Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.58 KB, 91 trang )




LỜI CẢM ƠN
Nhờ sự giảng dậy của các thầy cô trường Đại học thủy lợi, tôi đã được trang bị
nhiều kiến thức cơ bản để thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới các thầy cô trong trường và đặc biệt là Tiến Sĩ Nguyễn Trong Hoan, đã hướng
dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Do thời gian có hạn và kiến th
ức của bản thân còn hạn chế, luận văn của tôi còn
nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô đóng góp ý kiến để luận văn của tôi hoàn chỉnh
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


































BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu là công trình của cá nhân tôi. Các số liệu trích dẫn
trong luận văn là trung thực.
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2013


Tác giả của luận văn



Vũ Thị Hồng



MỤC LỤC

Trang
Mở đầu 1
I. Tính cấp thiết của đề tài 1
II. Mục đích của tài 2
III Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
IV. Các kết quả dự kiến đạt được 2
V. Kết cấu luận văn 3
Chương 1: Tổng quan về chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất 4
kinh doanh xây dựng
1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Phân loạ
i chi phí sản xuất 4
1.1.2 Giá thành sản phẩm 7
1.1.2.1 Khái niệm 7
1.1.2.2 Phân loại giá thành 7
1.1.2.3 Phương pháp tính giá thành xây dựng trong doanh nghiệp 8
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh 15
1.1.3.1 Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ 15
1.1.3.2 Tổ chức sản xuất và sử dụng con người 16
1.1.3.3 Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính 17
1.2 Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 17



1.2.1 Nội dung quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.2.2 Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 21
1.2.2.1. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 21
sản phẩm

1.2.2.2. Vai trò của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá 22
thành sản phẩm
Kết luận chương 1 24
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất tại Công ty 25
cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh
2.1 Giới thiệ
u về Công ty 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Công ty 26
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 26
2.1.2.2 Một số công trình tiêu biểu 27
2.1.3 Bộ máy tổ chức của Công ty 29
2.1.4 Công nghệ và máy móc thiết bị của Công ty 30
2.1.5 Tình hình lao động của Công ty 33
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2012 34
2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 34
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 34
2.3. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 35
giai đoạn 2009 – 2012
2.3.1 Đánh giá hoạt động s
ản xuất 35



2.3.2 Đánh giá hoạt động sử dụng vốn cố định 39
2.3.2.1 Khái niệm và phân loại vốn cố định 39
2.3.2.2 Đánh giá hoạt động sử dụng vốn cố định 41
2.3.3 Đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động 44
2.3.3.1 Khái niệm và phân loại vốn lưu động 44
2.3.3.2 Đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động 48

2.3.4 Đánh giá hoạt động sử dụng lao
động 51
2.3.5 Đánh giá khả năng sinh lời 54
2.4. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất của Công ty trong giai đoạn 57
2009 - 2012
2.4.1 Thực trạng về quản lý chi phí sản xuất 57
2.4.2 Những ưu điểm trong công tác quản lý chi phí sản xuất 59
2.4.3 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất và nguyên nhân 60
2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí của Công ty 63
Kết luận chương 2 64
Chương 3: Một số
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí 65
sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh
3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian 2010 – 2015 65
3.1.1 Mục tiêu 66
3.1.2 Phương hướng thực hiện mục tiêu 66
3.2 Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất 67
hạ giá thành xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh
3.2.1 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trong 67



quá trình thi công
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thiết bị thi công trên công trường 71
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức vận chuyển trên công trường 73
3.2.4 Giải pháp tăng năng suất lao động 76
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công 76
Kết luận chương 3 79
Kết luận và kiến nghị 80
Tài liệu tham khảo 81




