Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ NGUYỆT MINH
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH KINH TÊ TRANG TRẠI NÔNG LÂM KẾT HỢP DO
THANH NIÊN LÀM CHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS. Lê Sỹ Trung
Thái nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp này đƣợc hoàn thành tại
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chƣơng trình đào tạo sau Đại
học, chuyên ngành Lâm nghiệp - Hệ chính quy (khóa học 2008-2010).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận đƣợc
sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trƣờng, của Khoa
Sau Đại học và các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
của các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, các đồng chí, đồng nghiệp và địa
phƣơng nơi tôi công tác. Nhân dịp này cho phép tôi trân trọng cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Sỹ Trung -
Ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái
Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Tỉnh, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thống
kê tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Phòng Nông nghiệp
& PTNT, Phòng Tài nguyên môi trƣờng, Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ,
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, và một số hộ thanh niên
làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song Luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà
khoa học và các đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Vũ Thị Nguyệt Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cảm ơn …i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vii
Đặt vấn đề 1
Chƣơng I: Tổng quan tài liệu các vấn đề nghiên cứu 4
1.1. Tổng quan trên thế giới 4
1.1.1. Các nghiên cứu về trang trại trên thế giới 4
1.1.1.1. Một số khái niệm về trang trại 4
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển trang trại 5
1.1.2. Các nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới 8
1.1.2.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới 8
1.1.2.2. Phân loại hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới 10
1.1.2.3. Nông lâm kết hợp trên thế giới hiện nay 11
1.2. Tổng quan trong nƣớc 13
1.2.1. Các nghiên cứu về trang trại ở Việt Nam 13
1.2.1.1. Một số khái niệm về trang trại 13
1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển trang trại 15
1.2.1.3. Xu hƣớng phát triển trang trại ở Việt Nam 18
1.2.1.4. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển KTTT những năm qua………19
1.2.1.5. Đánh giá những mặt đạt đƣợc và những tồn tại của KTTT…………… 21
1.2.1.6. Tiêu chí nhận dạng trang trại……………………………………………24
1.2.2. Các nghiên cứu về Nông lâm kết hợp ở Việt Nam……………………… 25
1.2.2.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam ……………………….25
1.2.2.2. Phân loại hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam 26
1.2.2.3. Thực tế Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 27
Chƣơng II: Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 31
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 31
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 31
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 31
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 32
2.3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 32
2.3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 32
Chƣơng III: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 37
3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ 37
3.1.1. Vị trí địa lý 37
3.1.2. Địa hình, thổ nhƣỡng 37
3.1.2.1. Địa hình 37
3.1.2.2. Thổ nhƣỡng và đặc điểm đất đai 39
3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thuỷ văn 40
3.1.3.1. Khí hậu, thời tiết 40
3.1.3.2. Thuỷ văn 41
3.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng đất 41
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 43
3.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ 43
3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng 45
3.2.2.1 Giao thông 45
3.2.2.2. Thuỷ lợi 45
3.2.2.3. Điện sinh hoạt 46
3.2.2.4. Thông tin liên lạc, bƣu chính viễn thông 46
3.2.2.5. Giáo dục 46
3.2.2.6. Y tế 46
3.2.2.7. Văn hoá thông tin - thể dục thể thao 46
3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của Huyện 46
Chƣơng IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 47
4.1. Nghiên cứu các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc……47
4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về kinh tế trang trại 47
4.1.2. Chủ trƣơng về kinh tế trang trại 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
4.1.3. Các chính sách cụ thể về kinh tế trang trại 48
4.1.3.1. Chính sách đất đai 48
4.1.3.2. Chính sách đầu tƣ………………………………………………………. 50
4.1.3.3. Chính sách tín dụng 52
4.1.3.4. Chính sách về thuế 54
4.1.3.5. Chính sách về sử dụng lao động 54
4.1.3.6. Chính sách thị trƣờng 55
4.1.3.7. Chính sách khoa học công nghệ và môi trƣờng 57
4.1.3.8. Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tƣ của trang trại 57
4.2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát KTTT ở huyện Đồng Hỷ 58
4.2.1. Khái quát tình hình phát triển trang trại ở huyện Đồng Hỷ 58
4.2.2. Đặc điểm của các trang trại huyện Đồng Hỷ 60
4.2.2.1. Số lƣợng và các loại hình trang trại chủ yếu 60
4.2.2.2. Quy mô diện tích sản xuất của các trang trại điều tra 62
4.2.2.3. Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại điều tra 62
4.2.2.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn 64
4.2.3. Hiệu quả của các mô hình KTTT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 67
4.2.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 67
4.2.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội 69
4.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả 5 mô hình KTTT NLKH hợp do thanh niên 70
4.3.1. Một số đặc trƣng cơ bản về các trang trại NLKH do thanh niên làm chủ 70
4.3.1.1. Thông tin cơ bản về chủ trang trại 70
4.3.1.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong các trang trại 72
4.3.1.3. Thành phần cấu tạo các mô hình trang trại 76
4.3.1.4. Lao động trong các trang trại 77
4.3.2. Phân tích các mô hình KTTT NLKH do thanh niên làm chủ 79
4.3.2.1. Dạng mô hình trang trại quy mô lớn (1) 79
4.4.2.2. Dạng mô hình trang trại quy mô vừa (2) 84
4.3.2.3. Dạng mô hình trang trại quy mô nhỏ (3) 89
