Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia tam đảo, khu vực vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.83 KB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





HÀ THỊ KIM TUYẾN




THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ
BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, KHU VỰC VĨNH PHÚC


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÝ


Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 13 95











Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh
thái và các cảnh quan, hệ động vật, thực vật giàu có của nhiều vườn quốc gia
bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống phía ngoài các vườn quốc gia
đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành
đai bảo vệ bổ sung cho vườn quốc gia để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài
đã được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, nhiều vườn quốc gia và các khu bảo tồn đã và đang được xây
dựng, nhưng phần lớn các khu vực này lại thường nằm xen với khu dân cư và
chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía ngoài. Để giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ
bảo tồn, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng những nhu cầu
trước mắt của nhân dân địa phương, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những
yêu cầu của bảo tồn. Vùng đệm được xây dựng chính là để giải quyết các khó
khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng dân cư địa phương, tạo
thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và
đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn.
Vườn Quốc gia Tam Đảo được thành lập tháng 3/1996, cách Hà Nội
khoảng 70 km về phía bắc. Với tổng diện tích 34.945 ha nó là một trong những
Vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là một trong những khu rừng tự nhiên
cuối cùng ở sát Hà Nội. Vườn Quốc gia Tam Đảo được đánh giá là một trong

những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất nước, với nhiều loài động, thực vật
quí hiếm không chỉ riêng của Tam Đảo mà còn của Việt Nam và thế giới.
Tuy nhiên, do sức ép lớn của dân cư và việc quản lý còn bất cập nên
trong thời gian qua nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia đã bị
ảnh hưởng nghiêm trọng và đã dẫn đến việc phá huỷ các tầng thực vật thấp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
việc săn bắn và thu hái không được kiểm soát đã dẫn đến sự suy kiệt các loài
thực vật và động vật quí hiếm của Vườn Quốc gia.
Trong những năm vừa qua ngành du lịch phát triển mạnh đã phần nào
làm vẻ đẹp tự nhiên của thị trấn Tam Đảo và các vùng xung quanh có nguy
cơ tiếp tục ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của Vườn Quốc gia.
Với xu hướng thay đổi đáng quan ngại này, việc tìm hiểu thực trạng và
giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm vườn quốc gia
Tam Đảo một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ có ý nghĩa
trong việc tạo ra những thu nhập bền vững cho người dân mà còn giải quyết
tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội của dân cư vùng đệm và bảo
tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia. Từ đó đưa ra những biện pháp quản
lý vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm hiệu quả hơn trong tương lai. Vì vậy,
tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế
bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, khu
vực Vĩnh Phúc”.
Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu vấn đề nêu trên tác giả mong
muốn quá trình nghiên cứu của bản thân gắn liền với hoạt động trong thực
tiễn để đóng góp những thành quả nghiên cứu của mình vào công tác bảo tồn
và phát triển bền vững các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, vườn quốc gia,
rừng đặc dụng, tự nhiên ở Việt Nam nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đúc kết lí luận và thực tiễn đề tài phân tích thực trạng phát
triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm VQG Tam Đảo khu
vực Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo ra một sinh kế bền
vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm và góp phần nâng cao các hoạt động
bảo tồn VQG Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan có chọn lọc có cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế vùng
đệm VQG, áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng
đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho cộng
đồng dân cư vùng đệm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn, phát
triển vườn quốc gia Tam Đảo.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Về nội dung
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm VQG
Tam Đảo thuộc khu vực Vĩnh Phúc, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát
triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo.
3.2. Về phạm vi lãnh thổ
Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo là: xã
Đạo Trù, xã Đại Đình, xã Hồ Sơn thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
3.3. Thời gian nghiên cứu
Dùng các nguồn tài liệu, số liệu từ 2000-2010 và kết quả điều tra của đề tài.
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu

4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Các hiện tượng kinh tế - xã hội chịu sự tác động tương hỗ của nhiều
yếu tố khác nhau, chúng tạo nên mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự
thay đổi các yếu tố này sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác. Vì vậy,
khi nghiên cứu các hiện tượng phải xem xét trên nhiều mặt và đặt chúng trong
mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí, vì bất cứ
đối tượng địa lí KTXH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định. Do
vậy, khi nghiên cứu một vấn đề chúng ta phải đặt nó trong một không gian
lãnh thổ cụ thể.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Khi nghiên cứu một đối tượng địa lí, phải chú ý tới sự hình thành, phát triển
của đối tượng đó trong quá khứ; như vậy mới hiểu được bản chất của sự vật hiện
tượng đó ở hiện tại và lí giải được nguồn gốc của chúng. Vận dụng quan điểm này
vào đề tài cần xem xét quá trình sinh sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng
dân cư vùng đệm từ trước tới nay.
4.1.4. Quan điểm kinh tế
Trong nghiên cứu Địa lí KTXH nói chung và đề tài nói riêng thì quan
điểm kinh tế cũng có vai trò quan trọng, nó thể hiện thông qua các số liệu
thống kê về dân số, lao động, việc làm, thu nhập, mức sống hộ gia đình…của
cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Đây vừa là quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa
ra những giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng

đệm, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ môi trường
sinh thái. Quan điểm phát triển bền vững còn cho thấy sự cần thiết phải bảo
vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động của hoạt động sinh kế đến
môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển kinh tế.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
Phương pháp này được sử dụng đển hệ thống hoá và tóm tắt về cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Ngoài ra, thu thập số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
thứ cấp tại phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường,
phòng thống kê và các phòng ban khác ở huyện Tam Đảo, Ban quản lý vườn
Quốc gia Tam Đảo Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ
ràng sau mỗi bảng số liệu.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học(PRA)
Chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi đã được chuẩn
bị trước và in sẵn. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các hộ nông dân trên địa
bàn vùng đệm thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo.
- Mục tiêu chọn mẫu điều tra
Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện
và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt, các hoạt động sinh kế của cộng
đồng dân cư, tư tưởng, ý thức của họ về vấn đề bảo vệ vườn quốc gia.
- Cơ sở chọn mẫu điều tra
Ba xã được lựa chọn để điều tra là các xã Hồ Sơn, Đại Đình và Đạo Trù
thuộc huyện Tam Đảo. Đây là 03 xã điển hình, đại diện được cho tất cả các xã
còn lại trong huyện nằm trong vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc. Xã
Đạo Trù đại diện cho các xã vùng sâu vùng xa, xã Đại Đình đại diện cho các xã

vùng giữa còn xã Hồ Sơn đại diện cho các xã gần với khu vực thị trấn Tam Đảo.
4.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa vào các tài liệu thu thập được tại các sở ban ngành và các số liệu
thống kê qua bảng hỏi, tiến hành phân tích tổng hợp số liệu theo yêu cầu của
đề tài nhằm rút ra kết quả của việc nghiên cứu.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phối hợp và tham gia ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong
lĩnh vực duy trì và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên để xây dựng
phương pháp thực hiện và tổ chức điều tra đạt kết quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
4.2.5. Phương pháp thực địa
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã đi thực tế khảo sát, quan sát
thực địa trên địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn những người có trách nhiệm
trong các cơ quan quản lý nhà nước. Qua kết quả điều tra thực tế đối chiếu lại
một số nhận định, kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết.
4.2.6. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học
Địa lý nói chung và nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội nói riêng. Bản đồ không
chỉ cụ thể hoá đối tượng mà còn cho phép chúng ta thấy rõ được các hiện
tượng địa lý trong không gian.
Biểu đồ và đồ thị thể hiện được nội dung nghiên cứu một cách trực quan,
nghiên cứu sự tương quan giữa các hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng.
5. Đóng góp của luận văn
- Đúc kết, làm phong phú thêm các vấn đề lí luận và thực tiễn về phát
triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia.
- Phân tích các điều kiện sinh sống chủ yếu của cộng đồng dân cư vùng
đệm VQG Tam Đảo.

