Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 114 trang )

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian dài tập trung nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, tác
giả đã hoàn thành luận văn đúng thời hạn theo quy định nhà trường đã giao.
Có được kết quả trên, trước tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến
thầy giáo PGS.TS: Nguyễn Trọng Tư đã dành nhiều thời gian, tâm huyết,
tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa sau Đại học,
trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức
tới tác giả trong suốt quá trình học tập ở Đại học cũng như trong quá trình học
Cao học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan, người thân, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành tốt
luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011
HỌC VIÊN





Nguyễn Anh Sơn


Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
I. Sự cần thiết của đề tài 1
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 1
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
IV. Nội dung của Luận văn 2
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN & HÌNH THỨC ĐÊ BIỂN . 4
1.1: Tình hình đối với đê biển trên thế giới. 4
1.2: Tình hình đối với đê biển Việt Nam. 6
1.2.1. Đê biển các tỉnh Bắc bộ: Từ Quảng Ninh đến Ninh Bình 6
1.2.2. Đê biển Trung bộ 9
1.2.2.1. Đê biển Bắc trung bộ: Các Tỉnh từ Thanh hóa đến Hà tĩnh 9
1.2.2.2. Đê biển Trung trung bộ: các tỉnh từ Quảng bình đến Quảng nam 11
1.2.3. Đê biển Nam bộ (từ Bà rịa- Vũng tàu đến Kiên giang) 13
1.2.3.1. Tình trạng kỹ thuật đê biển nam bộ 14
1.2.3.2. Hiện trạng về ổn định đê biển Nam bộ 15
CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ PHÁ HOẠI ĐÊ BIỂN DO SÓNG TRONG TRƯỜNG
HỢP BÃO LỚN
17
2.1: Tình hình đối với đê biển Việt Nam 17
2.1.1. Giới thiệu. 18
2.2: Cơ chế phá hoại đê do bão 18
2.3: Sóng và các đặc trưng
24
2.3.1. Khái niệm Sóng 24
2.3.2. Sóng tràn và các đặc trưng 26
2.3.3. Sóng tràn qua đê mái dốc 28
2.3.4. Các đặc trưng sóng tràn theo con sóng 33
2.3.4.1. Lượng tràn trên con sóng 33

2.3.4.2. Dòng chảy sóng tràn trên đỉnh đê 34
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

2.4: Thấm- Ổn định của đê biển khi có nước tràn qua 36
2.4.1. Tầm quan trọng tính thấm qua đê biển khi có nước tràn qua 36
2.4.2. Các phương pháp tính thấm 37
2.4.2.1. Nghiên cứu lý luận 37
2.4.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm 38
2.4.2.3. Sự phát triển của các phương pháp tính ổn định mái dốc 38
2.4.2.4. Cơ sở các phương pháp tính ổn định trượt mái 39
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA ĐÊ BIỂN NAM ĐỊNH KHI
CÓ SÓNG LEO TRÀN QUA
48
3.1: Tổng quan về vùng biển Nam Định 48
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 48
3.1.1.1. Vị trí địa lý 48
3.1.1.2. Điều kiện địa hình địa mạo 49
3.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn 53
3.1.2.1. Chế độ khí tượng 53
3.1.2.2. Chế độ thủy hải văn 57
3.1.3. Đặc điểm địa chất 2
3.1.3.1. Đặc điểm địa chất khu vực cửa sông 62
3.1.3.2. Đặc điểm địa chất đường bờ tỉnh Nam Định 62
3.1.3.3. Địa chất công trình khu vực bờ biển Hải Hậu – Nam Định 63
3.1.4. Tình hình diễn biến đường bờ vùng biển Hải Hậu- Nam Định
64
3.1.5. Các cơ chế phá hoại đê kè biển 68
3.1.5.1. Phá hoại ở mái đê phía biển 68
3.1.5.2. Phá hoại từ mái đê phía trong đồng 70

3.2: Ứng dụng công nghệ tính toán và thực tế 71
3.2.1. Phần mền Wadibe 71
3.2.1.1. Giới thiệu 71
3.2.1.2. Cấu trúc 71
3.2.2. Phần mềm tính ổn định Slope 72
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

3.3: Áp dụng phần mềm tính toán ổn định đê biển khi có sóng leo đoạn cửa
biển Nam Định 73
3.3.1. Tính toán thông số sóng leo, sóng leo 73
3.3.1.1. Tính toán sóng từ bão 73
3.3.1.2. Tính toán các tham số sóng tuyến tính 74
3.3.1.3. Tính toán truyền sóng vào bờ 75
3.3.1.4. Tính toán sóng tràn, sóng leo 79
3.3.2: Tính toán Thấm và ổn định 80
3.3.2.1: Nhiệm vụ tính toán 80
3.3.2.2: Trường hợp tính toán 80
3.3.2.3: Giả thuyết tính toán 80
3.3.2.3: Thông số phục vụ tính toán 81
3.3.2.4: Kết quả tính toán 82
3.3.2.5: Đánh giá theo yêu cầu quy phạm 84
3.3.2.6: Đề xuất biện pháp bảo vệ an toàn cho đê biển 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1. KẾT LUẬN. 87
2. NHỮNG HẠN CHẾ 87
3. KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

Phụ lục 2:
Phụ lục 3:
Phụ lục 4:
Phụ lục 5:
Phụ lục 6:
Phụ lục 7:

