Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

tìm hiểu địa lí châu âu để dạy học chủ đề địa lí lớp 5 khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.43 KB, 77 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




CÀ THỊ HOA




TÌM HIỂU ĐỊA LÍ CHÂU ÂU
ĐỂ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






CÀ THỊ HOA




TÌM HIỂU ĐỊA LÍ CHÂU ÂU
ĐỂ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5





Chuyên ngành: Phƣơng pháp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới cô giáo, tiến sĩ Đỗ Thúy Mùi đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực

hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, Thư viện
trường Đại học Tây Bắc, các bạn sinh viên lớp K51 ĐHGD Tiểu học B, các thầy
cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Quyết Thắng, Thành phố Sơn La,
Tỉnh Sơn La cùng những người thân yêu đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình tìm kiếm, thu thập tài liệu cũng như thực nghiệm đề tài này.
Chắc chắn đề tài hoàn thành sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, để đề
tài được hoàn thiện hơn, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và
các độc giả.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Cà Thị Hoa


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Đọc là
1
2
3
4
5
6
ĐC
GV
HS
SGK

TN
TB
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Thực nghiệm
Trung bình
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
4.1. Phương pháp thu thập thông tin 3
4.2. Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh 3
4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 4
4.4. Phương pháp thực nghiệm 4
5. Đóng góp của đề tài 4
6. Cấu trúc của đề tài 5
CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ CHÂU ÂU LIÊN
QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 6
1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 6
1.2. Đặc điểm tự nhiên 8
1.2.1. Đặc điểm địa hình 8

1.2.2. Đặc điểm khí hậu 9
1.2.3. Đặc điểm sông ngòi. 12
1.2.4. Các đới cảnh quan tự nhiên 14
1.2.5. Một số cảnh quan thiên nhiên nổi bật ở châu Âu 17
1.3. Đặc điểm dân cƣ 20
1.3.1. Dân cư và sự phân bố dân cư 20
1.3.2. Thành phần chủng tộc 21
1.4. Kinh tế châu Âu 22
1.4.1. Đặc điểm kinh tế châu Âu 22
1.4.2. Các ngành kinh tế ở châu Âu 23
1.5. Một số nƣớc ở châu Âu 25
1.5.1. Liên bang Nga 25
1.5.2. Cộng hòa Pháp 30
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC VỀ ĐỊA LÍ CHÂU ÂU
THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 34
2.1. Giáo án 1 34
2.2. Giáo án 2 41
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM 47
3.1. Mục đích thực nghiệm 48
3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 48
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 48
3.4. Tổ chức thực nghiệm 48
3.5. Nội dung thực nghiệm 48
3.6. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm 49
3.7. Tiến hành thực nghiệm 49
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO








DANH MỤC LƢỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ
STT
Tên lƣợc đồ - biểu đồ
Trang
1
2
3

4
Lƣợc đồ tự nhiên châu Âu
Lƣợc đồ khí hậu châu Âu
Biểu đồ so sánh kết quả học tập của hai lớp thực nghiệm và
đối chứng
Biểu đồ so sánh kết quả học tập của hai lớp thực nghiệm và
đối chứng
8
12
50

52

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
STT
Số bảng
Tên bảng
Trang

1
2
3

4
5
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Bảng 3.4
Bảng 3.5
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối
chứng
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối
chứng
Bảng thống kê điểm thực nghiệm
Tỉ lệ điểm của các lớp thực nghiệm và đối chứng
Bảng tổng hợp phiếu điều tra
50
52
53
53
54



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học nền tảng, là tiền đề
để học sinh học các bậc học cao hơn. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình
thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học
ngoài môn Toán và môn Tiếng Việt thì môn Tự nhiên và Xã hội có vai trò đặc biệt
quan trọng, nhằm cung cấp những kiến thức khoa học đơn giản về tự nhiên xã hội
cho học sinh; phát triển các thao tác tƣ duy, óc quan sát, giúp các em biết vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, góp phần giáo dục cho
các em tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng, góp
phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
Bắt đầu từ năm 1996, các môn học về Tự nhiên và Xã hội đƣợc đƣa vào
giảng dạy chính thức trên phạm vi các trƣờng tiểu học trên toàn quốc. Trong
chƣơng trình năm 2000, môn học Tự nhiên và Xã hội đƣợc tách thành môn Tự
nhiên và Xã hội ở lớp 1,2,3. Ở lớp 4, lớp 5 phân môn này lại đƣợc tách thành
môn Khoa học và môn Lịch sử và Địa lí. Điều này đã góp phần làm rõ hơn đặc
trƣng của các môn học, đặc biệt là môn Địa lí. Môn Địa lí ở lớp 4, lớp 5 cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật hiện tƣợng và
các mối quan hệ đơn giản ở Việt Nam và các châu lục, đại dƣơng trên thế giới.
Thông qua đó cũng rèn luyện và phát triển cho học sinh khả năng quan sát,
phân tích, so sánh, tổng hợp, thu thập thông tin… tạo cơ sở để các em học tốt
môn học này ở các lớp trên.
Chƣơng trình môn Địa lí lớp 5 có nội dung rất rộng, không chỉ cung cấp
cho học sinh những kiến thức về con ngƣời, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
của Việt Nam mà còn của cả các châu lục và đại dƣơng trên thế giới. Trong khi
đó, thời lƣợng để học tập nghiên cứu của sinh viên ngành Tiểu học trong các
trƣờng Sƣ phạm về chủ đề Địa lí lớp 5, đặc biệt là phần địa lí châu Âu là tƣơng
đối ít, sinh viên chƣa có đầy đủ thời gian để tìm hiểu cụ thể, nghiên cứu sâu để
tích lũy kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy sau này.

