Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư và XUẤT NHẬP KHẨU máy VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.21 KB, 36 trang )

Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
DANH MỤC BẢNG
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
MỤC LỤC
Nhóm SVTH: 02- Lớp: CDTD13TH
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
cùng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư
vào một dự án nào đó và họ mong muốn với sự đầu tư này sẽ đnhóm em lại lợi nhuận
cao nhất với doanh thu tốt nhất. Vậy để làm được điều này ngoài việc bỏ nguồn vốn ra
thì các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp,
chiến lược, chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Trong quá trình thực tập tại
Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam nhóm nhóm em nhận thấy
công ty cần phải nắm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến
tình hình tài chính của mình. Do đó, nhóm em quyết định chọn đề tài: “Phân tích báo
cáo tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam” để làm đề tài
thực tập tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công ty
thông qua các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những giải pháp thích
hợp để gia tăng nguồn vốn công ty và nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của công
ty.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt
Nam, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng báo cáo
lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: Phương pháp thống kê,


phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích báo cáo tài chính của công ty.
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 3
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và
Xuất nhập khẩu máy Việt Nam thông qua các số liệu thống kê trong Bảng cân đối kế
toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Bảng báo cáo lưu chuyển
tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính của năm 2012 và năm 2012
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài hoàn thành với nội dung 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và
Xuất nhập khẩu máy Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác tài chính tại
Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam.
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 4
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp,
công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế
toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý
kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa
các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi.
1.1.2. Đối tượng của phân tích tài chính
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt
động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ báo cáo tài

chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào
các mối quan hệ báo cáo tài chính đa dạng và phức tạp.
Như vậy,đối tượng của phân tích tài chính ,về thực chất là các mối quan
hệ kinh tế phát sinh trong qua trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới
các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
Có nhiều đối tược quan tâm đến tình hình báo cáo tài chính của doanh
nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi đối
tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau.
1.1.4. Tổ chức công tác phân tích tài chính
Quá trình tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính được tiến hành tùy
theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp,
đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra
quyết định.công tác tổ chức phân tích phải làm sao thỏa mãn cao nhất cho nhu
cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau.
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 5
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.2.1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính
1.2.1.1. Thu thập thông tin
Phân tích báo cáo tài chính sử mọi nguồn thông tin có khả năng giải và
thuyết minh hoạt động tài chính ,hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp,phục vụ cho quá trình dự đoán,đánh giá ,lập kế hoạch.
1.2.1.2. Xử lý thông tin
Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp thông tin theo một mục tiêu nhất định
để nhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của kết quả đạt
được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
1.2.1.3. Dự toán và ra quyết định
Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động báo cáo tài chính nhằm

đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là
tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu.
1.2.1.4. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính
Bảng cân đối kế toán : là bảng báo cáo báo cáo tài chính mô tả tình
trạng báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.
Nó gồm được thành lập từ 2 phần: tài sản và nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo báo cáo tài
chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh
trong một niên độ kế toán, dưới hình thức tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh 4 nội dung cơ bản:
doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, lãi, lỗ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của
doanh nghiệp.
Thông tin về lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp các đối tượng sử
dụng báo cáo báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản
tiền và sử dụng các khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 6
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
1.3. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ BÁO CÁO TÀI CHÍNH .
Phân tích chỉ số báo cáo tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan
trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính . Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ
số báo cáo tài chính có thể chia thành:
- Hệ số khả năng thanh toán.
- Hệ số hoạt động.
- Hệ số đòn bẩy tài chính .
- Hệ số khả năng sinh lời.
1.3.1 Các hệ số khả năng thanh toán.
a.) Tỷ số thanh toán hiện thời ( tỷ số thanh toán ngắn hạn ).