4.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 94
4.3.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
4.3.3.2. Cơ hội và thách thức 96
4.3.4. Định hƣớng phát triển kinh tế trang trại NLKH do thanh niên 98
4.3.4.1. Quy hoạch vùng phát triển trang trại……………………………………98
4.3.4.2. Tiến hành guiao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận ……………98
4.3.4.3. Nâng cao trình độ ứng dụng KH&CN ở các trang trại….………………98
4.3.4.4. Hỗ trợ trang trại tiếp cận thị trƣờng tiêu thụ nông, lâm sản …………99
4.3.4.5. Nâng cao năng lực quản lý của chủ trang trại và nâng cao…………….99
4.3.4.6. Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc ………………………… 100
4.3.4.7. Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn…….…………… 100
4.3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển KTTT NLKH do thanh niên …… 101
4.3.5.1. Giải pháp về thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm……………………….…101
4.3.5.2. Giải pháp về vốn sản xuất kinh doanh…………………………………101
4.3.5.3. Giải pháp tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kỹ thuật, nghiệp vụ 103
4.3.5.4. Giải pháp về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng 103
4.3.5.5. Giải pháp đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH 104
4.3.5.6. Giải pháp về mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản 104
4.3.5.7. Giải pháp về đất đai 104
4.3.5.8. Giải pháp mở rộng và tăng cƣờng các hình thức hợp tác 105
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị 106
5.1. Kết luận 106
5.2. Tồn tại 108
5.3. Kiến nghị 108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
STT
Ký tự viết tắt
Nghĩa
1
BQ
Bình quân
2
CĂQ
Cây ăn quả
3
CC
Cơ cấu
4
CP
Chi phí
5
CN
Công nghiệp
6
CNH
Công nghiệp hoá
7
DT
Diện tích
8
DV
Dịch vụ
9
GTSX
Giá trị sản xuất
10
HĐH
Hiện đại hoá
11
KQ
Kết quả
12
LĐ
Lao động
13
LĐNN
Lao động nông nghiệp
14
LN
Lâm nghiệp
15
NLNTS
Nông lâm nghiệp thuỷ sản
16
NN
Nông nghiệp
17
NKNN
Nhân khẩu nông nghiệp
18
PTNT
Phát triển nông thôn
19
SXKD
Sản xuất kinh doanh
20
SXNLKH
Sản xuất nông lâm kết hợp
21
SL
Số lƣợng
22
SP
Sản phẩm
23
SPHH
Sản phẩm hàng hoá
24
TSCĐ
Tài sản cố định
25
TSLĐ
Tài sản lƣu động
26
TT
Trang trại
27
TW
Trung ƣơng
28
UBND
Uỷ ban nhân dân
29
NLKH
Nông lâm kết hợp
30
KNKL
Khuyến nông khuyến lâm
31
KTTT
Kinh tế trang trại
32
KH&CN
Khoa học và công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
Nội dung
Trang
Bảng 3.1
Đặc điểm địa hình huyện Đồng Hỷ
38
Bảng 3.2
Vùng sinh thái với các đặc điểm địa hình khác nhau
38
Bảng 3.3
Đặc điểm đất đai huyện Đồng Hỷ
39
Bảng 3.4
Tình hình đất đai của huyện Hồng Hỷ qua các năm (2007 – 2009)
42
Bảng 3.5
Tình hình nhân khẩu lao động của Huyện qua 3 năm (2007 - 2009)
44
Bảng 4.1
Tình hình phát triển trang trại ở Đồng Hỷ qua các năm
58
Bảng 4.2
Số lƣợng các loại hình TT của huyện Đồng Hỷ theo cơ cấu
60
Bảng 4.3
Số lƣợng và loại hình TT của Huyện phân theo vùng năm 2009
61
Bảng 4.4
Quy mô diện tích của các trang trại điều tra năm 2009
62
Bảng 4.5
Tình hình sử dụng đất của các trang trại
63
Bảng 4.6
Vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra năm 2009
65
Bảng 4.7
Số lƣợng máy móc, thiết bị chủ yếu của các trang trại năm 2009
67
Bảng 4.8
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỉ suất hàng hoá năm 2009
68
Bảng 4.9
Một số thông tin cơ bản về các chủ trang trại
71
Bảng 4.10
Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong các trang trại nghiên cứu
73
Bảng 4.11
Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp trong các trang trại
75
Bảng 4.12
Cơ cấu loài và thành phần cấu tạo của các mô hình trang trại
76
Bảng 4.13
Lao động trong các trang trại nghiên cứu
78
Bảng 4.14
Cơ cấu về diện tích và các thành phần trong dạng mô hình (1)
79
Bảng 4.15
Hiệu quả kinh tế của dạng mô hình (1)
82
Bảng 4.16
Cơ cấu về diện tích và các thành phần trong dạng mô hình (2)
84
Bảng 4.17
Hiệu quả kinh tế của dạng mô hình (2).
87
Bảng 4.18
Cơ cấu về diện tích và các thành phần trong dạng mô hình (3).
89
Bảng 4.19
Hiệu quả kinh tế của dạng mô hình (3)
92
Biểu đồ 4.1
Cơ cấu sử dụng đất trong các trang trại nghiên cứu
74
Biểu đồ 4.2
Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp trong các trang trại
76
Sơ đồ 4.1
Sơ đồ mặt lát cắt trang trại NLKH của chủ hộ Nguyễn Văn Mừng
81
Sơ đồ 4.2
Sơ đồ mặt lát cắt trang trại NLKH của chủ hộ Lê Mai Huyền
86
Sơ đồ 4.3
Sơ đồ mặt lát cắt trang trại NLKH của chủ hộ Hoàng Văn Phúc
91
Sơ đồ 4.4
Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển mô hình trang trại
94
Sơ đồ 4.5
Cơ hội, thách thức trong phát triển mô hình trang trại
96
Hình 4.1
Ảnh mô hình trang trại của chủ hộ Nguyễn Văn Mừng
83
Hình 4.2
Ảnh mô hình trang trại của chủ hộ Lê Mai Huyền
88
Hình 4.3
Ảnh mô hình trang trại của chủ hộ Hoàng Văn Phúc
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do thực hiện đề tài
Kinh tế trang trại (KTTT) đã đƣợc hình thành và phát triển rất lâu ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Đây là bƣớc phát triển cao có tính quy luật của kinh
tế nông hộ, là mô hình sản xuất mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,
không chỉ với các nƣớc chậm và đang phát triển mà ngay cả một số nƣớc có
nền kinh tế phát triển ở mức cao.
Việt Nam, với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với gần 80% dân số
sống ở nông thôn, để phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ
trƣơng, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn. Mặc
dù ở nuớc ta, kinh tế trang trại đã có từ lâu nhƣng trang trại gia đình mới chỉ phát
triển từ đầu thập kỷ 90 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và Luật đất đai
ra đời (năm 1993) và sửa đổi bổ sung (năm 1998) với đầy đủ 5 quyền: Chuyển
đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Điều này đã tạo ra đƣợc động
lực khuyến khích phát triển lực lƣợng sản xuất, trên cơ sở đó tạo tiền đề cho kinh
tế trang trại hình thành dựa trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân, đã thực
sự phát huy tác dụng, góp phần khai thác, sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tƣ, mở
rộng thêm diện tích đất nông nghiệp, giảm thiểu diện tích đất trống, đồi núi trọc,
tạo thêm nhiều việc làm cho nhiều hộ nông dân, dần dần xoá đói, giảm nghèo,
làm cho đời sống của ngƣời dân ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn.
Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp cả nƣớc, kinh tế trang trại của
tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Đồng Hỷ nói riêng đã có bƣớc phát
triển khá và từng bƣớc khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
nông nghiệp có nhiều ƣu thế và phù hợp với xu hƣớng phát triển tất yếu của một
nền sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng Hỷ
có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.037,94 ha, dân số là 125.811 ngƣời trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
thanh niên nông thôn chiếm 25% tổng dân số toàn Huyện và là lực lƣợng lao
động chính.
Trong những năm qua dƣới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý và
điều hành của chính quyền cùng với sự đoàn kết của nhân dân các dân tộc
trong Huyện, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của Huyện có sự chuyển biến
mạnh mẽ, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, đã tạo ra môi trƣờng thuận
lợi để thanh niên có điều kiện đƣợc rèn luyện, cống hiến và trƣởng thành ngay
trên chính mảnh đất quê hƣơng mình. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay,
thanh niên trong Huyện đang gặp không ít khó khăn, hạn chế nhƣ: trình độ
nghề nghiệp chƣa đồng đều, tình trạng thiếu việc làm, có việc làm nhƣng
không ổn định, thu nhập thấp và chƣa đƣợc đào tạo nghề trong thanh niên còn
khá cao. Bên cạnh đó thanh niên cũng gặp không ít những khó khăn về cơ
chế, chính sách và môi trƣờng để phát huy khả năng của mình. Tình hình trên,
đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với cấp ủy, chính quyền huyện Đồng
Hỷ trong việc giải quyết tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên.
Mặc dù là một Huyện nằm sát trung tâm thành phố Thái Nguyên nhƣng
Đồng Hỷ lại hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình
trang trại nhƣ: Nguồn gốc trang trại ở khu vực này đã có từ lâu, nhân dân cần
cù lao động, giao thông thuận lợi cho sự phát triển giao lƣu hàng hóa, đất đai
thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ: chè, gỗ; cây ăn quả
nhƣ: vải, na, hồng…Vì đã xác định rõ cơ cấu kinh tế của Huyện chủ yếu vẫn
là Nông, Lâm nghiệp cho nên trong những năm qua các cấp uỷ, chính quyền
huyện Đồng Hỷ đã đặc biệt quan tâm, trú trọng đến việc phát triển và nhân
rộng các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện, coi đây là hƣớng đi ƣu
tiên trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của Huyện, nhất là những mô
hình trang trại do thanh niên nông thôn làm chủ. Điều đó đã tạo ra môi trƣờng
thuận lợi để thanh niên có điều kiện lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho bản thân và xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Hiện nay toàn Huyện có 89 mô hình kinh tế trang trại trong đó có 35
mô hình trang trại do thanh niên làm chủ cho thu nhập từ 45 đến 200 triệu
đồng/năm trong đó có 5 mô hình trang trại theo hƣớng nông lâm kết hợp cho
thu nhập từ 90 triệu đồng/năm trở lên.
Tuy nhiên trong thực tế hầu hết các mô hình trang trại do thanh niên
quản lý đang gặp phải những khó khăn cản trở nhƣ: Thiếu kiến thức khoa học
kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, thời gian đƣợc vay vốn
không dài, lãi xuất chƣa thực sự ƣu đãi.
Dựa vào tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực dồi dào trong thanh niên
có thể nhận thấy nếu tiếp tục phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế
trang trại nói chung và các mô hình trang trại theo hƣớng nông lâm kết hợp
nói riêng cho đoàn viên thanh niên nông thôn trên địa bàn Huyện theo hƣớng
bền vững, trên cơ sở sử dụng triệt để diện tích đất nông, lâm nghiệp bị bỏ
hoang, tăng cƣờng vốn và kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, kết hợp
với chăn nuôi thì sẽ giải quyết đƣợc công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho
đoàn viên thanh niên trong Huyện đặc biệt là những đoàn viên thanh niên hiện
nay đang là chủ hộ, đồng thời sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu việc
làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Đồng Hỷ.
Với ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” là hết sức cần thiết cả về
mặt khoa học và thực tiễn.
2. Những đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa
phƣơng có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn Huyện một cách có hiệu quả
- Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế,
chính sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nƣớc nói
chung và địa phƣơng Tỉnh, Huyện nói riêng.
- Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà
nghiên cứu, các cấp chính quyền, ngƣời hoạch định chính sách, nhà sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
và những ngƣời quan tâm đến kinh tế trang trại ở Đồng Hỷ, đặc biệt là những
mô hình trang trại do thanh niên làm chủ.
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hƣớng
và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Chƣơng I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Các nghiên cứu về trang trại trên thế giới
1.1.1.1. Một số khái niệm về trang trại
- Lê Nin đã phân biệt: "Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết
các sản phẩm làm ra còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản
xuất được mua bán càng ít càng tốt”
Quan điểm trên của Lê Nin đã khẳng định đặc điểm của trang trại gia
đình là sản xuất hàng hoá, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cung, tự
cấp nhƣng có đặc điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở, làm lòng cốt.
- Ở các nƣớc Tƣ Bản phát triển nhƣ : Anh, Mỹ và một số nƣớc Châu Á:
Nhật Bản, Hàn Quốc …. Họ quan niệm: "Trang trại là một hình thức sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân. Sau khi phá vỡ vỏ bọc tự cung,
tự cấp, khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá
tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”.
