ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông là loài được trồng phổ biến hiện nay. Loài Thông đang là một
trong những giống cây trồng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm để trồng
rừng công nghiệp, rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và đây cũng là đối
tượng được đặc biệt quan tâm trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của
Chính phủ. Rừng Thông thường được trồng thuần loài hoặc trồng hỗn loài với
Keo, Dẻ, cây họ Dầu
Rừng trồng hiện nay chủ yếu là rừng thuần loài. Nhưng trữ lượng và
chất lượng rừng còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ, củi
của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh chưa hợp lý. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh trưởng, cấu
trúc rừng và xác định biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động là rất cần thiết.
Với rừng thuần loài đều tuổi, mối quan hệ giữa các cây rừng ở giai
đoạn đầu có thể là hỗ trợ để sớm khép tán, sớm hình thành tiểu hoàn cảnh
rừng. Nhưng khi tuổi rừng tăng lên nếu mật độ không thay đổi sẽ dẫn đến
không gian dinh dưỡng không đủ để cây rừng phát triển gây ra mối quan hệ
cạnh tranh giữa các cá thể với nhau. Vì vậy, có thể nói rằng mật độ rừng là
một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng trong hệ sinh
thái và mức độ tận dụng tiềm năng sản xuất của cây.
Do đó vấn đề nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc rừng là rất cần thiết
làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
Chí Linh là vùng đất rất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, bởi vị trí địa lý
đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thuỷ, bộ từ biên giới phía Bắc về
Hà Nội. Hiện nay, Chí Linh có 10392,50 ha đất rừng, trong đó rừng trồng
8057,2 ha, rừng tự nhiên 2335,30 ha. Rừng trồng chủ yếu là Keo tai tượng,
Bạch đàn và rừng Thông đuôi ngựa Tuy nhiên rừng Thông ở đây chất
lượng còn kém do chưa điều tra và chưa áp dụng các kỹ thuật nuôi dưỡng
rừng hợp lý. Từ những thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus
massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương”.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1
Nghiên cứu về các mô hình cấu trúc và sinh trưởng rừng đã được nhiều
tác giả trên thế giới và Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế kỷ XX. Những
nghiên cứu này đều có xu hướng xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận
phục vụ công tác kinh doanh rừng hiệu quả. Bước đầu đi từ định tính, sau đến
định lượng với quy luật tự nhiên, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề trong
kinh doanh rừng.
Sinh trưởng cây rừng và lâm phần là trọng tâm của sản lượng rừng, nó
có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng
như hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất của rừng. Có nhiều
hướng, nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng
của lâm phần. Ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vấn đề quy
luật phân bố số cây ổn định theo tần số và tần suất ở các cỡ tự nhiên về đường
kính, chiều cao, thể tích đã được nhiều tác giả công bố. Nhiều vấn đề nghiên
cứu cấu trúc trước đây còn nặng về nghiên cứu định tính, mô tả thì nay đã
được nghiên cứu định lượng. Định hướng nghiên cứu cấu trúc và sản lượng
rừng đã được các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán học
từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các quy luật tự nhiên, nhờ đó đã
giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt trong lĩnh vực
lập biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra và dự đoán sản lượng
cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho
từng đối tượng cụ thể.
Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về khoa học sản lượng
rừng của nhân loại rất đồ sộ. Vì thế, trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp, tôi
chỉ khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan đến
nội dung và nghiên cứu của đề tài làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn
phương pháp nghiên cứu.
1.1. Tổng quan về nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các nhà khoa học đã thu
được thành tựu đáng kể về việc nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng của rừng.
2
Việc nghiên cứu này nhằm tìm ra các dạng cấu trúc phổ biến nhất và các dạng
tối ưu theo quan điểm kinh tế, nghĩa là kiểu cấu trúc cho nghiên cứu gỗ cao
nhất, chất lượng gỗ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng gỗ và bảo vệ môi
trường. Nhưng do sự phức tạp của hệ sinh thái, thành phần loài cây ở nhiều
vùng dẫn đến việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn.
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D)
Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D
1.3
) là một trong các chỉ tiêu
quan trọng nhất của cấu trúc rừng và đã được nghiên cứu khá đầy đủ từ cuối
thế kỷ trước. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này tiêu biểu như:
Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong cộng dồn
phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba. Naslund (1936, 1937) xác lập quy luật
phân bố Charlier cho phân bố N/D của lâm phần thuần loài đều tuổi khép tán
(theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [8]. Drachenko, Svalov sử dụng phân bố số cây
theo đường kính lâm phần Thông ôn đới. Đặc biệt, để tăng tính mềm dẻo một
số tác giả thường sử dụng các họ hàm khác nhau, Loetch (1973) (theo Phạm
Ngọc Giao, 1995) [8] dùng họ hàm Bêta, Roemich, K (1995) nghiên cứu khả
năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố đường kính
Lembeke, Knapp và Ditbma (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [8], sử dụng phân
bố Gamma với tham số thông qua các phương trình biểu thị mối tương quan
giữa tuổi và chiều cao tầng trội như sau:
b = a
0
+ a
1
* + a
2
* (1.1)
p = a
0
+ a
1
*A + a
2
*A² (1.2)
α = a
0
+ a
1
*h
100
+ a
2
*A +a
3
*A*h
100
(1.3)
Dùng hàm này hoặc hàm khác để xây dựng dãy phân bố thực nghiệm
N/D
1.3
phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và bản chất quy luật điều tra
đo đạc. Một dãy phân bố thực nghiệm có thể chỉ phù hợp cho một dạng hàm
số, cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất khác nhau.
