Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 74 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi
quốc gia. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp
nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, bảo vệ môi trường, duy trì các hệ
sinh thái… Ở Việt Nam, nghành nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản. Đối với ngành nông nghiệp nước ta nói
chung và đối với ngành trồng trọt nói riêng thì trồng lúa là một lĩnh vực quan
trọng hàng đầu. Cây lúa là cây lương thực đặc biệt quan trọng trên thế giới,
với Việt Nam thì lúa còn được người dân coi là “ngọc thực”. Nhưng để làm ra
được hạt thóc, người nông dân đã phải quanh năm vất vả, “bán mặt cho đất,
bán lưng cho trời”, dầm mưa dãi nắng, không quản ngại khó khăn.
Nhằm làm giảm mức độ vất vả của người trồng lúa nói riêng cũng như
người nông dân nói chung, Đảng và nhà nước ta đã và đang có những hướng
đi, những chính sách thiết thực để áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá trong
sản xuất nông nghiệp. Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục khẳng định và làm sâu
sắc thêm nội dung về “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng
khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá,
thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu
để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản”. Để từ đó thúc đẩy ngành
nông nghiệp phát triển, đồng thời góp phần nâng cao đời sống cũng như chất
lượng cuộc sống cho nông dân.
Gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là một kỹ thuật tiến bộ trong sản
xuất lúa ở nước ta. Cách làm này đã được áp dụng trên phạm vi nhiều tỉnh,
nhiều địa phương và đã có kết quả rất khả quan. Vụ Xuân năm 2008, Trung
tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh sau khi tham khảo kinh nghiệm
và kết quả trồng lúa ở nhiều địa phương đã áp dụng kỹ thuật này, bước đầu
1


thử nghiệm mô hình trình diễn tại 3 huyện là Gia Bình, Quế Võ và Lương
Tài. Các mô hình cho kết quả rất tốt. Do vậy, năm 2009 trung tâm đã tiếp tục
triển khai nhân rộng mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên
phạm vi toàn tỉnh.
Phương pháp gieo thóc mầm bằng dụng cụ sạ hàng thể hiện rất nhiều
ưu điểm so với phương pháp cấy cổ truyền như giảm công cấy, giảm công
làm cỏ, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa, tăng năng suất…đặc biệt là
giải phóng sức lao động cho nông dân, nâng cao thu nhập và góp phần nâng
cao đời sống cho nông dân. Để nắm rõ hơn hiệu quả của phương pháp này
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế của mô hình gieo
lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phản ánh hiệu quả kinh tế của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo
rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất những giải pháp nhân rộng
quy mô của mô hình, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa trên địa
bàn tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.
+ Phản ánh hiệu quả của việc áp dụng mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo
rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nhân rộng phạm vi áp dụng
mô hình.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh.
1.4.3 Phạm vi thời gian
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu trong các năm từ 2006 – 2008.

+ Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu trong năm 2008.
2
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm và quan điểm chung về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp với nền
sản xuất hàng hoá. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và nhiều quan
điểm khác nhau. Về Hiệu quả kinh tế (HQKT), có hai quan điểm: Truyền
thống và quan điểm mới cùng tồn tại (21).
* Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói
đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó
được đo bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế
được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại
là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu
quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ
được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
- HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí
bỏ ra (các nguồn nhân lực, vật lực …) để đạt được kết quả đó.
HQKT = K/C (1)
Trong đó: K là kết quả sản xuất.
C là chi phí sản xuất
Đại diện cho hệ thống quan điểm này là Culicop, ông cho rằng: “Hiệu
quả sản xuất là kết quả của một nền sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh
kết quả với chi phí cần thiết để đạt được kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm
chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chia cho
vật tư được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu
suất lao động”(10).
Với cách tính này chỉ rõ được mức độ hiệu quả của sử dụng các nguồn

lực sản xuất khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các quy mô sản xuất
3
khác nhau. Nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô
của HQKT nói chung. Ở Việt Nam một số tác giả như Trần Văn Đức (1993)
cho rằng: “HQKT được xem xét trong mối tương quan giữa một bên là kết
quả thu được và một bên là chi phí bỏ ra”(7).
- HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng
chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = K – C
Tác giả Đỗ Thịnh (1988) cũng cho rằng: “Thông thường hiệu quả đạt
được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí … Tuy nhiên trong
thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ, hoặc phép trừ
không có ý nghĩa. Do vậy, nói một cách khác linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả
là một kết quả tốt nhất phù hợp mong muốn”(6).
Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu
quả kinh tế.
Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh,
chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời
gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba,
hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ
bản là thu và chi.
HQKT là một trong những thước đo phản ánh trình độ tổ chức quản lý
sản xuất, mức độ sử dụng có hiệu quả tài nguyên khan hiếm vào mục đích sản
xuất và phục vụ lợi ích con người, mặt khác HQKT còn phản ánh sự tồn tại và
phát triển của xã hội nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Với ý nghĩa
đó, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng
doanh nghiệp và từng thành phần kinh tế khác nhau không chỉ xem xét đánh
giá một chiều về số lượng sản phẩm sản xuất ra mà còn phải đánh giá chất
lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu HQKT.
* Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế

4
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế,
nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan
điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Về mối quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật
(Technical efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative
efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic efficiency).
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một
đơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế
vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn
vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện
vật và giá trị đều tính đến khi xem xét sự việc sử dụng các nguồn lực trong
nông nghiệp.
- Yếu tố thời gian:
Các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu
quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau do thời gian thu hồi vốn
khác nhau.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường:
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba
phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả tài
chính mà trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng
những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn
vốn.... Hiệu quả xã hội và môi trường thể hiện bằng những chỉ tiêu như việc

