Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 104 trang )




1


LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành khoa học môi trường với đề tài: "
Nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu B Yên
Sở" được hoàn thành vào tháng 3 năm 2013 với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô trong khoa Môi trường, gia đình và bạn bè. Việc hoàn thành Luận văn thạc sĩ kỹ
thuật là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự trở thành một tân th
ạc sĩ trường Đại
học Thủy lợi.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Hoàng Hoa cùng các thầy
cô giáo trong khoa Môi trường đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, dù đã có nhiều cố gắng nhưng
luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót cần điều chỉnh b
ổ xung.
Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
cùng toàn thể các anh chị học viên để em hoàn thiện luận văn tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên







Trần Ngọc Khánh







2


BẢN CAM KẾT


Tên tôi là: Trần Ngọc Khánh, là học viên khóa 18MT - Trường đại học Thủy lợi
Tôi làm đơn này xin cam kết với nhà trường luận văn : “ Nghiên cứu xử lý
bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở" là do tôi làm
là chính thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên






Trần Ngọc Khánh













3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan về nạo vét bùn, công nghệ xử lý bùn thải, nước thải trên thế
giới và Việt Nam 1

1.1. Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải trên thế giới 1
1.1.1. Giới thiệu về bùn và các phương pháp xử lý. 2
1.1.2. Giới thiệt về nước thải và xử lý nước thải 8
1.2. Tổng quan tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Việt Nam 15
1.2.1 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Hà Nội 15
1.2.2 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Hồ Chí Minh 20
1.3 Đánh giá chung về quản lý, bảo vệ môi trường ở Việt Nam 22
1.3.1. Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam 22
1.3.4. Thực trạng quản lý chung tại Thành phố Hồ Chí Minh 32

Chương 2: Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý bùn thải thoát nước tại bãi đổ bùn
khu B Yên Sở. 35

2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 35
2.1.1. Vị trí địa lý. 35
2.1.2 Đặc điểm địa hình và sử dụng đất quanh khu vực. 37
2.2 Điều kiện kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu 37
2.2.1. Điều kiện kinh tế và xã hội Phường Yên Sở 37
2.2.2. Điều kiện kinh tế và môi trường Xã Yên Mỹ. 38
2.3. Thực trạng quá trình thu gom 40
2.3.1. Thuận lợi 41
2.3.2. Khó khăn 42
2.4. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong vệ sinh môi trường 44
2.4.1.Ảnh hưởng tới môi trường không khí 45
2.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất 45
2.4.3. Ảnh hưởng nước thải sinh hoạt đến con người 45



4


2.4.4. .Ảnh hưởng tới sinh vật trong nước và đất: 46
2.4.5. Một số ảnh hưởng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 47
2.4.6. Ảnh hưởng do kim loại có trong nước 48
2.5 Đánh giá thực trạng xử lý bùn thải, nước thải tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở 48
2.5.1 Hiện trạng sử dụng bãi đổ bùn khu B Yên Sở. 48
2.5.2. Yêu cầu của phương án xử lý 50
2.5.3. Phương án xử lý 50
2.6. Phân tích chất lượng nước 54

Chương 3: Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hệ thống xử lý bùn
thải nước thải cho bãi đổ bùn khu B Yên Sở. 61

3.1. Giới thiệu chung: 61
3.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý bùn thải, nước thải thoát nước: 61
Cơ sở pháp lý. 61
3.3. Nghiên cứu đề xuất mô hình xử lý bùn thải, nước thải tại bãi đổ bùn khu B Yên
Sở 61

3.3.1 Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải (XLNT) sinh học tự nhiên và có chi
phí thấp 62

3.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống XLNT chi phí thấp 63
3.3.3. Một số mô hình XLNT chi phí thấp 68
3.3.4. Mô hình áp dụng 80
3.3.5. Tính toán thiết kế mô hình. 80
3.4. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng 100
3.4.1 Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, 100
3.4.2. Đầu tư hợp lý, nâng cao chất lượng tiêu thoát nước cho Thành phố Hà Nội.
101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
1. Kết luận 102
2. Kiến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104



5



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tổng quan về xử lý nước thải trên thế giới 1

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát các quá trình xử lý bùn cặn nước thải 3
Hình 1.3: Bãi làm khô bùn 5
Hình 1.4: Mặt cắt dọc hồ làm khô bùn 8
Hình 1.5: Các bước xử lý nước thải sinh hoạt 10
Hình 1.6: Mô hình thí nghiệp xử lý ổn định nước thải 13
Hình 1.7: Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ S1 16
Hình 1.8: Quá trình làm việc theo quy trình công nghệ C2 17
Hình 1.9: Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ C2 18
Hình 1.10 Sơ đồ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch 20
Hình 1.14: Thuyền đựng bùn nạo vét trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè 32
Hình 2.1: Một số thiết bị được đầu tư phục vụ công tác nạo vét bùn 41
Hình 2.2: Kênh dẫn nước thải từ các sông thoát nước trên địa bàn Thành phố
Hà Nội về trạm bơm Yên Sở ( kênh thông thường - kênh O). 42

Hình 2.3: Tốc độ tăng dân số nhanh 43
Hình 2.4 : Sơ đồ khu vực lấy mẫu tại thời điểm bắt đầu vào đổ bùn tại bãi đổ khu B. 54
Hình 2.5: Biểu đồ giá trị các thành phần sau khi phân tích mẫu 56
Hình 2.6: Các vị trí lấy mẫu phân tích mẫu kim loại nặng 57
Hình 2.7: Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng 59
Hình 3.1: Một số loại cây sử dụng trong bãi lọc 70
Hình 3.2: Hệ thống XLNT sử dụng thực vật nổi. 73
Hình 3.4: Quá trình xử lý BOD trong hồ sinh học tùy tiện (Nguổn: Ruihong,
2001) 77