Một số tác giả còn dùng một số hàm khác để biểu thị các phân bố kinh
nghiệm của số cây theo đường kính (N/D) như: hàm Meyer, hàm Poisson,
hàm Charlier, hàm Logarit chuẩn, họ đường cong Pearson, hàm Weibull
3
Nghiên cứu định lượng cấu trúc N/D, phân bố N/H các tác giả có xu hướng
dựa vào dãy số lý thuyết để mô tả phân bố N/D, phân bố N/H và ứng dụng
của các dãy tần số đó. Đồng thời, bằng phương pháp giải tích, các tác giả đã
lựa chọn được nhiều hàm toán học để mô phỏng phù hợp với quy luật cấu
trúc. Những kết quả nghiên cứu định lượng trên là những cơ sở quan trọng
cho việc vận dụng vào nghiên cứu đối tượng Thông đuôi ngựa. Trong nghiên
cứu xây dựng mô hình cấu trúc N/D
và mô hình cấu trúc N/H đề tài đã lựa
chọn hàm Weibull có dạng:
F(x) = α*λ*x
α-1
*e
-λ*x
(1.4)
Trong đó:
F(X) là tần số quan sát
x là cỡ đường kính hay cỡ chiều cao
α, β là hai tham số của phương trình
1.1.1.2. Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây
(Hvn/D
1.3
)
Nghiên cứu tương quan Hvn/D
1.3
là một trong những quy luật cơ bản và
quan trọng trong hệ thống quy luật kết cấu lâm phần. Từ kết quả nghiên cứu
của nhiều tác giả cho thấy, cùng với sự tăng lên của tuổi cây rừng thì chiều
cao của cây cũng không ngừng tăng, đó là kết quả quá trình tự nhiên của sự
sinh trưởng. Trong một cỡ đường kính xác định, ở các cấp tuổi khác nhau sẽ
có các cây thuộc cấp sinh trưởng khác nhau. Cấp sinh trưởng càng giảm khi
tuổi lâm phần tăng lên dẫn đến tỷ lệ H/D tăng theo tuổi. Từ đó, đường cong
quan hệ H/D có thể bị thay đổi hình dạng và luôn dịch chuyển về phía trên khi
tuổi lâm phần tăng lên. Vagui A.B (1955) đã khẳng định: “Đường cong chiều
cao thay đổi và luôn dịch chuyển lên phía trên khi tuổi tăng lên”. Tiourin A.V
(1972) đã phát hiện hiện tượng này khi ông xác lập đường cong chiều cao các
cấp tuổi khác nhau. Prodan M (1965) lại phát hiện độ dốc đường cong chiều
cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên và Prodan M (1944) khi nghiên
cứu kiểu rừng “Plenter wal” đã kết luận đường cong chiều cao không bị thay
đổi do vị trí của các cây ở một cỡ đường kính nhất định là như nhau. Curtis
R.O đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng
phương trình:
4
Logh = d + b
1
* +b
2
* + b
3
* (1.5)
Krauter G (1958) và Tiourin A.V (1931) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995)
nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên
cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dãy phân hóa
thành các cấp chiều cao thì mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay
cấp tuổi và cũng không cần xét đến tác động của hoàn cảnh, tuổi đến sinh
trưởng của cây rừng và lâm phần, vì thế những nhân tố này đã được phản ánh
trong kích thước của cây, nghĩa là trong quan hệ H/D đã bao hàm tác động
của hoàn cảnh và tuổi.
Thực tiễn điều tra rừng cho thấy, có thể dựa vào quan hệ H/D để xác
định chiều cao tương ứng cho từng cỡ kính mà không cần thiết đo độ cao toàn
bộ số cây. Có nhiều tác giả dùng các phương trình toán học khác nhau để biểu
thị quan hệ như: Naslund M (1929); Asnann F (1936); Hohenall W (1936);
Michailov F (1934, 1952); Prodan M (1944); Krenn K (1946); Meyer H.A
(1952) đã đề nghị các dạng phương trình:
h = a +a
1
*d +a
2
*d² (1.6)
h – 1,3 = d²(a + b*d)² (1.7)
h = a*d
b
; logh = a + b*logd (1.8)
h = a*(1 – e
-c*d
) (1.9)
h = a +b*logd (1.10)
h = k
1
*d
b
(1.11)
h - 1,3 = a* )
b
(1.12)
h - 1,3 = a*e
(
b/d)
(1.13)
Để mô phỏng tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử
dụng nhiều dạng phương trình khác nhau. Vấn đề lựa chọn phương trình thích
hợp nhất cho đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhưng nhìn
chung để biểu thị đường cong chiều cao thì phương trình parabol và phương
trình logarit được sử dụng nhiều nhất.
1.1.2. Ở trong nước
5
Việc phát hiện ra những quy luật cấu trúc là cơ sở cho kinh doanh
rừng. Hiện nay các kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng rộng rãi
mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở nước ta.
Tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [4] đã chọn họ đường cong Pearson với
7 họ đường cong khác nhau để biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính
rừng tự nhiên. Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) đã sử dụng hàm Meyer,
hàm khoảng cách để biểu diễn quy luật cấu trúc đường kính rừng thứ sinh,
ứng dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu quần thể rừng. Nguyễn Văn
Trương (1983) [7] đã sử dụng phân bố Poisson vào nghiên cứu, mô phỏng
quy luật cấu trúc đường kính thân cây cho đối tượng rừng hỗn giao khác
tuổi , còn đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi giai đoạn còn non và
giai đoạn trung niên thì các tác giả như: Vũ Nhâm (1988), Trịnh Đức Huy
(1987, 1988), Phạm Ngọc Giao (1898, 1995), Vũ Tiến Hinh (1990) đã biểu
diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch trái với các đối tượng khác nhau và
sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu thị như hàm: Scharlier, hàm
Weibull
Phạm Ngọc Giao (1995) [8] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông
đuôi ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và
xây dựng mô hình cấu trúc cho lâm phần Thông đuôi ngựa. Các tác giả Vũ
Nhâm (1988) [13], Vũ Tiến Hinh (1990) [14] đều sử dụng phân bố Weibull
với hai tham số để biểu thị phân bố N/D cho những lâm phần thuần loài, đều
tuổi như: Thông đuôi ngựa (Pinus marsoniana), Thông nhựa (Pinus merkusi),
Mỡ (Manglietia glauca).
Phạm Ngọc Giao (1995) [8] đã khẳng định tương quan H/D của các
lâm phần Thông đuôi ngựa tồn tại chặt dưới dạng phương trình logarit một
chiều:
h = a + b*logd (1.14)
Bảo Huy (1993) [1] đã thử nghiệm 4 phương trình tương quan H/D
cho từng loài ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo, Chiêu liêu ở rừng rụng lá và
rừng nửa rụng lá. Đó là các phương trình:
h = a +b*logd
1.3
(1.15)
h = a + b*d
1.3
(1.16)
6
logh = a + b*d
1.3
(1.17)
logh = a + b*logd
1.3
(1.18)
Từ đó, tác giả đã chọn được phương trình thích hợp nhất là:
Logh =a + b*logd
1.3
(1.19)
Nhìn chung, việc nghiên cứu về cấu trúc rừng tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây, quy luật phân
bố N/D. Kết quả của các nghiên cứu này đã và đang được ứng dụng trong sản
xuất kinh doanh, một phần đáp ứng được yêu cầu điều tra, điều chế và nuôi
dưỡng rừng.
