đo tại thời điểm sinh viên học tập và
sinh hoạt bình thường, xa các cuộc thi ít nhất 1 tháng. Mỗi buổi 30 em.
- Chọn 150 đối tượng, mỗi khối 30 em (trong số 600 SV nói trên) tiến hành thu
thập số liệu lần 1 các chỉ số: ghi điện não đồ và điện tim 100 khoảng RR. Mỗi
buổi nghiên cứu trên 10 em. Có 30 em được lấy máu xét nghiệm định lượng
hormon lần 1 theo danh sách.
Bước 3. Đo các chỉ số sinh học sau buổi thi trên 150 sinh viên
Đo các chỉ số chức năng ngay sau các buổi thi. Chọn buổi thi trắc nghiệm. Tổ
hợp đề ngẫu nhiên, thời gian thi 60 phút. Các môn thi có số đơn vị 3-4 học
trình. Mỗi khối sinh viên có 8 lớp. Chúng tôi lấy mỗi lớp 4 sinh viên sau buổi
thi. Mỗi buổi sáng có 3 lớp thi nên chỉ nghiên cứu được tối đa là 12 em.
Thời gian nghiên cứu các chỉ số được tiến hành theo sơ đồ ở hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ thời gian cứu trên sinh viên sau buổi thi
(Đo mạch, HA có 4 bàn làm việc; đo TGPX thị giác- vận động có 4 máy tính;
ghi điện tim 100 nhịp có 2 máy điện tim; lấy máu làm xét nghiệm cortisol và
catecholamin có 4 bàn làm việc). Thời gian hoàn thành tất cả các kỹ thuật là 12
phút sau khi sinh viên bước ra khỏi phòng thi. Sau đó các em tập trung làm test
chú ý, trí nhớ, tư duy và test căng thẳng cảm xúc.
* Việc ghi điện não đồ được tiến hành trên các đối tượng sau khi họ kết thúc
cuộc thi khác. Mỗi buổi thi kéo dài 60 phút, trong đó một số sinh viên kết thúc thi
sau 45 phút, 50 phút, 55 phút, 60 phút. Chúng tôi lấy 4 em ở mỗi buổi thi theo các
thời điểm nói trên. Thời gian ghi điện não là 5 phút. Như vậy thời gian ghi điện
não được tiến hành ngay sau khi thí sinh bước ra khỏi phòng thi.
* Để tránh các yếu tố nhiễu chúng tôi đo các chỉ số ở trạng thái tĩnh vào
ngày nghỉ tại phòng Skillslab. Phòng đảm bảo thoáng mát, yên tĩnh. Phòng thi
test được thiết kế chuyên dụng, tránh tác động của các yếu tố ngoại cảnh, có điều
2
’
Thi
Mạch, HA
PXTGVĐ
ĐTĐ
Lấy máu
60
’
3
’
5
’
6
’
11
’
1
’
12
’
2
’
8
hoà nhiệt độ. Khi đo các chỉ số ở trạng thái căng thẳng, các trang thiết bị được bố
trí ngay cạnh phòng thi, phòng đo đạc yên tĩnh, trong phòng có điều hòa nhiệt độ.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y sinh học.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số chỉ số chức năng tim-mạch của sinh viên Đại học Y Thái Bình
Một số chỉ số tim - mạch được trình bày ở bảng 3.1, 3.2 và hình 3.1.
Bảng 3.2. Một số chỉ số về tim - mạch của sinh viên, (
X
± SD)
Giới
Chỉ số
Nam n=300 Nữ n=300
p
Tần số mạch (nhịp/phút) 79,85±9,02 79,81±9,02 >0,05
Huyết áp tâm thu (mmHg) 116,03±20,14 107,60±11,86 <0,05
Huyết áp tâm trương (mmHg) 70,71±7,56 67,77±8,19 <0,05
Chỉ số Kerdo 10,51±13,79 14,7±13,64 <0,05
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về tần số mạch giữa hai
giới. HA tâm thu, HA tâm trương của nam cao hơn so với ở nữ có ý nghĩa với
p<0,05. Chỉ số Kerdo của nữ cao hơn so với ở nam có ý nghĩa với p<0,05.
1.1. Một số chỉ số chức năng tâm-thần kinh của sinh viên
3.1.1. Thời gian phản xạ thị giác - vận động và tốc độ xử lý thông tin
Kết quả nghiên cứu về thời gian phản xạ thị giác - vận động và tốc độ xử lý
thông tin được trình bày trên các bảng 3.3 ÷ 3.6 và hình 3.2.
Bảng 3.4. Thời gian phản xạ thị giác - vận động và tốc độ xử lý thông tin trung
bình chung của sinh viên các khối, theo giới,(
X
± SD)
Chỉ số nghiên cứu Nam (A)
n=300
Nữ (B)
n=300
Chung hai giới
n=600
p(A-B)
TGPX đơn giản(ms) 290,25 ±63,25 304,46±70,69 297,35±67,39 <0,05
TGPX phức tạp (ms) 402,24±74,70 427,49±77,23 414,87±76,95 <0,05
Tốc độ xử lý thông
tin (bit/s)
7,15±3,30 6,89±3,32 7,06±3,30 >0,05
9
Các số liệu ở bảng 3.4 cho thấy thời gian phản xạ thị giác - vận động đơn
giản và phức tạp trung bình của SV nam đều ngắn hơn so với của SV nữ có ý
nghĩa với p<0,05. Tốc độ xử lý thông tin trung bình của các nhóm SV nam và
SV nữ không có sự khác biệt ( p>0,05).
3.1.2. Năng lực trí tuệ theo test Raven
Kết quả xác định chỉ số IQ và phân mức trí tuệ được trình bày trên các bảng
3.7 ÷ 3.9 và các hình 3.3, 3.4.
