Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Pháp luật về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) TẢI HỘ 0984985060

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.22 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 1O LỚP CDTD13TH
GIẢNG VIÊN :TH.S NGUYỄN THỊ NGỌC BÌNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Trần Thị Trang 11012973
2 Lê Thị Tuyên 11025443
3 Trần Thị Vân 11026663
4 Vũ Thị Vân 11016903
5 Đới Thị Vinh 11010043
6 Vũ Lệ Yến 11035773
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên
ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự
quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch
của mình.
Để cam kết các bên đã ký kết trong hợp đồng thực hiện đúng những điều khoản
trong hợp đồng khi đó phát luật trong hợp đồng xuất hiện, nó là một yếu tố thiết yếu
để bảo đảm tính pháp lý cho hợp đồng tạo ra khung pháp lý vững chắc cho sự phát
triển hợp tác kinh doanh, để thích hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế nhà
nước đã phát triển và bổ sung rất nhiều điều khoản trong luật hợ đồng hợp tác kinh
doanh.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài” Pháp luật
về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)” để làm đề tài cho bài tiểu luận
này
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 3
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
NỘI DUNG


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG
1.1.Khái niệm về hợp đồng
Hợp đồng là một trong những phương tiện hữu hiệu để thực hiện các giao lưu
dân sự trong đời sống xã hội. Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận và có hiệu lực ràng
buộc các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Nói các khác, hợp đồng là “luật” do các
bên tự hình thành nên và được nhà nước thừa nhận. Các hợp đồng đều mang bản chất
dân sự, bởi đó là “thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ dân sự.”
Định nghĩa này cho thấy, để tồn tại một hợp đồng thì phải có sự thỏa thuận giữa
các bên. Sự thỏa thuận đó được hình thành từ hai phía, theo đó một bên đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng và một bên đưa ra chấp nhận đề nghị giao kết đó. Đề nghị giao kết
và chấp nhận đề nghị giao kết được coi là điều kiện cần và đủ để hình thành nên một
hợp đồng.
Hợp đồng = Thỏa thuận = Đề nghị giao kết hợp đồng + Chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng
Hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt động kinh doanh thì gọi là hợp đồng kinh
doanh. Nói cách khác, hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinh trong quá
trình chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. Điều này lý giải
vì sao các quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự cũng được áp dụng đối với
các hợp đồng kinh doanh. Trong trường hợp các hợp đồng kinh doanh chuyên biệt có
văn bản riêng điều chỉnh thì ưu tiên áp dụng các luật chuyên ngành trước. Chẳng hạn
như Luật Thương mại 2005 có quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh
doanh thì những quy định này sẽ được ưu tiên áp dụng trước. Nếu những vấn đề nào
chưa được điều chỉnh bằng Luật Thương mại thì sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Dân
sự.
1.2. Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh
• Về chủ thể
Chủ thể của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng kinh doanh nói riêng có thể là cá
nhân hoặc tổ chức với điều kiện các chủ thể này phải có năng lực hành vi dân sự. Chủ
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 4

Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
thể hợp đồng có thể trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng hoặc thông qua người đại
diện. Có hai trường hợp đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
Trong giao kết hợp đồng kinh doanh, đại diện theo pháp luật thường xảy ra khi
chủ thể hợp đồng là các doanh nghiệp. Khi đó giám đốc doanh nghiệp hoặc người mà
theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đó sẽ
giao kết hợp đồng.
Đại diện theo ủy quyền xảy ra khi chủ thể hợp đồng hoặc người đại diện theo
pháp luật ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện giao kết hợp đồng. Người
được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại nếu được người ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật
có quy định cho phép ủy quyền lại.
Những phân tích trên cho thấy chủ thể của hợp đồng chưa chắc đã là chủ thể
giao kết hợp đồng trên thực tế. Do đó không thể đồng nhất hai loại chủ thể này trong
quan hệ hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ phát sinh với chủ thể hợp
đồng mà không phát sinh với chủ thể giao kết hợp đồng.
Thực tế có thể xảy ra trường hợp một bên giao kết hợp đồng nhưng không phải
đại diện theo ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp này, bên
đã thực hiện giao dịch với người đó có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết hợp
đồng đã giao kết như sau:
-Thông báo cho người được đại diện biết và nếu người được đại diện đồng ý thì hợp
đồng có hiệu lực giữa người được đại diện và bên đã giao dịch với người đại diện.
-Thông báo cho người được đại diện biết và nếu người được đại diện không đồng ý thì
hợp đồng đã ký hoặc phần hợp đồng ký vượt quá phạm vi ủy quyền vẫn có hiệu lực
giữa người đại diện và người đã giao dịch với người đại diện.
- Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc phần hợp đồng được giao
kết vượt quá phạm vi đại diện và yêu cầu bối thường thiệt hại.
• Về hình thức
Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt động kinh doanh
của các chủ thể nên cũng giống như hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng kinh

