Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tom tắt luận án nghiên cứu thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.8 KB, 25 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC/T Chiều cao theo tuổi
CI Confidence Interval
(Khoảng tin cậy)
CN/CC Cân nặng theo chiều cao
CN/T Cân nặng theo tuổi
Hb Hemoglobin
KST Ký sinh trùng
KT Kết thúc
MUAC Mid-Upper Arm Circumference
(Đo chu vi vòng cánh tay)
NC Nhóm chứng
NCKN Nhu cầu khuyến nghị
NCHS National Center of Health Statistics of America
(Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ)
NK Nhiễm khuẩn
NKHH Nhiễm khuẩn hô hấp
NNC Nhóm nghiên cứu
OR Odds Ratio
(Tỷ suất chênh)
PCSDDTE Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
SCT Sau can thiệp
SDD Suy dinh dưỡng
SDDBT Suy dinh dưỡng bào thai
TCT Trước can thiệp
TLTK Tài liệu tham khảo
TTDDTE Thực trạng dinh dưỡng trẻ em
VAC Vườn - Ao - Chuồng
WHO World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)
YNSKCĐ Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá thực trạng thiếu dinh dưỡng trẻ em giúp cung
cấp các thông tin chính xác và cập nhật về thực trạng thiếu dinh
dưỡng trẻ em, đồng thời định hướng các chính sách của các Bộ
ngành có liên quan.
Trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) thường xuyên bị mắc
bệnh và có thời gian bị ốm kéo dài… Thiếu dinh dưỡng thúc
đẩy quá trình mắc bệnh tật, đặc biệt là bệnh sởi và một số bệnh
ký sinh trùng. Tỷ lệ trẻ tử vong do SDD đóng góp tới: 61%
trường hợp tử vong do bệnh tiêu chảy, 57% trường hợp tử vong
do bệnh sốt rét, 52% trường hợp tử vong do viêm phổi và 45%
trường hợp tử vong do bệnh sởi (Black 2005, Bryce 2007) [6],
[9]. Ngược lại, suy dinh dưỡng cũng là hậu quả của bệnh tật,
như tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp tính.
SDD vẫn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm
trọng, đặc biệt ở các vùng nghèo, vùng khó khăn như tỉnh Bắc
Giang. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội cũng như
công tác chăm sóc sức khoẻ, tỉnh Bắc Giang còn phải đương
đầu với nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là tình trạng suy dinh
dưỡng trẻ em.
Để góp phần thiết thực xây dựng các giải pháp phòng
chống SDD trẻ em ở các vùng khó khăn trong giai đoạn tới,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thiếu dinh
dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp
ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang, 2006-
2008” nhằm đánh giá thực trạng thiếu dinh dưỡng trẻ em tại
2
một huyện miền núi, mô tả mối liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng với khẩu phần ăn của trẻ và xác định mối liên quan giữa

tình trạng dinh dưỡng với khẩu phần ăn, nhiễm ký sinh trùng
đường ruột ở trẻ từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp, góp
phần thực sự vào công cuộc phòng chống SDD trẻ em ở nước
ta.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thiếu dinh dưỡng, khẩu phần ăn của
trẻ; nhiễm ký sinh trùng đường ruột và một số bệnh
nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em.
2. Mô tả mối liên quan giữa thực trạng thiếu dinh dưỡng
với khẩu phần ăn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cộng đồng ở
trẻ dưới 5 tuổi ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Khẩu phần ăn nghèo nàn gây ra tình trạng SDD cao và
suy dinh dưỡng và thiếu máu dinh dưỡng có liên quan với tình
trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng thiếu dinh dưỡng trẻ em
Hậu quả tất yếu của tình trạng thiếu ăn là suy dinh dưỡng
[39]. Tình trạng thiếu ăn ảnh hưởng trước hết đến các đối
tượng bị đe dọa nhất, đó là phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho
con bú và trẻ em trước tuổi học đường. Điều đó được thể hiện
qua các số đo nhân trắc của cơ thể [101]. Trong điều kiện thực
địa người ta dựa chủ yếu vào các chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng
gồm cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo
chiều cao, vòng cánh tay để phân loại tình trạng suy dinh
dưỡng [101], [121], [127].
Người ta coi những trẻ sinh đủ tháng có cân nặng lúc đẻ