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
1
MỞ ĐẦU
I: sự cần thiết của đề tài:
Hệ thống đê biển là giải pháp bảo vệ đất liền mang tính chiến lược quốc gia
của các nước bên bờ đại dương.
Nước ta có đường bờ biển dài khoảng 3200 km trải dài từ móng cái đến hà tiên.
Các tuyến đê biển đê biển xây dựng từ bao đời nay có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt,
bảo vệ sinh mạng và tài sản của nhân dân vùng ven biển, bảo vệ cho sản xuất nông
nghiệp, ngoài ra còn bảo vệ một số vùng nuôi trồng thủy săn hoặc sản xuất muối.
Theo xu thế phát triển chung, vùng ven biển nước ta là một vùng kinh tế trọng
điểm năng động và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế quốc
dân và an ninh quốc phòng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp,
du lịch, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất (tăng nuôi trồng thủy, hải sản) và khôi phục
các ngành nghề truyền thống, thì tuyến đê biển nói chung và đê biển nói riêng sẽ
không chỉ là mục tiêu ngăn lũ, ngăn mặn mà còn phải kết hợp đa mục tiêu, vừa ngăn
lũ, kiểm soát mặn bảo đảm an toàn dân sinh, kinh tế cho vùng được đê bảo vệ, đồng
thời kết hợp là tuyến đường giao thông ven biển quan trọng phục vụ phát triển kinh
tế, du lịch, an ninh quốc phòng.
Vì những nhiệm vụ quan trọng trên, hệ thống đê biển cần phải được bảo vệ an
toàn trước nguy cơ bị xuống cấp, phá vỡ, đồng thời tiếp tục cải tạo, củng cố thêm
một bước đê nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai nhằm tạo tiền đề thúc đẩy

phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững vùng ven biển. Do đó việc nghiên
cứu quá trình hoạt động của đê đòi hỏi phải thường xuyên, cấp thiết và có tính ứng
dụng công nghệ thực tiễn cao, nhất là sự hoạt động của đê biển khi có sóng tràn qua
trong trường hợp bão lũ triều cường.
II: Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
1: Mục đích:
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
2
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của bão lớn và triều cường đến sự làm việc
đê biển, đặc biệt là yếu tố sóng tràn qua mặt đê, từ đó có cơ sở khoa học đánh giá
được sự làm việc của đê biển và đề xuất giải pháp bảo vệ đê biển trong trường hợp
sóng tràn qua đỉnh đê.
2: Nhiệm vụ:
- Xác định các yếu tố truyền sóng tác động đến đê biển
- Xác định được lượng nước tràn vào thân đê khi có sóng leo tràn qua.
- Lập thuật toán tính toán thấm, ổn định cho đê biển.
- Áp dụng cho vùng đê biển cụ thể ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ đê biển khi có sóng tràn qua.
III: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu ứng dụng lý luận và kết quả thực nghiệm.
IV: Nội dung của Luận văn:
Mở đầu
Sự cần thiết của đề tài
Chương 1: Tổng quan sự phát triển và hình thức đê biển.
1.1: Tình hình đối với đê biển trên thế giới:
1.2: Tình hình đối với đê biển Việt Nam:
Chương 2: Phương pháp xác định tác động của sóng tràn và ảnh hưởng của nó
tới đê biển.
2.1: Tình hình khí hậu biển và bão lũ:

2.2: Cơ chế phá hoại đê biển do bão:
2.3: Sóng và các đặc trưng:
2.4: Thấm- ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua:
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
3
Chương 3: Ứng dụng tính toán cho đê biển Tỉnh Nam Định.
3.1: Giới thiệu vè công trình cụ thể phục vụ cho việc tính toán:
3.2: Chọn sơ đồ tính toán:
3.3: Xác định lưu lượng thấm do sóng tràn tạo ra:
3.4: Ứng dụng phần mềm tính toán sóng tràn và tính toán thấm, ổn định.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
Từ kết quả của việc ứng dụng phần mềm tính toán cho đê biển tỉnh Nam Định,
trình bày những kết quả đạt được, những tồn tại và những kiến nghị.
Đề suất biện pháp xây dựng và bảo vệ đê biển.














Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
4
UCHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THỨC ĐÊ BIỂN
1.1: Tình hình đối với đê biển trên thế giới:
Biển có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền văn minh, văn hóa của các quốc
gia sống ven biển. Nghiên cứu về nền văn hóa biển đông Nam Á các nhà khoa học
đã khẳng định "Văn hóa biển là 1 trong 3 nền tảng của văn hóa bản địa Đông Nam:
Núi, đồng bằng, và biển".
Văn hóa biển có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của các
quốc gia sông trên bờ các đại dương.
Việt nam là một nước thuộc các quốc gia vùng Đông Nam Á. Biển Đông Nam
Á có vị trí đặc biệt tên đường giao lưu quốc tế nó nối liền Thái Bình Dương với Ấn
Độ Dương trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải nối liền Đông Á với Tây
Âu và Châu Phi. Đối với các quốc gia Đông Nam Á biển là con đường truyền giáo
hiệu quả nhất, là con đường thương mại số 1, là nơi "Quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh" và cũng như các vùng biển khác biển Đông Nam Á là một kho báu về tài
nguyên thiên nhiên.
Các quốc gia ở vùng ven biển luôn phải đối mặt với bão tố, triều dâng, sóng
gió, sóng thần , nhất là những tác động do biến đổi khí hậu mà mức độ nguy hiểm
của nó đang còn là dự báo. Xây dựng hệ thống đê biển và phát triển mạng lưới cảnh
báo sóng thần là một trong những chiến lược quan trọng và cấp thiết hiện nay của
các quốc gia có bờ biển và đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nhiều vùng
đất thấp hơn mực nước biển và những nơi chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai.
Lãnh thổ Hà lan là một vùng đất thấp hơn mực nước biển có nhiều khu vực
ngập lụt, nhiễm mặn, phèn hóa, là châu thổ chịu lũ chính của lưu vực, chịu triều
cường của biển bắc, lịch sử phát triển của Hà lan là lịch sử đắp đê và hứng chịu
những thảm họa từ phía biển.

Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
5
Hình1.1: Đê biển Afsluitdifk dài hơn 32km, rộng 90m, cao 7.25m
trên mực nước biển trung bình
Sau thảm họa lịch sử năm 1953, chính phủ Hà Lan đã quyết tâm xây dựng dự án đê
biển. Dự án kéo dài từ năm 1958 đến năm 1997 với kinh phí lên tới hàng ngàn tỷ
Guider (tiền Hà lan). Dự án gồm cáo đập khóa, các đập phụ gần cửa sông và các
tuyến đê hiện đại (xem hình1.1).
"Điều này làm cho Hà Lan không chỉ nổi tiếng bởi về hoa tulip, cối xay gió, những
đôi giày gỗ…mà còn nổi tiếng bởi những công trình biển vĩ đại hàng đầu thế giới".
Thành tựu về chinh phục biển, Hà Lan xứng đáng với lời đánh giá "Chúa tạo dựng
nên thế giới nhưng Hà Lan được tạo dựng bởi chính người Hà Lan".
Hầu như các nước ven biển đều có những vùng đất thấp hơn mực nước biển vì
vậy kinh nghiệm và kỹ thuật đê biển được sử dụng và phát triển rất rộng rãi. Tùy
thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mà mức độ khoa học và mức độ hiện đại của
các công trình để biển ở những mức độ khác nhau. Ngoài Hà Lan các nước có kinh
nghiệm và trình độ khoa học công nghệ về đê biển thu hút sự chú ý của thế giới còn
có Mỹ, Đan Mạch, Nhật Bản, Trung Quốc…
Cho đến nay các nước ở trên bờ biển đều coi việc xây dựng hệ thống đê biển là giải
pháp hữu hiệu nhất để đề phòng, chống và thích ứng ngăn chặn nước biển dâng và
xâm nhập mặn và là phương thức quai đê lấn biển tăng diện tích đất ở và canh tác.
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
6
1.2: Tình hình đối với đê biển Việt Nam:
Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV ông cha ta đã xây dựng hệ thống để biển và
không ngừng tôn cao, mở rộng qua các thời kỳ giữ nước, xây dựng và phát triển đất
nước. Đến nay dọc theo hơn 3200 km bờ biển, nước ta có khoảng 719 km đê biển
kiên cố, hình thành hệ thống đê biển bảo vệ cho 28 tỉnh thành phố bao gồm 110
huyện thị xã và đang phát huy hiệu quả phòng tránh thiên tai tạo điều kiện cho các

địa phương miền duyên hải phát triển kinh tế xã hội.
Sự nghiệp xây dựng đê biển là sự nghiệp của quần chúng, gắn liền với lịch sử
phát triển của đất nước nên nó mang đặc điểm kỹ thuật dân gian đúc rút kinh
nghiệm và kỹ thuật hiện đại theo từng giai đoạn phát triển. Ở các nước đang phát
triển như nước ta tính hiện đại còn hạn chế. Hệ thống đê biển nước ta hầu hết được
phát triển trên các tuyến đê biển hình thành từ lịch sử thiếu hẳn sự quy hoạch, thống
nhất khoa học đê biển. Hầu hết đê biển được đắp bằng đất không được lựa chọn,
nền đê là nền đất yếu. Chiều dài tuyến đê mới chiếm khoảng 42.3% tổng chiều dài
bờ biển và mới có khả năng chịu tải với gió cấp 9 trở xuống.
Cụ thể là: Nước ta có tổng số hơn 2000 km đê biển trải dài từ Quảng Ninh tới
Kiên Giang, trong đó đoạn đê biển từ Quảng Ninh tới Quảng Nam chịu tác động
của bão lớn nhiều nhất. Hiện nay các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến
Quảng Nam có tổng chiều dài khoảng 1454 km, trong đó có khoảng 853 km đê
biển, còn lại là đê cửa sông. Đê biển vùng đồng bằng bắc bộ phần lớn được xây
dựng từ thời nhà Trần, đê biển Thanh Hóa, Nghệ An được hình thành từ những năm
1930, phần lớn đê biển và đê cửa sông khu vực miền trung được đắp trước và sau
năm 1975, các tuyến đê biển ban đầu được đắp chủ yếu do nhân dân tự đắp nhằm
bảo vệ sản xuất, nhà nước hỗ trợ kinh phí để đắp một số tuyến đê biển quan trọng.
Các tuyến đê thường được đầu tư khôi phục, cải tạo, nâng cấp, tu bổ hàng năm
thông qua các dự án. Hiện trạng các tuyến đê biển tại các khu vực có thể tóm tắt các
đặc điểm chung như sau:

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
7
1.2.1: Đê biển các tỉnh Bắc bộ: Từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
Vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ là nơi có địa hình thấp trũng, là một trung
tâm kinh tế của cả nước - đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, tập trung dân cư đông
đúc. Đây là vùng biển có biên độ thủy triều cao (3- 4 m) và nước dâng do bão cũng
rất lớn. Để bảo vệ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, các tuyến đê biển, đê cửa

sông ở khu vực này đã được hình thành từ rất sớm và cơ bản được khép kín. Tổng
chiều dài các tuyến đê biển, đê cửa sông khoảng 484 km trong đó có trên 350 km đê
trực tiếp biển.
Đê biển bắc bộ có bề rộng mặt đê nhỏ từ 3- 4 m, nhiều đoạn đê <2 m, như một số
đoạn thuộc các tuyến đê Hà nam, đê bắc Cửa lục, đê Hoàng tân (Quảng ninh) đê biển
số 5, số 6, số 7 và số 8 (Tỉnh Thái bình) đê Cát hải (Hải phòng) mái đê phía biển 2/1-
3/1 (đối với đoạn đê đã được nâng cấp từ 3/1-4/1) mái phía đồng từ 1,5/1-2/1 (đối với
đoạn đã được nâng cấp từ 2/1-3/1) cao độ đỉnh đê dao động từ 3,5-5 m, một số nơi
sau khi được đầu tư bởi dự án PAM 5325 có cao độ đỉnh đê (hoặc tường chắn sóng)
là 5.5m như đê biển Hải hậu, Giao thủy (Nam định) đê biển số I, II (Hải phòng).
Chất lượng đất thân đê là đất thịt nhẹ, đất phù sa cửa sông. Hàm lượng cát tăng
đối với các tuyến xa dần cửa sông. Một số tuyến đoạn đê hoàn toàn bằng đất cát như
Hải thịnh (Nam định).
Mái đê cửa sông ven biển bắc bộ được bảo vệ phần lớn ở các tuyến bằng trồng
cỏ. Những đoạn chịu tác dụng trực tiếp của sóng, gió bảo vệ kè đá lát mái, kết cấu
kè đá đang sử dụng ở các địa phương là lớp đá hộc dày 30 cm xếp khan trên một
lớp đá dăm dày 10 cm, lát từ chân đê phía biển lên đến cao trình đỉnh đê. Trọng
lượng mỗi viên đá khoảng 10- 40 kg, một số nơi bãi biển bị bào mòn, ngoài lát mái
làm kè cần làm một số mỏ hàn dọc và ngang để bảo vệ bãi. Kè mỏ bằng đá hộc mái
hai phía 1/1 mặt rộng 1 m dài 70 m, xây dựng thành hệ thống như ở khu vực Văn
lý- Hải hậu (Nam định).
Sau khi được đầu tư khôi phục, nâng cấp thông qua dự án PAM 5325 và quá
trình tu bổ hàng năm, các tuyến đê biển nhìn chung đảm bảo chống được mức nước
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
8
triều cao tần suất 5% có gió bão cấp 9. Tuy nhiên, tổng chiều dài các tuyến đê biển rất
lớn, dự án PAM mới chỉ tập trung khôi phục, nâng cấp các đoạn đê xung yếu. Mặt
khác, do tác động thường xuyên của mưa, bão, sóng lớn nên đến nay hệ thống đê biển
Bắc bộ vẫn còn nhiều tồn tại, trong đó các tồn tại chính được tóm tắt như sau:

