Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.1 KB, 66 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




HÀ THỊ THU HUYỀN




BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





HÀ THỊ THU HUYỀN




BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5




Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Khổng Cát Sơn




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất
đến ThS. Khổng Cát Sơn, ngƣời đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô khoa Tiểu học – Mầm
non, trung tâm thƣ viện trƣờng Đại học Tây Bắc đã cung cấp những tài liệu thiết

thực và tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo và các em
HS trƣờng Tiểu học Quyết Thắng – Sơn La, trƣờng Tiểu học Đông Hải – Quảng
Ninh đã phối hợp và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để đề
tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngƣời thực hiện
Hà Thị Thu Huyền










DANH MỤC VIẾT TẮT

GV Giáo viên
HS Học sinh
NXBGD Nhà xuất bản giáo dục
NXBĐHSP Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm
TLV Tập làm văn
SGK Sách giáo khoa
VD Ví dụ






















MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu 3
5.2. Khách thể nghiên cứu 3

6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
7.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận 4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.3. Phương pháp toán học 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
TẬP LÀM VĂN 5
1.1. Cơ sở lí luận 5
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học 5
1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 6
1.1.3. Vai trò của phân môn TLV 7
1.1.3.1. Một số khái niệm cần xác định 7
1.1.3.2. Vai trò của phân môn TLV 9
1.1.3.3. Những yếu tố cơ bản khi xây dựng một bài văn miêu tả 10
1.1.4.Sự phân chia các kiểu bài văn miêu tả trong chƣơng trình TLV lớp 5 ở
Tiểu học 11
1.1.4.1 Tả cảnh 11
1.1.4.2 Văn tả người 13
1.1.4.3. Tả cảnh sinh hoạt 16
1.2. Cơ sở thực tiễn 17
1.2.1. Khảo sát thực tiễn dạy và học văn miêu tả ở lớp 5 17
1.2.1.1. Về cấu trúc chương trình 17
1.2.1.2. Nội dung chương trình TLV lớp 5 17
1.2.1.3. Thực trạng dạy – học văn miêu tả ở một số trường Tiểu học 20
1.2.2. Những vấn đề đặt ra từ khảo sát 23
1.2.2.1 Ưu điểm 23
1.2.2.2. Hạn chế 23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 25
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT TRONG VĂN

MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 26
2.1. Áp dụng một số phƣơng pháp tích cực trong dạy học TLV 26
2.1.1. Luôn chú trong “Tích hợp – lồng ghép” trong khi dạy học TLV 26
2.1.1.1. Tích hợp và lồng ghép trong phân môn Tiếng Việt 26
2.1.1.2. Tích hợp trong các môn học khác 27
2.1.2. Dạy học theo phƣơng pháp giao tiếp 28
2.1.3. Phƣơng pháp quan sát và phân tích ngôn ngữ 29
2.2. Hình thành cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ 30
2.2.1. Chú ý hình thành ở HS ý thức về “chuẩn mực ngôn ngữ” và “chuẩn văn
hóa lời nói” 30
2.2.2. Chú ý hình thành dạng ngôn ngữ độc thoại và phong cách ngôn ngữ viết
cho HS 31
2.2.3. Hình thành ở HS thói quen và kĩ năng quan sát ngôn ngữ, tự điều chỉnh
ngôn ngữ của mình 32
2.3. Sử dụng tài liệu học tập có hiệu quả 32
2.4. Hƣớng dẫn HS cách quan sát, tìm ý và sắp xếp ý 35
2.4.1.Kỹ năng quan sát 36
2.4.2. Hƣớng dẫn HS quan sát 37
2.4.2.1. Hướng dẫn HS lựa chọn trình tự quan sát 37
2.4.2.2. Hướng dẫn HS lựa chọn các giác quan dể quan sát và lựa chọn cách
diễn đạt hợp lí 37
2.4.2.3. Biện pháp sắp xếp và lập dàn ý cho bài văn miêu tả 38
2.5.Tổ chức các hoạt động phát huy khả năng diễn đạt cho HS 39
2.5.1 . Tổ chức dạy học kết hợp với các hoạt động ngoại khóa trong lớp và trong
nhà trƣờng 40
2.5.2. Kết hợp với giáo dục gia đình và địa phƣơng 40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 41
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 42
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm 42
3.2. Đối tƣợng, thời gian và địa bàn thể nghiệm 42

3.2.1.Đối tƣợng thực nghiệm 42
3.2.2. Thời gian và địa bàn thực nghiệm 42
3.3. Thiết kế ứng dụng 42
3.3.1. Mục đích và nhiệm vụ thiết kế 42
3.3.1.1. Mục đích thiết kế 42
3.3.1.2.Nhiệm vụ thiết kế 43
3.3.2.Nội dung thiết kế thể nghiệm 43
3.3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm 44
3.3.4. Bài soạn dạy thực nghiệm 44
3.4. Kết quả thực nghiệm 44
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 46
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

1
PHẦN MỞ ĐẦU



1. Lí do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang trong thời thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đòi hỏi
nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và có khả năng thích ứng cao. Đáp ứng
đƣợc nhu cầu đó chúng ta cần phải quan tâm đến thế hệ trẻ. Chính vì thế, Giáo
dục Tiểu học đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Bậc Tiểu
học đƣợc coi là bậc học nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lƣợng
giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Vì vậy, giáo
dục Tiểu học phải chuẩn bị tốt về mọi mặt để HS tiếp tục học lên các lớp trên.
Con ngƣời năng động sáng tạo không chỉ ở tƣ duy mà còn cần có khả năng
giao tiếp, thích ứng và hòa nhập với cộng đồng. Để giúp đào tạo thế hệ trẻ phát
triển toàn diện về khả năng giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng và phát triển tƣ