dưới 2.500g là những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (SDDBT).
SDDBT là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này, các
cơ quan như da, cơ, xương, não, gan, thận đều bị ảnh hưởng
mà điều dễ nhận thấy nhất là trẻ sinh ra nhẹ cân.
1.2. Xu hướng về tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới [227], hiện nay tỷ lệ suy dinh
dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở
các nước đang phát triển có xu hướng giảm đi. Từ năm 1975
đến 1995, tỷ lệ này giảm từ 42,6% xuống còn 34,6%, từ năm
1995 đến năm 2010 tỷ lệ giảm xuống còn khoảng 25%. Suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm dần đi được quan sát thấy
ở tất cả các vùng trên thế giới. Mức giảm SDD ở khu vực châu
4
Á mạnh hơn so với các vùng khác và có ý nghĩa rất quan trọng,
bởi vì tỷ lệ trẻ em SDD cao nhất cùng với số lượng dân số tập
trung đông nhất. Có ít nhất 2/3 số trẻ em bị SDD sống ở châu
Á và dù tính theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi hoặc cân nặng
theo chiều cao thì một nửa số trẻ em SDD trên thế giới sống ở
8 nước Nam Á [73], [132], [157].
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc SDD theo chỉ tiêu CN/T các khu vực của các
nước đang phát triển từ 1975-2010 [200]
Khu vực 1975 1990 1995 2010
%
Triệu
%
Triệu
%
Triệu
%
Triệu

Châu Phi
C. Mỹ la tinh
Châu Á
30,4
15,6
47,8
22,9
7,5
164,6
27,3
11,5
41,3
31,6
6,4
154,6
27,0
10,8
40,0
34
6,
158
28,5
8,0
24,0
24,8
5,4
88,3
Các nước
chậm phát
triển

42,6
195,6
35,8
193,4
34,6
199,8
33,6
105,9
Tòan thế giới 34,6
198,6
31,3
195,8
- - 26,0
167,0
Mức giảm trong 5 năm về tỷ lệ SDD protein-năng lượng
ở các nước đang phát triển
% giảm trong 5
năm tới
Giai đoạn 1975-
1980
1980-
1985
1985-
1990
1990-
1995
1995-
2010
2010-
2015

Mức giảm (%) 5,2 6,2 5,5 3,4 3,2 4,3
1.3. Xu hướng thực trạng của SDD trẻ em ở Việt Nam.
Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam qua các cuộc
điều tra quốc gia [35], [42]
Thời gian SDD CN/T (%) SDD CC/T (%)
Thời kỳ 1981-1985 51,5 60,9
Năm 1994 44,9 46,9
Năm 2000 33,8 36,5
Năm 2010 17,5 29,3
Qua các số liệu trên cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ em Việt
Nam đang giảm đi.
5
Trong thời gian gần đây, cùng với những thành tựu bước
đầu của một nền kinh tế đang trên đà đổi mới và những nỗ lực
của các chương trình dinh dưỡng và sức khỏe, nhiều nghiên
cứu cắt ngang tại các thời điểm khác nhau cho thấy mức giảm
khá nhanh về tỷ lệ SDD trẻ em, đặc biệt các vùng thành phố và
đồng bằng. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng protein - năng lượng ở
trẻ em vẫn còn là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe
cộng đồng và phát triển ở nước ta. Từ sau năm 1990, tỷ lệ SDD
trẻ em ở nước ta đã giảm đi rõ rệt, tốc độ giảm nhanh đáng ghi
nhận. Mặc dù vậy, cho đến nay, tỷ lệ SDDTE vẫn còn cao, đặc
biệt là tỷ lệ thấp còi và sự chênh lệch về tỷ lệ SDD theo địa lý
là rất đáng kể [39]. Bên cạnh đó, thiếu vitamin A tiền lâm sàng,
thiếu máu do thiếu sắt vẫn còn là thách thức dinh dưỡng lớn,
nhất là ở các vùng nghèo, vùng khó khăn [43], [44].
Bảng 1.4. Nhu cầu chất khoáng và vitamin
khuyến nghị cho trẻ em [11]:
Tuổi
Chất khoáng

