Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.2 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI




ĐỖ TRUNG KIÊN


HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN


Chuyên ngành : Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Mã ngành : 60.31.16


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đoàn Thế Lợi
2. PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng


Hà Nội – 2011







Lời cảm ơn

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Các Thầy giáo hướng dẫn khoa
học, PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã tận tình
hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
Luận văn.
Xin trân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản lý, phòng
Đào tạo Đại học và Sau Đại học cùng các Thầy cô giáo trường Đại học Thủy
lợi, các bạn học viên lớp cao học 18KT21 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian khóa học vừa qua.
Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, Bố, Mẹ, Vợ và Con cùng các
đồng nghiệp trong phòng, cơ quan đã chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được
những sai sót, Tôi xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp
của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011







Đỗ Trung Kiên












LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn
được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp
của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011
Tác giả





Đỗ Trung Kiên
















MỤC LỤC
6T6TMỞ ĐẦU 1





Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THUỶ LỢI 5
1.1. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý 5
1.1.1. Cơ chế quản lý, yếu tố quyết định hiệu quả và bền vững của công trình thủy
lợi 5
1.1.2. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng cơ chế quản lý. 6
1.2. Hiện trạng cơ chế quản lý công trình thủy lợi 7
1.2.1. Về quản lý Nhà nước. 8
1.2.2. Về mô hình tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 15
1.2.2.1 Số lượng, loại hình các đơn vị quản lý thủy nông thuộc Nhà nước. 15
1.2.2.2 Về loại hình hoạt động của doanh nghiệp: 20
1.2.2.3. Loại hình các đơn vị quản lý thủy nông cơ sở. 21
1.3. Một số kinh nghiệm về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trong và ngoài

nước 21
1.3.1. Mô hình Nhà nước quản lý 22
1.3.2. Mô hình Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý. 24
1.3.3. Mô hình Hội tưới quản lý. 25
Kết luận chương 1 27
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 28
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 34
2.1.2.1. Tổ chức hành chính 34
2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực 35
2.1.2.3 Nền kinh tế chung 36
2.1.2.4 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn 37
2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 38





2.1.4. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu đối với công tác quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi 40
2.1.4.1. Thuận lợi 40
2.1.4.2. Khó khăn 41
2.2 Thực trạng về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên 42
2.2.1. Hiện trạng công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên. 42
2.2.2. Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi 43
2.3. Những vấn đề đặt ra về cơ chế quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi tỉnh
Hưng Yên 45
Kết luận chương 2 47

Chương 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ
KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN 48
3.1. Mục tiêu, phương hướng đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác công
trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên 48
3.1.1. Mục tiêu 48
3.1.2. Phương hướng đổi mới. 49
3.2. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên 50
3.2.1. Nghiên cứu giải pháp mới, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về thủy lợi. 50
3.2.1.1. Phương án thành lập Cục thủy lợi. 50
3.1.1.2. Phương án củng cố hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi và
nước sạch nông thôn hiện có. 51
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý vận hành công trình thủy lợi. 52
3.3. Đề xuất giải pháp thực hiện cơ chế quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh
Hưng Yên 55
3.3.1. Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi. 55
3.3.1.1 Qui trình bàn giao 63
3.3.1.2. Thành lập tổ chức thuỷ nông cơ sở 65





3.3.2. Giao nhiệm vụ từng ngành. 66
3.3.3. Tiến hành đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. 71
Kết luận chương 3 76
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78







DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai
thác công trình thủy lợi ở cấp tỉnh. 11

Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác
công trình thủy lợi ở cấp huyện. 12

Bảng 1.3. Năng lực cán bộ khối quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh. 13
Bảng 1.4: Năng lực cán bộ khối quản lý Nhà nước ở cấp huyện. 14
Bảng 1.5. Tổng hợp tổ chức khai thác công trình thủy lợi thuộc Nhà nước. 19
Bảng 2.1. Dân số tỉnh Hưng Yên phân theo huyện, thị năm 2008 35
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh 37
Bảng 2.3. Dự báo dân số năm 2015 tỉnh Hưng Yên 39


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác công
trình Thủy Lợi 10

Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý thủy lợi của Hàn Quốc 23
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức của Hội tưới Đài Loan 26
Sơ đồ 3.1: Mô hình Cục Thủy lợi quản lý Nhà nước về thủy lợi và nước sạch
nông thôn 51