5
làm, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự
hoàn thiện hơn của môi trường sinh thái....
Nhìn chung, các quan điểm trên đều đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh theo tiêu chí chất lượng nhất định, nhưng hạn chế của những quan
điểm trên đều chưa thể hiện được bản chất của nền kinh tế và bản chất xã hội,
mà mới chỉ dừng lại xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp, một đơn vị sản
xuất kinh doanh mang tính chất trực tiếp, chưa gắn bó lợi ích của doanh
nghiệp với lợi ích xã hội, chưa giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa
kinh tế và xã hội.
Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp,
mỗi cơ sở sản xuất không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tế
của mình mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đảm bảo các lợi ích
chung bởi các định hướng, chuẩn mực được Nhà nước thực hiện điều chỉnh.
Như vậy khái niệm HQKT cần được bổ sung và mở rộng.
Từ những quan điểm trên, xuất phát từ lý luận thực tiễn có thể nói:
“HQKT là phạm trù kinh tế xã hội phản ánh các hoạt động kinh tế trong một
phương thức sản xuất nhất định, không những nó phản ánh mối quan hệ tỷ lệ
giữa sự tăng trưởng của kết quả sản xuất với việc sử dụng hợp lý các nguồn
lực của doanh nghiệp, của xã hội thông qua mức đầu tư chi phí mà còn mang
lại lợi ích xã hội” .
2.1.1.2 Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra được khối
lượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý. Nói
cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí
tài nguyên và lao động thấp nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự
liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của
các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
6

Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu có thể lượng hoá được nhưng bên
cạnh đó còn những vấn đề không thể lượng hoá được mà chỉ đánh giá mang
tính chất định tính như an sinh xã hội, vấn đề môi trường … Đánh giá đúng
đắn HQKT của hoạt động sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ nội dung và
bản chất của nó, vấn đề này phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị xã hội mà
trực tiếp tác động là quy luật kinh tế cơ bản.
Trong các nước tư bản phát triển, nền kinh tế thị trường chịu sự tác
động mãnh liệt của quy luật giá trị thặng dư (quy luật kinh tế cơ bản). Sự chi
phối này buộc các nhà sản xuất kinh doanh coi lợi nhuận tối đa là mục tiêu
hàng đầu, là lẽ “sống còn” của doanh nghiệp.
Dưới chế độ chủ nghĩa xã hội, theo quan điểm của C.Mác thì bản chất
HQKT của nền sản xuất xã hội là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm
thời gian trong khi sử dụng các nguồn lực xã hội.
Hai thập kỷ qua, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu hoạt
động sản xuất kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế không những thu được lợi nhuận tối đa mà phù hợp với những yêu cầu
của xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định, giải quyết
đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa lợi ích doanh nghiệp, người lao động,
người tiêu dùng và xã hội. Đối với các hộ nông dân, tiến hành sản xuất trước
hết là có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày sau đó mới tính
đến lợi nhuận và khả năng tích luỹ.
Để làm rõ hơn nội dung và bản chất HQKT, trong quá trình nghiên cứu
cần phân biệt khái niệm về kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả sản xuất là
đại lượng vật chất phản ánh mặt quy mô, số lượng sản xuất trong điều kiện
nhất định. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu chất lượng dùng để xem xét kết quả
đó được tạo ra như thế nào, nguồn chi phí bỏ ra bao nhiêu, lợi ích mức độ
nào, độ thoả dụng ra sao để đạt được kết quả đó. HQKT là một phạm trù kinh
7

tế - xã hội với những đặc trưng biểu hiện phức tạp nên việc xác định và so
sánh HQKT cũng mang tính chất tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất xã
hội nhất định.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng, HQKT
cũng bị chi phối bởi các yếu tố sau:
- Chất lượng giống cây trồng.
- Thị trường đầu vào, đầu ra.
- Điều kiện tự nhiên như đất, nước
- Phương pháp và kỹ thuật gieo trồng.
- Khí hậu.
- Mùa vụ gieo trồng.
2.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông
nghiệp
* Xác định HQKT của các mô hình sản xuất nông nghiệp
Theo TS. Phạm Xuân Giang trường Học viện quản lý phát triển thành
phố Hồ Chí Minh – DMI thì để đánh giá HQKT của các mô hình phải sử
dụng một hệ thống chỉ tiêu và phải so sánh lần lượt từng chỉ tiêu của các mô
hình với nhau. Điều đó chắc chắn dẫn đến việc là mô hình này có chỉ tiêu tốt
hơn lại có chỉ tiêu xấu hơn mô hình kia. Và như vậy, sẽ không có căn cứ để
cho rằng mô hình nào là tốt hơn.
Bảng 2.1 : Ví dụ 1
Mô hình
Công LĐ/ha
CP vật chất/ha
(tr. đ)
Lãi/ha
(tr.đ)
Tỷ suất
LN/Vốn (%)
1. 3 vụ lúa 410 15,04 29,96 60,8