doanh có thể tồn tại dưới hình thức bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ
thể. Trong thực tế, hợp đồng bằng văn bản có thể được thể hiện dưới dạng các tài liệu
giao dịch hoặc thông điệp dữ liệu điện tử. Hơn nữa, hợp đồng bằng văn bản có thể
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 5
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo ý chí của các
bên. • Về mục đích của các bên trong hợp đồng Hợp đồng kinh doanh phát sinh trong
hoạt động kinh doanh của các chủ thể nên ít nhất phải có một bên chủ thể có mục đích
lợi nhuận khi giao kết hợp đồng
Nếu cả hai bên chủ thể đều không có mục đích lợi nhuận, hợp đồng được coi là
hợp đồng dân sự đơn thuần. Ngược lại, nếu cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì
hợp đồng được coi là hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, vấn
đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếu một bên có mục đích lợi nhuận và một bên không có
mục đích này. Trường hợp này gọi là giao dịch hỗn hợp.
Để xác định xem đây là hợp đồng dân sự hay thương mại, Luật Thương mại
Việt Nam sử dụng phương pháp như sau:
-Nếu bên có mục đích lợi nhuận không phải là thương nhân thì hợp đồng đã giao kết là
hợp đồng dân sự.
Nếu bên có mục đích lợi nhuận là thương nhân thì việc xác định hợp đồng dựa
vào ý chí của bên không có mục đích lợi nhuận, cụ thể là:
� Bên không có mục đích lợi nhuận chọn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự
2005 thì đó là hợp đồng dân sự.
� Bên không có mục đích lợi nhuận chọn áp dụng quy định của Luật Thương
mại 2005 thì đó là hợp đồng kinh doanh
1.3. Phân loại hợp đồng
Hợp đồng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:
• Dựa vào hình thức, có hai loại là hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng không bằng
văn bản.
• Hợp đồng bằng văn bản bao gồm hợp đồng dưới dạng tài liệu giao dịch hoặc thông

điệp dữ liệu điện tử. Hợp đồng không bằng văn bản là hợp đồng được thể hiện bằng lời
nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên.
• Dựa vào sự đối ứng về cam kết giữa các bên, có hai loại hợp đồng là hợp đồng có
đền bù và hợp đồng không có đền bù.
-Hợp đồng có đền bù (còn gọi là hợp đồng có đối ứng) là hợp đồng mà các bên
đều đưa ra những cam kết thực hiện lợi ích cho nhau. Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 6
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
hóa là hợp đồng có đền bù bởi vì bên bán cam kết chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua còn bên mua cam kết trả tiền theo thỏa thuận cho bên bán.
-Hợp đồng không có đền bù (còn gọi là hợp đồng không có đối ứng) là
hợpđồng mà chỉ một bên đưa ra cam kết thực hiện lợi ích cho bên kia nhưng không
nhận được cam kết lợi ích đối ứng nào. Chẳng hạn như trong hợp đồng tặng,cho tài
sản, một bên hứa tặng bên kia tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng không có được bất
cứ lợi ích nào từ phía người nhận tặng cho.
1.4.Các yếu tố cấu thành hợp đồng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một hợp đồng sẽ được hình thành nếu
giữa các bên đạt được sự thỏa thuận. Sự thỏa thuận đó được hình thành trên cơ sở của
đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
1.4.1.Đề nghị giao kết hợp đồng
Khái niệm
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu đạt bằng lời nói hoặc hành động nhằm
thể hiện ý chí của người đề nghị trong việc mong muốn giao kết hợp đồng và chấp
nhận chịu ràng buộc bởi những đề nghị mà họ đã đưa ra đối với bên đã được xác định
cụ thể.
Đề nghị giao kết hợp đồng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chẳng hạn như trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đề nghị giao kết hợp đồng có thể là
bản chào hàng được đưa ra bởi người bán gọi là chào bán hàng hoặc được đưa ra bởi
người mua gọi là chào mua hàng. Trong đấu giá, đề nghị giao kết tồn tại dưới hình

thức bỏ giá mua của các chủ thể tham gia đấu giá.Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu
đạt ý chí của bên đề nghị đối với bên được đề nghị. Sự biểu đạt này chỉ được coi là đề
nghị giao kết hợp đồng nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
• Được chuyển tới chủ thể xác định, đó là người được đề nghị. Điều kiện này cho thấy
pháp luật loại trừ khả năng trở thành đề nghị giao kết hợp đồng của những lời nói hoặc
hành động đưa ra cho nhiều người nhưng không xác định đối tượng cụ thể. Lời nói
hoặc hành động trong trường hợp này thường tồn tại dưới dạng quảng cáo hoặc thông
báo hứa thưởng và được Bộ luật Dân sự Việt Nam xác định là hành vi pháp lý đơn
phương chứ không phải là đề nghị giao kết hợp đồng.
• Thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng và chấp nhận chịu ràng buộc bởi
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 7
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
những đề nghị đã đưa ra. Đây là điều kiện thể hiện ý chí của chủ thể hợp đồng và nhờ
đó mà đề nghị giao kết hợp đồng được phân biệt với lời đề nghị (lời mời) thương
lượng và thông tin báo giá.
- Đề nghị thương lượng là hình thức một bên đưa ra lời mời tới chủ thể khác với mong
muốn chủ thể được mời sẽ đưa ra một đề nghị giao kết hợp đồng. Về mặt hình thức, đề
nghị thương lượng khá giống với đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên đề nghị thương
lượng chỉ thể hiện sự sẵn sàng của chủ thể đề nghị trong việc xem xét các đề nghị giao
kết mà chưa thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng.
- Đề nghị thương lượng thường tồn tại dưới dạng mời đấu giá hoặc mời đấu thầu. Đây
là những hoạt động mang tính chất mời gọi tất cả những chủ thể quan tâm đưa ra đề
nghị giao kết, tức là đưa ra thương lượng để đàm phán hợp đồng. Bởi vậy, lời mời thầu
hoặc mời đấu giá không được xem là đề nghị giao kết hợp đồng mà chỉ là đề nghị để
một bên khác đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Việc đưa ra giá bỏ thầu hoặc giá đấu
giá chính là đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp này. Nếu những đề nghị này
thỏa mãn yêu cầu của một cuộc đấu thầu hoặc đấu giá và được bên mời thầu hoặc mời
đấu giá chấp nhận thì một hợp đồng sẽ được hình thành.
� Đề nghị thương lượng cũng tồn tại dưới dạng niêm yết giá bán hàng hóa. Chủ cửa

