BỆNH SUY DINH DƯỠNG
♦
TS.BS Võ Thành Liêm
Mục tiêu bài giảng
♦
3 nhóm nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.
♦
Cách phân loại suy dinh dưỡng theo Viện
dinh dưỡng Việt Nam
Định nghĩa
♦
Suy dinh dưỡng: là tình trạng trẻ ngừng
phát triển do thiếu dinh dưỡng gây giảm
năng lượng.
♦
Thiếu chất đạm và chất béo: phổ biến
♦
Hậu quả:
–
Cân nặng
–
Chiều cao
–
Phát triển tâm thần, vận động, trí thông minh.
Định nghĩa
♦
Tổ chức y tế thế giới
–
500 triệu trẻ SDD
–
10 triệu trẻ tử vong/năm
♦
Việt Nam
–
2005: 25,2%
–
2009: 18,9%
–
Tây Nguyên, vùng núi
Tây-Bắc: còn nhiều
Nguyên nhân
♦
Nhiễm trùng kéo dài, tái phát, di chứng:
–
Môi trường sống kém vệ sinh
–
Kông chủng ngừa bệnh bắt buộc.
–
Bệnh nhiễm trùng
–
Chăm sóc y tế kém
Nguyên nhân
♦
Các dị tật bẩm sinh:
–
Hệ tiêu hóa : Sứt môi chẻ vòm hầu, hẹp môn vị
phì đại, phình đại tràng bẩm sinh….
–
Tim mạch : Tim bẩm sinh
–
Hệ thần kinh : bại não,) hay não úng thủy
(Hydrocephalie), tật đầu nhỏ (Microcephalie)
…
–
Rối loạn nhiễm sắc thể : Hội chứng Down.
Nguyên nhân
♦
Thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học:
–
Không nuôi sữa mẹ
–
Nuôi không khoa học
–
Ăn dặm không đúng, sớm
–
Ăn không đủ chất, thiếu đạm, béo
–
Không biết ép trẻ ăn khi mắc bệnh
Lâm sàng
♦
Suy dinh dưỡng bào thai :
–
<2500g lúc sanh
–
Nguyên nhân
•
Do mẹ
•
Do bào thai
•
Do bánh nhau, rốn, bọc ối
–
Mức
•
Nhẹ : giảm cân nặng
•
Vừa: giảm cân nặng , chiều cao
•
Nặng: giảm cân nặng, chiều cao, vòng đầu
•
độ
Lâm sàng
♦
Suy dinh dưỡng bào thai :
–
Nguy cơ:
•
Hạ đường huyết gây co giật, rối loạn nhịp thở.
•
Hạ thân nhiệt dễ gây tử vong
•
Hạ calci huyết gây co giật và ngưng thở.
–
Phòng ngừa
•
Theo dõi thai kỳ.
•
Tăng khẩu phần ăn lúc mang thai.
•
Điều trị bệnh của mẹ.
Lâm sàng
♦
Suy dinh dưỡng sau sinh : thể phù
–
Ăn quá nhiều bột, thiếu đạm, thiếu béo
–
Nguyên nhân:
•
Không nuôi con bằng sữa mẹ
•
Ăn cháo đặc hoặc bột đặc.
•
Thiếu đạm, thiếu béo, toàn ăn bột
–
Lâm sàng
•
Phù
•
Rối loạn sắc tố da
•
Cơ quan khác: tóc, khô mắt, loãng xương
Lâm sàng
♦
Suy dinh dưỡng sau sinh : thể teo đét
–
Thiếu tất cả: đường, đạm, béo
–
Nguyên nhân:
•
Không được nuôi bằng sữa mẹ
•
Ăn dặm không đúng cách
•
Ăn không đủ năng lượng
•
Ăn kiêng khi mắc bệnh
•
Bệnh khác suy sụp:
–
Sởi, tiêu chảy….