duy năng động, sáng tạo chúng ta cần chú ý bồi dƣỡng và tạo điều kiện phát
triền cho trẻ ngay từ bậc tiểu học.
Cùng với sự phát triển của các bộ môn khoa học khác: Toán, Tự nhiên xã
hội…thì môn Tiếng Việt nói chung cũng nhƣ phân môn TLV nói riêng ngày
càng khẳng định đƣợc vị trí, nhiệm vụ của nó một cách rõ ràng, cụ thể và đầy
đủ. Nó giúp hình thành và phát triển bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc -viết cho trẻ,
hình thành tƣ duy mạch lạc, phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, góp phần
vào quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Dạy văn miêu tả là dạy cho học sinh kĩ năng thực hành, vận dụng khả năng
sử dụng tiếng Việt và hiểu biết của mình để viết văn miêu tả. Văn miêu tả rèn
luyện cho HS kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế,
nhạy cảm để tiếp nhận tri thức phong phú từ cuộc sống.
Dạy văn miêu tả góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho HS (gợi ra
những cảm xúc, những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ của các em). Đặc biệt là
phát triển ngôn ngữ cho các em, nắm chắc kiến thức về văn miêu tả các em thực
sự có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tƣ duy. Giúp trẻ
phát triển kĩ năng diễn đạt và phát triển toàn diện.

2
Nhƣng thực trạng dạy và học văn miêu tả ở nhiều trƣờng tiểu học cho
thấy: nhiều học sinh tiểu học còn rất thiếu tự tin trong giao tiếp, không chủ động
tiếp nhận tri thức, còn khó khăn trong việc diễn đạt ý kiến của mình.
Giúp trẻ có cách suy nghĩ mạch lạc hơn, diễn đạt rõ ràng trong khi nói và
viết là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trƣờng Tiểu học, đòi hỏi nhà giáo
dục cần quan tâm nhiều hơn. Nó là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình học tập
của học sinh nhƣng là đặc thù chung và quan trọng nhất của phân môn TLV.
Trong chƣơng trình TLV ở Tiểu học thì văn miêu tả là loại văn khó và chiếm đa
số thời lƣợng chƣơng trình.
Để khắc phục phần nào tình trạng trên tôi nghiên cứu đề tài “Biện pháp
rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5” mong rằng sẽ có

kết quả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để thực hiện đề tài này tôi nghiên cứu, tổng hợp và xử lí một số tài liệu sau:
+ Cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” Bộ Giáo dục Đào tạo
– Dự án phát triển giáo viên tiểu học – NXBGD 2007.Tìm hiểu về vị trí, nhiệm
vụ của phân môn TLV cũng nhƣ cơ sở khoa học của dạy học TLV; Nội dung và
phƣơng pháp dạy học TLV.
+ Cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả” tác giả Nguyễn
Trí (tài liệu tham khảo bồi dƣỡng GV bậc Tiểu học, giáo sinh các trƣờng sƣ
phạm Tiểu học và cha mẹ HS) kiến thức cơ bản về văn miêu tả, các đặc điểm và
tính chất đặc thù của văn miêu tả, các yêu cầu cơ bản và phƣơng pháp dạy học
văn miêu tả…Biện pháp rèn kĩ năng quan sát và mộ số đoạn văn hay làm tƣ liệu
tham khảo cho học sinh về nghệ thuật miêu tả, cách diễn đạt trong khi miêu tả.
+ Cuốn“Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt” cung cấp các kiến thức cơ
bản về văn miêu tả; Một số đoạn văn miêu tả mẫu tiêu biểu.
+ Cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” tập 1 của nhóm tác
giả Lê Phƣơng Nga (chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo: đề cập
đến cơ sở khoa học của việc dạy học tiếng Việt cung nhƣ cung cấp một số
phƣơng pháp giúp hình thành kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS.

3
+ Cuốn“Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học” tập 2. Tác giả Lê Phƣơng Nga
- NXB ĐHSP. Sách đi nghiên cứu nội dung và phƣơng pháp dạy học cụ thể của từng
phân môn cụ thể trong môn Tiếng Việt, đặc biệt phân môn TLV.
Các công trình nghiên cứu, những tài liệu trên là cơ sở để tôi nghiên cứu và
thực hiện đề tài “Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho HS lớp 5”
3.Mục đích nghiên cứu
Văn miêu tả là loại văn quan trọng trong chƣơng trình TLV ở tiểu học nói
chung và TLV ở lớp 5 nói riêng.Tuy nhiên, việc dạy và học văn miêu tả ở nhiều
trƣờng Tiểu học chƣa thực sự đạt kết quả nhƣ mong muốn.

Hoàn thiện đề tài này tôi hi vọng sẽ đề xuất đƣợc một số biện pháp giúp
học sinh có cách diễn đạt tốt hơn, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học văn
miêu tả cũng nhƣ các môn học khác cho học sinh lớp 5.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực
tiễn của việc dạy học TLV ở Tiểu học nói chung, đặc biệt là văn miêu tả.
Tìm hiểu tình hình thực tiễn học văn miêu tả của HS lớp 5 ở một số trƣờng
Tiểu học.
Khảo sát, thống kê các lỗi diễn đạt, lí do mắc lỗi và thực trạng diễn đạt
trong văn miêu tả của HS lớp 5.
Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho HS lớp 5.
Tiến hành thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm.
Tổng hợp, so sánh, đối chiếu kết quả bƣớc đầu thể nghiệm và rút ra tính
khả thi của đề tài nghiên cứu.
Rút ra bài học cho bản thân.
5.Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho HS lớp 5.