hàng thường niêm yết giá bán hàng hóa để khách hàng biết. Tuy nhiên, việc niêm yết
giá không phải là đề nghị giao kết hợp đồng mà chỉ đơn thuần là lời mời xem hàng.
Chủ cửa hàng chưa thể hiện ý định mong muốn giao kết hợp đồng mà mới chỉ dừng ở
việc đề nghị khách hàng tham khảo hàng hóa về mặt chất lượng, giá cả và sau đó đưa
ra đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Chính vì vậy, việc khách hàng đồng ý
mua và đề nghị thanh toán mới được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Cửa hàng chấp
nhận thanh toán được coi là chấp nhận giao kết và khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa các bên được hình thành.
-Đề nghị giao kết hợp đồng cũng khác biệt với thông tin báo giá. Trong hoạt động kinh
doanh, các doanh nghiệp thường thực hiệnm hoạt động báo giá theo yêu cầu của bạn
hàng nhằm cung cấp danh mục hàng hóa sẵn có và giá cả tương ứng cho từng sản
phẩm.Tuy nhiên, báo giá không phải là đề nghị giao kết bởi nó không thể hiện mong
muốn giao kết hợp đồng mà chỉ đơn thuần cung cấp thông tin nhằm cho đối tác biết
rằng bên báo giá sẵn sàng tham gia giao kết nếu có một đề nghị giao kết được đưa ra.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 8
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
Hơn nữa, trên cơ sở báo giá đã được đưa ra,các bên có thể thỏa thuận về một mức giá
phù hợp hơn trong thực tế khi thực hiện giao dịch mà không bắt buộc phải tuân theo
giá đã được thông báo.
1.4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
• Được đưa ra trong thời hạn theo quy định của đề nghị giao kết hợp đồng;
• Chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
Nếu đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra khi đã hết thời hạn do người đề nghị giao
kết ấn định hoặc không chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị thì được coi là một đề
nghị giao kết mới. Điều đó dẫn nđến khả năng, vai trò của các bên khi đàm phán hợp
đồng sẽ thay đổi liên tục từ vị trí người đề nghị giao kết sang vị trí người được đề nghị

và ngược lại.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng
hành vi cụ thể.
Điều cần lưu ý là im lặng không được coi là sự đồng ý trong giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự đồng ý thì hợp đồng
được mặc nhiên thừa nhận là đã hình thành nếu hết thời hạn trả lời mà bên được đề
nghị vẫn im lặng.
Vấn đề đặt ra là khi một bên đưa ra đề nghị giao kết và có ấn định bên được đề
nghị phải đưa ra trả lời chấp nhận đề nghị dưới một hình thức cụ thể nhưng bên đề
nghị không tuân thủ hình thức này thì sẽ xử lý ra sao.
1.5.Hiệu lực của hợp đồng
• Hợp đồng có hiệu lực
Hợp đồng có hiệu lực là hợp đồng được pháp luật thừa nhận có giá trị rang buộc các
bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận.
Một hợp đồng chỉ được coi là có hiệu lực nếu đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu sau:
- Các bên phải hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái đạo đức xã hội;
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 9
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
- Chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự;
- Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật nếu pháp
luật có yêu cầu hợp đồng phải được xác lập bằng một hình thức nhất định.
• Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực trên thực tế, các bên không
phải chịu rang buộc về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Hợp đồng vô hiệu có thể tồn tại dưới dạng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương
đối.
- Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối (còn gọi là vô hiệu mặc nhiên) là hợp đồng mặc

nhiên bị coi là vô hiệu khi không thỏa mãn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định các trường hợp vô hiệu tuyệt
đối xảy ra trong hai trường hợp:
- Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái
đạo đức xã hội.
-Hợp đồng được xác lập giả tạo để che dấu cho một hợp đồng khác thì hợp
đồng giả tạo sẽ bị vô hiệu tuyệt đối.
1.6. Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
1.6.1. Sự đồng thuận của các bên
Sự đồng thuận của các bên là yếu tố bắt buộc phải xác định khi xem xét hợp
đồng có hiệu lực hay không. Điều này xuất phát từ bản chất của hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên nên sự đồng thuận là yêu cầu tiên quyết để hình thành hợp đồng.
Đồng thuận của các bên tham gia hợp đồng phải dựa trên sự tự nguyện, trung thực và
bình đẳng Bộ luật Dân sự của Việt Nam khi quy định các điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng không yêu cầu về “sự đồng thuận” mà chỉ đòi hỏi “sự tự nguyện” của các
bên khi giao kết hợp đồng (Điểm c, Khoản 1, Điều 122).
Quy định như vậy có lẽ chưa đầy đủ bởi nếu chỉ đòi hỏi có sự tự nguyện, tức là tự do
bày tỏ ý chí khi giao kết hợp đồng, thì sẽ không thể bao quát hết được các trường hợp
hợp đồng vô hiệu do một bên bị lừa dối hoặc bị người khác lợi dụng vị trí cá nhân để
gây ảnh hưởng.
Tuy nhiên, mặc dù trong quy định chung về hợp đồng vô hiệu, Bộ luật Dân sự
của nước ta chỉ đòi hỏi yếu tố tự nguyện nhưng khi quy định các trường hợp vô hiệu
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 10
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
cụ thể, sự lừa dối cũng được thừa nhận là yếu tố làm cho hợp đồng vô hiệu (Điều 132
Bộ luật Dân sự 2005). Điều đó có nghĩa là pháp luật thừa nhận cả những trường hợp
vô hiệu do vi phạm yếu tố đồng thuận. Đây có thể xem là hạn chế trong kỹ thuật lập
pháp của pháp luật hợp đồng Việt Nam và cần được sửa đổi cho hoàn thiện hơn.
Nếu tổng hợp tất cả các quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu thì có thể