Bảng 3.7. Chỉ số IQ theo các khối và giới của sinh viên,(
X
± SD)
Giới
Khối sinh viên
Nam (A)
n= 300
Nữ (B)
n= 300
p (A-B)
SVY
1
(1) n=120 98,90±18,65 99,80±13,22 >0,05
SVY
2
(2) n=120 98,00±18,40 98,75±14,72 >0,05
SVY
3
(3) n=120 96,30±21,81 101,40±9,98 >0,05
SVY
4
(4) n=120 100,10±12,35 101,75±13,24 >0,05
SVY
5
(5) n=120 99,75±11,73 100,75±11,95 >0,05
Chung 98,61±16,98 100,50±12,68 >0,05
p (1-2), p(1-3),p(1-4),p(1-5), p(2-3), p(2-4), p(2-5), p(3-4),p(3-5) ở nam và nữ đều >0,05.
Các số liệu ở bảng 3.7 cho thấy chỉ số IQ của nhóm sinh viên nam và nữ ở
từng khối tương đương nhau. Chỉ số IQ giữa các nam và giữa các nữ sinh viên
các khối không khác biệt (p>0,05).
3.1.3. Khả năng tư duy của sinh viên
Bảng 3.13. Số dãy số xác định đúng (qua test tìm số theo qui luật) của sinh viên
từng khối, theo giới, (
X
± SD)
Giới
Khối SV
Nam (A)
n= 300
Nữ (B)
n= 300
p (A-B)
SVY
1
(1) n=120 11,15±2,43 10,93±2,83 >0,05
SVY
2
(2) n=120 10,83±2,73 11,38±3,17 >0,05
SVY
3
(3) n=120 10,98±3,15 11,25±2,87 >0,05
SVY
4
(4) n=120 10,55±2,89 11,48±2,55 >0,05
SVY
5
(5) n=120 11,77±2,89 12,38±7,15 >0,05
Chung 5 khối SV (n=600) 11,06±2,84 11,49±4,10 >0,05
(p (1-2), p(1-3),p(1-4),p(1-5), p(2-3), p(2-4), p(2-5), p(3-4),p(3-5) ở nam và nữ đều >0,05).
10
Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy số dãy số xác định đúng của nhóm nam và nữ
sinh viên ở cùng khối và giữa các khối không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05.
Số dãy số xác định đúng chung của nhóm sinh viên nam và nữ ở các khối là tương
đương nhau (p>0,05) và đạt mức khả năng tư duy loại khá.
3.1.4. Khả năng chú ý của sinh viên
Bảng 3.15. Số lượng các chữ số ghi được của sinh viên từng khối, theo giới,(
X
± SD)
Giới
Khối SV
Nam
n=300
Nữ
n=300
p
SVY
1
(1) n=120 15,87±7,75 14,88±7,65 >0,05
SVY
2
(2) n=120 14,65±7,90 13,72±7,66 >0,05
SVY
3
(3) n=120 15,12±8,06 14,22±7,83 >0,05
SVY
4
(4) n=120 18,55±6,20 19,25±6,33 >0,05
SVY
5
(5) n=120 14,67±6,90 14,22±7,69 >0,05
p(4-1), p(4-2), p(4-3), p(4-5) <0,05 <0,05
Chung 5 khối SV (n=600) 15,77±7,49 15,26±7,68 >0,05
15,51±7,58
Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy số lượng các chữ số ghi được của sinh viên
nam và nữ ở từng khối là tương đương với p>0,05. Số lượng các chữ số ghi
được của khối sinh viên Y
4
là nhiều nhất và cao hơn rõ rệt so với của sinh viên
các khối khác (p<0,05). Số lượng các chữ số ghi được chung của các nhóm nam
và nữ sinh viên ở các khối tương đương nhau (p>0,05).
3.1.5. Trí nhớ ngắn hạn của sinh viên
Bảng 3.18. Số lượng các chữ số nhớ được của sinh viên từng khối, theo giới,(
X
± SD)
Giới
Khối SV
Nam A
(n=300)
Nữ B
(n=300)
p (A-B)
SVY
1
(1) n=120 7,47±2,11 8,12±2,03 >0,05
SVY
2
(2) n=120 7,08±1,95 7,18±1,63 >0,05
SVY
3
(3) n=120 7,78±1,91 8,07±1,76 >0,05
SVY
4
(4) n=120 7,65±1,90 7,72±1,79 >0,05
SVY
5
(5) n=120 7,30±1,80 7,68±2,21 >0,05
p (1-2), p(1-3),p(1-4),p(1-5), p(2-3), p(2-4), p(2-5), p(3-4), p(3-5) ở nam và nữ đều >0,05
Chung 5 khối SV (n = 600) 7,46±1,94 7,75±1,91 >0,05
7,60±1,93
11
Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về số chữ số
nhớ đúng của nhóm sinh viên nam và nữ trong cùng khối và giữa các khối khác
nhau (p>0,05) và đạt loại khá (theo điểm số).
3.1.6. Trạng thái căng thẳng cảm xúc
Kết quả đánh giá trạng thái căng thẳng cảm xúc được trình bày trên các
bảng 3.20 ÷ 3.22 và hình 3.12.
Bảng 3.22 Trạng thái căng thẳng cảm xúc thường xuyên của sinh viên, theo giới
Giới
Mức độ
Nam
n=300
Nữ
n=300
p OR 95%CI
n % n %
Thấp 10 3,3 6 2,0 >0,05 1,0
Vừa 193 64,3 160 53,3 <0,05 0,4 0,2-1,2
Cao 94 31,3 131 43,7 <0,05
0,6 0,4-0,8
Có xu hướng bệnh lý 3 1,0 3 1,0 >0,05
Số liệu ở bảng 3.22 cho thấy trong các trạng thái căng thẳng cảm xúc thường
xuyên của SV chủ yếu ở mức độ vừa và cao. Có mối liên quan đáng kể giữa mức độ
căng thẳng cảm xúc ở nam và nữ. Tỷ lệ SV nữ ở mức độ căng thẳng cảm xúc cao
và bệnh lý nhiều hơn rõ rệt so với ở SV nam (OR= 0,6; 95% CI = 0,4-0,8;
p<0,05).