- Nhiều đoạn thuộc tuyến đê biển Hải hậu, Giao thủy thuộc Tỉnh Nam định
đang đứng trước nguy cơ bị vỡ do bãi biển liên tục bị bào mòn, hạ thấp gây sạt lở
chân, mái kè bảo vệ mái đê biển, đe dọa trực tiếp đến an toàn của đê biển, một số
đoạn trước đây có rừng cây chắn sóng bị phá hủy, đê trở thành trực tiếp chịu tác
động của sóng, thủy triều nên nếu không được bảo vệ sẽ có nguy cơ vỡ bất cứ khi
nào. Có đoạn trước đây đê có 2 tuyến nên tuyến đê trong không được bảo vệ mái,
đến nay tuyến đê ngoài đã bị vỡ nên tuyến đê trong cấp thiết phải được củng cố, bảo
vệ chống vỡ.
- Còn 257,5 km đê biển, đê cửa sông chưa đảm bảo cao trình thiết kế cao độ
đỉnh đê khoảng từ 3,5- 5 m trong khi cao độ thiết kế là 5- 5.5 m.
- Đa số các tuyến đê ban đầu được đắp có chiều rộng mặt đê < 3m, đến nay trừ
các tuyến đê biển số I, II, III (chiều dài khoảng 46,913 km) thuộc Hải phòng có
chiều rộng mặt đê B= 5 m, còn lại 152,5 km đê có chiều rộng khoảng 4- 4,5 m, 150
km có chiều rộng 3- 4 m và 125 km có chiều rộng < 3 m, cá biệt có nơi chỉ rộng
1,6- 2,5 m. Chiều rộng mặt đê nhỏ gây khó khăn cho việc giao thông cũng như kiểm
tra, ứng cứu như các tuyến đê Hà nam (Quảng ninh), đê biển Hải hậu, Giao thủy
(Nam định) đê biển số 5, 6, 7, 8 (Thái bình)…
- Trừ một số đoạn đê đã được cải tạo nâng cấp để kết hợp giao thông ở Hải
phòng, hầu hết mặt đê chưa được gia cố cứng hóa nên khi mưa lớn hoặc trong mùa
mưa bão mặt đê thường bị sạt lở, lầy lội, nhiều đoạn không thể đi lại được.
- Đến nay mới xây dựng được khoảng gần 90 km kè bảo vệ mái /484km đê
biển, nên những nơi mái đê phía biển chưa có kè bảo vệ hoặc không còn cây chắn
sóng vẫn thường xuyên bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở đe dọa đến an toàn của đê
biển, đặc biệt là trong mùa mưa bão.
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
9
- Đất đắp đê chủ yếu là đất cát pha, có độ chua lớn không trồng cỏ được, có
tuyến được đắp chủ yếu bằng cát phủ lớp đất thịt như đê biển Hải hậu, hầu hết mái
đê phía đồng chưa có biện pháp bảo vệ, nên thường xuyên bị xói, sạt khi mưa, bão,

đặc biệt tuyến đê Hải hậu.
- Dải cây chắn sóng trước đê biển nhiều nơi chưa có, có nơi đã có nhưng do
công tác quản lý, bảo vệ còn bất cập nên bị phá hoại (như vụ phá rừng ngập mặn để
nuôi trồng thủy sản ở Kim sơn, Ninh bình), nhiều nơi ở vùng xa cửa sông không thể
trồng được cây chắn sóng. Vì vậy, đê biển đa phần chịu tác động trực tiếp của sóng
gây sạt lở.
Như vậy, có thể thấy rằng đê biển Bắc bộ mặc dù đã được đầu tư tu bổ, nâng
cấp thông qua dự án PAM 5325 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay:
Nhiều đoạn chưa được nâng cấp nên còn thấp, nhỏ thiếu cao trình; mặt đê nhỏ, hầu
hết chưa được cứng hóa nên dễ bị xói, sạt, lầy lội khi mưa, bão nên không đáp ứng
được yêu cầu giao thông, gây khó khăn cho việc ứng cứu khi mưa bão. Đặc biệt một
số đoạn bãi biển bị hạ thấp gây sạt lở kè bảo vệ mái đê biển, một số đoạn đê đang
đứng trước nguy cơ có thể bị phá vỡ bất cứ khi nào.

Hình 1.2: Mặt cắt điển hình đê biển Bắc bộ:
(1) Thân đê; (2) Kè lát mái; (3) Tường chắn sóng; (4) Chân kè (chân khay)
1.2.2: Đê biển Trung bộ:
1.2.2.1: Đê biển Bắc trung bộ: Các Tỉnh từ Thanh hóa đến Hà tĩnh.
Vùng ven biển Bắc trung bộ là vùng đồng bằng nhỏ hẹp của hệ thống sông Mã,
sông Cả, cũng là một trong những vùng trọng tâm về phát triển kinh tế, địa hình ven
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
10
biển thấp trũng và cao dần về phía tây, đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng
của thiên tai (đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới), biên độ thủy triều nhỏ hơn vùng
biển Bắc bộ, vùng ven biển đã bắt đầu xuất hiện các cồn cát có thể tận dụng được
như các đoạn đê ngăn mặn tự nhiên.
Chất lượng đất đắp đê: Phần lớn các tuyến là đất thịt, nhẹ pha cát. Một số tuyến
nằm sâu so với cửa sông và ven đầm phá, đất thân đê được đắp là đất sét pha cát,
đất thịt nặng, cũng có nhiều tuyến đê ven biển thân đê là đất cát như các tuyến đê ở

