Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

phương pháp hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án thủy điện sông tranh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 112 trang )



Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của thầy giáo
hướng dẫn khoa học là Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Trung Dũng,
các thầy cô trong Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, các thầy cô trong
khoa Kinh tế và Quản lý, cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Hoa cùng toàn
thể các thầy cô giáo Trường Đại học thủy lợi. Đồng thời tác giả cũng xin chân
thành cảm ơn Quý công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Điện 1 đã giúp đỡ
trong quá trình thu thập số liệu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình,
bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Do thời gian và điều kiện chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tác giả mong nhận được sự
chỉ dẫn và đóng góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và toàn
thể các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Người viết luận văn


Nguyễn Thị Hoa









Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
BẢN CAM KẾT

Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào trước đây.


Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Hoa


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
MỤC LỤC
7TMỤC LỤC7T
7TDANH MỤC HÌNH VẼ7T
7TDANH MỤC BẢNG BIỂU7T
7TMỞ ĐẦU7T

7TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG, HIỆU
QUẢ KINH TẾ
7T 1
7T1.1 Tổng quan về định giá, chi phí sản xuất, phân tích chi phí - lợi
ích
7T 1
7T1.1.1 Định giá7T 1
7T1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất7T 2
7T1.1.3 Phân tích chi phí – lợi ích, xác định giá điện7T 3
7T1.2 Các nhân tố môi trường bị tác động bởi dự án7T 12
7T1.3 Hiệu quả Kinh tế7T 15
7T1.4 Các kết quả nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước7T 19
7TCHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TẤT
CẢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG BỞI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH
2
7T 21
7T2.1. Giới thiệu về vị trí, nhiệm vụ công trình thủy điện Sông Tranh 27T
21
7T2.1.1 Vị trí công trình7T 21
7T2.1.2 Nhiệm vụ của công trình thủy điện Sông Tranh 27T 22
7T2.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực dự án và
các thông số kỹ thuật của công trình thủy điện Sông Tranh 2
7T 23
7T2.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh 27T
23


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
7T2.2.2 Đặc điểm thuỷ văn, khí tượng của khu vực dự án thuỷ điện Sông

Tranh 2
7T 25
7T2.2.3 Đặc điểm dân sinh kinh tế của khu vực dự án thuỷ điện Sông Tranh
2
7T 27
7T2.3 Các thông số kỹ thuật của dự án7T 34
7T2.4 Xác định các chi phí môi trường xã hội của các yếu tố bị tác
động bởi dự án
7T 35
7T2.4.1 Chi phí đền bù, tái định cư, định canh7T 36
7T2.4.2 Chi phí giảm thiểu tác động của dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 đến
chất lượng nước
7T 40
7T2.4.3 Khí tượng, thủy văn7T 43
7T2.4.4 Mất sản sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp7T 45
7T2.4.5 Mất thu nhập từ sản phẩm rừng7T 48
7T2.4.6 Hệ thuỷ sinh, nghề cá7T 49
7T2.4.7 Hệ động vật7T 52
7T2.4.8 Sự xói mòn và bồi lắng7T 54
7T2.4.9 Tác động đến y tế, sức khoẻ cộng đồng7T 55
7T2.5 Xác định lợi ích của dự án7T 58
7T2.5.1 Hiệu ích năng lượng7T 58
7T2.5.2 Hiệu ích của các yếu tố môi trường xã hội của dự án7T 60
7T1. Hiệu ích cung cấp nước7T 60
7T2. Hiệu ích cắt giảm lũ7T 61
7T3. Tác động đến khí hậu7T 61
7T4. Tăng mực nước ngầm hồ chứa7T 62
7T5. Tăng việc làm cho người dân7T 62
7T6. Phát triển công nghiệp và kinh tế7T 63



Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
7T7. Phát triển thủy sản khi có hồ chứa7T 64
7T8. Phát triển du lịch7T 65
7TCHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ
ĐIỆN CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 KHI CÓ ĐẦY ĐỦ CHI
PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG
7T 66
7T3.1 Cơ sở để phân tích kinh tế7T 66
7T3.2 Phân tích kinh tế khi không tính hiệu ích, chi phí môi trường7T 72
7T3.3 Tính toán hiệu ích kinh tế và giá điện khi tính đến lợi ích, chi phí
môi trường
7T 74
7T3.4 Tính toán giá điện khi tính đến hiệu ích, chi phí môi trường xã
hội
7T 76
7TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ7T 77
7TPHỤ LỤC7T 1



Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
DANH MỤC HÌNH VẼ
7THình 2.1: Bậc thang thuỷ điện sông Vu Gia – Thu Bồn 21