Trên cơ sở đó chúng ta có thể đƣa ra đƣợc kết luận chung về trang trại
nhƣ sau:
Trang trại là một cơ sở sản xuất hay hình thức tổ chức sản xuất trong
nông nghiệp (gồm cả nông, lâm, ngƣ nghiệp) dựa trên nền tảng là kinh tế hộ
nông dân, với mục đích sản xuất hàng hoá là chủ yếu, tƣ liệu sản xuất thuộc
chủ quyền sở hữu hoặc sử dụng của một ngƣời chủ độc lập, quy mô sản xuất
lớn với phƣơng thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao,
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng. Chủ trang trại là ngƣời ham làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
giàu và có sự hiểu biết cũng nhƣ cách làm giàu. Quy mô diện tích của trang
trại nhất thiết phải lớn hơn quy mô của kinh tế của hộ nông dân. Diện tích tập
trung liền vùng, liền khoảnh phụ thuộc vào phƣơng thức sản xuất kinh doanh
và tình hình ruộng đất địa phƣơng. Các yếu tố sản xuất khác nhƣ: Vốn, lao
động, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ hơn hẳn kinh tế hộ.
Chủ trang trại là ngƣời có ý đồ kinh doanh, có trình độ học vấn và hiểu
biết kỹ thuật có khả năng tổ chức quản lý kinh doanh. Có nhƣ vậy trang trại
mới làm cho chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng lên, giải quyết công ăn việc làm
cho gia đình và bên ngoài, đạt hiệu quả môi sinh nhƣ: Phủ xanh đất trống đồi
núi trọc, cải tạo đất, nâng cao độ phì của đất
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển trang trại
Trên thế giới, trang trại gia đình là loại hình sản xuất nông lâm nghiệp
của các hộ gia đình nông dân, nó đƣợc hình thành và phát triển trong điều
kiện của nền kinh tế thị trƣờng từ khi phƣơng thức sản xuất tƣ bản thay thế
phƣơng thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất ở một số nƣớc Châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, và tiếp tục phát
triển cho tới ngày nay.
* Về số lượng trang trại
Nƣớc Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển. Năm 1950 ở Mỹ có
5.648.000 trang trại và có xu hƣớng giảm dần về số lƣợng. Năm 1960 còn
3.962.000, năm 1970 còn 2.954.000 và năm 1992 còn 1.925.000. Nhƣ vậy số
lƣợng trang trại từ 1950 đến 1992 giảm bình quân là 2,6%. Trong khi đó diện
tích bình quân của trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960 là
120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm 1992 là 198,7 ha, diện tích trang trại tăng
bình quân hàng năm 2% [7], [12].
Ở Châu Âu, năm 1950 có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống
254.000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,1%. Nƣớc Pháp năm
1955 có 2.285.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại, tốc độ trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
trại giảm bình quân hàng năm là 2,7%. Diện tích bình quân của trang trại qua
các năm có xu hƣớng tăng lên (nƣớc Anh năm 1950 là 36 ha, năm 1987 là 71
ha, ở Pháp 1955 là 14 ha, năm 1985 là 35,1 ha, ở Cộng hoà Liên Bang Đức
năm 1949 là 11 ha, năm 1985 là 15 ha, Hà Lan 1950 là 7 ha, năm 1987 là 16
ha) [1], [35]
Nhƣ vậy, ở các nƣớc tƣ bản Tây Âu và Mỹ, số lƣợng trang trại đều có
xu hƣớng giảm, quy mô trang trại lại tăng lên.
Ở Châu Á, kinh tế trang trại trong nông nghiệp chịu sự chi phối của
điều kiện tự nhiên, dân số nên có những đặc điểm khác với trang trại ở các
nƣớc Âu - Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là về số lƣợng và quy mô trang trại.
Điều đáng chú ý là các nƣớc và lãnh thổ ở khu vực Châu Á, do đất canh tác
trên đầu ngƣời vào loại thấp nhất trên thế giới, hiện nay bình quân có 0,15 ha
trên đầu ngƣời, điển hình là các nƣớc và lãnh thổ Đông Á, diện tích đất đai
nông nghiệp bình quân đầu ngƣời vào loại thấp nhất trên thế giới nhƣ: Đài
Loan (0,047 ha), Malaixia (0,25 ha), Hàn Quốc (0,053 ha), Nhật Bản (0,035
ha), trong khi đó ở các quốc gia và lãnh thổ này dân số đông nên có ảnh
hƣởng đến quy mô trang trại [1], [82].
Phần lớn các nƣớc Châu Á nền kinh tế còn ở trình độ thấp, đang trong
giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá. Trừ một số nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn
Quốc và lãnh thổ nhƣ Đài Loan có nền kinh tế phát triển nên tác động của
công nghiệp vào nông nghiệp của trang trại rất mạnh mẽ. Ở Nhật Bản, năm
1950 số trang trại là 6.176.000, năm 1993 là 3.691.000. Số lƣợng trang trại
giảm bình quân hàng năm 1,2%. Diện tích trang trại bình quân năm 1950 là
0,8 ha, năm 1993 là 1,38 ha, tốc độ tăng diện tích bình quân hàng năm 1,3%,
ở Đài Loan, năm 1955 số trang trại là 744,000 năm 1988 là 739.000. Tốc độ
trang trại giảm bình quân 0,02%. Diện tích trang trại bình quân năm 1955 là
1,12 ha năm 1988 là 1,21 ha. Tốc độ tăng diện tích trang trại bình quân hàng
năm 0,2%. Ở Hàn Quốc, năm 1953 có 2.249.000 trang trại, năm 1979 giảm
xuống 1.172.000 trang trại. Số lƣợng trang trại giảm bình quân hàng năm
0,7%, diện tích bình quân của trang trại tăng bình quân hàng năm là 0,9% [1],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
[85]. Do bình quân ruộng đất thấp nên ở một số nƣớc và lãnh thổ Châu Á,
Nhà nƣớc đã quy định mức hạn điền với nông dân nhƣ: Ở Nhật Bản, Hàn
Quốc (không quá 3 ha), Ấn Độ (không quá 7,2 ha). Ở Nhật Bản năm 1990 số
trang trại dƣới 0,5 ha chiếm 41,9%, từ 0,5% ha đến 1 ha chiếm 30,7%, trên 1
ha chiếm 25,6%. Ở Hàn Quốc năm 1985 diện tích trang trại dƣới 0,5 ha chiếm
29,7%; từ 0,5 đến 1 ha chiếm 34,7%, trên 1 ha chiếm 35,6% [1], [11], [29].