Sơ đồ 3.2: Mô hình Chi Cục Thủy lợi quản lý Nhà nước về thủy lợi và nước
sạch nông thôn 52

Sơ đồ 3.3: Mô hình quản lý hệ thống thủy lợi liên huyện. 53
Sơ đồ 3.4: Mô hình tổ chức hợp tác dùng nước (Quản lý công trình trong phạm
vi một xã hoặc công trình nội đồng) 54







DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN Doanh nghiệp
HTX Hợp tác xã
MTQG Mục tiêu Quốc gia
MTV Một thành viên
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BĐKH Biến đổi khí hậu
TLP Thủy lợi phí
KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
TT 65
Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ
chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình
thủy lợi.
TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TT 56
Thông tư số: 56/2010/TT-
BNNPTNT ngày 01/10/2010
của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v quy định một số nội
dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác
công trình thuỷ lợ
i.
UBND Ủy ban nhân dân
XN Xí nghiệp


1




MỞ ĐẦU

1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), vấn đề nước đang trở nên hết sức
quan trọng không chỉ đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường mà còn đe dọa
nền hòa bình an ninh thế giới. Nước là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21. Việt Nam là nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn quan trọng trong cơ cấu GDP và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trong
số những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng là một trong 7 tỉnh trọng điểm kinh tế Bắc Bộ của cả nước, nông nghiệp
có vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển của tỉnh. Vì vậy thuỷ lợi có vai trò hết
sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Thuỷ lợi giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm nông nghiệp.

Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là một yêu cầu cấp
thiết nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, tiết kiệm chi phí quản lý vận hành
nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần xây dựng thành công mô
hình nông thôn mới theo nghị quyết 26 của Đảng.
Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện còn
nhiều bất cập, cụ thể là:
Đối với bộ máy quản lý nhà nước: Trên lý thuyết sở Nông nghiệp & PTNT,
mà cụ thể là Chi cục thuỷ lợi là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi trên
địa bàn tỉnh nhưng thực tế công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị buông
lỏng, thiếu quản lý, giám sát ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tưới, tiêu, ảnh
hưởng đến thời vụ và sản xuất nông nghiệp. Các Công ty quản lý KTCT TL hoạt
động độc lập, sự quản lý của nhà nước chưa sâu sát nên chi tiêu chưa thật đúng mục
đích, bố trí bộ máy hoạt động cồng kềnh, sử dụng lãng phí nước, chi phí điện năng,
nhiên liệu cao…. Từ khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí diện tích tưới,


2




tiêu không ngừng tăng lên không lý giải được, số liệu thống kê báo cáo không sát
thực tế, coi thường cơ quan quản lý nhà nước. Ở nhiều địa phương còn xảy ra tình
trạng thất thoát nguồn thu thủy lợi phí, sử dụng nguồn thủy lợi phí sai mục đích, dẫn
đến nợ đọng kéo dài, không có khả năng chi trả.
Bộ máy tổ chức quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi cũng được
phân chia theo nhiều hình thức. Ở những hệ thống thủy lợi lớn thì công ty KTCTTL
của nhà nước đảm nhận khâu tưới, tiêu nước từ công trình đầu mối đến đầu các
kênh cấp 3. Từ kênh cấp 3 trở vào đến mặt ruộng do đội thủy nông ở các HTX đảm
nhận điều tiết theo yêu cầu tưới, tiêu. Đối với những công trình thủy lợi nhỏ trạm

bơm điện có diện tích phục vụ nằm trong một xã hoặc một HTX thì được giao cho
chính quyền cấp xã hoặc Ban chủ nhiệm HTX đảm nhận, tự quản lý, vận hành và
thu thủy lợi phí theo sự thỏa thuận với các hộ nông dân. Từ đặc thù này, hầu hết các
cán bộ, công nhân thủy nông ở các HTX đều chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ, cho nên vận hành công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, lãng
phí điện do thất thoát nước; chưa phối hợp nhịp nhàng với các công ty KTCTTL
trong việc tưới, tiêu nên hiệu quả phục vụ chưa cao.
Từ khi nhà nước miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông nghiệp, nguồn tiền cấp bù
TLP về cho các HTX khá lớn nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn, quy định làm cơ
sở cho việc kiểm soát, thanh quyết toán nên lúng túng trong thực hiện. Vì vậy, sau
khi ngân sách cấp bù miễn TLP được chuyển về HTX thì việc chi tiêu này gần như
bị thả nổi, và thiếu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Với cấp huyện thủ tục miễn
TLP rất rườm rà, phức tạp. Mặt khác, do thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể nên
sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý cấp huyện còn thiếu sự nhịp nhàng, gây khó
khăn trong quá trình cấp bù miễn TLP. Nguyên nhân chính được cho là cơ chế quản
lý chưa phù hợp. Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu
quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là hết sức cần
thiết hiện nay. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao
hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ” làm
luận văn thạc sỹ.