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
7TBảng 2.1 : Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng7T 29
7TBảng 2.2: Thông số kỹ thuật của phương án chọn7T 34
7TBảng 2-3: Tổng hợp thiệt hại về nhà cửa, công trình phụ, hoa màu trên đất7T 37
7TBảng 2.4: Kết quả chi phí bồi thường thiệt hại7T 39
7TBảng 2.5: Bảng tính chi phí hỗ trợ tái định cư7T 39
7TBảng 2.6: Bảng tính chi phí đầu tư xây dựng khu tái định cư7T 40
7TBảng 2.7: Tổn thất tài nguyên đất của Thủy điện Sông Tranh 27T 45
7TBảng 2.8: Diện tích năng suất sản lượng một số loại cây trồng7T 47
7TBảng 2.9: Sản lượng điện của nhà máy thủy điện Sông Tranh 27T 58
7TBảng 2.10: Hiệu ích thu được từ bán điện7T 59
7TBảng 2.11: Hiệu ích thu được từ cung cấp nước7T 60
7TBảng 2.12: Hiệu ích do tạo việc làm cho người dân địa phương7T 62
7TBảng 3.1: Các hạng mục cấu thành vốn đầu tư xây dựng công trình7T 70
7TBảng 3.2: Chi phí vốn đầu tư ban đầu phân theo năm xây dựng7T 71
7TBảng 3.3: Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế phương án không bao gồm
chi phí, hiệu ích môi trường xã hội:
7T 73
7TBảng 3.4: Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế phương án bao gồm chi phí,
hiệu ích môi trường xã hội:
7T 75
7TBảng 3.5: Bảng tổng hợp phân tích hiệu quả kinh tế của các kịch bản7T 76



Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
CÁC TỪ VIẾT TẮT
MNDBT
Mực nước dâng bình thường

MNC
Mực nước chết
N
R
lm

Công suất lắp máy
V
R
hi

Dung tích hữu ích
V
R
c

Dung tích chết
H
R
tt

Cột nước tính toán
n
Số tổ máy
N
R


Công suất bảo đảm
UBND

Ủy ban nhân dân
NPV
Giá trị hiện tại dòng
IRR
Hệ số hoàn vốn nội tại
B/C
Tỉ số lợi ích - chi phí
NMTĐ
Nhà máy thủy điện


Luận văn Thac Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, phát triển bền vững là vấn đề được nhiều nước quan tâm
từ lâu. Từ khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về trái đất ở Rio de Janeiro
(Brasil) năm 1992, nhiều quốc gia đã không ngừng nâng cao nhận thức và có
các hoạt động nhằm tiến tới phát triển bền vững, giảm thiểu tác động làm suy
thoái môi trường. Trong bối cảnh như vậy, các hoạt động phát triển kinh tế
buộc phải quan tâm tới các tác động môi trường và coi đó là một trong những
yếu tố bắt buộc. Và thuỷ năng là một nguồn năng lượng tái tạo mà thiên nhiên
ban tặng cho con người. Bằng việc xây dựng các đập ngăn nước, nhiều nhà
máy thuỷ điện đã ra đời không chỉ cung cấp nguồn năng lượng với giá rẻ,
không gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc dầu
mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế quốc dân như: Chống lũ,
cấp nước cho hạ du, phát triển du lịch, phát triển thuỷ sản và làm thay đổi
khí hậu theo chiều hướng tốt hơn. Khi sử dụng các tiềm năng của các dòng
sông, con người không dừng lại ở mục tiêu phát triển nguồn năng lượng mà

còn biến nó thành động lực to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vì lợi
ích thuỷ điện hết sức rõ ràng và to lớn đã làm cho người ta quên mất mặt trái
của nó hoặc xem nhẹ hoặc chưa hiểu đầy đủ về những hậu quả của việc phát
triển thuỷ điện.
Việc tích nước hồ chứa có thể dẫn đến hàng vạn hecta rừng bị chìm
ngập, làm mất đi không chỉ thực vật, chủ yếu là loại lưỡng cư, bò sát, sinh vật
sống trong vùng lòng hồ. Sự biến động tính đa dạng sinh học do tích nước hồ
là đương nhiên, nhưng sự biến động này sẽ còn lớn hơn rất nhiều, có thể làm
mất hàng loạt diện tích rừng, gây xói mòn, huỷ hoại môi trường, làm xáo trộn
cuộc sống của một bộ phận dân cư đang sinh sống trong vùng lòng hồ Như
vậy những hậu quả mà thuỷ điện gây nên cũng không phải là nhỏ.