(mcg)
Vitamin (mcg)
Can-xi Fe A B1 B2 PP C
Dưới 6 tháng 300 10 325 0,3 0,3 5 30
Từ 6-12 tháng 500 11 350 0,4 0,5 5,4 30
Từ 1-3 tuổi 500 6 400 0,8 0,8 9 35
Giải quyết nhu cầu năng lượng cho đối tượng này còn
phải tính đến tiềm năng sẵn có trên địa bàn và khả năng kinh tế
của từng hộ gia đình, đó là khả năng tự cung tự cấp từ mô hình
VAC, mức thu nhập thấp của một bộ phận quan trọng các gia
6
đình nông thôn thuộc nhóm hộ đói nghèo (chiếm tỷ lệ khoảng
trên 30%).
Tóm lại: Nghèo đói chính là nguyên nhân cơ bản của suy
dinh dưỡng và mối quan hệ giữa nghèo đói và suy dinh dưỡng
giống như một vòng tròn luẩn quẩn. Tình trạng dinh dưỡng vừa
là nguyên nhân vừa là kết quả của các cơ hội tìm kiếm thu
nhập. Bên cạnh nghèo đói, các yếu tố khác cũng quan trọng.
Những yếu tố này bao gồm chế độ ăn không cân đối, khẩu
phần ăn thiếu về số lượng và mất cân đối về chất lượng, thực
hành chế biến thực phẩm kém, mất an toàn thực phẩm và dinh
dưỡng, không có hoặc thiếu khả năng tiếp cận nước sạch, điều
kiện vệ sinh kém và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không đầy đủ.
Suy dinh dưỡng trẻ em còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
quan trọng khác.
7
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu cắt ngang mô tả

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp dựa vào cộng đồng
có đối chứng
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu cắt
ngang
- Trẻ em dưới 5 tuổi (từ 0 - 59 tháng tuổi).
- Chủ hộ gia đình và cha mẹ của trẻ.
- Đang sống tại 03 xã nói trên thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành tại 03 xã (Bích Sơn, Nghĩa
Trung và Vân Trung) thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: 03 năm, bắt đầu từ 2006 đến 2008
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Việt Yên - Tỉnh
Bắc Giang. Việt Yên là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang (tỉnh
Hà Bắc cũ), phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp huyện
Hiệp Hòa, phía Đông giáp huyện Yên Dũng, phía Bắc giáp
huyện Tân Yên.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích các biến số
thông qua điều tra cộng đồng: mô tả dịch tễ bệnh SDD ở trẻ
8
em dưới 5 tuổi, theo địa điểm và thời gian, xét nghiệm máu và
xét nghiệm nhiễm giun.
Cuộc điều tra tiến hành tại cấp hộ gia đình bao gồm
phỏng vấn chủ hộ gia đình, bố mẹ của trẻ em dưới 5 tuổi trong
hộ gia đình và đo nhân trắc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và
bố mẹ của trẻ. Đồng thời, xét nghiệm máu và xét nghiệm
nhiễm giun trẻ em được nghiên cứu.
Nghiên cứu can thiệp: nghiên cứu thử nghiệm can thiệp

tại cộng đồng có nhóm đối chứng và đánh giá trước, sau can
thiệp.
Sau khi tiến hành nghiên cứu cắt ngang đánh giá tình
trạng dinh dưỡng, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu can thiệp
dựa vào kết quả điều tra cắt ngang để lựa chọn nhóm nghiên
cứu và nhóm chứng.
2.4. Cỡ mẫu:
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang
* Cỡ mẫu điều tra tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu,
nhiễm ký sinh trùng đường ruột:
Số lượng trẻ em cần điều tra cho mỗi nghiên cứu về tình
trạng dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở
một tỉnh tính theo công thức sau [1]:
n = Z
2
* p * (1-p)/ e
2

Trong đó:
n: Số trẻ em cần điều tra
Z: Độ tin cậy đòi hỏi là 95%; Z=1,96
9
p: Tỷ lệ trẻ bệnh (tỷ lệ trẻ SDD; thiếu máu; hoặc nhiễm
KST đường ruột)
e: Sai số cho phép, chọn ngưỡng 5%.
Kết quả tính số trẻ em cần điều tra cho mỗi nội dung
nghiên cứu ở mỗi điểm nghiên cứu theo bảng 2.1.
* Cỡ mẫu điều tra khẩu phần cá thể:
Áp dụng công thức:
t