3.2. Một số chỉ số chức năng tim-mạch của sinh viên trong trạng thái tĩnh
và sau một buổi thi
Kết quả nghiên cứu một số chỉ số mạch, huyết áp và chỉ số thống kê toán
học nhịp tim trên điện tâm đồ 100 nhịp của sinh viên trong trạng thái tĩnh và
sau buổi thi được trình bày trên các bảng 3.23 ÷ 3.30 và hình 3.13.
Bảng 3.23. Mạch, huyết áp của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi,
theo giới,(
X
± SD)
Chỉ số
Giới
Thời điểm
Nam (A)
n = 75
Nữ (B)
n = 75
p(A-B)
Chung
n = 150
Tần số
mạch
(Nhịp/phút)
TT tĩnh (1) 78,43±7,67 80,21±11,23 >0,05 79,32±9,62
Sau buổi thi
(2)
80,21±12,74 85,27±7,93 <0,05
82,74±7,88
p (1-2) >0,05 <0,05 <0,05
Huyết áp
tâm thu
(mmHg)
TT tĩnh (1) 114,60±11,08 104,40±8,85 <0,05 109,50±11,22
Sau buổi thi
(2)
114,40±9,56 107,93±10,69 <0,05 111,17±10,62
p (1-2) >0,05 <0,05 >0,05
Huyết áp
tâm trương
(mmHg)
TT tĩnh (1) 70,67±7,55 65,20±7,32 <0,05 67,93±7,90
Sau buổi thi
(2)
72,07±7,97 68,80±8,13 <0,05 70,43±8,19
12
p (1-2) >0,05 <0,05 <0,05
Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy sau buổi thi, xét chung hai giới cho thấy tần
số mạch, huyết áp tâm trương của SV tăng có ý nghĩa với p<0,05, riêng ở sinh
viên nữ huyết áp tâm thu cũng tăng có ý nghĩa so với ở trạng thái tĩnh. Tần số
mạch sau buổi thi của nhóm sinh viên nữ cao hơn so với của nam có ý nghĩa với
p<0,05. Huyết áp tâm thu và tâm trương của nhóm SV nam cao hơn so với của
nữ trong cả hai trạng thái có ý nghĩa với p<0,05.
Bảng 3.25.Phân tích các chỉ số thống kê toán học nhịp tim của sinh viên trên
điện tâm đồ 100 nhịp trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi, theo khối,(
X
± SD)
Chỉ số Khối
Thời điểm
SVY
1
SVY
2
SVY
3
SVY
4
SVY
5
TSNT
(Nhịp/ph)
TT tĩnh (A)
72,77±
10,40
73,10±
13,14
76,87±
11,28
72,97±
9,36
76,40±
10,53
Sau buổi thi
(B)
80,50±
11,22
83,47±
16,05
76,43±
12,69
72,93±
9,01
80,10±
11,79
p (A-B)
<0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Độ lệch
chuẩn
(giây)
TT tĩnh (A)
0,0675±
0,0276
0,0631±
0,0258
0,0599±
0,0278
0,0657±
0,0276
0,0604±
0,0218
Sau buổi thi
(B)
0,0418±
0,0131
0,0418±
0,0207
0,0469±
0,0134
0,0556±
0,0148
0,0454±
0,0123
p (A-B)
<0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05
Chỉ số
căng
thẳng
(đơn vị
điều kiện)
TT tĩnh (A)
89,96±
85,38
102,96±
114,20
119,32±
121,81
74,36±
72,37
103,69±
118,47
Sau buổi thi
(B)
216,48±
173,54
312,92±
346,21
191,60±
175,27
88,51±
53,50
162,28±
189,13
p (A-B)
<0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy sau buổi thi, ở các nhóm SV thuộc các khối
Y
1
, Y
2
có TSNT, chỉ số căng thẳng đều tăng, độ lệch chuẩn của 100 khoảng RR
giảm có ý nghĩa với p<0,05. Ở các nhóm SV thuộc các khối Y
3
,Y
5
có độ lệch
13
chuẩn của 100 khoảng RR giảm có ý nghĩa với p<0,05. Riêng ở nhóm sinh viên
khối Y
4
sau thi không có sự khác biệt về các chỉ số này so với trạng thái tĩnh.
Bảng 3.27. Đối tượng có căng thẳng chức năng tim- mạch ở mức cao theo chỉ
số thống kê toán học nhịp tim trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi, theo khối
Chỉ số
Khối
Thời điểm
SVY
1
(1)
SVY
2
(2)
SVY
3
(3)
SVY
4
(4)
SVY
5
(5)
n % n % n % n % n %
TSNT>90
(Nhịp/phút)
TT tĩnh (A) 2 6,7 3 10,0 5 16,7 2 6,7 1 3,3
TT căng thẳng
(B)
8 26,7 11 36,7 2 6,7 0 0,0 5 16,7
p (A-B) <0,05 <0,05 >0,05 - >0,05
Độ lệch
chuẩn <0,04
(giây)
TT tĩnh (A) 6 20,0 6 20,0 9 30,0 3 10,0 6 20,0
TT căng thẳng
(B)
13 43,3 16 53,3 1550 6 20,0 10 33,3
p (A-B) >0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05
(*) <0,05 p(3-4)B* , p(3-5)B* , p(4-2)B*
Chỉ số căng
thẳng ≥200
(đơn vị
điềukiện)
TT tĩnh (A) 4 13,3 4 13,3 6 20,0 3 10,0 3 10,0
TT căng thẳng
(B)
11 36,7 13 43,3 9 30,0 2 6,7 5 16,7
p (A-B) <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05
(*) <0,05 p(4-1)B*, p(4-2)B*, p(4-3)B*
Kết quả ở bảng 3.27 cho thấy sau buổi thi, tỷ lệ nhóm SV Y
1
, Y
2
có tình
trạng căng thẳng chức năng tim mạch ở mức 3/4 tăng so với trạng thái tĩnh có ý
nghĩa (p<0,05). Sinh viên khối Y
3
có mức độ căng thẳng chức năng tim mạch
cao ở cả hai trạng thái tĩnh và sau thi (độ lệch chuẩn <0,04 (giây) cao hơn so
với ở sinh viên khối Y
4
,Y
5
có ý nghĩa (p<0,05). Sinh viên khối Y
4
có chỉ số
căng thẳng ≥ 200 (ĐVĐK) sau buổi thi, thấp hơn so với ở SV các khối khác
(p<0,05).