3




2/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng
cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng cơ chế quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có kết hợp phân tích
ở các vùng miền khác để làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn.
4/ CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước hết phải coi nước là hàng hóa và công tác quản lý khai thác và bảo vệ
hệ thống công trình là một loại hoạt động cung cấp dịch vụ công do nhà nước quản
lý. Nhà nước (với vai trò chủ sở hữu, chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa dịch vụ
công thông qua cơ quan quản lý nhà nước về nước) là đại diện cho các hộ sử dụng
dịch vụ cấp nước với các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp nước.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Điều tra, thu thập số liệu: Từ nghiên cứu thực tiễn (thông qua khảo sát, đánh giá,
tổng kết hiện trạng quản lý), dùng cơ sở lý luận về khoa học để luận giải rõ các ưu
nhược điểm của cơ chế quản lý hiện nay và trên cơ sở đó đề xuất đổi mới, hoàn
thiện cơ chế quản lý thuỷ lợi (về tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, quản lý và các
mối quan hệ giữa các cấp, , v.v ) trên cả hai khía cạnh quản lý vĩ mô và vi mô
+ Các phương pháp và kỹ thuật tính toán, Luận văn sử dụng các phương pháp và
kỹ thuật như sau:
 Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong thu thập, phân tích xử lý các
số liệu.
 Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng trong đánh giá để đưa ra các kết
luận và nhận định về các vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin về mô hình mẫu.
 Phương pháp tư duy logic, tư duy trừu tượng và duy vật biện chứng được sử


4





dụng trong các phân tích và đánh giá để đưa ra những nhận định và đề xuất.
5/ CÁC KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Cơ sở dữ liệu về thực trạng quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi;
- Đề xuất đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công
trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
6/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Từ các vấn đề đã được trình bày ở trên sẽ hình thành nội dung nghiên cứu.
Những nội dung này được thể hiện trong bố cục của luận văn như sau:























5




Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
1.1. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý
1.1.1. Cơ chế quản lý, yếu tố quyết định hiệu quả và bền vững của công trình thủy lợi
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội
của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động
chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không
tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động, bất
kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần có sự quản lý dù ở mức
độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện những chức năng
chung. Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công
việc qua nỗ lực của người khác. Hoạt động quản lý phải trả lời các câu hỏi như phải
đạt được mục tiêu nào đã đề ra?, phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào?,
phải đấu tranh với ai và như thế nào?, có rủi ro gì xảy ra và cách xử lý?. Như vậy,
quản lý không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự
phân công lao động để liên kết và phối hợp hoạt động chung của một tập thể. Như
vậy, thuật ngữ quản lý luôn gắn liền với tổ chức.
Cơ chế quản lý là những quy định quản lý các bộ phận quản lý và các mối
quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn của từng người từng bộ phận nhằm hoàn thành
mục tiêu chung của tổ chức. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đã nói đến
cơ chế quản lý là hàm ý nói đến hệ thống tổ chức được sắp xếp theo thứ bậc, thành

từng nhóm, từng bộ phận và ứng với vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể để cùng
thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức; nói đến quản lý là nói đến các hoạt động,
tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu. Tổ chức
và quản lý có mối liên hệ mật thiết, khăng khít lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau. Quản
lý là tổng hợp các hoạt động nhằm duy trì và hoàn thiện hệ thống tổ chức, thúc đẩy