2
Nội dung kiến thức về châu Âu cung cấp trong sách giáo khoa Địa lí lớp 5

chỉ đƣợc giới thiệu trong hai bài, chỉ khái quát những nét cơ bản nhất trong khi
đó nội dung ở phần này khó, lƣợng kiến thức rộng. Vì vậy, nếu giáo viên không
tự trang bị cho bản thân kiến thức sâu rộng về nội dung này thì rất khó giảng
dạy tốt, nên việc tìm hiểu nghiên cứu là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi xin lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“ Tìm hiểu địa lí châu Âu để dạy học chủ đề địa lí lớp 5 ”.
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Đề tài tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất về đặc điểm địa lí châu Âu có
liên quan đến chủ đề địa lí lớp 5 để làm tƣ liệu cần thiết trong dạy học địa lí
châu Âu ở lớp 5 và thiết kế các giáo án để thực nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản là:
- Tổng hợp những kiến thức về vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên,
dân cƣ, hoạt động kinh tế và một số nƣớc ở châu Âu.
- Vận dụng một số kiến thức đã tìm hiểu để thiết kế một số giáo án để dạy
học chủ đề địa lí lớp 5.
- Thực nghiệm ở các trƣờng tiểu học.
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và điều kiện thực hiện nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu những đặc điểm địa lí châu Âu có liên quan đến chủ đề địa lí lớp 5.
Đề tài thiết kế một số giáo án để thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Quyết
Thắng – Thành phố Sơn La.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về châu Âu. Từ thời cổ đại những
công trình nghiên cứu còn mang tính sơ khai và chủ yếu nghiên cứu về địa lí tự
nhiên của các châu lục. Càng về sau đối tƣợng nghiên cứu về địa lí các châu lục
càng mở rộng hơn cả về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế.

3

Vấn đề về địa lí châu Âu thì đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và rất thành
công ở các mảng khác nhau. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tác giả Nguyễn
Phi Hạnh trình bày trong cuốn “Địa lí tự nhiên các lục địa” tập 1. Về sự phát
triển kinh tế của các châu lục tiến sĩ Ông Thị Đan Thanh đã đề cập đến trong
bộ sách “ Địa lí kinh tế thế giới”. Trong cuốn này tác giả đã phân tích đánh giá
nguồn lực phát triển kinh tế, sự phát triển kinh tế của các châu lục. Gần đây là
công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Bùi Thị Hải Yến với cuốn “Địa lí châu Âu”
đã trình bày những kiến thức rất cơ bản về địa lí của châu lục này. Tuy nhiên,
nhiều số liệu còn chƣa cập nhật mới, nhiều số liệu chƣa đáng tin cậy.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Hiện nay, có rất nhiều quyển sách viết về châu Âu ở nhiều mặt khác nhau.
Vì vậy, ngƣời nghiên cứu phải có một lƣợng kiến thức nhất định và có tƣ duy
lôgíc để lựa chọn đƣợc những tài liệu thực sự hữu ích phục vụ cho đề tài và
phục vụ cho việc giảng dạy sau này. Có thể thu thập thông tin ở các nguồn khác
nhau nhƣ: sách giáo khoa, sách chuyên ngành, báo chí, internet, qua các phƣơng
tiện thông tin đại chúng… những thông tin thu đƣợc sẽ là tƣ liệu để giúp ta hiểu
sâu sắc hơn về địa lí châu Âu.
Thu thập tài liệu, đọc và phân tích nội dung có liên quan một cách đầy đủ,
chi tiết để tổng hợp thành tài liệu tham khảo, sau đó tiến hành chọn lọc và tổng
hợp theo từng nội dung cụ thể.
Hệ thống hóa, sắp xếp các tài liệu, thông tin thu đƣợc có liên quan đến nội
dung nghiên cứu theo hệ thống cấu trúc khoa học. Các nguồn tài liệu, thông tin
thu đƣợc đƣợc chọn lọc theo từng nội dung, cung cấp kiến thức giúp ta hiểu hơn
về địa lí châu Âu.
4.2. Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh
Bản đồ, lƣợc đồ, biểu đồ, tranh ảnh là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và
quan trọng trong việc khai thác thông tin về địa lí thế giới và các vấn đề về địa
lí châu Âu nói riêng. Đây là nguồn tài liệu quan trọng đối với sinh viên sƣ
phạm, với giáo viên giảng dạy môn Địa lí và với những ai quan tâm đến vấn đề


4
địa lí. Thông qua bản đồ, lƣợc đồ, biểu đồ, tranh ảnh ta có thể rút ra đƣợc những
nội dung kiến thức cơ bản.
Các bản đồ nhƣ: bản đồ địa lí thế giới, bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ dân
cƣ thế giới… Các lƣợc đồ nhƣ: lƣợc đồ tự nhiên, lƣợc đồ kinh tế, lƣợc đồ dân
cƣ… của châu Âu. Các tranh ảnh có liên quan nhƣ: tranh ảnh về con ngƣời,
cảnh quan thiên nhiên, hoạt động kinh tế…
Thông qua nghiên cứu bản đồ, lƣợc đồ, biểu đồ, tranh ảnh sẽ giúp ngƣời
nghiên cứu tìm hiểu đƣợc những nội dung kiến thức về đặc điểm địa lí châu Âu.
Từ đó vận dụng vào trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn. Trong phần thực
nghiệm, những kết quả xử lí, tính toán trong khi kiểm tra đƣợc tác giả xây dựng
thành các biểu đồ cột. Các biểu đồ thể hiện đƣợc chính xác và mang tính trực
quan hơn.
4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Đề tài đƣợc thực nghiệm ở trƣờng Tiểu học Quyết Thắng, trƣớc khi thực
nghiệm, ngƣời nghiên cứu trao đổi với cô giáo hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học
Quyết Thắng về đặc điểm tâm lý, nhận thức của các em học sinh, những em học
sinh học tốt, những em học không tốt để có thể chuẩn bị tâm lí vững vàng khi
lên lớp.
Ngƣời nghiên cứu xin ý kiến giáo viên chỉ đạo góp ý cho giáo án để phù
hợp với đối tƣợng học sinh tại trƣờng.
4.4. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phƣơng pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. Để
kiểm nghiệm các giáo án đã soạn xem có thực sự phù hợp, chúng tôi tiến hành
thực nghiệm tại trƣờng tiểu học Quyết Thắng. Trên cơ sở những kết quả thu
đƣợc sẽ khẳng định kết quả của đề tài. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành qua
việc kiểm tra đánh giá sau khi học và qua việc thăm dò qua phiếu điều tra.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành là tƣ liệu tham khảo cung cấp những kiến thức cơ bản

nhất về địa lí châu Âu có liên quan đến chủ đề địa lí lớp 5 cho ngƣời nghiên
cứu, cho sinh viên sƣ phạm, cho giáo viên tiểu học và những ngƣời quan tâm.