Hình 3.5: Quá trình chuyển hóa và loại bỏ ni tơ trong hố sinh học 79

(Nguồn: Mara và Pearson, 1986) 79
Hình 3.6: Mô hình áp dụng 80




6


DANH MC BNG BIU

Bng 1.1: Kh nng tỏch nc ca mt s h thng x lý bựn cn 3

Bng 1.2: Kh nng phỏt trin v mc lm sch ca mt s loi thc vt 14
Bng 1.3: Hiu qu x lý nc thi sinh hot ca mt s h thng x lý c vn
hnh trong thc t 14

Bng 1.4: Thng kờ cỏc d ỏn nh mỏy x lý nc thi sinh hot ti H Ni 19
Bng 2.1: Lng nc thi bm ra sụng Hng c tớnh theo cụng sut danh nh 40
Bng 2.2: Kt qu o mu ti h s (2) 56
Bng 2.3: Kt qu o mu ti h s (3) 57
Bng 2.4: Kt qu o mu ti h s (2) 59
Bng 2.5: Kt qu o mu ti h s (3) 60
Bng 3.1: Nghiờn cu in hỡnh: S liu trung bỡnh hng nm v hot ng ca bói
lc Uggerhalne an Mch 65

Bng 3.2 Cỏc vai trũ c bn ca thc vt trong bói lc 70
Bng 3.3: Cỏc c ch x lý ụ nhim trong bói lc trng cõy 71
Bảng 3.4: Hệ số kể tới ảnh hởng của nhiệt độ của nớc đối với độ nhớt lấy 81
Bảng 3.5: Thành phần thẳng đứng của tốc độ của nớc thải trong bể 81

Bảng 3.6: Thời gian lắng (s) của nớc thải trong bình hình trụ với chiều sâu lớp
nớc h, đạt hiệu quả lắng bằng hiệu quả lắng tính toán khi thiếu số liệu thực nghiệm 82

Bảng 3.7: Trị số
n
h
KH






khi tính toán các bể lắng lần I đối với nớc thải sinh hoạt 83
Bng 3.8: Thụng s cho phộp ca bói lc ngp nc 87
Bng 3.9: H s nhỏm ca mt s loi cng 90



1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Hệ thống thoát nước Thành phố Hà Nội chủ yếu là hệ thống thoát nước
chung cho cả ba loại nước thải là nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước
mưa. Hệ thống thoát nước đô thị bao gồm các tuyến cấp I (cống chính hoặc kênh
mương), tuyến cống cấ
p II (cống lưu vực) và cống cấp III (thu gom nước thải và
nước mưa trực tiếp từ các đường phố và khu dân cư). Trên hệ thống thoát nước còn

có các trạm bơm và hồ điều hoà. Phần lớn hệ thống thoát nước các đô thị lớn đều đã
được xây dựng từ lâu, xuống cấp và quá tải. Các hệ thống cống thoát nước chính
thường có đường kính là 1m, đều được đặt ngầm dưới đường đã qua sử dụng rất
nhiều năm nhưng vẫn được sử dụng để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước với mức
tăng dân số nhanh tại Hà Nội. Rác thường xuyên xuất hiện tại các ga hàm ếch ngăn
cản công tác tiêu thoát nước ( đường Thanh Xuân, Tây Sơn, Nguyễn Lương
Bằng ), nhiều khu vực có nắp ga vỡ có rất nhiều rác tại các hố thu và gây nguy
hiểm cho ngườ
i đi đường (đường vành đai 3 kéo dài, đường Thanh Nhàn ). Hệ
thống cống thoát nước mới chỉ đảm bảo phục vụ khoảng 50 – 60% dân số ở các
thành phố lớn và 20 – 40% ở các khu đô thị nhỏ. Với cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa
đầy đủ lại đang bị xuống cấp, phạm vi hoạt động của hệ thống thoát nước rất hạn
chế.
Quá trình đô thị hoá làm cho lượng nước thải và nước mưa tăng nhanh trong
những năm gần đây, nhưng hệ thống thoát nước cải tạo và xây dựng mới không đáp
ứng kịp nên tình trạng ứ đọng và ngập úng nước mưa, ô nhiễm nguồn nước mặt
ngày càng trầm trọng.
Tại Hà Nội chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt, bệnh
việ
n, công nghiệp, không qua xử lý mà xả thẳng vào hệ thống cống thành phố, hồ
ao, kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ cộng đồng và cảnh quan, cản trở đầu tư và du lịch.
Đánh giá chế độ hoạt động của mạng lưới thoát nước đô thị thấy rằng một
trong những yếu tố chính cản trở việc thu gom và tiêu thoát nước đô thị là sự lắng