thấy, Bộ luật Dân sự Việt Nam vẫn đòi hỏi yếu tố đồng thuận giữa các bên trong hợp
đồng chứ không chỉ dừng lại ở sự tự nguyện. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới
đều trực tiếp quy định đồng thuận là yêu cầu bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
Bất cứ yếu tố nào vi phạm sự tự nguyện, bình đẳng và trung thực khi giao kết hợp
đồng đều bị coi là yếu tố “phản đồng thuận” và sẽ dẫn đến khả năng hợp đồng bị vô
hiệu.
Trong thực tế, các yếu tố “phản đồng thuận” thường tồn tại dưới dạng trình bày
sai sự thật, cưỡng ép, gây ảnh hưởng không chính đáng và nhầm lẫn:
• Trình bày sai sự thật
Giao kết hợp đồng là quá trình đàm phán giữa các bên. Việc đàm phán được
thực hiện bằng cách các bên đưa ra những biểu đạt bằng lời nói, bằng hành vi hoặc
bằng văn bản nhằm thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Kết thúc quá
trình đàm phán, sẽ có những biểu đạt được đưa vào hợp đồng và trở thành điều khoản
của hợp đồng ấy. Nếu những biểu đạt này có nội dung không đúng sự thật thì coi như
bên đưa ra biểu đạt đã vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm đó.
Tuy nhiên, có rất nhiều lời biểu đạt không được ghi vào hợp đồng nhưng đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành hợp đồng. Về nguyên tắc, những lời biểu đạt
này không phải là điều khoản của hợp đồng nên không có hiệu lực ràng buộc các bên.
Mặc dù vậy, xuất phát từ nguyên tắc sự đồng thuận phải dựa trên yếu tố trung thực nên
nếu những lời biểu đạt sai sự thật của một bên làm cho bên kia hiểu nhầm về nội dung
của hợp đồng thì người đưa ra biểu đạt sai sự thật vẫn phải chịu trách nhiệm về sự
không trung thực đó.
• Cưỡng ép, đe dọa
Cưỡng ép, đe dọa là việc một bên hoặc người thứ ba sử dụng áp lực buộc bên
kia phải giao kết hợp đồng. Bên bị cưỡng ép không có sự tự do lựa chọn và tự do bày
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 11
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
tỏ ý chí của mình do đó yếu tố đồng thuận trong giao kết hợp đồng không được đảm

bảo. Nếu bên bị cưỡng ép có yêu cầu, tòa án có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Liên quan đến cưỡng ép, đe dọa khi giao kết hợp đồng, Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005
thừa nhận đây là trường hợp vô hiệu tương đối và hành vi cưỡng ép, đe dọa có thể xảy
ra đối với tính mạng, sức khỏe của con người hoặc nhằm vào tài sản. Hơn nữa, việc
cưỡng ép, đe dọa được pháp luật thừa nhận không chỉ xảy ra đối với bản thân người
giao kết hợp đồng mà còn có thể xảy ra với cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.
• Nhầm lẫn:
Nhầm lẫn là một khái niệm pháp lý để chỉ việc một bên hoặc tất cả các bên
trong hợp đồng nhận thức không đúng về các yếu tố thỏa thuận hình thành nên hợp
đồng. Đây là trường hợp nhầm lẫn xuất phát từ chính nhận thức của người tham gia
giao kết hợp đồng chứ không phải nhầm lẫn do lỗi của bên kia gây ra. Đó là sự khác
biệt giữa “nhầm lẫn” và “trình bày sai sự thật”.
1.6.2. Năng lực hành vi dân sự của chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng kinh doanh nói riêng là
mọi cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Bộ luật Dân sự
2005, năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân đủ 6 tuổi. Tuy
nhiên, cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu đủ 18 tuổi và có khả năng
nhận thức bình thường.
Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần
(không đầy đủ). Ngoài ra, người đủ 18 tuổi trở lên có thể bị mất hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự.
Như vậy, về mặt nguyên tắc những người từ đủ 6 tuổi trở lên đều có thể trở
thành chủ thể của hợp đồng. Tuy nhiên, đối với hợp đồng kinh doanh, chủ thể của hợp
đồng chủ yếu là những pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Hơn nữa, rất nhiều trong số những chủ thể này là thương nhân, hoạt động thương mại
theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Thực tế cho thấy, việc không đáp ứng điều kiện năng lực hành vi thường liên
quan đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của chủ thể khi tham gia
giao kết hợp đồng hơn là liên quan đến yếu tố độ tuổi.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 12

Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
Pháp luật quy định nếu hợp đồng được giao kết bởi người chưa thành niên,
người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng không mặc nhiên
bị vô hiệu mà Tòa án phải dựa trên yêu cầu của người đại diện cho người đã giao kết
hợp đồng để xem xét tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 130 Bộ luật Dân sự 2005).
Tương tự như vậy, nếu người giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự nhưng
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ở vào thời điểm giao kết thì hợp
đồng có thể bị tòa án tuyên vô hiệu theo yêu cầu của người đó (Điều 133 Bộ luật Dân
sự 2005).
1.6.3. Tính hợp pháp và hợp đạo đức của hợp đồng
Mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp
luật và không được trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật được hiểu là những
quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người và người trong đời sống
xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Nếu hợp đồng không thỏa mãn điều
kiện này thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu.
1.6.4. Hình thức của hợp đồng
Về nguyên tắc, hợp đồng có thể tồn tại dưới dạng hợp đồng miệng, hợp đồng
văn bản hoặc hợp đồng bằng hành vi cụ thể. Các bên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh
của mình mà lựa chọn hình thức cho phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
pháp luật có ấn định một hình thức bắt buộc cho từng loại hợp đồng thì các bên phải
triệt để tuân thủ quy định đó. Nếu vi phạm về hình thức của hợp đồng sẽ dẫn đến khả
năng làm cho hợp đồng bị vô hiệu.
Một số loại hợp đồng có hình thức bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật như:
• Hợp đồng phải bằng văn bản: hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thuê nhà ở…
• Hợp đồng phải bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực: hợp đồng mua bán
nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà ở từ 6 tháng trở lên…
Hợp đồng vi phạm về hình thức không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ bị coi là chưa có giá

trị pháp lý và không được công nhận trên thực tế. Tòa án cho phép các bên được sửa
đổi hình thức của hợp đồng cho phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bên nào có
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 13
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
trách nhiệm nhưng không tiến hành sửa đổi hình thức hợp đồng thì bên đó bị coi là có
lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu nên phải bồi thường thiệt hại phát sinh.
1.7. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực sẽ ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên, tức là có
tính bắt buộc thực hiện trên thực tế. Tính bắt buộc thực hiện của hợp đồng có thể phát
sinh từ thời điểm giao kết hoặc từ thời điểm một bên thực hiện lời cam kết đã thỏa
thuận.
Thông thường, hợp đồng có đối ứng phát sinh hiệu lực kể từ khi giao kết. Tuy
nhiên, thời điểm này có thể thay đổi theo thỏa thuận của các bên, theo đó có thể chỉ
phát sinh hiệu lực kể từ khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
Hợp đồng không có đối ứng có hiệu lực kể từ khi lời cam kết do một bên đưa ra được
thực hiện trên thực tế.
• Thời điểm giao kết hợp đồng
Hợp đồng chỉ được coi là hình thành khi có đủ hai yếu tố cấu thành là có đề
nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Vậy thời điểm giao kết hợp
đồng chính là thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được xác nhận trên thực
tế, cụ thể như sau:
- Đối với hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết là khi các bên đã thỏa thuận
được nội dung chủ yếu của hợp đồng.
- Đối với hợp đồng bằng văn bản được ký xác nhận bởi các bên thì thời điểm giao kết
là khi bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
- Đối với hợp đồng bằng văn bản dưới dạng tài liệu giao dịch thì thời điểm giao kết
hợp đồng là khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết.
- Trong trường hợp các bên thỏa thuận im lặng là sự đồng ý thì thời điểm giao kết hợp
đồng là khi hết thời hạn trả lời được đưa ra trong đề nghị giao kết hợp đồng.

• Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không có đối ứng
Hợp đồng không có đối ứng chỉ phát sinh hiệu lực kể từ khi lời cam kết do một
bên đưa ra được thực hiện trên thực tế. Như vậy, bên đã cam kết không có nghĩa vụ
phải thực hiện cam kết của mình cho đến tận khi lời cam kết được thực hiện.
Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm lời
cam kết được thực hiện là khi quyền sở hữu tài sản được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 14
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
Điều này là vì hợp đồng không có đối ứng được xác lập chủ yếu dựa trên tính tự
nguyện của một bên. Nói một cách đơn giản, đây là thỏa thuận theo đó một bên cam
kết “cho không” bên kia một lợi ích nhất định mà không đòi hỏi phải được trả lại bằng
một lợi ích đối ứng. Chính vì vậy, không thể yêu cầu bên cam kết thực hiện nghĩa vụ
của họ mà việc thực hiện là hoàn toàn tự nguyện.
Tuy nhiên, khi lời cam kết đã thực hiện trên thực tế thì hợp đồng phát sinh và từ thời
điểm đó những nghĩa vụ của người cam kết đối với bên kia sẽ có tính bắt buộc phải
thực hiện.
Chẳng hạn như, hợp đồng cho vay có kỳ hạn nhưng không có lãi là hợp đồng
không có đền bù. Đối với hợp đồng này, bên cho vay không có nghĩa vụ phải đảm bảo
chắc chắn cho bên kia vay ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết. Lý do là vì hợp đồng
này chỉ có hiệu lực kể từ khi bên cho vay đã giao cho bên kia khoản tiền vay theo thỏa
thuận. Tuy nhiên, nếu việc cho vay đã xảy ra thì khi đó hợp đồng phát sinh hiệu lực.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 15
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ CHẾ TÀI CỦA HỢP ĐỒNG
2.1Nội dung của hợp đồng
2.1.1. Yếu tố cấu thành nội dung của hợp đồng
Trong quá trình đàm phán để giao kết hợp đồng, các bên có thể đưa ra nhiều lời
biểu đạt khác nhau nhằm giải thích các vấn đề thực tế hoặc thuyết phục nhằm tạo lòng