6




hoạt động của tổ chức bảo đảm sự tồn tại và vận hành của tổ chức, có tổ chức mà
không có cơ chế quản lý sẽ trở thành một tập hợp hỗn loạn. Giải quyết vấn đề tổ
chức phải dựa trên khả năng quản lý, hệ thống quản lý phải xuất phát từ hình thức
và phương pháp tổ chức. Cơ chế quản lý với 2 nội dung cơ bản là tổ chức và quản
lý không tách rời nhau, chúng gắn chặt với nhau, chi phối lẫn nhau. Để thực hiện tốt
chức năng quản lý phải xây dựng khung thể chế để mọi cá nhân tổ chức thực hiện,
thông qua đó đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người.
Hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng với kỳ vọng đầu
tư của nhà nước mà nguyên nhân chính được cho là sự bất cập về cơ chế quản lý. Vì
vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp là yếu tố quyết định tính hiệu
quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
1.1.2. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng cơ chế quản lý.
Cơ chế quản lý thủy lợi là tổng hợp các đơn vị bộ phận có mối liên hệ và quan
hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa, được giao trách
nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp để cùng thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý công trình.
* Các nguyên tắc hoàn thiện cơ chế quản lý.
- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp và sự thống nhất, thông

suốt từ trung ương đến địa phương, từ cấp cao đến cấp thấp.
- Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, phù hợp với từng địa phương, khu vực với quy
mô, phạm vi, tính chất, đặc điểm của từng công trình.
- Bảo đảm sự mềm dẻo, linh hoạt và thích nghi nhanh với sự thay đổi của môi
trường kinh doanh và đặc điểm tổ chức sản xuất nông nghiệp.
- Có phạm vi kiểm soát hữu hiệu, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn.
- Bảo đảm hiệu quả, huy động triệt để sự phối hợp của các thành phần kinh tế,
người hưởng lợi và bộ máy chính quyền các cấp. Gắn quyền lợi và trách nhiệm giữa
Nhà nước, người hưởng lợi với tổ chức quản lý, giữa tổ chức quản lý với người sử
dụng dịch vụ, giữa cá nhân và tổ chức.


7




Các nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau vì vậy không được xem
nhẹ nguyên tắc nào.
* Các phương pháp đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý.
Việc đổi mới cơ chế quản lý tựu trung lại có hai phương pháp chính như sau.
+ Phương pháp mô phỏng.
Phương pháp mô phỏng là phương pháp dựa vào các cơ chế quản lý đã thành
công, gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý không phù hợp để xây dựng hoặc hoàn thiện
cơ chế hiện có. Ưu điểm của phương pháp này nhanh gọn, hao phí ít thời gian và
tiền bạc cho công tác nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc các kinh nghiệm đã có.
Nhược điểm đòi hỏi phải tập hợp được nhiều thông tin, có năng lực tổ chức quản lý
giỏi, biết phân tích xem xét để tránh các sao chép máy móc, không phù hợp.
+ Phương pháp phân tích:

Phương pháp phân tích theo yếu tố là phương pháp khoa học, được ứng dụng
rộng rãi ở mọi cấp mọi đối tượng quản lý. Xuất phát từ mục tiêu nhiệm vụ, đặc
điểm hoạt động, đặc điểm sản phẩm thị trường, các yếu tố và điều kiện môi trường
kinh doanh, quy trình và công nghệ sản xuất, quy trình tiêu thụ sản phẩm và các đối
tác có liên quan. Trên cơ sở đó nghiên cứu phác thảo cơ chế tổ chức quản lý, số cấp
quản lý và số bộ phận quản lý phù hợp. Ưu điểm của phương pháp này là bộ máy
quản lý được nghiên cứu xây dựng công phu có cơ sở khoa học, bộ máy được hình
thành trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất nên phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp do
đó hoạt động của nó sẽ tốt và nhịp nhàng. Nhược điểm là đòi hỏi phải đầu tư nghiên
cứu thỏa đáng nên tốn thời gian và tiền bạc.
1.2. Hiện trạng cơ chế quản lý công trình thủy lợi.
Lịch sử hình thành và phát triển thủy lợi gắn liền sự hình thành và phát triển
các cơ chế quản lý. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển, ứng với thể chế chính trị
xã hội và bộ máy quản lý Nhà nước mà có các hình thức tổ chức với chức năng,
nhiệm vụ và tên gọi khác nhau. Có thể tóm tắt hiện trạng về mô hình quản lý qua
các thời kỳ như sau:


