Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến khả năng đáp ứng nhu cầu nước của hệ thống thủy lợi kênh đông củ chi, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 104 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI




ĐỒNG THỊ KIỀU ANH



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU NƯỚC CỦA
HỆ THỐNG THỦY LỢI KÊNH ĐÔNG CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
MÃ SỐ: 60 - 62 - 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN CHÍN







Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Văn Chín,
được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn
đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và
quản lý tài nguyên nước đúng thời hạn và nhiệm vụ với đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng
của biến đổi khí h
ậu đến khả năng đáp ứng nhu cầu nước của hệ thống thủy lợi
kênh Đông Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý
số liệu với khối lượng l
ớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh
khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô
giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp.
Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn
Chín, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhữ
ng tài liệu,
những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã truyền đạt

những kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ
tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho Luận v
ăn này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày……tháng 05 năm 2013
Tác giả



Đồng Thị Kiều Anh



BẢN CAM KẾT

Tên tác giả: Đồng Thị Kiều Anh
Học viên cao học: CH19Q
Người hướng dẫn: TS Lê Văn Chín
Tên đề tài Luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả
năng đáp ứng nhu cầu nước của hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi, thành phố
Hồ Chí Minh”
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệ
u
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà
nước…để tính toán ra các kết quả, từ đó cân bằng, đánh giá và đưa ra một số đề
xuất giải pháp. Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên

cứu nào trước đó.
Tác giả


Đồng Thị Kiều Anh







MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Bản cam kết
Mục lục
Danh mục các hình ảnh
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LĨNH VỰC THỦY LỢI 5
1.1.Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới 5
1.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu và những nguyên nhân củ
a nó 5
1.1.2. Biến đổi khí hậu toàn cầu 7
1.2. Tổng quan về biểu hiện của BĐKH trong nước 8
1.2.1 Những biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam 8
1.2.2 Tổng quan về thiên tai lũ lụt, hạn hán của Việt Nam và vùng nghiên cứu 10
1.3 Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 12

1.3.1 Tổng quan về nghiên cứu BĐKH trên thế giới 12
1.3.2 Tổng quan về nghiên cứu BĐKH ở Việ
t Nam 13
1.4. Các kịch bản BĐKH ở Việt Nam 14
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THỦY LỢI KÊNH ĐÔNG CỦ CHI-TP.HỒ
CHÍ MINH 18
2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi 18
2.1.1. Vị trí địa lý 18
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 19
2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng- địa chất 19
2.1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn 20
2.1.5.
Đặc điểm khí hậu 20
2.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
2.1.6. Hiện trạng của hệ thống 27
2.2. Tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn 29
2.2.1 Tính toán mưa tưới thiết kế 29
2.2.3 Tính toán dòng chảy qua kênh hàng tháng 31
2.3. Tính toán nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong hệ thống ở hiện
tại 31
2.3.1 Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng 31


2.3.2 Tính toán nhu cầu nước cho thủy sản 41
2.3.3 Tính toán nhu cầu nước cho sinh hoạt 41
2.3.4 Tính toán nhu cầu nước cho chăn nuôi 42
2.3.5 Tính toán nhu cầu nước cho công nghiệp 42
2.3.6 Tổng hợp nhu cầu dùng nước toàn hệ thống 43
2.4. Tính toán sơ bộ cân bằng nước của hệ thống trong điều kiện hiện tại 43
2.5. Đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi 45

2.5.1 Phương pháp đánh giá tác
động của BĐKH đến hệ thống 45
2.5.2 Tính toán nhu cầu nước của hệ thống ở thời kỳ nền 46
2.5.4 Kết quả đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống 58
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN KHẢ NĂNG
CẤP NƯỚC CỦA HỆ THỐNG TƯỚI 59
3.1. Tính toán nhu cầu nước theo các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên & Môi
trường công b
ố Tháng 6 năm 2012 (chọn kịch bản phát thải trung bình B2 để
tính toán) 59
3.1.1. Mốc thời gian năm 2020 60
3.1.2. Mốc thời gian năm 2050 ( giữa thế kỷ 21) 67
3.2. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản BĐKH 74
3.2.1 Năm 2020 75
3.2.2 Năm 2050 76
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến khả năng cấp nước của hệ thống tưới
kênh Đông Củ Chi 77
3.3.1 Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến hệ
thống 77
3.3.2 Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến nhu cầu nước của hệ thống 78
3.3.3 Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến khả năng cấp nước của hệ
thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi 84
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CẤP NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI KÊNH ĐÔNG CỦ CHI-
TP.H
Ồ CHÍ MINH DƯỚI ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 86
4.1. Đề xuất các giải pháp công trình 86
4.1.1 Đối với thời điểm hiện tại 86
4.1.2 Đối với các thời điểm trong tương lai theo kich bản BĐKH 86
4.2. Đề xuất các giải pháp phi công trình 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Những nước và khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 9
Hình 1-2: Bản đồ các trạm thủy văn trong lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn 12
Hình 2-1: Bản đồ hành chính huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh 18
Hình 2-2: Bản đồ hệ thống thủy lợi Tp.Hồ Chí Minh 28
Hình 2-3: Bảng kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 35
Hình 2-4: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 36
Hình 2.5: Bảng kế
t quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 37
Hình 2-6: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 37
Hình 2-7: Bảng kết quả yêu cầu nước cho cây Lạc 38
Hình 2-8: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước cho cây Lạc 39
Hình 2-9: Bảng kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 40
Hình 2-10: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 40
Hình 2-11: Bảng kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 46
Hình 2-12: Biể
u đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 46
Hình 2-13: Bảng kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 47
Hình 2-14: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 47
Hình 2-15: Bảng kết quả yêu cầu nước của cây Lạc 48
Hình 2-16: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của cây Lạc 48
Hình 2-17: Bảng kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 49
Hình 2-18: Biểu đồ kết quả yêu c
ầu nước của cây Ngô 49