tin cho đối tác.
Những biểu đạt đó có thể được ghi vào hợp đồng để trở thành điều khoản của
hợp đồng. Các điều khoản đó tạo thành nội dung của hợp đồng. Nếu điều
khoản của hợp đồng không được các bên tuân thủ, tức là nội dung của hợp
đồng bị vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải gánh chịu những chế tài theo quy
định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, có rất nhiều lời đàm phán không được các bên ghi vào hợp đồng mà
chỉ tồn tại dưới dạng những biểu đạt đơn thuần. Trong trường hợp những lời biểu đạt
khi đàm phán không được ghi vào hợp đồng nhưng có sự sai lệch so với thực tế thì sẽ
bị coi là “trình bày sai sự thật” và có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu
Thông thường nội dung của hợp đồng được hình thành dựa trên sự đàm phán của các
bên. Tuy nhiên, có những trường hợp chỉ một bên xây dựng điều khoản của hợp đồng
và nếu bên kia chấp nhận những điều khoản đó thì gia nhập hợp đồng mà không có sự
đàm phán như thông thường. Trong trường hợp này, mặc dù không có đàm phán
nhưng giữa các bên vẫn có sự đồng thuận về nội dung của hợp đồng, do vậy hợp đồng
vẫn có hiệu lực pháp luật. Những hợp đồng như vậy gọi là hợp đồng theo mẫu.
Đối với những hợp đồng theo mẫu, bên đưa ra điều khoản sẽ phải gánh chịu
những bất lợi khi giải thích những điều khoản không rõ ràng hoặc điều khoản theo
mẫu có thể sẽ không có hiệu lực nếu chứa đựng nội dung miễn trách nhiệm của bên
đưa ra hợp đồng, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ lợi ích chính đáng của bên gia nhập
hợp đồng
2.1.2. Các loại điều khoản của hợp đồng
• Điều khoản bắt buộc
Điều khoản bắt buộc là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có trong
hợp đồng. Nếu thiếu những điều khoản này hợp đồng không được hình thành. Chính vì
lý do này nên điều khoản bắt buộc còn được gọi là điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 16
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
Chẳng hạn như, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải

có những điều khoản sau thì mới được coi là hình thành:
-Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
-Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm;
-Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Các quy định giải quyết tranh chấp;
-Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Việc xác định những điều khoản nào là bắt buộc phải có trong hợp đồng phụ
thuộc vào quy định của pháp luật và không phải hợp đồng nào cũng đòi hỏi phải có
loại điều khoản này. Hiện nay, pháp luật không có quy định chung về những điều
khoản bắt buộc đối với tất cả các loại hợp đồng mà tùy từng trường hợp cụ thể những
quy định này mới tồn tại.
Nếu thỏa thuận giữa các bên không bao gồm những điều khoản bắt buộc thì
thỏa thuận đó không được coi là hợp đồng. Khi đó, các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau
những gì đã được thực hiện trước đó. Như vậy, hậu quả của thỏa thuận thiếu điều
khoản bắt buộc tương đối giống với hợp đồng vô hiệu.
Tuy nhiên, giữa hai trường hợp này có sự khác biệt về bản chất. Đối với hợp
đồng vô hiệu, thỏa thuận của các bên đã tạo thành hợp đồng nhưng hợp đồng đó không
có giá trị ràng buộc các bên. Đối với hợp đồng vô hiệu tương đối thì nếu không có yêu
cầu của một bên và không có sự thừa nhận của tòa án thì hợp đồng, mặc dù có yếu tố
vô hiệu, vẫn có hiệu lực rang buộc các bên. Đối với trường hợp thỏa thuận thiếu điều
khoản bắt buộc thì hoàn toàn không hình thành hợp đồng, tức là không có bất cứ yếu
tố nào ràng buộc các bên.
• Điều khoản tùy nghi
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 17

Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả
năng, nhu cầu và sự thoả thuận của các bên.
Đây là những điều khoản mà sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào ý chí của chủ
thể hợp đồng. Các bên thấy cần thiết thì sẽ đưa vào hợp đồng để rang buộc quyền và
nghĩa vụ của nhau.
Điều khoản tùy nghi tồn tại phụ thuộc vào ý chí của các bên nhưng nội dung
của điều khoản không được vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Nếu vi phạm điều này hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
• Điều khoản thường lệ
Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật, các tập quán thương mại hoặc thói quen trong
hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên.
Nếu như điều khoản bắt buộc tồn tại hiện hữu trong hợp đồng và rất dễ nhận
biết thì điều khoản thường lệ là những điều khoản ẩn, không được thể hiện trong hợp
đồng nhưng vẫn là một bộ phận cấu thành hợp đồng. Đó là vì điều khoản thường lệ là
những “lệ thường”,“lẽ thường” đã được thừa nhận bởi pháp luật và bởi chính các bên
tham gia hợp đồng. Những ”lệ thường” này là các quy định mặc nhiên được thừa nhận
nên có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Nếu các bên không muốn sử dụng
những lệ thường đó cho quan hệ hợp đồng của mình thì phải có thỏa thuận khác và
phải ghi vào hợp đồng. Khi đó những thỏa thuận khác trở thành điều khoản tùy nghi
của hợp đồng.
Những “lệ thường” tạo thành nội dung của hợp đồng tồn tại trong các quy định
của pháp luật, trong các tập quán thương mại hoặc trong thói quen đã được hình thành
giữa các bên.
- “Lệ thường” theo quy định của pháp luật.
Pháp luật thường quy định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp
đồng hoặc đưa ra những quy định cho từng loại hợp đồng cụ thể. Những quy định đó
trở thành điều khoản thường lệ của hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Như vậy, điều khoản thường lệ có vai trò là quy định dự phòng cuối cùng giúp các bên
xác định quyền và nghĩa vụ của mình trong trường hợp vô tình hoặc cố ý không thỏa
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 18
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
thuận về một nội dung nhất định. Chẳng hạn như, lien quan đến việc thực hiện hợp
đồng, pháp luật quy định những “lệ thường”như sau:
- Về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng: Đối với hợp đồng song vụ, các bên phải
đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Nếu không thể thực hiện đồng thời thì
nghĩa vụ nào thực hiện mất nhiều thời gian hơn phải được thực hiện trước (Điều 414
Bộ luật Dân sự 2005).
- Về hoãn thực hiện nghĩa vụ: Bên thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực
hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của
mình khi đến hạn. Ngược lại, bên thực hiện nghĩa vụ trước cũng có quyền hoãn thực
hiện nghĩa vụ nếu tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể
thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh (Điều 415 Bộ luật Dân sự 2005).
Ngoài ra, trong từng hợp đồng cụ thể, pháp luật cũng có quy định về các lệ thường như
trong hợp đồng mua bán hàng hóa, phương thức giao tài sản theo lệ thường là bên bán
phải giao trực tiếp cho bên mua và giao một lần toàn bộ hàng hóa. Đối với hợp đồng
ủy quyền thì thời hạn ủy quyền là một năm nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề
này.
- “Lệ thường” theo thói quen đã hình thành giữa các bên hoặc theo tập quán
thương mại
Pháp luật thừa nhận cho các bên được áp dụng thói quen trong hoạt động
thương mại đã được thiết lập giữa họ nếu các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không
được trái với quy định của pháp luật. Trường hợp không có thói quen đã được thiết lập
giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với quy định của
pháp luật.
Nếu các bên không muốn áp dụng “lệ thường” thì phải có thỏa thuận dưới dạng