2. 2 lúa + 1 cá 380 16,70 30,66 68,1
3. 2 lúa + 1 vụ dưa 450 25,03 28,97 73,5
4. 2 lúa + 2 rau 500 29,50 38,60 72,9
Mô hình tối ưu 380 (2) 15,04(1) 38,60 (4) 73,5 (3)
Với kết quả ở bảng trên, rất khó để cho rằng: mô hình nào từ 4 mô hình
trên là có hiệu quả nhất. Nếu căn cứ vào chỉ tiêu thứ nhất thì mô hình 2 là có
8
hiệu quả nhất; căn cứ vào chỉ tiêu thứ hai thì mô hình 1; căn cứ vào chỉ tiêu
thứ ba thì mô hình 4; còn nếu căn cứ vào chỉ tiêu thứ tư thì mô hình 3 lại là
mô hình có hiệu quả nhất. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/vốn là một chỉ tiêu cơ
bản để đánh giá HQKT, nhưng nó vẫn chưa phải là một chỉ tiêu toàn diện.
* Đánh giá HQKT của các mô hình sản xuất nông nghiệp bằng cách tính chỉ
tiêu hiệu quả tổng hợp
HQKT của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc các mô
hình kinh tế (gọi tắt là các mô hình) … được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu này chịu tác động của những nhân tố khác nhau và với những
cường lực không giống nhau. Thậm chí cùng một loại nhân tố nhưng thời kỳ
này tác động mạnh, thời kỳ khác lại có thể yếu hơn. Mặt khác, có loại chỉ tiêu
trị số càng lớn càng tốt (được gọi là chỉ tiêu thuận), lại có chỉ tiêu trị số càng
nhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch). Trong đánh giá HQKT không thể
sử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này
lại không trực tiếp cộng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện HQKT ở
một khía cạnh riêng biệt, do đó cũng không thể sử dụng một chỉ tiêu làm đại
diện để so sánh. Bởi vậy, người ta đã đưa ra cách tính chỉ tiêu hiệu quả tổng
hợp. Chỉ tiêu này có tác dụng tổng hợp được các chỉ tiêu bộ phận để biểu hiện
thành một chỉ tiêu chung nhất phản ánh HQKT của từng mô hình. Cách tính
được tiến hành qua bốn bước (20):
- Bước 1: Tính các chỉ tiêu bộ phận phản ánh HQKT của từng mô hình.
- Bước 2: Chọn ra các chỉ tiêu HQKT tốt nhất từ những mô hình nói
trên và mô hình lý tưởng bao gồm những chỉ tiêu này được coi là mô hình tối

ưu.
- Bước 3: Tính chỉ tiêu hiệu quả thành phần bằng cách lấy trị số của các
chỉ tiêu thuận chia cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong mô hình tối ưu. Các
chỉ tiêu nghịch thì làm ngược lại, tức là lấy trị số của chỉ tiêu nghịch trong mô
hình tối ưu chia lần lượt cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong các mô hình
cụ thể. Kết quả tính ra đều có kết quả nhỏ hơn hoặc bằng 1.
9
- Bước 4: Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp bằng cách cộng trị số của các
chỉ tiêu hiệu quả thành phần. Mô hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn
nhất chứng tỏ HQKT của mô hình đó là cao nhất và ngược lại.
Chúng ta có thể ứng dụng cách tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp vào thí
dụ trên và kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Ví dụ 2
Mô hình
Công lao
động
Chi phí
Vật chất
Lãi
Tỷ suất
LN/vốn
Chỉ tiêu hiệu
quả tổng hợp
1. 3 vụ lúa 0,93 1,00 0,78 0,83 3,54
2. 2 lúa + 1 cá 1,00 0,90 0,79 0,93 3,62
3. 2 lúa + 1 vụ dưa 0,84 0,60 0,75 1,00 3,19
4. 2 lúa + 2 rau 0,76 0,51 1,00 0,99 3,26
Mô hình tối ưu 1,00 1,00 1,00 1,00 4,00
Các số liệu của cột cuối cùng trong bảng trên cho thấy: Mô hình 2 có
hiệu quả nhất, sau đó là mô hình 1, rồi đến mô hình 4 và cuối cùng là mô hình

3. Như vậy phương pháp này đã quy đổi được các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận
thành một chỉ tiêu chung, qua đó tạo sự dễ dàng cho việc đánh giá hiệu quả
của các mô hình sản xuất nông nghiệp.
* Đánh giá HQKTcủa các mô hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện các
nguồn lực (đầu vào) bị hạn chế
Theo chúng tôi, sử dụng chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp để đánh giá HQKT
của các mô hình đã được trình bày trên đây chỉ có ý nghĩa trong điều kiện có
đủ các nguồn lực, như: vốn, lao động , vật tư… Tuy vậy, trong sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp trong các hộ nói riêng, một số yếu
tố đầu vào thường bị giới hạn. Mức độ giới hạn phụ thuộc trực tiếp vào nguồn
lực sẵn có trong hộ và sự gúp đỡ của các tổ chức kinh tế - xã hội, như: ngân
hàng, HTX, chính quyền… Có thể nói yếu tố nguồn lực thiếu thốn nhất đối
với sản xuất của các hộ nông dân trước hết là vốn bằng tiền, sau đó là lao
động … Thực ra, lao động nông nghiệp ở nước ta không thiếu, thậm chí là dư
10
thừa. Nhưng thời gian gần đây, do quá trình đô thị hoá nhanh, nên một bộ
phận lao động nông nghiệp đã chuyển hẳn sang làm công nghiệp và dịch vụ.
Kết quả là lao động trong khu vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ngoại
thành thiếu lao động trầm trọng. Sự thiếu thốn nguồn lực dẫn đến việc là cho
dù một mô hình nào đó có lãi cao, doanh thu lớn… thì người dân cũng không
thể áp dụng được. Bởi vì những mô hình có lãi cao, doanh thu lớn … cũng
thường là những mô hình đòi hỏi đầu tư nguồn lưc lớn. Trong điều kiện đó
người dân không thể căn cứ vào chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp hoặc chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận/vốn . . . để chọn mô hình áp dụng. Ngược lại, họ phải chọn mô
hình nào mà đòi hỏi ít nguồn lực nhất (mà họ đang thiếu) để thực hiện. Nói
khác đi là họ phải căn cứ vào một trong các chỉ tiêu nghịch để chọn mô hình
sản xuất cho mình. Chẳng hạn theo thí dụ trên, nếu thiếu lao động trực tiếp thì
nên chọn mô hình 2 (là mô hình cần ít công lao động nhất); nếu thiếu vốn thì
chọn mô hình 1 (là mô hình có chi phí thấp nhất). . .
Tóm lại: “Đánh giá HQKT của các mô hình sản xuất nông nghiệp trong điều