Nhƣ vậy ở Châu Á nói chung hiện tƣợng tích tụ ruộng đất diễn ra chậm
nên tình trạng phân tán manh mún ruộng đất cũng là một trong những trở ngại
trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại. Trong sự phát triển kinh tế trang trại
gia đình, vấn đề tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
không chỉ chịu sự tác động từ cạnh tranh, phân hoá mà còn chịu tác động từ
chính sách, luật pháp của Nhà nƣớc.
*Các loại hình trang trại và phương thức quản lý điều hành sản xuất
- Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại mà mỗi gia đình có tƣ cách
pháp nhân riêng, do ngƣời chủ hộ hay một ngƣời có năng lực và uy tín trong
gia đình đứng ra quản lý. Ở nhiều nƣớc phát triển, những chủ trang trại muốn
đƣợc Nhà nƣớc công nhận thì về trình độ quản lý và tƣ cách pháp nhân phải
tốt nghiệp các trƣờng kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, đồng thời có kinh
nghiệm qua thực tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại
khác. Họ không chỉ có bằng tốt nghiệp đại học về nông học, mà còn có sự am
hiểu cả về kỹ thuật, về kinh tế, về thị trƣờng. Ở Mỹ, chủ trang trại thực sự là
một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, có trình độ học vấn cao. Các chủ
trang trại nhƣ vậy đƣợc thƣờng xuyên liên hệ với các cơ quan nghiên cứu
khoa học để thu thập thông tin kinh tế kỹ thuật, tham gia các hội thảo khoa
học. Loại hình trang trại gia đình đƣợc coi là phổ biến nhất trên tất cả các
nƣớc. Ở các nƣớc Châu Á, do quy mô nhỏ nên hình thức phổ biến lá do một
hộ gia đình quản lý sản xuất. Chẳng hạn, ở Malaixia, ngƣời chủ gia đình cũng
là chủ trang trại và thƣờng là chồng hoặc con trai. Mỗi trang trại là một đơn vị
kinh tế độc lập. Trong các trang trại trồng cây hàng năm, việc thuê nhân công
thƣờng theo mùa vụ. Trong các trang trại trồng cây lâu năm, lao động làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thuê thƣờng xuyên khá phổ biến [1], [29].
- Trang trại liên doanh: Là kiểu trang trại do hai hay ba trang trại hợp
nhất thành một trang trại lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn và tƣ liệu sản
xuất, nhằm tạo ra sức cạnh tranh với các trang trại khác có quy mô lớn và tận
dụng định hƣớng ƣu đãi của Nhà nƣớc dành cho các trang trại lớn. Hiện nay,
loại hình trang trại liên doanh ở Mỹ và các nƣớc Châu Âu còn chiếm tỷ lệ
thấp, ở Mỹ loại hình này chỉ chiếm 10% tổng số trang trại với 16% đất đai.
Đối với các nƣớc Châu Á, quy mô trang trại còn nhỏ nên loại hình này hầu
nhƣ rất ít [1], [35].
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại đƣợc tổ chức
theo nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm. Cổ phần của trang trại gia đình liên doanh không bán
trên thị trƣờng chứng khoán, còn cổ phần của các trang trại hợp doanh theo cổ
phần có bán trên thị trƣờng chứng khoán. Đó là sự khác biệt giữa trang trại
hợp doanh gia đình và phi gia đình [12].
- Trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất từng việc
theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ: Hình thức này phổ biến ở Đài Loan.
Những chủ trang trại này thƣờng ít ruộng nên đã đi làm thuê cho các xí
nghiệp, dịch vụ. Về phƣơng diện tâm lý họ không muốn từ bỏ ruộng đất vì
cho rằng ruộng đất cho thuê hay cho mƣớn sau này khó đòi lại đƣợc, nên họ
uỷ thác lại ruộng đất cho bà con thân thuộc, bạn bè từng khâu hay nhiều khâu
trong sản xuất. Đến này 75% số chủ trang trại ở Đài Loan đã áp dụng hình
thức này. Đây là biện pháp tích cực góp phần tập trung ruộng đất tạo thành
các trang trại lớn để mở rộng quy mô sản xuất [1].
1.1.2. Các nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới
1.1.2.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới
Lịch sử phát triển của NLKH Kinh (1987) khẳng định rằng: Ở Châu Âu
thời kỳ Trung cổ ngƣời ta phát quang rừng, đốt cành nhánh và canh tác cây
lƣơng thực mục đích là để tận dụng dinh dƣỡng của đất rừng. Tuy nhiên kiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
canh tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài, nhƣng ở Phần Lan và Đức kiểu
canh tác này tồn tại đến mãi những năm 1920 [38].
Du canh đƣợc đánh giá là phƣơng thức canh tác cổ xƣa nhất, lúc này
con ngƣời đã tích luỹ đƣợc ít nhiều những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên. Loài
ngƣời đã vƣợt qua thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ thuật và chăn
nuôi, trồng trọt, song không phải tất cả các nƣớc, có không ít các nƣớc vận
động rất chậm trong cuộc cách mạng này [47].
Sau du canh, sự ra đời của phƣơng thức Taungya ở vùng nhiệt đới đƣợc
xem nhƣ là một sự báo trƣớc cho phƣơng thức NLKH sau này (P.K.R Nair
1987) [88]. Theo Blanford 1858 nguồn gốc của phƣơng thức này là từ địa
phƣơng của ngôn ngữ Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya nghĩa là đồi núi,
nhƣ vậy Taungya là phƣơng thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng đồng
nghĩa với phƣơng thức canh tác trên đất dốc.
Cuối cùng hệ thống Taungya đƣợc đƣa vào sử dụng rất sớm ở Ấn Độ
sau đó đƣợc truyền bá rộng rãi qua Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Ngày nay hệ thống Taungya đƣợc biết đến với những tên gọi khác
nhau, ở một số nƣớc nó đƣợc gọi nhƣ là một sự biểu tƣợng đặc biệt của
phƣơng thức du canh. Ở Inđônêxia ngƣời ta gọi là Tumpansary, ở Philippin là
Kaingyning, ở Malaixia là Ladang, v.v…
Theo Lundgren và T. B. Raitree (1983), Trinh 1979, Hurley (1983),
Nair (1989), Chun. K. Lai (1991) định nghĩa về NLKH nhƣ sau:
“NLKH được bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất khác nhau, trong
đó các loài cây thân gỗ lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loài cây
trong họ dừa và họ tre nứa) được trồng kết hợp với cây nông nghiệp, hoặc
vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích đất đai canh tác, đã được qui hoạch
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản.