Luận văn Thac Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT

Việc nghiên cứu phương pháp đánh giá giá trị các yếu tố môi trường bị
tác động bởi các dự án phát triển tài nguyên nước là vô cùng quan trọng đối
với chương trình phát triển kinh tế ở cấp vĩ mô cũng như đối với công tác đào
tạo nguồn nhân lực cho ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nó cho phép
đánh giá được tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế khi tính đến tác
động và hậu quả về môi trường.
Để quyết định cho việc đầu tư phát triển một dự án phải được tính toán kỹ
lưỡng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực mà dự án mang lại hay nói cách khác là
phải ước lượng đầy đủ về chi phí và lợi ích của dự án ở góc độ toàn nền kinh
tế (dự án có mang lại phúc lợi cho xã hội hay không). Để đáp ứng mối quan
tâm về môi trường có liên quan đến dự án xây dựng nói chung dự án thuỷ
điện nói riêng, những sự tác động môi trường của dự án được đánh giá đầy
đủ, chất lượng và một phần được ước tính định lượng trong các nghiên cứu về
môi trường. Tuy nhiên, những đề tài nghiên trước đây đã bỏ qua những chi

phí, lợi ích môi trường. Lý do chủ yếu của những khiếm khuyết này là do một
số yếu tố môi trường (hay còn gọi là hàng hoá môi trường) còn thiếu thị
trường trao đổi cũng như việc xác định giá trị cho các loại hàng hoá môi
trường này còn gặp khó khăn. Điều đó dẫn đến hiệu quả kinh tế mà các nhà
đầu tư báo cáo chưa thật sự phản ánh đúng hiệu quả kinh tế xã hội và giá điện
cụ thể đã bị giảm bớt. Do đó giá tính toán tính cho giá điện được phát bởi nhà
máy không bao gồm chi phí đầy đủ của sản xuất điện và không phản ánh giá
trị thực của nó. Trong luận văn này sẽ nghiên cứu phương pháp hạch toán
môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện Sông Tranh 2.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trong những nghiên cứu về môi trường và tài chính của các dự án phát
triển tài nguyên nước nói chung dự án thủy điện nói riêng đã được công bố thì
chưa thấy được các giá trị chi phí, lợi ích của các yếu tố môi trường bị tác
động bởi việc thực hiện các dự án này. Sự phân tích tài chính của dự án đã bỏ


Luận văn Thac Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT

qua các loại chi phí môi trường trong việc xác định những chỉ số quan trọng
về kinh tế như giá trị hiện tại ròng (NPV), IRR và giá điện. Theo kết quả này
giá điện cụ thể đã bị giảm bớt. Do đó giá tính toán tính cho giá điện được sản
xuất bởi nhà máy không bao gồm chi phí đầy đủ của sản xuất điện và không
phản ánh giá trị thực của nó. Mục đích chung của đề tài là:
+ Xác định giá điện đầy đủ
Mục đích cụ thể của đề tài:
+ Xác đinh các chi phí, hiệu ích môi trường
+ Xác định giá điện đã bao hàm toàn bộ chi phí về tài chính và chi phí,
hiệu ích môi trường
+ Xác định hiệu quả đầu tư dự án về mặt kinh tế -xã hôi

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu hạch toán các chi phí, lợi ích môi trường của Công
trình Thủy điện Sông Tranh 2 bao gồm vùng lưu vực sông Tranh đến đập đặc
biệt là vùng hồ chứa, mặt bằng công trình và vùng hạ lưu công trình.
Hạch toán các lợi ích, chi phí của các yếu tố môi trường xã hội bị tác động
bởi dự án thủy điện Sông Tranh 2 trên Sông Tranh (một phụ lưu của sông Thu
Bồn thuộc hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn tỉnh Quảng Nam) được thực hiện
bởi các khảo sát tại vùng lưu vực hồ chứa đặc biệt là vùng lòng hồ, khu vực
mặt bằng công trường và vùng hạ du đập thuộc huyện Bắc Trà My. Phạm vi
khảo sát nghiên cứu bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội
thuộc huyện Trà My tỉnh Quảng Nam.
Toàn bộ khu vực nghiên cứu có thể phân biệt được các cảnh quan cơ bản
như núi rừng, trung du và vùng thung lũng ven sông. Điều đáng chú ý là
thượng lưu của công trình là khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Các loại
hình thủy vực đặc trưng ở đây là thủy vực nước chảy như sông, suối. Trong


Luận văn Thac Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT

mùa khô, các suối nhỏ là suối cạn, ít nước. Trong mùa mưa, nước sông, suối
đểu chảy xiết, nước đục.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp ước lượng giá trị các yếu tố môi trường đối với các dự án
thuỷ điện tương đối khó. Một số yếu tố có thể ước lượng giá trị trực tiếp còn
một số yếu tố môi trường do không có thị trường trao đổi như làm sạch không
khí, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường… Nên trong Đề tài vận dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu tài liệu,
khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh, phân tích. Dựa vào tài liệu nghiên cứu
đã có, các số liệu thu thập khảo sát kết hợp các phương pháp nghiên cứu đề