- Đánh giá các kết quả điều tra thực trạng sinh kế của dân cư vùng đệm
VQG Tam Đảo, những tác động và những vấn đề bất cập…
- Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân
cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc, góp phần vào việc
bảo tồn lâu dài vườn Quốc gia Tam Đảo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận phần nội dung của luận văn được chia
thành 3 chương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững cho cộng đồng dân
cư vùng đệm vườn quốc gia.
Chương II: Nguồn lực và thực trạng hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư
vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững vùng đệm
vườn Quốc gia Tam Đảo.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Sinh kế

1.1.1.1. Khái niệm về sinh kế
Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ, nó phản ánh bức tranh
tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo
phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như
nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp thủy sản). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho
cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo,
thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho
chính họ và cho các thế hệ tiếp theo [5]. Vì mục tiêu này, chúng ta xem xét
khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế cho người dân vùng đệm.
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài
nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống [12].
Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bao gồm 3
thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược
sinh kế và kết quả sinh kế.
Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng.
Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời
sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn
an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.1.1.2. Sinh kế bền vững
Hướng phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm tại các khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia trong và ngoài nước là sinh kế bền vững. Trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
khi xem xét vấn đề sinh kế bền vững chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm
về phát triển bền vững.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả
năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.

Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát
triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên,
bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của
những lợi ích tương tự trong tương lai [2].
Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết
kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người
thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [1].
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng
con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có
khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ [4].
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi
trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó
nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các
thế hệ tương lai [5].
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc
sau: Lấy con người làm trung tâm, Dễ tiếp cận, Có sự tham gia của người dân,
Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thương, Tổng thể, Thực hiện ở nhiều cấp, Trong mối quan hệ với đối tác, Bền
vững và Năng động [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và
những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc
nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây
tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên [4].
1.1.1.3. Nguồn lực tiếp cận sinh kế

Theo lý thuyết sinh kế mà tổ chức phát triển Anh (DFID) đưa ra, với một
cộng đồng hay nhỏ hơn là một hộ gia đình đều có 5 loại nguồn vốn tạo thành
một ngũ giác sinh kế và ngũ giá này sẽ bị thay đổi khi có các điều kiện bên
ngoài tác động vào. Tuy nhiên, tuỳ vào khả năng ứng phó của cộng đồng hay
hộ gia đình trước các tác nhân tác động mà khả năng phát triển sinh kế có thể
đi theo hướng tốt hơn hay tồi tệ đi. Năm nguồn vốn bao gồm Vốn xã Hội (S),
Vốn Tài chính (F), Vốn con người (H), Vốn vật chất (P), và Vốn tự nhiên (N).


Sơ đồ 1: Khung sinh kế bền vững
Nguồn: DFID, năm 2001

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Nguồn lực con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của
từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả
năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.
- Nguồn lực xã hội: đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ
chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người
tham gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau.
- Nguồn lực tự nhiên: là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ
hoặc một cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa
màng, vật nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển.
- Nguồn lực tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con người có được
như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và
các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay
những trợ cấp của nhà nước.
- Nguồn lực vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản
và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp

nước và năng lượng, nhà ở và cá đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử
dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống
cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết
định của người dân cụ thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay
tài sản sinh kế; quy mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi;
cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và
phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; họ đối phó như
thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng
khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế
nào để làm được những điều trên; [6].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó
là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và
lâu dài, bao gồm:
- Sự hưng thịnh: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn;
kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn
chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng [7].
- Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng
tiền, người ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật
chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất
nhiều các yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành
viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các
dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất [7].
- Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải luôn sống
trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập
trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển

tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn
định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch
bệnh gia súc, [7].
- An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi
trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất,
nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương
thực [7].
- Sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường: Sự
bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ
trợ cho các kết quả sinh kế khác. [7].



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.1.2. Cộng đồng dân cƣ
Theo từ điển Merrian- Webster định nghĩa khái niệm cộng đồng như
sau [6]:1) Cộng đồng là một nhóm người sống trong cùng một khu vực, một
tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như là một khối tương đối đồng nhất ; 2)
Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, cùng chủng tộc, cùng loại
hình nghề nghiệp …hoặc cùng các mối quan tâm; 3) Là một tập thể cùng chia
sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía
cạnh nào đó; ngoài ra còn có ý nghĩa kỹ thuật như là một nhóm động vật hoặc
thực vật sống hoặc mọc lên trong cùng một khu vực.
Theo từ điển tiếng Việt 1) Cộng đồng là tất cả những người sống trong
một xã hội nói chung, có những điểm giống nhau và gắn bó thành một khối;
2) Tình trạng cùng chung, cùng chia sẻ với nhau giữa một số người.
Ngày nay cộng đồng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã

hội. Các nhà xã hội học phát triển đưa ra nhiều khái niệm về cộng đồng gần
hơn với đặc tính của xã hội hiện đại. Theo Cook (1980) “ Cộng đồng được
hiểu là một dạng tổ chức xã hội có 5 đặc điểm: 1) Quy mô; 2) Có tính đồng
nhất và cảm nhận thuộc về một cộng đồng; 3) Các thành viên có nghĩa vụ đối
với cộng đồng; 4) Cấu trúc của các mối liên hệ, tương tác lẫn nhau; 5) Văn
hoá”. Cộng đồng thường được hiểu là những nhóm người được tập hợp dưới
nhiều hình thức khác nhau, theo khu vực địa lý(làng, xóm, thôn…) theo nghề
nghiệp (phường, hội…), theo những quan tâm chung (tín ngưỡng, câu lạc bộ,
nhóm sở thích…), theo huyết thống (dòng họ, chi họ…), theo tổ chức đoàn
thể (phụ nữ, phụ lão, thanh niên…) hay theo hệ thống chính trị (các tổ chức
Đảng, chính quyền…) [7]
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm tổng hợp về cộng đồng như sau:
Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, có chung một môi trường mà trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
mọi người sống hoặc tác động qua lại lẫn nhau để phát triển đáp ứng những
quan tâm và lợi ích chung.
1.1.3. Khái niệm, vai trò, chức năng của vùng đệm vƣờn quốc gia
1.1.3.1. Khái niệm vùng đệm
Theo IUCN (1999) “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới
rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn thiên
nhiên và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn thiên nhiên
và chính vùng đệm, đông thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu
bảo tồn thiên nhiên” [19].
Cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có sự thống nhất về vùng đệm, nhất là
về nhiệm vụ, quy hoạch và cách quản lý. Trước năm 1990, vùng đệm được
hiểu là những khu vực nằm bên trong khu bảo tồn và nằm bao quanh khu bảo
vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn (Quyết định 79-CT ngày 31 tháng 3 năm

1986 về việc thành lập Vườn quốc gia Cát Bà, Quyết định 194-CT ngày 9
tháng 8 năm 1986 về việc thành lập 73 khu dự trữ thiên nhiên). Tuy nhiên
theo công văn số 1568/LN-KL của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn - NN&PTNT) ngày 13 tháng 9 năm 1993, vùng đệm là
một vùng "nằm ở rìa khu bảo tồn, bao quanh toàn bộ các phần của khu bảo
tồn. Vùng đệm không thuộc khu bảo tồn và không chịu sự quản lý của Ban
quản lý khu bảo tồn"(D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999).
Theo công văn số 1568/LN-KL của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn - NN&PTNT) ngày 13 tháng 9 năm 1993,
vùng đệm là một vùng "nằm ở rìa khu bảo tồn, bao quanh toàn bộ các phần
của khu bảo tồn. Vùng đệm không thuộc khu bảo tồn và không chịu sự quản
lý của Ban quản lý khu bảo tồn"(D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999).
Tại Điều 8 - Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định ghi rõ: "Vùng đệm là vùng
rừng, đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các vườn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên; có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm
phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích
hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di
dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và
chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện tích của vùng
đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng; dự án đầu tư xây dựng
và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của khu rừng
đặc dụng. Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với UBND
các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội ở trên địa bàn của
vùng đệm, đặc biệt là với ban quản lý khu rừng đặc dụng để xây dựng các