Nguyễn Trọng Bình (1996) [6] trên cơ sở lý thuyết của hàm ngẫu
nhiên đã nghiên cứu mối quan hệ kỳ vọng toán và phương sai của biến ngẫu
nhiên của ba loài: Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Mỡ cho từng đại lượng sinh
trưởng (D
1.3
, Hvn) ở các thời điểm khác nhau là cơ sở quan trọng để xem xét
các vấn đề phân cấp năng suất các lâm phần thuần loài. Ngoài ra, còn nhiều
nghiên cứu sinh trưởng mô phỏng toán học đã ứng dụng các mô hình toán học
trong nghiên cứu sinh trưởng cũng như mối quan hệ giữa sinh trưởng với
hoàn cảnh.
1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm hình thái của Thông đuôi ngựa
Tên khác: Thông mã vĩ, Thông tàu, Thông hai lá
Tên khoa học: Pinus massoniana Lamb
Họ: Thông [Pinaceae (Abietaceae)]
Thông đuôi ngựa là loại cây thân gỗ lá kim có kích thước tương đối
lớn. Cây có thể cao tới 30m, đường kính 50 - 60cm, thân cây thẳng vỏ màu
nâu đỏ, gốc có màu thẫm hơn, khi già vỏ bong thành từng mảng.
Cành cây non có màu vàng nhạt hoặc hung, không có lông. Tỉa cành tự
nhiên tương đối tốt. Thân cây có nhiều nhựa, có thể khai thác dùng trong các
ngành công nghiệp.
Lá Thông đuôi ngựa có màu xanh tươi, tập trung ở đầu cành, lá mềm và
rủ xuống. Thường có hai lá kim trong mỗi bẹ lá. Lá hình kim dài từ 12 – 20
cm. Khi cây Thông đuôi ngựa từ 5 - 10 tuổi, tán lá hình tháp, sau đó trở thành
hình trứng và hình ô khi tuổi già.
Thông đuôi ngựa ban đầu ra hoa, kết quả ở tuổi 6 - 7 hoa đơn tính cùng
gốc. Nón quả khi non có hình gần tròn, khi già có hình trứng dài từ 4 - 7 cm,
7
đường kính 2,5 - 4 cm. Khi chín nón quả có màu hạt Dẻ, mặt vẩy hình thoi
dẹp, mép phía trên tròn. Hạt màu nâu nhạt, có cánh mỏng, dài 1,5 cm. Trọng
lượng trung bình của 1000 hạt là 10 - 14g. Khoảng 40 - 50 kg quả chế biến
được 1kg hạt.
Gỗ Thông đuôi ngựa có lõi và giác phân biệt. Lõi có màu vàng, thớ gỗ
thô, thẳng. Gỗ nhẹ, thường được sử dụng làm trụ mỏ, làm cột điện, sản xuất
giấy, sợi xenlulose và dùng trong xây dựng khi cây có kích thước lớn. Nhựa
Thông dùng để sản xuất tùng hương và tinh dầu Thông phục vụ các ngành
công nghiệp và xuất khẩu, khi cây trưởng thành (≥15 tuổi) mỗi cây có thể
khai thác được 2 kg nhựa/cây.
1.2.2. Phân bố
Mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, ở độ cao từ 600 –
800m, nhiệt độ bình quân từ 13 - 20
0
C. Có thể chịu được sương giá. Được
nhập vào trồng ở Việt Nam từ trước cách mạng tháng 8 và được trồng ở nhiều
nơi trên đất trống đồi núi trọc như: Phú Điền (tỉnh Thanh Hóa), Đá Chông
(Huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội), Yên Lập (tỉnh Quảng Ninh).
Hiện nay, rừng Thông đuôi ngựa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc
như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái và Lào Cai Diện tích rừng
Thông đuôi ngựa đã trồng trong cả nước từ năm 1986 - 1993 là 14437 ha (Bộ
LN, 1994). Đặc biệt Lâm trường Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái), có độ cao trên
mặt biển 500 - 800m, nằm ở vĩ độ 22
0
Bắc, đã trồng thành công rừng Thông
đuôi ngựa với diện tích rộng tới 10000 ha, có sự tham gia tích cực của cán bộ
nông dân người H
’
Mông, theo mô hình Lâm nghiệp cộng đồng. Phần sườn và
đỉnh núi dốc mạnh người dân trồng Thông đuôi ngựa, phần chân núi ít dốc
hơn người dân trồng cây ăn quả. Táo mèo, người dân chăm sóc vườn quả Táo
mèo, đồng thời bảo vệ rừng Thông đuôi ngựa không bị gia súc phá hoại và
đặc biệt bảo vệ rừng Thông không bị cháy (vùng này làm nương rẫy tương
đối mạnh).
1.2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của Thông đuôi ngựa
1.2.3.1. Đặc điểm sinh lý
8
Cây Thông đuôi ngựa là cây ưa sáng hoàn toàn ngay từ nhỏ. Thông
đuôi ngựa có khả năng chịu hạn khá cao và có nhu cầu không cao về các chất
khoáng dinh dưỡng trong đất (N, P, K); cho nên, một số địa phương đã trồng
rừng Thông đuôi ngựa trên đất tương đối tốt (đất sau nương rẫy hoặc đất dưới
tán rừng nghèo kiệt) Khi trồng trên các dạng đất tốt này cây Thông đuôi
ngựa bị các cây cỏ cao (sẹ, cỏ lau), các cây bụi ưa ẩm mọc nhanh (Hu, Ba soi,
Ba bét) và các cây gỗ mọc nhanh tiên phong phục hồi sau nương rẫy (Ràng
ràng, Lim xẹt) đã lấn áp, chèn ép khá mạnh cây Thông đuôi ngựa, vì cây
Thông đuôi ngựa có giai đoạn 3 - 5 năm đầu cây sinh trưởng rất chậm, cây chỉ
đạt chiều cao trung bình từ 2 - 3,30m và lại là cây ưa sáng. Cho nên rừng
Thông đuôi ngựa trồng trên các trạng thái đất tốt này đã tốn nhiều công chăm
sóc so với định mức, nhưng rừng trồng vẫn thất bại.