Công thức:
Khả năng thanh toán
hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

b) Tỷ số thanh toán nhanh ( Acid test).
Công thức:
Khả năng thanh toán
nhanh
=
Tài sản ngắn hạn +Đầu tư TSNH + Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn - tồn kho
Nợ ngắn hạn
1.3.2 Các hệ số hoạt động.
a) Vòng quay khoản phải thu.
Công thức:
Vòng quay khoản
phải thu
=
Doanh thu thuần bán tín dụng
Khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình = Khoản phải thu * 360
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 7
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện

quân
Doanh thu thuần bán tín dụng
b) Vòng quay hàng tồn kho.
Công thức:
Vòng quay hàng
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân
Thời gian giải toả
tồn kho
=
Tồn kho bình quân * 360
Giá vốn hàng bán
c) Vòng quay tài sản cố định
Công thức:
Vòng quay tài sản
cố định
=
Doanh thu thuần
Tài sản cố định bình quân

1.4.3 Hệ số đòn bẩy tài chính .
a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ
sử dụng nợ của công ty so với tài sản.
Công thức:
Tỷ số nợ =
Tổng nợ
Tổng tài sản


b) Tỷ số khả năng trả lãi ( Ability to pay interest ) hay tỷ số trang trải
lãi vay.
Công thức:
Thông số khả năng
trả lãi vay
=
EBIT
Lãi vay
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 8
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Do khoản chi phí trả lãi vay được lấy từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay
( EBIT ), sau đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành
cho chủ sở hữu. Vì vậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng
đảm bảo cho việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn.
1.3.4 Hệ số khả năng sinh lời.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả
của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật,
quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( Lợi nhuận gộp biên ) có thể tính cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận.
Công thức:
Lợi nhuận gộp biên =
Lợi nhuận gộp
Doanh thu thuần
Công thức:
Lợi nhuận ròng biên =

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
b) Tỷ suất sinh lời trên tài sản ( Return on Asset – ROA ).
Công thức:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
*
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 9
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
ROA
=
Lợi nhuận ròng biên * Vòng quay tài sản
c) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( Return On Equity – ROE ).
Công thức:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
*
Doanh thu thuần
*
Tổng tài sản
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
= Lợi nhuận ròng biên * Vòng quay tài sản * Số nhân vốn chủ

Số nhân của vốn chủ là tương quan giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu,
thể hiện số lượng vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho các tài sản ở công
ty.
Số nhân của
vốn chủ
=
Tài sản
=
1
Vốn chủ sở hữu 1 – ( Tỷ số nợ/ Tài sản)
Mối quan hệ giữa ROE và ROA : ROE = ROA * số nhân vốn chủ
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 10
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
MÁY VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
MÁY VIỆT NAM
Tên viết tắt: VEXIMCO., JSC
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM MACHINERY IMPORT EXPORT
AND INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Loại hình công ty: Công ty Cổ phần
Trụ sở chính: Số 33/73, phố Tây Trà, Phường Trần phú, Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: P.706 Tòa nhà CT1-1, KĐT Mễ Trì Hạ, Từ Liêm,
Hà Nội
Tel: 04.37877792 Fax: 04.37877753
Nhóm em ail: Website:

Giấy đăng ký kinh doanh số 0104978121 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp
Hà Nội cấp ngày 03 tháng 11 năm 2008
Mã số thuế: 0104978121
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng)
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
Tổng số cổ phần: 30.000
Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam thành lập năm
2008.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sau: Xuất nhập khẩu vật liệu, thiết bị
lắp đặt trong xây dựng; xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng công
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 11
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
nghiệp, nông nghiệp; xây dựng điện dân dụng và điện công nghiệp; cổng thông
tin và xúc tiến thương mại và các ngành nghề kinh doanh khác.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện công ty chỉ kinh doanh
khi có đủ điều kiện theo quy định của Pháp Luật.
2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình huy động vốn
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong 2 năm phân tích tình hình
huy động vốn
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 12
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Bảng 2.1: Bảng đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn của công ty
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 13
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Nhận xét
Về nguồn vốn, vào năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty giảm
1.723.520.053 đồng, tương ứng 46,81% so với năm 2011. Điều này cho thấy
hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà giảm sút, cần có những biện