các huyện Quảng xương, Tĩnh gia (Thanh hóa) Diễn châu, Kỳ anh (Nghệ an) vv…
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư khôi phục, nâng cấp thông qua các dự án
PAM 4617, OXFAM, CEC,CARE, đặc biệt ADB hỗ trợ khôi phục sau trận bão số 4
năm 2000, nhưng tuyến đê biển nhìn chung là thấp, nhỏ. Một số tồn tại chính của
các tuyến đê biển Bắc trung bộ như sau:
Còn khoảng 222,8km đê biển, đê cửa sông thấp, nhỏ, chưa đảm bảo cao trình
chống lũ, bão theo tần suất thiết kế (cao độ đỉnh đê còn thiếu từ 0,5- 1 m so với cao
độ thiết kế).
Chiều rộng mặt đê còn nhỏ: Chỉ có khoảng 29 km có chiều rộng khoảng 4 m,
192 km có chiều rộng 3- 4 m, vẫn còn 185,4 km có chiều rộng mặt đê dưới 3 m,
nhiều đoạn mặt đê còn nhỏ hơn 2 m gây khó khăn trong việc chống lũ, bão cũng
như giao thông (nhiều tuyến đê xe ô tô không thể đi lại dọc theo tuyến đê).
Bãi biển ở một số đoạn vẫn có xu hướng bị bào mòn, hạ thấp gây sạt lở chân
kè, đe dọa đến an toàn của đê biển như đoạn Ninh phú, Hậu lộc (Thanh hóa) đoạn
kè Cẩm nhượng, đê Hội thống (tỉnh Hà tĩnh).
Toàn bộ mặt đê chưa được gia cố cứng hóa, lại không bằng phẳng nên về mùa
mưa bão mặt đê thường bị sạt lở, lầy lội nhiều đoạn không thể đi lại được.
Mái phía biển nhiều nơi chưa được bảo vệ, vẫn thường xuyên có nguy cơ sạt lở
đe dọa đến an toàn của đê, đặc biệt là trong mùa mưa bão.
Mái đê phía đồng chưa được bảo vệ nên bị xói, sạt khi mưa lớn hoặc sóng tràn qua.
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
11
Dải cây chắn sóng trước đê biển, đặc biệt là đê cửa sông không có cỏ, cần tiếp
tục trồng cây chắn sóng và tăng cường công tác quản lý bảo vệ.
Một số vấn đề tồn tại lớn đối với các tuyến đê biển Bắc trung bộ là hệ thống
cống dưới đê rất nhiều về số lượng, hầu hết đã được xây dựng từ vài chục năm
trước đây với kết cấu tạm bợ và đang bị xuống cấp nghiêm trọng (năm 2002, Bộ
nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo xử lý khẩn cấp cống Hói, cống thuộc tỉnh Nghệ an
bị sập trước mùa mưa bão) cần có quy hoạch lại, sửa chữa và xây dựng mới để đảm

bảo an toàn cho đê, phù hợp với quy hoạch chung về phát triển sản xuất.
1.2.2.2: Đê biển Trung trung bộ: Các tỉnh từ Quảng bình đến Quảng nam.
Vùng ven biển Trung trung bộ là vùng có diện tích nhỏ hẹp, phần lớn các tuyến
đê biển đều ngắn, bị chia cắt bởi các sông, rạch, địa hình đồi cát ven biển. Một số
tuyến bao diện tích canh tác nhỏ hẹp dọc theo đầm phá. Đây là vùng có biên độ thủy
triều thấp nhất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Khác với vùng cửa sông
Đồng bằng bắc bộ chỉ yếu là bồi, các cửa sông Miền trung có thể thay đổi tùy theo
tính chất của từng con lũ, do vậy tuyến đê được đắp theo một tuyến, không có tuyến
quai đê lấn biển hoặc tuyến dự phòng.
Đê biển, đê cửa sông khu vực trung trung bộ với nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt,
chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm bảo vệ sản xuất ăn chắc 2 vụ lúa đông xuân và hè
thu, đồng thời phải đảm bảo tiêu thoát nhanh lũ chính vụ. một số ít tuyến đê, bảo vệ
các khu nuôi trồng thủy sản. đa số các tuyến đê biển bảo vệ diện tích canh tác nhỏ
dưới 3000 ha. Với mục tiêu, nhiệm vụ như trên, đê không cần đắp cao, nhưng cần
phải gia cố 3 mặt để chống hư hỏng khi lũ sóng tràn qua.
Phần lớn các tuyến đê biển được đắp bằng đất thịt nhẹ pha cát, một số tuyến
nằm sâu so với cửa sông và đầm phá đất thân đê là đất sét pha cát như đê Tả Gianh
(Quảng bình) đê Vĩnh thái (Quảng trị)… Một số đoạn đê biển đã được bảo vệ 3 mặt
hoặc 2 mặt bằng tấm bê tông để cho lũ tràn qua như tuyến đê phá Tam giang (Thừa
thiên huế) đê Hữu Nhật lệ (Quảng bình)…ngoài ra đoạn đê biển trực tiếp chịu tác
động của sóng, gió được xây dựng kè bảo vệ, hầu hết mái đê được bảo vệ bằng cỏ,
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
12
đê vùng cửa sông được bảo vệ bằng cây chắn sóng với các loại cây sú, vẹt, đước.
Một số tồn tại chính của các tuyến đê biển trung trung bộ như sau:
Còn 238 km đê biển, đê cửa sông chưa được đầu tư tu bổ, nâng cấp nên còn
thấp và nhỏ, chưa đảm bảo cao độ thiết kế.
Trừ 1.5 km đê liên hiệp thuộc thành phố Đà nẵng có chiều rộng mặt đê >4 m,
còn lại 562 km có chiều rộng mặt đê <3,5 m, trong đó có đến 272 km mặt đê chỉ