5.2. Khách thể nghiên cứu

4
Tìm hiểu và thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Đông Hải- Xã Đông Hải,
Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh, đồng thời nghiên cứu nội dung dạy văn
miêu tả trong phân môn TLV lớp 5.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả diễn đạt trong văn miêu tả, SGK,
sách văn mẫu lớp 5, các bài văn miêu tả của HS tại trƣờng Tiểu học Quyết
Thắng- Phƣờng Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La, trƣờng Tiểu
học Đông Hải – Xã Đông Hải – Huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phƣơng pháp đọc, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa các vấn đề có
liên quan trong tài liệu làm cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phƣơng pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập và giao tiếp của HS,
+ Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu điều tra: Nhằm cung cấp cơ sở thực
tiễn cho đề tài.
+ Phƣơng pháp trao đổi với HS: Để hiểu thêm về cách diễn đạt cũng nhƣ
những thuận lợi và khó khăn của HS khi diễn đạt.
+ Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
7.3. Phương pháp toán học
Sử dụng toán thông kê để xử lí thông tin, số liệu.



5
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN


1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Lời nói là một dạng ngôn ngữ độc thoại đƣợc tạo ra trong hoạt động vui
chơi và các hoạt động khác.
Các tri thức và kĩ năng do phong cách học, ngữ pháp văn bản, ngữ dụng
học…giúp ích rất nhiều trong dạy học TLV miêu tả cho HS Tiểu học.
Phong cách học giúp ngƣời GV có cơ sở để nắm đƣợc các loại văn bản:
văn miêu tả, kể chuyện, tƣờng thuật, đơn từ…Về các mặt: dạng tồn tại (dạng nói

hay viết), mục đích và đặc điểm ngôn ngữ của từng loại văn bản, các phƣơng
diện diễn cảm và biện pháp tu từ của tiếng Việt đƣợc sử dụng phù hợp với đặc
điểm phong cách từng văn bản.
Ngữ pháp văn bản là một phân nghành mới của ngôn ngữ học, đặt ra
trọng tâm nghiên cứu những đơn vị lớn hơn câu, mà lớn nhất là văn bản. Ngữ
pháp văn bản giúp cho GV nghiên cứu tính liên kết trong văn bản miêu tả cũng
nhƣ các văn bản khác: kể chuyện, tƣờng thuật, đơn từ…về mặt liên kết nội dung
và hình thức, về mặt kết cấu văn bản. Những hiểu biết này sẽ giúp cho việc dạy
văn vƣợt qua khỏi giai đoạn khoa học hóa.
Ngữ dụng học mới đƣợc giới thiệu ở nƣớc ta, ngành khoa học tuy còn
khá non trẻ nhƣng có khả năng giúp ích nhiều cho GV khi xem xét các văn bản
đang dạy với ngữ cảnh, với nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp…
VD: Khi làm bài văn miêu tả cái cặp sách, nếu GV hƣớng dẫn HS tới một
ngữ cảnh nhất định, cụ thể ( đang trò chuyện với bạn bè về chiếc cặp mới được
bố mẹ thưởng cho, đang tâm sự với bố về chiếc cặp cũ nhằm gợi ý bố mua cho
cái cặp mới …) chắc chắn sẽ giúp các em có nhiều gợi ý trong việc xác định nội
dung miêu tả, giọng điệu miêu tả, trọng tâm miêu tả…Do đó bài văn trong ngữ
cảnh đầu sẽ nhấn mạnh những đặc điểm mới của chiếc cặp, biểu lộ niềm vui
sƣớng. Ngƣợc lại, bài văn ở ngữ cảnh tâm sự với bố về chiếc cặp cũ sẽ nhấn

6
mạnh các đặc điểm: cũ, sắp hỏng, không thích hợp với việc học tập ở trên lớp
hơn và biểu lộ mơ ƣớc về một chiếc cặp mới. Hai văn bản ấy sẽ khác nhau.
1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5
HS lớp 5 tuy là bậc cuối cấp nhƣng vẫn rất hồn nhiên và ngây thơ. Mặc dù
còn nghèo về kinh nghiệm sống, chƣa phát triển đầy đủ về nhận thức nhƣng tràn
đầy cảm xúc, mang đặc điểm tâm lý dễ bị kích thích của thiếu niên. Cảm nhận
của các em mang tính trực tiếp ngây thơ nhƣng không tƣơng đồng với lời nói.
Cảm nhận của các em còn rất ngây thơ, nói ra rất dễ dàng nhƣng nhiều khi
không diễn đạt đƣợc hết suy nghĩ của mình, những lời nói mang tính chủ quan,

đơn giản và ngắn gọn, do các em ít đƣợc thể nghiệm bằng kinh nghiệm cá nhân,
chƣa biết lí giải rõ ràng tình cảm yêu, ghét. Vì thế, các em còn gặp nhiều khó
khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, ý kiến riêng của mình.
Các em thƣờng diễn đạt ý kiến một cách khẳng định hay phủ định mà
không tìm thấy các yếu tố biểu cảm, so sánh… trong khi diễn đạt. Chính vì vậy,
bài văn miêu tả thƣờng mắc phải nhiều lỗi diễn đạt.
Khi làm văn miêu tả các em thƣờng chú trọng những gì các em nhìn thấy
rõ nét nhất nên thƣờng bỏ qua các chi tiết nhỏ, không xác định đƣợc trọng tâm,
miêu tả không theo trình tự. Vì thế, bài văn miêu tả thƣờng mắc lỗi diễn đạt khô
khan thiếu ý và không mạch lạc.
Các em chƣa phân tích đƣợc mối quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng, sự
phát triển chƣa dầy đủ của trí óc và sự cảm nhận đối tƣợng văn học chƣa rõ
ràng. Từ đó, dẫn đến sự vƣợt trƣớc của tình cảm so với quá trình phân tích, so
sánh, tổng hợp…
HS lớp 5 tuy cuối cấp tiểu học những suy nghĩ vẫn mang đậm tính chủ
quan, ít quan tâm đến các yếu tố mờ nhạt mà chỉ tập trung vào đối tƣợng mà các
em yêu quý nên bài văn thƣờng đi lệch chủ đề.
Hơn nữa vốn từ ngữ của các em còn chƣa thực sự phong phú, khả năng sử
dụng ngôn ngữ còn hạn chế, chƣa đạt hiệu quả, các em nghĩ gì nói ấy kể cả
trong đời sống cũng nhƣ trong văn bản. Vì vậy, trong bài văn của HS Tiểu học
lỗi diễn đạt là lỗi cơ bản nhƣ: lỗi dùng từ, lỗi đặt câu,