kiện còn nghèo của nước ta phải xuất phát từ yếu tố nguồn lực. Nghĩa là nếu
có đủ nguồn lực thì đánh giá bằng chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp, còn nếu nguồn
lực bị hạn chế thì chọn chỉ tiêu nào mà sử dụng nguồn lực hạn chế nhất để
đánh giá”.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT sản xuất lúa
Một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của trồng lúa gồm:
Giống, phân bón, nước và khí hậu. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
tới năng suất và chất lượng lúa. Trong trồng lúa, để đem lại năng suất cao,
chất lượng lúa tốt cần phải có sự kết hợp đồng thời tất cả các nhân tố. Giống
tốt phù hợp với điều kiện đầu tư của hộ, bón phân đảm bảo đủ nhu cầu của
cây theo từng giai đoạn và cung cấp nước đầy đủ cho cây trong từng giai
đoạn. Đối với khí hậu là một yếu tố con người hầu như không thể tác động,
nó tuân theo quy lụât của tự nhiên.
11
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình áp dụng mô hình trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia sản xuất lúa. Mỗi
quốc gia có đặc điểm: khí hậu, thời tiết, hệ thống thuỷ lợi, số vụ trong năm là
khác nhau nên có những phương pháp gieo trồng khác nhau. Trên thế giới,
tuỳ theo điều kiện và tập quán, cây lúa thường được canh tác theo hai phương
thức chủ yếu là lúa cấy và lúa gieo thẳng (gieo sạ).
Ở Liên Xô cũ bao gồm các nước Kazaxtan, Uzerbekixtan, Azecbaijan.
Lúa được gieo trồng chủ yếu là gieo sạ bao gồm sạ hàng và sạ vãi đều có máy
lấp hạt. Phương pháp vãi chỉ áp dụng tại những nơi không gieo được hàng do
địa hình, chế độ nước không thuận lợi. Phương pháp gieo hàng được áp dụng
rất phổ biến trong sản xuất lúa ở Liên Xô là gieo hàng bằng máy gieo ở đất đã
cầy bừa và chuẩn bị kỹ. Gieo hàng như vậy, nhẹ nhàng cơ giới, ít tốn công, dễ
kiểm tra lượng hạt giống, gieo đều hạt, (Đoàn Doãn Hùng, 1979).
Ở Mỹ, các khâu trong sản xuất lúa đều được cở giới hoá gần như toàn
bộ từ làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch. Việc gieo lúa tại Mỹ chủ yếu

được thực hiện bằng máy bay gắn liền với làm đất trong điều kiện ngập nước
hoặc kết hợp với các máy gieo hàng liên hợp theo sau máy kéo và được thực
hiện đồng thời với việc rải phân, (A.T. Sađrin, 1985).
Các nước Châu Á như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc … thì lúa cấy
là chủ yếu. Việc áp dụng gieo thẳng lúa bằng máy gieo sạ thủ công như Việt
Nam đang là một kỹ thuật mới trong sản xuất lúa, đặc biệt có ý nghĩa với các
nước trong khu vực và các nước có điều kiện tương tự Việt Nam.
2.2.2. Tình hình áp dụng mô hình tại Việt Nam
Gieo sạ lúa đã được áp dụng ở Nước ta từ rất nhiều năm trước và phổ
biến nhất tại Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 4 triệu ha
gieo trồng lúa, thì có khoảng 3,5 triệu ha là lúa gieo sạ (Nguyễn Văn Luật,
1995). Ở Đồng bằng sông Hồng đã từng phát triển rất mạnh phong trào gieo
12
sạ lúa trong những thập niên 70, diện tích sạ vãi là rất nhiều nhưng sau đó lại
giảm và chỉ còn duy trì được tại một số địa phương của Thái Bình có hệ thống
thuỷ lợi tốt.
Phương pháp gieo thẳng lúa đã được áp dụng ở miền Bắc ngay từ hồi
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, do cố GS.Bùi Huy Đáp và cộng
sự hướng dẫn nông dân làm ở vùng trung du với giống lúa bản địa ngắn ngày
như Ba Giăng, Lúa Lốc …; giống nhập nội từ Nam Ninh – Trung Quốc như
Trà trung tử …; giống do cố AHLĐ Lương Định Của chọn tạo như Nông
nghiệp 1, Sớm cu …
Vào giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20 các cán bộ của trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã về xã Hưng Đạo tỉnh Hải Dương hướng dẫn bà con sạ lúa
theo hàng với máy sạ 2 hàng làm bằng gỗ và cật tre bởi AHLĐ, cố PGS.Phan
Hồng Diêu chế tạo.
Năm 1990 GS.TS Nguyễn Văn Luật đã mang mẫu dụng cụ sạ hàng của
viện Lúa Quốc tế (IRRI) về nghiên cứu áp dụng. Mẫu này làm bằng sắt, có 2
bánh trượt, rất khó áp dụng. TS. Lê Văn Bảnh, đã cùng cộng sự thay bàn trượt
bằng bánh lồng mới đưa vào sản xuất được. Tỉnh Trà Vinh tiếp thu vào sản