Bởi vậy, ở các địa phương và các Lâm trường trồng rừng thường trồng
Thông đuôi ngựa trên đất trống đồi núi trọc, có hàm lượng mùn (%) thấp
<1,5%, nghèo đạm (%) <0,10%, nghèo lân K
2
O dễ tiêu Đất có độ dày
≤80cm, thường có đã lẫn và kết von Fe, Al, với thành phần cơ giới nhẹ, nhiều
cát, độ xốp kém (<50%) khả năng thấm nước không cao, nhưng đất không bị
đọng nước trong mùa mưa, do khả năng thoát nước tương đối tốt. Mặc dù
trồng trên đất đồi núi trọc thoái hóa, có độ phì tự nhiên thấp như vậy, nhưng
nếu trồng đúng vùng khí hậu đối với cây Thông đuôi ngựa và đất có phản ứng
chua (pH = 4,0 - 5,5) thì rừng trồng vẫn cho năng suất gỗ cao, biến động từ 10
– 12 m
3
/ha/năm.
1.2.3.2. Đặc điểm sinh thái
* Đặc điểm khí hậu:
Mức độ thích hợp
Yếu tố
S1
Rất thích
hợp
S
2
Thích
hợp
S3
Ít thích
hợp
S4
Rất nhiều
hạn chế và
không thích
hợp
Nhiệt độ bình quân
năm (t
o
C)
18-20 20-21 21-22 >22
9
Nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất (t
o
C)
6-10 10-12 12-15 <6
Lượng mưa hàng năm
(mm)
1500-2000 200-2300 1200-1500 <1200
(Nguồn: Bộ NN & PTNN) [2]
Qua đặc điểm khí hậu rất thích hợp và thích hợp đối với cây Thông
đuôi ngựa chứng tỏ nó là một loài cây lá kim thân gỗ thích hợp ở vùng khí
hậu á nhiệt đới, nhưng không có mùa đông rét đậm kéo dài và thường xuất
hiện sương giá với lượng mưa hàng năm trung bình.
* Đặc điểm địa hình:
Mức độ thích hợp
Yếu tố
S1
Rất thích
hợp
S
2
Thích
hợp
S3
Ít
thích
hợp
S4
Rất nhiều hạn chế và
không thích hợp
Độ dốc 10
0
20-21 21-22 >22
Độ cao so với mặt
biển (m)
500-800 800-1100 <500 >1100
(Nguồn: Bộ NN & PTNN) [2]
Chú thích:
Cây Thông đuôi ngựa ở nước ta thường chỉ trồng thuần loài, có cấu trúc
một tầng cây, tán lá lại tương đối thưa, cho nên tác dụng chống xói mòn, hạn
chế dòng chảy trên mặt đất không lớn; vì vậy, không thể trồng trên đất có độ
dốc mạnh và rất mạnh, nhất là trên các loại đất trống đồi núi trọc có độ xốp
kém, tính thấm nước không cao.
Độ cao so với mặt biển, áp dụng cho các tỉnh ở vùng Tây Bắc và Đông
Bắc bộ, nơi trồng nhiều rừng Thông đuôi ngựa mang đặc điểm khí hậu á nhiệt
đới, cận nhiệt đới, hoặc khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh từ 3 - 4 tháng
trong một năm (tháng có nhiệt độ trung bình <20
0
C).
* Đặc điểm đất:
Thực tiễn trồng rừng Thông đuôi ngựa ở nước ta đã chứng tỏ: loại đất
thích hợp đối với trồng rừng Thông đuôi ngựa là loại đất vàng đỏ alit được
hình thành ở vùng khí hậu á nhiệt đới ẩm, cận nhiệt đới. Loại đất này thường
10
có hàm lượng mùn cao hơn loại đất Feralit được hình thành ở vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm. Tỷ lệ C/N của tầng tích lũy mùn thuộc đất vàng đỏ alit cũng cao
hơn đất Feralit, do tốc độ phân giải chất hữu cơ diễn ra trong đất chậm hơn.
Đất phải có phản ứng chua, tầng đất dày >1000cm, có thành phần cơ
giới thịt trung bình, không hoặc có tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn rất ít. Thực bì chỉ thị
đặc điểm đất có tính chất và độ phì tự nhiên thích hợp với rừng Thông đuôi
ngựa là Ia (dạng đất trống đồi núi trọc, có cỏ chịu hạn và lau lách).
Mức độ thích hợp
Yếu tố
S1
Rất thích
hợp
S
2
Thích hợp
S3
Ít thích
hợp
S4
Rất nhiều
hạn chế và
không thích
hợp
Loại đất
Đất vàng đỏ
alit
-trên đá
mac-ma
chua
Đất Feralit
- trên đá
mac-ma
chua
- trên đá
trầm tích
và biến
hình chua
Đất hình
thành
trên đá
sa thạch
cuội kết
Đất có phản
ứng chua và
trung tính
-Đất bị ngập
nước
Độ dày tầng đất (cm) >100 50-100 <50
Đất xói mòn
trơ sỏi đá
Tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn
(%)
<10 10-30 30-50 >50
Thực bì Ia Ib
1
Ib
2
Ic
Năng suất trung bình
(m
3
/ha/năm)
>12 8-12 <8 Thất bại
(Nguồn: Bộ NN & PTNN) [2]
Chú thích:
Ia: Dạng đất trống đồi núi trọc, có cỏ chịu hạn và lau lách
Ib
1
: Trảng cây bụi chịu hạn thấp, cao <2m
Ib
2
: Trảng cây bụi cao 2 - 3m có các cây gỗ tái sinh mật độ 300 - 1000
cây/ha
11
Ic: Trảng cây bụi cao, tốt, có mật độ các cây gỗ tái sinh hơn 1000
cây/ha
1.2.4. Giá trị kinh tế, môi trường
Gỗ: Cung cấp gỗ trụ mỏ, làm cột điện, sản xuất giấy, sợi xenlulose và
dùng trong xây dựng khi cây có kích thước lớn.
Rễ Thông: tiết ra chất Fitoncid có chức năng lọc không khí, diệt khuẩn,
nấm
Lá và vật rơi rụng: Hàng năm rừng Thông đuôi ngựa trả lại cho đất
60,12kg đạm và 19,54kg lân.