7
1.1.3. Vai trò của phân môn TLV
1.1.3.1 Một số khái niệm cần xác định
Để hiểu thế nào là TLV và cách diễn đạt trong văn miêu tả ta cần làm rõ
một số khái niệm và thuật ngữ: Diễn đạt, kĩ năng diễn đạt, ngôn ngữ, lời nói, văn
bản miêu tả…
a, Kĩ năng diễn đạt
Các nhà khoa học cho rằng: “Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu

được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Biểu hiện của kỹ năng là khả năng
thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, phƣơng
án và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy ( hành động vật chất cụ thể hay
hành động trí tuệ ) .
Kĩ năng diễn đạt là khả năng trình bày nội dung kiến thức bằng ngôn ngữ
nào đó hợp quy luật. Trƣớc hết ta cần hiểu diễn đạt là sự biểu hiện ra bên ngoài
những suy nghĩ, tƣ tƣởng, tình cảm…của chủ thể hoạt động thông qua ngôn ngữ
dƣới dạng nói hoặc viết.
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh nghĩa là rèn cho học sinh khả
năng chuyển đổi hình thức trình bày thông tin từ dạng suy nghĩ sang dạng lời
( ngôn ngữ: nói, viết ) nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập.
Quy trình diễn đạt đƣợc thể hiện nhƣ sau:
+ Xác định mục tiêu diễn đạt
+ Sử dụng biện pháp logic xử lý thông tin.
+ Xây dựng các liên tƣởng.
+ Lựa chọn hình thức diễn đạt.
+ Rút ra kết luận cần thiết.
Kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả yêu cầu diễn đạt một cách có hình ảnh.
Vì thế, diễn dạt trong văn miêu tả cũng cần trải qua các bƣớc trên để có đƣợc
hiệu quả diễn đạt.
b, Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm tàng, trừu tƣợng
hoặc bất kì một sự áp dụng cụ thể nào của chúng. Còn lời nói là phƣơng tiện

8
giao tiếp ở dạng hiện thực hóa, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với tình huống
và nội dung cụ thể. Ngôn ngữ và lời nói có quan hệ mật thiết với nhau, là mối
quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Trong giao tiếp diễn ra hoạt động trao đổi ngôn bản, sự trao đổi này bao
gồm hai loại hành động luôn gắn bó với nhau. Hành động sản sinh ngôn bản

( bao gồm hành động nói ra hoặc viết ra các nội dung cần giao tiếp) và hành
động lĩnh hội ngôn bản tiếp nhận được ( bao gồm hành động hiểu đƣợc ngôn
bản đọc đƣợc, nghe đƣợc). Các hành động sản sinh và lĩnh hội ngôn bản gọi là
hành động ngôn ngữ. Hệ thống các hành động ngôn ngữ tạo thành hoạt động
ngôn ngữ. Hoạt động ngôn ngữ chính là hoạt động quan trọng, là phƣợng tiện
chủ yếu của quá trình giao tiếp cũng nhƣ diễn đạt ý của chủ thể hoạt động.
c, Văn miêu tả
Để hiểu đƣợc thế nào là văn miêu tả ta cần hiểu thế nào là miêu tả và văn
bản là gì?
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, miêu tả là: “lấy nét vẽ hoặc
câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn bản nhƣng xét trong khuôn khổ
chung của văn bản dành cho Tiểu học, ta có thể hiểu:
Văn bản là sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thƣờng bao
gồm một tập hợp các câu và có thể có một câu đề, nhất quán về chủ đề và chọn
vẹn về nội dung đƣợc tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm mục đích giao
tiếp nhất định.
Văn miêu tả là vẽ ra sự vật, sự việc, con ngƣời…bằng ngôn ngữ một cách
sinh động cụ thể.
Văn miêu tả là một chỉnh thể hoàn chỉnh không chỉ về nội dung mà còn
phải liên kết thống nhất về mặt hình thức thể hiện mục tiêu chung của văn bản.
Văn miêu tả giúp ngƣời đọc ngƣời nghe nhìn rõ sự vật, sự việc…tƣởng nhƣ
mình đang xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên, nó lại mang những đặc điểm, tƣ
tƣởng tình cảm riêng thông qua lăng kính chủ quan của ngƣời viết.


9
- Yêu cầu của văn miêu tả:
+ Bài văn miêu tả phải chân thực
+ HS là chủ thể của văn bản miêu tả