tài sẽ đưa ra được các chi phí, lợi ích của các yếu tố môi trường bị tác động
bởi dự án thủy điện và tính giá 1kwh sản xuất bởi nhà máy.
Trên cơ sở các chi phí môi trường được xác định nghiên cứu đã đưa
tổng chi phí môi trường được qui thành tiền vào chi phí của sản phẩm điện
của nhà máy để xác định chi phí đầy đủ của nó.
Cft = Cdt + Cet
Trong đó:
Cft Chi phí đầy đủ trong năm t của nhà máy
Cdt Chi phí trực tiếp trong năm t của nhà máy bao gồm vốn đầu tư, chi
phí trả nợ, chi phí trả dần quản lý - vận hành.
Cet Chi phí môi trường trong năm t của nhà máy bao gồm chi phí bảo vệ
môi trường và chi phí đền bù.
Chi phí trực tiếp (Cdt) của nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được tính
toán trong nghiên cứu tài chính ban đầu cho nhà máy, trong khi chi phí môi
trường (Cet) được đánh giá bởi nghiên cứu này, nếu xét về các yếu tố môi
trường như dưới đây:

=
=
n
k
ektet
CC
1



Luận văn Thac Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT


Trong đó:
Cekt Chi phí môi trường của nhân tố môi trường thứ k trong năm thứ t
Trong khi hiệu ích môi trường (Bet) được đánh giá bởi nghiên cứu này,
nếu xét về các yếu tố môi trường như dưới đây:


=
=
n
k
ekt
et
B
B
1

Sau đó xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) của nhà máy bằng cách sử
dụng hai giả thiết: Có hợp nhất chi phí môi trường trong chi phí trực tiếp của
nhà máy với điều kiện là giá P dựa vào chi phí trực tiếp được giữ ở mức ban
đầu.

Khi có hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện:
t
et
N
t
etdt
f
i
BC

CQ
pNPV

=
+
+−
−=

)
1
)((
1
'

Trong đó:
P
P

P Giá điện dựa vào chi phí trực tiếp
Q Sản lượng điện hàng năm được phát ra bởi nhà máy
N Tuổi thọ kinh tế của nhà máy
i Tỷ lệ chiết khấu tiêu chuẩn cho ngành Điện lực Việt Nam (8%;
10%; 12%).
Xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) của nhà máy khi không hợp nhất chi
phí môi trường của nhà máy thủy điện:

=
+−=
N
t

t
dtd
iCpQNPV
1
)1)((

Chúng ta tìm hiểu một kịch bản trong đó NPV được giữ ở giá trị ban đầu,
trong khi giá điện tăng thêm đến một mức mà nó sẽ cho phép hợp nhất chi phí
môi trường. Giá điện dựa vào chi phí đầy đủ P’ được xác định bằng cách giải
phương trình dưới đây:


Luận văn Thac Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT

t
et
dt
N
t
t
dt
N
t
r
BCetCQpr
C
pQ

=


=
++−−=
+−


)
1
)(()
1)(
(
1
'
1

5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Luận văn
được cấu trúc từ 3 chương nội dung chính:
- Chương 1: Tổng quan về chi phí, lợi ích môi trường
- Chương 2: Tính toán chi phí, lợi ích môi trường của tất cả các yếu tố bị tác
động bởi dự án thủy điện sông Tranh 2
- Chương 3: Phân tích hiệu quả kinh tế và xác định giá điện của dự án thuỷ
điện Sông Tranh 2 khi có đầy đủ chi phí, lợi ích môi trường
.


Luận văn Thac Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT




Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI
TRƯỜNG, HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1 Tổng quan về định giá, chi phí sản xuất, phân tích chi phí - lợi ích
1.1.1 Định giá
Trong
7Ttài chính7T, định giá là quá trình ước tính giá trị mà một cái gì đó có.
Các thứ thường được định giá là các
7Ttài sản7T hoặc trách nhiệm tài chính. Định
giá có thể được thực hiện trên tài sản (ví dụ, các đầu tư trên các chứng khoán
thị trường như
7Tcổ phiếu7T, 7Ttùy chọn7T, doanh nghiệp 7Tkinh doanh7T, hoặc 7Ttài sản vô
hình
7T chẳng hạn như 7Tbằng sáng chế7T và 7Tthương hiệu7T) hoặc trách nhiệm pháp lý
(ví dụ,
7Ttrái phiếu7T được phát hành bởi một công ty). Xác định giá trị là cần
thiết vì nhiều lý do như
7Tphân tích đầu tư7T, 7Tlập ngân sách vốn7T, 7Tsáp nhập7T và 7Tmua
lại
7T giao dịch, 7Tbáo cáo tài chính7T, các sự kiện chịu thuế để xác định đúng trách
nhiệm
7Tthuế7T, và trong 7Ttranh chấp7T.
Định giá được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều loại mô hình:
Các mô hình giá trị tuyệt đối xác định giá trị hiện tại của dòng chảy của
một tài sản tiền mặt dự kiến trong tương lai. Các loại mô hình này có hai hình
thức chung: các mô hình đa giai đoạn như mô hình dòng tiền chiết khấu.
Những mô hình này dựa vào toán học hơn là quan sát giá.

