BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
PHÍ THỊ LAN ANH
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SUỐI CHOANG, TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60 - 58 - 03 - 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGÔ THỊ THANH VÂN
Hà Nội - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
PHÍ THỊ LAN ANH
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SUỐI CHOANG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
PHÍ THỊ LAN ANH
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SUỐI CHOANG, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số:60-58-03-02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGÔ THỊ THANH VÂN
Hà Nội – 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS NGÔ THỊ THANH VÂN, và những ý kiến về
chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình, khoa Kinh tế và
Quản lý – Trường Đại học Thủy lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã chỉ bảo
và hướng dẫn khoa học và cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Phí Thị Lan Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
ai công bố trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Phí Thị Lan Anh
MỤC LỤC
30TMỞ ĐẦU30T Error! Bookmark not defined.
30TCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
ĐIỆN
30T 4
30T1.1 KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ30T Error! Bookmark not defined.
30T1.2 PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH ĐIỆN30TError! Bookmark not defined
30T1.2.1 Đặc trưng đầu tư ngành điện30T Error! Bookmark not defined.
30T1.2.2 Phân loại dự án thủy điện30T Error! Bookmark not defined.
30T1.3 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ30TError! Bookmark no
30T1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư30T Error! Bookmark not defined.
30T1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư30T Error! Bookmark not defined.
30T1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng30T Error! Bookma
30T1.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
30T Error! Bookmark not defined.
30T1.4.1 Khái quát về hiệu quả đầu tư30T Error! Bookmark not defined.
30T1.4.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án30T Error! Bookmark not defined.
30T1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH
CỦA DỰ ÁN THỦY
30T 24
30T1.5.1 Yếu tố về tự nhiên30T 24
30T1.5.2 Yếu tố về chính sách kinh tế30T 27
30T1.5.3 Yếu tố về chính trị và suy thoái kinh tế30T 27
30T1.5.4 Yếu tố về công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư30T 28
30T1.6 Kết luận chương I30T 29
30TCHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT
NAM VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
SUỐI CHOANG
30T 30
30T2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN VIỆT NAM30T 30
30T2.1.1 Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam30T 30
30T2.1.2 Vai trò của ngành điện30T 31
30T2.1.3 Hiện trạng nguồn điện Việt Nam30T Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Tình hình tiêu thụ điện…………………………………………………36
30T2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
30T 37
30T2.2.1 Tổng quan về thuỷ điện ở Việt Nam30T 37
30T2.2.2 Lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện30T 39
30T2.2.3 Hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện30T 45
30T2.3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SUỐI CHOANG
30TError! Bookmark not defined.
30T2.3.1 Giới thiệu chung về dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối
Choang
30T Error! Bookmark not defined.
30T2.3.2 Nhiệm vụ của dự án30T 53
30T2.3.3 Cơ sở pháp lý lập dự án đầu tư30T 54
30T2.3.4 Các phương án kiến nghị và quy mô công trình30T 55
30T2.3.5 Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối
Choang
30T 56
30T2.4 NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SUỐI CHOANG
30TError! Bookmark not defined
30T2.4.1 Phân tích hiệu quả tài chính30T Error! Bookmark not defined.
30T2.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội30T 64
30T2.4.3 Phân tích rủi ro của dự án30T 64
30T2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 230T 67
30TCHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SUỐI
CHOANG
30T 68
30T3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN30T 68
30T3.1.1 Tổng mức đầu tư30T 68
30T3.1.2 Nguồn vốn xây dựng nhà máy30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2 CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ HÀNG NĂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SUỐI CHOANG
30TError! Bookmark not defined.
30T3.2.1 Chi phí vận hành bảo dưỡng (Chi phí O&M)30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2.2 Chi phí nguyên nhiên liệu30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2.3 Chi phí thuế tài nguyên30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2.4 Chi phí thuế VAT30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2.5 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2.6 Chi phí khấu hao tài sản cố định30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2.7 Chi phí khác30T Error! Bookmark not defined.