Nhựa: Tải chất dinh dưỡng nuôi cây, có tính sát khuẩn, ngăn chặn vi
khuẩn xâm nhập vào cây, nhựa Thông và vazdin làm thuốc chống bỏng. Nhựa
Thông còn dùng pha chế sơn, làm bóng, mau khô, bền đẹp, làm dung môi hỗn
hợp các chất hữu cơ, dùng trong công nghiệp xà phòng, giấy ngăn chặn không
cho mực thấm vào các kẽ hở tránh làm nhòe mực, công nghiệp cao su, ngâm
tẩm diêm, sơn, mực in, xi gắn, hàn, đồ hộp (tráng bên trong).
Rừng Thông đuôi ngựa là cảnh quan du lịch, có tác dụng giữ nước và
làm trong sạch môi trường.
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được tình hình sinh trưởng và đặc điểm cấu trúc rừng Thông
đuôi ngựa thuần loài đều tuổi, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một
số biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
12
Nghiên cứu được cấu trúc rừng trồng Thông đuôi ngựa tại khu vực
nghiên cứu.
Nghiên cứu được các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng Thông đuôi ngựa
tại khu vực nghiên cứu.
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài 11 tuổi tại khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc của tầng cây cao
của rừng Thông trồng thuần loài tại đền thờ Chu Văn An - Sao Đỏ - Chí Linh
- Hải Dương.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung được
xác định như sau:
2.3.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng
- Nghiên cứu cấu trúc mật độ và độ tàn che
- Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D
1.3
)
- Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
- Quan hệ tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây
(Hvn/D
1.3
)
- Phân cấp cây rừng
2.3.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng
- Nghiên cứu sinh trưởng đường kính ngang ngực (D
1.3
)
- Nghiên cứu sinh trưởng chiều cao cây (Hvn)
- Nghiên cứu sinh trưởng đường kính tán (Dt)
- Nghiên cứu trữ lượng lâm phần (M)
2.3.3. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận
Sinh trưởng của cây rừng và quần thể rừng chịu tác động tổng hợp của
nhiều nhân tố sinh thái khác nhau như: điều kiện khí hậu, địa hình, thổ
nhưỡng, loài cây, tuổi cây, cấu trúc hình thái và biện pháp kỹ thuật tác động.
Trong một khu vực hẹp, khi điều kiện ngoại cảnh tương đối đồng nhất và với
biện pháp kỹ thuật chăm sóc tương tự thì nhân tố sinh thái quan trọng có tác
động phân hoá sức sinh trưởng của rừng là nhân tố mật độ. Đây là một nhân
13
tố nội tại, một nhân tố cấu trúc hình thái có ảnh hưởng xuyên suốt trong toàn
bộ đời sống của rừng. Vì vậy, việc điều tiết nhân tố này sẽ kéo theo sự thay
đổi sức sản xuất và chất lượng của rừng theo chiều hướng tốt lên.
Muốn đề xuất được biện pháp kỹ thuật lâm sinh thì cần phải xác định
được mật độ thích hợp (N, cây/ha). Để xác định mật độ thích hợp khoá luận
sử dụng phương pháp: Phương pháp áp dụng các công thức hiện có và
phương pháp dựa vào mối quan hệ giữa tổng thể tích các cây so với số cây
tương ứng trong lâm phần. Sau khi xác định được mật độ thích hợp thì bước
tiếp theo là đề xuất một số chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh để tạo cho rừng có cấu
trúc hợp lý nhất.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Thu thập số liệu đã có
Thu thập các loại tài liệu, báo cáo có liên quan đến đề tài như: các số
liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
2.4.2.2. Điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường
a) Lập các ô tiêu chuẩn điển hình:
Để điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Thông thuần loài, tôi tiến
hành lập 6 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, mỗi ô có diện tích 500m
2
(20x25m)
tại các vị trí: Sườn chân lập 3 OTC, sườn đỉnh lập 3 OTC. Các OTC được lập
phải có tính đại diện cho cả khu vực nghiên cứu, nơi ít bị tác động của điều
kiện ngoại cảnh, không có đường mòn đi qua. Chiều dài OTC nằm song song
đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức, các OTC phải
cùng hướng phơi và cùng cấp độ dốc.
Để lập OTC tôi sử dụng địa bàn, thước dây, sai số khép góc nhỏ hơn
1/200 tổng chiều dài 4 cạnh OTC.
b) Phương pháp thu thập số liệu trong OTC:
Sau khi lập xong OTC tôi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu D
1.3
,
Hvn, Hdc,
Dt của tất cả các cây.
- Đường kính ngang ngực D
1.3
được đo bằng thước kẹp kính với độ
chính xác đến mm. Đo theo 2 hướng Đông Tây - Nam Bắc, sau đó tính trị số
bình quân.
14
- Đường kính tán lá Dt được đo bằng thước dây theo hình chiếu thẳng
đứng của mép tán lá xuống mặt đất của từng cây theo 2 hướng Đông Tây -
Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng
thước đo cao Blumles. Chiều cao vút ngọn được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh
trưởng của cây. Độ chính xác 0,1m.
Chất lượng cây rừng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hình thái
theo 3 cấp: Tốt, Trung bình, Xấu.
+ Cây tốt là những cây sinh trưởng và phát triển tốt, hình thái đẹp, tán
đều, độ thon nhỏ, không cong queo, không sâu bệnh, ít khuyết tật.
+ Cây trung bình là những cây sinh trưởng và phát triển bình thường,
hình thái cây và tán lá ở mức trung bình, ít khuyết tật.
+ Cây xấu là những cây sinh trưởng và phát triển kém, cây cong queo,
sâu bệnh, khuyết tật, lệch tán.
- Để phân cấp cây rừng, tôi áp dụng phương pháp phân cấp cây rừng
của G.S. Shedelin (1972). G.S. Shedelin đã tiến hành phân cấp cây rừng theo
chỉ tiêu số lượng và trên cơ sở hệ thống chỉ số hàng trăm, hàng chục và hàng
đơn vị:
Hàng trăm (100, 200, 300, 400): cho biết đặc điểm, vai trò của cây gỗ
trong lâm phần.
Hàng chục (10, 20, 30): chỉ số phản ánh chất lượng thân cây.
Hàng đơn vị (1, 2, 3): chỉ số phản ánh chất lượng tán cây.
Cụ thể:
+ Hàng trăm: 100: là những cây trong tầng trội của lâm phần.
200: là những cây trong tầng tán chính của lâm phần.
300: là những cây trong tầng trung gian.
400: là những cây bị chèn ép.
+ Hàng chục: 10: là những cây có chất lượng thân tốt.
20: chất lượng thân cây trung bình.
30: chất lượng thân cây xấu.