2
* σ
2
* N
n =
e
2
* N + t
2
* σ
2
Trong đó:
n: cỡ mẫu
t : phân vị chuẩn (thường =2 ở xác xuất 0,954)
σ: độ lệch chuẩn của năng lượng ước tính 300 Kcal
e: sai số cho phép (chọn e=100 Kcal)
N: tổng số trẻ của trường (khoảng 600 trẻ/trường)
Số trẻ cần điều tra khẩu phần cá thể của một xã nghiên cứu
là: 58
Số trẻ cần điều tra khẩu phần của 03 xã nghiên cứu là: 174.
Tiến trình lấy mẫu
Lựa chọn 3 xã tham gia vào điều tra, vậy tổng số trẻ cần
điều tra tại 3 điểm nghiên cứu như sau: i) Mẫu điều tra tình
trạng dinh dưỡng: 1200 trẻ; ii) Điều tra tình trạng thiếu máu:
300 trẻ; iii) Điều tra tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột:
300 trẻ và vi) Điều tra khẩu phần: 174 trẻ
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp:
10
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc kiểm định
sự khác nhau giữa 2 trung bình quan sát trước và sau can

thiệp [10]
N =
2s
2
(d
1
-d
2
)
2
Trong đó:
+ s: độ lệch chuẩn về hàm lượng Hb huyết thanh trước
và sau can thiệp. Trong nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng
năm 2009 thì s = 7,3 g/L [17].
+ α: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất phạm phải sai lầm
loại 1, chọn α:= 0,05, ứng với độ tin cậy là 95%.
+ β: xác suất của việc phạm phải sai lầm loại 2, chọn β =
0,1.
+ Z(α , β ) = 10,5 (tra bảng ứng với α = 0,05 và β = 0,1).
+ d1 -d2: sự chênh lệch về hàm lượng Hb huyết thanh
trung bình giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, theo nghiên
cứu của Viện Dinh dưỡng thì d1 - d2: = 4 g/L [17].
Như vậy, cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm là 70 trẻ 2 -
5 tuổi. Dự phòng 20% bỏ cuộc, ta có cỡ mẫu nghiên cứu là 84
trẻ cho mỗi nhóm.
Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu can thiệp:
Sau khi tiến hành nghiên cứu cắt ngang đánh giá tình
trạng dinh dưỡng theo các nội dung và các chỉ số đánh giá theo
bảng 2.1 ở trên, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu can thiệp.
Trình tự các bước chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu can

thiệp như sau:
11
- Phân nhóm nghiên cứu: Việc phân nhóm nghiên cứu dựa trên
đơn vị xã. Nghiên cứu được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm chứng: Trẻ tham gia nghiên cứu được ăn bổ sung
sữa đặc có đường.
- Nhóm nghiên cứu: Trẻ tham gia nghiên cứu được ăn bổ
sung sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng và tẩy giun.
Trước khi can thiệp, các đối tượng trong diện lựa chọn
được thông báo về mục đích, yêu cầu, nội dung và giải thích
các thắc mắc để tự nguyện tham gia. Tất cả các trường hợp
thiếu máu nặng (Hb<70g/dl) trong cuộc điều tra đều được cho
uống viên sắt theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và sau đó loại
ra khỏi nhóm nghiên cứu. Các trường hợp thiếu máu nặng
trong 6 tháng nghiên cứu cũng được điều trị và loại ra khỏi
nhóm nghiên cứu đồng thời thông báo y tế cơ sở theo dõi tiếp.
Hai nhóm trẻ nghiên cứu và đối chứng được uống sữa
hàng ngày 200 ml, nhóm nghiên cứu (NNC) sữa được tăng
cường 4,1 mg sắt, 450 IU vitamin A và 4,6 mg kẽm cùng một
số vi chất khác như vitamin nhóm B, vitamin C và tẩy giun
định kỳ 6 tháng/lần có giám sát. Thời gian can thiệp là 6 tháng.
Hoạt động can thiệp được tiến hành theo phương pháp “mù
đơn”.
12
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em
Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng
Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi (từ 0-
59 tháng tuổi) ở 3 xã nghiên cứu thuộc huyện Việt Yên, tỉnh

Bắc Giang.
Bảng 3.1. Tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi
SDD cân nặng/
tuổi (%)*
SDD chiều
cao/ tuổi (%)*
SDD cân
nặng /chiều cao
(%)*
Số trẻ cân đo 1200 1200 1200
Độ I
(CI=95%)
19,6
(CI: 16,1-23,1)
23,0
(CI: 20,1-25,9)
9,2
(CI: 6,2-12,2)
Độ II
(CI=95%)
4,4
(CI: 2,8- 6,00)
11,7
(CI: 9,4-13,1)
Độ III
(CI=95%)
0,6
(CI: 0,4-0,8)
Tổng số SDD:
(CI=95%):