30T3.2.8 Trả lãi vay30T 76
30T3.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN30T 76
30T3.3.1 Phân tích hiệu quả tài chính30T 76
30T3.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội30T 79
30T3.4 PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN30T 79
30T3.4.1 Phân tích rủi ro trong phân tích tài chính của dự án30T 79
30T3.4.2 Phân tích rủi ro trong phân tích kinh tế- xã hội của dự án30T 88
30T3.4.3 Đánh giá và giải pháp30T 96
30T3.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 330T 97
30TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ30T 98
30TTÀI LIỆU THAM KHẢO 30T
Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
30TBảng 2-1: Điện thương phẩm kế hoạch và thực tế30T 33
30TBảng 2-2: Công suất lắp đặt kế hoạch và thực tế30T 33
30TBảng 2-3: Nhu cầu và phát triển thủy điện30T 34
30TBảng 2-4: Chi phí vốn đầu tư thủy điện30T 46
30TBảng 2-5: Tổng chi phí đầu tư thủy điện30T 46
30TBảng 2-6: Khung giá điện quy định theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN30T 47
30TBảng 2-7: Tổng hợp chi phí vốn của sản xuất thủy điện30T 47
30TBảng 2-8: Bảng tổng mức đầu tư xây dựng công trình30T 58
Bảng 2-9: Bảng hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính 60
30TBảng 3-1: Bảng tổng hợp chi phí xây dựng30T Error! Bookmark not defined.
30TBảng 3-2: Tiến độ phân bổ vốn đầu tư30T Error! Bookmark not defined.
30TBảng 3-3: Các số liệu đầu vào cho phân tích tài chính30T 77
30TBảng 3-4: Bảng tổng hợp kết quả phân tích tài chính30T 78
30TBảng 3-5: Bảng tổng hợp kết quả phân tích kinh tế30T 79
30TBảng 3-6: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị tổng mức đầu tư30T 80
30TBảng 3-7: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị sản lượng điện năng hàng năm30TError! Bookmark
30TBảng 3-8: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán điện30T Error! Bookmark not defined.
30TBảng 3-9: Kết quả tính toán các tình huống30T 86
30TBảng 3-10: Kết quả xác định biến rủi ro và các phân phối xác suất30T 87
30TBảng 3-11: Kết quả phân tích mô phỏng30T 88
30TBảng 3-12: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị tổng mức đầu tư30T 88
30TBảng 3-13: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị sản lượng điện năng hàng năm30T 89
30TBảng 3-14: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán điện30T 90
30TBảng 3-15: Kết quả tính toán các tình huống30T 95
30TBảng 3-16: Kết quả xác định biến rủi ro và các phân phối xác suất30T 96
30TBảng 3-17: Kết quả phân tích mô phỏng 30T96
30T
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
30TBiểu đồ 2-1: Cơ cấu nguồn điện 200630T 35
30TBiểu đồ 2-2: Cơ cấu nguồn điện 201030T 35
30TBiểu đồ 2-3: Cơ cấu nguồn điện 202030T 36
30TBiểu đồ 2-4: Cơ cấu tiêu dùng ngành điện 200930T 36
30TBiểu đồ 3-1: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị tổng mức đầu tư30T Error! Bookmark not define
30TBiểu đồ 3-2: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị sản lượng điện năng hàng năm30TError! Bookma
30TBiểu đồ 3-3: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán điện30T Error! Bookmark not defined.
30TBiểu đồ 3-4: Độ co giãn của FNPV theo các biến đầu vào30T Error! Bookmark not defined.
30TBiểu đồ 3-5: Độ co giãn của FIRR theo các biến đầu vào30T Error! Bookmark not defined.
30TBiểu đồ 3-6: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị tổng mức đầu tư30T 89
30TBiểu đồ 3-7: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị sản lượng điện năng hàng năm30T 90
30TBiểu đồ 3-8: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán điện30T 91
30TBiểu đồ 3-9: Độ co giãn của ENPV theo các biến đầu vào30T Error! Bookmark not defined.