14
Bảng 3.29. Đối tượng có căng thẳng chức năng thần kinh thực vật, theo khối
Chỉ số
Khối
Thời điểm
SVY
1
SVY
2
SVY
3
SVY
4
SVY
5
n % n % n % n % n %
Cường giao
cảm
TT tĩnh (1) 1 3,3 2 6,7 2 6,7 1 3,3 2 6,7
TT căng thẳng (2)
8 26,7 11 36,7 7 23,3 0 0,0 2 6,7
p (1-2) <0,05 <0,05 >0,05 - >0,05
Chỉ số căng
thẳng ≥200
(ĐVĐK)
TT tĩnh (1) 4 13,3 4 13,3 6 20,0 3 10,0 3 10,0
TT căng thẳng (2)
11 36,7 13 43,3 9 30,0 2 6,7 5 16,7
p (1-2) <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Cường phó
giao cảm
TT tĩnh (1) 9 30,0 13 43,3 9 30,0 8 26,7 5 16,7
TT căng thẳng (2)
0 0,0 4 13,3 4 13,3 1 3,3 0 0,0
p (1-2) <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Từ bảng 3.29 cho thấy sau buổi thi, ở nhóm SV khối Y
1
, Y
2
tỷ lệ đối tượng có
căng thẳng chức năng TKTV với cường giao cảm và chỉ số căng thẳng ≥200
(ĐVĐK) tăng, cường phó giao cảm giảm so với trạng thái tĩnh có ý nghĩa với
p<0,05.
3.3. Một số chỉ số chức năng hệ tâm – thần kinh của sinh viên trong trạng
thái tĩnh và sau thi
3.3.1. Điện não đồ của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi
Kết quả nghiên cứu điện não đồ của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau
buổi thi được trình bày trên các bảng 3.31 ÷ 3.39 và hình 3.14.
Bảng 3.31. Tần số, biên độ, chỉ số sóng α trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi,
theo khối,(
X
± SD)
Sóng α
Khối
Thời điểm
SVY
1
SVY
2
SVY
3
SVY
4
SVY
5
Tần số
(Hz)
TT tĩnh (1)
9,63±1,29 9,85±1,32 9,77±1,41 9,57±1,35 9,17±1,15
Sau buổi thi (2)
9,07±0,74 8,90±0,80 8,87±0,73 9,03±0,72 8,93±0,74
p (1-2)
<0,05 <0,05 <0,05 >0,05 >0,05
Biên độ
(µV)
TT tĩnh (1)
52,53±12,24 54,60±9,78 54,63±11,96 50,80±11,43 54,87±11,32
Sau buổi thi (2)
45,17±6,23 44,13±6,06 45,93±6,55 47,30±7,20 45,13±6,26
p (1-2)
<0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05
Chỉ số
(%)
TT tĩnh (1)
52,27±11,32 54,10±9,23 51,67±11,50 49,20±10,21 52,03±10,35
Sau buổi thi (2)
45,37±7,04 43,9±7,60 44,43±7,01 47,07±7,32 43,07±5,47
p (1-2)
<0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05
Kết quả ở bảng 3.31 cho thấy sau buổi thi, tỷ lệ đối tượng có các thông số
về tần số, biên độ và chỉ số (%) sóng α ở các nhóm SV khối Y
1
, Y
2
, Y
3
đều
15
giảm có ý nghĩa với p<0,05 so với trạng thái tĩnh, còn ở nhóm SV khối Y
5
chỉ
có
biên độ và chỉ số (%) sóng α giảm có ý nghĩa với p<0,05.
Bảng 3.34. Tần số, biên độ, chỉ số sóng β trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi,
theo khối,(
X
± SD)
Sóng β Khối
Thời điểm
SVY
1
SVY
2
SVY
3
SVY
4
SVY
5
Tần số
(Hz)
TT tĩnh (1) 15,23±0,97 15,23±1,10 14,93±0,98 15,00±0,79 15,37±1,10
Sau buổi
thi (2)
15,73±0,79 16,10±0,76 15,90±0,76 15,93±0,79 15,93±0,74
p (1-2) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
Biên
độ
(µV)
TT tĩnh (1) 15,75±1,10 15,50±0,80 15,70±1,15 15,62±0,95 15,67±0,79
Sau buổi
thi (2)
17,30±0,60 17,60±0,72 17,50±0,63 17,47±0,78 17,53±0,73
p (1-2) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
Chỉ số
(%)
TT tĩnh (1) 35,43±5,97 33,00±5,96 33,33±6,61 32,83±6,65 33,50±6,45
Sau buổi
thi (2)
35,33±4,60 36,47±4,71 37,30±4,99 35,17±4,88 37,33±3,88
p (1-2) >0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05
Kết quả ở bảng 3.34 cho thấy sau buổi thi, tỷ lệ đối tượng có các thông số
về tần số, biên độ và chỉ số (%) sóng beta ở các nhóm sinh viên các khối đều
tăng so với trạng thái tĩnh có ý nghĩa với p<0,05.