Ở lớp 5 những cảnh đƣợc lựa chọn sử dụng thƣờng là những cảnh rộng lớn
và bao quát hơn ở lớp dƣới.
VD: Tả cảnh sông nƣớc, tả cơn mƣa, tả cảnh sinh hoạt…
Cảnh nào cũng bao gồm nhiều bộ phận, bộ phận ấy có những đồ vật (cơn
mưa, cây cỏ, mây…) những con vật ( bướm, ong, gà ) có con ngƣời và các hoạt
động của họ (lao động, vui chơi….).Bài tả cảnh có những bộ phận ấy nhƣng
không coi chúng là nổi bật, là chủ yếu. Nổi bật trong bài phải là cảnh cần tả:
cảnh thiên nhiên, cảnh nhân tạo.
+ Cảnh thiên nhiên thƣờng gồm: trời,mây, nƣớc cây cỏ, hoa lá, biển, rừng….
+ Cảnh nhân tạo thƣờng là: Ngôi nhà, trƣờng học, đƣờng phố…
- Nội dung miêu tả:
Cảnh miêu tả rất đa dạng,mỗi cảnh lại có phần trọng tâm, có miêu tả đƣợc
nó thì mới làm nổi bật đƣợc cảnh cần tả.
VD: Khi miêu tả cảnh sông nƣớc nên chú ý đến các đặc điểm của con
sông, dòng nƣớc và cảnh vật xung quanh dọc hai bờ sông, tránh miêu tả lan man
sang mây, trời…
Khi miêu tả không nên xa vào cái cụ thể, cảnh phụ, thứ yếu, …Khi miêu
tả cảnh sinh hoạt thì cần chú ý đến các hoạt động của con ngƣời mới là cái trọng
tâm, những cảnh vật xung quanh: cây cối, mây, trời …có thể miêu tả sơ qua cho
sinh động, tránh xa đà, lạc đề.
Khi miêu tả không nên theo lối liệt kê. Liệt kê là kể ra các sự vật, hiện
tƣợng chứ không phải miêu tả, khi miêu tả theo hƣớng liệt kê sẽ khiến bài văn
khô khan, rời rạc và thiếu sự hấp dẫn.
1.1.3.2. Vai trò của phân môn TLV
a. Vị trí của TLV
Những lời chúng ta nói hoặc viết ra khi giao tiếp gọi là ngôn bản. Hoạt
động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh (tạo lập) và tiếp nhận (hiểu) ngôn bản.

10
Phân môn TLV rèn cho HS kĩ năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt

trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ, bởi vì:
Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các
kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn tiếng Việt khác: Học vần, Tập
viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành.
Thứ hai, phân môn TLV rèn luyện cho HS kĩ năng sản sinh ngôn bản,
nhờ đó tiếng Việt không chỉ đƣợc xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân
môn mà trở thành công cụ cụ thể để giao tiếp. Nhƣ vậy, phân môn TLV đã thực
hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử
dụng để giao tiếp, tƣ duy và học tập.
b, Vai trò của văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học
Hiện nay văn miêu tả đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình phổ thông ngay từ
đầu bậc Tiểu học. Ở lớp 2 HS đã đƣợc làm quen với văn miêu tả thông qua việc
quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lí tuổi thơ thích quan sát, nhận xét và khám phá thiên nhiên, mặc dù nhận thức
thiên về cảm tính.
Văn miêu tả trong nhà trƣờng Tiểu học góp phần nuôi dƣỡng mối quan hệ
và tạo ra sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng
nhất là với thiên nhiên. Qua đó, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu
cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Văn miêu tả còn giúp trẻ phát triển các giác quan, kĩ năng quan sát sự vật,
hiện tƣợng và hình thành những nhận thức chính xác về thế giới xung quanh.
Ngoài ra, học văn miêu tả HS có thêm điều kiện tạo nên sự thống nhất giữa
tƣ duy và tình cảm, giữa ngôn ngữ và cuộc sống, con ngƣời với thiên nhiên, với
xã hội, để khiêu gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thƣợng, đẹp đẽ.
1.1.3.3. Những yếu tố cơ bản khi xây dựng một bài văn miêu tả
Làm văn miêu tả là tái tạo lại hình ảnh của đối tƣợng miêu tả bằng ngôn
ngữ ( nghệ thuật sử dụng ngôn từ ). Khi xây dựng một bài văn miêu tả, ngƣời
viết cần đảm bảo một số yêu cầu sau:



11
- Xác định đối tƣợng miêu tả.
- Có hiểu biết tƣơng đối đầy đủ về đối tƣợng.
- Biết cách tiếp cận đối tƣợng cần miêu tả : lựa chọn vị trí quan sát dựa
trên những chỉ dẫn về phƣơng diện lí luận (các loại bài miêu tả). Sử dụng các
giác quan để quan sát kĩ, tỉ mỉ và tinh tế để nhận ra những nét đặc sắc, tiêu biểu
của đối tƣợng miêu tả.
+ Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả sát hợp để tái hiện đƣợc cụ thể, sinh
động hình ảnh của đối tƣợng.
+ Sắp xếp các ý, các chi tiết miêu tả theo một trình tự hợp lí, có phân biệt
cái chính, cái phụ, cái đáng tả tỉ mỉ và cái tả sơ qua.
+ Thể hiện đƣợc những suy nghĩ, tình cảm chân thành của ngƣời viết với
đối tƣợng miêu tả một cách tự nhiên.
Một bài văn miêu tả đúng và hay phải đạt những ƣu điểm : tả đúng thực tế,
phải cụ thể, tính hợp lí, sinh động và tính khách quan.
1.1.4. Sự phân chia các kiểu bài văn miêu tả trong chương trình TLV lớp 5 ở
Tiểu học
Ở lớp 5 thì văn miêu tả chủ yếu là văn tả cảnh và tả ngƣời với những yêu
cầu ở mức độ cao hơn.
1.1.4.1 Tả cảnh
a, Khái niệm
Văn tả cảnh là vẽ lại bằng lời văn về cảnh vật, làm cho cảnh vật ấy hiện lên
một cách sinh động và có hồn trong lòng ngƣời đọc.
b, Đối tượng miêu tả
Đối tƣợng của văn tả cảnh là những cảnh vật thông thƣờng xung quanh ta,
những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử ở khắp mọi miền đất nƣớc. Đó
là những làng mạc, con đƣờng, phố xá, đình chùa hoặc ngôi nhà thân thƣơng của
chúng ta, cảnh trƣờng lớp nơi ta học tập, vui chơi…
Nhìn chung những cảnh vật gây đƣợc nhiều ấn tƣợng, để lại cho ta nhiều kỉ
niệm… đều có thể trở thành đối tƣợng của văn tả cảnh.