30TBiểu đồ 3-10: Độ co giãn của EIRR theo các biến đầu vào30T Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BXD Bộ xây dựng-Vụ kinh tế
CP Chính Phủ
ĐMC Đánh giá tác động môi trường chiến lược
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
QĐ Quyết định
QĐ-CT Quyết định Chủ tịch
TT-BXD Thông tư-Bộ Xây dựng
UBND Ủy ban Nhân dân
USD Đô la Mỹ
VAT Thuế Giá trị gia tăng
VNĐ Việt Nam đồng
WB Ngân hàng Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng điện có vai trò vô cùng to lớn trong sự phát triển văn hóa và đời
sống của nhân loại. Nhu cầu điện năng của cả thế giới tăng trưởng ngày càng mạnh
hòa nhịp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chung và Việt Nam cũng không
nằm ngoài vòng xu thế đó. Theo chủ trương của Đảng và chính phủ, Việt Nam đặt
mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển,
ước tính đến năm 2020 nhu cầu điện sẽ tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, thủy điện chiếm 50% - 60% công suất toàn bộ hệ thống lưới điện.
Mặt khác, giá thành sản xuất điện năng bằng thủy điện lại rất rẻ so với nhiệt điện do
sử dụng nguồn năng lượng tái sinh, ít ảnh hưởng xấu tới môi trường, có thể lợi dụng
tổng hợp và phòng chống thiên tai. Do đó, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh khai thác
nguồn thủy điện nhằm đảm bảo cho việc cân bằng hệ thống điện cả nước đáp ứng
nhu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như nhu cầu của nhân dân. Một loạt
các nhà máy thủy điện lớn nhỏ đã và đang được xây dựng trên khắp đất nước, đặc
biệt là các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ.
Không thể phủ nhận việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã
và sẽ góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và ngân sách cho các địa
phương có dự án cũng như tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Song
thực tế việc phát triển thủy điện nhỏ và vừa trong thời gian qua một cách tràn lan đã
gây ra nhiều hệ lụy do thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nên Ủy ban
nhân dân các tỉnh đã dễ dàng trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng như chấp
thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư các dự án thủy điện khiến quy hoạch thủy điện
vừa và nhỏ của tỉnh thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung. Một trong số hệ lụy đó
chính là không những không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế mà các dự án còn làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của người dân, gây lãng phí nguồn
vốn đầu tư.
2
Theo số liệu quy hoạch, Nghệ An có 41 công trình thủy điện vừa và nhỏ có
thể khai thác và kêu gọi đầu tư xây dựng đến năm 2015. Dự án thủy điện suối
Choang được dự kiến xây dựng trên đoạn hạ lưu suối Choang, xã Châu Khê, huyện
Con Cuông được đưa ra để góp phần cung cấp điện năng cho phát triển dân sinh
kinh tế của Tỉnh, đồng thời giải quyết bớt tình trạng căng thẳng thiếu điện giờ cao
điểm cho toàn bộ hệ thống điện Quốc gia. Để dự án tránh được những sai lầm của
các dự án trước đó, việc tiến hành đánh giá hiệu quả của các dự án trước khi triển
khai thực hiện là vô cùng cần thiết và quan trọng. Hiệu quả phải có tính tổng hợp,
không chỉ kinh tế mà cả xã hội và môi trường.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu một cách hệ thống lý thuyết về dự án đầu tư, phương pháp tính
toán hiệu quả kinh tế, thực trạng của dự án .
Tổng hợp tài liệu nghiên cứu đã có, lựa chọn phương pháp đánh giá hợp lý để
xác định được hiệu quả kinh tế của dự án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dự án xây dựng thủy điện
Phạm vi nghiên cứu là phần đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư công trình
thủy điện Suối Choang, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phân tích, tổng hợp,
đánh giá.
5. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các
chương sau:
- Chương 1. Cơ sở lý thuyết tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu
tư xây dựng công trình thủy điện
3
- Chương 2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện Việt Nam và dự án đầu tư
xây dựng công trình thủy điện suối Choang
- Chương 3. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng
công trình thủy điện suối Choang
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án
1T(project) là một ý đồ, một
nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.
1TTheo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn
ISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000.
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và
được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một
mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian,
chi phí và nguồn lực.
1TDù các định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của
khái niệm dự án như sau: được thực hiện bởi con người có mục tiêu và nội dung rõ
ràng, liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận chức
năng và quản lý dự án, sản phẩm mang tính chất đơn chiếc và độc đáo, có tính bất
định và rủi ro cao.
