Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

THỊ TRƯỜNG cổ PHIẾU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.46 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
GVHD : TRẦN THỊ YẾN
SVTH : NHÓM 06
LỚP: NCKT6ATH
DANH SÁCH NHÓM

Ngô Thị Lan Phương

Hoàng Thị Khánh Linh

Lê Thị Thuỷ

Tiết Thị Phương

Bùi Thị Phương

Nguyễn Thị Giang

Phạm Phương Linh

Trần Thị Yến
MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG:
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ
PHIẾU


- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CỔ
PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY
- CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM

KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU

Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài
chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt
nhân trung tâm của Thị trường tài chính, thị trường chứng
khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh
hoạt hơn trong nền kinh tế, là cầu nối giữa một bên là các
nhà đầu tư với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh
doanh.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán
thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có
những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất
yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế
quốc tế. Ra đời vào năm 2000 thuật ngữ “Thị trường cổ
phiếu” còn khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong
khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thị trường cổ phiếu đã phát
triển rất sôi động. Trải qua 10 năm phát triển, thị trường cổ
phiếu ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan,
huy động được một nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế
đất nước.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU


1.1 Khái niệm về cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng
góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do
công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công
ty đó.
Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời
là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường
nói đến cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ
phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu phổ thông (Cổ phiếu thường): là chứng chỉ xác
nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận
cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường
trong công ty. Người nắm giữ cổ phiếu thường là cổ đông
thường và là đồng sở hữu của công ty cổ phần. Các cổ đông
sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối
với công ty như :
- Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh;
- Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm
soát công ty và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá
sản tương ứng với phần vốn góp của mình.

Cổ phiếu ưu đãi: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu
trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ
phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ
đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ
đông ưu đãi của công ty.
- Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức

đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền
hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định; không có
quyền bầu cử, ứng cử v.v.

1.2. Đặc điểm của Cổ phiếu:
- Không có kỳ hạn và không hoàn vốn.
- Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của
doanh nghiệp.
- Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn
lại của tài sản thanh lý.
- Giá cổ phiếu biến động rất mạnh.
Bên cạnh đó, theo quan điểm của những nhà đầu tư, Cổ phiếu
có các đặc điểm sau:
- Tính thanh khoản cao.
- Có tính Lưu thông.
- Tính Tư bản giả.
- Tính Rủi ro cao.
Thị trường cổ phiếu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các
cổ phiếu giữa tổ chức phát hành và người mua chứng khoán,
hoặc các cổ đông với nhau, hoặc giữa cổ đông với người có nhu
cầu mua cổ phiếu đó.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CỔ
PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1. Tổng quan về thị trường cổ phiếu.
Theo thống kê của VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu
VNDirect, toàn thị trường ghi nhận hơn 24 tỷ lượt cổ phiếu
được khớp lệnh thành công trong năm 2013, tương đương
gần 292.000 tỷ đồng. Trong đó, 10 cổ phiếu có thanh khoản
tốt nhất trên sàn đều có lượng giao dịch tối thiểu 400 triệu

chứng khoán mỗi mã, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực địa ốc –
xây dựng.
Tiêu biểu: SHB - 1,6 tỷ cổ phiếu
PVX - 1,1 tỷ cổ phiếu
ITA - 1 tỷ cổ phiếu
SCR - 990 triệu cổ phiếu
FLC - 675 triệu cổ phiếu

2.1.1 Những thành tựu đạt được
Hoạt động phát hành huy động vốn qua thị trường cổ phiếu thực
tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có
44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu.
Tuy nhiên, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ vào năm
2007, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân
hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn
huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND.
Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán,
tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn
100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục
vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị
trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn
huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so
với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng. Riêng 2 năm 2008-2009 đã có 35.000
tỷ đồng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá) được phát hành ra
công chúng, góp phần làm lành mạnh cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp.
Hệ thống trung gian của định chế thị trường cổ phiếu Việt Nam
tăng mạnh về số lượng và chất lượng; đến nay có 105 công ty
chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động trên thị trường.
Đồng thời hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển

mạnh; năm đầu khai trương thị trường có 3.000 tài khoản, đến nay
đạt 926.000 tài khoản. Vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư
nước ngoài đạt gần 7 tỷ USD.