phương án sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, định canh định cư trên cơ sở có
sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân".
Mặc dầu vùng đệm của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn đã được
chính thức đề cập đến từ khoảng mười lăm năm nay sau khi có Quyết định số
194- CT ngày 9/8/1986 quy định danh mục 73 khu rừng cấm và Quyết định
số 1171/QĐ/ 30/11/1986 của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành các loại quy chế rừng sản xuất, rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng, quy định vùng đệm của các vườn quốc gia và các
khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy vậy cho đến nay quan niệm về vùng đệm vẫn
chưa rõ ràng, nhất là về ranh giới và vùng đất nào quanh khu bảo tồn phải
được đưa vào vùng đệm. Trước năm 1990, vùng đệm được hiểu là những khu
vực nằm bên trong của khu bảo tồn và bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của
khu bảo tồn. Nói chung, đến nay chưa có một quy chế rõ ràng về việc tổ chức
vùng đệm của khu bảo tồn.
Như vậy, vùng đệm phải được xác định trên cơ sở theo ranh giới của
các xã nằm ngay bên ngoài khu bảo tồn, những lâm trường quốc doanh tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
giáp với khu bảo tồn nên đưa vào trong vùng đệm vì những hoạt động của các
lâm trường này có ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của cả vùng đệm và khu
bảo tồn. Trong những trường hợp như thế, ranh giới vùng đệm không nhất
thiết cách đều một khoảng và chạy song song với ranh giới các khu bảo tồn.
1.1.3.2. Vai trò của vùng đệm
Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác
bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài
vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy các loài động vật và chặt phá các loài thực
vật hoang dã là đối tượng bảo vệ.

Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc
dụng; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng
với dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng.
Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Nhân
dân các cấp và các cơ quan, các đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa
bàn vùng đệm, đặc biệt với Ban Quản lý khu rừng Đặc dụng để xây dựng các
phương án sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, định canh, định cư, trên cơ sở có
sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân.
1.1.3.3. Chức năng của vùng đệm
Tại Hội thảo tháng 3/1999 tại Hà Nội có tác giả đã đưa ra định nghĩa
vùng đệm của khu bảo tồn Việt Nam như sau: "Vùng đệm là những vùng
được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới
của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và
của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu
bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động
phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế-xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
của các cư dân sống trong vùng đệm". Vùng đệm chịu sự quản lý của chính
quyền địa phương và các đơn vị kinh tế khác nằm trong vùng đệm.
Định nghĩa trên đã nói rõ chức năng của vùng đệm là: Góp phần vào
việc bảo vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tồn của
chính bản thân vùng đệm; và tạo điều kiện mang lại cho những người dân
sinh sống trong vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Vài nét về vấn đề vùng đệm và sinh kế ngƣời dân vùng đệm ở các
VQG Việt Nam

Cho đến nay nước ta vẫn chưa có sự thống nhất về vùng đệm tại các
VQG và khu bảo tồn, kể cả nhiệm vụ, quy hoạch và cách quản lý. Do sức ép
của nhân dân sinh sống xung quanh hay trong các VQG ngày càng mạnh mà
công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết các mâu thuẫn nói trên,
nhiều VQG, khu bảo tồn đã thực hiện một số dự án về nâng cao nhận thức
môi trường, cải thiện cuộc sống cho người dân, nhất là những người nghèo
sống xung quanh các khu bảo tồn và đã thu được một số kết quả khả quan [8].
Sau đây chúng ta cùng xem xét về tình hình vùng đệm ở nước ta trong
những năm qua, các khó khăn gặp phải về quản lý vùng đệm và một số kinh
nghiệm rút ra từ việc thực hiện một số dự án có liên quan đến vùng đệm các
khu bảo tồn, mong góp phần vào việc quản lý vùng đệm ngày càng tốt hơn,
thực hiện được nhiệm vụ quan trọng là bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ
sinh thái tự nhiên phong phú của đất nước [10].
Xem xét các vùng đệm đã có hiện nay tại các vườn quốc gia và khu bảo
tồn chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập các vùng đệm không theo
một khuôn khổ thống nhất. Dù vùng đệm của khu bảo tồn được tạo ra theo hình
thức nào, hay khi thành lập khu bảo tồn không nói đến vùng đệm, thì những
công việc hàng ngày xẩy ra, do dân cư sinh sống xung quanh khu bảo tồn, tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
sức ép nặng nề lên khu bảo tồn, đã buộc các ban quản lý vườn quốc gia và khu
bảo tồn phải có những hoạt động liên quan đến việc ổn định cuộc sống của dân
cư ở đây, giáo dục, khuyến khích họ bảo vệ thiên nhiên, giải quyết những mâu
thuẫn xẩy ra giữa khu bảo tồn và dân, giảm sức ép của dân lên khu bảo tồn v.v
Đó là những công việc quan trọng mà ban quản lý khu bảo tồn nào cũng phải
thường xuyên lo lắng, và không thể bỏ qua được. Các công việc đó thực chất là
một trong những công việc quan trọng của việc quản lý vùng đệm [4].
Nhiều ban quản lý khu bảo tồn và chính quyền thuộc các cấp (huyện và