1TNhư vậy dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được
sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, năng cao chất lượng sản phẩm
hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
1TGiới hạn lại ở dự án đầu tư xây dựng công trình theo định nghĩa của luật Xây
dựng Việt Nam ngày 26-11-2003: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các
đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng
công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
5
1.2 PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH ĐIỆN
1.2.1 Đặc trưng đầu tư ngành điện
Trong hệ thống cơ sở hạ tầng ngành điện là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn, nó đòi hỏi một cơ chế riêng biệt và có nhu cầu vốn đầu tư lớn. Mặt khác
nó còn mang tính chất công nghệ - hiện đại.
Để đầu tư xây dựng một công trình thuộc ngành điện phải cần một quỹ thời
gian khá dài. Bắt đầu từ những ý tưởng, các nghiên cứu, các báo cáo, các đề án,
các quá trình xây dựng và vận hành. Bên cạnh đó cũng cần phải tính toán đến tính
đồng bộ trong phát triển nguồn và lưới, bởi nếu không đảm bảo tính đồng bộ sẽ gây
ra sự mất cân bằng trong vận hành sẽ dẫn đến tính công nghệ - thời đại không còn
đảm bảo. Ngoài ra, đầu tư ngành điện cũng có liên quan mật thiết đến sự phát triển
của các ngành khác, ví dụ như ngành than, dầu khí,
1.2.2 Phân loại dự án thủy điện
Trong ngành điện có nhiều phương án đầu tư và các loại dự án điện khác
nhau. Điều đó đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm và quy hoạch chuẩn
xác. Xuất phát từ luận điểm này mà dự án điện phải bắt đầu từ những nghiên cứu
trong tổng sơ đồ phát triển điện lực.
Căn cứ trên dữ liệu của tổng sơ đồ phát triển điện lực mà ta chia ra hai loại
quy hoạch: quy hoạch nguồn điện và quy hoạch lưới điện.
Trong quy hoạch nguồn điện gồm có nguồn thủy điện, nhiệt điện (than, dầu,
khí ), điện nguyên tử và thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo như gió và mặt trời được bắt đầu được ứng dụng thử nghiệm tại một số
dự án.
Trong quy hoạch lưới điện gồm: lưới truyền tải và lưới phân phối.
Bắt nguồn từ các dữ liệu trong tổng sơ đồ phát triển điện lực với các vấn đề
về quy hoạch nguồn và lưới mà hình thành các dự án về điện. Tuy nhiên, do thể chế
chính trị, pháp luật và cơ chế nền kinh tế nên ta có các dự án điện thuộc ngành điện
Việt Nam và các dự án điện không thuộc ngành điện Việt Nam.
6
1.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc
biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng,
chính xác của kết quả nghiên cứu. Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ
0,5-15% vốn đầu tư chảy vào dự án. Trong giai đoạn này cần giải quyết các công
việc sau:
- Nghiên cứu sự cần thiết đầu tư và quy mô đầu tư.
- Tiến hành xúc tiến, thăm dò thị trường trong và ngoài nước để tìm nguồn
cung ứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm.
- Xem xét các khả năng huy động các nguồn vốn và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra, kháo sát và lựa chọn địa điểm.
- Lập dự án đầu tư.
- Thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư.
Giai đoạn này kết thúc khi nhận được các văn bản quyết định đầu tư nếu đây
là đầu tư của Nhà nước hoặc văn bản giấy phép đầu tư nếu đây là đầu tư của các
thành phần kinh tế khác.
1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư
Vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, 85-95,5% vốn đầu tư được chia ra và
huy động trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không
sinh lời, thời hạn thực hiện đầu tư cũng kéo dai, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất
càng lớn. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tác chất lượng công
tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình việc thưc hiện những hoạt động khác có liên
quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong
dự án đầu tư. Gồm những công việc sau:
Giai đoạn này gồm các công việc sau:
- Xin cấp giấy phép về quyền sử dụng đất, bao gồm cả mặt nước, mặt biển và
thềm lục địa.
7
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Tổ chức tuyển chọn thầu khảo sát thiết kế giám sát kỹ thuật và chất lượng
công trình.
- Thẩm định thiết kế công trình.
- Đấu thầu mua sắm thiết bị và thi công xây lắp.
- Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
- Đàm phán và ký kết các hợp đồng với nàh thầu xây lắp để thực hiện dự án.
- Thi công công trình, theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Lắp đặt thiết bị.
- Chạy thử và nghiệm thu sử dụng.