Hình 2-19: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ
thống ở thời điểm hiện tại so với thời kỳ nền trong trường hợp các đối
tượng dung nước không đổi 55
Hình 2-20: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ
thống ở thời điểm hiện t
ại so với thời kỳ nền trong trường hợp các đối
tượng dung nước thay đổi 56
Hình 3-1: Bảng kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 60
Hình 3-2: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 61
Hình 3-3: Bảng kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 61
Hình 3-4: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 62
Hình 3-5: Bảng kết quả yêu cầu nước của cây Lạ
c 62
Hình 3-6: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của cây Lạc 63


Hình 3-7: Bảng kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 63
Hình 3-8: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 64
Hình 3-9: Bảng kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 68
Hình 3-10: Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 68
Hình 3-11: Bảng kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 69
Hình 3-12 Biểu đồ kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 69
Hình 3-13 Bảng kết quả
yêu cầu nước của cây Lạc 70
Hình 3-14 Kết quả yêu cầu nước của cây Lạc 70
Hình 3-15 Kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 71
Hình 3-16 Kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 71
Hình 3-17: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của cây trồng và hệ thống
ở thời điểm năm 2020 so với thời kỳ nền TH1 80
Hình 3-18: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầ

u nước của của cây trồng và hệ
thống ở thời điểm năm 2020 so với thời kỳ nền TH2 80
Hình 3-19: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của của cây trồng và hệ
thống ở thời điểm năm 2050 so với thời kỳ nền TH1 81
Hình 3-20: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của của cây trồng và h

thống ở thời điểm năm 2050 so với thời kỳ nền TH2 81







DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1 Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền 20
Bảng 2-2 Các đặc trưng gió khu vực thành phố Hồ Chí Minh 21
Bảng 2-3 Nhiệt độ bình quân tại các trạm tiêu biểu trong vùng nghiên cứu 22
Bảng 2-4 Lượng bốc hơi ống Piche tại một số vị trí hạ LVĐN 23
Bảng 2-5 Độ ẩm tương đối trung bình hang tháng tại một số vị trí hạ LVSĐN 24
Bảng 2.6 Số giờ nắng trung bình hàngtháng tại một số
vị trí hạ LVSĐN 24
Bảng 2-7: Kết quả tính toán các thông số thống kê
X
, Cv,Cs 29
Bảng 2-8: Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ 30
Bảng 2-9: Nhiệt độ bình quân tháng trạm Tân Sơn Hòa (1980-2009) 30
Bảng2-10: Độ ẩm không khí trung bình tháng trạm Tân Sơn Hòa (1980-2009) 30
Bảng2-11: Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Hòa (1980-2009) 31
Bảng2-12: Lượng bốc hơi trung bình tháng trạm Tân Sơn Hòa 31

Bảng2-13: Số giờ nắng trung bình tháng trạm Tân Sơn Hòa 31
Bảng2-14: Phân phối dòng chảy qua kênh hàng tháng 31
Bảng 2-16: Thời vụ và công th
ức tưới lúa vụ Hè Thu 35
Bảng 2-17: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 36
Bảng 2-18: Thời vụ và công thức tưới lúa vụ Mùa 36
Bảng 2-19: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 37
Bảng 2-21: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây Lạc 39
Bảng 2-22: Thời vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây Ngô 39
Bảng 2-23: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 40
B
ảng 2-24: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây trồng 41
Bảng 2-25: Bảng kết quả yêu cầu nước cho thủy sản ( triệu m3) 41
Bảng 2-26: Bảng kết quả yêu cầu nước cho nhà máy nước sạch (triệu m3) 42
Bảng 2-27: Bảng kết quả yêu cầu nước cho chăn nuôi ( triệu m3) 42
Bảng 2-28: Bảng kết quả yêu cầu nước cho công nghiệp ( triệu m3) 42
Bảng 2-29: Bảng tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn h
ệ thống ở thời điểm hiện tại . 43
Bảng 2-30: Bảng kết quả cân bằng nguồn nước của hệ thống ở thời điểm hiện tại . 44
Bảng 2-31: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 47
Bảng 2-32: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 48
Bảng 2-33: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây Lạc 49
B
ảng 2-34: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 50