5
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tìm hiểu kiến thức địa lí châu Âu liên quan đến chủ đề địa lí
lớp 5;
Chƣơng 2: Vận dụng những kiến thức về địa lí châu Âu thiết kế một số
giáo án vào dạy học chủ đề địa lí lớp 5;
Chƣơng 3: Thực nghiệm.

























6
CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ CHÂU ÂU LIÊN
QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5

1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Tên gọi châu Âu từ chữ Europe theo tiếng Xêmít là “Erép” có nghĩa là
phƣơng Tây, phía mặt trời lặn.
Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á- Âu. Ba mặt tiếp giáp với biển và
đại dƣơng, chỉ có phần phía đông và đông nam tiếp giáp với châu Á. Sự phân
chia hai châu lục này đã có từ rất lâu, song về ranh giới giữa hai châu lục này từ
trƣớc tới nay vẫn không thống nhất. Gần đây, trong các Átlát thế giới của nhiều
nƣớc, đƣờng ranh giới đó đƣợc xác định nhƣ sau: tiếp theo đƣờng chân núi phía
đông dãy Uran là đƣờng biên giới phía tây bắc của Cadăcxtan, biển Cacxpi,
biên giới phía bắc của Grudia, Adécbaigian và sau đó là biển Đen cho đến Địa
Trung Hải. Theo ranh giới đó, phần lãnh thổ châu Âu rộng gần 10,5 triệu km
2
.
Về vị trí địa lí, Châu Âu nằm ở phía tây của lục địa Á - Âu và đại bộ phận
nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Điểm cực bắc là mũi Noockin ở
71
o
08'B, điểm cực nam là mũi Marôki ở 36
o
B. Điểm cực tây là mũi Rôca ở
9

o
32'T và điểm cực đông ở chân núi phía đông vùng bắc Uran ở 76
o
20'Đ.
Về hình dạng, châu Âu tựa nhƣ một bán đảo lớn của lục địa Á-Âu kéo dài
về phía tây nam. Bờ biển dài 43.000 km, bị chia cắt rất mạnh tạo thành nhiều
biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, nhiều bán đảo lớn nhƣ: bán đảo Xcanđinavi,
Ibêrich, Italia, Bancăng…, nhiều đảo và quần đảo nằm rải rác ven bờ làm cho
lãnh thổ có hình dạng lồi lõm phức tạp.
Về giới hạn, phần lớn châu Âu đƣợc bao bọc bởi các biển và đại dƣơng:
Phía bắc, châu Âu tiếp giáp với biển Baren, Bạch Hải (Biển Trắng), biển
Nauy, là những biển thuộc phạm vi phía tây Bắc Băng Dƣơng. Trong đó, biển
Nauy là một biển sâu trên 3000 m, hai biển còn lại nằm trên thềm lục địa với độ
sâu không quá 300 m. Các biển này đƣợc phân cách với nhau bởi hệ thống các
đảo và bán đảo nhƣ: Nôvaia Demlia, Đất Phran Iôxip, Xpitbecghen, bán đảo
Xcanđinavi, quần đảo Pharôê và đảo Aixơlen.

7
Phía tây, châu Âu tiếp giáp với Đại Tây Dƣơng, có các biển và vịnh biển
ven bờ: biển Bắc là một biển nông, nằm trên chỗ tiếp giáp giữa hai lƣu vực Đại
Tây Dƣơng và Bắc Băng Dƣơng, nằm giữa đảo Anh, bán đảo Xcanđinavi và
bán đảo Giutlen; biển Bantich cũng là một biển nông, ăn sâu vào đất liền nên
khá kín và chỉ thông với biển Bắc qua eo biển hẹp nằm giữa hai bán đảo
Giutlen và Xcanđinavi nhƣ các eo Xcagerăc, Cáttêgát… Độ sâu trung bình của
đáy biển thay đổi từ 60- 130 m. Độ mặn của biển rất thấp, thƣờng từ 11‰ ở
phía tây, đến 2-3‰ ở sâu phía đông bắc. Mùa đông biển bị đóng băng từ 3- 4
tháng. Biển Bantich có vai trò về giao thông rất quan trọng đối với các nƣớc
Bắc và Trung Âu, là cửa ngõ thông ra Đại Tây Dƣơng của nhiều nƣớc nhƣ:
Phần Lan, Thụy Điển, Liên Bang Nga, Extônia, Látvia, Lítva, BaLan, Liên
Bang Đức, Đan Mạch. Vì vậy, biển Bantích là biển không những đóng vai trò

về tự nhiên và cả về kinh tế chính trị và quân sự.
Phía nam, châu Âu tiếp giáp với Địa Trung Hải. Đây là biển khá lớn và
kín. Trƣớc kia, khi chƣa có kênh đào Xuyê, Địa Trung Hải chỉ thông với Đại
Tây Dƣơng qua eo biển Gibranta (nơi hẹp nhất chỉ 14 km và dài khoảng 65 km)
Tuy cũng là biển nội địa nhƣng Địa Trung Hải khác hẳn với biển Bantich ở chỗ:
Địa Trung Hải là biển sâu (độ sâu trung bình 1500m, trong đó có nhiều chỗ sâu
hơn 2000 m) đồng thời nƣớc biển rất mặn. Độ mặn trung bình từ 37-39‰.
Địa Trung Hải là một biển bị chia cắt phức tạp, có nhiều biển nhỏ và rất
kín ăn sâu vào đất liền. Nếu đi từ đông sang tây chúng ta sẽ lần lƣợt qua các
biển: Adôp, biển Đen, các eo Bôxpho, Đacđanen, biển Êgiê, biển Ađriatich,
biển Iôni và biển Trênê. Phân cách giữa các biển là các bán đảo và các đảo lớn
nhƣ: các bán đảo Crƣm, Tiểu Á, Ban căng, Apennin (hay Italia) và các đảo
Xixin, Xacđinia Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc
xây dựng các bến cảng. Địa Trung Hải nằm lọt vào giữa hai châu lục lớn nên
ngay từ thời Cổ đại các vùng ven biển đã là nơi tập trung dân cƣ đông đúc.
Địa Trung Hải tiếp giáp với nhiều quốc gia của Tây Á, Nam Âu và Bắc
Phi, lại nằm trên đƣờng quốc tế từ Đại Tây Dƣơng sang Ấn Độ Dƣơng nên có
vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế và chính trị.