1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng
Giai đoạn này vận hành như thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn
trước, đặc biệt phải làm rõ tính khả thi của dự án về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Những
sai sót ở khâu lập dự án sẽ gây nhiều khó khăn trong việc vận hành kết quả đầu tư
và việc sai sót này rất tốn kém, nhiều lúc vượt mức khả năng của chủ đầu tư làm
cho dự án hoạt động kém hiệu quả. Do đó phải nghiên cứu kỹ ở khâu lập dự án để
dự án đưa vào vận hành khai thác trong suốt thời kỳ hoạt động để thu hồi vốn và lợi
nhuận.
Giai đoạn này gồm các công việc sau:
- Bàn giao công trình.
- Kết thúc xây dựng.
- Bảo hành công trình.
- Vận hành, đưa công trình vào sản xuất kinh doanh.
Công trình chỉ được bàn giao đưa vào sử dụng sau khi đã được xây lắp hoàn
chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu chất lượng. Hồ sơ phải bàn giao phải
đầy đủ theo quy định và phải nộp lưu trữ theo quy định của Nhà nước.
Sau khi nhận bàn giao công trình chủ đầu tư có trách nhiệm khái thác sử dụng
đầy đủ năng lực của công trình, hoàn thiện tổ chức và phương thức quản lý nhằm
phát huy các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đã đề ra trong dự án.
8
1.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.4.1 Khái quát về hiệu quả đầu tư
1.4.1.1 Khái niệm về hiệu quả của dự án đầu tư:
Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc
trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và các chỉ
tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt
được theo mục tiêu của dự án).
1.4.1.2 Hệ chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư:
Để đánh giá một dự án đầu tư phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu về mặt
kỹ thuật, công nghệ, tài chính, kinh tế và xã hội, trong đó có một số chỉ tiêu tài
chính và kinh tế đóng vai trò chỉ tiêu hiệu quả phù hợp và hiệu quả nhất.
a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án:
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính phản ánh lợi ích trực tiếp của các doanh
nghiệp với tư cách là chủ đầu tư và được chia làm hai nhóm: các chỉ tiêu tĩnh (tính
toán cho một năm) và các chỉ tiêu động (tính toán cho cả đời dự án có tính đến sự
biến động của các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian)
- Các chỉ tiêu tĩnh:
+ Chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm;
+ Lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm;
+ Mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư hàng năm;
+ Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuân và khấu hao;
- Các chỉ tiêu động:
+ Hiệu số thu chi được quy về thời điểm hiện tại hoặc tương lai, được để
nguyên cho cả đời dự án hay san đều hàng năm;
+ Suất thu lợi nội tại;
+ Tỉ số thu chi;
9
b. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh lợi ích của Nhà nước và của cộng đồng thu được
từ dự án. Các chỉ tiêu này có thể xảy ra trực tiếp trong dự án hay gián tiếp ngoài dự
án có thể được như: doanh lợi xã hội của dự án, khả năng tạo ra việc làm trực tiếp
và gián tiếp, khả năng nâng cao năng suất lao động, tăng mức thu nhập cho người
lao động của doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp, giảm thất nghiệp, khả năng tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua đóng thuế hàng năm của dự án, tăng
nguồn thu ngoại tệ (nếu có), tạo dây chuyền phát triển các ngành nghề liên quan,
khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có, khả năng phát triển nhu cầu văn hóa, giáo
dục chung của xã hội, khả năng phát triển kinh tế địa phương và phục vụ các công
trình trọng điểm của nhà nước, bảo vệ môi trường,
1.4.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án
1.4.2.1 Các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư:
a. Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu của phân tích tài chính:
1. Khái niệm
Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư là nghiên cứu, đánh giá dự án về
mặt tài chính, xem xét khả năng và hiệu quả sử dụng tài chính trong việc thực hiện
dự án đầu tư.
Phân tích hiệu quả tài chính được xem xét trên quan hệ vi mô, đứng trên góc
độ lợi ích của công ty, của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích hiệu quả tài chính dự án
đầu tư được xem xét trên góc độ quyền lợi của chính chủ đầu tư dự án.