pháp nhằm huy động nguồn vốn chủ sở hữu để hoạt động của công ty vững
mạnh hơn.
Nguồn vốn chủ sở hữu giảm do vốn đầu tư của chủ sở hữu giữ nguyên
qua 2 năm trong khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ mạnh. Điều này ảnh
hưởng kéo theo sự giảm xuống của tổng Nguồn vốn.
Trong 2 năm qua, Tài sản và nguồn vốn của công ty có sự giảm xuống.
Điển hình là tài sản ngắn hạn giảm và vốn chủ sở hữu giảm tác động tới tài sản
và nguồn vốn của công ty.
Vì vậy công ty cần phải xem xét lại tìm biện pháp khắc phục cho về lượng
tiền mặt sao cho phù hợp, bên cạnh đó cần phải giảm lượng hàng tồn kho xuống
hơn nữa bằng cách là giảm giá và khuyến mãi khi khách hàng đến ký hợp đồng.
Công ty cần có những điều chỉnh các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán để các chỉ tiêu phát sinh hợp lý, những năm tiếp theo công ty kinh doanh có
hiệu quả hơn.
2.2.2. Phân tích khái quát mức độ độc lập của doanh nghiệp
Bảng 2.2. Bảng phân tích khái quát mức độ độc lập
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 14
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện

Nhận xét
Qua bảng phân tích khái quát mức độ độc lập của doanh nghiệp ta thấy
năm 2012 hệ số tại trợ giảm so vơi năm 2011 là 38%, năm 2012 chênh lệch với
năm 2011 là giảm 0.16 lần. Cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của
doanh nghiệp cao
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2012 là 1.958.154024 đồng, năm
2011 là 3.681.674.077 đồng cho thấy mức độ biến động giảm khả năng không
tự chủ của doanh nghiệp cao
Hệ số tài trợ tài sản dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 64.84%
điều này chứng tỏ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thiếu và không đủ để
trang trải tài sản dài hạn. mức độ độc lập thấp của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều

khó khăn trong thanh toán các khoản nợ
Hệ số tài trợ tài sản cố định năm 2012 giảm so với năm 2011 là 64.37%
cho thấy doanh nghiệp phải có phương hướng kịp thời không dẫn đến không đủ
để trang trải tài sản cố định công ty sẽ bị phá sản
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 15
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
2.2.3. Phân tích đánh giá khái quát khả năng thanh toán
Bảng 2.3. Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Cuối năm
Cuối năm 2012 so với
cuối năm 2011
2011 2012
Chênh
lệch lần
Tỷ lệ
(%)
A B C D E
Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát (lần)
1.69 1.33 -0.36 -21.30
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn (lần)
1.39 0.92 -0.47 -33.81
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh (lần)
0.75 0.56 -0.19 -25.33
Hệ số khả năng thanh toán
tức thời (lần)
0.57 0.02 -0.55 -96.49

Hệ số khả năng thanh toán
nợ dài hạn
0.43 1.23 0.8 1.86
Nhận xét:
- Qua bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán của công ty cho thấy
hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) của năm 2012 nhỏ hơn năn 2011
là (-21.30% ), chênh lệch lần là (-0.36 ) lần so với năm 2011. Điều này chứng tỏ
công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) cho thấy khả năng thanh
toán của năm 2012 nhỏ hơn năm 2011 là (-33.81%), chênh lệch lần là (-0.47 )
lần so với năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty không có khả năng thanh toán
ngay các khoản nợ ngắn hạn căn cứ vào tài sản ngắn hạn nào có khả năng thanh
toán bằng tiền nhanh nhất. Vậy công ty không có đủ khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn, nếu không có phương pháp công ty se dẫn bất ổn và phá sản
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần) năm 2012 nhỏ hơn so với năm
2011 là (-25.33%) , chênh lệch (-0.55) lần so với năm 2011. Điều này chứng tỏ
công ty không có khả năng thanh toán nhanh
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2012 thấp hơn nă 2011 là
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 16
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
(- 96.49%), chênh lệch (-0.55) lần so với năm 2011. Điều này chứng tỏ
công ty không có khả năng thanh toán tức thời, công ty cần phải áp dụng các
biện pháp khẩn cấp trong vòng 3 tháng
- Hệ số khả năng thanh toán dài hạn năm 2012 nhỏ hơn năm 2011 là
(-1.86%) lần chênh lệch lần là (-0.63) so với năm 2011. Điều này cho thấy
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ
không gặp khó khăn trong thanh toán .
Từ bảng phân tích trên ta thấy công ty cần phải có hướng giải quyết nhanh
khả năng thanh toán nhanh và dài hạn
2.2.4. Phân tích đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có bảng sau:
Bảng 2.4: Bảng đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của công ty
Chỉ tiêu
Năm
Năm 2012 so với
năm 2011
2011 2012
Chênh
lệch lần
Tỷ lệ
(%)
A B C D E
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (lần) 0.47 - 0.12 -0.35 -74.46
Sức sinh lợi của doanh thu thuần (lần) 0.077 -0.092 -0.169 -24.14
Sức sinh lợi kinh tế của tài sản (lần) 0.58 -0.23 -0.25 -43.1
Nhận xét và kết luận
Qua bảng đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của công ty ta thấy:
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2012 thấp hơn năm 2011 là -74.46%
. Điều này chứng tỏ sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thấp, hiệu quả kinh doanh
thấp
Sức sinh lợi doanh thu thuần của năm 2012 nhỏ hơn năm 2011 là
(-24.14%). Điều này chứng tỏ doanh thu giảm hơn so với năm 2011 là
-0.169 lần . Nhưng khả năng sinh lợi của công ty rất thấp.
Sức sinh lợi kinh tế của tài sản (lần) năm 2012 nhỏ hơn năm 2011 là
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 17
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
(-43.1%). Điều này chứng tỏ sức sinh lợi kinh tế của tài sản giảm - 0.05
lần so với năm 2011, do sức sinh lợi kinh tế tài sản thấp nên doanh thu và hiệu
quả kinh doanh của công ty thấp
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 18

Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
2.2.5. Phân tích cấu trúc tài chính
2.2.5.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Bảng 2.5. Bảng đánh giá cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm 2011
Năm 2011 Năm 2012
Số tiền ( đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền (đồng)
Tỷ
trọng(%
)
Số tiền ( đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
A. Tài sản ngắn hạn 7.371.465.768 82.13 5.391.214.023 69.06 -1.980.251.745 -26.86 169.36
I. Tiền và tương đương tiền 3.022.036.496 33.67 74.595.750 0.96 -2.947.440.746 -97.53 252.08
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00 0.00 0 0.00 0.00
III. Phải thu ngắn hạn 808.580.034 9.01 1.710.419.051 21.91 901.839.017 111.53 -77.13
IV. Hàng tồn kho 3.401.803.068 37.90 3.319.320.363 42.52 -82.482.705 -2.42 7.05
V. Tài sản ngắn hạn khác 139.046.170 1.55 286.878.859 3.67 147.832.689 106.32 -12.64
B. Tài sản dài hạn 1.604.379.540 17.87 2.415.385.624 30.94 811.006.084 50.55 -69.36
I. Phải thu dài hạn 24.316.551 0.27 24.316.551 0.31 0 0.00 0.00
II. Tài sản cố định 1.580.062.989 17.60 2.391.069.073 30.63 811.006.084 51.33 -69.36
III.Bất động sản đầu tư

-
0.00 0.00 0 0.00 0.00
IV.Đầu tư tài chính dài hạn 0.00 0.00 0 0.00 0.00
V. Tài sản dài hạn khác 24.316.551 0.27 24.316.551 0.31 0 0.00 0.00
Tổng số tài sản 8.975.845.308 100.00 7.806.599.647 100.00 -1.169.245.661 -13.03 100.00
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 19
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Nhận xét
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là
1.980.251.745 đồng, tương ứng 26,86%.
Tài sản ngắn hạn giảm xuống do các yếu tố sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Dựa vào bảng trên ta dễ dàng
thấy được tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm
2.947.440.746 đồng, tương ứng 97,53% của năm 2012 so với năm 2011 .
Sự giảm xuống của tiền và các khoản tương đương tiền là xấu bởi vì nó
sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm
giảm tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng
tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm, vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền
mặt dự trữ lên và điều tiết một cách hợp lí.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn năm
2012 so với năm 2011 tăng 901.839.017 đồng. Việc tăng các khoản phải thu
ngắn hạn lên cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty khá tốt, giảm bớt
được lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán cũng như hạn chế được số vốn
bị chiếm dụng.
Nguyên nhân các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên do chỉ tiêu phải thu
khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên: Năm 2012 so với năm 2011 ,
phải thu khách hàng tăng 837.165.256 đồng còn trả trước cho người bán tăng
64.673.761 đồng, tương ứng 10,14%.
Phải thu khách hàng và trả trước cho người bán ảnh hưởng trực tiếp đến
các khoản phải thu ngắn hạn, cũng ảnh hưởng phần nào đấy đến sự tăng giảm