Chúng được kết hợp với nhau theo không gian hoặc trình tự về thời gian.
Giữa chúng có tác dụng qua lại lẫn nhau” [11].
Định nghĩa trên chỉ ra những đặc trƣng cơ bản của NLKH đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Thông thƣờng có hai hoặc nhiều loài cây (có thể gồm cả động vật
nhƣng ít nhất một trong chúng phải là những cây gỗ sống lâu năm.
- Một hệ thống NLKH luôn có hai hoặc nhiều sản phẩm đặt ra.
- Chu kỳ của một hệ thống NLKH luôn lớn hơn một năm.
- Một hệ thống NLKH dù đơn giản nhất vẫn phức tạp hơn hệ thống độc
canh cả về phƣơng diện kinh tế cũng nhƣ sinh thái học (bao gồm cả cấu trúc
và chức năng sinh thái học).
Hơn thế ở đây còn có ba đặc tính mà xét về phƣơng diện lý luận thì tất
cả các hệ thống NLKH đều phải có nó là:
- Khả năng sản xuất
- Tính bền vững
- Tính khả thi [38]
Xét về thành phần một hệ thống NLKH gồm có:
- Các cây thân gỗ sống lâu năm
- Các cây thân thảo (cây nông nghiệp hoặc cỏ …)
- Vật nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ sản…) [39]
Định nghĩa dễ hiểu và tiến bộ nhất:
“NLKH là phương thức sử dụng đất hợp lý theo một hệ thống trồng
cây nông nghiệp (cây dài ngày nông sản, cây hàng năm cho lương thực,
thực phẩm) xen với cây lâm nghiệp (cho gỗ củi) và cây làm thức ăn gia súc
(để phát triển chăn nuôi) trên cùng một khoảnh đất” [38].
1.1.2.2. Phân loại hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới
Nông lâm kết hợp đƣợc coi là một trong những hệ thống sử dụng đất
lâu đời nhất trên trái đất, nhƣng những thông tin về hệ thống này thƣờng bị
hạn chế khi mô tả hoặc đánh giá hiệu quả. Để có thể xây dựng đƣợc một hệ
thống phân loại có cơ sở chắc chắn đƣợc chấp nhận nhƣ là tài liệu ban đầu
cho việc cải tiến và xây dựng các hệ thống mới có hiệu quả hơn, tháng 9 năm
1982 chƣơng trình“Điều tra thống kê các hệ thống NLKH” (A.F.S.I-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Agroforestry system inventory) đƣợc đƣa vào hoạt động. Kết quả thu thập
đƣợc của A.F.S.I đã cho phép ICRAF (Trung tâm NLKH quốc tế - có trụ sở
tại Kê-ni- a) có đủ dữ kiện và thông tin trong việc xây dựng và trình bày hệ
thống phân loại của các hệ thống sử dụng đất trên thế giới. Đây là những căn
cứ để đánh giá các hệ thống và phát hiện những thiếu sót trong nghiên cứu.
Những tiêu chuẩn phân loại phổ biến thƣờng đƣợc áp dụng dựa vào các
cơ sở: Cấu trúc, chức năng, tƣơng quan kinh tế - xã hội, trình độ quản lý và
ảnh hƣởng sinh thái học của hệ thống.
Theo Nair 1985 [88], có kiểu hệ thống chính:
- Hệ thống nông - lâm: Cây trồng gồm cả cây gỗ, cây bụi và các cây
thân thảo (những cây nông nghiệp, công nghiệp và cây lâm nghiệp).
- Hệ thống lâm súc: Cây gỗ, đồng cỏ và chăn thả gia súc dƣới tán các cây gỗ.
- Hệ thống nông - lâm - súc: Gồm cây nông nghiệp, kết hợp với đồng
cỏ chăn nuôi gia súc.
- Các hệ thống NLKH đặc biệt: Nuôi ong với cây rừng kết hợp với cây
ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ngập mặn …
Từ những kiểu hệ thống NLKH chính này mà hình thành nên nhiều
kiểu NLKH khác nhau.
1.1.2.3. Nông lâm kết hợp trên thế giới hiện nay
Trên thế giới hiện nay NLKH ngày càng phát triển và thực sự là
phƣơng thức canh tác mang lại hiệu quả nhiều mặt cho ngƣời dân vùng miền
núi. Cùng với việc nghiên cứu các hệ thống cây trồng trên đất ruộng bằng
phẳng theo hƣớng luân canh, thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng tối ƣu theo
điều kiện tự nhiên của vùng. Các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung
nghiên cứu hệ thống canh tác ở vùng đồi núi theo hƣớng đa dạng hoá cây
trồng, bảo vệ đất, chống xói mòn, xây dựng hệ thống canh tác lâu bền trên đất
dốc trong đó chủ yếu bằng các phƣơng thức NLKH.
Hệ canh tác nƣơng rẫy, vƣờn rừng NLKH mà trong đó các thành phần
gồm cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày đƣợc đƣa vào kinh
doanh trong các hộ gia đình [39].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
+ Nông lâm kết hợp ở Ấn Độ:
Ấn Độ nổi tiếng thế giới về cuộc "cách mạng xanh”, về canh tác
NLKH trong đó hệ canh tác các vƣờn gia đình, vƣờn rừng đƣợc áp dụng phổ
biến. Nhờ cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nƣớc đông dân chẳng những
không bị thiếu mà còn xuất khẩu lƣơng thực. Trong các cây trồng của Ấn Độ,
dừa là cây đáng chú ý, ngƣời ta gọi nó là quả Chúa trời (Tree of heaven) hoặc
cây bách dụng (Tree of hundred uses). Ngoài dừa, hồ tiêu cũng là loài cây
đƣợc chú ý, nó đƣợc trồng kết hợp trong các hộ gia đình. Ca cao là cây trồng
xen với dừa trong điều kiện nƣớc tƣới thuận lợi. Ngoài ra cà phê và cao su
đƣợc trồng kết hợp với hồ tiêu, mít và cây ăn quả khác. Tếch, mít rừng và phi
lao thƣờng đƣợc trồng kết hợp với tre tạo thành các đai bảo vệ cũng là một
hình thức phổ biến.