xã) có liên quan đến các khu bảo tồn và vườn quốc gia, trong nhiều năm qua,
tuy chưa có sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng đã có nhiều
cố gắng tổ chức các hoạt động bằng những hình thức khác nhau và bước đầu
đã thu được những kết quả khả quan. Sức ép của nhân dân các địa phương
này lên khu bảo tồn đã giảm đi đáng kể, như các vườn quốc gia Cúc Phương,
Yok Đôn, Bạch Mã, Cát Tiên, các khu bảo tồn: Kẻ Gỗ, Xuân Thủy và một số
khu bảo tồn khác nữa Một số dự án quốc tế cũng đã đạt nhiều kết quả trong
việc hỗ trợ các khu bảo tồn về nâng cao nhận thức cho người dân, hoặc giúp
dân vùng đệm nâng cao cuộc sống để họ giảm bớt sức ép lên khu bảo tồn.
Một số dự án trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan
cũng đã đề cập đến vấn đề vùng đệm [4].
* Những khó khăn gặp phải trong việc quản lý vùng đệm
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn ở Việt
Nam là số dân sinh sống phía ngoài, sát với khu bảo tồn, thậm chí cả trong
khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn. Họ phát nương làm rẫy,
săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi, thu lượm các sản phẩm của rừng và do đó
ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ. Nguyên nhân chính của mất rừng là đói
nghèo và dân số tăng nhanh [8]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Kinh nghiệm cho thấy trong công tác bảo vệ theo pháp luật là khó
thành công. Đường ranh giới có biển báo, trạm gác, bắt bớ, tịch thu, giáo dục
cũng không thể ngăn cấm họ xâm phạm khu bảo tồn và, nếu không có biện
pháp thích hợp để ngăn chặn kịp thời thì chẳng bao lâu khu bảo tồn sẽ bị
xuống cấp. Phải có hệ thống tổ chức mới và cách giải quyết mới, nhằm thỏa
mãn được nhu cầu trước mắt của nhân dân mà không gây nguy hại đến mục
tiêu lâu dài của khu bảo tồn mới có thể cứu thoát sự suy thoái của các khu
này. Kinh nghiệm cho thấy: Hợp tác với nhân dân địa phương và chấp nhận

những yêu cầu cấp bách của họ là biện pháp bảo vệ có hiệu quả hơn là chỉ có
biện pháp hàng rào, ngăn cấm, tuần tra và xử phạt [13].
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý vùng đệm của vườn
quốc gia và khu bảo tồn nước ta hiện nay là:
- Hầu hết vùng đệm đều có đông dân cư sinh sống. Ví dụ vườn quốc gia
Ba Vì có tới 42000 dân, Bạch Mã 62000 dân, Cát Tiên 162000 dân, Cúc
Phương có 50000 dân [4].
- Vùng đệm thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương (xã, huyện,
tỉnh) nhưng thường chính quyền địa phương ít quan tâm đến khu bảo tồn vì họ
không hiểu rõ tầm quan trọng của khu bảo tồn đối với địa phương và coi việc
bảo vệ các khu rừng đặc dụng là việc của ban quản lý các khu rừng đó [10].
- Nhân dân địa phương, đa số là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí thấp,
trong một số trường hợp họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn không đem
lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt vì họ không được tự do khai thác một
phần tài nguyên thiên nhiên như trước [11].
- Hầu hết ban quản lý các khu bảo tồn chưa có giải pháp hữu hiệu để lôi
kéo người dân vùng đệm tham gia công tác bảo tồn, chẳng những thế mà
trong nhiều trường hợp vùng đệm là nơi chứa chấp bọn phá rừng, là tụ điểm
thu gom động vật hoang dã trái phép [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
- Tập quán canh tác của người dân sống trong vùng đệm ở một số nơi
quá lạc hậu, vẫn tồn tại phương thức đốt nương làm rẫy, chọc lỗ tra hạt vì vậy
năng suất mùa màng rất thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao [3].
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sinh kế cộng đồng dân cƣ vùng đệm tại một
số VQG và khu bảo tồn ở Việt Nam
1.2.2.1. Dự án phát triển sinh kế các vườn quốc gia tại Đắk Lắk
Từ năm 2003, dự án đẩy mạnh sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu

số v ùng đệm hai vườn quốc gia Chư Giang Sin và Yokdon vào tiến trình phát
triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Mục tiêu giai đoạn II là giới thiệu phương
pháp lập kế hoạch phát triển chung dựa theo nhu cầu để phân phối nguồn lực.
Sự quan tâm đến nhu cầu và bối cảnh văn hóa- xã hội của đồng bào dân tộc
thiểu số là điểm mấu chốt trong việc điều chỉnh khung pháp lý để phát triển
nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Dự án hỗ trợ giới thiệu mô hình quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia
trong giao đất, điều tra rừng và lập kế hoạch quản lý rừng. Đồng thời, hỗ trợ
các cơ quan liên quan xây dựng và thí điểm các thủ tục hành chính và tài
chính cần thiết để thể chế hóa thủ tục và nhân rộng toàn tỉnh. Cùng với các cơ
quan khuyến nông thuộc Sở NN-PTNT và với sự tham gia của nông dân là
dân tộc thiểu số, dự án đã triển khai thí điểm và phổ biến các mô hình canh
tác đất dốc và chăn nuôi gia súc phù hợp. Đồng thời giới thiệu các phương
pháp khuyến nông có sự tham gia và hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn tín
dụng quy mô nhỏ. Để tạo cơ hội tăng thu nhập thêm cho người dân, Dự án
xúc tiến thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và thương mại thông
qua xây dựng các chuỗi giá trị và Hợp tác Công- Tư. Dự án cũng tập trung
vào nâng cao năng lực và tập huấn cho các cán bộ ở các cơ quan và tổ chức xã
hội các cấp trong tỉnh. Các quy trình, hướng dẫn mới hoặc được thông qua và
các mô hình đã được thí điểm ở 4 xã mục tiêu của dự án ở huyện Lak và Ea

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
H‟Leo. Phân bổ tài chính công cho các buôn người dân tộc thiểu số ở 2 huyện
mục tiêu vùng dự án (Lak và Ea H'Leo) tăng từ 23 tỉ đồng (tương đương khoảng
1,15 triệu Euro vào năm 2005) lên 35 tỉ đồng (tương đương 1,75 triệu Euro).
1.2.2.2. Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
Bằng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo, và hỗ trợ tài

chính, dự án hoạt động nhằm tăng cường cơ chế lập kế hoạch cấp huyện và xã
theo đường hướng sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường và
quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhằm thúc đẩy sinh kế cho vùng đệm của vườn quốc gia, dự án hỗ trợ
việc lập kế hoạch của địa phương và các cơ quan thực hiện việc lập “kế hoạch
phát triển bền vững kinh tế vùng đệm”. Mục tiêu tổng thể của kế hoạch này là
phác thảo các cơ hội sinh kế thay thế mang tính bền vững và thân thiện với
môi trường, giảm sự phụ thuộc của người dân trong vùng vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia.
Thêm vào đó, dự án còn xây dựng “Quy hoạch phát triển du lịch” và
nâng cao năng lực quản lý, nhận thức môi trường trong khu vực Phong Nha
Kẻ Bàng. Từ đó, dự án nhằm tiến đến xây dựng và phát triển một ngành du
lịch mang tính môi trường bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh kế
của nhân dân địa phương.
Ngoài ra, dự án hỗ trợ ban quản lý vườn quốc gia tăng cường các biện
pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ vườn mà còn tái sinh và bảo tồn
các loài động thực vật đang bị đe dọa.
Thời gian hoạt động của dự án là 8 năm, chia làm 3 giai đoạn, 2 giai
đoạn đầu thực hiện trong 3 năm và giai đoạn cuối trong 2 năm. Giai đoạn 1
của dự án tính từ 10/2007 đến 10/2010.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
1.2.2.3. Kết hợp Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang
Dự án sẽ tập trung triển khai hoạt động tại ba trọng điểm của Khu Dự
trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang mà đã được UNESCO công nhận năm 2006,
gồm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và khu vực
rừng phòng hộ ven biển thuộc Kiên Lương và Hòn Chông.