xuất đại trà đầu tiên, từ 1998. Nông trường Sông Hậu ngày đó cũng áp dụng
gần 100% diện tích - 6.000 ha. Rồi Doanh nghiệp cơ khí Hoàng Thắng, đúc
mẫu máy bằng nhựa với đủ kích cỡ như bà con miền Bắc mới dùng vài kiểu.
Lãnh đạo địa phương quyết tâm hơn trong việc đưa vào sản xuất máy sạ hàng.
Nhiều địa phương cấp máy sạ cho nông dân miễn phí cả, hoặc 1 phần. Sau 10
năm, mới được trên 20% diện tích, bằng gần 1 triệu ha gieo trồng/năm. Các
nước trong khu vực đã đến hội thảo thăm đồng và mua mẫu máy của ta, kể cả
Philippine.
Từ kết quả mô hình của Hà Tây (cũ), đến nay đã trên 20 tỉnh trong cả
nước áp dụng kỹ thuật này với diện tích hàng ngàn héc-ta. Năm 2008, Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở 2 hội nghị, tháng 4 - 2008 tại Ba
Vì và tháng 6 - 2008 tại Hải Dương, khẳng định đây là tiến bộ kỹ thuật mới,
13
là giải pháp đột phá trong sản xuất nông nghiệp để áp dụng cho Đồng bằng
sông Hồng.
Vụ Xuân năm 2008 tuy diện tích gieo cấy lúa toàn vùng giảm nhưng
diện tích lúa gieo thẳng tăng, diện tích tăng chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng
Sông Hồng (10 ngàn ha).
Bảng 2.3: Diện tích lúa gieo thẳng vụ Xuân năm 2008 của miền Bắc
Vùng
Diện tích gieo
cấy
(ha)
Diện tích gieo
thẳng
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Đồng bằng Sông Hồng 546.100 33.470 6
Trung du, miền núi 245.300 23.520 9

Bắc Trung Bộ 328.900 98.200 29
Toàn miền 1.120.300 155.200 13,5
Nguồn: Trung tâm khuyến nông Quốc gia.
Một số tỉnh có diện tích lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hang cao như
tỉnh Quảng Bình 25.870 ha; tỉnh Quảng Trị 23.450 ha; tỉnh Hải Dương 24.000
ha đạt 38% diện tích trồng lúa của tỉnh; tỉnh Hưng Yên 8.230 ha chiếm 20%
diện tích trồng lúa của tỉnh ....
2.3 Hiệu quả của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng tại một
số địa phương
2.3.1 Tại tỉnh Vĩnh Phúc
Vụ Xuân năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện mô hình gieo thẳng lúa
bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn 2 huyện với quy mô bước đầu là 60 ha cụ
thể là:
- HTX nông nghiệp Lạc Trung xã Trung Nguyên huyện Yên Lạc: 20 ha.
- Thị trấn Hương Canh xã trung Mỹ huyện Bình Xuyên: 40 ha.
Theo kết quả theo dõi và nghiên cứu của trung tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc,
lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hàng cho hiệu quả kinh tế cao hơn lúa cấy. Lúa cấy tốn
công gieo mạ, tốn công nhổ mạ, tốn công cấy, tốn giống nhưng năng suất không cao.
Trong 1 vụ, 1 sào lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hàng thu lãi cao hơn lúa cấy là
159nghìn đồng tương ứng với 8,9triệu đồng/1 sào/1năm. Ngoài ra gieo thẳng còn rút ngắn
14
thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 7 đến 10 ngày so với lúa cấy. Sử dụng máy gieo rải
hang còn thúc đẩy nông dân dồn điền đổi thửa, tăng cường sự hợp tác trong sản xuất.
2.3.2 Tại tỉnh Hà Tây (cũ)
Diện tích lúa gieo bằng máy gieo rải hàng vụ Xuân năm 2008 của tỉnh đạt 1.250 ha
ở 67 HTX của 12/14 huyện, thành phố trong tỉnh. Tình hình sinh trưởng và phát triển của
lúa gieo được thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4 Tình hình sinh trưởng và phát triển của lúa gieo thẳng tại tỉnh Hà Tây vụ Xuân
năm 2008
STT Chỉ tiêu Lúa gieo thẳng Lúa cấy

1 Ngày gieo 26/2 21/2
2 Ngày cấy - 7/3
3 Mật độ 1kg giống/1sào 50 khóm/m
2
4 Ngày trỗ 16/5 – 21/5 17/5 – 24/5
5 Chiều cao cây (cm) 100 100
6 Chiều dài bông (cm) 21,8 21,1
7 Số bông/m
2
365 333
8 Số hạt/bông 126 118
9 Số hạt chắc/bông 110 103
10 P
1000
hạt (g) 21 21
11 NSLT (tạ/ha) 84,3 72
12 NSTT ước (tạ/ha) 59,0 50,4
13 Ngày thu hoạch (dự kiến) 10/6 10/6
14 TGST (ngày) 105 110
Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tây.
Theo trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tây, lúa gieo thẳng bằng máy
gieo rải hàng giảm chi phí hơn lúa cấy 34nghìn đồng/sào/vụ tương đương
1,9triệu đồng/ha/năm, song lại cho năng suất cao hơn 18,4kg/sào/vụ tương
đương 1,02tấn/ha/năm và cho thu nhập cao hơn 163nghìn đồng/1sào/vụ tương
đương 9triệu/ha/năm.
15
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ
sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm: Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có
mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có
nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
+ Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ
1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như
sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá
và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
+ Hà Nội, thị trường lớn thứ 2 trong cả nước, sẽ là thị trường tiêu thụ
trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông – lâm - thuỷ sản, vật liệu xây
dựng, hàng tiêu dùng …
Do có vị trí thuận lợi nên việc cung ứng đầu vào như phân bón, giống,
vật tư nông nghiệp tương đối dễ dàng. Việc tiêu thụ lúa gạo cũng như các sản
phẩm khác rất thuận lợi, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn có khả năng
xuất khẩu lúa gạo qua Quảng Ninh hoặc Hải phòng.
3.1.2 Điều kiện khí hậu, địa chất, thuỷ văn
3.1.2.1 Về khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa động lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,3
o
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,9
o
C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8
o
C (tháng 1).
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 – 1600mm tập
trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.