2



đọng bùn cặn trong cống, kênh mương và hồ. Bùn cặn trong nước mưa và nước thải
có nguồn gốc từ quá trình cuốn trôi bề mặt do mưa, từ nước thải các ngôi nhà, công
trình dịch vụ và nhà máy xí nghiệp, và trong quá trình xử lý nước thải. Bùn cặn hệ
thống thoát nước sẽ tích tụ:
- Tại cống thoát nước;
- Trên kênh, mương, sông và hồ;
- Trong các công trình xử lý nước thải tại hộ thoát nước như bể
tự hoại, bể
chứa lưu giữ bùn,
- Trong trạm xử lý nước thải tập trung.
Trong tất cả các loại bùn cặn trên, bùn cặn trong mạng lưới thoát nước (cống,
kênh mương và hồ) không tập trung, khó thu gom và thành phần phức tạp nhất. Các
loại bùn cặn này dễ gây ô nhiễm môi trường sông hồ, làm giảm sút oxy và mất cân
bằng sinh thái trong nguồn nước mặt. Với số lượng lắng đọng lớn, bùn cặn trên
mạ
ng lưới thoát nước gây cản trở dòng chảy, hạn chế điều kiện tiêu thoát nước, đặc
biệt là thời gian đầu mùa mưa.
Xuất phát yêu cầu trên và với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra
giải pháp xử lý bùn, không gây ô nhiễm môi trường đến các khu lân cận là nhu cầu
thiết yếu và phù hợp với môi trường địa phương nơi học viên đang công tác, đề tài
"Nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nộ
i thành tại bãi đổ bùn khu B
Yên Sở" đã được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Với hiện trạng thoát nước cho Thành phố Hà Nội hoạt động với mô hình
bơm trực tiếp nước thải chưa qua xử lý của toàn Thành phố trực tiếp ra sông Hồng
gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường sống. Do vậy, mục đích nghiên cứu củ
a đề
tài luận văn nhằm:
2.1. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý bùn thải, nước thải

đảm bảo không gây ô nhiễm đến môi trường sống.
2.2. Đề xuất mô hình quản lý khu bãi đổ bùn khu B Yên Sở.
3. Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng



3


* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Áp dụng phương pháp này để thu
thập số liệu về lượng mưa các năm của trạm bơm Yên Sở, kết quả phân tích mẫu
nước thải tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở, lượng nước thải về bãi trong một ngày để
có thể đưa ra mô hình xử lý nước thải có thể đáp ứng được hi
ện trạng thực tế của
bãi đổ bùn đảm bảo nước thải ra sau khu vực xử lý gây ảnh hưởng ít nhất tới môi
trường xung quanh.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: để nắm được quy trình vận hành của
bãi đổ bùn khu B Yên Sở. Qua đó đưa ra đánh giá, nhận xét hiện trạng nạo vét của
nghành và khả năng xử lý tại bãi theo quy trình cũ đã không còn đảm bảo về mặ
t
chất lượng nước thải đưa ra môi trường không đạt yêu cầu theo
QCVN25:2009/BTNMT. Ngoài ra tại Hà Nội công tác xử lý nước thải tại đầu
nguồn mới chỉ có nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch và Bắc Thăng
Long-Vân Trì nên không thể đảm bảo công tác xử lý nước thải trước khi đưa vào
môi trường.
- Phương pháp chuyên gia: Xây dựng mô hình xử lý vừa và nhỏ để xử lý ô
nhiễm nguồn nước thải trước khi xả ra các hồ xung quanh. Sử dụng các chế phẩm vi
sinh để làm sạch hồ.
* Công cụ ứng dụng:

- Tin học: sử dụng bản đồ để mô phỏng khu vực nghiên cứu và lưu trữ thông
tin; sử dụng tin học trong tính toán cho kết quả nhanh hơn, chính xác hơn.
4. Nội dung của luận văn tập trung vào 3 nội dung như sau:
4.1. Đánh giá thực trạng lượng bùn lắng đọng và công tác nạo vét trên kênh
mương thoát nước trong Thành phố Hà Nội.
4.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý bùn, đảm bảo
không gây ô nhiễm đến môi trường sống.
4.3. Đề xuất mô hình quản lý khu bãi đổ bùn khu B Yên Sở.
Nội dung chi tiết được trình bày trong các chương sau:



4


Chương 1: Tổng quan về quản lý nạo vét bùn, công nghệ xử lý bùn, mô hình
quản lý tại Việt Nam và trên thế giới.
Chương 2: Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý bùn thải thoát nước tại bãi đổ
bùn khu B Yên Sở.
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hệ thống xử lý
bùn thải nước thải cho bãi đổ bùn khu B Yên Sở.










1
Chương 1: Tổng quan về nạo vét bùn, công nghệ xử lý bùn thải, nước thải trên
thế giới và Việt Nam

1.1. Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, việc hướng tới môi trường sống xanh - sạch - đẹp là
nhu cầu và cũng là xu hướng phát triển chung của xã hội. Do vậy việc đặt ra các vấn
đề xử lý các nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễ
m nước, ô nhiễm đất và không khí nói
chung đang là những vấn đề cấp bách và cần nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn.
Trong đó ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý –
hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước. Ngoài ra ô nhiễm nước còn dẫn tới việc ô nhiễm đất và ô nhiễm
không khí.
Để giảm thiếu tối đa việc ô nhiễm nước, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư
nghiên cứu về việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và tái sử dụng nguồn
nước để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên
thiên nhiên Hà Lan, Anh, Đức, Nh
ật, Israel

Hình 1.1: Tổng quan về xử lý nước thải trên thế giới
Ghi chú: Untreated : Không xử lý, Treated : Được xử lý

Qua hình 1.1 ta có thể nhận thấy châu Âu là khu vực có sự đầu tư và quan
tâm đến môi trường sống và xử lý nước thải lớn. Còn lại khu vực châu Á, châu Phi
và châu Mỹ là những khu vực có tỷ lệ xử lý nước thải thấp.