điều khoản tùy nghi
2.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh
Vi phạm hợp đồng là hành vi có lỗi của một bên không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản của hợp đồng. Chủ thể có hành vi vi
phạm hợp đồng có thể phải chịu các hình thức chế tài như buộc phải thực hiện đúng
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 19
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
hợp đồng, chịu phạt hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại phát sinh, buộc phải chấp
nhận tạm ngừng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc chấp nhận hủy hợp đồng.
2.2.1.Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên
vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một hình thức chế tài áp dụng đối với hành vi
vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đã được
áp dụng nhưng bên vi phạm vẫn không có hành vi sửa chữa thì có thể tiếp tục áp dụng
các chế tài khác như hủy hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc buộc bồi
thường thiệt hại.
Chẳng hạn như theo quy định tại Điều 550 Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng
gia công thì nếu sản phẩm được gia công không đảm bảo chất lượng thì bên đặt gia
công có quyền yêu cầu bên nhận gia công sửa chữa theo đúng thỏa thuận. Nếu hết thời
hạn sửa chữa mà bên nhận gia công không thực hiện thì bên đặt gia công có quyền hủy
bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều cần lưu ý là nếu hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên bị vi
phạm thì đồng thời với việc phải thực hiện đúng hợp đồng, bên vi phạm vẫn phải bồi
thường thiệt hại đã phát sinh cho bên bị vi phạm. Hơn nữa, nếu trong hợp đồng các
bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì khi có vi phạm phát sinh, chế tài phạt sẽ được áp
dụng ngay cả khi bên vi phạm đã có những biện pháp sửa chữa để thực hiện đúng hợp
đồng.

2.2.2. Phạt hợp đồng
Phạt hợp đồng là việc bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền do đã
có hành vi vi phạm. Phạt hợp đồng chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng đã có thỏa
thuận về vấn đề này.
Chế tài phạt hợp đồng được quy định nhằm mục đích răn đe, để buộc các chủ thể phải
triệt để tuân thủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Chính vì mục đích này nên chế tài phạt hợp
đồng không thể được áp dụng trong mọi trường hợp mà chỉ được áp dụng nếu
tronghợp đồng đã có thoả thuận trước về chế tài này.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 20
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
Đối với hợp đồng kinh doanh, mức phạt do các bên tự thoả thuận nhưng không
được vượt quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nếu trong hợp đồng các bên
có thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm thì phần vượt
quá đó bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật nên vô hiệu. Đây là trường hợp hợp
đồng bị vô hiệu một phần, do đó chỉ phần có hiệu lực pháp luật mới được thừa nhận.
Chính vì vậy, các bên sẽ chỉ được phạt với mức 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm ngay cả khi trong hợp đồng có ghi nhận mức phạt cao hơn.Điểm cần lưu ý là
mức phạt 8% được xác định dựa trên phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm chứ không
phải toàn bộ giá trị hợp đồng
2.2.3. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi
vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Bồi thường thiệt hại là chế tài có mục đích nhằm bù đắp những tổn thất đã phát sinh
trong thực tế. Chính vì vậy, chế tài này chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn những điều
kiện sau:
• Có hành vi vi phạm hợp đồng;
• Có lỗi của bên vi phạm;
• Có thiệt hại thực tế phát sinh và thiệt hại đó là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm
hợp đồng.