24,6
(CI: 21,7-27,5)
34,7
(CI: 31,8-37,6)
9,2
(CI: 7,9-10,5)
* Chuẩn tăng trưởng trẻ em dưới 5 tuổi của Tổ chức Y tế thế giới 2005.
13
Hình 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi
Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi các thể cân
nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao còn ở mức cao
theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (lần lượt là 24,6%,
34,7% và 9,2% chung cho cả 03 xã).
Bảng 3.2. Tình trạng SDDTE dưới 5 tuổi ở 3 xã nghiên cứu
so với số liệu của tỉnh Bắc Giang năm 2007
Số liệu của năm
2007
SDD nhẹ
cân
SDD thấp
còi
SDD gầy
còm
Tỉnh
23,9
(CI: 21,9-25,9)
36,2
(CI: 34,3-38,1)
8,1
(CI: 7,4-8,8)

3 xã
24,6
(CI: 21,7-27,5)
34,7
(CI: 31,8-37,6)
9,2
(CI: 7,9-10,5)
* Số liệu Viện Dinh dưỡng năm 2007 trong Niên giám Thống kê Y tế 2008.
Tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi ở 3 xã của huyện
Việt Yên vẫn còn ở mức cao tương tự như các tỷ lệ đó tính
chung cho toàn tỉnh Bắc Giang.
a) Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi
phân theo xã tại 03 xã của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.3. Tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi phân theo xã
Thể loại SDD theo
các chỉ tiêu nhân
trắc dinh dưỡng
Địa bàn nghiên cứu
Xã Bích Sơn
(n=400)
Xã Vân Trung
(n=400)
Xã Nghĩa Trung
(n=400)
Tổng cộng
(n=1.200)
Cân nặng/tuổi (%) 21,8 24,7 26,7 24,6
CI 95% (20,1-23,5) (21,9- 27,5) (24,5-28,9) (21,7-27,5)
Chiều cao/tuổi (%) 37,5 28,7 38,9 34,5
CI 95% (32,1-42,6) (24,1-33,3) (34,1-43,4) (31,8-37,6)

Cân nặng/chiều cao
(%)
9,4 8,9 9 9,4
CI 95% (7,8-10,6) (6,9-10,9) (7,7- 10,3) (7,9-10,5)
14
Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng các thể
cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao có sự dao
động ở cả 03 xã được điều tra, tuy không khác biệt so với số
liệu chung của 3 xã và mức độ dao động này về tỷ lệ nhẹ cân
và tỷ lệ gầy còm ở cả 3 xã không khác biệt nhau (CI 95%) thì
suy dinh dưỡng thấp còi cho thấy ở xã SDD thấp nhất và cao
nhất có khác biệt có ý nghĩa thống kê (CI 95% và p<0,5).
b) Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi ở 3 xã
Tỷ lệ thiếu
máu
Địa bàn nghiên cứu
Xã Bích
Sơn
(n=100)
Xã Vân
Trung
(n=100)
Xã Nghĩa
Trung
(n=100)
Tổng
cộng
(n=300)
Tỷ lệ và CI 95%

theo xã
28,1 ± 3,4 23,7 ± 3,6 34,4 ± 4,1 28,7 ± 3,5
Bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ thiếu máu trên trẻ đều ở mức nặng
theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
3.1.3. Kết quả về khẩu phần ăn của trẻ:
- Gạo: là loại lương thực chính, mức tiêu thụ trung bình
là 191,6 g/trẻ/ngày; mức tiêu thụ nhiều nhất là 215,3
g/trẻ/ngày. Mức tiêu thụ lương thực khác trung bình 19
g/trẻ/ngày trong đó là ngô, khoai chiếm phần lớn.
- Khi xem xét mức tiêu thụ gạo theo tình trạng dinh
dưỡng cho thấy gạo được các trẻ SDD thể thấp còi tiêu thụ
nhiều nhất (201g/ngày). Mức tiêu thụ này không khác nhau
giữa trẻ bị SDD thể nhẹ cân và trẻ không bị thiếu cân nặng so
với tuổi.
Mức tiêu thụ gạo của trẻ ở nhóm tuổi 25-35 tháng là
172g/ngày, nhóm 36-59 tháng là 202g/ngày (hình 3.3).
15
Các loại đậu hạt tiêu thụ trung bình 10g/ngày. Đậu phụ,
một nguồn protid tốt, giá rẻ nhưng chưa được chú trọng đưa
vào trong bữa ăn trẻ (5,11 g/ngày).
- Mức tiêu thụ các thức ăn động vật (không kể sữa) đạt
110g/trẻ/ngày, thức ăn động vật chủ yếu là do tiêu thụ thịt
(42,2g/trẻ/ngày), cá (42 g/trẻ/ngày) và trứng (15,9g/trẻ/ngày).
- Sữa được trẻ 2-5 tuổi tiêu thụ 143,5 ml/ngày. Lượng
Protid cung cấp 17% năng lượng của khẩu phần và số lượng
Protid nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị.
- Mức tiêu thụ dầu, mỡ đạt trung bình 3,6 g/ ngày.
Bảng 3.6: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần
Thành phần Số lượng
Năng lượng (Kcal) 1.193