2.2. Đánh giá:
2.2.1 Nguyên nhân khách quan:
Có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán nói
chung và giá cổ phiếu nói riêng, nhưng vế cơ bản có thể chia
chúng thành hai nhóm yếu tố là yếu tố kinh tế và yếu tố phi
kinh tế.
2.2.1.1. Các yếu tố kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng thì hầu như các ngành các lĩnh
vực đều bị ảnh hưởng. Và giá của cổ phiếu cũng nằm trong số
đó, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế tăng trưởng
và có xu hướng giảm khi nền kinh tế kém phát triển.
Quan hệ cung cầu
Trong kinh doanh, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất
lớn đến giá thành sản phẩm, và đầu tư chứng khoán cũng
không phải là một ngoại lệ. Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ
quy luật cung cầu.

Hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của các doanh
nghiệp
Giá của cổ phiếu hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả
hoạt động kinh doanh hay sức khỏe của doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp phải những biến
cố bất ngờ dẫn đến phải thanh lý hay phá sản thì dòng tiền mà
người nắm giữ cổ phiếu nhận được là cổ tức được chia hàng
năm.(Cổ tức là khoản tiền mà các công ty trích ra từ lợi nhuận

để trả cho cổ đông. Người ta thường tính cổ tức trên một cổ
phiếu).

Lãi suất
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và
luôn thay đổi. Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có
thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta không thể chắc chắn liệu
sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho
mức biến động về lãi suất hay không.

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại này, nền
kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển và nó sẽ kéo theo sự
phát triển của các công ty và nhiều thị trường, nhất là thị trường
chứng khoán.
Ngoài những yếu tố nói trên, có thể tính đến
các yếu tố khác như mức trả cổ tức, thông tin
mua bán cổ phiếu của các thành viên trong
ban lãnh đạo công ty, thông tin tách gộp cổ
phiếu, thông tin về việc phát hành thêm cổ
phiếu, tin đồn…Những người đầu tư chuyên
nghiệp hơn có thể còn tìm hiểu các thông tin
liên quan đến chính sách của Chính phủ đối
với thị trường chứng khoán, chính sách cổ
phần hoá DNNN, tình hình quản trị của công
ty niêm yết, tên tuổi của CTCK bảo lãnh phát
hành hay tư vấn niêm yết cho công ty niêm
yết.

2.2.1.2. Yếu tố phi kinh tế


Yếu tố chính trị
Kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị. Điều kiện chính trị là
một trong những yếu tố vĩ mô quan trọng, làm nền tảng cho sự
biến động, tăng trưởng cũng như phát triển của mọi nền kinh tế
nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Tuy nhiên, trong điều kiện chính trị ổn định hiện nay của Việt
Nam (không có chiến tranh, không có các thay đổi chế độ chính
trị…) đồng thời vào thời điểm này khi thị trường chứng khoán
non trẻ của Việt Nam chưa thực sự hoà nhập với biến động của
thị trường chứng khoán thế giới, yếu tố này hầu như tác động
rất ít tới sự biến động giá chứng khoán.

Yếu tố văn hoá
Nhắc đến văn hoá ở đây không có nghĩa chỉ là văn hoá xã
hội truyền thống hay yếu tố dân gian, dân tộc của Việt Nam. Mỗi
một lĩnh vực từ đời sống, xã hội hay kinh tế, kĩ thuật đều tồn tại
một thứ văn hoá của riêng lĩnh vực ấy, ví như văn hoá công ty,
văn hoá ngành…Cũng như vậy, thị trường chứng khoán Việt
Nam mặc dù còn non trẻ, mới được thành lập từ năm 2000,
chưa hoàn thiện được văn hoá của mình nhưng cũng đã có
những yếu tố riêng đặc trưng, phần nào tác động tới xu thế giá
chứng khoán.

2.2.2. Các mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường
cổ phiếu vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Số lượng và chất lượng hạn chế của cổ phiếu niêm
yết trên Sở giao dịch Chứng khoán.
- Thiếu vắng sự tham gia tích cực của những nhà

đầu tư tổ chức trên thị trường.
- Hoạt động của mua bán cổ phiếu trên thị trường
phi chính thức lớn hơn nhiều lần so với thị trường
chính thức và không được kiểm soát thích đáng.
- Quy mô nhỏ và mức độ công khai thông tin thấp
của các doanh nghiệp Việt Nam.
III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể theo định hướng phát triển thị
trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng
của Nhà nước cần phải đưa ra các giải pháp thực hiện, vừa
khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại, vừa hướng tới phát
triển thị trường. Giải pháp thực hiện được chia thành các nhóm
chính, cụ thể như sau:

3.1. Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường
Đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp,
Tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc cổ
phần hóa với niêm yết trên thị trường chứng khoán; Mở rộng
việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường.
Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải
thực hiện việc niêm yết. Chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết,
giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của
các doanh nghiệp nghiệp Việt Nam theo phương thức thoả
thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau,
để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản
trị doanh nghiệp


3.2. Phát triển thị trường cổ phiếu theo hướng hiện đại,
hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý, giám sát bởi Nhà
nước và có khả năng liên kết với thị trường khu vực và
quốc tế
Phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp
ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch của
nhiều loại hình doanh nghiệp và đảm bảo khả năng quản lý,
giám sát của Nhà nước theo hướng tách biệt thị trường giao
dịch tập trung, thị trường OTC, thị trường đăng ký phát hành,
giao dịch cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nâng cấp đồng
bộ hạ tầng kỹ thuật của thị trường đảm bảo khả năng liên kết
với thị trường các nước trong khu vực; Nghiên cứu cơ chế
giao dịch đối với các cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết
theo mô hình thỏa thuận thông qua các công ty chứng khoán;
Các giao dịch tập trung thanh toán và chuyển giao thông qua
Trung tâm lưu ký chứng khoán, đồng thời thiết lập cơ chế
giám sát của Sở giao dịch chứng khoán trong việc công bố
thông tin,… để tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị
trường, đảm bảo sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với
các giao dịch, thu hẹp hoạt động trên thị trường tự do.

3.3. Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và
ngoài nước
Khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp
(ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…) tham gia
đầu tư trên thị trường. Thực hiện lộ trình mở cửa
đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài
vào thị trường Việt Nam theo lộ trình đã cam kết; Đa
dạng hóa các loại quỹ đầu tư, tạo điều kiện cho

phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tiết kiệm bưu
điện…. tham gia đầu tư trên thị trường cổ phiếu;
Từng bước phát triển các quỹ hưu trí tư nhân để thu
hút các vốn dân cư tham gia đầu tư; Khuyến khích
việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư
dài hạn vào thị trường Việt Nam.

3.4. Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động
của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm
các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi
cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin.
Để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin: Một là, rà soát lại thông
tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và
áp dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường.
Hai là, xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
sử dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin…) đưa
thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi
cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Ba là, về phía cơ
quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch
về việc điều hành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như
các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết,hiểu đúng và chấp
hành nghiêm túc. Bốn là, thu hẹp hoạt động của thị trường tự
do bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng giao dịch trên thị
trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán. Điều
này vừa giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho
các giao dịch này được công khai, dễ kiểm soát, từng bước
thu hút vào thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần cải tiến
và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân
tiếp cận được thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của
Nhà nước nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng.

KẾT LUẬN

Đề tài cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị
trường cổ phiếu ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Từ năm 2003
đến nay thị trường chứng khoán của Việt Nam đã có bước phát
triển thần kỳ. Hiện nay thị trường cổ phiếu vẫn trên đà phát triển,
hàng loạt các công ty đã cổ phần hóa và “lên sàn”, đồng thời hình
thành hiện tượng người người, nhà nhà mua cổ phiếu.

Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ của thị trường cổ phiếu Việt
Nam còn khá đơn giản so với khu vực và thế giới. Đa số các nhà
đầu tư tham gia trên thị trường cổ phiếu đều có xu hướng hành
động bầy đàn và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các tin tức thất thiệt
dẫn đến tình hình trên thị trường cổ phiếu luôn biến động, và thậm
chí khiến cho giá trị của cổ phiếu rời xa giá trị thực của chúng do
chịu ảnh hưởng của tác động cung cầu. Nhìn chung thị trường cổ
phiếu ở nước ta tuy có sự phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời
vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Hiện nay khủng hoảng tài chính cũng đã qua đi, nền kinh tế
các nước đang từng bước khối phục và phát triển trở lại, việc huy
động nguồn vốn trong và ngoài nước của Việt Nam vẫn và đang
đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên không vì vậy
mà chúng ta lại chủ quan trong công cuộc hoàn thiện và phát triển
các hình thức huy động vốn. ./.

×