3.3.2. Tình trạng căng thẳng cảm xúc của sinh viên trong trạng thái tĩnh
và sau buổi thi
Bảng 3.51. Mức độ căng thẳng cảm xúc ở thời điểm hiện tại của sinh viên trong
trạng thái tĩnh và sau buổi thi (theo thang điểm Spielberger).
Trạng thái
Mức độ CTCX
TT tĩnh (1) Sau buổi thi
(2)
p(1-2)
n % n %
Thấp 106 70,7 93 62,0 >0,05
Vừa 41 27,3 48 32,0 >0,05
Cao 3 2,0 9 6,0 >0,05
Xu hướng bệnh lý 0 0 0 0
Điểm TB 25,3±9,02 28,7±9,97 <0,05
Từ bảng 3.51 thấy rõ sau buổi thi, tỷ lệ SV có mức độ căng thẳng cảm
xúc vừa và cao tăng hơn so với ở trạng thái tĩnh nhưng sự khác biệt không có ý
16
nghĩa với p>0,05. Điểm Spielberger trung bình sau buổi thi tăng có ý nghĩa so
với ở trạng thái tĩnh với p<0,05.
3.4. Một số chỉ số nội tiết tố của sinh viên trong trạng thái
tĩnh và sau buổi thi
Kết quả xét nghiệm nồng độ cortisol, catecholamin của sinh viên trong
trạng thái tĩnh và trong trạng thái căng thẳng (sau một buổi thi) được trình bày
trên các bảng 3.52 ÷ 3.53 và hình 3.15 ÷ 3.16.
Bảng 3.52. Nồng độ cortisol huyết thanh (nmol/l) của sinh viên trong trạng thái
tĩnh và sau buổi thi, theo giới,(
X
± SD)
Giới
Thời điểm
Nam (A)
n= 15
Nữ (B)
n= 15
p(A-B) Chung
n=30
TT tĩnh (1) 272,12±69,47 235,83±68,79 >0,05 254,43±70,81
Sau buổi thi (2) 446,41±94,49 439,00±136,66 >0,05 442,60±116,8
p (1-2) <0,05 <0,05 <0,05
Qua bảng 3.52 thấy rõ nồng độ cortisol ở các nhóm sinh viên nam và nữ
sau buổi thi đều tăng có ý nghĩa với p<0,05 so với ở trạng thái tĩnh.
Bảng 3.53. Nồng độ catecholamin máu (µmol/l) của sinh viên trong trạng thái tĩnh
và sau buổi thi, theo giới, (
X
± SD)
Giới
Thời điểm
Nam (A)
n= 15
Nữ (B)
n= 15
p(A-B) Chung
n=30
TT tĩnh (1) 37,59±5,57 33,44±6,88 >0,05 35,46±6,53
Sau buổi thi (2) 56,00±6,91 57,11±10,57 >0,05 56,57±8,87
p (1-2) <0,05 <0,05 <0,05
Qua bảng 3.53 thấy rõ nồng độ catecholamin ở nhóm sinh viên nam và nữ
sau buổi thi đều tăng có ý nghĩa với p<0,05 so với ở trạng thái tĩnh.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số chỉ số tim-mạch của sinh viên ĐHYTB
Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số mạch và huyết áp của sinh viên đều
nằm trong giới hạn của người Việt nam bình thường.Trong đó, tần số mạch
ở nam và nữ sinh viên tương đương nhau với p>0,05; huyết áp tâm thu, huyết
áp tâm trương ở nhóm nam cao hơn so với ở nhóm nữ với p<0,05. Sự khác biệt
này có lẽ do lực co cơ tim ở nam mạnh hơn ở nữ và trương lực mạch ở nam
cũng lớn hơn ở nữ. Số liệu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của
Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt trên 1793 đối tượng có độ tuổi từ 16 đến 24 và
17
nghiên cứu của chúng tôi trên sinh viên ba trường đại học, cao đẳng tỉnh Thái
Bình. Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.2 cho thấy trạng thái cân bằng thần
kinh thực vật chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai giới (53,5%). Trạng thái cường giao
cảm ở sinh viên nữ (47%) cao hơn so với sinh viên nam (37%), với p<0,05. Để
giải thích điều này các nhà khoa học cho rằng chính các hormon đóng một vai
trò nhất định trong việc phát sinh sự khác biệt về giới trong phản ứng căng
thẳng tâm - thần kinh.
4.2. Một số chỉ số tâm-thần kinh của sinh viên Đại học y Thái Bình
4.2.1. Thời gian thực hiện phản xạ thị giác-vận động và tốc độ xử lý thông tin
Kết quả nghiên cứu cho thấy TGPX thị giác - vận động đơn giản và phức
tạp của sinh viên nam ngắn hơn so với của nữ có ý nghĩa với p<0,05 (bảng 3.4).