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Danh sách thiết bị văn phòng 31
Bảng 2.2 Danh sách thiết bị chủ yếu phục vụ thi công (thiết bị gia công 31
cơ khí, thiết bị vận chuyển, thiết bị thi công xây lắp, thiết bị thí nghiệm)
Bảng 2.3 Bảng phân loại lao động tại Công ty 33
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 34
trong giai đoạn 2009 – 2012
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp doanh thu 36
Bảng 2.6 Bảng t
ổng hợp chi phí 37
Bảng 2.7 Bảng tính hiệu suất sử dụng chi phí 38
Bảng 2.8 Bảng tính lợi nhuận trước thuế 38
Bảng 2.9 Bảng tổng hợp tài sản cố định 41
Bảng 2.10 Bảng tính hiệu suất sử dụng vốn cố định theo DT 42
Bảng 2.11. Hiệu suất sử dụng VCĐ theo lợi nhuận 43
Bảng 2.12 Sức sản xuất của vốn lưu động 49
Bảng 2.13 H
ệ số đảm nhiệm vốn lưu động 49
Bảng 2.14 Mức sinh lời của vốn lưu động 50
Bảng 2.15 Bảng phân loại lao động trong Công ty 51
Bảng 2.16 Bảng tính năng suất lao động bình quân 53
Bảng 2.17 Bảng tính doanh lợi tiêu thụ 55
Bảng 2.18 Bảng tính doanh lợi tài sản 56
Bảng 2.19 Doanh lợi vốn chủ sở hữu 57
Bảng 2.20 Bảng phân loại chi phí theo yếu tố 58




DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 29
Hình 3.1. Sơ đồ làm việc của phần mềm iBom 69
Hình 3.2. Sơ đồ vận chuyển từ một điểm cấp đến một điểm nhận 74



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TSCĐ: Tài sản cố định
CP: Chi phí
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CPSX: Chi phí sản xuất
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
TC: Trung cấp
VNĐ: Việt Nam Đồng
DT: Doanh thu
DV: Dịch vụ
HB: Hàng bán
DN: Doanh nghiệp
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
VCĐ: Vốn cố định
CPSX: Chi phí sản xuất
LĐ: Lao động
LNST: Lợi nhuận sau thuế
LNTT: Lợi nhu

ận trước thuế
TS: Tài sản
VCSH: Vốn cố định
VT: Vật tư
CT: Công trình






1
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế của toàn thế giới nói chung và của Việt
Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản.
Sau những đợt kinh doanh suy thoái trên thị trường, các doanh nghiệp lớn nhỏ đều
đang tìm kiếm những cách thức kinh doanh khác nhau để tồn tại và phát triển. Việc
doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thu
ộc vào việc doanh nghiệp có bảo đảm bù
đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không. Điều dó có
nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí sản xuất và thực hiện quá trình
sản xuất theo đúng sự tính toán ấy. Chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản
ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất thấp hay cao,
giảm hay tăng phản ánh kết quả của việc quả
n lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn.
Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm là mục tiêu
quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà c̣òn là vấn đề quan tâm của toàn
xã hội. Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô
cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc

các chi phí sẽ được quản lý và s
ử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu
quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả hay không? Vì vậy, công tác quản lý
chi phí sản xuất là một khâu quan trọng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính
xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong việc ra quyết định quản
lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh là một công ty hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng với quy mô vừa, nguồn vốn không lớn. Vì vậy việc tiết
kiệm vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng, liên
quan chặt chẽ tới việc tồn tại và phát triển củ
a Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản suất đối với
Công ty, đề tài “ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản




2
lý chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển Bình Minh” được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá những mặt
đạt đã được và những hạn chế trong công tác quản lý chi phí của Công ty, từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty.
II. Mục đích của đề tài
Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất giảm giá
thành xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về chi phí sản xuất, giá
thành xây dựng trong kinh doanh xây dựng.

Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Các vấn đề về chi phí sản xuất và giá thành xây dựng của
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh.
+ Thời gian: Giai đoạ
n từ năm 2009 – 2012
b. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thu thập
- Phương pháp phân tích đánh giá và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp hệ
thống hóa.
IV. Các kết quả dự kiến đạt được
a. Kết quả
Làm rõ được các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý chi
phí sản xuất của Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
b. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu




3
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận về chi phí sản xuất, giá thành
xây dựng, công tác quản lý chi phí sản xuất, làm rõ tầm quan trọng của công tác
quản lý chi phí sản xuất, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận làm cơ sở tổng hợp,
phân tích, đánh giá về công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành xây dựng tại
doanh nghiệp kinh doanh xây dựng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra nột số giải pháp hạn chế nh
ững tồn tại trong công
tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển Bình Minh góp phần thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển của Công ty
trong kinh doanh xây dựng.
V. Kết cấu luận văn

Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
xây dựng.
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất tạ
i Công ty cổ phần đầu
tư và phát triển Bình Minh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất tại Công ty
cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh.





4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI
PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG
1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối
tượng lao động và lao động sống, nó cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản
thân các yếu tố trên. Để tiến hành sản xuất, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù
lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì vậy, sự hình thành nên
các chi phí sản xuât là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
người sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống
và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Chi phí s
ản xuất bao gồm:

- Chi phí về lao động sống: Là các chi phí về tiền lương và các khoản trích theo
lương được tính vào chi phí. Khoản này bao hàm yếu tố lao động sống - một trong
ba yếu tố bất kỳ của nền sản xuất xã hội nào.
- Chi phí về lao động vật hoá: Bao gồm chi phí khấu hao, chi phí về nguyên vật
liệu…Như vậy, trong chi phí về lao độngvật hoá bao hàm hai yếu tố cơ bản còn lại
là tư liệu lao độ
ng và đối tượng lao động của nền sản xuất xã hội.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về
nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí…Trong quá trình kinh doanh, để thuận
lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất
phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được




5
phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi
phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
Thông thường chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân loại như sau:
a) Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí):
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế
được sắp xếp vào một yếu tố, bất k
ể nó phát sinh ở bộ phận nào.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…mà doanh nghiệp đã sử
dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị vật liệu dùng
không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Loại này có thể chia thành hai yếu tố là
chi phí nguyên, vật liệu và chi phí nhiên liệu
động lực.

- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích
theo lương. Loại này có thể chia thành hai yếu tố: Chi phí tiền lương và chi phí bảo
hiển xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải
trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Ph
ản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào
sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở
các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố có tác dụng giúp ta biết được
những chi phí đã dùng vào sản xuất và tỷ trọng của từng loại chi phí đó là bao
nhiêu, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuấ
t, làm cơ sở
cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động và sử dụng lao
động, xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ…
b) Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.




6
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm là sắp
xếp những chi phí có những công dụng giống nhau vào cùng một khoản mục chi
phí.
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu
chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay
thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ
cấp lương và các khoản trích

cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền
lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản
xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Ví dụ: chi phí nhân viên phân
xưởng, chi phí nguyên, vật liệu, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…dùng
cho phân xưởng.
c) Phân loại chi phí sản xuất theo hạch toán chi phí trong giá thành xây dựng
- Chi phí xây dựng trực tiếp: Toàn bộ chi phí trực tiếp để hoàn thành công trình,
hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công
trình đối với công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công,
nhà tạm để ở và điều hành thi công.
Chi phí xây dựng trực tiếp bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí trực tiếp khác, chi
phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường.
- Chi phí thiết bị lắp đặt vào công trình: Chi phí thi
ết bị được tính cho công trình,
hạng mục công trình bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công
nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp
đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị và các chi phí khác có liên quan. Chi phí mua
sắm thiết bị bao gồm: giá mua (kể cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo), chi phí vận
chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, l
ưu container
tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại
kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.




7
- Chi phí quản lý: Chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại
công trường.