Protit (g)
+ Tổng số 49
+ Động vật 27
Lipit (g)
+ Tổng số 25
Chất dinh dưỡng 3
Ca (mg) 461
P (mg) 676
Fe (mg) 7
Zn (mg) 6
Vitamin A (mcg) 192
Vitamin B1(mg) 1
Vitamin B2 (mg) 1
Vitamin PP (mg) 9
Vitamin C (mg) 45
Bio. Iron (mg) 0,9
16
Tỷ lệ năng lượng chất béo trong khẩu phần trung bình ở
mức 25%, đạt nhu cầu khuyến nghị về tính cân đối của khẩu
phần đối với trẻ nhóm tuổi này, trong đó nếu năng lượng do
chất béo cung cấp ở mức ≤ 20%. làm cho khẩu phần có xu
hướng mất cân đối nghiêm trọng và nhất là không đảm bảo
nguồn acid béo cần thiết cho tăng trưởng và phát triển não bộ
của trẻ. Sắt đạt 59% nhu cầu đề nghị cho trẻ em điều tra.
Bảng 3.8. Mức đáp ứng NCKN khẩu phần trẻ 24-59 tháng
Mức đáp ứng
Nhóm tuổi
24-35 tháng 36-59 tháng
n = 125 n = 224
Năng lượng (%) 98 91

Vitamin A (%) 88 85
Vitamin B1(%) 109 89
Vitamin B2 (%) 138 99
Vitamin PP(%) 101 89
Vitamin C (%) 63 63
Sắt (%) 56 87
Nhu cầu về protein được thỏa mãn không có nghĩa là
khẩu phần đã đủ về số lượng các chất dinh dưỡng khác và cân
đối về chất lượng, đặc biệt là đối với các vi chất dinh dưỡng.
Cải thiện tầm vóc người Việt là một mục tiêu đầy thách thức
khi mức đáp ứng NCKN về sắt của khẩu phần trẻ 24-35 tháng
tuổi chỉ ở mức 56% và 87% đối với NCKN về sắt của khẩu phần
ăn của trẻ thuộc nhóm 36-59 tháng tuổi.
17
Bảng 3.9. Mức đáp ứng NCKN của khẩu phần ăn của trẻ
24-59 tháng tuổi theo thể loại SDD của đối tượng
Mức đáp ứng
SDD thấp còi
n = 672
SDD nhẹ cân
n = 528
Năng lượng (%) 79 83
Vitamin B1(%) 70 72
Vitamin B2 (%) 72 75
Vitamin C (%) 47 57
Sắt (%) 60 62
Vitamin A (%) 55 49
Vitamin PP(%) 75 72
Canxi (%) 93 88
Mức đáp ứng NCKN về các chất dinh dưỡng ở trẻ thấp

còi thấp hơn so với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Mức thiếu
hụt khá trầm trọng đối với một số vi chất dinh dưỡng như
vitamin C, sắt, vitamin A (mức đáp ứng từ 47% đối với vitamin
C ở trẻ thấp còi đến 62% đối với sắt) ở trẻ suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân.
3.2. Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy
và nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Bảng 3.19: Tình hình sốt và ho của trẻ trong vòng 3 tháng gần đây
Tình
hình
Tỷ lệ phần trăm
Xã Bích Sơn
(n = 400)
Xã Vân
Trung
(n= 400)
Xã Nghĩa
Trung
(n= 400)
Tổng cộng
(n = 1200)
Sốt 54,7 51,5 57,8 54,5
Ho 76,6 64,4 81,1 73,3
18
Tỷ lệ trẻ mắc sốt tương đối cao, có đến hơn một nửa (54,5%)
số trẻ ở 3 xã nghiên cứu mắc sốt trong vòng 3 tháng gần đây.
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiêu hoá
Trên 36% trẻ em đã mắc tiêu chảy trong vòng 03 tháng
qua, đó hoàn toàn là tỷ lệ cao trẻ em bị tiêu chảy trong vòng 03
tháng qua khi so sánh với cùng chỉ số đó ở khu vực Bắc Bộ. Có