16
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 – 1776 giờ, trong đó
tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng ít có giờ nắng trong năm
là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm
gây mưa rào. Điều kiện khí hậu của tỉnh rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng
và phát triển tốt, một năm trồng được 2 vụ.
3.1.2.2 Về địa hình - địa chất
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về
sông Đuống. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường
có độ cao phổ biến từ 3 – 7m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến
300 – 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện
tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du.
Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình,
Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc
trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng.
Với địa hình và địa chất như vậy rất thuận lợi trong việc canh tác lúa
nước. Địa hình bằng phẳng, độ dốc hợp lý nên rất thuận lợi trong việc tưới
tiêu, chăm sóc cũng như thu hoạch lúa.
3.1.2.3 Về đặc điểm thuỷ văn
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông
khá cao, trung bình 1,0 – 1,2 km/km
2
, có hệ thống sông lớn chảy qua gồm
sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các
hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, Sông Dân, Sông Đông
Coi, Sông Bùi … Do đó sẽ chủ động được trong việc cung cấp nước phục vụ

17
trồng lúa, bao gồm tất cả các khâu như nước cày bừa, nước đổ ải hoặc nước
để dầm và cung cấp nước cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng.
3.1.3 Về tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng
diện tích đất rừng là 661,26ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên
Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m
3
, rừng đặc dụng
2.916m
3
.
* Tài nguyên khoáng sản
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản chủ yếu chỉ có vật liệu xây
dựng như: Đất sét, đá cát kết, đá sa thạch, than bùn …
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km
2
, trong đó
đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%; đất chuyên dùng
và đất ở chiếm 23,5% và đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung tiềm năng
đất đai của tỉnh vẫn còn lớn.
18
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%)
Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)

cấu
(%)
07/06 08/07 BQ
Tổng diện tích tự nhiên 82.271,12 100 82.271,12 100 82.271,12 100 100 100 100
I Đất nông nghiệp 45.901,86 55,79 44.800,54 54,45 43.681,43 53,09 97,60 97,50 97,55
1 Trồng cây hàng năm 45.421,16 98,95 44.319,14 98,92 43.196,33 98,89 97,57 97,47 97,52
+ Trồng lúa 39.643,52 87,28 38.607,49 87,11 38.112,50 88,23 97,39 98,72 98,05
+ Cây khác 6.258,34 12,72 5.711,65 12,89 5.083,83 11,77 91,26 89,01 90,14
2 Cây lâu năm 428,70 0,94 431,07 0,96 432,10 0,99
100,5
5
100,24 100,40
3 Trồng cỏ 52,00 0,11 50,10 0,12 53,00 0,12 96,35 105,79 101,07
II Đất lâm nghiệp 607,31 0,74 610,42 0,74 611,12 0,74 100,51 100,11 100,31
III Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.981,74 6,06 5097,10 6,21 5.105,35 6,21 102,32 100,16 101,24
IV Đất thổ cư 9.517,44 11,57 10.409,28 12,65 11.098,56 13,50 109,37 106,62 108,00
V Đất chuyên dùng 20.594,05 25,03 20.711,31 25,17 21.245,13 25,82 100,57 102,58 101,57
VI Đất chưa sử dụng 668,72 0,81 642,15 0,78 529,15 0,64 96,03 82,40 89,21
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất phân theo mục đích sử dụng từ năm 2006 – 2008 của tỉnh Bắc Ninh.
19
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất nước. Diện tích đất

nông nghiệp chiếm hơn một nửa diện tích đất tự nhiên, nhưng trong những
năm gần đây do tác động của quá trình CNH – HĐH diện tích đất nông
nghiệp của tỉnh ngày càng có xu hướng giảm. Năm 2006 diện tích đất nông
nghiệp của tỉnh là 45.901,86 ha chiếm 55,79%, đến năm 2008 giảm còn
43.681,43 ha chiếm 53,09% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trung bình cứ
mỗi năm diện tích đất nông nghiệp của tỉnh giảm hơn 1000 ha, trong đó chủ
yếu là đất trồng lúa. Diện tích trồng lúa năm 2006 là 43.006,03 ha chiếm
93,69% diện tích đất trồng cây hàng năm, năm 2008 diện tích đất trồng lúa
giảm còn 40 541,12 ha chiếm 92,81% diện tích đất trồng cây hàng năm.
3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4.1 Về kinh tế
Trong tình hình khó khăn chung của đất nước, năm 2008, hoạt động
kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và cả nước tăng trưởng kinh tế chững lại và
thấp hơn năm 2006 và 2007. Song, với Bắc Ninh kinh tế vẫn tiếp tục duy trì
nhịp độ tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước tăng 16,23.
Trong đó, khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng 0,78%, khu vực công nghiệp -
XDCB tăng 20,41%, khu vực dịch vụ (gồm cả thuế nhập khẩu) tăng 18,34%.
%. GDP bình quân đầu người ước 1.169 USD, tăng 26,4% so với năm 2007.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực:
Khu vực Công nghiệp - XDCB 56,38%
Khu vực dịch vụ 28,32%
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15,3%
Nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá cố định 1994) ước
2.252,83 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1,96%, lâm
nghiệp giảm 1,1%, thủy sản giảm 1,4% so năm 2007.
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng ước 94.022 ha, vượt 0,24% kế hoạch và
giảm 2,97% so năm 2007.
20
Bảng 3.2 Diện tích gieo trồng cây hàng năm phân theo một số cây trồngchính