Sự khác nhau về TGPX theo giới tính cũng có thể thấy trong công trình nghiên
cứu của Mai Văn Hưng trên sinh viên lứa tuổi từ 18 đến 25. Bảng 3.3 cho thấy
TGPX thị giác - vận động đơn giản của nam và nữ sinh viên các khối đều khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sinh viên khối Y
4
có TGPX ngắn nhất và
TGPX dài nhất là nhóm sinh viên khối Y
5
. Điều này có lẽ do sinh viên khối Y
4
có khả năng chú ý cao hơn so với các khối khác với p<0,05 (bảng 3.15). Trong
nghiên cứu này cũng cho thấy có mối tương quan nghịch giữa khả năng chú ý và
TGPX thị giác - vận động đơn giản, phức tạp (r = -0,159 và r= -0,128; p<0,05)
(bảng 3.17). Điều đó có nghĩa là tốc độ chú ý càng cao thì TGPX càng ngắn
(phản xạ nhanh). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của Mai Văn Hưng trên sinh viên Đại học Sư phạm về mối tương quan
nghịch giữa khả năng chú ý và thời gian phản xạ thính, thị giác - vận động. Tốc
độ xử lý thông tin của các đối tượng trong nghiên cứu (bảng 3.4) là 7,06 ± 3,30,
chủ yếu ở mức khá, giỏi. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ từng khối cũng
như giữa các khối sinh viên theo chỉ số này. Kết quả tốc độ xử lý thông tin trong
nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thanh trên học
sinh cuối bậc tiểu học. Có sự khác biệt này có lẽ do độ tuổi khác nhau, sống trong
các môi trường khác nhau. Ở lứa tuổi 20 sự phối hợp hoạt động của hệ thần kinh -
cơ đã đạt mức độ hoàn chỉnh, tốc độ dẫn truyền thần kinh qua synap nhanh hơn,
do đó rút ngắn TGPX so với các em ở lứa tuổi nhỏ.
4.2.2. Năng lực trí tuệ theo test Raven
Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7) cho thấy chỉ số IQ của nam là 98,61 ± 16,98,
của nữ là 100,50 ± 12,68, không có sự khác biệt của chỉ số IQ giữa nam và nữ ở
từng khối cũng như toàn trường. Chỉ số IQ của sinh viên khối Y
4
cao hơn các
18
khối khác (p>0,05). Kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn so với Trần Thị
Cúc nghiên cứu trên sinh viên năm thứ 2 Đại học Huế, Trần Thị Loan trên sinh
viên Đại học Sư phạm và Mai Văn Hưng trên sinh viên Đại học Sư phạm. Có
sự khác nhau này một phần có thể do các sinh viên các trường khác đã có dịp
làm quen với test Raven trong môn Tâm lý học, còn sinh viên ĐH Y Thái Bình
lần đầu tiên sử dụng test này. Mặt khác số đối tượng trong các nghiên cứu của
các tác giả có khác nhau và còn ít nên chưa thể đưa ra kết luận chính xác về vấn
đề này.
4.2.3. Khả năng tư duy, chú ý và trí nhớ của sinh viên
Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các chỉ số về khả năng nhớ,
chú ý, tư duy của nữ và nam sinh viên tương đương (p>0,05) và chủ yếu đạt
loại khá, giỏi. Trong đó, khả năng chú ý của khối sinh viên Y
4
cao hơn rõ rệt so
với khả năng này của sinh viên các khối khác, (p<0,05). Sự khác biệt này có lẽ
là do sinh viên khối Y
4
có chỉ số IQ cao hơn các khối khác (bảng 3.7). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.17 cho thấy có mối tương quan thuận giữa
chỉ số IQ và khả năng chú ý (r = 0,243), có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết
quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Mai Văn Hưng trên sinh viên cho
thấy mối tương quan thuận khá chặt chẽ (r= 0,675) giữa chỉ số IQ và khả năng
chú ý. Như vậy, chỉ số IQ càng cao thì khả năng chú ý càng nhanh. Tỷ lệ số
sinh viên có khả năng chú ý ở mức giỏi trong nghiên cứu của chúng tôi tương
tự với nghiên cứu của Mai Văn Hưng trên sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội.
Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Daxiorski là ở người trưởng thành
có hệ thần kinh phát triển cả về số lượng (tăng đuôi gai, tăng nhánh sợi trục,
tăng hoạt động của các synap mới) lẫn chất lượng, dẫn đến tăng độ linh hoạt và
khả năng thích nghi. Khả năng nhớ ngắn hạn của nhóm sinh viên nam và nữ
trong cùng khối và giữa các khối không có sự khác biệt (p>0,05). Có lẽ ở ở lứa
tuổi 18-22 có sự gia tăng sản xuất các amin não và các receptor đặc hiệu có vai
trò trong hình thành và lưu giữ trí nhớ.
4.2.4. Trạng thái căng thẳng cảm xúc
Trạng thái căng thẳng cảm xúc thường xuyên của SV các khối chủ yếu ở mức
độ vừa và cao (bảng 3.21). Mức độ lo âu cao thường xuyên ở sinh viên năm thứ
nhất, năm thứ 2, năm thứ 3, năm thứ tư và năm thứ 5 là 40%; 33,3%; 50,0%;
30,8%; 33,3%. Mức độ căng thẳng cao của sinh viên khối Y
3
cao hơn các khối
khác có ý nghĩa thống kê với (p<0,05), thấp nhất là khối Y
4
. Có mối liên quan
đáng kể giữa mức độ căng thẳng cảm xúc ở nam và nữ. Tỷ lệ SV nữ ở mức độ
19
căng thẳng cảm xúc vừa ít hơn (OR= 0,4, 95% CI=0,2-1,2, p<0,05), căng thẳng cảm
xúc cao nhiều hơn rõ rệt so với ở SV nam ( OR= 0,6; 95% CI = 0,4- 0,8; p<0,05).
Theo Jiongjiong Wang, trong trạng thái căng thẳng ở nam giới, vỏ não trước
trán phải (điều hòa những cảm xúc âm tính) hoạt động nhiều hơn, trong khi đó
vỏ não hốc mắt - trán trái (có vai trò ngăn chặn) ít bị kích thích hơn. Điều này
liên quan với cortisol, một loại hormon stress. Ngược lại, căng thẳng ở phụ nữ
chủ yếu kích hoạt hệ limbic của não bộ, hoạt động độc lập với nồng độ cortisol
Kết quản nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của Jadoon trên 815 sinh
viên y ở Multan cũng cho thấy tỷ lệ căng thẳng của sinh viên năm thứ nhất, năm
thứ 2, năm thứ 3, năm thứ tư và năm cuối cùng là 45,86%; 52,58%, 47,14%;
28,75% và 45,10%. Tỷ lệ sinh viên nữ bị trầm cảm cao hơn sinh viên nam (OR=
2,05; 95% CI=1,42- 2,95; p<0,001). Nguyên nhân gây căng thẳng được Hashmat
tìm thấy trên sinh viên Y là do chương trình học quá tải (90,8%), thiếu tập thể
dục (90%) và thời gian dài của các cuộc thi (77,5%). Tỷ lệ sinh viên y có mức độ
căng thẳng cao trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của
Lại Thế Luyện về biểu hiện stress trên sinh viên trường Đại học Sư phạm cho
thấy tỷ lệ rất căng thẳng chiếm 10,8% và căng thẳng chiếm 49,8%. Điều này
chứng tỏ sinh viên y chịu nhiều áp lực hơn sinh viên các trường khác.
4.3. Một số chỉ số chức năng tim-mạch, tâm-thần kinh và nội
tiêt của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi
4.3.1. Một số chỉ số chức năng tim - mạch của sinh viên trong trạng thái tĩnh
và sau buổi thi
Tần số mạch, huyết áp của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.23) cho thấy sau buổi thi tần số mạch và huyết áp tâm
trương chung của nam và nữ tăng (p<0,05), riêng ở sinh viên nữ huyết áp tâm thu
cũng tăng có ý nghĩa (p<0,05) so với ở trạng thái tĩnh. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi về tần số tim và huyết áp sau căng thẳng của buổi thi cũng phù hợp với
nghiên cứu của Zeller, Pramanik. Các tác giả nghiên cứu về căng thẳng tâm lý của
sinh viên đại học Y cho thấy huyết áp tâm trương tăng trong suốt thời gian thi, còn
huyết áp tâm thu tăng không có ý nghĩa thống kê ở cả hai giới so với ngày bình
thường. Một số nghiên cứu của Mohammad, Vrijkote lại cho thấy cả huyết áp tâm
thu và tâm trương của sinh viên đều tăng do ảnh hưởng của căng thẳng kỳ thi. Điều
này cho thấy, khi stress xảy ra, các kích thích stress trước hết tác động trực tiếp lên
hệ thần kinh trung ương. Các xung động phát sinh từ hệ thần kinh trung ương đến
20
hoạt hóa hệ sympatho - adrenergic gây tiết catecholamin (adrenalin và noadrenalin).
Catecholamin được chuyển vào dòng máu và được phân bố đến các cơ quan khác
nhau trong cơ thể sẽ gây những đáp ứng khác nhau lên hệ thống tim mạch, làm tăng
huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương.
Phân tích các chỉ số thống kê toán học nhịp tim cho thấy sau buổi thi, ở cả
nam và nữ sinh viên có tần số nhịp tim tăng, độ lệch chuẩn của 100 khoảng RR
giảm, chỉ số căng thẳng đều tăng so với trạng thái tĩnh (p<0,05). Tỷ lệ sinh viên
có mức độ căng thẳng cao và căng thẳng chức năng thần kinh thực vật đều tăng
so với trạng thái tĩnh (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế
giới và Việt Nam như nghiên cứu của Kovaleva trên những người lao động trí óc,
nghiên cứu của Danilova trên sinh viên, nghiên cứu của Trần Thu Hà, Tạ Tuyết
Bình trên nhân viên y tế. Ở sinh viên các khối Y
1
, Y
2
có biểu hiện căng thẳng chức
năng tim mạch và chức năng thần kinh thực vật tăng rõ rệt (p<0,05), sinh viên khối
Y
3
có mức độ căng thẳng cao ở cả trạng thái tĩnh và sau thi, khối Y
4
các chỉ số ít
biến đổi. Có lẽ do sinh viên khối Y
1
, Y
2
chưa thích nghi được với sự thay đổi đột
ngột về sinh hoạt, yêu cầu và phương pháp học tập ở bậc đại học. Sinh viên khối Y
3
bắt đầu tiếp cận với lâm sàng, tham gia trực bệnh viện, cùng nhiều môn học chuyên
sâu có độ khó cao, lịch học và lịch thi chồng chéo khiến các em căng thẳng ngay cả
trong trạng thái bình thường, còn sinh viên khối Y
4
, Y
5
đã thích nghi việc học lý
thuyết và lâm sàng.
4.3.2. Một số chỉ số tâm - thần kinh của sinh viên trong
trạng thái tĩnh và sau buổi thi
- Sự biến động điện não đồ
Sau buổi thi, trên EEG của các nhóm sinh viên nam và nữ có các thông số (tần
số, chỉ số (%), biên độ) của sóng anpha giảm, sóng beta và denta đều tăng có ý
nghĩa so với ở trạng thái tĩnh (p<0,05). Sự biến động các chỉ số trên EEG theo năm
học cũng phù hợp với trạng thái căng thẳng cảm xúc và căng thẳng chức năng tim
mạch. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Cúc.
Tác giả nhận thấy khi suy nghĩ biên độ và chỉ số sóng alpha giảm, tần số và chỉ số
sóng beta trên điện não đồ của sinh viên tăng lên. Nghiên cứu EEG của Umriukhin
trên sinh viên ở giai đoạn trước thi và ở trạng thái bình thường cho thấy sinh viên có
chỉ số sóng alpha nhiều trước thi sẽ làm bài hiệu quả hơn và cho kết quả cao hơn.
21
- Khả năng nhớ ngắn hạn của sinh viên ở trạng thái tĩnh và sau buổi thi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau thi trí nhớ ở sinh viên nam
và nữ tăng có ý nghĩa (p<0,05). Tăng trí nhớ ngắn hạn ngay sau thi là do sự giải
phóng nhanh chóng catecholamine và tác động sớm của glucorticoid theo cơ
chế không hoạt hóa hệ gen trong tế bào, mà là thông qua receptor màng tế bào.