- Chi phí Marketing: Chi phí cho công tác marketing của doanh nghiệp như: chi phí
cho công tác nghiên cứu thị trường, thiết kế tổ chức thi công, xây dựng giá thầu, lập
hồ sơ thầu, đấu thầu, khởi công, bàn giao công trình.
- Chi phí tài chính: Chi phí thiệt hại do ứ đọng vốn trong thời gian xây dựng.
- Chi phí khác: Các chi phí khác chưa tính vào các thành phần chi phí nêu trên.
Các cách phân loại nêu trên giúp ta tính và thể hiện được giá thành sản phẩm
theo khoản mục chi phí và phân tích tình hình thực hiện mục tiêu giảm từng mục
chi phí trong giá thành sản phẩm.
Ngoài cách phân loại trên, chi phí sản xuất kinh doanh còn được phân loại
theo nhiều cách khác nhau như: phân theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc
hoàn thành, phân theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất…
1.1.2 Giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền c
ủa toàn bộ các chi phí về lao động sống
và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn
thành.
Giá thành xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một sản phẩm xây
dựng hoàn chỉnh.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài
sản, tiền vốn và lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời
phản ánh kết quả các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật cũng như công nghệ mà
doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,
hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, giá thành là căn cứ đánh giá
chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại giá thành





8
a) Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính, giá thành được chia làm 3
loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ
kế hoạch dựa trên cơ sở các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch và giá
thành thực tế kỳ trước. Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghệp
phải cố gắng hoàn thành để thực hiện các m
ục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí
hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được
xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố
khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức cũng
được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xu
ất.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản chi phí thực tế
trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế xác định sau
khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm
tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh
doanh.
b) Xét theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xu
ất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi
phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn
bán hàng và lợi nhuận gộp trong kỳ của doanh nghiệp khi sản phẩm được tiêu thụ.
- Giá thành toàn bộ: là ch
ỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý).
Do vậy. Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành tiêu thụ của sản

phẩm.
1.1.2.3 Phương pháp tính giá thành xây dựng trong doanh nghiệp




9
Dựa vào công tác hạch toán chí phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm
Bước 1: Hạch toán chi phí sản xuất
Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
* Phương pháp kê khai thường xuyên:
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng hạch
toán chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản
phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất
dùng có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí, không thể tổ chức hạch
toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí
cho các đối tượng liên quan. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ
cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng
x Hệ số phân bổ
Trong đó:
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x 100
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản

621. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản
phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
+ Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp




10
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử
dụng lao động chịu.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622. Tài khoản
này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện
lao vụ, dịch vụ.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.
- Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm. Đây
là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của
doanh nghiệp. Để theo dõi, kế toán sử dụng tài khoản 627 – mở chi tiết theo từng
phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ
- Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ
● Tổng hợp chi phí sản xuất:

Các chi phí sản xuất cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên có của tài khoản
154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, mở theo từng ngành sản xuất, từng nơi
phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm của bộ phận sản xuất kinh
doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ.
Bên Nợ: Tập hợp các chi phsi sản xuất trong kỳ
Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất




11
+ Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành…
Số dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn
thành.
● Kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dở dang
Phương pháp 1: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương
đương
Chi phí sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
Chi phí nguyên vật liệu sản
phẩm dở dang cuối kỳ
+
Chi phí chế biến sản
phẩm dở dang cuối kỳ
Trong đó:
CP nguyên vật
liệu chính đầu
kỳ

+
CP nguyên vật
liệu chính phát
sinh trong kỳ
CP nguyên vật
liệu sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
Số lượng sản
phẩm hoàn
thành
+
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ thực tế
x
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ thực tế

CP chế biến
đầu kỳ
+
CP chế biến phát
sinh trong kỳ
Chi phí chế biến
sản phẩm dở
dang cuối kỳ
=
Số lượng sản

phẩm hoàn
thành
+
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ quy đổi
x
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ quy đổi
Phương pháp 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến




12
Chi phí sản
phẩm dở dang
=
Giá trị nguyên vật liệu chính nằm
trong sản phẩm dở dang cuối kỳ
+
50% Chi phí chế
biến
Phương pháp 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo CP nguyên vật liệu trực
tiếp hoặc CP nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này, giá trị nguyên vật liệu dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính mà không tính đến các loại chi
phí khác.
Phương pháp 4: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế

hoạch.
Căn cứ vào định mức tiêu hao cho các khâu, các bước trong quá trình chế tạo sản
phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
● Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của hoạt động sản
xuất kinh doanh phụ
Trường hợp 1: Các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ không có quan hệ cung cấp
sản phẩm, lao vụ cho nhau.
Các đối tượng sử dụng sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được tính
theo giá thành thực tế. Sau đó xác định mức phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh
phụ cho từng đối tượng sử dụng.
Trường hợp 2: Các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ có quan hệ cung cấp sản
phẩm, lao vụ cho nhau
• Sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ cung cấp cho tất cả các đối tượng kể cả
cung cấp lẫn cho nhau đều tính theo giá thành thực tế: Để xác định được giá thành
thực tế của sản phẩm, lao vụ cần phải đặt hệ phương trình mà giá thành thực tế là
đơn vị của từng loại sản phẩm, lao vụ là ẩn số cần tìm.




13
• Sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ cung cấp lẫn nhau được tính theo giá
thành kế hoạch không điều chỉnh, còn các đối tượng khác sử dụng sản phẩm, lao vụ
của SXKD phụ phải tính theo giá thành thực tế. Giá thành thực tế tính như sau:
CP
SXKD
dở
dang
đầu kỳ
+

CPSX
phát
sinh
trong kỳ
-
CP
SXKD
dở
dang
cuối kỳ
+
Giá trị sản
phẩm, lao vụ
SXKD phụ
khác cung
cấp
-
Giá trị sản
phẩm lao vụ
cung cấp
cho SXKD
phụ khác
Giá thành
thực tế
sản
phẩm,
lao vụ
=
Số lượng sản phẩm
lao vụ hoàn thành

-
Số lượng sản phẩm, lao vụ cung cấp cho
SXKD phụ khác
• Sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ cung cấp lẫn nhau được tính theo giá
thành ban đầu, còn các đối tượng khác sử dụng sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ
phải tính theo giá thành thực tế
+ Lần đầu tính giá thành thực tế (giá thành ban đầu) trên cơ sở chưa hạch
toán phần giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp lẫn nhau, từ đó xác định giá trị phục vụ
cung cấp lẫn nhau.
+ Lần sau tính giá thành thực tế (giá thành thực tế mới) trên cơ sở dãn hạch
toán phần giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp lẫn nhau để phân bổ cho các đối tượng
khác không phải trong nội bộ SXKD phụ.
* Phương pháp kiểm kê định kỳ
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sử dụng tài khoản 621, không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà ghi
một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị
nguyên vật liêu tồn kho và đang đi đường
Bên Nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động SXKD trong kỳ
Bên Có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ




14
- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Giống phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hạch toán chi phí sản xuất chung
Giống phương pháp kê khai thường xuyên
- Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, tính giá thành sản phẩm dở dang
Sử dụng tài khoản 631.

Bên Nợ: Giá rị sản phẩm dở dang đầu kỳ và CPSX phát sinh trong kỳ liên
quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
Bên Có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào tài khoản 154
+ Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành tương tự như phương
pháp kê khai thường xuyên.
Bước 2: Tính giá thành sản phẩm
● Phương pháp giản đơn
Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành
=
CPSX dở
dang đầu kỳ
+
Tổng CPSX phát
sinh trong kỳ
-
Chi phí SXKD
dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành =
Số lượng sản phẩm hoàn thành
● Phương pháp tổng cộng chi phí
Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ
phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản
xuất tạo nên thành phẩm.
● Phương pháp hệ số





15
Tổng số sản phẩm gốc
hoàn thành trong kỳ
=
∑ (
Số lượng từng loại sản
phẩm hoàn thành trong kỳ
x
Hệ số quy
đổi từng loại
)
Giá thành đơn vị sản phẩm
từng loại
=
Giá thành đơn vị sản
phẩm gốc
x
Hệ số quy đổi sản
phẩm từng loại
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp tỷ lệ, phương pháp
loại trừ giá trị sản phẩm phụ…
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.3.1 Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Việc áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ nhanh chóng và rộng rãi vào
sản xuất là yếu tố cực kỳ quan trọng cho các doanh nghiệp giảm được chi phí, hạ
thấp giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh.
Khoa học công nghệ tập trung vào đáp ứng yêu cầu nâng cao năng su
ất, chất lượng
sản phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, bảo vệ môi trường và bảo

đảm an ninh quốc phòng, coi trọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa.
Sau cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, rất nhiều thành tựu mới ra đời. Đặc biệt,
việc đưa máy móc vào sản xuất hàng hoá là một bước ngoặt lớ
n. Rồi công cụ lao
động bằng tay dần dần được thay thế bằng máy móc. Máy móc hiện đại dần dần
thay thế sức người trong những công việc lao động nặng nhọc hay những công việc
đòi hỏi sự tinh vi chính xác từ đó làm thay đổi điều kiện của quá trình sản xuất. Ví
Tổng giá thành sản xuất của
các loại sản phẩm hoàn thành
=
CP SXKD dở
dang đầu kỳ
+
Tổng CPSX phát
sinh trong kỳ
-
CP SXKD dở
dang cuối kỳ
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =
Số lượng sản phẩm gốc




16
dụ: Một cái máy xúc hay máy đào có thể thay thế được rất nhiều công nhân làm
việc Máy móc được tự động hoá, các tư liệu lao động cũng thay đổi ngày càng tiên
tiến theo hướng giảm chi phí sản xuất nhưng chất lượng thì ngày càng tốt hơn. Việc

cập nhập và áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào hoạt động sản xuất như việc
trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợ
p với lực lượng sản xuất sẽ làm cho năng
suất ngày càng tăng cao.
Áp dụng những máy móc hiện đại hay tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ
mới thì sẽ hạ thấp được chi phí tiền lương, mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất
ra sản phẩm. Nhiều loại vật liệu mới ra đời vời tính năng tác dụng hơn, chi phí thấp
hơn làm cho chi phí nguyên vật liệ
u hạ thấp.
Tóm lại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp cho doanh nghiệp tăng
năng suất lao động, giảm hao tốn nguyên vật liệu, giảm chi phí nhân công …góp
phần mạnh mẽ vào giảm giá thành sản phẩm.
1.1.3.2 Tổ chức sản xuất và sử dụng con người
Tổ chức sản xuất và sử dụng con người hợp lý quan trọng đối với mọi doanh
nghiệp,
đặc biệt với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Có công tác tổ
chức sản xuất và bố trí lao động một cách khoa học sẽ tránh được hiện tượng dư
thừa biên chế, lao động không cần thiết, lãng phí giờ máy, tận dụng được hết tính
năng kỹ thuật công suất của máy móc thiết bị và con người. Một đội ngũ cán bộ
biết cách tổ chứcsản xuất theo cơ chế thích hợp như: cách thức kết hợp các bộ phận
sản xuất với người lao động, người lao động với công cụ lao động, sử dụng thời
gian lao động phù hợp, tổ chức quá trình công nghệ, quá trình sản xuất, cách tổ
chức và phục vụ tại nơi làm việc Khi những nhân tố đó hợp lý sẽ làm cho người
lao động thoải mái và đồng nghĩa với đó là năng suất lao động sẽ tăng.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất đòi hỏi lực lượng sản xuất phải thay đổi cho phù hợp. Điều đó có nghĩa là
phải có sự phân công lao động một cách hợp lý, giảm lao động giản đơn, lao động
cơ bắp mà phải thông qua lao động trí óc. Sự thay đổi về tư liệu sản xuấ
t làm cho

×