Các mô hình giá trị tương đối xác định giá trị dựa trên quan sát giá thị
trường của tài sản tương tự.
Mô hình tính giá tùy chọn được sử dụng cho một số loại tài sản tài chính.
Các tùy chọn mô hình định giá phổ biến nhất là các mô hình Black-Scholes-
Merton và mô hình mạng tinh thể.
Các thuật ngữ phổ biến đối với giá trị của một tài sản hay trách nhiệm là giá
trị thị trường công bằng, giá trị công bằng, giá trị nội tại. Ý nghĩa của các
thuật ngữ này khác nhau. Hơn nữa, giá trị nội tại của một tài sản có thể là ý
kiến cá nhân và khác nhau giữa các nhà phân tích.


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
2

1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải
chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình
7Tsản xuất7T hàng hóa nhằm
mục đích thu
7Tlợi nhuận7T. Trong nền 7Tkinh tế hàng hóa7T, bất cứ một doanh nghiệp
nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng
nghĩa với việc tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất chỉ là một phần của
7Tchi phí sản phẩm7T. Khi cấu
thành giá của một sản phẩm, phải xem xét toàn bộ chi phí, không thể chỉ nhìn
thấy chi phí sản xuất.
Cấu thành chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất có 3 thành phần chính:
• 7TNguyên liệu trực tiếp7T:
• 7TLao động trực tiếp7T:

• 7TChi phí sản xuất chung7T:
Trong 7Tkinh tế học vi mô7T, chi phí sản xuất chiếm một vị trí quan trọng và có
quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một
7Tdoanh nghiệp7T cũng như của 7Txã
hội
7T. Chí phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà
sản xuất mà còn là mối quan tâm của
7Tngười tiêu dùng7T và của xã hội. Giảm chi
phí sản xuất làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của
7Thàng hóa7T, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
• Chi phí trực tiếp: là những chi phí có thể dễ dàng nhận ra và hạch
toán một cách trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hay cung cấp dịch
vụ. Chi phí trực tiếp là chi phí bắt buộc phải ghi nhận.
• Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến quá trình sản
xuất, cung cấp dịch vụ. Các chi phí gián tiếp có thể phân bổ tùy mức độ nhận
thức và cách hoạch định của mỗi doanh nghiệp.


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
3
1.1.3 Phân tích chi phí – lợi ích, xác định giá điện
Phương pháp “phân tích chi phí và lợi ích” là một phương pháp phân tích
giúp các nhà đầu tư ra quyết định hợp lý về sử dụng và khai thác tài nguyên,
quyết định lựa chọn quy mô các dự án đầu tư.
Phân tích chi phí – lợi ích là kỹ thuật phân tích kinh tế, so sánh những lợi
ích thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí
và tổn thất do việc thực hiện dự án gây ra, trên cơ sở sử dụng các kết quả
phân tích đánh giá thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế: NPV, IRR, B/C.
Phân tích kinh tế của dự án đầu tư là so sánh lợi ích được dự án tạo ra với

cái giá mà xã hội phải trả để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất đối với nền
kinh tế và toàn xã hội. Do đó phân tích kinh tế, đặc biệt khi xem xét đến các
yếu tố phi kinh tế còn được gọi là phân tích chi phí lợi ích mở rộng. Phân tích
kinh tế là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi ở nước ta khi đánh giá
một dự án đầu tư.
Hai phương pháp phân tích kinh tế đang được áp dụng trong tính toán so
chọn phương án:
 Phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế: Là phân tích kinh tế dựa
trên các chỉ tiêu kinh tế - tài chính như NPV, IRR, B/C,… còn được gọi là
phân tích hiệu quả kinh tế đơn chiều. Đơn chiều ở đây dùng với ý nghĩa
quá trình tính toán và phân tích kinh tế chủ yếu dựa trên các chi phí, thu
nhập,… có thể lượng hóa được và quy đổi được ra đơn vị tiền tệ.
 Phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kết hợp với các chỉ tiêu mở
rộng khác: Là phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế:
NPV, IRR, B/C,…kết hợp với các chỉ tiêu mở rộng phản ánh các mục tiêu
khác của dự án như sự phù hợp của dự án đối với mục tiêu phát triển kinh
tế, sự ảnh hường dây truyền đối với sự phát triển các ngành khác (những
cái không định lượng được) cũng như có những cái định lượng được là: sử
dụng lao động, tăng thu ngân sách nhà nước… còn gọi là phân tích hiệu


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
4
quả kinh tế đa chiều. Kỹ thuật phân tích hiệu quả kinh tế đa chiều thường
được áp dụng trong các mô hình đa mục tiêu. Ngoài mục tiêu hiệu quả
kinh tế, còn có những mục tiêu khác rất quan trọng đối với dự án thủy lợi –
thủy điện như sau:
− Mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
− Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng.

− Mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội khu vực.
− Mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng trong khu vực ảnh
hưởng của dự án.
− Mục tiêu giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.
Các mục tiêu trên thường rất khó định lượng chính xác và cũng rất khó
quy đổi sang đơn vị tiền tệ. Do đó người ta thường đưa các chỉ tiêu đại diện
cho các mục tiêu như vậy ra ngoài dòng tiền tệ. Sau đó xây dựng cách tính
điểm cho mỗi mục tiêu và xây dựng thang trọng số cho các mục tiêu đó để
xếp hạng thứ tự ưu tiên các dự án theo mục tiêu riêng biệt, rồi phân tích tổng
hợp để lựa chọn dự án có điểm tổng hợp từ tất cả các mục tiêu là cao nhất
(PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân. 2005 ).
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích là phương pháp rất phù hợp với
các nước đang phát triển, bởi vì sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên,
trong đó có tài nguyên nước là biện pháp quan trọng, phổ biến để phát triển
kinh tế xã hội tại các nước đó.
Bản chất của phương pháp phân tích hiệu ích- chi phí là so sánh chi phí
kinh tế cho dự án và hiệu ích của dự án mang lại cho nền kinh tế, có xét đến
giá trị thời gian của tiền tệ thông qua tỷ lệ chiết khấu chuẩn (là thông số phản
ánh chi phí cơ hội của nguồn vốn trong nền kinh tế). ( PGS.TS. Hoàng Đình
Dũng, 2003)


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
5
Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí cho chuẩn bị, tiến hành đầu tư và vận
hành công trình. Chi phí này không bao gồm các khoản chuyển giao nội bộ
như thuế, các chi phí tài chính. Hiệu ích kinh tế bao gồm giá trị kinh tế của
năng lượng nhà máy cấp cho hệ thống điện và các hiệu ích khác của công
trình.

Trong quá trình phân tích lợi ích - chi phí cần lưu ý:
− Cần kể đến những yếu tố quan trọng nhất đối với một dự án như: năng lực
sản xuất của dự án, số lượng lao động mà dự án huy động được, số tiền
vốn cần huy động để đầu tư, …
− Chú ý tới tính đối xứng tương đối của chi phí và lợi ích: Tức là khi một lợi
ích bị bỏ qua thì đó chính là chi phí của dự án và ngược lại nếu tránh được
một lợi ích. Do đó phải chú ý đến khía cạnh lợi ích và chi phí của bất cứ
hành động nào.
− Nên tiến hành phân tích lợi ích- chi phí với cả hai trường hợp: có dự án và
không có dự án, sau đó mới so sánh các loại hoặc quy mô mỗi phương án
của dự án với nhau.
− Mọi giả thiết phải đưa ra một cách rõ ràng, có lô gic và phải được áp dụng
thống nhất trong quá trình phân tích mọi phương án của dự án.
− Khi không sử dụng được giá cả trực tiếp của thị trường thì có thể sử dụng
giá cả tương đương để phân tích.
Phương pháp phân tích kinh tế tài chính với kỹ thuật phân tích lợi ích –
chi phí được quốc tế, các ngân hàng và tổ chức tài chính công nhận. Do đó
đối với một dự án đầu tư quốc tế nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và phương
pháp phân tích này. Khi so sánh lựa chọn phương án cần chú ý đến tính chất
đầu tư của các phương án, chẳng hạn như: dự án độc lập hay không độc lập,
có nguồn tài chính cố định hay không cố định. Về logic còn có thể nêu lên
rằng hai dự án hay hai phương án của chỉ có thể so sánh với nhau khi chúng


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
6
đảm bảo những điều kiện để so sánh. Các điều kiện đảm bảo tính tương thích
để so sánh các phương án với nhau là:
− Cùng một mặt bằng và khung thời gian cũng như hệ số chiết khấu