rộng 1,5-3 m. Chiều rộng mặt đê nhỏ gây khó khăn lớn trong việc giao thông và cứu
hộ cũng như an toàn cho đê.
Toàn bộ mặt đê chưa được gia cố cứng hóa, về mùa mưa bão mặt đê bị lầy lội
và sạt có đoạn không thể đi lại được.
Đến nay mới có khoảng 165 km được xây dựng kè bảo vệ mái, phần lớn mái đê
phía biển chưa được bảo vệ, một số nơi đã được bảo vệ nhưng chưa đồng bộ hoặc
chưa đảm bảo kiên cố nên vẫn thường xuyên bị sạt lở đe dọa đến an toàn của các
tuyến đê biển.
Ngoài 22.5 km đê thuộc Thừa thiên huế và một số đoạn đê thuộc Quảng nam
được gia cố 3 mặt, còn lại đa số mặt đê và mái đê phía đồng chưa được gia cố nên
rất dễ bị xói, sạt khi lũ, bão gây nước tràn qua.
Cần tiếp tục trồng cỏ chống sóng và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ.
Cũng như vùng Bắc trung bộ, số lượng cống dưới đê rất lớn và đã được xây
dựng từ vài chục năm trước, với kết cấu tạm bợ, có khi công không có cánh mà đắp
bằng đất, nhiều cống không còn phù hợp với quy hoạch sản xuất, ngoài một số
cống được tu bổ, nâng cấp thông qua dự án PAM 4617, hầu hết các cống còn lại
đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Cần có quy hoạch lại, sửa chữa và xây dựng mới
để đảm bảo an toàn cho đê, phù hợp với quy hoạch chung vê phát triển sản xuất.
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
13

Hình 1.3: Mặt cắt điển hình đê biển Trung bộ:
(1) Thân đê; (2) Kè lát mái; (3) Mặt đê cứng hóa; (4) Chân kè (chân khay)
1.2.3: Đê biển Nam bộ (Từ Bà rịa- Vũng tàu đến Kiên giang)
Sự phát triển đê biển Nam bộ gắn liền với quá trình khai thác ruộng đất và phát
triển nông nghiệp của dải đất ven biển Bà rịa- vũng tàu tới Kiên giang.
Phong trào đắp đê ngăn mặn, đê biển và xây cống ngăn mặn, tiêu úng hầu khắp
các tỉnh có tiếp giáp với biển. Trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985 đã đắp
được khoảng 14 hệ thống đê biển, ngăn mặn bảo vệ trên 665000 ha đất nông nghiệp

thuộc các tỉnh Tiền giang, Bến tre, Cà mau, Bạc liêu, Kiên giang, Vĩnh long, Trà
vinh … quy mô nhỏ nhất là vùng bán đảo Cà mau, đã đắp 2 tuyến đê biển, tuyến
phía tây dài 93,5km qua các huyện U minh, Phú tân, Trần băn thời, ngăn mặn cho
163200 ha. Tuyến phía đông dài 58 km, đi qua huyện Giá rai, Vĩnh lợi và Thị xã
Bạc liêu, từ năm 1986-2005, hầu hết các tuyến đê biển đã hình thành, chủ yếu là tu
bổ và củng cố.
Đến nay, đồng bằng ven biển Nam bộ đã có 356.2 km đê biển bảo vệ nhiệm vụ
của các tuyến đê biển Nam bộ là ngăn mặn, bảo vệ sản xuất 2 vụ lúa, nhiều tuyến
bảo vệ diện tích rất lớn trên 10000 ha như đê biển ở Huyện Hòn đất, Hà tiên (Kiên
giang)… riêng Tỉnh Cà mau có 239 km đê biển trên chiều dài bờ 307 km ngăn mặn
cho 7 Huyện ven biển. trên 11 Huyện thị của Tỉnh. Đê biển Nam nộ ngoài bảo vệ
sản xuất và dân cư, còn có các loại đê hải sản do đó hoặc tập thể đầu tư bảo vệ đồng
muối như Tỉnh Bến tre có 15 ngư trường và 1544 ha đồng muối. Thành phố Hồ Chí
Minh có 200 ha thủy sản, đê bình an bảo vệ Thị xã Hà tiên (Kiên giang).
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
14
Về tuyến đê: Khác với đê biển Miền trung, đê biển Nam bộ dài, có tuyến dài
trên 50-60 km (đê biển 2 Tỉnh Cà mau và Kiên giang) giống như đê biển Bắc bộ có
nhiều tuyến trực tiếp biển, một số tuyến dài chạy dọc theo bờ biển phía đông và
biển Tây (Cà mau), biển Tây (Kiên giang). Nhiều tuyến đê ven cửa sông như các
tuyến đê biển phía đông (Sóc trăng, Trà vinh, Bến tre) cũng có 2 loại tuyến đê
không khép bao vùng đất thấp như tuyến Thanh phú, Ba tri, Bình đại (Bến tre);
Tuyến 1 (tuyến trong) ngăn mặn và bảo vệ cho vùng lúa 1 vụ và 2 vụ, tuyến này
cách bờ biển 10 km còn tuyến 2 nằm sát biển nhiệm vụ chống sóng gió, chống cát
bay, hạn chế mặm và phục vụ nuôi trồng thủy sản trong khu vực giữa tuyến 1 và
tuyến 2.
Vùng biển đang bồi, đê được quai lấn ra biển như vùng mũi của Cà mau. Vùng
này hàng năm bồi lấn ra biển, bình quân 50- 60 m. ở Tỉnh Sóc trăng có tuyến đê
biển mới Mỹ thanh- Vĩnh châu- Lai hòa thay cho tuyến cũ ở sâu phía trong.