12

Mỗi cảnh vật đều có nhiều bộ phận. Trong các bộ phận ấy có đồ vật, cây
cối, con vật…( Trong ngôi nhà thân yêu của em có biết bao nhiêu là đồ vật và
cả những vật nuôi rất đáng yêu, xung quanh nhà thì có rất nhiều cây cối…).
Nhƣng trong bài văn tả cảnh không coi chúng là chủ yếu. Cái quan trọng, nổi bật
trong bài phải là cái cần tả: cảnh thiên nhiên và cảnh nhân tạo.
VD: Một số đề văn tả cảnh trong chƣơng trình lớp 5: Tả cảnh sân trường
giờ ra chơi, tả cảnh cơn mưa, tả ngôi trường…
c, Nội dung miêu tả
Cảnh đƣợc chọn miêu tả rất đa dạng, mỗi cảnh lại có trọng tâm riêng. Vì thế,
khi miêu tả cần tập trung vào những nét tiêu biểu nhất của cảnh vật, nét làm nó
khác với những cảnh vật khác hoặc nét gây cho ngƣời viết nhiều ấn tƣợng, nhiều
kỉ niệm nhất.
- Khi miêu tả cần lƣu ý:
+ Tả không gian, thời gian tạo nền chung cho cảnh vật cần miêu tả.
+ Khi miêu tả cần kết hợp tả cả ngƣời và vật trong cảnh. Có nhƣ vậy cảnh vật
mới hiện lên ấm áp, đƣợm tình ngƣời và có sức sống.
- Khi miêu tả cần lồng cảm xúc của ngƣời viết vào cảnh kèm thêm những lời
bình giá, nhận xét của đối tƣợng miêu tả.
d, Ngôn ngữ miêu tả
Để tăng sức gợi tả trong bài văn tả cảnh các tính từ chỉ màu sắc, hình
khối, đƣờng nét đƣợc sử dụng khá phong phú. Chính nhờ những tính từ này mà
cảnh vật hiện lên nhƣ rực rỡ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn.
Ngoài ra, các từ ngữ chỉ không gian, địa điểm cũng đƣợc sử dụng khá
phổ biến.
VD: Các từ ngữ thƣờng sử dụng: xa xa, rực rỡ, xanh xanh, mênh mông,
tròn trịa, vuông vắn…

Sử dụng từ ngữ chỉ vị trí:“Ở trên cao kia, những đám mây trắng đang
lững lờ trôi thật nhẹ nhàng và thong thả”


13
1.1.4.2 Văn tả người
a, Khái niệm
Văn tả ngƣời là bài văn miêu tả về những ngƣời mà các em thƣờng xuyên
có quan hệ khăng khít ( ông bà, bố mẹ, anh chị…) hoặc có nhiều dịp tiếp xúc (cô
giáo,thầy giáo, bạn bè…) nhƣng ngƣời để lại ấn tƣợng sâu sắc đối với ngƣời tả.
b, Đối tượng miêu tả
Đối tƣợng của văn tả ngƣời chính là những con ngƣời các em đã đƣợc tiếp
xúc, dù là thân quen hay không cũng ít nhiều để lại ấn tƣợng mạnh nhiều tình
cảm sâu sắc đối với các em. Trong chƣơng trình TLV lớp 5 các đề viết văn
thƣờng ở dạng đề mở giúp HS lựa chọn đƣợc lĩnh vực phù hợp để phát huy hết
khả năng và hiểu biết của mình. Tuy nhiên, còn nhiều đề văn gây khó khăn cho
HS vì sự hiểu biết về đối tƣợng còn chƣa rõ nét.
VD: Một số đề viết văn của HS lớp 5: Tả một ca sĩ đang biểu diễn, tả một
nghệ sĩ hài mà em yêu thích…với các HS vùng sâu, vùng xa ít đƣợc tiếp xúc với
phƣơng tiện thông tin đại chúng thì những đề này là những đề văn khó và không
phù hợp.
c,Nội dung miêu tả
Mỗi ngƣời sống trong một không gian, một thời gian cụ thể, có những đặc
điểm riêng thuộc về tầm vóc, hình dáng, tuổi tác…lại khác nhau ở tính tình,
hứng thú, sở thích… Tả ngƣời chính là tả những nét riêng đó. Bao gồm:Tả ngoại
hình và tả nội tâm.
Ở Tiểu học thì hai nội dung này chỉ dừng lại ở mức độ tả hình dáng và tả
tính tình, trong đó yêu cầu chủ yếu và cao nhất là tả tính tình.
Tả hình dáng (ngoại hình) một ngƣời là: tả những nét riêng biệt về tầm vóc,
khuôn mặt, mái tóc, làn da, cặp mắt, hàm răng, đôi môi…, là tả cách ăn mặc,

dáng đi đứng, giọng nói, tiếng cƣời…Hình dáng con ngƣời ít nhiều chịu sự ảnh
hƣởng của tuổi tác, nghề nghiệp, của hoàn cảnh sống.
Khi miêu tả hình dáng, ngƣời viết có thể lƣớt qua hoặc bỏ qua nhiều chi tiết
không có gì đáng chú ý, đồng thời tập trung tả những đặc điểm tiêu biểu nhất.