Bảng 2-35: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây trồng 50
Bảng 2-36: Bảng kết quả yêu cầu nước cho thủy sản 51
Bảng 2-37: Bảng kết quả yêu cầu nước cho nhà máy nước sạch 51
Bảng 2-38: Bảng kết quả yêu cầu nước cho chăn nuôi 51

Bảng 2-39: Bảng kết quả yêu cầu nước cho công nghiệp 52
Bảng 2-40: Kết quả tổng hợp các yêu cầu dùng nước của h
ệ thống ở thời kỳ nền . 52
Bảng 2-41: Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn hệ thống ở thời điểm
hiện tại khi các đối tượng dùng nước không thay đổi so với thời kỳ nền 53
Bảng 2-42: Bảng kết quả cân bằng nguồn nước của hệ thống khi các đối tượng
dùng nước thay đổi so với thời kỳ nền 54
B
ảng 2-43: Bảng tính toán nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ thống ở thời
điểm hiện tại so với thời kỳ nền TH1 54
Bảng 2-44: Bảng tính toán nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ thống ở thời
điểm hiện tại so với thời kỳ nền TH2 55
Hình 2-20: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ
thống ở th
ời điểm hiện tại so với thời kỳ nền trong trường hợp các đối
tượng dung nước thay đổi 56
Bảng 3-1: Mức thay đổi kịch bản về nhiệt độ và lượng mưa theo kịch bản B2 59
Bảng3-2: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) 59
Bảng3-3: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) 59
Bảng 3-4: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Hè Thu 61
Bả
ng 3-5: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 62
Bảng 3-6: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây lạc 63
Bảng 3-7: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây ngô 64
Bảng 3-8: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây trồng thời điểm năm 2020 64
Bảng 3.9: Bảng kết quả yêu cầu nước cho nhà máy nước sạch 65
Bảng 3.10: Bảng kết quả yêu cầu nướ
c cho chăn nuôi 65
Bảng 3.11: Bảng kết quả yêu cầu nước cho thủy sản 65
Bảng 3.12: Bảng kết quả yêu cầu nước cho công nghiệp 66

Bảng 3.13: Bảng tổng hợp tất cả các yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 2020 66
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp tất cả các yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 2020 67
Bảng 3-15: Thống kê kết quả yêu cầu nước củ
a lúa vụ Hè Thu 69
Bảng 3-16: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Mùa 70
Bảng 3-17: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây Lạc 71


Bảng 3-18: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây Ngô 72
Bảng 3-19: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây trồng thời kỳ năm 2050 72
Bảng 3-20: Bảng kết quả yêu cầu nước cho nhà máy nước sạch (triệu m3) 72
Bảng 3-21: Bảng tổng hợp tất cả các yêu cầu dùng nước toàn hệ thống TH1 73
Bảng 3-22: Bảng tổng hợp tất cả các yêu cầu dùng nước toàn hệ thố
ng TH2 74
Bảng 3-23: Bảng kết quả cân bằng nguồn nước của hệ thống năm 2020 75
Bảng 3-24: Bảng kết quả cân bằng nguồn nước của hệ thống năm 2020 75
Bảng 3-25: Bảng kết quả cân bằng nguồn nước của hệ thống năm 2050 76
Bảng 3-26: Bảng kết quả cân bằng nguồn nước của hệ thống năm 2050 76
Bảng 3-27: Bảng tính toán nhu cầu nướ
c của cây trồng và toàn hệ thống ở thời
điểm năm 2020 so với thời kỳ nền 78
Bảng 3-28: Bảng tính toán nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ thống ở thời
điểm năm 2020 so với thời kỳ nền 78
Bảng3-29: Bảng tính toán nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ thống ở thời
điểm năm 2050 so với thời kỳ nền 79
Bảng3-30: Bả
ng tính toán nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ thống ở thời
điểm năm 2050 so với thời kỳ nền 79





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu
CN Công nguyên
IPCC Ủy ban lien chính phủ về biến đổi khí hậu
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
LVSĐN Lưu vực sông Đồng Nai
TH1 Trường hợp 1
TH2 Trường hợp 2
TN&MT Tài nguyên và môi trường
GDP Tổng thu nhập quốc nội




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất
và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây
ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây r
ủi ro lớn
đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế- xã hội trong tương lai. Hiện nay trên
thế giới đã có nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu tác động đến các lĩnh vực và đời
sống của con người. Kết quả của những nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu
sẽ tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn

cầu, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp sẽ dễ bị tổn thương nhất.
Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, diễn biến của khí hậu theo chiều hướng
cực đoan. Cụ thể, lượng mưa tăng mạnh vào mùa lũ và giảm vào mùa kiệt cùng với
nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5-0,7
0
C. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối
với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói-
giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững
của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động
mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là tài nguyên nước, nông nghi
ệp và an ninh
lương thực, sức khỏe con người ở các vùng đồng bằng và dải ven biển.
Biến đổi khí hậu là một trong những nội dung nghiên cứu còn mới mẻ ở Việt
Nam cả về phương pháp luận cũng như các công cụ nghiên cứu do tính phức tạp về qui
mô toàn cầu, mức độ và đối tượng bị tác động. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về
những tác động của bi
ến đổi khí hậu là một nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách.
Mục tiêu của việc xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế biến đổi khí hậu, nước
biển dâng của Việt Nam trong tương lai tương ứng với các kịch bản khác nhau về
phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến các tốc độ
phát thải khí nhà kính khác
nhau. Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ là định hướng ban đầu để



2
các Bộ, ngành, địa phương đánh giá các tác động có thể có của biến đổi khí hậu đối
với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm
thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong tương lai.