− Cùng năng lực sản xuất và cùng đảm nhiệm được các nhiệm vụ đặt ra
− Có cùng quy mô đầu tư
Trong thực tế, phương pháp phân tích lợi ích- chi phí có ưu điểm là cho ta
thấy mức độ hấp dẫn của phương án hay dự án đầu tư ngay cả khi chúng
không đảm bảo được tất cả những điều kiện tương thích trên. Đây chính là
mặt mạnh của phương pháp.
Phương án được coi là có hiệu quả kinh tế là phương án thỏa mãn các
điều kiện trên và có các chỉ tiêu kinh tế tốt nhất.
Trong đó: I
R
ck
R là tỷ lệ chiết khấu, là thông số phản ánh chi phí cơ hội của
nguồn vốn trong nền kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế khi phân tích hiệu quả kinh tế không những phụ thuộc
vào quy mô công trình, vốn đầu tư và thời gian xây dựng mà còn phụ thuộc
vào tỷ lệ chiết khấu (còn gọi là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng).
Chiết khấu là một khái niệm mà nhờ nó chúng ta có thể so sánh chi phí và
lợi ích ở các điểm khác nhau trên trục thời gian. Khi sử dụng chiết khấu cần
đảm bảo hai điều kiện sau:
+ Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu phải được đưa về cùng một đơn vị.
Để thuận tiện, người ta hay dùng đơn vị tiền tệ là đồng Đô la Mỹ hay
đồng Việt Nam.
+ Phải thừa nhận giả định rằng: Gía trị một đơn vị chi phí hay lợi ích hiện
tại là lớn hơn giá trị một đơn vị chi phí hay lợi ích trong tương lai. Bởi vì
các yếu tố ảnh hưởng như: chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc
vay mượn tiền và việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia.


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT

7
Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho các dự án đầu tư có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với mỗi quốc gia.
Đối với các doanh nghiệp thì tỷ suất chiết khấu đơn thuần sẽ là lãi phải trả
cho những khoản vay mà họ sử dụng để đầu tư. Nếu sử dụng vốn riêng thì họ
sẽ tính tỷ lệ sinh lời của phần vốn này nếu được đầu tư vào những dự án khác
và dùng tỷ lệ sinh lợi đó để tính toán cho những dự án đầu tư mà họ muốn
thực hiện nhưng không có điều kiện về vốn. Trong trường hợp này thì tỷ lệ
sinh lợi tiềm tàng chính là tỷ lệ chiết khấu tương ứng với vốn họ bỏ ra. Tỷ lệ
sinh lợi tiềm tàng này được gọi là chi phí cơ hội của vốn.
Đối với mỗi quốc gia thì chi phí cơ hội của đồng vốn là tỷ lệ sinh lợi của
đồng vốn ấy khi được đầu tư vào bất cứ khu vực nào của nền kinh tế. Do vậy
muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nhà nước cần chọn dự án có tỷ lệ sinh
lợi cao và sử dụng một tỷ lệ chiết khấu thể hiện được hiệu suất kinh tế của dự
án chưa được đầu tư. (PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân. 2005 ).
Việc phân tích này sẽ áp dụng với các trường hợp sau :
- Không hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện:

=
+−=
N
t
t
dtd
rCpQNPV
1
)1)((
(1-1)
- Có hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện:
t

N
t
etetdt
f
rB
CCpQNPV

=
++
−−=

)1)((
1
(1-2)
Trong đó:
p Giá điện dựa vào chi phí trực tiếp
Q Sản lượng điện hàng năm được phát ra bởi nhà máy
N Tuổi thọ kinh tế của nhà máy
r Là tỉ lệ chiết khấu kinh tế chuẩn phản ánh chi phí cơ hội của các nguồn
vốn trong nền kinh tế. Tỉ lệ này được lấy là 10%.
Thời điểm quy về hiện tại lấy là năm đầu tiên bỏ vốn đầu tư


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
8
Hiệu quả kinh tế của công trình được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế sau:
− Lợi nhuận ròng qui về hiện tại: NPV.
− Tỉ lệ hoàn vốn nội tại: IRR.

− Tỉ lệ hiệu ích/ chi phí: B/C.
• Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)
Khi phân tích kinh tế của dự án NPV> 0 thì dự án được xem là được chấp
nhận, NPV = 0 thì dự án được xem là hòa vốn, NPV<0 thì dự án không hiệu
quả dưới góc độ kinh tế.
Trong thực tế, khi phân tích hiệu quả kinh tế một dự án đầu tư, có khả
năng xảy ra một số trường hợp tiêu biểu sau:
 Trường hợp các dự án độc lập, tức là các dự án không thay thế cho
nhau được. Trong trường hợp này nếu lượng vốn đầu tư không hạn chế, thì tất
cả các dự án có NPV >0 đều được xem là nên đầu tư.
 Trường hợp có nhiều dự án độc lập và đều có chỉ tiêu NPV>0, trong
khi vốn đầu tư có hạn, thì cần chọn các dự án với tổng số vốn nằm trong giới
hạn của nguồn vốn, đồng thời NPV phải lớn nhất. Và trong trường hợp này
nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu kinh tế khác để so chọn.
+ Ưu điểm của chỉ tiêu NPV: Việc sử dụng chỉ tiêu này đơn giản, nó phản
ánh một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả. Hiệu quả của dự án
được thể hiện bằng một đại lượng tuyệt đối cho ta một hình dung rõ nét va cụ
thể về lợi ích mà nó mang lại. Đồng thời chỉ tiêu này còn có tính đến sự biến
động thời gian của tiền tệ, tính toán cho cả vòng đời của dự án, có tính đến giá
trị tiền tệ theo thời gian, có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát và là
xuất phát điểm tính nhiều chỉ tiêu khác.