86% bà mẹ đã mang con họ tới các cơ sở y tế khi chúng mắc
tiêu chảy; chỉ có 11,3% bà mẹ tự điều trị cho con mình.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng
của trẻ
3.4. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cộng đồng.
Bảng 3.26. Tình trạng dinh dưỡng trước khi can thiệp
Nội dung
Nhóm can thiệp
X ± SD (n = 81)
Nhóm chứng
X ± SD (n = 162)
p
Trước
can thiệp
Sau can
thiệp
Trước
can thiệp
Sau can
thiệp
Trung
bình
WAZ-
score
- 1,548 ±
1,561
- 1,314 ±
0,887
- 1,656 ±
0,885

- 1,676 ±
0,920
>0,05
p <0,05 p >0,05
Trung
bình HAZ-
score
- 1,552 ±
1,590
- 1,265 ±
0,900
- 1,785 ±
1,037
- 1,734 ±
0,977
>0,05
p <0,05 p >0,05
Ở nhóm can thiệp, trung bình chỉ số cân nặng theo tuổi
(WAZscore) sau can thiệp là - 1,314 ± 0,887, khác biệt so với
trước can thiệp (p<0,05). Ở nhóm chứng, trung bình chỉ số cân
19
nặng theo tuổi (WAZscore) sau can thiệp là - 1,676 ± 0,920,
không khác biệt so với trước can thiệp (p>0,05).
Ở nhóm can thiệp, trung bình chỉ số chiều cao theo tuổi
(HAZscore) sau can thiệp là -1,265 ± 0,900, khác biệt so với
trước can thiệp (p<0,05). Ở nhóm chứng, trung bình chỉ số
chiều cao theo tuổi (HAZscore) sau can thiệp là -1,734 ±
0,977, không khác biệt so với trước can thiệp (p>0,05).
Bảng 3.29. Thay đổi nồng độ Hb trước và sau can thiệp.
Nội dung Nhóm can thiệp X

± SD (n = 81)
Nhóm chứng
X ± SD (n = 162)
p
Hb trung
bình (g/dL)
11,360 ±
1,192
12,937 ±
1,834
11,554 ±
1,346
11,840 ±
1,282
>0,05
p <0,01 p >0,05
Sự thay đổi Hb
trung bình
1,577 ± 1,714 0,285 ± 1,383 0,001
Ferritin
trung bình
(µg/L)
50,680 ±
34,862
66,235 ±
42,479
44,812 ±
29,352
47,701 ±
33,574

>0,05
p <0,05 p >0,05
Thay đổi về
Ferritin
15,555 ± 28,372 2,889 ± 21,880 0,001
Đối với chỉ số ferritin huyết thanh, ở nhóm có can thiệp,
hàm lượng trung bình ferritin huyết thanh đã tăng từ 50,680 ±
34,862 µg/L trước can thiệp lên 66,235 ± 42,479 µg/L sau can
thiệp (p<0,05), tăng trung bình 15,555± 28,372 µg/L. Sự gia
tăng hàm lượng trung bình ferritin huyết thanh khác nhau có ý
nghĩa giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p<0,01.
Ở nhóm chứng, hàm lượng trung bình Ferritin huyết
thanh sau can thiệp là 47,701 ± 33,574 µg/L, không khác biệt
so với trước can thiệp (p>0,05).
20
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn trẻ em
tại địa phương nghiên cứu: Phân bố tỷ lệ mắc suy dinh
dưỡng và thiếu máu
Nhìn chung, các thể cân nặng/tuổi đều nằm ở mức cao
theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (>20%). Tỷ lệ SDD
chiều cao/tuổi ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế
giới là 2 xã Bích Sơn và Nghĩa Trung (>30%), trong khi tỷ lệ
SDD thấp còi ở xã Vân Trung thuộc mức trung bình (trong
khoảng >20% đến <30%). Các tỷ lệ SDD gầy còm ở cả 3 xã
thuộc mức trung bình (5-9,9%).
4.2. Hiệu quả can thiệp.
4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng
Trong những năm tháng đầu tiên sau khi ra đời, những