Hiện nay, có rất ít nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới
hệ thống thu
ỷ lợi nói chung và hệ thống tưới nói riêng. Đối với nước ta, sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu thì việc nghiên cứu cụ thể chính xác về ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến hệ thống tưới và đặc biệt là khả năng cấp nước cho cây trồng là rất
cần thiết. Hiện nay, ở trong nước đã có một số tác giả đi nghiên cứu về ảnh hưở
ng
của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế khác nhau, tuy nhiên mới chỉ dừng ở
phương pháp và phạm vi lưu vực, có rất ít nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu tới hệ thống thuỷ lợi nói chung và hệ thống tưới nói riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố thuộc Đồng bằng
Đông Nam Bộ của nước ta bị ảnh h
ưởng nặng nề nhất bởi hiện tượng nước biển
dâng và thiên tai do biến đổi khí hậu. Hậu quả đã làm cho đời sống của người dân
vô cùng khó khăn, sản xuất nông nghiệp thiệt hại to lớn, ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế xã hội.
Hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi có nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, cấp n
ước và giao thông nội đồng, hệ thống do Công ty TNHH MTV
Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi Hồ Chí Minh quản lý và vận hành. Nguồn nước
tưới được dẫn từ Hồ Dầu Tiếng (địa phận tỉnh Tây Ninh) vào thành phố Hồ Chí
Minh qua kênh Chính Đông đổ vào các kênh tưới cấp 1, 2, 3. Trước khi có hệ kênh
Đông Củ Chi, việc sản xuất thường là 01 vụ lúa (dùng nước mưa) và 01 vụ hoa màu
(nước giếng). Sau khi có hệ thống kênh Đông Củ
Chi đưa vào sử dụng, sản xuất
nông nghiệp đạt năng suất cao (02 vụ lúa, 01 vụ màu hoặc 01 vụ lúa, 02 vụ màu) do
mùa khô vẫn có nước tưới cho cây trồng. Đây là công trình có quy mô lớn và mang
lại hiệu quả cao, đặc biệt là khu vực huyện Củ Chi.
Trước những thực trạng và biến động thời tiết khó lường như vậy, vấn đề đặt
ra là chúng ta phải đánh giá được những ảnh hưở

ng của biến đổi khí hậu, đồng thời



3
phải có kế hoạch dài hạn nhằm trước hết là phòng ngừa, giảm thiểu các thiên tai, lũ
lụt sau đó là có biện pháp ứng phó kịp thời trợ giúp ngành nông nghiệp khắc phục
các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy, đề tài : “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả
năng đáp ứng nhu cầu nước của hệ thố
ng thủy lợi kênh Đông Củ Chi, thành phố
Hồ Chí Minh” sẽ tập trung giải quyết được một phần các vấn đề nêu trên là hết sức
cần thiết. Sau khi nghiên cứu với những kết quả đạt được của đề tài, chúng ta sẽ có
các biện pháp, kế hoạch cụ thể cho ngành sản xuất nông nghiệp, chủ động trước
những ảnh hưởng và biến động của biến đổ
i khí hậu hiện nay, cũng như các kịch
bản biến đổi khí hậu trong tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của từng loại
cây trồng trong vùng nghiên cứu.
Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của hệ thống
trong tương lai theo kịch bản biến đổi khí h
ậu của bộ Tài nguyên và Môi trường
Đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống thủy
lợi kênh Đông Củ Chi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi, Tp HCM.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứ
u

Cách tiếp cận:
Theo quan điểm hệ thống;
Theo quan điểm thực tiễn và tổng hợp đa mục tiêu;
Theo quan điểm bền vững;



4
Theo sự tham gia của người hưởng lợi.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu nhập tài liệu: điều tra thực tế, thu nhập số liệu về hiện trạng
của hệ thống thủy lợi kênh Đông của huyện Củ Chi; tài liệu khí tượng, thuỷ văn và
các kịch bản biến đổi khí hậu toàn quốc;
Phương pháp ứng dụng các lý thuyết về thủy nông, th
ủy văn;
Phương pháp phân tích tổng hợp;
Phương pháp mô hình toán, thủy văn, thủy lực;
Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp kế thừa.