Cây trồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%)
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)
07/06 08/07 BQ
1/ Cây LT 81.603 85,74 80.001 82,63 78.837 83,84 98,04 98,55 98,29
+ Lúa 79.287 97,16 77.215 96,52 76.225 96,69 97,39 98,72 98,05
+ Ngô 2.316 2.84 2.786 3,48 2.612 3,31 120,29 93,75 107,02
2/ Cây TP 10.019 10,52 11.214 11,58 11.435 12,16 111,92 101,97 106,95
3/ Cây CN 3.557 3,74 5.599 5,79 3.750 4,00 157,41 66,98 112,19
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
Cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của tỉnh, diện tích gieo trồng lúa của
năm 2008 là 76.225 ha, chiếm 96,69% diện tích trồng cây lương thực và
chiếm 79,75% diện tích gieo trồng của tỉnh. Từ năm 2006 - 2008, cơ cấu các
loại cây trồng hàng năm có sự thay đổi rõ nét, diện tích cây lương thực có xu
hướng giảm khoảng 2%/năm, diện tích cây công nghiệp và cây thực phẩm
tăng nhanh được biệt cây công nghiệp tăng khoảng 12%/năm. Ước tính năng
suất lúa cả năm bình quân đạt 57,8 tạ/ha, tăng 7,76%, sản lượng thóc 440,22
nghìn tấn. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 58,9 triệu đồng, tăng 19,6%
so năm 2007.

Chăn nuôi: Đến nay, tổng đàn đã tăng hơn so với năm 2007. Sản lượng
thịt hơi ước đạt 75,1 nghìn tấn, tương đương năm 2007.
Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng vẫn được mở rộng, nhưng mức tăng đã
chững lại, ước 5.177 ha, trong đó, diện tích nuôi cá 4.933 ha. Do ảnh hưởng
của đợt mưa lớn cuối tháng 10, đầu tháng 11/2008, sản lượng thủy sản ước
23,41 nghìn tấn, trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng 21,5 nghìn tấn, đạt
92,67% kế hoạch và giảm 5,82%, sản lượng thuỷ sản đánh bắt 1.910 tấn,
tăng 88,9%; sản xuất con giống được 1.612 triệu con, tăng 4,88%.
Công nghiệp
Trước những yếu tố tác động không thuận đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, Song sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định và đạt mức tăng
trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước 16.045,5 tỷ đồng.
21
Đến nay, Bắc Ninh đã quy hoạch được 54 KCN nhỏ và vừa, làng nghề
với tổng diện tích là 1.968 ha. Các KCN sau khi được quy hoạch và đầu tư hạ
tầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư góp phần
tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh. Riêng trong năm 2008, Bắc Ninh đã hoàn
thiện được 17 khu công nghiệp tập trung, trong đó được Chính phủ duyệt 14
khu, có 3 khu khởi công mới. Nhiều khu chức năng quan trọng cũng đang
được nghiên cứu để thu hút đầu tư như: Khu du lịch Phật Tích, khu làng đại
học 2, khu trung tâm thương mại thành phố Bắc Ninh…
Dịch vụ
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
ước 10.170,32 tỷ đồng, tăng 23,51% so năm 2007. Hàng hoá trên thị trường
phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng; song do tác động
của giá cả chung, tính đến tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 20,07%
so với tháng 12/2007.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước 560,5 triệu USD. Cơ cấu
hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhóm hàng
công nghiệp - thủ công mỹ nghệ - nông lâm sản; thị trường xuất khẩu được

mở rộng tới 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước 754,34 triệu USD; trong đó,
nhập khẩu địa phương 158,204 triệu USD. Nhập khẩu hàng hoá nhìn chung
ổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt động du lịch: Tổng lượt khách và tổng ngày khách đều đạt hoạch.
Tổng doanh thu du lịch ước 80 tỷ đồng, tăng 25,8% so năm 2007.
3.1.4.2 Về xã hội
Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất trong cả nước nhưng lại có mật độ dân số
thuộc loại cao nhất nước, chỉ đứng sau 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ tăng dân số năm 2008 là 1,46%.
Bảng 3.3 Dân số trung bình phân theo khu vực thành thị và nông thôn
22
Năm Tổng số
Thành thị Nông thôn
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
2006 1.009.779 132.923 13,16 876.856 86,84
2007 1.021.190 194.578 19,05 826.603 80,95
2008 1.036.099 224.131 21,63 811.968 78,37
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
Dân số của tỉnh phần lớn ở khu vực nông thôn, cùng với quá trình đô
thị hoá số dân thành thị cũng tăng dần. Năm 2006 tỷ lệ dân thành thị là
13,16% đến năm 2008 tỷ lệ dân thành thị tăng lên 19,30%. Việc chuyển dịch
dân số cũng như lao động từ nông thôn ra thành thị sẽ kéo theo nhiều vấn đề
phức tạp, nẩy sinh nhiều tệ nạn xã hội và là gánh nặng cho sự phát triển của
các khu vực đô thị trên đại bàn tỉnh đồng thời khi thời vụ đến vấn đề lao động
nông nghiệp sẽ là một thách thức lớn. Thêm nữa, cùng với quá trình CNH –
HĐH, sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ trong thời gian qua trên địa bàn
tỉnh làm dịch chuyển các nguồn lực từ nông nghiệp sang các ngành công
nghiệp và dịch vụ cũng tạo ra nhiều khó khăn cho ngành nông nghiệp. Sự
chuyển đổi lao động giữa các ngành đợc thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (từ 10 tuổi trở lên)
Ngành
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(Người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
07/06
(%)
08/07
(%)
BQ
(%)
Toàn tỉnh 566.374 100 570792 100 575301 100 100,78 100,79 100,785
Nông nghiệp 346.604 61,20 332201 58,20 326415 56,74 95,84 98,26 97,05
CN - XD 133.411 23,56 149214 26,15 160123 27,83 111,87 107,29 109,58
Dịch Vụ 86.395 15,24 89350 15,65 88763 15,43 103,46 99,34 101,40
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh
Qua bảng 3.4 cho thấy lao động trong các ngành nghề tăng dần qua các
năm. Năm 2006 tổng số lao động trên 10 tuổi là 566 nghìn người, đến năm 2008
tăng lên tới 575nghìn người, tốc độ tăng lao động bình quân từ năm 2006 – 2008 là
100,79%/năm. Với số lượng lao động tăng nhanh như vậy không những đảm bảo