Các mô hình thƣờng gặp là:
- Dừa - Sắn - Cà phê - Hồ tiêu - đai bảo vệ.
- Dừa - Khoai sọ - đai bảo vệ .
- Dừa - Ca cao.
- Dừa - Chuối - đai bảo vệ.
+ Nông lâm kết hợp ở Inđônêxia.
Từ năm 1972, hoạt động nông lâm kết hợp ở nƣớc này do các công ty
lâm nghiệp tổ chức và quản lý. Việc chọn đất khai hoang để trồng cây lâm
nghiệp, nông dân đƣợc các cán bộ kỹ thuật công ty hƣớng dẫn trồng cây lâm
nghiệp kết hợp với cây nông nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm
nông dân bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông nghiệp do họ toàn
quyền sử dụng. Với phƣơng thức này, tại khu rừng trồng ở Savadan trên diện
tích 300 ha ngƣời ta đã thu đƣợc 1426 tấn lúa, 126 tấn sắn, 73 tấn ngô và 19,5
đậu đỗ. Tổng giá trị thành tiền là 155.000 USD, thực lãi 116.000 USD (bình
quân 385 USD/ha/vụ).
Các mô hình trồng xen chủ yếu là:
- Sầu riêng (Durio zibethinus) - cây gỗ - Quế (Cinamomum sp) - Cà phê
(Cofea sp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Vƣờn cà phê - 2 hoặc 3 tầng cây gỗ hoặc xen cây ăn quả. Cây lấy gỗ
nhục đậu khấu (Myristis fragans) - quế.
- Cây ăn quả - cây gỗ - cây nông nghiệp
+ Nông lâm kết hợp ở Philippin.
Philippin đƣợc nhiều ngƣời biết đến với các mô hình canh tác trên đất
dốc (SALT) [40]. Đây là hệ canh tác theo hƣớng bảo vệ đất đƣợc phát triển từ
những năm 1970 do trung tâm đời sống nông thôn (RLC) ở Baptist của
Mindanao thực hiện. Kỹ thuật NLKH này dựa trên cơ sở thoả mãn nhu cầu
sản xuất ngô ở vùng đồi núi phía Nam Philippin. SALT đã đạt đƣợc mong
muốn, ở phần lớn các nƣớc Châu Á và đƣợc đánh giá là một khuynh hƣớng
canh tác phù hợp về sinh thái học, hiệu quả kinh tế và là công cụ nhạy bén
[73] SALT (Sloping Agricultural Land Technology - kỹ thuật canh tác nông
nghiệp trên đất dốc) là phƣơng thức canh tác đồng thời các cây ngắn ngày với
các cây lâu năm giữa các hàng keo đậu, các hàng này đƣợc trồng rất dày tạo
ra các băng xanh có tác dụng ngăn chặn dòng chảy, hạn chế xói mòn và cải
tạo đất. Hiện nay SALT đã đƣợc phát triển theo nhiều mức độ và loại hình
khác nhau nhƣ SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4 [40].
+ Nông lâm kết hợp ở Brazil
Ở Brazil NLKH phổ biến là:
- Doi (Syzygium romatium) kết hợp với hồ tiêu đen (pipper nirgum),
doi là loài cây đƣợc trồng phổ biến trong hai năm gần đây, lúc đầu doi đƣợc
trồng dƣới tán hồ tiêu leo trên cột gỗ, sau 4 - 6 năm hồ tiêu chết doi bắt đầu có
sản phẩm [40].
- Ca cao thƣờng đƣợc trồng xen với doi và quế trong các vƣờn rừng và
vƣờn gia đình. Ca cao kết hợp với cao su, ở Brazil có khoảng 200.000 ha
trồng kết hợp giữa ca cao và cao su.
Ngày nay NLKH đang ngày một phát triển mạnh ở nhiều nƣớc trên thế
giới đặc biệt là các nƣớc nhiệt đới và á nhiệt đới [47].
1.2. TỔNG QUAN TRONG NƢỚC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.2.1. Các nghiên cứu về trang trại ở Việt Nam
1.2.1.1. Một số khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
Trang trại gia đình đƣợc hình thành từ các hộ tiểu nông. Một khi đã hội
tụ đƣợc các điều kiện nhƣ vốn, lao động, kỹ thuật, thị trƣờng thì hộ tiểu nông
sẽ phá vỡ dần cơ chế sản xuất tự cung, tự cấp của mình để đi vào quỹ đạo sản
xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá chính là đặc điểm cơ bản đánh dấu sự khác
biệt giữa trang trại với tiểu nông. Chính vì thế mà nông trại có thể đƣợc coi là
hình thức tổ chức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.
Trên quan điểm đó phó giáo sƣ Lê Trọng đã đƣa ra khái niệm về kinh tế
trang trại nhƣ sau “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nền sản xuất xã hội. Dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội bao
gồm một số người lao động nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ".
Theo GS.TS Nguyễn Thế Nhã cho rằng: "Kinh tế trang trại là kinh tế
hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở mức độ cao"
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ. CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang
trại của Chính Phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Thống
kê quy định hƣớng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại (thông tƣ liên tịch số
69/2000/TTLT.BNN.TCTK ngày 23/06/2000 và Thông tƣ số 74/2003 ngày
04/07/2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì khái niệm chung về
kinh tế trang trại nhƣ sau: "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong
nông nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình, nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản, trồng rừng gắn với sản xuất và tiêu thụ nông, lâm sản”.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế trang trại là bƣớc đột phá, hƣớng
đi đúng để phát huy tiềm năng và nội lực của mỗi vùng kinh tế khác nhau. Chủ
trang trại là ngƣời lao động trực tiếp tác động vào quá trình sinh trƣởng cây
trồng vật nuôi không thông qua trung gian, ngày đêm bám sát đồng ruộng để
đạt đƣợc mục tiêu và hiệu quả cao trong sản xuất. Là một tổ chức cá thể lao
động gọn nhẹ, có quan hệ huyết thống của gia đình và thu hút một số lƣợng lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
động cần thiết. Thuận lợi trong quá trình quản lý với hiệu suất sử dụng lao
động cao, thích ứng nhanh trƣớc những biến động của nền kinh tế thị trƣờng.