–
Bệnh nhiễm trùng
–
Bệnh chức năng hệ cơ quan
Lâm sàng
♦
Suy dinh dưỡng sau sinh : thể teo đét
–
Lâm sàng
•
Gan to, thoái hoá mỡ, teo cơ tứ chi, thành bụng
•
Suy tim, thiếu máu, chướng bụng mất trương lực cơ
bụng
Lâm sàng
♦
Suy dinh dưỡng sau sinh : thể hỗn hợp
–
Lâm sàng
•
Đây là thể phù đã được điều trị
•
Khi hết phù trở thành teo đét
Cận lâm sàng
♦
Thiếu máu nhược sắc
–
Hồng cầu: giảm về số lượng và chất lượng
–
Huyết sắc tố : giảm
–
Thiếu sắt
Cận lâm sàng
♦
Thiếu đạm:
–
Đạm toàn phần/máu giảm rất nặng:
•
Thể phù < 4g%
•
Thể teo đét 4-5g%.
•
Tỷ lệ Albumin/ Globulin giảm
–
Giảm áp lực keo/máu
•
Thoát dịch và phù ở gian bào
•
Tràn dịch ở màng bụng, màng tinh hoàn.
Cận lâm sàng
♦
Thiếu men chuyển hoá:
–
Thiếu các men tiêu hóa Phosphatasa, Esterasa,
Amylase, Lipase
–
Thiếu các tiền chất nội tiết: Cholinesterasa…
Cận lâm sàng
♦
Rối loạn nước và điện giải:
–
Rối loạn phân phối nước:
•
Giữ nước ở gian bào trong thể phù
•
Thiếu nước mãn trong thể teo đét.
–
Các điện giải trong máu bị giảm, nhất là trong
thể phù:
•
Na+
•
Cl-
•
Ca++
•
HCO3
Cận lâm sàng
♦
Thiếu chất béo:
–
Các thành phần chất béo trong máu đều giảm:
Lipid, Cholesterol, triglycerid
♦
Giảm khả năng bảo vệ cơ thể:
–
Giảm kháng thể
–
Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
Cận lâm sàng
♦
Suy chức năng gan:
–
Thiếu men chuyển hóa
–
Thiếu yếu tố đông máu
–
Giảm chức năng giải độc
–
Rối loạn chuyển hóa lipid, đường
Biểu đồ tăng trưởng
Chẩn đoán
♦
Phân loại theo Viện dinh dưỡng Việt Nam
–
SDD khi cân nặng-tuổi <-2SD
–
SDD cấp
•
cân nặng-tuổi <-2SD
•
Chiều cao-tuổi >-2SD
–
SDD mạn đã phụ hồi
•
chiều cao-tuổi<-2SD
•
cân nặng-tuổi>-2SD
Chẩn đoán
♦
Phân loại theo Viện dinh dưỡng Việt Nam
–
SDD bào thai:
•
cân nặng khi sinh<2500g
•
chiều cao <48cm,
•
vòng đầu<35cm
–
SDD nhẹ, vừa, nặng được tính theo chỉ số nhân
trắc <-2SD, -3SD, -4SD
Chẩn đoán
♦
Có thể dùng các phương pháp khác nhau:
–
Triệu chứng lâm sàng: thường không đặc hiệu
–
Biểu đồ tăng trưởng: theo vị trí, theo xu hướng
phát triển
–
Chỉ số nhân trắc
–
BMI theo tuổi
–
Tỷ lệ phần trăm cân lý tưởng = cân nặng hiện
tại/cân nặng lý tưởng theo chiều cao hoặc theo
tuổi.
–
Đo vòng cánh tay
Điều trị
♦
Phác đồ điều trị (theo WHO 2009)
–
SDD cấp-nặng có biến chứng:
•
điều trị nội trú
•
phác đồ 10 điểm
–
SDD cấp nặng không có biến chứng :
•
điều trị ngoại trú,
•
điều trị nguyên nhân,
•
chống bệnh nhiễm trùng,
•
bổ sung dinh dưỡng,
•
giáo dục dinh dưỡng
Điều trị
♦
Phác đồ điều trị (theo WHO 2009)
–
SDD cấp vừa :
•
thực phẩm bổ sung,
•
xổ giun,
•
bổ sung sắt vi chất, vitamin A,
•
giáo dục dinh dưỡng
–
Không SDD :
•
giáo dục dinh dưỡng,
•
chủng ngừa,
•
vitamin A,
•
xổ giun