1.2.3.1: Tình trạng kỹ thuật đê biển nam bộ:
- Về cao độ, mặt cắt:
Khác với đê biển Bắc bộ, đê biển Nam bộ có sự khác nhau về cao trình đỉnh đê
giữa các tuyến. có tuyến chỉ trên +1 m, nhưng có tuyến +4 m đến +5 m, có tuyến
mặt đê chỉ rộng 1,5-2 m, nhưng cũng có tuyến rộng 8-10 m. Tuy nhiên, về tổng
quan thì cao độ đê phía biển Đông cao hơn đê phía Tây: Cao độ đê biển Đông từ
+1,8- 5 m như đê Gò Công đông (Tiền giang) đê ở Bà rịa- Vũng tàu cao độ 4,5- 5m.
Đê biển tây thuộc Tỉnh Cà mau và Kiên giang mặt đê rộng 1,5-2 m đối với các
tuyến đê đất thịt và rộng 6-10 m đối với tuyến đê biển kếp hợp với giao thông như
đê quốc phòng Huyện Ba tri (Bến tre), đê Gò Quai đi Rạch giá (Kiên giang)… một
số tuyến như đê Vĩnh châu (Sóc trăng), Cần ngang (Trà vinh) Trần văn thời, U minh
(Cà mau) mặt đê rộng 5 m.
Nhìn chung đê biển Nam bộ còn nhỏ thấp, có nơi còn thấp hơn mực nước triều cao
nhất như đê Đông tỉnh Cà mau. Đê quai ngăn mặn những nơi này hàng năm đến mùa
tháng X, XI, XII nhân dân được huy động hàng vạn ngày công đắp bờ con chạch.
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
15
Về chất lượng đất chân đê: Đê được hình thành ở một vùng đồng bằng rộng lớn
nên đất đất đắp đê hoàn toàn theo chất đất của từng vùng châu thổ rất nhiều loại:
Đất thịt nhẹ, thịt nặng, cát pha, cát, sét, sét pha cát, sét pha bùn, bùn nhão…
Về nền đê: Nhiều tuyến của đầu Cà mau nằm trên nền cát có thành phần bùn lớn
hơn 50% là loại nền đất yếu. Do đó sẽ gặp khó khăn khi xây dựng các công trình kiên
cố như các cống đập ngăn triều, thậm chí đắp đê cao có thể dẫn đến sập lún.
Ngoài hình thức đê như trình bày ở trên, đối với vùng bờ bị xói địa phương còn
xây dựng kè như kè Gò công (Tiền giang), Kè Cần giờ (TP.HCM) kết hợp với trồng
cây chắn sóng đã giữ được ổn định cho các tuyến đê này.
1.2.3.2: Hiện trạng về ổn định đê biển Nam bộ:
So với đê biển Miền trung và đê biển Bắc bộ thì đê biển Nam bộ ổn định hơn,
mặc dù tỷ lệ tuyến trực tiếp với biển so với tuyến cửa sông chiếm tỷ lệ cao 87

km/469 km.
Đối với vùng bờ biển ổn định hoặc bồi các hư hỏng đê thường là sạt lở nhỏ mái
đê phía biển ở những đoạn đê không có cây chắn sóng. Những đoạn đê có nền yếu
(hữu cơ, bùn cát) khi nước triều lên xuống nhanh dòng chảy do triều sẽ moi rỗng đất
chân đê có thể dẫn tới sạt lở hoặc sập đê như một số đoạn ở đê biển Tỉnh Bến tre.
Đối với vùng bờ biển xói như đê gò công mấy năm trước đây tuy đê được đắp
to, rộng, có cơ đê phía đồng có kè đá lát mái và chân được đóng cọc thả khối bê
tông bảo vệ nhưng vẫn còn khả năng bị hư hỏng.
Tuy nhiên nhìn chung đê biển Nam bộ là ổn định do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Hiếm có các điều kiện khí tượng hải văn bất lợi như bão mạnh va có nước dâng
do bão.
Chất đất đắp đê tuy có nhiều chủng loại khác nhau nhưng nhiều tuyến có thành
phần đất thịt, đất sét cao, chịu đựng được với tác dụng thường xuyên của bão gió
cấp 5, 6.
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
16
Nhiều tuyến có cây chắn sóng bảo vệ như cây mắn, chà là, cây dừa nước… Dọc
theo cả tuyến và rộng 200- 400 m như đê biển Vũng tàu, Côn đảo, Gò công, Sóc
trăng, Bến tre, Cà mau, Kiên giang. Tình trạng rất lo ngại hiện nay là các rừng cây
này đang bị phá hủy dần do việc phát triển đắp đê bao nuôi trồng thủy sản (tôm,
cua). Một mặt cây bị chặt phá để dễ thu hoạch thủy sản mặt khác cây bị chết dần do
mất nguồn phù sa và thay đổi môi trường sống vì đắp đê bao.

Hình 1.4: Mặt cắt điển hình đê biển Nam bộ:
(1) Thân đê; (2) Kè lát mái; (3) Chân khay; (4) Mặt đê cứng hóa











Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
17
UCHƯƠNG 2
CƠ CHẾ PHÁ HOẠI ĐÊ BIỂN DO SÓNG TRONG TRƯỜNG HỢP BÃO LỚN
2.1: Tình hình đối với đê biển Việt Nam:
2.1.1. Giới thiệu.
Hệ thống đê biển hiện nay đã được nâng cấp đáng kể, đây là cơ sở quan trọng
cho việc phát triển kinh tế các vùng ven biển. Tuy nhiên, cần tiếp tục đầu tư nâng
cấp hệ thống đê biển lên một tầm mới vì:
- Việc nâng tầm đê biển lên một bước mới sẽ là tiền đề thúc đẩy phát triển tổng
hợp kinh tế, xã hội và du lịch tại các vùng ven biển. Đồng thời, đê biển sẽ góp phần
tạo ra một phòng tuyến vững chắc bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng ven biển như
định hướng phát triển các vùng của Đảng “kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với
bảo vệ an ninh, quốc phòng”.
- Đê biển chưa là một chỉnh thể đồng bộ, bền vững: Nhiều vị trí chưa có kè bảo
vệ nên nguy cơ sạt lở mái phía biển là rất lớn; một số vùng biển tiến mặc dù đã có
kè mái đê phía biển nhưng chưa có giải pháp bảo vệ bãi nên khả năng mất ổn định
chân kè khi bãi bị bào mòn, hạ thấp; mặt đê dễ xói lở, sình lầy khi mưa bão hoặc
sóng to nên không thể ứng cứu được khi xảy ra sự cố; thân đê đắp bằng đất cát pha
(có nơi bằng cát) nên rất dễ bị xói mòn, rửa trôi; cống dưới đê đã xây dựng từ lâu
chưa được tu sửa, không đảm bảo an toàn cho đê, chưa đủ số lượng để kiểm soát
mặn phục vụ phát triển kinh tế.
- Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng về tần số và cường độ