5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LĨNH VỰC THỦY LỢI


1.1.Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới
1.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu và những nguyên nhân của nó
1.1.1.1 Khái niệm thời tiết-khí hậu Trái Đất
Thời tiết là trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điểm nhất định
được xác định bằng tổ hợp hoặc riêng lẻ các yếu tố khí tượng: nhiệt độ, độ ẩm, gió,
m
ưa…Thời tiết rất dễ thay đổi trong phạm vi một ngày, một giờ hay ngắn hơn.
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết trong một thời gian đủ dài
(thường là khoảng 30 năm trở lên) tại một nơi nhất định. Khí hậu có tính ổn định
tương đối.
1.1.1.2 Hệ thống khí hậu Trái Đất:
Khí quyển (78% là khí Nitơ, 21% là khí oxy, 1% là các khí khác). Đất liền
(chiếm 28% bề mặt Trái Đất, trong đó ở
Bắc bán cầu có 40% đất liền, 60% là đại
dương; ở Nam bán cầu chỉ có 19% đất liền, 81% là đại dương). Đại dương chiếm
72% bề mặt Trái Đất, khối lượng 1 tỷ 340 triệu km
3
. Băng quyển (phần lớn diện
tích Bắc Cực, Nam Cực, Greenland). Sinh quyển tồn tại chủ yếu trên đất liền và
trong đại dương.
1.1.1.3 Định nghĩa biến đổi khí hậu:
Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi các
đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu so với trung bình hoặc sự dao
động của khí hậu trong khoảng thời gian dài th
ường là hàng thập kỷ hoặc lâu hơn,
mà không kể đến các nguyên nhân.
Sau đây là định nghĩa BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt nam:
Biến đổi khí hậu (Climate Change hoặc Climatic Change) xác định sự khác biệt
giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó,
trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập




6
kỷ. Sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự
biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được.
1.1.1.4 Nguyên nhân:
Nguyên nhân của sự BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã
được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người. Các hoạt động c
ủa con
người đã tạo ra các chất thải khí nhà kính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, các hoạt
động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ
sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Có 6 loại khí nhà kính chủ yếu: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6

nguyên nhân gây ra BĐKH, được sinh ra từ các hoạt động của con người như: các
hoạt động công nghiệp (sản xuất xi măng, cán thép, sản xuất magie, nhôm…), khai
thác than, sử dụng chất đốt là nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…), sự ô nhiễm
từ các bãi rác thải, việc phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất…Nghị định thư
Kyoto được đưa ra nhằm hạn chế và ổn định sáu loạ
i khí nhà kính trên nhằm hạn
chế sự BĐKH toàn cầu.

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ tự nhiên:
Kiến tạo mảng: Sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và
đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Điều này có ảnh
hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu và các dòng tuần hoàn khí quyển-
đại dương. Hiện tượng kiến tạo mảng có th
ể làm tích trữ một lượng lớn cacbon và
làm tăng băng hà.
Hoạt động của núi lửa: Trong quá trình phun trào núi lửa các vật chất từ vỏ
và lớp phủ của Trái Đất được phun lên bề mặt theo đó các mạch nước suối nóng,
nham thạch, các hạt bụi, khí núi lửa được phun vào khí quyển trái đất. Núi lửa cũng
là một phần của chu kỳ carbon mở rộng.
Thay đổi ở đại dương: Đại d
ương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao
động ngắn hạn (vài năm hoặc đến vài thập niên) và những dao động trong khoảng
thời gian dài hơn đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương
trên thế giới.



7
Thay đổi quỹ đạo Trái Đất: Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra
những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và
cách nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng
Mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích, nhưng nó có thể gây biến
đổi mạnh mẽ
về sự phân bố các mùa và địa lý.
1.1.2. Biến đổi khí hậu toàn cầu
- Biến đổi khí hậu trong quá khứ:
Thời kỳ đầu Cambri (540-500 triệu năm trước), khí hậu Trái Đất nóng hơn
hiện nay- không có băng cả ở Bắc Cực và Nam Cực. Trong thời kì Đệ tam kéo dài

khoảng 18,5 triệu năm sau đó, khí hậu bắt đầu lạnh dần và đóng băng ở những vùng
vĩ độ cao. Cách đây khoảng 65 tri
ệu năm, xảy ra một chu kỳ băng hà và loài khủng
long bị tiêu diệt. Khoảng 2 triệu năm trước CN, Trái Đất đã trải qua nhiều lần băng
hà xen lẫn những kỳ gian băng với chu kỳ khoảng 100 nghìn năm. Trong thời kỳ Đệ
tứ (pleistocen), khi con người xuất hiện, khí hậu ấm lên. Vùng Sahara (Châu Phi) là
vùng đất trù phú với lượng mưa dồi dào, dòng chảy các sông phong phú. Thời kỳ
băng hà cuối cùng kết thúc cách đây kho
ảng 10-15 nghìn năm, đặc trưng của thời
kỳ này là sự rút lui của băng hà và sự mở rộng của các vùng than bùn, sự thay đổi
của trạng thái sông, hồ, cây cối và điều kiện sống của con người. BĐKH trong thời
kỳ lịch sử được đặc trưng bởi những biến động khí hậu với chu kỳ vài trăm năm,
trong đó bao hàm những dao động với chu kỳ ngắn hơn.
- Biến đổi khí hậu hiện đại – nóng lên toàn cầu:
Bắt đầu từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng 1850-1870). Biểu hiện đầu tiên
là sự rút lui của các sông băng ở Na Uy và trên dãy núi Anpơ. Nhiệt độ bề mặt Trái
Đất tăng lên ngày càng nhanh, nhất là từ đầu thế kỷ 20 đến nay, ở Bắc Cực và các
vùng vĩ độ cao tăng nhiều hơn so với vùng vĩ độ thấp (gấp
đôi mức trung bình toàn
cầu). Theo IPCC, trong 100 năm qua (1906-2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã
tăng 0,74
0
C. Trong 50 năm cuối, nhiệt độ trung bình tăng nhanh gấp 2 lần (0,13
0
C/1
thập kỷ). Thập kỷ 1991-2000 là thập kỷ nóng nhất kể từ 1861, thậm chí là trong
1000 năm qua ở Bắc bán cầu. 11/12 năm nóng nhất kể từ 1850 đều rơi vào thời kỳ