trẻ đã bị kém phát triển trong thời kỳ bào thai nếu lại bị nhiễm
khuẩn kéo dài hoặc không được nuôi dưỡng tốt như không
được cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng - đặc biệt là năng
lượng, protein, vitamin A, kẽm, sắt càng làm cho tình trạng
kém phát triển nặng thêm. Trẻ có cân nặng theo tuổi thấp
thường hay bị bệnh như tiêu chảy và viêm phổi. Người ta cũng
đã thấy có mối liên quan thuận chiều giữa mức suy dinh nặng
và tỷ lệ tử vong trẻ em. Riêng trong năm 1995, ước tính có đến
11,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị tử
vong vì tất cả các nguyên nhân khác nhau thì có 6,3 triệu ca
21
(chiếm 54%) bị suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi thấp. Hầu
hết các ca trẻ em tử vong đó đều có liên quan với suy dinh
dưỡng cân nặng theo tuổi thấp.
4.2.2. Tình trạng thiếu máu
Sau can thiệp, kết quả nhiên cứu cho thấy ở nhóm can
thiệp, hàm lượng trung bình Hb đã tăng từ 11,36 ±1,192 g/dL
trước can thiệp lên 12,94±1,83 g/dL sau can thiệp (p<0,001),
tăng trung bình 1,58 ± 1,71 g/dL. Sự gia tăng hàm lượng
trung bình Hb khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng với p<0,001. Ở nhóm chứng, hàm lượng trung
bình Hb sau can thiệp là 11,84± 1,28 g/dl, không khác biệt so
với trước can thiệp (p>0,05). Như vậy có thể kết luận bổ sung
sữa có tăng cường đa vi chất có tác dụng cải thiện các chỉ số
thiếu máu và cải thiện tình trạng sắt cho trẻ em.
22
KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra tình hình thực trạng dinh dưỡng trẻ
em tại 3 xã của huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang và tiến hành
các can thiệp giảm suy dinh dưỡng thông qua các cách tiếp cận

đa dạng bổ sung vi chất, tẩy giun và giáo dục dinh dưỡng cho
các kết luận sau:
1. Về thực trạng tình hình dinh dưỡng và các yếu tố liên
quan
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng các thể cân
nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao còn ở mức cao
theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (lần lượt là 24,6%,
34,7% và 9,2% chung cho cả 03 xã).
- Tỉ lệ thiếu máu suy dinh dưỡng trên trẻ em đều ở mức
nặng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Chung 3 xã là
28,7%.
- Cơ cấu bữa ăn trẻ em tương đối đơn điệu, ngoài cơm ra
chỉ có rau và nước chấm, đôi khi có thêm cá khô, tép… Bữa ăn
như vậy thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất dinh
dưỡng.
- Hiểu biết về thiếu máu còn rất hạn chế, chỉ có khoảng
một nửa các bà mẹ được hỏi biết một trong những nguyên nhân
gây thiếu máu là thiếu dinh dưỡng,
- Mức nhiễm giun của 3 xã với tỷ lệ chung là 28,7%.
Nhiễm giun có liên quan rõ rệt đến suy dinh dưỡng và thiếu
máu.
23
2. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng
- Chỉ tiêu chiều cao theo chỉ số HAZ-scores trung bình
tăng lên có ý nghĩa thống kê. Tương tự, Z-score WAZ đều cải
thiện tốt hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau 6 tháng
can thiệp.
- Sau can thiệp, nhóm can thiệp, hàm lượng trung bình
Hb đã tăng từ 11,36 ±1,192 g/dL trước can thiệp lên 12,94 ±
1,83 g/dL sau can thiệp (p<0,001), tăng trung bình 1,58 ± 1,71

g/dL. Sự gia tăng hàm lượng trung bình Hb khác nhau có ý
nghĩa giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p<0,001. Như
vậy có thể kết luận bổ sung sữa có tăng cường đa vi chất có tác
dụng cải thiện các chỉ số thiếu máu và cải thiện tình trạng sắt
cho trẻ em.
24
KIẾN NGHỊ
1. Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng
chống các bệnh giun sán nói chung và bệnh nhiễm giun truyền
qua đất qua tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức
khoẻ, phòng chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng.
2. Phối hợp, lồng ghép chương trình phòng chống giun
sán với các chương trình y tế, chương trình dinh dưỡng, cung
cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ
em
3. Mô hình can thiệp bổ sung sữa có tăng cường đa vi
chất dinh dưỡng hàng ngày kết hợp với tẩy giun và tư vấn dinh
dưỡng tại hộ gia đình nên được mở rộng áp dụng trong phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em trong giai đoạn tới.
4. Cần có các nghiên cứu tiếp theo về bổ sung thực phẩm
có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thời gian can thiệp dài
để chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh
dưỡng và sức khoẻ cho trẻ em và tính bền vững của can thiệp.

25

×