nguồn lao động phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh mà còn có khă năng xuât khẩu
lao động. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng lao động nhanh thì quá trình chuyển dịch lao
động giữa các ngành cũng diễn ra mạnh mẽ. Lao động chủ yếu chuyển từ lĩnh vực
23
nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2006 tỷ lệ lao động trong
các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 62%, 23% và
15%. Đến năm 2008 tỷ lệ lao động trong các ngành đó có sự thay đổi lớn, nông
nghiệp là 56%, công nghiệp là 28% và dịch vụ là 16%.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 391 trạm
bơm các loại với tổng số 1.157 máy bơm có công suất tưới đạt 71,6m
3
/s và công
suất tiêu 259m
3
/s. Hệ thống thuỷ nông đảm bảo tưới cho 78,9 nghìn ha gieo trồng
(khoảng 84% diện tích gieo trồng của tỉnh), tưới chủ động gần 60% diện tích, chủ
động tiêu gần 70% diện tích.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu
Việc áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh được áp dụng từ vụ xuân năm 2008. Quy mô ban đầu gồm 11
máy và được thực hiện thí điểm tại 3 HTX trên địa bàn tỉnh gồm: HTX Cẩm Xá xã
Nhân Thắng huyện Gia Bình (6 máy); HTX Trúc Ổ xã Mộ Đạo huyện Quế Võ (3
máy) và HTX Mỹ Duệ xã Phú Hoà huyện Lương Tài (2 máy). Do vậy đề tài chọn
cả 3 HTX này làm điểm nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Việc thu thập các số liệu sơ cấp như: Diện tích gieo trồng lúa, diện
tích gieo bằng máy, chi phí vật chất và chi phí công lao động để sản xuất
lúa, trình độ học vấn, số lao động trong gia đình … được tiến hành bằng cách

phỏng vấn trực tiếp các hộ dựa vào bảng câu hỏi có sẵn. Phỏng vấn 45 hộ đã
áp dụng mô hình từ vụ Xuân 2008 và 15 hộ chưa áp dụng mô hình nhưng có
các thửa ruộng liền kề với các hộ đã áp dụng để làm cơ sở đối chứng. Việc
lấy các hộ phỏng vấn được lấy ngẫu nhiên, số lượng hộ được lấy cụ thể theo
bảng 3.6:
Bảng 3.6 Số lượng hộ điều tra tại 3 HTX của đề tài.
HTX Cẩm Xá HTX Trúc Ổ HTX Mỹ Duệ
Hộ AD 15 15 15
24
Hộ không AD 5 5 5
Tổng 20 20 20
3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
+ Các thông tin liên quan đến HQKT như: khái niệm, bản chất, phương
pháp xác định … được lấy từ sách, các báo cáo tố nghiệp và lấy từ mạng
internet.
+ Thông tin chung về mô hình gồm: Số lượng mô hình, địa điểm thực
hiện mô hình, cách thức thực hiện … được thu thập tại trung tâm khuyến
nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh.
+ Thông tin về đặc điểm địa bàn như: vị trí địa lý, Địa hình, khí hậu,
thuỷ văn … được lấy từ sở tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh.
+ Thông tin về kinh tế - xã hội được lấy từ Cục thống kê tỉnh Bắc
Ninh.
+ Ngoài ra các thông tin khác còn được thu thập từ sách, báo, internet
và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý các số liệu bằng phầm mềm Excel. Những số liệu thu thập từ
phỏng vấn hộ như: khối lượng giống, khối lượng phân bón, số công lao
động… qua chọn lọc được nhập vào bảng tính Excel để tính các giá trị như:
Giá trị trung bình; Giá trị tổng số; số chênh lệch …
Ngoài ra còn tính các chỉ số như: Tỷ lệ phần trăm giữa các năm; Số

chênh lệnh về chi phí và lợi nhuận giữa việc áp dụng phương pháp với không
áp dụng; Các chỉ số VA, MI, …
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
+ Phương pháp phân tích thống kê kinh tế:
 Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê quy mô, diện tích áp dụng
phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng qua các năm 2008
và năm 2009 trên địa bàn tỉnh để từ đó đưa ra xu hướng phát triển của
25

×