Có điều kiện sử dụng công nghệ từ thô sơ đến hiện đại để có mức chi phí
thấp, hiệu quả nhƣng không cản trở quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc, nhất là trong bối cảnh nƣớc ta đang trong giai đoạn đầu là thành viên của tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO). Kinh tế trang trại ra đời là bƣớc đi tất yếu của
nền sản xuất hàng hoá khơi dậy tiềm năng trong dân cƣ để chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp .
1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển trang trại.
Trang trại ở nước ta được hình thành từ các hướng chủ yếu sau đây
- Các hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc các hộ tại địa
phƣơng đƣợc giao đất sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp với quy mô đủ lớn lập
trang trại trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản.
- Các hộ nông dân lập trang trại trên cơ sở tập trung ruộng đất thông
qua nhận chuyển nhƣợng và chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có quy mô
ruộng đất đủ lớn và tập trung liền khoảnh.
- Một số hộ nông dân thuê đất của hợp tác xã hay chính quyền dƣới
hình thức nhận đấu thầu diện tích ruộng đất, mặt nƣớc để sản xuất và lập
trang trại.
- Một số công nhân, viên chức, bộ đội, công an về hƣu hay phục viên
chuyển về địa phƣơng có điều kiện về vốn và khả năng tổ chức sản xuất, xin
nhận đất hay nhận chuyển nhƣợng ruộng đất lập trang trại.
- Một số ít ngƣời sinh sống ở thành thị về nông thôn nhận chuyển
nhƣợng hay thuê đất để lập trang trại.
Ngay từ những năm đầu công nguyên, khi phong kiến Trung Quốc sang
đô hộ nƣớc ta, do không nắm đƣợc cơ sở bên dƣới của xã hội là các làng xã,
nhà Hán chủ trƣơng muốn giữ đƣợc đất đai mới chiếm đƣợc, đã lập nên các
đồn điền để tƣớng lĩnh, binh lính cai quản, sử dụng tội nhân hoặc dân nghèo
canh tác, gắn với "điền địa" có lẽ vì vậy đƣợc gọi là các đồn điền [12], [15].
Trong thời kỳ phong kiến dân tộc, một số triều đại phong kiến đã có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
những chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền hoặc doanh
điền. Trong nông nghiệp, các hình thức sản xuất tập trung biểu hiện dƣới các
hình thức và tên gọi khác nhau nhƣ: điều trang, điền doanh, thái ấp, điền tranh
nhà chùa,
Từ giữa thế kỷ XIX, với chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân
Pháp, nền kinh tế nƣớc ta bắt đầu có sự biến đổi quan trọng. Trong nông
nghiệp, hệ thống đồn điền gắn liền với sản xuất hàng hoá bắt đầu phát triển,
chủ yếu là của ngƣời Pháp [1], [9].
Từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, đồn điền là những vùng ruộng
đất do ngƣời Pháp mua hoặc đƣợc Chính phủ thuộc địa Pháp nhƣợng, cấp
cho. Các chủ đồn điền có toàn quyền quyết định đối với việc sản xuất kinh
doanh trên ruộng đất đó. Trong thời kỳ Pháp thuộc, cũng đã có một số đồn
điền của ngƣời Việt Nam nhƣng không nhiều.
Sau ngày miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng, cơ chế kế hoạch hoá
tập trung đƣợc áp dụng trong nền nông nghiệp cả nƣớc, một loại nông, lâm
trƣờng quốc doanh đã ra đời, do ta tiếp thu những đồn điền cây công nghiệp
của tƣ sản mại bản, của Nguỵ quyền và một số mới đƣợc xây dựng trên những
vùng đất hoang, ở những nơi có vị trí xung yếu về quốc phòng. Cho đến năm
1982, ở miền Nam đã xây dựng đƣợc 250 nông trƣờng. Các nông trƣờng ở
miền Nam đã quản lý 180.000 ha đất đai cùng với nông trƣờng cả nƣớc chiếm
3% diện tích nông nghiệp, nhƣng cung cấp 6% giá trị sản phẩm nông nghiệp
và 20% giá trị nông phẩm xuất khẩu của cả nƣớc (chiếm 100% sản lƣợng cao
su xuất khẩu, 50% chè xuất khẩu) [1], [29].
Sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), Đảng và Nhà nƣớc đã ban
hành nhiều nghị quyết, Luật đất đai, Luật dân sự, luật doanh nghiệp, Luật đầu
tƣ và các Nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tƣ nhân trong
nông nghiệp. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ năm (khoá VII) năm
1993 đã chủ trƣơng khuyến khích phát triển các nông, lâm, ngƣ trại với quy
mô thích hợp. Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993
cũng đã thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm
1996 và sau đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tƣ (khoá VIII) tiếp
tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại với các hình thức khác nhau
[17], [18], [19].
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ
chính trị, ở hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc, kinh tế trang trại đã phát
triển rất nhanh chóng. Nhiều địa phƣơng đã có những chính sách cụ thể
khuyến khích phát triển loại hình này. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng loại hình
kinh tế trang trại tuy mới hình thành nhƣng có hiệu quả, đem lại những lợi ích
to lớn về nhiều mặt, khơi dậy tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn trong
dân cƣ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời nó đã trở thành động
lực mới góp phần thúc đẩy nông nghiệp nƣớc ta phát triển mạnh mẽ trong thời
gian qua.
Nhƣ vậy tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam qua nghiên
cứu của nhiều tác giả cho thấy, hình thức kinh tế trang trại ở nƣớc ta không
chỉ mới có gần đây mà thực ra đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý, Trần và qua
các thời kỳ lịch sử. Từ đó đến nay, kinh tế trang trại ở Việt Nam có những tên
gọi khác nhau nhƣ "thái ấp" "điền trang", "đồn điền", . đặc biệt trong thời kỳ
Pháp thuộc nhiều đồn điền đƣợc lập nên và phần lớn đồn điền là của các chủ
Tây [1], [29], [31]
Mặc dù đã xuất hiện từ rất sớm nhƣng kinh tế trang trại ở Việt Nam
mới chỉ phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi thực
hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng (1981), Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân và sau khi Luật
Đất đai ra đời năm 1993.
Cho đến khi Chính phủ ban hành nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày
02/02/2000 về kinh tế trang trại, đã nhấn mạnh chủ trƣơng của Chính phủ
trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình