Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nghiên cứu chế tạo và sử dụng hạt nano sắt từ để gắn kết với DNA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 45 trang )

Đồ án tốt nghiệp 1 GVHD : TS.Đặng Đức Long
MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ nano, sắt kim loại kích thước nano
được quan tâm nghiên cứu rất nhiều, vì nó có ứng dụng rất đa dạng trong sản
xuất và đời sống. Gần đây hạt nano sắt từ đang được ứng dụng nhiều vào công
nghệ thông tin và truyền thông chế tạo linh kiện điện tử và cảm ứng. Một nhánh
quan trọng của công nghệ nano, đó là lý sinh học nano, trong đó, vật liệu nano
được sử dụng để chẩn đoán, điều trị bệnh và nghiên cứu trong sinh học phân tử.
Trong sinh học phân tử, người ta thường xuyên phải tách phân tử DNA,
RNA ra khỏi môi trường của chúng để làm tăng nồng độ khi phân tích hoặc cho
các mục đích khác. Công việc tách chiết DNA đảm bảo độ tinh sạch của nó rất
quan trọng nhưng với phương pháp thông thường phải sử dụng nhiều hóa chất,
dung môi hữu cơ, tốn nhiều thời gian. Trong khi đó, ở nước ngoài phân tách
DNA sử dụng các hạt nanô từ tính là một trong những phương pháp thường được
sử dụng. Vì nó làm giảm được thời gian xử lý, lượng hóa chất cần dùng, phân
tách dễ dàng bằng cách sử dụng một nam châm.
Ngoài ra, hạt nano từ tính còn được ứng dụng nhiều trong các xét nghiệm mẫu
máu của bệnh nhân nhiễm các loại virus như viêm gan B, bệnh ung thư, dẫn
truyền thuốc … Hạt nano từ tính được ứng dụng nhiều bởi độ nhạy cao, dễ ứng
dụng và có thể thu hồi lại được. Nhưng ở Việt Nam thì chưa có nhiều nghiên cứu
về công nghệ sản xuất hạt nano từ tính dùng trong công nghệ sinh học. Vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chế tạo và sử dụng hạt nano sắt từ để
gắn kết với DNA”.
Mục tiêu của đề tài là tạo ra một loại vật liệu mới có thể ứng dụng trong công
nghiệp, y sinh học. Đồng thời cũng tiến hành thử nghiệm ứng dụng vào nghiên
cứu sinh học phân tử mà cụ thể là gắn kết với DNA cho nhiều mục đích nghiên
cứu khác nhau.
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 2 GVHD : TS.Đặng Đức Long
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 3 GVHD : TS.Đặng Đức Long
1.1. Giới thiệu về hạt nano sắt từ
Vật liệu nano đang đi sâu vào đời sống hiện đại và đang dần dần chiếm
một ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của con người nhờ vào các tính chất rất đặc
biệt của chúng mà các vật liệu truyền thống trước đó không có được. Tính đặc
biệt của vật liệu nano có được là nhờ kích thước nhỏ bé của chúng.[3]
Vật liệu nanô ô xít sắt từ tính thường được ứng dụng trong y sinh học có thể có
sẵn trong tự nhiên nhưng cũng có thể được tổng hợp. Hai loại ô xít sắt được
nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất là magnetite Fe
3
O
4
và maghemite γ - Fe
2
O
3
.
Ngoài ra các loại ferrite như MO.Fe
2
O
3
trong đó M = Ni, Co, Mn, Zn, Mg cũng
được nghiên cứu nhiều.[7]
1.1.1. Các phương pháp tạo hạt nano sắt từ
1.1.1.1. Phương pháp nghiền
Phương pháp nghiền được phát triển từ rất sớm để chế tạo hạt nanô từ tính
dùng cho các ứng dụng vật lý như truyền động từ môi trường không khí vào
buồng chân không, làm chất dẫn nhiệt trong các loa công suất cao, Trong
những nghiên cứu đầu tiên về chất liệu từ [18], vật liệu từ tính ô-xít sắt Fe

3
O
4
,
được nghiền cùng với CHHBM (a-xít Oleic) và dung môi (dầu, hexane).
CHHBM giúp cho quá trình nghiền được dễ dàng và đồng thời tránh các hạt kết
tụ với nhau. Sau khi nghiền, sản phẩm phải trải qua một quá trình phân tách hạt
rất phức tạp để có được các hạt tương đối đồng nhất.[3]
Phương pháp nghiền có ưu điểm là đơn giản và chế tạo được vật liệu với
khối lượng lớn. Việc thay đổi CHHBM và dung môi không ảnh hưởng nhiều đến
quá trình chế tạo. Tuy nhiên cũng có những nhược điểm là tính đồng nhất của các
hạt nanô không cao vì khó có thể khống chế quá trình hình thành hạt nanô. Hạt
nanô từ tính chế tạo bằng phương pháp này thường được dùng cho các ứng dụng
vật lý.[3]
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 4 GVHD : TS.Đặng Đức Long
1.1.1.2. Phương pháp đồng kết tủa
Phương pháp đồng kết tủa là một trong những phương pháp thường được
dùng để tạo các hạt ô-xít sắt. Có hai cách để tạo ô xít sắt bằng phương pháp này
đó là hydroxide sắt bị ô xi hóa một phần bằng một chất ô xi hóa nào đó và già
hóa hỗn hợp dung dịch có tỉ phần hợp thức Fe
+2
và Fe
+3
trong dung môi nước.
Phương pháp thứ nhất có thể thu được hạt nanô có kích thước từ 30 nm – 100
nm. Phương pháp thứ hai có thể tạo hạt nanô có kích thước từ 2 nm – 15 nm.
Bằng cách thay đổi pH và nồng độ ion trong dung dịch mà người ta có thể có
được kích thước hạt như mong muốn đồng thời làm thay đổi điện tích bề mặt của
các hạt đã được hình thành.[3]

1.1.1.3. Phương pháp phỏng sinh học
Phương pháp phỏng sinh học bắt đầu từ phân tử protein chứa sắt là ferritin
là phương pháp được nghiên cứu kĩ lưỡng nhất. Ferritin gồm một lõi Fe
3+
hydrate
hóa được bao bởi nhiều lớp protein. Do lõi Fe
3+
bị giam hãm như vậy mà người
ta có thể tạo ra hạt nano magnetite[10] và magnetite/maghemite [24] với kích
thước 6 – 7 nm bằng cách ô xi hóa apoferritin (ferritin trống) bằng
trimethylamino-N-oxide. [3]
1.1.1.4. Phương pháp hóa siêu âm
Phương pháp hóa siêu âm là các phản ứng hóa học được hỗ trợ bởi sóng
siêu âm cũng được dùng để tạo hạt nanô ô xít sắt.[8]
Hạt nanô từ tính dựa trên ô xít sắt đã được chế tạo bằng hóa siêu âm.[19] Đây là
phương pháp rất đơn giản để tạo hạt nanô từ tính với từ độ bão hòa rất cao.[12]
Muối iron (II) acetate được cho vào trong nước cất hai lần rồi cho chiếu xạ siêu
âm với công suất khoảng 200 W/2 h trong môi trường bảo vệ. Sóng siêu âm được
tác dụng dưới dạng xung để tránh hiện tượng quá nhiệt do siêu âm tạo ra. Khi tác
dụng siêu âm, trong dung dịch sẽ xuất hiện các chất có tính khử và tính ôxi hóa
như H
2
, hydrogen peroxide (H
2
O
2
). Các sản phẩm trung gian năng lượng cao có
thể là HO
2
(superoxide), hydro nguyên tử, hydroxyl và điện tử. Các chất này sẽ

ôxi hóa muối sắt và biến chúng thành magnetite Fe
3
O
4
. Sau khi phản ứng xảy ra
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 5 GVHD : TS.Đặng Đức Long
ta thu được hạt nanô Fe
3
O
4
với từ độ bão hòa có thể đến 80 emu/g, cao gần bằng
giá trị của Fe
3
O
4
ở dạng khối.[3]
Khi chiếu xạ siêu âm dung dịch chứa muối iron (II) acetate thì xuất hiện các phản
ứng sau:
H
2
O → H· + OH·
H· + H· → H
2
OH· + OH· → H
2
O
2

Fe(CH

3
COO)
2
→ Fe
2+
+ 2(CH
3
COO)-
Chất ôxi hóa mạnh hydrogen peroxide sẽ ô xi hóa Fe
2+
thành Fe
3+
theo phản ứng
sau:
2 Fe
2+
+ H
2
O
2
→ 2 Fe
3+
+ 2OH
-

Các ion Fe
2
và Fe
3+
kết hợp với nhau để tạo thành magnetite. [3]

Hình 1.1 : Bằng phương pháp hóa siêu âm có thể tạo các hạt que Fe
3
O
4
.[3]
1.1.1.5. Phương pháp điện hóa
Phương pháp điện hóa cũng được dùng để chế tạo hạt nanô ô xít sắt từ
tính. Dung dịch điện hóa là dung dịch hữu cơ. Kích thước của hạt nanô từ 3 – 8
nm được điều khiển bằng mật độ dòng điện phân. Sự phân tán của các hạt nanô
nhờ vào các CHHBM dương. Phương pháp này phức tạp và hiệu suất không cao
như các phương pháp khác nên ít được nghiên cứu. [3]
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 6 GVHD : TS.Đặng Đức Long
1.1.2. Yêu cầu hạt nano từ tính dùng trong y sinh học
Hạt nanô từ tính dùng trong y sinh học cần phải thỏa mãn ba điều kiện
sau:
- Tính đồng nhất của các hạt cao
- Từ độ bão hòa lớn
- Vật liệu có tính tương hợp sinh học (không có độc tính).[3]
Tính đồng nhất về kích thước và tính chất liên quan nhiều đến phương
pháp chế tạo còn từ độ bão hòa và tính tương hợp sinh học liên quan đến bản
chất của vật liệu. Trong tự nhiên, sắt (Fe) là vật liệu có từ độ bão hòa lớn nhất tại
nhiệt độ phòng, sắt không độc đối với cơ thể người và tính ổn định khi làm việc
trong môi trường không khí nên các vật liệu như ô-xít sắt Fe
3
O
4
được nghiên cứu
rất nhiều để làm hạt nanô từ tính. [3]
1.2. Giới thiệu về phân tử Deoxyribonucleic Acid (DNA )

1.2.1. Khái niệm DNA
DNA hay deoxyribonucleic acid là nguyên liệu di truyền ở người và hầu
hết tất cả cơ thể sống. Mỗi tế bào người chứa cùng một lượng DNA. Hầu hết
DNA nằm trong nhân ( gọi là DNA nhân), một lượng nhỏ DNA có thể được tìm
thấy ở ti thể ( gọi là DNA ti thể hay mtDNA ). [25]
1.2.2. Lược sử nghiên cứu
Năm 1890, từ trong nhân của các tế bào có ở trong mủ, Mise (Đức) đã
phân tích và phát hiện phân tử DNA.
Sau đó, năm 1924, bằng phương pháp hoá nhuộm, Fenlgen phát hiện được DNA
trong thể nhiễm sắc của nhân tế bào.
Về sau những năm 40 của thế kỷ 20, cấu trúc DNA đã được tìm thấy với các đơn
vị cấu trúc là các nuclêotit. Các nucleotit này sắp xếp thành từng cặp.
Đến năm 1953,Watson (Mỹ) và Crick (Anh) từ các nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng
bằng các phương pháp lý, hoá đặc sắc đã đưa ra được cấu trúc phân tử chính xác
của DNA. Họ xác nhận DNA có dạng chuỗi xoắn kép.[30]
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 7 GVHD : TS.Đặng Đức Long
1.2.3. Thành phần cấu tạo của DNA
Về cấu trúc phân tử, DNA là một cao phân tử (polime), gồm nhiều đơn
phân (monome) gọi là nucleotit. Mỗi nucleotit gồm 3 thành phần:
- Đường pentozơ gọi là đêoxiribozơ (C
5
H
10
O
4
)
- Nhóm photphat (axit phophoric)
- Bazơ nitơ.
Nhóm photphat gắn cacbon 5' của đường đêoxiribozơ, còn bazơ nitơ gắn vào

cacbon 1'. Có 4 loại bazơ nitơ:loại Adenin (A) và Guanin (G) là các dẫn xuất của
bazơ purin; còn dẫn xuất của bazơ pyrimidin thì có Timin (T) và Xytozin (X).
Các nucleotit nối với nhau thành chuỗi polinucleotit qua nhóm photphat và
đường pentozơ. Mỗi gốc axit photphoric liên kết với nguyên tử cácbon 5' của
một gốc đường và với nguyên tử cacbon 3' của một gốc đường khác qua các liên
kết photphođieste.
Hai chuỗi polinucleotit xoắn lại với nhau thành chuỗi xoắn kép, trong đó bazơ
nitơ chuỗi này liên kết với chuỗi kia bằng liên kết hiđro theo nguyên tắc bổ sung.
Rõ ràng là DNA có cấu tạo đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại, có cấu tạo nhiều
bậc. Sự đa dạng của sinh giới bắt nguồn từ đây. Ở từng loài riêng có trình tự sắp
xếp các nucleotit riêng trong phân tử DNA của loài, và cũng có cả đặc thù cùng
số lượng nucleotit riêng. Trong một loài virus đơn giản nhất cũng có đến 5000
nucleotit, còn trong 46 NST người thì có đến 5000 tỉ nucleotit. Trong 2 chuỗi
polinucleotit, đường pentozơ và photphat đều giống nhau, riêng 4 bazơ nitơ có
liên kết khác nhau.[27]
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 8 GVHD : TS.Đặng Đức Long
1.2.4. Tính chất của DNA
DNA có tính keo do phân tử lớn và có tính acid do có chứa gốc acid
phosphoric và tích điện âm.
Dưới tác dụng của các tác nhân như nhiệt hay các chất hóa học (formamide,
urea), hai sợi đơn của phân tử DNA bị tách rời do các liên kết hydro giữa các
bazơ bổ sung bị phá vỡ - hiện tượng này gọi là sự biến tính của DNA. (Các liên
kết hydro giữ hai chuỗi xoắn kép là những liên kết yếu khiến chúng dễ dàng
được tách ra nhờ enzyme (trong điều kiện in vitro) hoặc nhiệt độ trên 90°C (điều
kiện in vitro, PCR).
Giá trị trung bình của khoảng nhiệt độ trong quá trình biến tính gọi là nhiệt độ
nóng chảy của DNA (T
m
- melting Temperature). Sau khi hai mạch đơn của phân

tử DNA tách rời ra, nếu ta giảm nhiệt độ từ từ, cộng với điều kiện thích hợp thì
hai mạch sẽ bắt cặp trở lại - hiện tượng này gọi là sự hồi tính. Nếu ta giảm nhiệt
độ một cách đột ngột thì sự bắt cặp trở lại sẽ không diễn ra. [6]
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Hình 1.2 : Cấu tạo DNA [26]
Đồ án tốt nghiệp 9 GVHD : TS.Đặng Đức Long
1.3. Phương pháp tách chiết DNA tổng số
Tách DNA là cần thiết bởi các thực nghiệm của công nghệ gen đều tiến
hành với DNA. DNA tách chiết được cần phải đảm bảo về độ tinh khiết và
nguyên vẹn về cấu trúc để thực hiện được các khâu nghiên cứu tiếp theo trong
công nghệ gen.
Có rất nhiều phương pháp tách chiết DNA, tùy thuộc mục đích nghiên cứu mà
lựa chọn các phương pháp tách DNA cho phù hợp. [4]
1.3.1. Tách chiết DNA ở thực vật
Tế bào thực vật ngoài màng tế bào còn có lớp thành cellulose vững chắc ở
bên ngoài. Do đó việc tách chiết DNA từ tế bào thực vật gặp phải những khó
khăn, phức tạp nhất định. Cho đến nay, có nhiều phương pháp tách chiết, tinh
sạch Dna khác nhau từ nhiều đối tượng thực vật. tuy nhiên, việc tách chiết thực
vật có nguyên tắc chung đó là :
- Nghiền các mô, tế bào bằng biện pháp cơ học : Nghiền mô trong đá khô, ni tơ
lỏng bằng cối, chày sứ để phá vỡ thành cellulose, giải phóng các thành phần bên
trong tế bào.
- Sử dụng đệm có chất tẩy để phá vỡ màng bào, giải phóng DNA.
- Sử dụng các hóa chất (phổ biến là EDTA) để bảo vệ DNA khỏi sự phân hủy bởi
các enzyme nuclease nội bào.
- Sử dụng hóa chất như chloroform, isoamyl alcohol, phenol … để loại protein và
các tạp chất ra khỏi DNA.
- Thu hồi DNA bằng cách kết tủa DNA trong cồn, hoặc isopropanol, sau đó ly
tâm thu lấy kết tủa DNA.
- Hòa tan DNA bằng nước cất hoặc dung dịch đệm.[4]

1.3.2. Tách chiết DNA động vật và vi khuẩn
Có thể tách chiết DNA của động vật từ các nguyên liệu khác nhau như
máu, nước bọt, mô cơ, lông, tóc và các loại mô khác. Đối với vi khuẩn thì phải
tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối tế bào. Có nhiều phương pháp tách chiết
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 10 GVHD : TS.Đặng Đức Long
khác nhau[4]. Tuy vậy tách chiết DNA của động vật và vi khuẩn đều có chung
một nguyên tắc gồm 3 giai đoạn cơ bản đó là :
1. Phá bỏ màng tế bào
Có thể phá bỏ màng tế bào và màng nhân bằng phương pháp hóa học, vật
lý hoặc cơ học. Đối với phương pháp hóa học thường sử dụng các chất tẩy rửa
như SDS, Triton 100 với nồng độ thích hợp. Đối với phương pháp vật lý người ta
thường sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ màng tế bào.
2. Loại bỏ protein
Để thu nhận DNA tinh sạch, người ta cần loại bỏ những thành phần tạp nhiễm,
mà quan trọng nhất là protein. Sự tách chiết dựa trên nguyên tắc hòa tan khác
nhau của các phân tử khác nhau (nucleic acid/protein) trong hai pha không hòa
tan (phenol, chloroform/nước).
3. Tủa nucleic acid
Mục đích của công đoạn này là nhằm thu nhận nucleic acid dưới dạng cô đặc,
một mặt nhằm bảo vệ chúng khỏi sự phân hủy của các enzyme và khi cần có thể
hòa lại trong nước theo nồng độ mong muốn.[5]
Thông thường các phương pháp tách chiết DNA này đều sử dụng nhiều
hóa chất để xử lý và qua nhiều bước ly tâm nên sẽ mất nhiều thời gian.
1.4. Cở sở của việc cố định DNA lên hạt nano sắt từ
Bất cứ vật liệu nào đều có sự hưởng ứng với từ trường ngoài (H), thể hiện
bằng độ từ hóa (từ độ - M). Tỷ số c = M/H được gọi là độ cảm từ. Tùy thuộc vào
giá trị, độ cảm từ có thể phân ra làm các loại vật liệu từ khác nhau.
- Vật liệu có c < 0 (~ -10-6) được gọi là vật liệu nghịch từ.
- Vật liệu có c > 0 (~10-6) được gọi là vật liệu thuận từ.

- Vật liệu có c > 0 với giá trị rất lớn có thể là vật liệu sắt từ, ferri từ.
Ở đây, vật liệu từ tính ngụ ý là vật liệu sắt từ, ferri từ hoặc siêu thuận từ. Ngoài
độ cảm từ, một số thống số khác cũng rất quan trọng trong việc xác định tính
chất của vật liệu, ví dụ như: từ độ bão hòa Ms (từ độ đạt cực đại tại từ trường
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 11 GVHD : TS.Đặng Đức Long
lớn), từ dư Mr (từ độ còn dư sau khi ngừng tác động của từ trường ngoài), lực
kháng từ Hc (từ trường ngoài cần thiết để một hệ, sau khi đạt trạng thái bão hòa
từ, bị khử từ). Nếu kích thước của hạt giảm đến một giá trị nào đó (thông thường
từ vài cho đến vài chục nanô mét), phụ thuộc vào từng vật liệu cụ thể, tính sắt từ
và ferri từ biến mất, chuyển động nhiệt sẽ thắng thế và làm cho vật liệu trở thành
vật liệu siêu thuận từ. Đối với vật liệu siêu thuận từ, từ dư và lực kháng từ bằng
không. Điều đó có nghĩa là, khi ngừng tác động của từ trường ngoài, vật liệu sẽ
không còn từ tính nữa, đây là một đặc điểm rất quan trọng khi dùng vật liệu này
cho các ứng dụng y sinh học.[3]
Mặt khác, các hạt nanô từ tính có kích thước tương ứng với kích thước
của các phân tử nhỏ (1-10 nm) hoặc kích thước của các vi rút (10-100 nm).
Chính vì thế mà hạt nanô có thể thâm nhập vào hầu hết các cơ quan trong cơ thể
và giúp cho chúng ta có thể thao tác ở qui mô phân tử và tế bào. Diện tích bề mặt
lớn của các hạt nanô giúp cho các hiệu ứng xảy ra bên trên bề mặt diễn ra rất
mạnh mẽ. Ví dụ chức năng hóa bề mặt của hạt nanô từ tính thì việc gắn kết hạt
nanô với các tế bào thông qua các kháng thể/kháng nguyên sẽ dễ dàng.[3]
Ngoài ra, để ứng dụng trong sinh học các hạt nano cần phải được chức năng hóa
bề mặt để có thể tiếp hợp với các đối tượng sinh học như DNA, kháng thể,
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Hình 1.3 : Sơ đồ mô tả quá trình gắn DNA lên hạt nano
và kiểm tra sản phẩm [23]
Đồ án tốt nghiệp 12 GVHD : TS.Đặng Đức Long
enzyme. Các nhóm chức thường gặp là nhóm amino, biotin, steptavidin,
carbonxyl, thiol. [29]

1.5. Ứng dụng hạt nano từ tính trong y sinh học
Trong y sinh học, người ta thường xuyên phải tách một loại thực thể sinh
học nào đó ra khỏi môi trường của chúng để làm tăng nồng độ khi phân tích hoặc
cho các mục đích khác. Phân tách tế bào sử dụng các hạt nanô từ tính là một
trong những phương pháp thường được sử dụng. Quá trình phân tách được chia
làm hai giai đoạn: đánh dấu thực thế sinh học cần nghiên cứu; và tách các thực
thể được đánh dấu ra khỏi môi trường bằng từ trường. [29]
Việc đánh dấu được thực hiện thông qua các hạt nanô từ tính. Hạt nanô
thường dùng là hạt ô xít sắt. Các hạt này được bao phủ bởi một loại hóa chất có
tính tương hợp sinh học như là dextran, polyvinyl alcohol (PVA), Hóa chất bao
phủ không những có thể tạo liên kết với một vị trí nào đó trên bề mặt tế bào hoặc
phân tử mà còn giúp cho các hạt nanô phân tán tốt trong dung môi, tăng tính ổn
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Hình 1.4 : Đánh dấu và tách tế bào bằng hạt nano[29]
Đồ án tốt nghiệp 13 GVHD : TS.Đặng Đức Long
định của chất lỏng từ. Giống như trong hệ miễn dịch, vị trí liên kết đặc biệt trên
bề mặt tế bào sẽ được các kháng thể hoặc các phân tử khác như các hoóc-môn,
a-xít folic tìm thấy. Các kháng thể sẽ liên kết với các kháng nguyên. Đây là cách
rất hiệu quả và chính xác để đánh dấu tế bào. Các hạt từ tính được bao phủ bởi
các chất hoạt hóa tương tự các phân tử trong hệ miễn dịch đã có thể tạo ra các
liên kết với các tế bào hồng cầu, tế bào ung thư phổi, vi khuẩn, tế bào ung thư
đường tiết niệu và thể golgi. [29]
Tách tế bào bằng từ trường đã được ứng dụng thành công trong y sinh học. Đây
là một trong những phương pháp rất nhạy để có thể phát hiện tế bào ung thư từ
máu, đặc biệt là khi nồng độ tế bào ung thư rất thấp, khó có thể tìm thấy bằng các
phương pháp khác.[15] Người ta có thể phát hiện kí sinh trùng sốt rét trong máu
bằng cách đo từ tính của kí sinh trùng đánh dấu từ[10] hoặc đánh dấu các tế bào
hồng cầu bằng chất lỏng từ tính.[16]
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Tế bào

thường
Tế bào được
đánh dấu
Dòng chảy
Từ trường
Bỏ từ trường
Hình 1.5 : Nguyên tắc tách tế bào bằng từ trường [29]
Đồ án tốt nghiệp 14 GVHD : TS.Đặng Đức Long
Ngoài ra, trong phản ứng PCR trong sinh học nhằm khuyếch đại DNA
nào đó, quá trình làm giàu DNA ban đầu cũng được thực hiện nhờ hạt nanô từ
tính.[20]Với nguyên tắt tương tự như phân tách tế bào, hạt nanô từ tính được
dùng để phân tách DNA.[29]
1.5.1. Tách DNA của siêu vi Herpes bằng hạt nano từ tính
Hạt nano từ tính chức năng hóa amino được sử dụng để tách DNA của
siêu vi Herpes gây bệnh ngoài da và bệnh đường sinh dục. Bằng cách chức năng
hóa amino hạt nano ô xít sắt để gắn kết với một đoạn DNA dò đặc trưng cho siêu
vi Herpes, DNA đích trong bệnh phẩm cần xét nghiệm sẽ gắn kết với hạt nano có
DNA dò được phân tách bằng một nam châm. Nồng độ của DNA sau phân tách
tăng hàng trăm lần so với ban đầu. Kết hợp với một cảm biến điện hóa đơn giản,
độ nhạy vừa phải, quy trình làm giàu DNA giúp nồng độ DNA đạt đến mức mà
cảm biến có thể phát hiện ra. Quy trình phân tách này và cảm biến có thể xác
định nhanh siêu vi này ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn chưa có các thiết bị y
tế chính xác [14]. Đây là một phương pháp có thể sử dụng để mở rộng để xác
định sự có mặt của nhiều loại siêu vi khác như siêu vi cúm gia cầm.[29]
1.5.2. Làm giàu DNA của siêu vi viêm gan B bằng hạt nano từ tính bọc SiO
2
Hạt nano từ tính được bọc bởi một lớp silica được sử dụng trong làm giàu
DNA của siêu vi viêm gan B. Nguyên tắc làm giàu DNA của hạt nano từ tính là
như sau:
Bề mặt của silica bị hydroxide hoá, hấp phụ một proton làm cho bề mặt có

thể tích điện dương. Các DNA với khung Phosphate tích điện âm sẽ có xu hướng
hút vào hạt nano từ tính bọc silica. Sử dụng từ trường ngoài để tách tất cả các
DNA ra khỏi các vật phẩm sinh học khác bằng từ trường sẽ thu được các DNA
có dính các hạt nano từ tính. Sử dụng dung môi thích hợp, bề mặt của silica có
thể hấp phụ một gốc hydroxyl làm cho tích điện âm. Lúc này DNA sẽ rời khỏi
hạt nano từ tính do chúng có cùng điện tích. Loại bỏ hạt nano từ tính bằng từ
trường ngoài sẽ thu được dung dịch gồm toàn các DNA. Nhân bản DNA của siêu
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 15 GVHD : TS.Đặng Đức Long
vi viêm gan bằng PCR rồi xác định sự có mặt của chúng bằng phép đo diện di.
[29]
1.5.3. Hạt nano vàng để phát hiện tế bào ung thư vú
Hạt nano vàng, bạc được sử dụng trong y sinh học để đánh dấu tế bào.
Nhờ kích thước của hạt nano nhỏ hơn nhiều bước sóng ánh sáng chiếu vào mà
xuất hiện hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt làm cho khả năng tán xạ ánh
sáng của các hạt nano kim loại rất mạnh. Các hạt nano kim loại quý như vàng,
bạc, bạch kim bền trong môi trường làm việc, thân thiện với cơ thể là đối tượng
được ứng dụng nhiều nhất.
Nguyên tắc ứng dụng hạt nano kim loại quý trong đánh dấu tế bào như sau: hạt
nano vàng được gắn kết với kháng thể đặc hiệu kháng tế bào ung thư vú anti-
HER2, sau đó gắn lên mẫu bệnh có tế bào ung thư. Nhờ liên kết kháng nguyên-
kháng thể đặc hiệu mà hạt nano gắn lên bề mặt của tế bào. Chiếu ánh sáng lên tế
bào thì do khả năng tán xạ mạnh của hạt nano vàng mà các tế bào ung thư sẽ
được phân biệt với các tế bào thường không có khả năng tán xạ. Kết quả cho thấy
nếu không gắn với kháng thể kháng tế bào ung thư thì hạt nano vàng không gắn
lên tế bào ung thư. Khi có kháng thể gắn với hạt nano vàng, hạt nano vàng bám
lên các tế bào. Dưới ánh sáng hiển vi trường tối, các tế bào này phát sáng rất
mạnh, khác biệt hẳn với các tế bào khi không có hạt nano vàng gắn kết [29]
1.5.4. Dẫn truyền thuốc
Một trong những nhược điểm quan trọng nhất của hóa trị liệu đó là tính

không đặc hiệu. Khi vào trong cơ thể, thuốc chữa bệnh sẽ phân bố không tập
trung nên các tế bào mạnh khỏe bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Chính
vì thế việc dùng các hạt từ tính như là hạt mang thuốc đến vị trí cần thiết trên cơ
thể (thông thường dùng điều trị các khối u ung thư) đã được nghiên cứu từ những
năm 1970, những ứng dụng này được gọi là dẫn truyền thuốc bằng hạt từ tính.
Có hai lợi ích cơ bản là:
- Giảm lượng thuốc điều trị.
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 16 GVHD : TS.Đặng Đức Long
- Thu hẹp phạm vi phân bố của các thuốc trong cơ thể nên làm giảm tác
dụng phụ của thuốc
Hạt nanô từ tính có tính tương hợp sinh học được gắn kết với thuốc điều
trị. Lúc này hạt nanô có tác dụng như một hạt mang. Thông thường hệ thuốc/hạt
tạo ra một chất lỏng từ và đi vào cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Khi các hạt đi
vào mạch máu, người ta dùng một gradient từ trường ngoài rất mạnh để tập trung
các hạt vào một vị trí nào đó trên cơ thể. Một khi hệ thuốc/hạt được tập trung tại
vị trí cần thiết thì quá trình nhả thuốc có thể diễn ra thông qua cơ chế hoạt động
của các enzym hoặc các tính chất sinh lý học do các tế bào ung thư gây ra như độ
pH, quá trình khuyếch tán hoặc sự thay đổi của nhiệt độ. Quá trình vật lý diễn ra
trong việc dẫn truyền thuốc cũng tương tự như trong phân tách tế bào [3].
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Hình 1.6 : Sự khác biệt khi dẫn thuốc bằng hạt nano
Đồ án tốt nghiệp 17 GVHD : TS.Đặng Đức Long
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Hình 1.7 : Nguyên lý dẫn thuốc dùng hạt nano từ tính [3]
Mạch máu
Đồ án tốt nghiệp 18 GVHD : TS.Đặng Đức Long
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT

Đồ án tốt nghiệp 19 GVHD : TS.Đặng Đức Long
2.1. Vật liệu và hóa chất
2.1.1. Các phân tử DNA, oligonucleotide
DNA được tách chiết từ vi khuẩn Bacillus subtilis được nuôi trên môi
trường lỏng ở Phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Sinh Học – Trường Đại học
Bách Khoa Đà Nẵng.
Hóa chất cần cho tách chiết DNA bao gồm :
- SDS (Sodium dodecyl sulfate – C
12
H
25
O
4
SNa, SIGMA, Mỹ)
- Tris base (C
4
H
11
NO
3
, SIGMA, Mỹ).
- EDTA (C
10
H
14
N
2
O
8
Na

2
.2H
2
O, Trung Quốc).
- Phenol (C
6
H
5
OH, Trung Quốc).
- Chloroform (CHCl
3
, Trung Quốc).
- Ethanol (C
2
H
5
OH).
- NaCl và nước cất vô trùng.
2.1.2. Vật liệu tạo hạt nano sắt từ bọc silica
Các hạt nano sắt từ tự tổng hợp được tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công
nghệ Sinh học – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Các hóa chất cần dùng cho việc tổng hợp sắt : muối FeCl
3
.6H
2
O và
FeCl
2
.4H
2

O, dung dịch NH
4
OH 23% ÷ 25%, citric acid (CA), cồn 96
0
, giấy đo
pH, nước cất 2 lần và cồn 90
0
C [1,2,3]. Các hóa chất đó đều có nguồn gốc từ
Trung Quốc.
Hóa chất dùng để chức năng hóa bề mặt hạt sắt từ là ATPS, nước cất 2 lần.
2.1.3. Vật liệu và hóa chất điện di
- Agarose (SIGMA, Mỹ).
- TBE (BIO-RAD, Mỹ).
- Dung dịch tải mẫu 5X (Loading dye, BIO-RAD, Mỹ).
- Ethidium bromide (C
21
H
20
BrN
3
- EtBr).
- Thang DNA 1000bp (Marker, BIO-RAD, Mỹ)
2.1.4. Vật liệu và hóa chất dùng cho phản ứng PCR
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 20 GVHD : TS.Đặng Đức Long
- DNA vi khuẩn B.subtilis
- Primer
- dNTP
- Enzym polymerase : Pfu polymerase
- Dung dịch đệm : Pfu buffer

- dH
2
O đã khử DNase, RNase (Invitrogen, Mỹ)
2.1.5. Dụng cụ và thiết bị
Dụng cụ được sử dụng gồm có:
- Cốc 500ml, 250ml và 50ml (thực hiện phản ứng tổng hợp sắt từ và chứa kết tủa
sắt từ tạo thành để sấy).
- Ống Facol (để chứa sản phẩm sau khi chức năng hóa bề mặt), nam châm,
micropipet, ống nhỏ giọt, eppendorf.
Thiết bị sử dụng bao gồm:
- Máy khuấy từ gia nhiệt
- Máy ly tâm lạnh Universal 320R (Hittech-Đức)
- Tủ sấy
- Máy lắc khô
- Bộ điện di ngang (Đài Loan)
- Máy PCR luân nhiệt hãng Bio Rad (Mỹ)
- Máy đo quang phổ (UV) Ultrospec 2000
- Thiết bị hấp tiệt trùng
- Tủ lạnh (4
o
C, -20
o
C), cân phân tích, cân điện tử
- Máy đo pH OAKION 510 (Singapore)
2.2. Phương pháp tiến hành
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 21 GVHD : TS.Đặng Đức Long
2.2.1. Tổng hợp hạt nano sắt từ
Sau khi nghiên cứu các tài liệu về tổng hợp hạt nano, dựa trên những ưu
nhược điểm của mỗi phương pháp chúng tôi chọn phương pháp đồng kết tủa ion

Fe
2+
và Fe
3+
(với tỉ số phân tử là 1:2) [2, 3] từ các dung dịch muối FeCl
2
.4H
2
O và
FeCl
3
.6H
2
O bằng cách phản ứng với dung dịch NH
4
OH 25%. Đây là phương
pháp đơn giản phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm của Bộ môn. Tiến hành
thí nghiệm với hai cách khác nhau đó là có gia nhiệt cùng với bổ sung citric acid
và không gia nhiệt. Nồng độ ion sắt (II) là 0,1; 0,05.
2.2.1.1. Tổng hợp hạt nano sắt từ không gia nhiệt và acid citric
Cân 3,98 g muối FeCl
2
.4H
2
O và 10,92 g muối FeCl
3
.6H
2
O rồi hòa vào
200ml nước cất (2 lần) để tạo được dung dịch có nồng độ 0,1 ion sắt (II). Hỗn

hợp này được khuấy đều bằng máy khuấy từ với tốc độ cố định trước (500
vòng/phút). Với nồng độ 0,05 ion sắt (II), cân 0,995g FeCl
2
.4H
2
O và 2,705g
FeCl
3
.6H
2
O hòa tan trong 100ml nước cất.
Sau đó nhỏ từng giọt dung dịch NH
4
OH 25% đồng thời trong quá trình khuấy,
tốc độ 1 giọt/s . Thỉnh thoảng dùng giấy pH để kiểm tra độ pH của dung dịch.
Khi dung dịch đạt độ pH khoảng 10,5-11 thì ngưng quá trình phản ứng. Hỗn hợp
thu được sau phản ứng là kết tủa màu đen (Fe
3
O
4
) và các chất hòa tan [2].
Sau đó để phân tách các hạt sắt từ ra khỏi dung dịch ta ly tâm 3 lần trong nước,
rồi sau đó chuyển sang ly tâm trong cồn 96
o
, với tốc độ quay 2800 vòng/phút,
thời gian trong 5 phút [1, 2].
Sản phẩm thu được là chất rắn đặc sệt màu đen.
Để thu được bột nano đem kết tủa sấy ở 44
0
C trong thời gian 20h, hoặc phân tán

chúng trong nước để thu được dung dịch chất lỏng từ [2].
2.2.1.2. Tổng hợp hạt nano sắt từ có gia nhiệt và bổ sung acid citric
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 22 GVHD : TS.Đặng Đức Long
Tiến hành tổng hợp hạt nano từ tính bằng phương pháp đồng kết tủa có
gia nhiệt và bổ sung thêm acid citric để giúp sản phẩm hạt sắt từ phân tán tốt
trong dung dịch. Cách tiến hành như sau :
Cân 0,86g FeCl
2
.4H
2
O và 2,35g FeCl
3
.6H
2
O (tỉ lệ mol 1 :2) hòa hỗn hợp
muối vào 40 ml nước cất để tạo nồng độ 0,1 ion sắt (II) và đun nóng đến 80
o
C.
Khuấy mạnh hỗn hợp phản ứng bằng máy khuấy từ, thêm 5 ml NH
4
OH bằng ống
nhỏ giọt và tiếp tục đun nóng thêm 30 phút nữa.
Sau đó, thêm 1g CA trong 2 ml nước cất và nâng nhiệt lên 95
o
C, tiếp tục khuấy
trong 90 phút nữa. Lượng kết tủa sắt được hình thành. Phần CA dư được trung
hòa bằng NaOH [22]. Để kết tủa lắng một thời gian, hút bỏ phần phần nước ở
trên và thêm nước cất vào bảo quản ở nhiệt độ phòng.
2.2.2. Chức năng hóa bề mặt hạt nano sắt từ

Để tạo nhóm chức năng trên bề mặt hạt nano sắt từ, chúng tôi sử dụng
3-aminopropyl triethoxysilane (APTS, n = 2) để tạo ra nhóm amino. Các bước
tiến hành như sau :
1. Lấy 400 mg hạt nano sắt từ cho vào 100 ml nước cất hai lần rồi dùng máy siêu
âm phân tán hạt vào dung dịch để thu được một thể huyền phù ổn định.
2. Nhỏ 1ml dung dịch APTS vào trong dung dịch huyền phù nói trên và khuấy từ
trong thời gian 8 giờ để quá trình chức năng hóa bề mặt xảy ra hoàn toàn.
3. Lọc rửa 5 lần bằng nước cất và lọc từ để thu sản phẩm hạt nano sắt từ có bề
mặt là các nhóm amino, viết tắt là amino-NP. [29]
2.2.3. Nuôi vi khuẩn B. subtilis thu sinh khối
 Thành phần môi trường:
0,45g cao thịt
1,5g peptone
0,75g NaCl
2g agar.
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 23 GVHD : TS.Đặng Đức Long
- Cân cao thịt, pepton, NaCl vào bình tam giác, cho khoảng 140ml nước khuấy
đều tay, đem đi chuẩn đưa về môi trường pH = 7, rồi định mức môi trường lên
150ml.
- Chia 100ml vào bình tam giác riêng rồi cho 2g agar vào khuấy tan đều agar,
đậy nút bông đem hấp khử trùng trong nồi hấp ( 121
o
C) với 50ml môi trường
lỏng còn lại.
 Cấy chủng lên đĩa petri:
- Chuẩn bị dụng cụ và vô trùng tủ cấy trong 30 phút
- Các dụng cụ đã được vô trùng gồm có: đĩa petri, lọ penicilin, micropipep, đầu
côn.
- Trước khi cấy nấu lại môi trường đặc chứa agar trong lò vi sóng.

- Pha loãng chủng gốc cấp độ lên 10
-3
, 10
-4
bằng lọ penicilin
- Cấy trải lên 2 đĩa petri
- Nuôi trong 28-30h trong 30
o
C
 Cấy chuyền vào môi trường lỏng:
Sau 30h lấy đĩa petri ra quan sát khuẩn lạc, khuẩn lạc màu trắng đục không dấu
hiệu bị nhiễm tạp ta cấy chuyền sang môi trường lỏng. Tiếp tục nuôi thu sinh
khối trong 24h ở 30
o
C có lắc .[17]
2.2.4. Tách chiết DNA vi khuẩn B.subtilis bằng phương pháp thông thường
1. Nồng độ tế bào vi khuẩn ở dịch nuôi ở bước 600 nm bằng 1,2
2. Hút 1,5 ml dịch nuôi vi khuẩn cho vào eppendof. Ly tâm 5000 vòng/phút trong
10 phút. Thu cặn tủa.
3. Hòa cặn tủa trong 500µl dung dịch TE, bổ sung thêm 50 µl NaCl 0,5 M và 50
µl SDS 10%. Huyền phù nhẹ nhàng. Ủ hỗn hợp ở 65
o
C trong 10 phút. Chuyển
hỗn hợp sang ủ trên đá trong 5 phút.
4. Thêm một thể tích (600 µl) dung dịch phenol : chloroform vào hỗn hợp trên.
Lắc mạnh bằng vortex trong 30 giây.
5. Ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút ở 4
o
C. thu lấy phần dịch ở phía trên (là
pha nước có chứa DNA), nhẹ nhàng chuyển sang một eppendof khác

6. Thêm một thể tích dung dịch chloroform, lắc mạnh bằng vortex trong 30 giây.
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 24 GVHD : TS.Đặng Đức Long
7. Ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút ở 4
o
C. Thu lấy phần dịch ở trên (là pha
nước có chứa DNA), nhẹ nhàng chuyển sang một eppendof khác.
8. Thêm 50 µl dung dịch NaCl 0.5 M. bổ sung 2- 2,5 thể tích ethanol tuyệt đối
lạnh (hoặc 0,8 – 1 thể tích isopropanol). Ủ ở -20
o
C qua đêm.
9. Ly tâm 12000 vòng/phút trong 30 phút ở 4
o
C. Thu cặn tủa.
10. Thêm 500 µl dung dịch ethanol 70% để rửa tủa. Ly tâm 12000 vòng/phút
trong 5 phút ở 4
o
C. Thu cặn tủa. Để khô.
11. Hòa tủa trong dung dịch TE 1X, bảo quản dịch DNA ở -20
o
C. [5]
Sau đó mang mẫu DNA đi đo quang phổ ở bước sóng 260, 280 để biết độ
tinh sạch; tiến hành điện di để kiểm tra sản phẩm DNA đã tách chiết được.
2.2.5. Tách chiết DNA của vi khuẩn B. subtillis bằng hạt amino-NP
1. Nồng độ tế bào vi khuẩn ở dịch nuôi ở bước 600 nm bằng 1.2
2. Hút 1,5 ml dung dịch vi khuẩn cho vào mỗi eppendorf. Ly tâm 6000 vòng/phút
trong 5 phút. Thu cặn tủa.
3. Hòa cặn tủa trong 500 µl dung dịch TE, bổ sung thêm 50 µl NaCl 0,5 M và 50
µl SDS 10%. Huyền phù nhẹ nhàng. Ủ hỗn hợp ở 65
o

C trong 30 phút.
4. Bổ sung 2mg hạt amino - NP vào hỗn hợp trên. Lắc mạnh bằng vortex trong 1
phút.
5. Tách hạt cùng DNA ra khỏi dung dịch bằng nam châm.
6. Rửa hỗn hợp (hạt cùng DNA) 3 lần bằng dung dịch 20mM Tris-HCl, pH 7.
7. Tách DNA ra khỏi hạt sắt từ bằng dung dịch NaCl 2M. Vortex mạnh.
8. Thu lấy phần dịch nổi phía trên (là phần có chứa DNA) đưa đi đo quang phổ ở
bước sóng 260nm và 280 nm.[7]
9. Tủa DNA bằng etanol tuyệt đối và rửa tủa bằng etanol 70%. Để khô sau đó
hòa trong đệm TE. [5]
2.2.6. Xác định độ tinh sạch của DNA bằng phương pháp đo độ hấp thụ
Đối với nucleic acid do sự tương tác giữa các proton và các electron của
vòng purine và pyrimine mà nó có khả năng hấp thụ lớn nhất ở bước sóng 260
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT
Đồ án tốt nghiệp 25 GVHD : TS.Đặng Đức Long
nm trong vùng tử ngoại và hấp thụ cực tiểu ở bước sóng 230 nm – 240 nm và
không hấp thụ ở vùng có bước sóng lớn hơn 310 nm. Dựa vào tính chất này mà
người ta có thể xác định được hàm lượng các nucleic acid bằng phương pháp đo
quang phổ hấp thụ ở bước sóng 260 nm.[5]
Trong mẫu DNA thường có lẫn phenol và protein. Những tạp chất này làm
tăng độ hấp thụ ở bước sóng 280nm vùng tử ngoại. Vì vậy độ tinh sạch của dung
dịch acid nucleic được đánh giá bằng tỉ lệ giữa độ hấp thụ ánh sáng ở hai bước
sóng 260nm và 280nm (A260 và A280). Được tính bằng công thức sau:
Độ sạch acid nucleic = A260/A280
Nếu tỉ lệ này nằm trong khoảng 1,8 đến 2 thì dung dịch DNA được xem là
tinh sạch. Tỉ lệ này thấp hơn 1,8 chứng tỏ mẫu có lẫn tạp chất. Đối với dung dịch
DNA sợi đôi, nếu tỉ lệ quá lớn thì chứng tỏ DNA có chứa trong mẫu bị biến tính
hay bị phân hủy [5].
Mẫu DNA thu được sau khi tách chiết được tiến hành đo độ hấp thụ ở các
bước sóng 260nm và 280nm trên máy đo quang phổ.

2.2.7. Điện di DNA trên gel agarose
Để phân tích định tính trong việc thu nhận mẫu acid nucleic và kiểm tra
sản phẩm PCR phải tiến hành chạy điện di.
Nguyên tắc
Dựa vào đặc tính cấu trúc của các acid nucleic. Đó là các đại phân tử tích điện
âm đồng đều trên khắp bề mặt nên khi chịu tác động một điện trường, chúng sẽ
di chuyển về cực dương của điện trường. Tính linh động của các phân tử acid
nucleic phụ thuộc vào hai yếu tố chính : khối lượng phân tử và nồng độ các chất
thành gel. Ngoài ra, cấu hình của phân tử cũng ảnh hưởng đến khả năng di động.
[5]
Chế tác gel agarose
1. Cân 0.5g agarose pha vào 50ml dung dịch TBE 1X trong một bình tam
giác.
2. Gia nhiệt bằng cách hấp vài phút trong lò vi sóng đến khi agarose tan
hoàn toàn.
SVTH : Võ Thị Ái Lớp : 10SHLT

×