Các glucocorticoid tương tác với noradrenaline ở hạch hạnh nhân đáy bên, sau đó
điều chỉnh quá trình ghi nhớ trong vỏ não trước trán, vùng hippocampus, thể hạnh
nhân và các khu vực khác của não, ảnh hưởng tốt tới việc học tập mới và phục hồi
các thông tin cũ.
- Đặc điểm về cảm xúc của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi
Kết quả ở bảng 3.51 cho thấy sau buổi thi, tỷ lệ sinh viên có mức độ căng
thẳng cảm xúc vừa và cao tăng hơn so với ở trạng thái tĩnh (p>0,05). Điểm
Spielberger trung bình sau buổi thi tăng có ý nghĩa so với trạng thái tĩnh (p<0,05).
Sự căng thẳng cảm xúc của kỳ thi là do áp lực về thời gian, gánh nặng gắng sức trí
tuệ và tâm lý. Điều đáng chú ý là căng thẳng của kỳ thi đã gây biến đổi chức năng
của hệ thần kinh giao cảm tủy thượng thận và hệ thống dưới đồi - yên - thượng thận.
4.3.3. Sự thay đổi nồng độ một số nội tiết tố của sinh viên
trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi
Kết quả ở bảng 3.52 cho thấy nồng độ cortisol ở nhóm nam và nữ sinh viên
đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với trạng thái tĩnh. Nghiên cứu của chúng
tôi về hàm lượng cortisol phù hợp với kết quả của Krahwinkel. Tác giả nghiên cứu
trên sinh viên cho thấy trong khoảng thời gian bình thường nồng độ cortisol trung
bình đo được trong nước bọt là 0,085μg/dl và sau thi nồng độ chất này đo được là
0,315μg/dl, (p<0,001). Kết quả ở bảng 3.53 cho thấy nồng độ catecholamin ở nhóm
sinh viên nam và nữ sau buổi thi đều tăng có ý nghĩa (p<0,05) so với trạng thái tĩnh.
Nồng độ catecholamin của nữ sau buổi thi cao hơn so với ở nam (p>0,05). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Al-Ayadhi Ly trên sinh
viên nữ y khoa năm đầu và năm thứ 2. Tác giả cho thấy sự gia tăng có ý nghĩa nồng
độ catecholamin máu ngay sau buổi thi so với ngày bình thường. Dù có sự biến
động khác nhau về nồng độ cortisol và catecholamin ở hai nhóm đối tượng ở các
thời điểm khác nhau, song điều này cho thấy rõ áp lực trong thi cử là một stressor
gây căng thẳng thần kinh cho sinh viên làm cơ thể họ tăng cường bài tiết cortisol và
catecholamin. Mức độ biến đổi đa phần các chỉ số mạch, huyết áp, chỉ số TKTHNT,
các chỉ số tâm - sinh lý và catecholamin ở sinh viên nữ cao hơn so với ở nam.
22
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim- mạch, thần kinh trước và sau
hoạt động trí tuệ của sinh viên Đại học Y Thái Bình, chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
1. Một số chỉ số chức năng hệ tim-mạch và tâm - thần kinh của 600 sinh
viên Đại học Y Thái Bình
* Một số chỉ số chức năng tim mạch
- Tần số mạch của sinh viên nam (79,85±9,02 nhịp/ph) tương tự so với của
sinh viên nữ (79,81±9,02 nhịp/ph). Ở nhóm sinh viên nam huyết áp tâm thu là
116,03 ± 20,14 mmHg, huyết áp tâm trương là 70,71±7,56 mmHg cao hơn rõ rệt
so với ở nữ (107,60±11,86 mmHg và 67,77±8,19 mmHg), với p<0,05. Tỷ lệ trạng
thái thần kinh thực vật cường giao cảm ở sinh viên nữ (47%) cao hơn so với ở sinh
viên nam (37%), với p<0,05.
* Một số chỉ số chức năng tâm - thần kinh
- Chỉ số IQ của sinh viên nam là 98,61±16,98, tương đương với của sinh
viên nữ là 100,50±12,68. Chỉ số IQ đạt mức trung bình và thông minh chiếm đa
số. Năng lực trí tuệ của sinh viên tính theo test Raven có tương quan thuận với
học lực, không chặt (r= 0,134).
- Thời gian phản xạ thị giác - vận động đơn giản và phức tạp của sinh viên
nam ngắn hơn so với ở nữ, (p<0,05). Sinh viên khối Y
4
có thời gian phản xạ thị
giác - vận động ngắn hơn so với các khối khác, (p<0,05). Khả năng tư duy logic
và trí nhớ ngắn hạn của sinh viên nam và nữ là tương đương và đạt mức chủ
yếu là khá, giỏi. Sinh viên khối Y
4
có khả năng chú ý cao hơn so với các khối
khác, (p<0,05).
- Có mối tương quan nghịch, không chặt giữa khả năng chú ý với thời gian
phản xạ thị giác - vận động đơn giản và phức tạp (r= -0,159 và r= -0,18,
p<0,05). Có mối tương quan thuận, không chặt giữa khả năng chú ý với chỉ số
IQ (r= 0,243; p<0,05).
- Sinh viên có biểu hiện của trạng thái căng thẳng thần kinh cảm xúc
thường xuyên ở mức vừa là 58,8%, ở mức cao là 37,5%. Tỷ lệ sinh viên nữ có
mức độ căng thẳng cảm xúc cao và xu hướng bệnh lý nhiều hơn so với ở sinh
viên nam (OR=0,6; 95% CI=0,4-0,8; p<0,05). Sinh viên khối Y
3
có tỷ lệ căng
thẳng cảm xúc cao nhiều hơn sinh viên các khối khác, (p<0,05).
23