14
Đó có thể là những nét độc đáo gây ấn tƣợng mạnh cho ngƣời đọc, có thể liên
quan mật thiết đến hoạt động, tính tình của ngƣời đƣợc tả.
Miêu tả hoạt động của nhân vật cũng cần tập chung vào các hoạt động chính
và tả lại từng dáng điệu, cử chỉ, cách làm…trong khi hoạt động.
Việc miêu tả hình dáng và hoạt động nhằm làm nổi bật tình tình của ngƣời
đƣợc tả. Miêu tả tính tình của một ngƣời là yêu cầu cao nhất ở bậc Tiểu học
khi làm văn tả ngƣời. Tuy nhiên, đây mới là một phần miêu tả nội tâm (nội
dung quan trọng khi tả người ).Vì vậy, đối với HS lớp 5 không thể không
mở rộng vấn đề này.
Nội tâm con ngƣời bao gồm đời sống tâm hồn, suy nghĩ, khát vọng, ƣớc
muốn…Bao gồm thế giới tình cảm muôn màu muôn vẻ: vui, buồn, giận hờn,
trách móc,…Miêu tả nội tâm bằng nhiều cách: trình bày thẳng suy nghĩ, tình
cảm,… của nhân vật, miêu tả nội tâm thông qua các hành động, việc làm,…
Muốn miêu tả nội tâm có kết quả ngƣời viết cần quan sát thận trọng, cảm nhận
tinh tế, tìm ra những nét bản chất, cốt lõi nhất của vấn đề miêu tả. Ngƣời viết
cần thận trọng để không nhầm lẫn hiện tƣợng và bản chất, ngẫu nhiên và tất
nhiên để bài viết không có những chi tiết tự nhiên chủ nghĩa. Nội tâm của nhân
vật cần đƣợc miêu tả trong mối quan hệ với ngoại hình có thể báo trƣớc, chuẩn
bị cho các đặc điểm nội tâm hoặc đối lập với nội tâm. Nội tâm của con ngƣời có
thể đƣợc miêu tả gắn với những yếu tố ngoại cảnh. Trong cách miêu tả đó,
ngƣời viết chỉ đƣa vào những yếu tố ngoại cảnh góp phần đắc lực nhất trong
việc bộc lộ những suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm… của con ngƣời.
Tả ngƣời dù là tả ngoại hình hay nội tâm ngƣời viết cần bộc lộ suy nghĩ, đánh
giá của mình với đối tƣợng. Có lúc ngƣời viết bộc lộ trực tiếp, thông thƣờng bộc lộ

qua cách miêu tả: cách chọn các chọn các chi tiết, cách sắp xếp ý…
Ở lớp 5, HS làm các bài: tả ngƣời gắn liền với tuổi tác (tả một em bé tập
đi), gắn liền với nghề nghiệp ( tả một chị bán hàng…), với hoạt động (tả một
công nhân xây dựng đang làm việc,…). Để giúp HS làm bài cần hƣớng dẫn các
em tìm ra đặc điểm riêng về tuổi tác, nghề nghiệp, công việc, gắn với đối tƣợng
miêu tả do đề bài nêu ra, những đặc điểm khác có thể loại bỏ.

15

+ Tả ngƣời gắn với độ tuổi: Chú ý tầm vóc, đặc điểm, khuôn mặt (mắt, mũi,
miệng,má…) dáng đi đứng (khi tả ngoại hình), chú ý tả quan hệ với mọi ngƣời
xung quanh ( khi tả tính nết)
+ Tả ngƣời với nghề nghiệp: Chú ý tả đặc điểm bên ngoài gắn với nghề
nghiệp ( động tác gặt lúa của nông dân, cử chỉ giảng bài của giáo viên…)
d, Ngôn ngữ miêu tả
Ngôn ngữ miêu tả gồm hai loại: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ ngƣời viết.
Ngôn ngữ nhân vật gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, ngôn
ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong. Ngôn ngữ nhân vật đòi hỏi sự cá thể hóa
cao. Trong cuộc sống có nhiều dạng ngƣời, mỗi loại ngƣời có cách ăn nói riêng:
lời nói của thầy giáo khác với lời nói của ngƣời đi buôn, lời nói của “tay anh chị,
dân chợ búa”…Trong từng hạng ngƣời mỗi cá nhân lại có sắc thái ngôn ngữ
riêng. Vì vậy cần tạo cho mỗi nhân vật một ngôn ngữ riêng phù hợp với thành
phần xã hội, với hoàn cảnh sống, với cá tính để qua lới nói ngƣời đọc nhận ra
ngƣời đó.
Cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật là yêu cầu cao đối với ngƣời viết. Muốn vậy
họ phải có hiểu biết về cuộc sống. Nên đƣa ra yêu cầu này đối với HS lớp 5 để
HS thấy đƣợc hƣớng phấn đấu chung chứ không phải để đề ra là tiêu chuẩn cho
HS Tiểu học. Ở Tiểu học, chỉ cần nhân vật nói đúng ý nghĩ của mình, nổi rõ sắc
thái tình cảm nếu có thể, ít nhiều có tiếng nói riêng.
Ngoài ngôn ngữ nhân vật, phần còn lại trong văn bản miêu tả là ngôn ngữ

ngƣời viết, Ngôn ngữ viết thƣờng sử dụng nhiều động từ, tính từ để tả hoạt
động, cách nói năng, cách suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc… của nhân vật.
VD: Trong bài tập đọc: “Thái sư Trần Thủ Độ” ( SGK lớp 5, tập 2) có
nhiều ngôn ngữ hội thoại khác nhau :
Lời của Thái sƣ: “Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn
trách gì nữa”( giọng nhẹ nhàng, từ tốn )
Lời của Linh Từ Quốc Mẫu: “Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.” (
giọng bực tức, nóng giận)

16

1.1.4.3. Tả cảnh sinh hoạt
a, Khái niệm
Văn tả cảnh sinh hoạt là thể loại văn miêu tả bức tranh sinh hoạt của con
ngƣời trong một thời gian và không gian nhất định.
b, Đối tượng miêu tả
Đối tƣợng của thể văn này là cảnh sinh hoạt. Các cảnh sinh hoạt thƣờng
gồm nhiều ngƣời, nhiều hoạt động sảy ra trong một thời điểm: Cảnh nhộn nhịp
của sân trường giờ ra chơi, cảnh chào cờ đầu tuần, cảnh nhà ga, bến tàu khi
tàu hay xe đến hoặc đi…
Để hiểu rõ hơn về kiểu văn này, trƣớc tiên cần phân biệt tả cảnh sinh hoạt
với tƣờng thuật. Bài tả cảnh sinh hoạt lấy đối tƣợng miêu tả là các hoạt động của
nhiều ngƣời trong một khoảng thời gian không dài. Các hoạt động này khuôn tụ
lại trong một thời điểm cụ thể (trước lúc ra chơi, lúc tàu, xe đến hoặc đi…).
Ngƣợc lại, bài tƣờng thuật lại chú ý đến các hoạt động của nhiều ngƣời diễn ra
trong một thời gian dài, có nhiều diễn biến khác nhau.
Đặc biệt chúng ta cần chú ý phân biệt giữa tả cảnh sinh hoạt và tả cảnh.
Bài tả cảnh sinh hoạt tả hoạt động là chính. Bài tả cảnh thiên nhiên hay nhân tạo,
ít chú ý đến hoạt động của con ngƣời.
HS lớp 5 thƣờng tả cảnh sinh hoạt có quy mô lớn, nhƣng hoạt động của

con ngƣời không phức tạp: cảnh gia đình sum họp, cảnh lao động tập thể…
c, Nội dung miêu tả
Hoạt động là thành phần chính tạo nên cảnh sinh hoạt. Vì vậy, khi miêu tả cảnh
sinh hoạt, nội dung chính là tả hoạt động của con ngƣời. Còn trong văn tả ngƣời,
miêu tả các hoạt động nhằm làm nổi bật tính cách, đặc điểm tính nết …của con
ngƣời. Văn tả cảnh sinh hoạt các hoạt động của con ngƣời không nhằm mục đích
trên mà nhằm làm nổi rõ cảnh chung một cách sinh động và đa dạng.
Cảnh sinh hoạt thƣờng diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể.
Khi tả cảnh sinh hoạt có thể và cần phải tả xen kẽ cảnh vật xung quanh nhƣ cảnh

17
thiên nhiên, cảnh nhà cửa, làng xóm, phố xá… Nhờ vậy cảnh trở nên cụ thể và
xác định.
Trong bài văn tả cảnh sinh hoạt ngƣời viết có thể vẫn cần nêu rõ ý kiến
đánh giá, nhận xét ,bình phẩm hay thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với
cảnh. Những ý kiến, tình cảm đó có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua cách
miêu tả.
d, Ngôn ngữ miêu tả
Bài văn tả cảnh sinh hoạt là tổng hợp các thể văn miêu tả đã học. Trong bài
văn tả cảnh sinh hoạt có cả tả con vật, tả cây cối và tả ngƣời,…Ngôn ngữ bài tả
cảnh sinh hoạt do đó cũng mang tính đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Tùy theo nội
dung từng đoạn, ngôn ngữ của mỗi đoạn lại chịu sự chi phối của đối tƣợng miêu
tả. Ngôn ngữ văn tả cảnh sinh hoạt có số lƣợng lớn các động từ, tính từ chỉ hoạt
động đƣợc sử dụng. điều ấy phù hợp với nội dung của bài văn.
VD: Một số từ ngữ tả hoạt động thƣờng sử dụng : thoăn thoắt, nhẹ nhàng,
khéo léo…
“Ngoài đồng những cô chú nông dân đang thoăn thoắt gặt những bó lúa
nặng trĩu cho một vụ mùa bội thu.”
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khảo sát thực tiễn dạy và học văn miêu tả ở lớp 5

1.2.1.1. Về cấu trúc chương trình
Trong chƣơng trình học môn Tiếng Việt lớp 5, mỗi tuần có 2 tiết TLV.
Trong đó văn miêu tả chiếm đa số thời lƣợng chƣơng trình. Cả năm có tổng số
70 tiết TLV, trong đó trừ 4 tuần ôn tập giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2
và cuối học kì 2 thì chƣơng trình văn miêu tả có thời lƣợng nhƣ sau:
Lớp
Học kì 1
Học kì 2
Cả năm
Lớp 5
22 tiết
24 tiết
46 tiết

1.2.1.2. Nội dung chương trình TLV lớp 5
- Nội dung chƣơng trình lớp 5 bao gồm các kiểu bài:
+ Nói, viết phục vụ cuộc sống hàng ngày (văn bản thông thƣờng ) gồm 16
tiết: viết báo cáo thống kê, viết đơn, thuyết trình, tranh kiện, làm biên bản cuộc

18
họp, làm biên bản một vụ việc, lập chƣơng trình hoạt động, lập chƣơng trình
hành động.
+ Tả cảnh (19 tiết)
+ Tả ngƣời (16 tiết)
Ngoài ra, chƣơng trình còn có loại bài luyện viết lời hội thoại và những bài
ôn tập văn tả đồ vật, cây cối, con vật và kể chuyện đã đƣợc học ở lớp 4.
Chƣơng trình TLV lớp 5 ngoài phần thực hành còn có cả phần lí thuyết. Đó
là lí thuyết về văn tả ngƣời, tả cảnh. Các kiến thức và kĩ năng làm văn đƣợc hình
thành qua từng bài học của từng tuần học.
Nội dung dạy học TLV trong chƣơng trình lớp 5 bao gồm:

Học kì 1:
 Tuần 1: Cấu tạo văn miêu tả
Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)
 Tuần 2: Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)
Luyện tập làm báo cáo thống kê
 Tuần 3: Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên)
Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên)
 Tuần 4: Luyện tập về tả cảnh (trường học)
Kiểm tra viết tả cảnh
 Tuần 5: Luyện tập làm báo cáo thống kê
Trả bài văn tả cảnh
 Tuần 6: Luyện tập làm đơn
Luyện tập tả cảnh (sông nước)
 Tuần 7: Luyện tập tả cảnh (sông nước)
Luyện tập tả cảnh (sông nước)
 Tuần 8: Luyện tập tả cảnh (cảnh địa phương)
Luyện tập dựng đoạn mở bài, kết bài
 Tuần 9: Luyện tập thuyết trình tranh luận
Luyện tập thuyết trình tranh luận
 Tuần 10: Ôn tập, kiểm tra

×