2. Mục tiêu của việc phân tích hiệu quả tài chính
- Các nhà đầu tư luôn mong muốn dự án thành công, phân tích hiệu quả tài
chính sẽ giúp các nhà đầu tư nhìn thấy những bước tiến triển của dự án để họ đưa ra
các biện pháp thích hợp bằng cách dự tính trước các phương án khác nhau và lựa
chọn được phương án cụ thể cho dự án của mình.
10
- Phân tích hiệu quả tài chính sẽ giúp cho các nhà đầu tư thấy được hiệu quả
của dự án thông qua việc so sánh giữa mọi nguồn thu của dự án với tổng chi phí
hợp lý của dự án (cả chi phí đột xuất).
- Phân tích hiệu quả tài chính là kế hoạch để trả nợ, bởi nó đưa ra các tiêu
chuẩn về hoạt động và những cam kết về hoạt động của mình. Người tài trợ căn cứ
vào kết quả phân tích hiệu quả tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư vốn tiếp
nữa hay không.
Nếu vay và trả nợ đúng cam kết thì lần sau vay sẽ dễ dàng hơn và chứng tỏ
sự thành công của dự án.
3. Yêu cầu của phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cũng tương tự phân tích hiệu quả tài
chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Nghĩa là phải đề cập đến tất
cả các yếu tố liên quan đến đồng tiền và sự chi phí cho các hoạt động cũng như lợi
nhuận thu được từ các hoạt động đó.
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư có thể dùng nhóm chỉ tiêu
tĩnh hoặc nhóm chỉ tiêu động, trong đó ta phải chọn một chỉ tiêu nào đó là chủ yếu
có kết hợp với một vài chỉ tiêu khác.
b. Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh:
1. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm
- Khái niệm:
Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm C
R
d
R được xác định bằng tỷ số giữa
chi phí về vốn cố định và vốn lưu động trong một năm trên số lượng sản phẩm trong
năm của dự án, phương án nào có chi phí cho một đơn vị sản phẩm nhỏ nhất là
phương án tốt nhất.
- Phương pháp tính:
Trong đó:
11
N - năng suất hàng năm;
V - vốn đầu tư cho TSCĐ;
i - suất chiết khấu;
C
R
n
R - chi phí sản xuất hàng năm;
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: tính toán đơn giản so với các phương pháp khác, ít chịu ảnh
hưởng của quy luật cung cầu của thị trường đầu ra của sản phẩm và thích hợp với so
sánh các phương án nhỏ, khi chúng chỉ khác nhau về chi phí.
+ Nhược điểm: chỉ tính toán cho một năm nên không phản ánh được tình hình
biến động của các chi phí theo dòng thời gian, không phản ánh được kết quả đầy đủ
của cả đời dự án và hiện tượng trượt giá theo thời gian.
2. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm
- Khái niệm:
Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm L
R
d
R được xác định bằng giá
bán 1 đơn vị sản phẩm G
R
d
R trừ đi chi phí cho một đơn vị sản phẩm CR
d
R. Phương án
nào có chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm lớn nhất là phương án tốt
nhất.
- Phương pháp tính:
L
R
d =
R GR
d
R - CR
d
R(1.2)
Trong đó:
L
R
d
R – lợi nhuận của một sản phẩm;
G
R
d
R – giá bán một sản phẩm;
C
R
d
R – giá thành một sản phẩm;
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: tính toán đơn giản, có tính đến nhân tố giá trị sản lượng và phản
ánh được nhân tố lợi nhuận, một chỉ tiêu thường được các nhà kinh doanh quan tâm
nhất.
12
+ Nhược điểm: chỉ tính toán cho một năm do đó không phản ánh được sự biến
động của các chỉ tiêu theo thời gian, không phản ánh được kết quả của cả đời dự án,
tình hình trượt giá qua các năm. Bên cạnh đó dưới tác động của quan hệ cung cầu
hai phương án có cùng một giải pháp kỹ thuật lại có thể có khoản lợi nhuận khác
nhau do đó bản chất ưu việt về mặt kinh tế của phương án kỹ thuật bị bóp méo.
3. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu mức doanh thu của một đồng vốn đầu tư
- Khái niệm:
Chỉ tiêu mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư DL được xác định bằng tỷ
số mà tử số là lợi nhuận của một năm hoạt động của dự án L và mẫu số là tổng chi
phí đầu tư của dự án. Phương án nào có chỉ tiêu này lớn nhất là phương án tốt nhất.