8
1995-2006. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên
thế giới, trong đó có liên quan đến hiện tượng ESNO.
Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc Cực đã thu hẹp 2,7%/1thập kỷ.
Riêng mùa hè giảm 7,4%/1thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở
Bắc bán cầu đã giảm 7% từ năm 1990. Những lớp b
ăng vĩnh cửu ở Greenland (Bắc
Cực) tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, độ dày lớp băng
đã giảm từ 1,2m xuống còn 0,3m. Băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ chậm hơn,
nhưng gần đây đã tăng nhanh hơn.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm
trong thời kỳ
1961-2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ
1993-2003. Tổng cộng mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng 0,17m trong thế
kỷ 20. Những biến đổi về lượng mưa và bốc hơi trên các đại dương được cho là do
độ mặn của nước biển ở vùng vĩ độ cao và trung bình giảm, trong khi ở vùng đại
dương vĩ độ thấp tăng.
(Nguồn: Hội thảo nâng cao kiến thức, nhận thức về BĐKH cho nghiên cứu sinh, học viên,
sinh viên trường ĐHTL)
1.2. Tổng quan về biểu hiện của BĐKH trong nước
1.2.1 Những biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam
Xu thế biến đổi của nhiệt độ: Trong khoảng 70 năm qua (chủ yếu là 50 năm
gần đây), nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,7
o
C. Thập kỷ 1991-2000 là thập kỷ
nóng nhất trong số liệu quan trắc. Số ngày nắng nóng tăng lên trong các thập kỷ gần
đây, nhất là Trung Bộ và Nam Bộ. Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi. Dự tính đến
cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 3
o
C (1,6-3

o
C), tăng ít hơn ở
Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, tăng nhiều hơn ở Tây Bắc, Đông Bắc và
Bắc Trung Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Xu thế biến đổi của lượng mưa: Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa
các nơi: ở Hà Nội và Tp.HCM, lượng mưa trung bình năm của các thập kỷ sau 1950
có xu thế giảm so với trước đó. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, lượng mư
a có xu thế
giảm. Riêng ở Đà Nẵng, lượng mưa có xu thế tăng, nhất là thập kỷ 1991-2000. Số



9
ngày mưa phùn giảm rõ rệt, số ngày mưa lớn và mưa trái mùa tăng lên. Dự tính đến
cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở các vùng đều tăng, 7-10% ở Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ, 2,5% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ so với trung bình thời kỳ
1989-1999. Đáng chú ý hơn là lượng mưa tăng chủ yếu do lượng mưa mùa mưa
tăng. Trái lại, lượng mưa mùa khô giảm, trong đó gi
ảm nhiều nhất ở Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ (15-20%).
Biến đổi của một số hiện tượng thời tiết khác: Số cơn bão trên Biển Đông
giảm trong 4 thập kỷ qua (1961-2000). Số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam giảm
trong thập kỷ (1991-2000). Số cơn bão mạnh nhiều hơn. Mùa bão kéo dài hơn về
cuối năm và số bão ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam có phần nhiều hơn.
Biế
n đổi của mực nước biển trung bình: Mực nước biển trung bình có xu thế
tăng 2,5-3,0cm/1thập kỷ trong khoảng 50 năm trước.
Việt Nam đứng thứ 13 trong số 16 nước hàng đầu sẽ phải chịu tác động
mạnh của hiện tượng BĐKH toàn cầu trong 30 năm tới.
(Theo báo cáo mới nhất của cơ quan phân tích rủi ro Maplecroft-Anh nhận định)


Hình 1-1: Những nước và khu vực bị ảnh hưởng c
ủa biến đổi khí hậu



10
Thông tin từ Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, theo kết quả nghiên cứu
các kịch bản về biến đổi khí hậu BĐKH những năm tới do Viện Chiến lược, Chính
sách Tài nguyên và Môi trường công bố: BĐKH trong thời gian tới sẽ tác động rất
lớn tới các nguồn nước ở Việt Nam, đặc biệt là với hai hệ thống sông lớn là sông
Hồng và sông Mê Kông. Cụ thể dòng chảy năm và dòng chảy ki
ệt có xu hướng thấp
đi, nhưng đến mùa lũ dòng chảy lại dữ dội hơn so với nhiều năm trước.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vào những năm 2070, thay đổi về thời
tiết vùng sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nước tại Đồng Bằng sông Cửu Long. Trên
các cửa sông vừa và nhỏ, dòng chảy năm có thể giảm đi. Điều đó cũng có nghĩa sự
khắc nghiệt ngày càng gia tăng đối với nguồn tài nguyên nước của Việt Nam.
1.2.2 Tổng quan về thiên tai lũ lụt, hạn hán của Việt Nam và vùng nghiên cứu
1.2.2.1. Tổng quan về thiên tai lũ lụt, hạn hán của Việt Nam
Theo báo cáo về Chỉ số rủi ro Khí hậu toàn cầu 2010 do tổ chức
Gernmanwatch công bố ngày 8/12, Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh
hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thậ
p kỷ trở lại đây và
đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008. Theo đó, 10 quốc gia chịu ảnh hưởng
lớn nhất gồm Bangladesh, Myanmar, Honduras, Việt Nam, Nicaragoa, Haiti, Ấn
Độ, Cộng Hòa Đominicana, Philippines và Trung Quốc, đây đều là những nước
có mức thu nhập thấp. Trong giai đoạn từ 1990-2008, tại các nước này xảy ra
11.000 trận bão, lũ và hạn hán khiến gần 600.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại
1.700 tỷ USD. Riêng ở Vi

ệt Nam, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466
người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão Châu
Á-Thái Bình Dương–một trong 5 ổ bão lớn của thế giới. Cùng với đặc thù đó,
những nguyên nhân chủ quan do con người tạo ra như chặt phá rừng và kahi thác
rừng bừa bãi khiến rừng bị tàn phá nặng nề, khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên không có kiểm soát làm đấ
t đai bị xói mòn, sự gia tăng ồ ạt của các chất thải
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên



11
dẫn đến Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai phổ biến
như bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm, rét hại. Nước ta nằm trong số
10 nước hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới. Những năm gần đây, thiên tai
diễn ra bất thường, cực đoan hơn và gia tăng về quy mô. Chắc hẳn nhiề
u người
trong chúng ta vẫn chưa thể quên cơn bao Chanchu và Ketsana, nó đã đi qua song
còn đó những nỗi đau trong trái tim của những người trực tiếp gánh chịu hậu quả.
Gần 10 năm không có bão lớn, chỉ vì sự chủ quan của các cơ quan chức năng và
người dân đã khiến siêu bão Chanchu (2006) gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Sau đó 3 năm, cơn bão Ketsana (2009) đã tàn phá 14 tỉnh Miền Trung và Tây
Nguyên. Việt Nam là một đất n
ước được xem là nhiều thiên tai, đặc biệt là các thiên
tai đến từ sông, biển và khí quyển. Hay nói cách khác đi là thiên tai ở Việt Nam đều
có liên quan ít nhiều đến nước. Thiên tai là một trong các nguyên nhân chính làm
cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam.
1.2.2.2. Tổng quan về thiên tai lũ lụt của vùng nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất và là trung tâm kinh tế của cả

nước với sự đóng góp 20% vào GDP quốc gia và 30% vào tổng giá trị xuấ
t khẩu
(Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư & Thương mại Tp.HCM 2008). Mặc dù có vai trò
quan trọng chiến lược trong nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên TP HCM lại nằm trên
một nền đất thấp và dễ dàng bị ngập do mưa lớn, nước lũ thượng nguồn hay triều
cường. Theo Trung tâm Chống ngập của thành phố, 60% diện tích toàn thành phố
có cao độ thấp hơn 2m, trong khi mực nước cao nhất tại trạm Phú An trên song Sài
Gòn và gần trung tâm thành phố có thể
đạt 1,55m cộng thêm 1m nước biển dâng
vào cuối thế kỷ sẽ gây ngập phần lớn diện tích thành phố. Hơn nữa, tốc đội lún gần
15mm/năm hiện nay tại nhiều điểm trong thành phố sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề
ngập lụt (Theo Tuổi trẻ 1/12/2010). Hiện nay, cả thành phố có hơn 100 điểm ngập,
tổng cộng 154/322 xã phường ghi nhận bị ngập lụt thường xuyên. Trong điều kiện
khí hậu cá biệt như cơn bão Linda năm 1997 thì 48% dân số thành phố sẽ chịu cảnh
ngập lụt (ICEM 2010). Trong tương lai, rủi ro của thành phố có thể còn trầm trọng
hơn khi hệ quả của BĐKH tác động vào vùng đất này. Một báo cáo khác của Ngân



12
hàng Thế giới (Dasgupta et al 2009) xếp TP.HCM vào danh sách 25 thành phố rủi
ro nhất thế giới về quy mô dân số chịu ảnh hưởng của các cơn bão liên quan tới
BĐKH. Nghiên cứu của Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế (ICEM 2009) dự
báo tới năm 2050, 50% các nhà máy nước, 60% các nhà máy xử lý nước thải,, 90%
diện tích các bãi rác thải và 30% đến 7% hệ thống giao thông bao gồm đường cao
tốc, cảng và hệ thống metro có nguy cơ ngập lụt. Vô hình chung, mối quan ngạ
i địa
phương về vấn đề ngập lụt trong đô thị hiện tại đã được liên hệ với nhận thức toàn
cầu về rủi ro BĐKH trong tương lai.


Hình 1-2: Bản đồ các trạm thủy văn trong lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn
1.3 Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tổng quan về nghiên cứu BĐKH trên thế giới
Từ
những năm 1824 trên thế giới đã có những nghiên cứu về BĐKH như
nghiên cứu của nhà vật lý người Pháp, Joseph Fourier, ông miêu tả hiện tượng hiệu



13
ứng nhà kính: “Nhiệt độ của Trái Đất có thể tăng lên do sự thay đổi của các thành
phần trong bầu không khí bởi sức nóng, trong quá trình chuyển hóa nhiệt năng, khí
quyển hấp thụ nhiệt năng Mặt Trời nhiều hơn là phản xạ nó trở lại không gian vũ
trụ”. Các nhà khoa học trên thế giới không ngừng nghiên cứu và đưa ra những nhận
xét về sự biến đổi của khí hậu và nh
ững ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu;
Năm 1990: Báo cáo đánh giá lần thứ nhất của IPCC đã được đưa ra. Báo cáo
đánh giá và đưa ra kết luận là trong suốt một thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình toàn
cầu sẽ tăng lên 0,3
0
C – 0,6
0
C. Các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của con người
đã thải nhiều khí nhà kính làm nồng độ khí nhà kính tăng cao hơn rất nhiều so với
nồng độ tự nhiên của chúng trong khí quyển và đây chính là nguyên nhân cơ bản
gây ra sự nóng lên toàn cầu. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 (năm 1995), lần thứ 3 (năm
2001) và báo cáo lần thứ 4 (năm 2007) đã đánh giá và đưa ra kết luận cho thấy hơn
90% tác nhân gây ra Biến đổi khí hậu ngày nay là do hoạ
t động của con người trong
đó bao gồm các phát thải khí nhà kính;

Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam của nhóm nghiên cứu
thuộc trường Đại học Oxford, Vương quốc Anh;
Sản phẩm của mô hình khí hậu toàn cầu (MRI-AGCM) với độ phân giải 20
km của Viện Nghiên cứu Khí tượng thuộc Cục Khí tượng Nhật Bản, trích dẫn một
sản phẩm của mô hình MRI-AGCM đối với nhiệt độ cho khu vự
c Việt Nam theo
kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức trung bình). Số liệu của vệ tinh
TOPEX/POSEIDON và JASON 1 từ năm 1993.
1.3.2 Tổng quan về nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam
Trong những năm qua, Viện Khí tượng thủy văn (KTTV) đã thực hiện nhiều
nội dung hợp tác quốc tế trong nghiên cứu BĐKH và Môi trường, trong đó có một
số kết quả nổi bật sau:
Hoàn thành dự án: “ Nghiên cứu chiến lược giảm khí nhà kính với chi phí
thấp nhất cho Châu Á” (ALGAS) – Hợp tác với UNDP và ADB.
Hợp tác với UNEP, thực hiện “ Thông báo Quốc gia của Việt Nam về
BĐKH”



14
Nghiên cứu xói mòn Tây Nguyên và xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu
Long với Ủy hội Mê Kông quốc tế.
Hoàn thành các nghiên cứu với UNEP – RISO về chi phí giảm khí nhà kính.
Hoàn thành dự án nghiên cứu hợp tác với Đan Mạch: “Lợi ích của việc thích nghi
với BĐKH của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn”.
Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng năm 1994 trong Báo cáo về biế
n
đổi khí hậu ở châu Á do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ;
Kịch bản biến đổi khí hậu trong Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công
ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, (Viện KH KTTVMT, 2003);

Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần
mềm MAGICC/SCEN GEN 4.1) và phương pháp chi tiết hóa (Downscaling) thống
kê cho Việt Nam và các khu vực nhỏ hơn (Viện KH KTTVMT, 2006);
Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng cho dự thảo Thông báo lần hai của Việt
Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Viện KH
KTTVMT, 2007);
Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần mềm
MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê (Viện KH
KTTVMT, 2008);
Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Việt Nam được xây dựng bằng phương
pháp động lực (Viện KH KTTVMT, SEA START, Trung tâm Hadley, 2008).
Số li
ệu quan trắc mực nước biển tại các trạm của Việt Nam. Các nghiên cứu
của Việt Nam về nước biển dâng như công trình Thủy triều biển Đông và sự dâng
lên của mực nước ven bờ Việt Nam; Đánh giá sự huỷ hoại do mực nước biển dâng
của Trung tâm Hải văn (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ TNMT).
1.4. Các kịch bản BĐKH ở Việt Nam
Nh
ận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Một trong những nội dung
quan trọng của Chương trình là xây dựng và cập nhật kịch bản BĐKH. Đây là định
hướng để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động có thể của BĐKH đối với

×