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
9
+ Nhược điểm của chỉ tiêu NPV: Chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn
hảo. Độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỷ lệ
chiết khấu.
• Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)

Hệ số hoàn vốn nội tại còn gọi là “tỷ lệ sinh lãi nội tại” của một dự án
được định nghĩa là tỷ suất chiết khấu khi mà giá trị hiện tại của luồng tiền
vào, ra bằng không. Nói một cách khác, IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó
NPV>0.
Chỉ tiêu IRR được xác định theo công thức sau:
IRR = r
R
a
R+ (rR
b
R – rR
a
R)
ba
a
NPVNPV
NPV
+
(1-3)
(PGS.TS Nguyễn Xuân Phú, 2003)
Trong đó:
+ r
R
a
R: Là một giá trị lãi suất nào đó để sao cho NPVR
a
R >0 khi quy đổi lợi
nhuận ròng của dự án về thời điểm hiện tại
+ r
R

b
R: Là một giá trị lãi suất nào đó để sao cho NPV< 0 khi quy đổi lợi nhuân
ròng của dự án về thời điểm hiện tại
Chỉ tiêu IRR phản ánh lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận trả cho
vốn vay, bởi vì nếu vay với lãi suất IRR thì dự án sẽ vừa hòa vốn. Do đó, hệ
số hoàn vốn nội tại còn được gọi là “suất thu lợi nội tại” nằm trong nhóm chỉ
tiêu “suất thu lợi”- là số tiền thu được trong một thời đoạn so với vốn đầu tư ở
đầu thời đoạn. Tuy nhiên, một dự án thường kéo dài qua nhiều thời đoạn.
Trong từng thời đoạn, người ta nhận được một khoản thu nhập ròng qua các
hoạt động kinh tế của dự án và tiền trích ra để khấu khao cho đầu tư ban đầu.
Tùy vào phương thức sử dụng số tiền có được đó mà người ta có các loại chỉ
số suất thu lợi khác nhau.
Khi sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế thường có các
trường hợp xảy ra sau:


Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT
Học viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: CH17KT
10
− Trường hợp các dự án độc lập và vốn đầu tư không bị giới hạn thì tất cả
các dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất chiết khấu quy định thì dự án
được xem là có hiệu quả kinh tế.
− Đối với các dự án loại trừ nhau thì sử dụng chỉ tiêu IRR sẽ không hoàn
toàn chính xác, lúc này nên sử dụng chỉ tiêu NPV sẽ đơn giản hơn.
− Trường hợp có nhiều dự án độc lập với IRR lớn hơn tỷ lệ chiết khấu quy
định trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn thì không thể sử dụng chỉ tiêu IRR
để lựa chọn mà phải dùng các chỉ tiêu khác.
 Ưu điểm
Chỉ tiêu IRR: Hiện nay IRR là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất. Vì
việc tính toán IRR chỉ tiêu cần dựa vào một tỷ lệ chiết khấu tính sẵn đã chọn

trước- gọi là “ suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được”- đó là tỷ suất dùng làm
hệ số chiết tính toán các giá trị tương đương cũng như để làm “ngưỡng” trong
việc chấp nhận hay bác bỏ một phương án đầu tư. Về bản chất IRR rất giống
với tỷ suất lợi nhuân vốn đầu tư, vì vậy nó cũng rất dễ hiểu đối với mọi người.
 Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng IRR cũng có một số hạn chế. Chẳng
hạn, IRR không thể sử dụng để lựa chọn giữa các dự án độc lập khi vốn đầu
tư có giới hạn. Để tính được IRR, trong dòng tiền nhất thiết phải có ít nhất
một thời đoạn trong đó thu nhập ròng mang dấu âm (tổng chi phí lớn hơn thu
nhập) bởi vì trong trường hợp ngược lại thì IRR luôn dương với mọi r.

Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C)
Tỷ số lợi ích – chi phí (hệ số chi phí) là tỷ lệ giữa tổng giá trị quy về hiện tại
của dòng thu với tổng giá trị quy về hiện tại của dòng chi phí (gồm cả chi phí
về vốn đầu tư và chi phí vận hành).
Chỉ tiêu B/C được xác định theo công thức sau:
B/C=
( )

=
+
n
t
t
t
r
B
0
1
/

( )

=
+
n
t
t
t
r
C
0
1
≥ 1. ( 1-4)

×