8




1.2.1. Về quản lý Nhà nước.
Quá trình hình thành và phát triển mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
về thủy lợi có nhiều sự thay đổi cùng với quá trình đổi mới và hoàn thiện bộ máy
quản lý Nhà nước, nhưng có thể tóm lược thành 2 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn trước 1995:
Từ năm 1995 trở về trước, Bộ Thủy lợi là cơ quan của Chính phủ được giao
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy lợi trên toàn quốc. Theo

pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 1994 và chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy lợi quy định tại Nghị định số 63-CP
ngày 11/7/1994 xác định rõ "Bộ Thủy lợi là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước
địa nhiệt); về quản lý khai thác công trình thủy lợi và công tác phòng chống lụt bão,
bảo vệ đê điều trong cả nước".
Ở các tình thành phố trực thuộc trung ương, các sở thủy lợi là cơ quan chuyên
môn của UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Các huyện thị có Phòng thủy lợi, phòng thủy lợi là cơ
quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy
lợi trên địa bàn huyện. Ở cấp phường xã, Uỷ ban nhân dân xã phân công một ủy
viên phụ trách thủy lợi (cùng với một số nhiệm vụ khác).
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay:
Năm 1995, Chính phủ hợp nhất 3 Bộ là Nông nghiệp - Công nghiệp thực
phẩm, Bộ Lâm nghiệp và Bộ Thủy lợi thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn. Các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương cũng sáp nhập các sở Nông
nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, sở Lâm nghiệp và sở Thủy lợi thành sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy
lợi ở Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chính phủ
thực hiện. Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Thủy lợi giúp Bộ thực hiện chức
năng nhiệm vụ này.


9




Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn

tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT giao Chi cục Thủy lợi hoặc một đơn vị trực thuộc
khác giúp Sở trực tiếp thực hiện chức năng nhiệm vụ này. Ở cấp huyện, UBND
huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế giúp UBND huyện
quản lý Nhà nước về thủy lợi trên địa bàn huyện và ở cấp xã, UBND xã giao cho
cán bộ giao thông thủy lợi quản lý (xem mô tả ở sơ đồ 1.1).
Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi các cấp tham mưu, chỉ đạo thực hiện
tốt công tác thủy lợi, vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm thiểu thiệt
hại do hạn hán và lũ lụt gây ra, bảo đảm nguồn nước sạch cho cộng đồng và vệ
sinh môi trường nông thôn, quản lý và phát triển các dòng sông trên địa bàn các
tỉnh, cụ thể là:
- Công tác kế hoạch, quy hoạch: Lập quy hoạch, rà soát quy hoạch các hệ
thống thủy lợi. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc đã có quy hoạch thủy
lợi. Hướng dẫn xây dựng các kế hoạch về tưới tiêu, kế hoạch phòng chống thiên tai
(hạn), sửa chữa công trình, chương trình kiên cố kênh mương.
- Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất: Chủ động tổ
chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả giải pháp phòng chống hạn, úng hạn, quản lý
vận hành khai thác công trình đạt hiệu quả, hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả khai
thác công trình, bảo đảm an toàn công trình.









10





Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về quản lý khai thác công trình Thủy Lợi















- Cơ chế chính sách: Hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến các văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực quản lý chuyên ngành thủy lợi.
- Xây dựng chính sách: Tham mưu xây dựng và ban hành cơ chế chính sách
phục vụ quản lý như Nghị định 143/2003/NĐ-CP, Nghị định 154/2007/NĐ-CP và
Nghị định 115/2008/NĐ-CP, phân cấp quản lý công trình thủy lợi.
- Đôn đốc, hướng dẫn các Công ty KTCTTL xây dựng đề án chuyển đổi
Doanh nghiệp KTCTTL theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 31/2005/NĐ-
CP. Đến nay hầu hết các tỉnh đã xây dựng đề án.
Tuy vậy, bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi
hiện đang bộc lộ những bất cập, cần phải được nghiên cứu để đổi mới và hoàn thiện

cho phù hợp. Cụ thể là:
BỘ NÔNG NGHIỆP
& PTNT
UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN
ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ

TỔNG CỤC THỦY
LỢI
SỞ NÔNG NGHIỆP
& PTNT

PHÒNG
CÁN BỘ PHỤ
TRÁCH THỦY LỢI

CHI CỤC
THUỶ LỢI
TỔ QUẢN LÝ
THUỶ LỢI


11





a) Bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi thiếu
thống nhất.
Bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi ở cấp tỉnh,
huyện thiếu thống nhất, chức năng nhiệm vụ không nhất quán. Theo kết quả điều tra
khảo sát của đề tài năm 2006, ở cấp tỉnh hiện có 6 hình thức quản lý như sau: Chi
Cục Thủy lợi, Chi Cục Quản lý nước và Phòng chống lũ lụt bão; Chi Cục Thủy lợi
và Thủy sản; Phòng Thủy lợi và Phòng Thủy nông (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1: Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai
thác công trình thủy lợi ở cấp tỉnh.
TT