của thiên tai (bão) đe doạ đến an toàn của đê biển (theo thống kê sơ bộ, trong những
năm gần đây số cơn bão xuất hiện ở Biển Đông có ảnh hưởng đến nước ta nhiều
hơn, đặc biệt số cơn bãocó sức gió mạnh cấp 10, cấp 12, giật trên cấp 12 chiếm tỷ lệ
lớn hơn so với các thập kỷ trước).
- Công nghệ mới phát triển: Hệ thống kè mỏ hàn ngang bảo vệ bãi biển Hải
Hậu trước đây đã thi công bằng đá đổ bị hư hỏng, mất dần tác dụng theo thời gian.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ và mở rộng hợp tác quốc tế có
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
18
thể áp dụng nhiều loại kết cấu mới bền vững hơn và đã thử nghiệm thành công ở
chính vị trí này.
- Nếu không tiếp tục nâng cấp, củng cố thì hàng loạt đoạn đê biển có nguy cơ
sạt lở, mất đi những thành quả đã đạt được của các dự án đã đầu tư.
Khối lượng cần tu bổ, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông các
tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam là rất lớn, do đó việc xác định điều tra
độ ổn định của đê biển đoạn từ Quảng Ninh đến Quảng Nam là cần thiết để từ đó có
cơ sở khoa học cho việc xác định nâng cấp đê biển hiện có.
2.2: Cơ chế phá hoại đê do bão:
Qua thực tế những lần sạt lở và vỡ đê trong lịch sử đã thống kế và đưa ra 3
dạng phá hoại đê chính sau:
Dạng thứ nhất: (chiếm đa số) do tác động của sóng và các yếu tố động lực khác
từ biển gây xói lở chân đê làm cho mái đê mất ổn định, dẫn đến sạt lở khi gặp các
yếu tố bất lợi;
Dạng thứ hai: Dạng này ít gặp hơn nước bị ứ đọng ở phía đồng không thoát kịp
qua các cống, tràn lên măt đê và mái đê gây ra xói lở cục bộ, sạt sập mái đê (chủ
yếu các đê cửa sông Miền Trung);
Dạng thứ ba: Xảy ra trong cơn bão số 7 năm 2005 triều cường, nước dâng cao
kết hợp với sóng mạnh trong bão đã tràn đê gây xói mái đê phía đồng gây mất ổn
định dẫn tới vỡ đê:

+ Kết cấu kè bảo vệ mái đê phía biển những đoạn trực tiếp chịu tác động của
sóng còn chưa đủ kiên cố đồng bộ để chống gió bão cấp 11, cấp 12;
Hầu hết các đoạn đê bị phá hoại là trực diện với biển chịu tác động trực tiếp của
sóng lớn. Thực tế qua các trận bão năm 2005- 2007 cho thấy, những đoạn đê trực
tiếp biển mái phía biển được bảo vệ bằng đá hộc lát khan đá xây từ cao trình +3.5m
trở lên (Từ +3.5m trở xuống bảo vệ bằng cấu kiện BT do trước đây không đủ kinh
phí đầu tư) là không đảm bảo ổn định bền vững: Bão số 7 năm 2005 sóng lớn đã
làm hư hại nặng hoặc phá hủy phần đá lát khan, đá xây từ cao trình 3.5m trở lên,
dẫn đến vỡ đê biển như sau: Đê biển số 1 - Đồ sơn, đê biển Cát hải, đê biển Nam
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
19
định (những đoạn mái đê phía biển được bảo vệ toàn bộ bằng các loại cấu kiện BT
đúc sẵn có đủ chiều dày, trọng lượng phù hợp thì không bị phá hoại trong bão).
Tường chắn sóng chưa đủ kiên cố: Tường chắn sóng trên đỉnh đê bằng đá xây
hoặc BT thường , móng tường được đặt chưa đủ sâu nên không đảm bảo ổn định,
bên cạnh đó hình dạng tường một số khu vực chưa thực sự phù hợp. Khi chịu tác
động trực tiếp của sóng. Tường bị lật hay bị bẻ gãy dẫn đến vỡ đê, đây là cơ chế vỡ
đê đã xảy ra ở Đồ sơn- Hải phòng.
Sóng và sóng leo cao hơn mức sóng tính toán khi thiết kế trước đây:
Giai đoạn trước đây đê được thiết kế chống với gió bão cấp 9, triểu tần suất 5%
trong khi bão số 7 năm 2005 với sức gió cấp 12, giật trên cấp 12 lại trùng với thời
kỳ triểu cường gây sóng lớn vượt mức thiết kế của đê. Sóng tràn qua mặt đê, gây sạt
lở mái đê phía đồng, mặt đê (những đoạn mặt đê chưa được cứng hóa, mái đê phía
đồng chưa được bảo vệ bằng đá lát, hoặc trồng cỏ) gây vỡ đê từ phía trong ra, đây là
cơ chế vỡ đê xảy ra đối với đê biển Hải hậu- Cát hải.

Hình 2.1: Mô phỏng các hình thức phá hoại đê biển thường gặp:
A :Nước tràn; B: Sóng tràn qua đỉnh đê; C: Sạt mái trong phía đồng; D: Trượt; E:
Trượt mái biển; F:; G: Thấm lậu; H:; I: Xói mái biển; J: Lún; K:; L:.

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
20
Trong các cơ chế trên các cơ chế thường xuất hiện phổ biến và liên tục xảy ra đối
với đê biển Nam định và bắc khu 4 là:
B: Sóng tràn qua đỉnh đê H: Xói mái đê phía biển
C: Sạt mái trong phía đồng I: Xói chân khay mái biển
E: Trượt mái phía biển J: Đê bị lún
Một số dạng đê kè bị hư hỏng thường gặp trên tuyến đê biển Việt Nam

Hình 2.2. Dòng ven và sóng gây xói mái đê và kè phía biển dưới chân kè

Hình 2.3. Sóng leo và nước dâng gây trượt mái đê phía biển

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
21

Hình 2.4. Sóng leo lớn gây tràn qua mặt đê dẫn đến xói mặt đê và mái đê phía sau:


Hình 2.5. Sóng tràn qua đỉnh đê không có tường chắn sóng

Hình 2.6. Sóng tràn qua đỉnh đê có tường chắn sóng

×