- Phương pháp tính:
Trong đó:
V
R
o
R - vốn đầu tư cho TSCĐ loại ít hao mòn;
V
R
M
R- vốn đầu tư cho TSCĐ loại hao mòn nhanh;
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: tính toán tương đối đơn giản, gắn liền chỉ tiêu lợi nhuận với chỉ
tiêu vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, phản ánh được chỉ tiêu hiệu quả mà các doanh nghiệp
quan tâm và hiệu quả được tính ra có thể so với một ngưỡng hiệu quả cho phép.
+ Nhược điểm: chỉ tính toán cho một năm do đó không phản ánh được sự biến
động của các chỉ tiêu theo thời gian, kết quả của cả đời dự án, tình hình trượt giá
qua các năm.
4. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư
- Khái niệm:
13
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa vốn đầu tư V cho dự án với lợi
nhuận L và khấu hao cơ bản hàng năm D. Phương án có chỉ tiêu này nhỏ nhất là
phương án tốt nhất.
- Phương pháp tính:
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư còn có thể là khoảng thời gian mà vốn đầu tư
được trang trải chi bằng lợi nhuận thu được từ dự án:
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: tính toán tương đối đơn giản, cho phép chủ đầu tư đảm bảo được
tính an toàn của dự án tránh được các rủi ro thường có của nền kinh tế thị trường
thông qua việc thu hồi vốn.
+ Nhược điểm: không phản ánh được tình hình trượt giá qua các năm, chịu
ảnh hưởng của quy luật cung cầu, không phản ánh được mục tiêu cơ bản của kinh
doanh là lợi nhuận và mức doanh lợi.
c. Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu động:
Các chỉ tiêu động là các chỉ tiêu có tính chất biến động theo thời gian trong
cả đời dự án. Khi áp dụng các chỉ tiêu động, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải lập
dòng tiền của phương án.
1. Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi
Gồm ba trường hợp được xác định như sau:
Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi được quy về thời điểm hiện tại NPV:
- Khái niệm:
Giá trị hiện tại ròng NPV (còn gọi là giá trị hiện tại thuần) của một dự án đầu
tư là lợi nhuận ròng của dự án trong vòng đời kinh tế của nó được quy về hiện tại.
14
Lợi nhuận ròng là hiệu số giữa thu nhập và chi phí của dự án trong kỳ nào đó.
Trong đó, thu nhập là tổng nguồn thu do dự án mang lại, còn chi phí là tổng các chi
phí của dự án.
- Phương pháp tính:
r)(1
H
r)(1
C
r)(1
B
T
T
t
t
t
T
t
t
t
NPV
+++
+−=
∑∑
== 00
(1.6)
Trong đó:
+ B
R
t
R: Thu nhập ở năm thứ t (bao gồm doanh thu, giá trị thu hồi khi đào
thải vốn lưu động ở cuối dự án).
+ C
R
t
R: Chi phí ở năm thứ t (bao gồm vốn đầu tư, chi phí vận hành không
có khấu hao cơ bản).
+ T: Thời gian tính toán (tuổi thọ của dự án hay thời kỳ tồn tại của dự án).
+ r : Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được.
+ H: Giá trị thu hồi khi kết thúc dự án (đối với công trình thủy lợi H = 0).
Điều kiện thỏa mãn:
NPV > 0
• Trường hợp NPV ≥ 0, dự án có Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi càng lớn
thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
• Trường hợp NPV < 0, dự án không có hiệu quả tài chính, cần được sửa đổi bổ
sung.
- Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:
+ Ưu điểm: Chỉ tiêu NPV có tính đến sự biến động của chỉ tiêu thời gian,
tính toán cho cả vòng đời của dự án, tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian, các nhân
tố lạm phát thông qua việc điều chỉnh các thông số B
R
t
R, CR
t
R và r là xuất phát điểm để
tính nhiều chỉ tiêu khác. Kết hợp được hai chỉ tiêu lợi nhuận và an toàn, có thể so
sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau mà không cần tính toán điều chỉnh.
+ Nhược điểm: Chỉ tiêu NPV chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo,
phụ thuộc nhiều vào suất chiết khấu nên đòi hỏi phải xác định suất chiết khấu phù