Mục tiêu của dự án là quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
của tỉnh Kiên Giang và cải thiện việc quản lý các khu rừng phòng hộ.
Giai đoạn đầu của dự án sẽ đặt trong tâm vào quản lý hiệu quả các khu
rừng phòng hộ và rừng ven biển.
Một số khảo sát ban đầu sẽ được thực hiện để điều tra động thực vật
trong vùng lõi các vườn quốc gia và các khu rừng phòng hộ ven biển. Đây sẽ
là cơ sở để giám sát tác động của dự án cũng như việc triển khai các chiến
dịch nâng cao nhận thức.
Các nhóm đối tượng của dự án gồm người dân nghèo sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên thuộc rừng phòng hộ ven biển, đất ngập nước và các khu
bảo vệ cũng như cán bộ trực thuộc các vườn quốc gia, các sở, ban, ngành liên
quan của tỉnh và huyện.
Tham gia dự án còn có người dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa
phương và các cơ quan đoàn thể, dự án sẽ giải quyết vấn đề xóa đói giảm
nghèo thông qua các cơ hội cải thiện và đa dạng sinh kế, đặc biệt cho người
dân các dân tộc thiểu số như người Khmer và phụ nữ.
Lợi ích trực tiếp của dự án là sự phối kết hợp giữa các bên tham gia
được cải thiện. Sẽ tổ chức những hội thảo với các bên tham gia để tiến hành
lập kế hoạch cho các chiến lược quản lý, và cùng phối hợp với dự án Quản lý
Nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng để chia sẻ thông
tin và áp dụng rộng rãi cho các hệ sinh thái khác nhau của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Dự án sẽ hỗ trợ đào tào cho cán bộ các vườn quốc gia và cán bộ thuộc
các sở liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Triển khai thực hiện
Đầu ra của Dự án gồm:

- Đa dạng sinh học động, thực vật được đánh giá tại các điểm nóng
- Các chiến lược quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ sinh quyển được
hoàn thiện
- Năng lực và kiến thức kỹ thuật cho các cơ hội tạo thu nhập, gồm cả kiến
thức thị trường được cải thiện
- Nhận thức về môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên được nâng
cao
- Xây dựng được các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu Dự trữ
Sinh quyển
- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý nước tại Vườn Quốc gia U
Minh Thượng
- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng cho Vườn
Quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc
- Năng lực lập kế hoạch, thiết kế và quản lý dự án được cải thiện.
Sau khi nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững
cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia, tác giả đã làm nổi bật được
những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đó là khái niệm về sinh kế,
cộng đồng dân cư và vùng đệm. Trên cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra được cơ
sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đó là những vấn đề vùng đệm tại một số
VQG và khu bảo tồn của Việt Nam. Cơ sở lý luân và thực tiễn là cơ sở quan
trọng để tác giả nghiên cứu đề tài.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
CHƢƠNG 2
NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA

TAM ĐẢO, KHU VỰC VĨNH PHÚC

2.1. KHÁI QUÁT VỀ VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VQG Tam Đảo
Tam Đảo là dẫy núi lớn, rộng từ khoảng 10-15 km, dài 80km theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên và Tuyên Quang. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng ở Tam Đảo
một khu nghỉ mát với nhiều kiểu biệt thự kiểu Châu Âu để nghỉ ngơi vào mùa
hè tránh cái nóng oi bức của khí hậu nhiệt đới.
Rừng tự nhiên của Tam Đảo có giá trị lớn về bảo vệ thiên nhiên, môi
trường bảo vệ nguồn nước cho các vùng xung quanh, là nơi sinh sống của
nhiều loài động vật hoang dã. Vì vậy ngày 24/1/1976 thủ tướng chính phủ phê
duyệt quyết định số 41/TTG công nhận Tam Đảo là Khu rừng cấm với diện
tích là 19.000ha.
Ngày 6/3/1976 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 136/TTG phê
duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Tam Đảo” trên cơ sở
nâng cấp và mở rộng.
Ngày 15/5/1996 Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã ra quyết định 601/NN-
TCCB về việc thành lập Vườn Quốc Gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.1.2. Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo cách Hà Nội
khoảng 70 km về phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 21
0
21‟-21
0
42‟ Vĩ độ Bắc
105
0
23‟-105

0
44‟ Kinh độ Đông.

×