8


1.2. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm địa hình
Cấu tạo địa hình châu Âu nhìn chung đơn giản, có thể thấy mấy đặc điểm
chính sau đây:
Ở châu Âu, địa hình đồng bằng và đất thấp chiếm ƣu thế (chiếm 2/3 diện
tích lãnh thổ). Các đồng bằng và đất thấp phân bố chủ yếu ở phía đông lục địa,
bao gồm đồng bằng Nga (đồng bằng Đông Âu), đồng bằng Đức - Ba Lan (đồng
bằng Trung Âu). Ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ phân bố ở Pháp, Anh,

Italia, Hungari, và Rumani. Riêng đồng bằng Nga, Đức, Ba Lan chiếm 50%
diện tích châu lục. Các núi cao tập trung ở Nam Âu và Bắc Âu, trong đó khu
vực các núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1,5% diện tích lãnh thổ. Đó là
các dãy núi Xcanđinavi, Pirênê, Anpơ, Cacpat, Bancăng và các dãy núi trên đảo
Bancăng.
Các núi và đồng bằng ở châu Âu chạy theo hai hƣớng chủ yếu. Hƣớng tây
đông hoặc gần tây đông, gồm các dãy Pirênê, Anđaludi, Anpơ, Cacpat, Bancăng.
Hình 2.1: Lược đồ tự nhiên châu Âu

9
Các đồng bằng và dãy núi tập trung thành một dải nằm giữa các dãy núi Bắc Âu
và Nam Âu, tạo thành hành lang hƣớng đông tây. Hƣớng bắc nam hoặc gần
hƣớng bắc nam, trong đó có dãy Uran làm thành ranh giới tự nhiên phía đông
của châu lục. Ngoài ra còn có các dãy núi thấp trên đảo Anh, núi Apennin trên
bán đảo Italia và các dãy núi Pin và Đina trên bán đảo Bancăng.
Các núi trẻ và cao tập trung ở Nam Âu, trong đó đỉnh núi cao nhất châu lục
là Mông Blăng nằm trong dãy Anpơ, đạt tới 4807 m. Vùng núi cao Anpơ ở
Nam Âu là nơi có băng hà núi phát triển, đồng thời Nam Âu cũng là khu vực
thƣờng có động đất và núi lửa hoạt động.
Tóm lại, châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng kéo dài từ tây sang
đông, núi thấp ở phía bắc và vùng trung tâm, núi trẻ ở phía nam
1.2.2. Đặc điểm khí hậu
Sự hình thành khí hậu châu Âu do tác động của các nhân tố: Vị trí địa lí,
hình dạng, kích thƣớc lãnh thổ. Châu Âu nằm chủ yếu trên các vĩ độ cận nhiệt
đới và ôn đới; nằm tiếp giáp với các biển và đại dƣơng ở phía bắc, phía tây,
phía nam và với châu Á ở phía đông; đƣờng bờ biển bị chia cắt mạnh, lãnh thổ
có nhiều bán đảo vƣơn xa ra biển, đồng thời có nhiều biển và vịnh biển ăn sâu
vào đất liền. Đây là những nhân tố đầu tiên có ảnh hƣởng to lớn đến sự hình
thành khí hậu ở châu Âu.
Cấu tạo địa hình của lãnh thổ càng làm tăng hiệu lực của gió tây. Dải đồng

bằng và núi đồi thấp nằm giữa các dãy núi cao ở Bắc và Nam Âu làm cho khối
khí ôn đới hải dƣơng dễ xâm nhập sâu vào nội địa cho đến tận giới hạn phía
đông của lãnh thổ. Các sƣờn núi theo hƣớng bắc nam hoặc gần bắc nam là
những nơi đón gió, tạo những vùng mƣa lớn trên châu lục. Trên các núi cao, khí
hậu thay đổi theo đai cao.
Các dòng biển ở châu Âu, đặc biệt là dòng Bắc Đại Tây Dƣơng chảy theo
hƣớng tây nam – đông bắc qua tây bắc châu Âu có tác dụng làm cho nƣớc và
không khí trên các biển ấm lên. Biển không bị đóng băng vào mùa đông nên
mùa đông châu Âu có thời tiết ấm và ẩm ƣớt.

10
Ngoài ra, hoàn lƣu khí quyển cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến khí hậu
châu Âu do sự phân bố của các khí áp: áp thấp Aixơlen, áp cao Axo, áp thấp
tƣơng đối Địa Trung Hải và áp thấp Nam Á (Iran).
Do ảnh hƣởng của các nhân tố trên, khí hậu châu Âu có thể chia thành
3 đới chính:
Đới khí hậu cực và cận cực tạo thành một dải hẹp, bao gồm phần bắc bán
đảo Aixơlen, rìa phía bắc bán đảo Xcanđinavi và đồng bằng Nga, các quần đảo
Xpitbecghen, Nôvaia Demlia và đất Phran Iôxip. Với vị trí đảo và ảnh hƣởng
của dòng biển nóng (dòng biển bắc Đại Tây Dƣơng) nên nhiệt độ về mùa đông
ở đây không quá lạnh, trung bình từ -20
o
C ở phía bắc đến -5
o
C đến -10
o
C ở phía
nam. Mùa hạ mát và ẩm, nhiệt độ trung bình tháng 7 không vƣợt quá +10
o
C và