của tài sản ngắn hạn.
Hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho năm 2012 giảm 82.482.705 đồng,
tương ứng 2,42% so với năm 2011 . Hàng tồn kho là nhân tố tác động đến sự
tăng giảm tài sản ngắn hạn.
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 20
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Tài sản ngắn hạn khác: của công ty tăng lên do thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ khi nhập khẩu hàng hóa, năm 2012 tăng 147.832.689 đồng so
với năm 2011 .
Tài sản ngắn hạn khác là nhân tố tác động trực tiếp tới sự tăng giẩm của
tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tài sản dài hạn của công ty năm
2012 tăng 811.006.084 đồng, tương ứng 50,55% so với năm 2011 .
Tài sản dài hạn tăng lên do tài sản cố định tăng lên, ảnh hưởng đến tổng
Tài sản nhưng vì tài sản ngắn hạn giảm khá mạnh nên kéo theo tổng Tài sản
giảm xuống.
Tổng Tài sản giảm do hàng tồn kho giảm nhiều, bên cạnh đó tiền và các
khoản tương đương tiền giảm điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty. Vì
vậy công ty cần phải sớm tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên.
2.2.5.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 21
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm 2011
Năm 2011 Năm 2012
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ trọng

(%)
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ
trọng(%
)
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
A. Nợ phải trả
5294171231 58.98 5848445623 74.92
554274392 10.47
-47.40
I. Nợ ngắn hạn
5294171231 58.98 5848445623 74.92
554274392 10
-47.40
1.Vay ngắn hạn
3100000000 34.54 1750000000 22.42
-1350000000 -44
115.46
2.Phải trả cho người bán
1552959363 17.30 1276407552 16.35
-276551811 -18
23.65
3.Phải trả khác

641211868 7.14 2822038101 36.15
2180826233 340
-186.52
II. Nợ dài hạn
0 0.00 0 0.00
0 0
0.00
Vay dài hạn
0 0.00 0 0.00
0 0
0.00
B VỐN CHỦ SỞ HỮU
3681674077 41.02
1958154024
25.08
-1723520053 -47
147.40
I.Vốn chủ sở hữu
3681674077 41.02 2300797500 29.47
-1380876577 -38
118.10
1 .VĐT của CSH
0 0.00 0 0.00
0 0
0.00
2.Quỹ đầu tư phải trả
0
0.00
0
0.00

0 0
0.00
3.Lợi nhuận chưa phân phối
1380876577 15.38 -342643476 -4.39
-1723520053 -125
147.40
II.NKP và quỹ khác
0 0.00 0 0.00
0 0
0.00
Quỹ KT,PT
0 0.00 0 0.00
0 0
0.00
Tổng nguồn vốn
8975845308 100.00 7806599647 100.00
-1169245661 -13
100.00
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 22
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Nhận xét:
Phân tích sự biến động của nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty năm 2012 tăng 554.274.392 đồng, tương ứng với
10,47% so với năm 2011 .
Khi công ty bỏ ra một khoản nợ phải trả khá lớn thì công ty cần trang bị
cho mình một lượng tiền vốn để chi trả cho phần lãi của khoản nợ phải trả. Nó
sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau.
Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu
Năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty giảm 1.723.520.053 đồng, tương
ứng 47% so với năm 2011. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty

đang trên đà giảm sút, cần có những biện pháp nhằm huy động nguồn vốn chủ
sở hữu để hoạt động của công ty vững mạnh hơn.
Nguồn vốn chủ sở hữu giảm do vốn đầu tư của chủ sở hữu giữ nguyên
qua 2 năm trong khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ mạnh. Điều này ảnh
hưởng kéo theo sự giảm xuống của tổng Nguồn vốn.
Trong 2 năm qua, Tài sản và nguồn vốn của công ty có sự giảm xuống.
Điển hình là tài sản ngắn hạn giảm và vốn chủ sở hữu giảm tác động tới tài sản
và nguồn vốn của công ty.
Vì vậy công ty cần phải xnhóm em xét lại tìm biện pháp khắc phục cho
về lượng tiền mặt sao cho phù hợp, bên cạnh đó cần phải giảm lượng hàng tồn
kho xuống hơn nữa bằng cách là giảm giá và khuyến mãi khi khách hàng đến ký
hợp đồng.
Công ty cần có những điều chỉnh các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán để các chỉ tiêu phát sinh hợp lý, những năm tiếp theo công ty kinh doanh có
hiệu quả hơn.
Đánh giá mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Đối với một doanh nghiệp khi lên báo cáo tài chính phải đảm bảo nguyên
tắc chung là tổng Tài sản = tổng Nguồn vốn.
Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản
cao sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tự
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 23
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
thanh khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước
sẽ được báo cáo trước.
Bảng 2.7:. Tình hình tài sản và nguồn vốn:
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
Năm 2011 Năm 2012
So sánh
(+/-) %
8.975.845.308 7.806.599.647

(1.169.245.661) (13,03)
Dựa vào bảng trên ta thấy tổng Tài sản và tổng Nguồn vốn của công ty
giảm qua 2 năm, năm 2012 giảm 1.169.245.661 đồng, tương ứng với 13,03% so
với năm 2011 . Nguyên nhân do trong năm 2012 , tình hình kinh tế Thế Giới và
trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, dẫn đến
tình hình tài sản và nguồn vốn giảm sút.
2.2.6. Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ luân chuyển vốn
Mối quan hệ này thể hiện qua đẳng thức sau:
Năm 2012
Vốn chủ sở hữu = tài sản ngắn hạn ban đầu + tài sản dài hạn ban đầu
1.958.154.024 < 5.391.214.023 + 2.415.385.624
Do tài sản ngắn hạn và dài hạn ban đầu lớn hơn vốn chủ sở hữu nên số
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ hơn số tài sản ban đầu
Để có số tài sản ban đầu doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn
từ ngoài, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không đáp ứng đủ về vốn kinh
doanh
Để có quan hệ cân đối ta có đẳng thức như sau:
Vốn chủ sở hữu + vốn vay hợp pháp = Tài sản ngắn hạn ban đầu + tài
sản dài hạn ban đầu
1.958.154.024 + 1.750.000.000 < 5.391.214.023 + 2.415.385.624
Do tài sản ngắn hạn và dài hạn ban đầu lớn hơn vốn chủ sở hữu và vốn
vay hợp pháp. Vậy doanh nghiệp đi vay cũng không đáp ứng đủ về vốn kinh
doanh
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 24
Bài tiểu luận phân tích báo cáo tài chính GVH: TH.S. Lê Đức Thiện
Mặt khác do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán tổng số tài sản
luôn bằng tổng số nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu + vốn vay hợp pháp + nguồn vốn thanh toán = tài sản
ngắn hạn ban đầu + tài sản dài hạn ban đầu + tài sản thanh toán
1.958.154.024 + 1.750.000.000 + 5.140.291.599 = 5.391.214.023 +

2.415.385.624
2.2.7. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.2.7.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả
a. Phân tích tình hình công nợ phải thu năm 2012
Số vòng quay phải thu
khách hàng
=
17.397.374.251
2.115.336.737
Số vòng quay phải thu
khách hàng
= 8.22
Qua kết quả tính được trên ta biết số vòng quay của doanh nghiệp là 8
vòng cho thấy doanh nghiệp thu hồi hàng chậm
b. Phân tích tình hình công nợ phải trả
Số vòng quay phải trả người bán năm 2012
Số vòng quay phải trả người
bán
=
Giá vốn hàng bán
Số dư bình quân phải trả người bán
Số vòng quay phải trả
người bán
=
16.795.843.026
= 3.01
5.571.308.427.05
1
Qua kết quả tính được trên ta biết số vòng quay của doanh nghiệp là 3
vòng quay cho thấy doanh nghiệp không có khả năng thanh toán vốn kịp thời

2.2.7.2. Phân tích tình hình khả năng thanh toán
a. Phân tích khả năng thanh toán
Nhóm SVTH: 06- Lớp: CDTD13TH Trang: 25

×