+ Hàng đơn vị: 1: chất lượng tán cây tốt.
2: chất lượng tán cây trung bình.
3: chất lượng tán cây xấu.
Số liệu điều tra được tổng hợp vào biểu 01:
15
Biểu 01: Điều tra tầng cây cao
OTC: Sotc:
Ngày điều tra: Người điều tra:
Độ cao tuyệt đối: Độ dốc:
STT Loài
D
1.3
(cm)
Dt
(m)
Hvn
(m)
Hdc
(m)
Chất lượng
(T, TB, X)
Phân cấp
G.S. Shedelin
ĐT NB TB ĐT NB TB
c) Xác định độ tàn che của tầng cây cao:
Độ tàn che của OTC được xác định theo phương pháp mạng lưới điểm
dùng ống ngắm có đường kính 3cm ngắm lên theo phương thẳng đứng,nếu
gặp toàn bộ tán cây thì giá trị tàn che được ghi là 1, nếu gặp nửa tán cây thì
giá trị tàn che được ghi là 0,5, nếu không gặp tán cây thì giá trị tàn che bằng
0.
Khi đó độ tàn che của OTC được tính bằng tổng giá trị tàn che đo dược
chia cho tổng số điểm được đo. Kết quả được ghi vào biểu sau:
Biểu 02: Xác định độ tàn che của tầng cây cao
OTC: Vị trí:
Ngày đo: Người đo:
STT điểm ĐTC STT điểm ĐTC STT điểm ĐTC
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
Số liệu thu thập được, theo yêu cầu của khoá luận tôi tiến hành xử lý số
liệu theo giáo trình thống kê toán học của giáo sư Nguyễn Hải Tuất (1982) để
tính các đại lượng bình quân D
1.3
, Hvn.
- Chia tổ ghép nhóm dùng công thức:
m ≥ 5log (n) (2.1)
Trong đó:
m là số tổ
n là dung lượng mẫu
- Cự ly tổ được tính theo công thức:
K = (2.2)
16
Với Xmax và Xmin là trị số quan sát lớn nhất và nhỏ nhất của các chỉ tiêu
tính toán.
Lập bảng chỉnh lý theo mẫu:
STT Phân tổ
Trị số giữa tổ
(X
i
)
Tần số
(fi)
X
i
2
fiX
i
fiX
i
2
∑ N S1 S2
Trong đó:
fi là tần số xuất hiện các giá trị trong tổ (Được xác định bằng phương
pháp kiểm phiếu bầu cử).
- Tính các giá trị đặc trưng mẫu:
Chỉnh lý số liệu và tính toán nội nghiệp: Số liệu đo đếm các chỉ tiêu
sinh trưởng trên các OTC được nhập vào máy tính nhờ phần mềm Excel. Tính
toán các đặc trưng:
+ Trị số trung bình mẫu:
X = (2.3)
+ Phương sai mẫu:
S
2
= Với Qx = - (2.4)
+ Sai tiêu chuẩn:
S
= (2.5)
+ Hệ số biến động:
S% = x100 (2.6)
+ Hệ số chính xác:
P% = (2.7)
+ Phạm vi biến động:
R
x
= Xmax – Xmin (2.8)
+ Hệ số tương quan:
17
R = (0 r ≥ 1) (2.9)
+ Lượng tăng trưởng bình quân chung:
∆T = (2.10)
Trong đó:
T là nhân tố điều tra (D, H, M)
A là tuổi cây rừng
+ Tổng tiết diện ngang lâm phần:
G
OTC
= n
i
xg
i
(2.11)
g
i
= 3,14x (2.12)
+ Trữ lượng lâm phần:
Tính trữ lượng trên 1ha của cá mô hình tại thời điểm ta quan sát theo
công thức:
M/ha = (2.13)
Trong đó:
M
OTC
= N*V (2.14)
N: là mật độ hiện tại của lâm phần (cây/ha)
V: là thể tích trung bình của một cây (m
3
)
Với V tra từ biểu thể tích 2 nhân tố
+ Tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng:
∆M = M/A (2.15)
Trong đó:
N là mật độ hiện tại
V được tra từ biểu thể tích 2 nhân tố
M là trữ lượng lâm phần
- Xác định số cây theo đường kính (N/D
1.3
) và số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Tính các đặc trưng mẫu theo chương trình thống kê mô tả, chia tổ ghép
nhóm các trị số quan sát theo công thức kinh nghiệm của Brooks và
Carrutthere.
m = 5*logn (2.16)
(2.17)
18
Trong đó: m là số tổ
K: cự ly tổ
Xmax , Xmin là trị số quan sát lớn nhất và nhỏ nhất
Căn cứ vào phân bố thực nghiệm, tiến hành mô hình hóa quy luật cấu
trúc tần số theo những phân bố lý thuyết khác nhau.
+ Phân bố Weibull: là phân bố sác xuất của biến ngẫu nhiên liên tục với miền
giá trị (0, +∞) . Hàm mật độ có dạng:
F(x) = α*λ*x
α-1
*e
-λ*x
(2.18)
Trong đó: Tham số α đặc trưng cho độ lệch của phân bố.
Tham số λ đặc trưng cho độ nhọn của phân bố.
Giá trị λ được ước lượng từ công thức
λ (2.19)
Trong đó: x = d
i
- d
min
d
i
: là trị số giữa cỡ kính thứ i
d
min
là trị số quan sát nhỏ nhất
Phân bố Weibull mô tả các phân bố thực nghiệm có dạng:
- α=1 phân bố có dạng giảm
- α=3 phân bố đối xứng
- α>3 phân bố lệch phải
- α<3 phân bố lệch trái
- Kiểm tra giả thuyết về luật phân bố
Để đánh giá sự phù hợp của phân bố lý thuyết với phân bố thực
nghiệm, sử dụng tiêu chuẩn χ
2
của Pearson.
χ
2
= ∑ (2.20)
Trong đó: ft là trị số thực nghiệm
flt là trị số lý thuyết
Nếu χ² < χ
05
phân bố được chấp nhận
- Xác định quan hệ tương quan Hvn/D
1.3
+ Xác định đường kính bình quân theo tiết diện Dg
Dg = 1,1286* (2.21)
Trong đó:
G(cm) là tổng tiết diện ngang
N là tổng số cây trong diện tích điều tra
+ Xác lập đường cong chiều cao lâm phần theo dạng phương trình:
H = a + b*lnD
1.3
(2.22)
Từ Dg tra đường cong chiều cao xác định được Hg
19
- Kiểm tra sự thuần nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng
Kiểm tra sự thuần nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng (H
vn
, D
1.3
, D
t
) giữa
các OTC tác giả sử dụng tiêu chuẩn t của Student với:
t = (2.23)
Trong đó: X
1
và X
2
là
trung bình của hai mẫu quan sát 1 và 2
S²
1
và S²
2
là phương sai của hai mẫu 1 và 2
Tra bảng để xác định t
05
có bậc tự do K = (2.24)
Nếu: t > t
05
thì có sự sai khác rõ rệt
t ≤ t
05
thì không có sự sai khác
- Đánh giá chất lượng rừng của khu cứu nghiên cứu. Dùng tiêu chuẩn χ²
n
Tiến hành so sánh sinh trưởng chất lượng của Thông trên các dạng địa
hình (chân núi, đỉnh núi) qua đó xác định được sự khác biệt hay tương đồng
về các chỉ tiêu sinh trưởng của Thông ở các vị trí địa hình khác nhau.
Kiểm tra sự thuần nhất: Sử dụng tiêu chuẩn Kruskal và Wallis cho k
mẫu độc lập để so sánh chất lượng Thông ở các vị trí khác nhau. Việc đánh
giá dựa theo mẫu biểu sau:
Chất lượng
Vị trí
Tốt Trung bình Xấu T
ai
Sườn chân T
a1
Sườn đỉnh T
a2
T
bj
T
b1
T
b2
T
b3
TS
Trong đó:
T
ai
là tần số quan sát cấp chất lượng i
T
bj
là tần số quan sát toàn thí nghiệm
Tính: χ²
TT
= TS x [ ∑∑ -1] (2.25)
Với fij là tần số thực nghiệm ứng với mẫu j và cấp chất lượng i.
20
Tra bảng để xác định χ²
05
có bậc tự do k = (c-1)(r-1)
Trong đó: c là cấp chất lượng
r là số vị trí địa hình
Nếu: χ²
TT
> χ²
05
thì có sự sai khác rõ rệt về chất lượng.
χ²
TT
≤ χ²
05
thì không có sự sai khác.
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
- Vị trí địa lý: Chí Linh là huyện vùng đồi rừng của tỉnh Hải Dương,
nằm về phía Bắc của tỉnh, có tọa độ địa lý:
+ Từ 20
0
05’ đến 21
0
15’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 106
0
17’ đến 106
0
38’ kinh độ Đông.
- Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
+ Phía Nam giáp các huyện Nam Sách, Kim Thành tỉnh Hải Dương.
+ Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh.
+ Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh.
- Diện tích: diện tích tự nhiên của huyện Chí Linh là 28.189,48 ha, gồm
20 xã – thị trấn (17 xã, 3 thị trấn).
3.1.2. Địa hình, địa thế
Địa hình vùng đồi rừng huyện Chí Linh có thể chia thành 2 khu vực:
- Khu vực núi thấp thuộc cánh cung Đông Triều chạy dọc theo phía Bắc
huyện có độ cao trung bình 200 ÷ 300 m, nơi có đỉnh cao nhất Hòn Phướn
616 m, Chóp Chài 500m độ dốc trung bình 25 ÷ 30
0
, có nơi dốc cao lên tới
35 ÷ 40
0
.
- Khu vực đồi rừng có độ cao trung bình 70 ÷ 100 m, độ dốc trung bình
20 ÷ 25
0
phân bố tập trung ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn.
Độ cao và mức độ chia cắt cũng giảm dần từ vùng đồng bằng. Như vậy
hệ thống đồi núi phía Bắc của tỉnh có tác dụng như bức tường che chắn cho
vùng đồng bằng của huyện.
3.1.3. Khí hậu thủy văn
3.1.3.1. Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2
mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nóng từ tháng 5 đến tháng 10
21
- Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Do ảnh hưởng về mặt địa hình, khí hậu thời tiết trong vùng cũng có sự
phân hóa nhất định, hình thành nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Phía Bắc
khô nóng hơn phía Nam và cũng có những diễn biến thời tiết khí hậu bất lợi
hơn, điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng của cây
trồng.
Một số đặc trưng về khí hậu:
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình 23
0
C, nhiệt độ cao nhất 38
0
C, nhiệt độ
thấp nhất 10,2
0
C.
- Độ ẩm tương đối: độ ẩm trung bình 85%, độ ẩm thấp nhất 33,5%.
Tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 4 và có độ ẩm thấp nhất vào tháng 11.
- Số giờ nắng trong năm là: 1.379 giờ.
- Số ngày mưa 145 ngày (tập trung vào các tháng 3 ÷ 10).
- Lượng mưa trung bình năm: 1.480 mm, tập trung chủ yếu vào mùa
mưa chiếm tới 78% lượng mưa cả năm.
- Gió bão:
+ Gió: có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam,
gió Đông Bắc khô lạnh gây ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông, lâm
nghiệp vùng đồi rừng.
+ Bão: Bão thường xuyên xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 6 và kết thúc
vào tháng 10, những năm gần đây bão không lớn và mật độ không nhiều
nhưng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp vùng đồi rừng.
Nhìn chung khí hậu vùng đồi rừng của huyện có nhiều lợi thế để phát
triển đa dạng các loài cây trồng nông, lâm nghiệp.
3.1.3.2. Thủy văn
Vùng đồi rừng huyện Chí Linh có sông lớn là sông Phả Lại, ngoài ra
còn có rất nhiều các suối lớn nhỏ, chế độ thủy văn của sông suối phụ thuộc
vào lượng mưa nên thất thường, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông,
lâm nghiệp như lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô.
3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng
Vùng đồi rừng của huyện được kiến tạo từ thời thượng Cam Ly thuộc
tầng mẫu sơn được hình thành từ đá mẹ sa thạch, phiến thạch, cuộn kết, dăm
kết và phấn sa.
+ Độ dày tầng đất: được chia ở 3 cấp nông, sâu và trung bình.
22
+ Độ dốc: dao động trong khoảng 15 ÷ 30
0
, địa hình vùng núi trong
huyện thường đạt ở độ dốc nhẹ và ít phân cánh.
+ Độ cao: dao động trong khoảng 50 ÷ 300 m.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Nhìn chung Hải Dương có vị trí rất thuận lợi, là một tỉnh thuộc đồng
bằng Bắc Bộ, nằm giữa 3 thành phố Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng
Ninh). Có trục đường giao Thông lớn là quốc lộ 5 và quốc lộ 18, ngoài ra còn
có đường sắt chạy qua rất thuận tiện cho việc đi lại.
Tuy đất đồi rừng có diện tích không nhiều nhưng có vị trí hết sức quan
trọng cả về kinh tế, văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng, vùng đất đồi
rừng có nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng đã được xếp hạng như Côn Sơn –
Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ là nơi tham quan du lịch và nghỉ ngơi cuối tuần
của khách thập phương.
Là vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão, đất đai còn màu mỡ phù hợp
với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp và cây ăn quả.
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số và lao động
Vùng đồi rừng tỉnh Hải Dương nằm trên 2 huyện Chí Linh và Kinh
Môn với 28 xã và 6 thị trấn. Tổng số hộ là 65.372 và 242.173 nhân khẩu. Mật
độ dân số trong vùng bình quân 530 người/km
2
, 80% dân số trong vùng sống
bằng sản xuất nông nghiệp.
Tổng số lao động trong vùng là 131.769 người, chiếm 54% dân số,
trong đó có 76% là lao động nông – lâm nghiệp, chủ yếu là trồng trọt.
Nhìn chung, nguồn nhân lực vùng đồi rừng khá dồi dào, nhân dân trong
vùng cần cù chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm
nghiệp, song hiện nay đang thiếu việc làm vì vậy cần phải bố trí và sắp xếp
việc làm cho số lao động dư thừa trên, hơn nữa nhân dân ngày càng đông nhu
cầu đòi hỏi về đất ở, lương thực, thực phẩm, gỗ xây dựng, chất đốt ngày
càng cao gây sức ép rất lớn đối với rừng.
3.2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, kinh tế vùng đồi rừng cũng có
sự chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch cơ bản từ công
nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội đã
23
được cải thiện một bước. Tuy nhiên so với toàn tỉnh sự chuyển dịch chậm
hơn, đời sống nhân dân vùng đồi rừng còn gặp nhiều khó khăn, thu thập bình
quân đầu người thấp, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Song
trong tương lai vùng đồi rừng sẽ có những bước tiến tốt đẹp hơn do có nhiều
tiềm năng về đất đai, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh sẽ thu hút
được nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và nghỉ ngơi
cuối tuần.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Những năm gần đây liên tục được mùa, tổng sản lượng
lương thực quy thóc 1.213.800 tấn/năm, bình quân lương thực đầu người 470
kg lương thực/người/năm (bình quân chung của cả tỉnh là 477 kg lương
thực/người/năm).
+ Chăn nuôi: Trong vùng phát triển mạnh, hiện nay trong vùng có tổng
số đàn gia súc là 168.256 con, trong đó: Trâu 6021 con, bò 10.759 con, lợn
150.773 con, dê 703 con, gia cầm các loại 1.320.381 con, ngoài ra trên địa
bàn còn có nuôi ong, dâu tằm và nuôi trồng thủy sản đem lại giá trị kinh tế
cao.
- Thực trạng công nghiệp và phát triển công nghiệp:
+ Sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cao, giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 22%, các ngành nghề phát triển mạnh là khai thác, chế biến vật
liệu xây dựng (đá, cát, xi măng, gạch nung ), cơ khí Sản lượng điện năm
2005 là 6100 triệu kwh/năm, tăng bình quân 20%/năm.
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển, hình
thành một số nghề như: thêu ren, dệt thảm, mộc
- Thực trạng thương mại, du lịch và dịch vụ:
Các hoạt động thương mại trong vùng đồi rừng phát triển đa dạng và
tăng nhanh trong những năm gần đây, trong vùng có 6 thị trấn và nhiều thị tứ
đang được hình thành. Mặt khác Chí Linh là huyện có tiềm năng du lịch lớn
nhất tỉnh Hải Dương điển hình là khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, An Phụ và
rất nhiều đền, chùa đã được xếp hạng, kết hợp với hệ thống hồ trên núi như
hồ Bến Tắm, hồ Côn Sơn tạo nhiều cảnh quan đẹp, hàng năm đã thu hút
nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch.
24
3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội
3.2.3.1. Giao thông
Hải Dương có mạng lưới giao thông khá thuận lợi bao gồm cả đường
bộ, đường sắt, đường thủy.
+ Đường bộ có trên 2000 km (từ đường liên xã trở lên) và 3500 km
đường liên thôn, 100% xã có có đường ô tô và trung tâm xã, đường liên
huyện, liên xã được rải nhựa, bê tông hoặc cấp phối.
+ Đường sắt có khoảng 30 km chạy qua địa bàn tỉnh.
+ Đường thủy với khoảng 370 km đường sông, phân bố gần như khắp
trên địa bàn tỉnh.
3.2.3.2. Thủy lợi
Trừ các xã phía Bắc đường 18 thuộc huyện Chí Linh do địa bàn phức
tạp chưa có điều kiện đầu tư nên hệ thống thủy lợi chưa được hoàn chỉnh, sản
xuất còn phụ thuộc vào tự nhiên, hệ thống các hồ đập chưa phát huy được tác
dụng.
Còn lại các huyện khác trong tỉnh hệ thống thủy lợi tương đối hoàn
chỉnh đã chủ động được trong việc tưới tiêu góp phần nâng cao năng suất cây
trồng.
3.2.3.3. Y tế, văn hóa, giáo dục
Hệ thống kết cấu hạ tầng, giáo dục, văn hóa, xã hội trong tỉnh và trong
vùng huyện khá hoàn chỉnh 100% số xã có trường học kiên cố, cơ sở vật chất
cho dạy và học tương đối tốt. Số lượng học sinh trong độ tuổi đi học cao, tỷ lệ
học sinh thi tốt nghiệp hàng năm đều đạt 95% trở lên.
Y tế 100% số xã có trạm y tế, cơ sở vật chất đã được xây dựng khang
trang, bộ máy tổ chức được kiện toàn, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế
được nâng cao, chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trong vùng.
Hiện nay 100% số xã trong tỉnh và trong vùng đều có điện thắp sáng và
phục vụ cho sản xuất phát triển kinh tế. Hệ thống thông tin liên lạc trong các
huyện hầu hết đã được xây dựng, hầu hết các xã đều có nhà văn hóa
3.2.3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chí Linh là một huyện có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận
lợi, là nơi giao lưu hàng hóa giữa các huyện và tỉnh lân cận. Hệ thống cơ sở
25