lƣợng mƣa trung bình từ 300 đến 700mm.
Đới khí hậu ôn đới chiếm một dải rộng ở Trung và Đông Âu, giới hạn phía
đông cho đến dãy Uran. Đƣờng ranh giới phía nam qua bờ nam vịnh Bitxcai,
cắt qua phần giữa biển Đen và biển Cacxpi. Trong đới khí hậu này quanh năm
chịu ảnh hƣởng của gió tây và khối khí ôn đới. Đới khí hậu ôn đới châu Âu
đƣợc chia thành hai kiểu:
- Kiểu khí hậu ôn đới hải dƣơng bao gồm phần nam đảo Aixơilen rìa phía
tây bán đảo Xcanđinavi, các đảo Anh, Ailen và một dải hẹp phía tây lục địa bao
gồm lãnh thổ của các nƣớc: Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp. Các khu vực này
quanh năm chịu ảnh hƣởng trực tiếp của dòng biển nóng và gió tây từ biển vào,
chế độ khí hậu rất điều hòa. Mùa đông, thời tiết ấm, dịu, không có băng giá nhƣng
thƣờng có mƣa to, gió mạnh và sƣơng mù dày đặc. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ
1-6
o
C khi có tuyết rơi. Mùa hạ, mát mƣa nhiều và ít nóng nực. Nhiệt độ trung bình
tháng 7 thay đổi từ 12-18
o
C. Mƣa nhiều phân bố quanh năm với lƣợng mƣa trung
bình khoảng 800-1000 mm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự nóng lên
của khí hậu toàn cầu, thời tiết trên thế giới nói chung cũng nhƣ kiểu khí hậu này
đã có những biểu hiện bất thƣờng, khác với quy luật thông thƣờng.
- Kiểu khí hậu ôn đới chuyển tiếp bao gồm phần còn lại của đới khí hậu ôn
đới châu Âu. Trong kiểu khí hậu này, do không khí hải dƣơng khi vào đất liền

11
bị biến tính, nên về mùa đông càng vào sâu nội địa càng lạnh, còn về mùa hạ
càng nóng, lƣợng mƣa hàng năm giảm và thời gian băng giá kéo dài. Nhiệt độ
trung bình tháng 1 thay đổi từ 0
o
C đến -15

o
C, còn tháng 7 từ +12
o
C đến +24
o
C
theo hƣớng từ tây sang đông. Lƣợng mƣa trung bình giảm theo hƣớng nói trên,
từ 700-300 mm, vì thế vùng tây nam đồng bằng Nga là nơi khô hạn nhất và mùa
hạ thƣờng xảy ra hạn hán.
Đới khí hậu cận nhiệt: Ba bán đảo: Bancăng, Italia, Abêrich và các đảo còn
lại ở phía nam châu Âu thuộc đới khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải. Đặc điểm
nổi bật của kiểu khí hậu này là về mùa hạ khô và nóng, thời tiết ổn định. Về
mùa đông do ảnh hƣởng của gió tây và hoạt động của khí xoáy, thời tiết ẩm và
có mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thay đổi từ 4
o
C phía bắc đến 12
o
C
phía phía nam, và tháng 7 từ 25-28
o
C. Lƣợng mƣa trung bình năm thay đổi từ
400-700 mm.
Nhìn chung, khí hậu châu Âu có những đặc điểm chính sau :
- Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong hai đới khí hậu là ôn đới và cận
nhiệt đới với sự phân hóa theo quy luật địa đới khá rõ rệt.
- Điều kiện khí hậu chịu ảnh hƣởng của biển sâu sắc. Trên bộ phận lãnh
thổ, nhất là đới khí hậu ôn đới có lƣợng mƣa khá nhiều và phân bố khá đều.
Ngay cả ở đới khí hậu cận nhiệt, về mùa hạ tuy là khô nóng nhƣng lƣợng mƣa
vẫn tƣơng đối khá, khác với vùng duyên hải Bắc Phi, tuy cùng kiểu khí hậu
nhƣng lƣợng mƣa lại thấp hơn nhiều.




12

Hình 2.2. Lược đồ khí hậu châu Âu
1.2.3. Đặc điểm sông ngòi
Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình, kích thƣớc lãnh thổ… sông ngòi
của châu Âu có một số đặc điểm chung sau đây:
- Sông ngòi rất phát triển và phân bố đều trên toàn lãnh thổ, tạo thành một
mạng lƣới sông ngòi dày đặc.
- Đa số các sông đều là sông ngắn và có diện tích lƣu vực nhỏ.
- Đƣờng phân thủy giữa các lƣu vực sông thấp nên dễ xây dựng các kênh
đào nối liền các sông với nhau. Hệ thống kênh đào ở châu Âu rất phát triển, nhờ
đó việc giao thông đƣờng sông rất phát triển.
- Vùng Bắc Âu và vùng đồng bằng Nga là những vùng chịu ảnh hƣởng của
băng hà Đệ Tứ, vì thế đây cũng là vùng có nhiều hồ có nguồn gốc băng hà, các
sông trẻ, có nhiều thác gềnh. Mặt khác các sông còn nối liền với các hồ tạo
thành một mạng lƣới sông, hồ phức tạp.
Theo thống kê, toàn châu Âu chỉ có 20 con sông dài hơn 1000 km, trong
đó có 4 sông dài trên 2000 km là các sông: Vonga, Đanuyp, Uran và Đniep.
Sông Vonga là con sông dài nhất và nhiều nƣớc nhất châu Âu. Con sông

13
dài 3700 km. Diện tích lƣu vực của sông là rộng 1,38 triệu km
2
. Sông bắt nguồn
từ đồi Vanđai thuộc miền đất cao Trung Nga và chảy vào biển Caxpi. Ở hạ lƣu,
sông bồi thành một đồng bằng châu thổ rộng 13000 km
2