Vùng Tổng
Chi cục Phòng
Thủy
lợi
Quản lý
nước
&CTTL
Thủy
lợi
&PCLB

Thủy lợi
T.sản
Thủy
lợi
Thủy
nông
1 Miền núi phía Bắc 15 8 1 2 0
2 ĐB sông Hồng 11 5 3 0 0 4 0

3 Bắc trung Bộ 6 3 0 0 0 2 1
4 DH miền Trung 6 1 0 2 0 3 0
5 Tây Nguyên 5 4 0 0 1 3 0
6 Đông Nam Bộ 8 6 0 1 0 1 0
7 Đồng Bằng SCL 13 10 2 0 0 1 0

Tổng cộng 64 37 6 5 1 14 1
(Số liệu điều tra, khảo sát của Trung tâm NC kinh tế - Viện KHTL thực hiện năm 2006)
Ở cấp huyện còn bất cập hơn có đến 12 loại hình tổ chức khác nhau (xem bảng 1.2).


12




Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác
công trình thủy lợi ở cấp huyện.
TT Loại hình tổ chức Số lượng (phòng) Tỷ lệ (%)
1

Phòng Nông nghiệp 52 9.38
2

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 141 26.65
3

Phòng Nông nghiệp, công nghiệp 2 0.378
4


Phòng Nông, Lâm, Ngư nghiệp 12 2.268
5

Phòng Lâm nghiệp 8 1.512
6

Phòng Nông nghiệp - Thủy sản 8 1.512
7

Phòng Nông, Lâm, Thủy sản 4 0.756
8

Phòng Kinh tế 282 53.31
9

Phòng Kế hoạch - Kinh tế 7 1.323
10

Phòng Quản lý đô thị 1 0.189
11

Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn 1 0.189
12

Trạm Thủy lợi/ Trạm thủy nông 11 2.079
Cộng 528 100
(Số liệu điều tra, khảo sát của Trung tâm NC kinh tế - Viện KHTL thực hiện năm 2006)
b) Còn lẫn lộn chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất.
Một số địa phương còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý
sản xuất nên bộ máy quản lý Nhà nước phình ra quá lớn, Chi Cục thủy lợi Cà Mau

vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và chức năng quản lý công trình nên xảy ra
tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi", ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước.
c) Phân cấp quản lý chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong điều hành chỉ đạo
quản lý.
Phân cấp không rõ ràng dẫn đến quản lý thiếu thống nhất, còn biểu hiện phân
tán, cục bộ lại thiếu thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp, một số nơi
xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, một việc phải đưa qua nhiều cấp mới giải


13




quyết được, có khi phải vòng vèo qua nhiều cửa, nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà phức
tạp mới giải quyết được.
d) Trình độ cán bộ quản lý còn thấp lại phân bố không đồng đều giữa các
vùng miền.
Ở cấp tỉnh, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chỉ đạt 56,8%, số cán
bộ trung cấp và sơ cấp xấp xỉ 40%. Mất cân đối giữa các vùng miền, vùng ĐBSCL
chỉ có 31% cán bộ có trình độ đại học còn lại chỉ là trung cấp và sơ cấp (Xem bảng
1.3).
Bảng 1.3. Năng lực cán bộ khối quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh.
TT Vùng
Đại học và
trên ĐH (%)
Cao đẳng
(%)
Tr. Cấp
(%)

Sơ cấp
(%)
1

Miền núi phía Bắc 80.57 1.71 12.00 5.71
2

Đồng bằng sông Hồng 82.17 2.33 10.85 4.65
3

Bắc trung Bộ 78.67 1.33 14.67 5.33
4

Duyên hải miền Trung 88.89 0.00 6.67 4.44
5

Tây nguyên 75.76 6.06 10.61 7.58
6

Đông Nam Bộ 44.38 0.59 34.91 20.12
7

Đồng bằng Sông Cửu Long 30.92 7.26 36.83 25.00

Bình Quân cả nước 56.84 3.78 24.44 14.94
(Số liệu điều tra do Trung tâm NC kinh tế - Viện KHTL thực hiện năm 2006)
Ở cấp huyện thì số cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ về thuỷ lợi quá ít.
Trong số 528 phòng được điều tra với tổng số 4.475 người, thì chỉ có 639 người có
chuyên môn về thủy lợi (bằng 14,3%, số còn lại là từ các ngành nghề khác. Trong
đó chỉ có gần 60% có trình độ đại học và trên đại học và tập trung chủ yếu ở các



14




vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện vẫn còn 120/528 huyện không có cán bộ chuyên
môn về thủy lợi (chiếm 23%) (Xem bảng 1.4).
Bảng 1.4: Năng lực cán bộ khối quản lý Nhà nước ở cấp huyện.
TT
Vùng
Đại học (%)
Tr.Cấp (%)
Sơ cấp (%)
1

Miền núi phía Bắc 55.86 40 3.45
2

Đồng bằng sông Hồng 71.27 28.73 0
3

Bắc Trung Bộ 75.58 24.42 0
4

Duyên hải miền Trung 53.33 41.66 5
5

Tây nguyên 34.28 57.14 5.7

6

Đông Nam Bộ 92.3 7.7 0
7

Đồng bằng sông Cửu Long 40.51 39.65 19.83

Bình quân cả nước 59.1 35.5 5.4
(Số liệu điều tra, khảo sát của Trung tâm NC kinh tế - Viện KHTL thực hiện năm 2006)
e) Thể chế chính sách và cơ sở vật chất phục vụ quản lý còn nhiều bất cập và
quá lạc hậu.
Về khung pháp lý còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế, nhiều vấn đề
nổi cộm như phân cấp quản lý công trình thủy lợi, phân cấp quản lý lưu vực sông,
hướng dẫn thực hiện chuyển giao quản lý cho cộng đồng, thanh tra chuyên ngành
(hướng dẫn thực hiện Nghị định 140/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính) chưa đầy
đủ. Năm 2009 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành thông tư 65 về hướng dẫn
phân cấp, đến nay nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện. Một số văn bản hướng dẫn
Luật, Nghị định của Chính phủ mâu thuẫn lẫn nhau. Vấn đề được đề xuất nhiều nhất
là chính sách tài chính.
f) Kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm
Kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính Nhà nước chưa nghiêm, tình trạng
"trên bảo dưới không nghe" xẩy ra khá phổ biến, mỗi địa phương có một "lệ" riêng.


15




Chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những

nhiệm vụ đã được phân cấp.
1.2.2. Về mô hình tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Để quản lý, vận hành các hệ thống công trình thủy lợi đã có, hiện nay cả nước
hình thành một hệ thống tổ chức quản lý thủy nông, khép kín gồm hai cấp bao gồm:
- Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc Nhà nước.
- Các tổ chức quản lý thủy nông thuộc tập thể, người dân (gọi là tổ chức hợp
tác dùng nước).
Các tổ chức này độc lập hoặc phối hợp với nhau trong việc quản lý, khai thác
hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo phục vụ các hoạt động sản xuất và dân sinh
kinh tế.
1.2.2.1 Số lượng, loại hình các đơn vị quản lý thủy nông thuộc Nhà nước.
Theo quy định tại Điều 9, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi:
"Công trình thủy lợi được xây dựng bằng ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ
ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp Nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ".
Theo số liệu báo cáo của các địa phương trên toàn quốc, hình thức tổ chức
quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc Nhà nước trên toàn quốc chủ yếu là các
doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi. Tuy nhiên, trong từng điều kiện cụ thể,
mỗi địa phương đã quy định những mô hình tổ chức khác nhau. Cụ thể ở các cùng
như sau:
a) Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc:
Miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh, với những mô hình tổ chức quản lý, khai
thác công trình thủy lợi như sau:
- Các tỉnh không thành lập tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc
Nhà nước gồm: Hà Giang, Lào Cai. Ở các tỉnh này, công trình thủy lợi đã được giao
cho cấp huyện, xã quản lý, khai thác. Tỉnh Lào Cai trước kia có thành lập một số
Trạm quản lý khai thác công trình thủy lợi trực thuộc huyện nhưng do không có
kinh phí hoạt động nay đã giải tán.
- Các tỉnh có thành lập doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi bao gồm:
Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Điện



16




Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ. Tuy vậy, mô hình ở tỉnh Bắc
Kạn chưa phù hợp.
- Các tỉnh có đơn vị sự nghiệp tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi
gồm: Tuyên Quang (Ban quản lý công trình thủy lợi Ngòi Là), Yên Bái (Trạm Quản
lý khai thác công trình thủy lợi Văn Yên, Lục Yên), Quảng Ninh (Trung tâm ở Hài
Hà, Đầm Hà).
b) Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ở các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng, tổ chức quản lý, khai thác công trình
thủy lợi thuộc Nhà nước tương đối giống nhau. 100% các tỉnh có thành lập Công ty
Khai thác công trình thủy lợi (Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi liên
tỉnh, toàn tỉnh hoặc quản lý công trình thủy lợi liên huyện hoặc trọng phạm vi
huyện). Có 2 doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi quản lý, khai thác công
trình thủy lợi liên tỉnh, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
(Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hà), 5 hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh trực thuộc các
doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi thuộc các tỉnh, thành phố (Bắc Đuống,
An Kim Hải, Sông Nhuệ, Thác Huống, Sông Cầu).
Tỉnh Hà Tây (nay đã sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội) có 10 Công ty Khai thác
công trình thủy lợi. Tuy nhiên, theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, nay chỉ còn 4 công ty là Công ty Khai thác công trình thủy lợi Sông Nhuệ,
Sông Đáy, Sông Tích và Mê Linh. Như vậy, Thành phố Hà Nội (mới) hiện nay có 5
công ty khai thác công trình thủy lợi. Tỉnh Hải Dương còn có Xí nghiệp khai thác
công trình thủy lợi Thành phố Hải Dương trực thuộc Công ty TNHH MTV quản lý
công trình đô thị Hải Dương.
Trong 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng Bằng sông Hồng có 3 tỉnh, thành

phố thành lập công ty với quy mô toàn tỉnh (Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên -
trên cơ sở sáp nhập công ty khai thác công trình thủy lợi quy mô liên huyện hoặc
quy mô huyện để quản lý các hệ thống công trình thủy lợi có tính chất tương tự).
c) Vùng Bắc Trung bộ.


17




Đây là vùng có mô hình tổ chức khá tương đồng với vùng Đồng bằng sông
Hồng. Vùng Bắc Trung bộ có 6 tỉnh, thì 100% các tỉnh có thành lập doanh nghiệp
khai thác công trình thủy lợi. Có 3 tỉnh thành lập công ty khai thác công trình thủy
lợi có quy mô toàn tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Các tỉnh còn lại
(Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) thành lập mô hình công ty khai thác công tác thủy
lợi có quy mô liên huyện hoặc quy mô huyện.
Hiện nay, một số huyện ở Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh trong vùng này còn
có nơi giao công trình vừa và nhỏ cho huyện hoặc xã trực tiếp quản lý.
d) Vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Vùng nay bao gồm 6 tỉnh, mô hình quản lý, khai thác công trình thủy lợi
tương đối giống hau. Ngoại trừ tỉnh Khánh Hoà thành lập hai Công ty Khai thác
công trình thủy lợi theo quy mô liên huyện (Bắc Khánh Hòa và Nam Khánh Hòa),
các tỉnh trong vùng đều thành lập công ty có quy mô toàn tỉnh, hoạt động khá hiệu
quả. Một số huyện miền núi, công trình thủy lợi nhỏ được giao cho huyện hoặc Uỷ
ban nhân dân các xã tự tổ chức mô hình quản lý, khai thác.
e) Các tỉnh Tây Nguyên.
Tây Nguyên có 5 tỉnh thì có 4 tỉnh có mô hình tổ chức quản lý, khai thác công
trình thủy lợi có quy mô toàn tỉnh. Riêng tỉnh Đắc Nông không có mô hình doanh
nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Chỉ có một Trạm Quản lý khai thác

công trình thủy lợi Đắc Mil (thuộc Huyện), quản lý hệ thống công trình thủy lợi
Đắc Mil tưới chủ yếu cho cây cà phê và một ít diện tích trồng lúa.
Tỉnh Lâm Đồng có công ty khai thác công trình thủy lợi có quy mô toàn tỉnh,
nhưng công ty này đã giải tán và sáp nhập với Ban quản lý kinh tế công trình thủy
lợi Thành phố Đà Lạt thành Trung tâm quản lý, khai thác công trình thủy lợi Lâm
Đồng, hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu.
Cũng giống như các nơi khác, các công trình thủy lợi nhỏ trong khu vực được
giao cho Uỷ ban nhân dân các huyện, xã trong vùng tổ chức các loại hình để quản
lý, khai thác.
f) Các tỉnh Đông Nam bộ.

×