2
1.1.1. Giới thiệu về bùn và các phương pháp xử lý.
Bùn dư tạo thành từ các quá trình xử lý hóa học và sinh học nước thải cần
được tiếp tục xử lý trước khi chôn lấp hoặc tái sử dụng trong nông nghiệp.
1.1.1.1. Các tính chất của bùn thải
a. Các tính chất vật lý
Bao gồm lượng chất rắn, chất rắn dễ bay hơi và phân bố kích thước hạt. Hàm
lượng chất rắn là trọng lượng khô củ
a các chất rắn trên tổng trọng lượng của bùn.
Chất rắn dễ bay hơi biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong bùn, được xác định bằng
phương pháp phân tích trọng lượng. Phân bố kích thước hạt biểu thị kích thước của
các thành phần hạt trong bùn, thông số này liên quan tới khả năng nước giữ nước
của bùn.
b. Tính chất hóa học.
Chủ yếu phụ thuộc vào nguồn gốc n
ước thải, cách tính chất hóa học biểu thị
sự có mặt của các hợp chất hóa học trong bùn và khả năng tái sử dụng bùn sau khi
đã được ổn định. Các thông số chung được phân tích là mùi, hàm lượng hữu cơ và
kim loại. Nếu bùn được dùng cho mục đích tái sử dụng thì nên đánh giá thêm các
thành phần ni tơ, phốt pho, kim loại và chất độc hại có thể có để đảm bảo cá sản
phẩm cuối cùng phù hợp vớ
i các quy định của địa phương
c. Tính chất sinh học
Biểu thị sử có mặt các vi khuẩn, mầm bệnh trong bùn. Quá trình xác định
này rất tốn kém và khó thực hiện vì nó liên qua đến việc nhận dạng virut, vi khuẩn,
sinh vật đơn bào và giun sán có thể gây bệnh. Nếu bùn được dùng cho mục đích tái
sử dụng thì việc đánh giá các mầm bệnh cần phải thực hiện.
Vậy việc xử lý bùn rất cần thiết cho s
ức khỏe, môi trường và kinh tế. Bùn có
thể là mối nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe vì nó chứa rất nhiều mầm bệnh và

các mối nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng đến cộng đồng. Do đó, cần phải khống
chế các mầm bênh và kiểm soát các thành phần ô nhiễm trong bùn. làm giảm thể
tích bùn là biện pháp cần thiết nhằm giảm chi
1.1.1.2. Mục đích xử lý bùn thải:



3
- Ổn định bùn, khử các chất hữu cơ dễ gây thối rữa.
- Làm kho bùn cặn để dễ vận chuyển và sử dụng
- Khử độc bùn cặn hoặc thu hồi chất quý trong đó.
Để giảm dung công trình cũng như đảm bảo cho quá trình xử lý ổn định, một
số loại bùn có độ ẩm cao ( như bùn hoạt tính dư có độ ẩm đến 99,2%) cần phải tách
nướ
c sơ bộ. Quá trình xử lý bùn có trong nước thải được nêu trên hình 1.2

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát các quá trình xử lý bùn cặn nước thải
Các biện pháp xử lý bùn cặn truyền thống thường được áp dụng như khử
nước làm giảm khối lượng bùn cặn, tăng thành phần khô của bùn va do đó giảm
thiểu chi phí quản lý và vận chuyển. Các phương pháp này đều có khả năng xử lý
bùn tốt, nhưng cũng đòi hỏi cao về yêu cầu vận hành cũng như mức độ
phức tạp về
công nghệ, các yêu cầu về cơ sở hạ tàng và kỹ năng vận hành
Bảng 1.1: Khả năng tách nước của một số hệ thống xử lý bùn cặn
Phương
pháp tách
nước
Máy ly tâm Lọc ép
băng tải
Lọc ép Bãi bùn làm

khô
Bãi trồng
cây tách
nước bùn
% Chất khô 23 (15-20
a
) 24 (15-20
b
) 32 10
b
30-40
Ghi chú:
a
: Giá trị thông thường



4

b
: Giá trị phụ thuộc vào thời gian xử lý
(Nguồn: D.Xanthoulis - Lều Thọ Bách - Wang Chengduan - Hans Brix -
2010)
Trong bảng 1.1 nêu các phương pháp xử lý làm khô bùn cặn được ứng dụng
nhiều trong thực tế. Ba hệ thống tách nước từ bùn nêu đầu tiên có khả năng tạo ra
bùn cặn với hàm lượng chất khô tương tự như nhau. Nói chung, các hệ thống này
đều yêu cầu bổ sung thêm các hóa chất ví dụ như chất trợ keo tụ, chất điện ly phân
t
ử, nguồn năng lượng cung cấp và cán bộ có chuyên môn. Hai hệ thống nêu sau
được xem là các giải pháp công nghệ thấp vì tiêu thụ ít năng lượng và khá đơn giản

trong xây dựng, vận hành. Các bãi làm khô và bãi trồng cây dung để xử lý và tách
nước từ bùn cũng có thể làm ổn định, thậm chí còn khoáng bùn hóa tạo ra sản phẩm
có thể chôn lấp hoặc sử dụng cho mục đích nông nghiệp một cách hợp vệ sinh. Hơn
nữa nước được tách khỏi bùn, thấ
m qua các lớp bùn đã khoáng hóa và thoát ra từ
đáy bãi lọc nên hệ thống này có khả năng xử lý với hiệu suất khử COD, BOD cao
đến 60%, nitrat hóa đến 80% và giảm các khuẩn đường ruột từ 2 đến 3 lần.
d. Các dạng hệ thống xử lý bùn cặn trong điều kiện tự nhiên.
Các mực độ xử lý có thể được biểu thị thông qua mức nồng độ chất rắn của
bùn. Việc cô đặc bùn chủ yế
u được tiến hành tại chỗ, thông thường bằng hệ thống
kỹ thuật để lọai bỏ một phần chất lỏng và tăng nồng độ chất rắn lên khoảng 5%, bùn
vẫn giữ "tính chất của chất lỏng" của nó. Việc tách nước khỏi bùn cặn được thực
hiện nhằm loại bỏ nước và nồng độ chất rắn lên tối thiểu là 20%. Bùn khô có hàm
lượ
ng nước rất thấp, tùy theo phương pháp xử lý được chọn và đặc điểm bùn, có thể
khử được 100% nước. Quá trình ổn định bùn cặn chuyển hóa sinh học các chất rắn
thành các sản phẩm không chứa tế bào sống. Các hệ thống xử lý bùn tự nhiên có thể
nâng cao chất lượng của sản phẩm, giảm các nhược điểm tiền ẩn của bùn và tạo ra
một thành phẩm có thể tái sử dụng an toàn. Các hệ thống này bao gồm: bãi làm khô,
ủ phân, xử lý bằng đất, bãi trồng sậy, hồ làm khô bùn và ổn định bằng vôi.
e. Một số mô hình xử lý bùn



5
e1. Bãi làm khô bùn: Các bãi làm khô bùn được xây dựng trên lớp cát lọc,
dạng công trình này được coi là dễ áp dụng, thiết kế đơn giản và có thể tạo ra sản
phẩm bùn khô ổn định. Các bãi làm khô bùn được áp dụng cho những cơ sở nhỏ và
có thể sử dụng trong hầu hết các điều kiện khí hậu. Mặc dù cần có diện tích lớn và

nhiều lao động những bãi làm khô bùn rất kinh tế đới với những n
ơi có điều kiện
đáp ứng về đất đai và lao động.
Bùn chủ yếu được tách từ nước bằng thấm, thoát nước và bay hơi nước.
Nước được tách khỏi bùn bằng trọng lực, thấm qua cát xuống đáy hố được thu gom
và thoát ra khỏi bãi làm khô bằng hệ thống ống ngầm. Lượng nước không thấm
được sẽ tạo thành lớp váng phủ trên bề mặt có thẻ được bay h
ơi. Bùn sẽ tích tụ tại
lớp trên cùng của bãi làm khô với hàm lượng chất khô khoảng 10%, tùy theo thời
gian của quá trình làm khô bùn.

Hình 1.3: Bãi làm khô bùn.
(Nguồn: D.Xanthoulis - Lều Thọ Bách - Wang Chengduan - Hans Brix -
2010)
Trong quá trình tách nước, khi bùn được rải lên bề mặt bãi và khi nước được
tháo cạn, độ ẩm trong bùn giảm làm chết các mầm bệnh trong bùn. Kết quả kiểm
chứng tiến hành tại bãi làm khô bùn Ouarzazate, Morocco (Xanthohlis, 1996) với
độ dày lớp bùn nến là 400mm cho thấy trứng các loại sinh vật ký sinh hoàn toàn
biến mất khỏi bùn sau 8 tháng.
Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:



6
+ Hệ thống dễ thiết kế và thi công.
+ Thuận tiện trong công tác quản lý vận hành
+ Không tốn kinh phí
Nhược điểm:
+ Cần mặt bằng rộng và ảnh hưởng đến môi trường không khí quanh khu

vực
+ Không thể xử lý triệt để các thành phần độc hại trong bùn.
e2. Xử lý tách nước và khoáng hóa bùn bằng bãi trồng cây sậy: Các bãi làm
khô được trồng cây có thể được áp dụng như một công nghệ tách bùn-nước, góp
ph
ần nâng cao hiệu quả tách nước trong bùn đồng thời tạo ra sản phẩm khoáng hóa
có thể dung để bổ sung cho đất và là nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho nông nghiệp.
Từ kế quả nghiên cứu ở một số quốc gia, một số giải pháp công nghệ cho hệ thống
tách nước bằng cây trông đã được đề xuất. Đặc điểm chung của các công nghệ này
là sử dụng kết hợp cây và cật liệu cát sỏi để tách nước và ổn định bùn. Thông
thường loại cây được chọn cho hệ thống này là cây sậy, các thực vật đầm lầy khác
cũng có thể sử dụng được. Các kinh nghiệm thu được tại Đức cho thấy việc sử dụng
các bãi trồng cỏ được gọi là bãi mùn cũng được đạt được hiệu quả tách nước và ổn
định bùn cao (Pabsch, 2004).
Bãi trồng sậy tách nước và khoáng hóa bùn thường được thiết k
ế bao gồm
các đơn nguyên rải sỏi, trồng thực vật, bùn được trải đều trên bề mặt. Thực vật, đất,
năng lượng mặt trời và trọng lực tách các chất rắn và chất lỏng khỏi bùn. Tỷ lệ chất
rắn của bùn giữ nguyên trên bề mặt bãi trong khi nước được thoát đi và thấm qua
lớp sỏi. Sau mỗi lần rải bùn là giai đoạn tách nước được thự
c hiện trước khi một lớp
bùn mới được phủ tiếp trên lớp bùn đã được tách nước. Các quá trình tiếp tục được
thực hiện tới khi lấp đầu bãi bằng bùn đã tách nước và được làm sạch bãi. Nước
thoát từ bùn thấm qua cát và sỏi, điều kiện hiếu khí trong lớp lọc không bão hòa và
khả năng lọc của các vật liệu làm giảm nông độ chất ô nhiễm và nước được quay
vòng xử
lý tại trạm XLNT.




7
Thiết kế và biện pháp vận hành hệ thống phụ thuộc vào một số yếu tố bao
gồm các đặc điểm và đặc tính lý, hóa, sinh học của bùn. Các yếu tố khác bao gồm
điều kiện khí hậu trong bùn, khối lượng bùn cần xử lý, yêu cầu xả nước, mục đích
sử dụng cuối cùng của bùn và các quy định trong vùng vệ những loại hệ thống này.
Bãi lọc đượ
c thiết kế có lót đáy chống thấm, thực vật và các lớp sỏi, cát và
đất, hệ thống phân phối, hệ thống thoát nước và một hệ thống thông gió nhằm duy
trì luông khí dưới đáy nền và các lớp vật liệu. Các hệ thống cần được thiết kế thành
các đơn nguyên để có thế thực hiện tải bùn luân phiên và có đủ thời gian giữa các
lần tải nhằm đảm bảo cho các quá trình lý hóa và sinh học có thể diễn ra, tránh bít
kín.
Việc xây dựng và hoạt động của các bãi trồng sậy không tốn kém và không
đòi hỏi nhân lự có trình độ cao, bãi trồng sậy có thể xử lý được các loại bùn với các
đặc tính khác nhau. Những hệ thống trồng sậy này được sử dụng rộng rãi và thành
công tại các khu vực có khí hậu ôn hòa và phát triển đạt hiệu quả cao hơn trong thời
tiết ấm, do nhiệt độ ổn định và ôn hòa có thể kích thích quá trình sinh học và tránh
những thay đổi ảnh hưởng đến những quá trình này.
Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Hệ thống dễ thiết kế và thi công.
+ Thuận tiện trong công tác quản lý vận hành
+ Không tốn kinh phí
Nhược điểm:
+ Cần mặt bằng rộng và ảnh hưởng đến môi trường không khí quanh khu
vực
e3. Hồ làm khô bùn: Trong hồ làm kho bùn, bùn từ quá trình xử lý nước thải
được lưu trữ đồng thời, tách nướ
c và làm khô (Hình ) Bằng lắng trọng lực, tách
nước chảy tràn, các tành phần chất rắn trong bùn được lưu và nén trong hồ. Quá

trình yêu cầu thời gian lưu trữ bùn khá lâu. Các thành phần chất rắn đọng lại đáy hồ,
phần nước trên bề mặt hồ được thoát ra liên tục hoặc theo từng đợt. Nước thoát ra



8
được đưa trở lại trạm xử lý nước thải để xử lý. Khi chiều cao lớp bùn lắng đạt độ
cao nhất định thì hồ được thoát nước và chất rắn được làm khô (Peavy và các cộng
sự, 1986). Bùn khô được lấy khỏi hồ để tái sử dụng hoặc thải bỏ.

Hình 1.4: Mặt cắt dọc hồ làm khô bùn
e4. Ổn định bằng vôi: Sự dụng vôi để ổn định bùn sẽ kiểm soát được mùi và
loại bỏ vi khuẩn. Hơn nữa ổn định hóa học sẽ làm tăng khả năng tách nước và xử lý
bùn hiệu quả hơn. Các chất kiềm (như vôi) được bổ sung để tăng độ pH nhằm vô
hiệu hóa khả năng hoạt động củ
a các vi sinh vật do đó hạn chế tạo mùi và ngăn cản
sự phát triển của các vi sinh vật truyền bệnh. Ngoài ra, vôi có thể đóng vai trò như
một tác nhân keo tụ làm tăng cường khả năng tách nước của bùn.
f. Các lưu ý về điều kiện khí hậu và yêu cầu vận hành.
Do hệ thống được vận hành theo nguyên tắc xử lý bùn bằng quá trình kéo
dài, kích thước bề mặt yêu cầu cho xử lý phụ thuộc vào điề
u kiện khí hậu của khu
vực thực hiện nên cần có các biện pháp vận hành phù hợp với điều kiện khí hậu để
tối ưu hóa chất lượng bùn sau xử lý.
1.1.2. Giới thiệt về nước thải và xử lý nước thải
Quá trình hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các đô thị làm
phát sinh các chất thải dưới dạng rắn, lỏng, khí. Chất thải dạ
ng lỏng, hay nước thải,
sau khi qua các khâu xử lý làm sạch sẽ là một nguồn nước cấp quan trọng cho các
đô thị. Nước thải là nước sau quá trình sử dụng trong các hoạt động của con người,

có thành phần bị biến đổi, chứa các chất ô nhiễm. Theo nguồn gốc nước thải có thể
là hỗn hợp của nước hay chất lỏng có chứ các chất từ các hộ gia đình, trường học,
khu thương m
ại hay công nghiệp với nguồn nước mặt hay nước mưa.



9
Các thông số ảnh hưởng đến chất lượng nước
a. Các thông số vật lý.
Cặn lơ lửng: Các phần tử chất rắn không tan, tồn tại dưới dạng nổi trên mặt
nước hoặc lơ lửng trong nước. Có thể loại bỏ bằng phương pháp lọc
Cặn lắng: Các phần từ cặn lơ lửng có thể lắng, tách khỏi phần lơ lửng b
ởi
trọng lực trong điều kiện tĩnh
Độ đục: thông số biểu thị trạng thái vẩn đục của nước, gây ra bởi các phần tử
lơ lửng
Độ màu: Màu là thông số có thể nhận biết bằng mắt. Độ màu liên quan trực
tiếp đến độ pH và DO (hàm lượng oxy hòa tan) trong nước và cho phép đánh giá
tình trạng ô nhiễm của nước thải.
Nhiệt độ: Thông số quan trọng trong thiết kế xử lý trạm xử lý nước thải bởi
nó có ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học, hóa học diễn ra trong nước.
b. Các thông số hóa học.
Tổng ni tơ: Thông số đại diện cho tất cả các dạng tồn tại của ni tơ trong
nước, bao gồm hàm lượng NH
4
+
, ni tơ hữu cơ, ni trit NO
2
-

và nitrat NO
3
-
,
Tổng phốt pho: Thông số đại diện cho tất cả các dạng phốt pho tồn tại trong
nước, là tổng của hàm lượng phốt pho hữu cơ và vô cơ.
Độ pH: thông số đánh giá tính axit hay kiềm của dung dịch với dung môi là
nước
Các nguyên tố kim loại: như As, Cd, Cr, Hg, Na, Zn được đo đển đánh giá
khả năng tái sử dụng nước thải và ảnh hưởng của các kim loại nặng trong quá trình
xử lý.
Khí: Các thành ph
ần khí được sinh ra do các quá trình phân hủy các hợp chất
có trong nước thải hoặc tồn tại trong bản thân nước thải như O
.2
. CO
2

BOD
5
: thông số biểu thị nhu cầu oxy hóa trong 5 ngày, đặc trưng bởi lượng
oxy cần thiết cho các vi khuẩn oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học có trong một đơn vị thể tích nước thải trong thời gian 5 ngày ở điều kiện 20
0
C.
BOD
5
biểu thị bằng đơn vị mg/L, và được sử dụng phổ biến như một thông số đánh




10
giá mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ, hay hàm lượng chất hữu cơ dễ bị
oxy hóa sinh hóa trong nước thải.
COD: Nhu cầu oxy hóa học, đặc trưng cho lượng oxy cần thiết (tính bằng
mg/L) để oxy hóa hóa học các chất hữu cơ có trong nước thải bằng đichromat trong
môi trường axit.
c. Các chỉ tiêu sinh vật.
Faecal Coliform: Các vi khuẩn sống trong đường ruột của các loại động vật
thuộc nhóm máu nóng. Chỉ tiêu này đặc trưng cho mức độ ô nhiễm bẩn bới các loại
vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ phân
Các vi sinh vật khác: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, giun sán và các loại
virut có trong các chất thải, thể hiện mức độ ô nhiễm hay nhiễm bẩn độc tố của
nước thải.
d. Một số phương pháp xử lý nước thải.
Nước thải đô thị thường được xử
lý theo ba bước (mức độ) nêu qua hình 1.5
như sau:

Hình 1.5: Các bước xử lý nước thải sinh hoạt



11
Các phương pháp xử lý
d1. Phương pháp cơ học
Mục đích của phương pháp cơ học là để XLNT là tách pha rắn khỏi nước
thải bằng phương pháp lắng và lọc.
- Để giữ các tạp chất không hòa tan lớn và một phần chất bẩn lơ lửng: có thể
dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.

- Để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặ
c bé hơn nước dùng bể
lắng.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. XLNT
bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như
song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ. Đây là các thiết bị, công trình xử lý sơ
bộ tại chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc
các công trình phía sau ổn
định.
d2. Các phương pháp hóa học và hóa lý
- Phương pháp hóa học: Là quá trình khử trùng nước thải bằng các hóa chất
(clo, ô zôn ), khử ni tơ và phốt pho bằng các hợp chất hóa học hoặc keo tụ tiếp tục
nước thải trước khi sử dụng lại. XLNT thường là khâu cuối trong dây chuyền công
nghệ trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần tái sử dụng.
- Phương pháp hóa lý: Là quá trình cho các chất (keo tụ và trợ keo tụ
) để
tăng cường khả năng tách các tạp chất không tan, keo và mất một phần chất hòa tan
ra khỏi nước thải: chuyển hóa các chất tan thành không tan và lắng cặn hoặc thành
các chất không độc. Phương pháp này thường được áp dụng cho xử lý nước thải
công nghiệp
d3. Các phương pháp xử lý sinh học
Các hợp chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn
của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật ô xy hóa hoặc khử các
hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Quá trình xử lý nước thải được
dựa trên sự ô xy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ ô xy tự do hòa tan. Nếu



12

ô xy được cung cấp bằng thiết bị hoặc cấu tạo công tình thì đó là quá trình xử lý
sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu ô xy được chuyển và hòa
tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí
trong điều kiện tự nhiên.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí: Quá trình xử lý được dựa trên cơ
sở phân hủy các chấ
t hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí. Đối với
các hệ thống thoát nước quy mô nhỏ và vừa, người ta thường dùng các công trình
kết hợp giữa việc tách cặn lắng với phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn
và lỏng. Các công trình được ứng dụng rộng rãi là các bể tự hoại, giếng thấm, bể
lắng hai vỏ, bể lắng trong kết hợp với ngăn lên men, bể lọc ngược qua tầng cặn kỵ
khí (UASB).
e. Tách các nguyên tố dinh dưỡng ra khỏi nước thải:
Chủ yếu đây là quá trình tách ni tơ và phốt pho. Với nồng độ rất lớn, các
nguyên tố này tạo điều kiện cho các thủy thực vật phát triển, gây phú dưỡng và làm
tái nhiễm bẩn sông hồ.
Các nguyên tố như N, P có trong nước thải có thể xử lý bằng phương pháp
sinh học. Các muối nitrat, nitrit tạo thành trong quá trình phân hủy hiếu khí sẽ được
khử trong điều kiện thiếu khí trên cơ sở các phản ứng khử nitrat.
f. Khử trùng nước thải
Thông thường dùng clo hơi, đối với các công trình công suất nhỏ hơn
1000m
3
/ngđ dùng clorua vôi, Đôi khi còn dùng phương pháp điện phân muối ăn tạo
nước javen để khử trùng nước thải.
g. Giới thiệu về xử lý nước thải ổn định
Hiện nay, các vấn đề liên quan tới nguồn nước và đặc biệt là nước thải đang
trở nên ngày càng quan trọng. Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề
nghiêm trọng về ô nhiễm nguồ
n nước bởi nitrat và phốtphat. Nhiều nơi thường gặp

các vấn đề thiếu nước và có nhu cầu về nước sạch hơn cho mục đích sử dụng của
con người (nước uống) và cho mục đích nông nghiệp (tưới tiêu).



13
Xử lý ổn định (XLÔĐ) là một công nghệ sử dụng thực vật để làm sạch nước
thải và được áp dụng thành công ở nhiều nước thuộc vùng Địa Trung Hải và Bỉ
Quá trình (XLÔĐ) nước thải được phát triển từ sáng chế đầu tiên: "Quá trình
xử lý chất thải hữu cơ dạng lỏng" thực hiện năm 1985. XLÔĐ có nguồn gốc từ kỹ
thu
ật trồng cây trong nước, XLÔĐ sử dụng các nhu cầu và đặc điểm vật lý của cây
để loại bỏ các hợp chất gây hại đến môi trường.
Nước thải chảy qua các kênh trong đó có bố trí trồng các loại rễ trần. Hệ
thống này có thể được áp dụng theo các sơ đồ dòng thẳng (nước chảy theo 1 chiều)
hoặc dòng tuần hoàn. Các kênh có chiều rộng 50cm và chiều dài phụ thuộc vào chất
lượ
ng nước thải. Cây hấp thụ nitrat và phootpho cho quá trình tăng trưởng, rễ cây
có tác dụng lọc các chất lơ lửng đồng thời là nơi lưu giữ các vi khuẩn có ích cho
quá trình làm sạch nước thải
Hệ thống XLÔĐ nước được triển khai để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải
cho những khu dân cư có quy mô nhỏ, tuy nhiên mục đích có thể thay đổi tùy thuộc
điều kiện sử dụng, Taị vùng
Địa Trung Hải, XLÔĐ được áp dụng với mục đích xử
lý và tái sử dụng nước thải để tưới trồng nông nghiệp.

Hình 1.6: Mô hình thí nghiệp xử lý ổn định nước thải





14
Bảng 1.2: Khả năng phát triển và mức độ làm sạch của một số loài thực vật
Loài thực vật Tăng trưởng Khả năng
làm sạch
Các quan sát
Thuốc lá Kém Cây phát triển tốt, nhưng khó tạo
chùm rễ phát triển
Cà chua Trung bình Trung bình Hệ thống rễ bị thoái hóa sau 2 tháng
phát triển
Chuối hoa Tốt Trung bình Cây phát triển quá nhanh do nảy
mầm nhiều
Củ ấu Tốt Tốt Chùm rễ rất dầy, nảy nhiều mầm
Cần tây Tốt Tốt Rễ rất dầy nhưng có xu hướng thoái
hóa vào cuối kỳ
Ngoài ra hệ thống XLÔĐ còn được áp dụng nhiều nơi trên thế giới:
Bảng 1.3: Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của một số hệ thống xử lý được vận
hành trong thực tế
Bỉ * Xê nê gan Ma rốc *
Thông số
% g/m.ngđ ** % %
SS >60
COD 48,2 10,31 20-60 >40
BOD5 55 30-63 >40
NH4+ 26,6 1,27 25-40 >60
NO3- 45,3 11,55 25-40 >60
PO4 3- 30,9 1,71 50-85
Ghi chú: *: Giá trị trung bình
**: Kết quả tính theo gam được xử lý trên mét kênh trên ngày.
Ưu điểm:

- Dễ thiết kế để sử dụng.
- Thuận lợi về mặt kinh tế
- Tạo cảnh quan môi trường, gần gũi với thiên nhiên.
Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng cho mô hình nhỏ



15
- Dễ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí quanh khu vực.
h. Giới thiệu về tái chế nước và tiết kiệm nước.
Xử lý nước thải và tái sử dụng nguồn nước là vấn đề đang được quan tâm
cao vì tốc độ tăng dân số ngày một tăng kéo theo sự ô nhiễm ngày một lớn hơn và
nguồn tài nguyên ngày một hạn hẹp. Do vậy một số nước phát triển mạnh nh
ư Anh ,
Hà Lan, Israel đã và đang áp dụng mô hình xử lý và tái xử dụng nguồn nước phát
triển mạnh
Đứng đầu thế giới về tiết kiệm nước, Israel cũng đi đầu trong công nghệ tái
chế nước. Nước thải công nghiệp, sinh hoạt ở nước này đều được thu gom, xử lý
triệt để, sau đó dùng để tưới cây… nên tỷ lệ nước thải được tái sử dụng ở Israel lên
tớ
i 75%.
Ở Israel, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đều được thu gom vào các hệ
thống xử lý tập trung. Ở các hệ thống này sử dụng các giải pháp xử lý dựa vào từ
tính (sử dụng thanh nam châm để tách các chất hữu cơ độc hại như dầu, chất tẩy
rửa, hóa chất nhuộm và kim loại nặng trong nước thải); xử lý bằng phương pháp kết
đông điện từ (xử lý lo
ại bỏ kim loại nặng trong nước bằng việc đưa hyđrôxyt kim
loại trùng hợp, là phương pháp dùng để xử lý nước thải công nghiệp và đô thị); xử
lý bằng cách làm lắng đọng (nước được làm sạch bằng việc lắng chất bẩn có thể

được sử dụng trong nông nghiệp)…
1.2. Tổng quan tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Việt Nam
1.2.1 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thả
i tại Hà Nội.
1.2.1.1 Về nạo vét bùn tại Hà Nội
Tại Hà Nội, công tác nạo vét bùn thải được triển khai định kỳ đối với từng khu
vực. Kế hoạch nạo vét trên dựa trên kết quả khảo sát thực tế tại hiện trường, đơn vị
thực hiện: Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà
Nội - Xí nghiệp Khảo sát thiết kế.
Hiện đang được áp d
ụng nhiều dây chuyền công nghệ để có thể nạo vét bùn thải
thoát nước như dây chuyền S1, dây chuyền S2, dây chuyền C2
a. Dây chuyền S1:

×