. Nguồn cung cấp nƣớc
cho sông gồm nƣớc tuyết tan chiếm 60%, nƣớc ngầm chiếm 30% và 10% là
nƣớc mƣa. Về chế độ dòng chảy, sông có hai thời kì nƣớc lớn: một vào cuối
xuân đầu hạ do tuyết tan từ tháng 3 đến tháng 6 và một vào cuối thu từ tháng 10
đến tháng 11 do mƣa. Ngày nay, do xây dựng các đập thủy điện nên chế độ
sông điều hòa hơn. Lƣu lƣợng nƣớc trung bình tại thành phố Vongagrat là 8150
m
3
/s. Phía dƣới thành phố, càng đi về phía hạ lƣu, lƣu lƣợng càng giảm dần.
Đây là sông có giá trị kinh tế về nhiều mặt: khai thác thủy điện, sử dụng nƣớc
cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống dân cƣ, giao thông vận tải,
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Sông Đanuyp là con sông lớn thứ hai sau sông Vonga với chiều dài 2850
km và diện tích lƣu vực là 817000 km
2
. Sông bắt nguồn từ dãy Xvacxvan
(thuộc lãnh thổ Liên Bang Đức) chảy qua các nƣớc: Đức, Áo, Xlôvakia,
Hungari, Xecbi - Môntenêgrô, Rumani, Bungari và Ucraina. Ở hạ lƣu sông bồi
thành đồng bằng châu thổ rộng 3500 km
2
. Về chế độ dòng chảy, ở thƣợng lƣu,
nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu là nƣớc tuyết và băng tan, còn ở trung hạ lƣu
sông nhận nguồn nƣớc do mƣa vào mùa xuân và mùa hạ. Vì thế, nhìn chung
sông có nƣớc lớn vào mùa hạ và cạn vào mùa đông. Sông Đanuyp cũng có giá
trị lớn về giao thông vận tải, khai thác thủy điện, cung cấp nƣớc cho sản xuất
nông nghiệp, đời sống cƣ dân và đánh bắt thủy sản. Sông Đanuyp là con sông
quốc tế quan trọng chảy qua nhiều nƣớc ở Trung Âu. Trên hai bờ sông có rất
nhiều thành phố lớn và thủ đô của nhiều nƣớc, vì thế sông còn có giá trị về khai
thác du lịch.
Sông Uran là con sông dài thứ ba ở châu Âu, sông dài 2534 km. Nó bắt

nguồn từ phía đông dãy Uran và đổ ra biển Cacxpi. Đây là con sông có ý nghĩa
kinh tế quan trọng đối với Liên Bang Nga.
Sông Đniep dài 2200 km, bắt nguồn từ nƣớc Nga và đổ ra biển Đen. Lƣu
vực sông khoảng 516300 km
2
, lƣu lƣợng 1670 m
3
/s. Sông chảy qua các quốc

14
gia: Nga, Bêlarut, Ucraina. Sông Đniep là quan trọng đối với vận tải và kinh tế
của Ucraina. Con sông có thể cho tàu bè qua lại này nối liền với kênh đào
Đniep-Bug, là đƣờng liên kết với con sông ở Ba Lan là sông Tây Bug. Con
sông này nổi tiếng vì những đập ngăn nƣớc của mình, thông thƣờng đƣợc nhắc
đến nhƣ là những thành tựu của nền công nghiệp thời kỳ Xô viết. Một trong
những con đập nổi tiếng là nhà máy thủy điện Đniep, đƣợc xây dựng trong
những năm 1927-1932 với sông suất 558 MW. Nhà máy này đã bị phá hủy
hoàn toàn trong chiến tranh thế giới thứ hai và năm 1948 nó đƣợc xây dựng lại
và công suất của nó tăng lên tới 750 MW.
1.2.4. Các đới cảnh quan tự nhiên
Các cảnh quan tự nhiên của châu Âu có thể chia thành 6 đới chính sau đây:
* Đới đồng rêu (hay đài nguyên)
Ở châu Âu, đới này chỉ chiếm diện tích nhỏ hẹp và đƣợc hình thành trong
đới khí hậu cực và cận cực. Do điều kiện khí hậu lạnh và ẩm quanh năm, mùa
đông lớp tuyết phủ kéo dài nên các loài thực vật bậc cao không phát triển đƣợc
chỉ có rêu và địa y là chủ yếu. Còn phần phía bắc đồng bằng Nga, bán đảo
Xcanđinavi và phía nam đảo Aixơlen do điều kiện khí hậu ấm hơn nên phát
triển loài cây bụi nhƣ bạch dƣơng lùn, liễu lùn trên các đất cát, đá dăm với địa
hình dễ thoát nƣớc. Còn một số thung lũng kín gió ở phía nam Aixơlen còn có
các loại cỏ mọc khá cao và các loại cây bụi. Do phủ lớp thực vật nghèo nên giới

động vật cũng rất nghèo về thành phần loài. Ở đây thƣờng gặp chuột Lemmút,
nguồn thức ăn cho các loài chó sói, chồn, cú Bắc cực
* Đới rừng taiga hay rừng lá kim
Ở châu Âu, đới rừng này chiếm một dải rộng bao gồm phần lớn bán đảo
Xcanđinavi, phần đồng bằng Nga cho đến khoảng vĩ tuyến 56-57
o
B. Đây là khu
vực thuộc kiểu khí hậu ôn đới lạnh, về mùa đông có băng giá kéo dài và băng
kết vĩnh cửu còn phổ biến. Đới rừng taiga đƣợc hình thành sau thời kì băng hà
Đệ Tứ nên nghèo về thành phần loài và cấu trúc đơn giản. Các loài thực vật phổ
biến nhất là vân sam châu Âu phát triển trên đất sét, thông phân bố trên các đất
nghèo nhƣ đất cát, sỏi đá. Phía bắc đới rừng còn có các loài cây lá nhỏ nhƣ bạch

15
dƣơng, cây dƣơng liễu, cây lê đá, cây dƣơng Đới rừng taiga ở châu Âu thuộc
loại rừng taiga tối: cây trong rừng mọc đầy và rậm, vƣơn lên rất cao, không
phân tầng vì thế trong rừng rất tối và ẩm ƣớt.
Đới rừng taiga có nguồn thức ăn phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi
hơn đới đài nguyên nên có nhiều động vật khác nhau sinh sống. Điển hình là nai
sừng tấm, sóc, thỏ nhát, chó sói, cáo, gấu nâu và nhiều loại chim nhƣ: gà lôi, gà
thông, cú mèo, gà gô tuyết
Thổ nhƣỡng rừng taiga là đất đầm lầy và đất pôtdôn, những loại đất có
phản ứng chua và nghèo chất dinh dƣỡng.
* Đới rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
Đây là hai đới nhƣng ranh giới giữa chúng không rõ rệt. Các đới này phát
triển trong điều kiện khí hậu ôn đới hải dƣơng và ôn đới chuyển tiếp, phân bố ở
Tây Âu, Trung Âu và một phần Đông Âu. Điều kiện khí hậu trong các đới này
nhìn chung là ấm, ẩm ƣớt và ôn dịu. Trong đới rừng hỗn hợp thực vật gồm các
loài lá nhọn nhƣ vân sam, thông, lãnh sam mọc xen với cây lá rộng, phân bố
chủ yếu ở phía tây đồng bằng Nga. Các cây rừng lá rộng phổ biến là sồi, cây dẻ

rừng, tần bì, cây đoạn… phân bố ở các vùng thuộc Trung và Tây Âu.
Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng là nơi giàu thức ăn, khí hậu ấm áp nên
giới động vật phong phú nhƣ: nai sừng tấm, gấu nâu, linh miêu, chó sói, thỏ và
nhiều loài chim nhƣ gõ kiến, vàng anh, gà rừng, sẻ ngô, sáo…
Thổ nhƣỡng: dƣới rừng lá rộng là đất rừng nâu xám, dƣới rừng hỗn hợp là
đất pốtdôn cỏ thuận lợi để trồng lúa mạch, khoai tây, củ cải đƣờng, đồng thời
cũng là nơi chăn nuôi nhiều lợn và bò.
* Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên
Đây là hai đới nằm kề nhau làm thành dải rộng kéo dài từ vùng núi Cacpat
cho đến phía nam dãy Uran và tiếp giáp với đới bán hoang mạc ở miền tây bắc
Cacxpi. Ngoài ra cảnh quan thảo nguyên rừng và thảo nguyên còn phát triển
trên đồng bằng trung và hạ lƣu sông Đanuyp. Điều kiện khí hậu trong các đới
này mang tính lục địa khá rõ: mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ tƣơng đối
nóng. Do ít mƣa nhƣng lƣợng bốc hơi lớn nên nƣớc trên mặt và nƣớc ngầm

16
kém, hiện tƣợng thiếu ẩm xuất hiện nên làm cho thực vật ƣa khô phát triển
thuận lợi, đồng cỏ dần dần thay thế rừng. Cảnh quan thảo nguyên rừng phân bố
chủ yếu ở phía bắc của đới. Ở đây các đồng cỏ mọc xen vào giữa các khu rừng,
còn xuống phía nam, do khí hậu nóng và khô hơn nên đồng cỏ chiếm toàn bộ
lãnh thổ của đới. Thực vật thân gỗ của đới thảo nguyên gồm có sồi, dẻ rừng,
phong và bạch dƣơng, còn thực vật cỏ phổ biến nhất là cỏ vũ mao, cỏ vũ mao
lông dài và cỏ mục dịch.
Giới động vật của hai đới này có sự khác nhau khá rõ: ở đới thảo nguyên
rừng có nhiều loài động vật nhƣ chồn, sóc, thỏ nâu và các loài chim nhỏ ăn sâu
bọ, hoa quả; ở đới thảo nguyên rừng có nhiều loại gặm nhấm và ăn cỏ nhƣ các
loài sơn dƣơng, nhiều loài chuột và dê và các loài động ăn thịt nhƣ chó sói,
chồn, đại bàng thảo nguyên…
Thổ nhƣỡng của đới thảo nguyên rừng là đất rừng xám và đất đen rửa trôi,
còn của đới thảo nguyên là đất đen và đất hạt dẻ. Đất tốt và đồng cỏ rộng là

điều kiện thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi phát triển.
* Đới bán hoang mạc và hoang mạc ôn đới
Ở châu Âu đới này chiếm diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở trên các vùng
đất thấp ở phía bắc và phía tây biển Cacxpi.
* Đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt hay đới Địa Trung Hải
Đới này phân bố chủ yếu ở các vùng ven bờ Địa Trung Hải. Điều kiện khí
hậu trong đới này có sự khác biệt rất rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Mùa
đông thời tiết ấm và ẩm, có mƣa nhiều nhƣng đến mùa hạ khô nóng và mƣa
không đáng kể. Để tồn tại trong điều kiện khô nóng, bốc hơi mạnh, thiếu ẩm
gay gắt vào mùa đông thì thực vật ở đây thƣờng phát triển các dạng hình thái
làm giảm sự bốc hơi và phản chiếu bớt ánh nắng mạnh nhƣ: lá cứng, màu lá
xanh bóng, có lớp lông mịn dƣới lá hoặc lớp sáp trên mặt lá, thân cây có vỏ dày
và xốp hoặc có nhiều gai để giảm bớt độ bốc hơi của cây.
Lớp phủ thực vật ở đây gồm hai kiểu: rừng và cây bụi. Rừng thƣờng phát
triển trên các sƣờn phía tây có lƣợng mƣa tƣơng đối nhiều tạo thành rừng lá
cứng thƣờng xanh. Trong rừng gồm có cây lá rộng nhƣ sồi thƣờng xanh, sồi lie