Như vậy, chế tài bồi thường thiệt hại không nhất thiết phải được thoả thuận
trong hợp đồng mà được áp dụng trong mọi trường hợp có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Ngược lại, phạt vi phạm chỉ được áp dụng nếu các bên đã có thoả thuận trước trong
hợp đồng. Sự khác biệt này xuất phát từ mục đích của mỗi hình thức chế tài, theo đó
chế tài phạt là nhằm răn đe còn chế tài bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp những tổn
thất đã phát sinh trên thực tế.
2.2.4. Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng
• Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng.
• Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
và hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm bị đình chỉ.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 21
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
• Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và hợp
đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp
đồng là ở thời điểm hợp đồng bị mất hiệu lực. Trong trường hợp đình chỉ thực hiện
hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng bị triệt tiêu kể từ khi một bên nhận được thông báo
đình chỉ. Ngược lại, hủy bỏ hợp đồng làm triệt tiêu hiệu lực của hợp đồng kể từ khi
giao kết. Điều đó dẫn đến hệ quả là những nghĩa vụ đã được thực hiện trong hợp đồng
trước khi bị đình chỉ vẫn có giá trị. Tuy nhiên, trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng, các
bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng.
Như vậy, hợp đồng bị hủy bỏ và hợp đồng vô hiệu có hậu quả pháp lý giống
nhau. Sự khác nhau căn bản của hai hình thức này là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng
vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ. Hợp đồng vô hiệu là do các bê“vi phạm giao kết hợp
đồng” còn nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp đồng là do các bên “vi phạm hợp đồng”.
Theo quy định của Điều 425 Bộ luật Dân sự 2005 và các Điều 308, 310 và 312
của Luật Thương mại 2005 thì các chế tài tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và

hủy bỏ hợp đồng có thể được áp dụng trong ba trường hợp sau:
• Có hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm hợp đồng là điều kiện tạm ngừng, đình chỉ,
hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận.
• Có hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là điều kiện tạm ngừng, định chỉ, hủy
bỏ hợp đồng do pháp luật có quy định. Dưới đây là một số ví dụ về việc hợp đồng có
thể bị hủy theo quy định của pháp luật:
- Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do
lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình
hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 417 Bộ luật Dân sự
2005).
-Trong trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết cho
bên mua mặc dù đã có yêu cầu của bên mua thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng
(Điều 442 Bộ luật Dân sự 2005).
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 22
Tiểu luận môn: Luật Kinh doanh Giảng viên:TH.S Nguyễn Thị Ngọc
Bình
- Hợp đồng mua bán tài sản có thể bị hủy bỏ nếu tài sản được giao không đúng số
lượng, chủng loại hoặc không đồng bộ (các Điều 435, 436 và 437 Bộ luật Dân sự
2005).
- Trong hợp đồng gia công, sản phẩm gia công không đảm bảo chất lượng và bên đặt
gia công yêu cầu bên nhận gia công sửa chữa nhưng điều này không được thực hiện
trong thời hạn đã thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, tùy từng loại hợp đồng mà pháp luật có những quy định về hủy bỏ hợp đồng.
Điều này đòi hỏi các bên phải có sự nghiên cứu kỹ về các quy định của pháp luật khi
tham gia vào quan hệ hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể.
• Có sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng. Vi phạm cơ bản được hiểu là hành vi
vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia
không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
KẾT LUẬN

Hợp đồng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện các hoạt động kinh
doanh trongthực tế. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình,mọi chủ thể kinh
doanh đều phải tham gia vào rất nhiều quan hệ hợp đồng, từ những hợp đồng đơn giản
tồn tại dưới hình thức bằng lời nói đến những hợp đồng phức tạp có mức độ yêu cầu
cao về mặt hình thức để đảm bảo tính an toàn về mặt pháp lý như hợp đồng bằng văn
bản hoặc hợp đồng có công chứng, chứng thực.
Giao kết hợp đồng là một quá trình đòi hỏi các bên có sự cân nhắc và đàm phán
kỹ lưỡng để đi đến một thỏa thuận chung. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau
như sơ suất, thiếu kiến thức pháp lý hoặc thiếu kỹ năng đàm phán đã dẫn đến nhiều
tình huống nằm ngoài mong đợi của các bên như hợp đồng vô hiệu, hoặc không có
quan hệ hợp đồng được hình thành.
Tính pháp lý trong hợp đồng là một điều không thể thiếu nó ràng buộc các bên
phải thực hiện đúng những gì đã quy định trong hợp đồng, bên cạnh nó còn là chế tài
xử phạt khi một trong các bên vi phạm vào điều khoản của hợp đồng
Ở Việt Nam ngành luật kinh tế đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ vì vậy
nó sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh theo một chiều hướng tích cựu hơn.
Nhóm: 10 Lớp: CDTD13TH Trang: 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật kinh doanh-Trường Đại học công nghiệp TP.HCM
2.Bộ luật dân sự năm 2005
3. Giáo trình Luật Thương Mại Đại học Luật Hà Nội.
4.Giáo trình Pháp Luật Kinh Tê trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
5.Các văn bản pháp luật về những vấn đề như: Luật Doanh nghiep , Luật Hợp Tác Xã ,
Luật Phá sản….
PHẦN PHẢN BIỆN NHÓM 01
Câu hỏi 1: Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trả lời
Ưu điểm.
Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đang ngày càng
được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu

tư của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản tại các thành
phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông,
khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản quý hiếm… do những ưu điểm nổi trội
của nó mà các hình thức đầu tư khác không có.
Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất
nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới cũng
như chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập, khi dự án đầu tư kết
thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vì vậy,
hình thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư tại các
thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi nhuận thì không cần
phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa
chọn hình thức đầu tư khác. Ngoài ra, trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư
đã lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn
thành, các bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà
không phụ thuộc vào các đối tác còn lại.
Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu
điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như đối với những thị
trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những
đối tác trong nước am hiểu thị trường. Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được
các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại. Như vậy, đối với
các nhà đầu tư có thể nói là “đôi bên cùng có lợi”
Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc
lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu tư sẽ
rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu
tư. Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các nhà
đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người

×