17
hay sồi bần có vỏ xốp và dày, nguyệt quế, ôliu xen các cây lá kim nhƣ thông,
tuyết tùng. Rừng tƣơng đối sáng tầng dƣơi rừng khá phát triển với nhiều loại cỏ
và cây bụi nhỏ. Trên các sƣờn phía đông hoặc các thung lũng khuất gió, lƣợng
mƣa hàng năm ít, phát triển kiểu truông cây bụi. Truông là kiểu cảnh quan gồm
các cây bụi mọc thấp và thƣa, gồm các loại: sồi cây bụi, táo dại, ôliu cây bụi,
tùng cối và một số cây gai khác. Ở các vùng phía đông Địa Trung Hải những
nơi khô hạn mạnh phát triển kiểu truông bụi gai.
Động vật phổ biến của đới Địa Trung Hải là thằn lằn, tắc kè, rùa, nhím và
các loại rắn. Ngoài ra còn có khỉ không đuôi (khỉ mặt đỏ là loài khỉ duy nhất có
ở châu Âu), cầy đốm, thỏ hoang
Về thổ nhƣỡng: dƣới tán rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt là đất nâu và
đất xám. Đất có lƣợng mùn khá cao và có phản ứng trung tính. Hiện nay, ở đây

có thể trồng lúa mì, lúa gạo, bông, ôliu và nhiều loại cây ăn quả có giá trị cao
nhƣ cam, nho, lê, táo, chanh và nhiều cây hoa lấy tinh dầu thơm.
1.2.5. Một số cảnh quan thiên nhiên nổi bật ở châu Âu
* Đồng bằng Đông Âu
Đồng bằng Đông Âu có địa hình khá đồng nhất. Toàn bộ đồng bằng thực
chất là một miền đồi lƣợn sóng thoải gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen
với các vùng đất thấp hoặc các thung lũng rộng. Độ cao đồng bằng thay đổi từ
100m đến 400m. Phần bắc chịu ảnh hƣởng trực tiếp của băng hà Đệ Tứ, thể
hiện rõ qua thành phần tự nhiên nhƣ địa hình, sông hồ và thổ nhƣỡng. Về địa
hình, dấu tích chính là các dải đồi băng tích dạng vòng cung, tâm hƣớng về bán
đảo Xcanđinavi, cách nhau bởi các thung lũng rộng và có nhiều hồ. Cấu tạo địa
chất của các dải đồi thƣờng có thành phần phức tạp: đá dăm, cuội, sỏi, cát, sét
thi thoảng có các tảng đá lớn không thuộc nguồn gốc địa phƣơng. Với nền địa
chất này, lớp đất hình thành trên mặt đất thƣờng là đất xấu, nghèo dinh dƣỡng.
Phần nam đồng bằng ở ngoại vi băng hà Đệ Tứ, cấu tạo địa hình và địa chất có
liên quan với vùng nền và quá trình xâm thực do nƣớc chảy.
Đồng bằng chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới chuyển tiếp nhƣng do
kích thƣớc rộng lớn nên có sự khác nhau giữa các vùng khá rõ. Nhìn chung,

18
càng về phía nam khí hậu càng ấm dần, càng về phía đông và đông nam tính lục
địa càng tăng, còn về phía tây tính hải dƣơng càng rõ. Vùng đông nam đồng
bằng, nhất là vùng đất thấp cận Caxpi là vùng có khí hậu lục địa khô hạn.
* Bán đảo Xcanđinavi
Bán đảo Xcađinavi là bán đảo lớn nhất ở Châu Âu. Chiều dài của bán đảo
là 1.900 km, chỗ rộng có nơi đến 800 km. Diện tích 800 nghìn km
2
. Bao bọc
bởi các biển Baren, Na Uy, Biển Bắc, Bantich. Bờ phía tây và phía bắc cao, dốc
và bị chia cắt mạnh mẽ bởi Phio, bờ nam và phía đông thấp, lởm chởm đá,

thuộc kiểu bờ vách dựng đứng. Phần lớn bán đảo là miền núi cùng tên, độ cao
trung bình 1.200 - 1.400 m, nhƣng trên mặt vẫn còn lại các bề mặt san bằng
rộng, ngƣời địa phƣơng gọi là fande, nằm trên các độ cao khác nhau. Sƣờn
đông của núi Xcanđinavi đổ dốc thoải xuống miền đồng bằng có mạng lƣới
sông hồ dày đặc, trên đồng bằng còn nhiều dạng địa hình nguồn gốc sông băng
nhƣ các dãy đồi băng tích, các khối đá trán cừu, các thung lũng sông băng cũ và
nhiều hồ. Ở phía bắc - đài nguyên và rừng lá kim; ở phía nam - rừng hỗn giao
và rừng lá rộng. Khoáng sản có nhiều loại nhƣ: sắt, đồng, chì, kẽm…
Bán đảo Xcanđinavi là bán đảo có xƣơng sống là dãy núi Xcanđinavi, kéo
dài suốt bán đảo. Các sƣờn phía tây dốc đứng quay ra biển Bắc và biển Nauy,
tạo thành các vịnh hẹp khoét sân vào đất liền nổi tiếng của Na Uy, trong khi ở
phía đông bắc, dãy núi dần dần uốn vào Phần Lan. Ở phía bắc, dãy núi này tạo
thành biên giới thiên nhiên giữa Na Uy và Thụy Điển, có chỗ cao tới 2.000 m ở
Vòng Bắc Cực. Dãy núi này chỉ vừa chạm vào vùng cực tây bắc của Phần Lan,
nhƣng ở phần mở rộng phía cực bắc ở Mũi đất Bắc Na Uy, nó không cao hơn
các đồi bao nhiêu.
Về mặt địa chất thì hệ thống dãy núi Xcanđinavi đƣợc kết nối với các dãy
núi của Xcôtlen, Ailen và xuyên qua Đại Tây Dƣơng nối với dãy Appalachian
của Bắc Mỹ. Dãy núi này là một trong những dãy núi lâu đời nhất vẫn còn tồn
tại trên thế giới.
* Dãy núi Anpơ
Dãy núi Anpơ là đơn vị sơn văn chủ yếu của miền núi Anpơ kéo dài từ bờ

×