Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Tổ chức khai thác cảng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.28 KB, 46 trang )

Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Tổ chức khai thác cảng biển
Chương 1. Tổng quan chung về cảng đường thủy
Câu 1. Phân loại cảng đường thủy.
 Dựa vào vị trí và phạm vi phục vụ
- Cảng sông (Cảng thủy nội địa): Đối tượng phục vụ là các tàu hoặc sà lan hoạt
động trên sông chủ yếu cho hàng hóa lưu thông nội địa.
Cảng sông hở: được xây dựng trên sông có lũ không lớn.
Cảng sông kín: Có luồng vào cảng được ngăn lại khi cân bằng cửa chắn nước, việc
ra vào cảng của tàu bị ngưng lại khi cửa chắn nước bị đóng lại.
- Cảng biển: Đối tượng phục vụ của cảng là các tàu biển, sà lan biển có trọng tải
lớn.
 Dựa theo chức năng cơ bản của cảng
- Cảng buôn: Là cảng phục vụ xếp dỡ các loại hang hóa thương mại. theo lượng
hàng thông qua cảng cảng buôn được phân loại như sau:
Cảng cấp I: sản lượng hàng thông qua > 20 triệu T/năm.
Cảng cấp II: sản lượng hàng thông qua từ 10 đến 20 triệu T/năm.
Cảng cấp III: sản lượng hàng thông qua từ 5 đến 10 triệu T/năm.
Cảng cấp IV: sản lượng hàng thông qua từ 1 đến 5 triệu T/năm.
Cảng cấp V: sản lượng hàng thông qua < 1 triệu T/năm.
- Cảng khách (Cảng du lịch): Là cảng phục vụ tàu khách, tàu du lịch.
- Cảng công nghiệp: Cảng được thiết lập với mục đích tạo thuận lợi cho việc cung
ứng vật tư đầu vào và tiêu thị đầu ra của khu công nghiệp.
- Cảng cá: Là cảng phục vụ các tàu đánh cá, mang tính chất của một cảng chuyên
dụng.
- Cảng thể thao: Là cảng phục vụ các tàu, thuyền và các trang thiết bị khác nhau
hoạt động dưới nước phục vụ hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.
- Quân cảng: Là cảng quân sự phục vụ cho các tàu, thuyền thuộc lĩnh vực quân sự.
 Theo quan điểm đầu tư và khai thác:
- Cảng tổng hợp: Là cảng phục vụ xếp dỡ các loại hay nhóm hàng hóa khác nhau.


- Cảng chuyên dụng: Cảng được đầu tư, xây dựng phục vụ xếp dỡ một loại hàng
hay một vài loại hàng có tính chất giống nhau, như cảng than, cảng quặng, cảng xi
măng, cảng gỗ, cảng rau quả, cảng khách, cảng dầu, cảng container,
 Dựa theo quan điểm về vị trí tự nhiên của cảng:
- Cảng tự nhiên: Bến cảng được hình thành do điều kiện tự nhiên, không cần có sự
đầu tư thêm nhưng vẫn đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu và làm hàng.
1
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
- Cảng nhân tạo: Là bến cảng có sự cải tạo, đầu tư thêm như chỉnh trị hệ thống ra
vào cảng hoặc xây dựng đê chắn sóng.
 Dựa theo điều kiện hàng hải:
- Cảng không chịu tác động của thủy triều: Vùng nước của cảng không bị tác động
bởi yếu tố thủy triều.
- Cảng có chế độ thủy triều: Mực nước trước bến cảng không ổn định, lúc lên cao
lúc xuống thấp, bao gồm hai loại nhật triều và bán nhật triều, ngoài ra còn trường
hợp chế độ thủy triều hỗn hợp.
 Dựa theo quan điểm kĩ thuật xây dựng cảng:
- Cảng có cầu dẫn: Do hạn chế về độ sâu trước bến không cho phép các tàu cập bến
ngay, cầu dẫn được xây dựng để đảm bảo cho tàu neo đậu đón trả khách và làm
hàng, thường chỉ tiếp nhận được các tàu có trọng tải nhỏ.
- Cảng không có cầu dẫn: Bến cảng được xây dựng tại nơi tiếp giáp giữa đất liền
với vùng nước cảu cảng.
 Dựa theo quan điểm quản lí cảng:
- Cảng quốc gia: Mọi hoạt động quản lí và khai thác cảng chịu sự chi phối trực tiếp
bởi trung ương.
- Cảng địa phương: Mọi hoạt động của cảng chịu sự quản lí trực tiếp bởi chính
quyền địa phương (thành phố, tỉnh, huyện, )
 Dựa theo chủ thể tham gia khai thác
- Cảng dịch vụ: Theo mô hình này nhà chức trách cảng đầu tư , quản lý, tuy nhiên

tổ chức khai thác là cơ quan được nhà chức trách cảng giao nhiệm vụ, thực hiện
toàn bộ các chức năng tại mọi vị trí cảng.
- Cảng công cụ: Nhà chức trách cảng đầu tư xây dựng, trang bị toàn bộ cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng cảu cảng nhưng nhượng quyền khai thác toàn bộ
hoặc một số chức năng hoặc một số bộ phận của cảng cho tư nhân.
- Chủ cảng: Nhà chức trách cảng đóng vai trò sở hữu các vị trí của cảng, cho phép
các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư kể cả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và khai thác
chúng trong thời gian dài theo hợp đồng.
- Cảng tư nhân: Tư nhân sở hữu, đầu tư xây dựng và khai thác mọi chức năng của
cảng. Nhà nước không còn vai trò gì trong quản lí và điều hành cảng.
Câu 2: Các đặc điểm hoạt động của cảng đường thủy.
 Hoạt động sản xuất của cảng mang tính phục vụ
Tại cảng tàu khách nhà ga hành khách trang bị các điều kiện cơ sở vật chất phục
vụ các thủ tục cần thiết đồng thời như đảm bảo sự nghỉ ngơi chờ đợi trong chuyến đi của
hành khách. Các dịch vụ ăn uống, vui chơi mua sắm …đáp ứng sự thuận tiện và thoải
mái cho hành khách trong chuyến đi bằng tàu thủy.
Đối với cảng thương mại phục vụ các tàu chở hàng, trang thiết bị xếp dỡ và vận
chuyển đã thực hiện các hoạt động bốc, dỡ hàng hóa cho tàu. Hệ thống kho bãi của cảng
cho phép hàng hóa được lưu giữ và bảo quản trong điều kiện hợp lý đảm bảo số lượng và
2
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
chất lượng của hàng hóa qua cảng.Các dịch vụ hỗ trợ trong dây chuyền vận tải như:
đóng, rút hàng trong container, bảo quản, sửa chữa, vệ sinh container,…
Các tàu khi đỗ tại cảng được cung cấp các dịch vụ phục vụ tàu như: đóng mở nắp
hầm tàu, vệ sinh hầm tàu, buộc, cởi dây neo, cung ứng lương thực thực phẩm nước ngọt,
nhiên liệu, dầu mỡ,…sửa chữa nhỏ cho tàu.
Với tất cả hoạt động phục vụ trên đều cung cấp các sản phẩm phi vật chất, không
có sản phẩm dự trữ, tuy nhiên do đặc tính phục vụ của hoạt động cảng đòi hỏi phải có dự
trữ về nguồn lực đáp ứng nhu cầu vào thời kì cao điểm khi lưu lượng tàu, hành khách và

hàng hóa qua cảng lớn.
 Hoạt động cảng bị ảnh hưởng bởi điều kiện công tác
- Điều kiện thủy văn, thủy triều, thời tiết, khí hậu:
Sự lên xuống của thủy triều làm hạn chế sự ra vào và khả năng tiếp nhận tàu vào
bến tại thời điểm con nước ròng. Tại nhiều cảng chế độ bồi lắng phù sa và cát tại luồng ra
vào cảng và khu nước trước bến, đã cản trở các phương tiện sức chở lớn ra vào và neo
đậu làm hàng, làm giảm năng lực sản xuất của cảng. Trong điều kiện thời tiết khí hậu
không thuận lợi (gió lớn, mưa to, mưa đá, băng tuyết, bão,…), buộc cảng phải ngừng
hoạt đọng để đảm bảo an toàn về người và tài sản, vì vậy làm giảm thời gian khai thác
trong năm.
- Điều kiện mặt bằng của cảng:
Sự phân tán khu vực hoạt động của cảng không chỉ hạn chế khả năng quản lý điều
hành sản xuất mà còn làm tăng chi phí đầu tư cơ sở vật chất của cảng, gây khó khăn tổ
chức dây chuyền lao động phục vụ sản xuất.
- Điều kiện hàng hóa, phương tiện vận chuyển, công nghệ xếp dỡ:
Các loại hàng hóa khác nhau dẫn đến tổ chức lao động xếp dỡ khác nhau, có thể
theo các phương pháp, cơ giới và kết hợp. Sự đa dạng về phương án xếp dỡ như tàu – ô
tô, tàu – bãi, bãi – ô tô… Sự đa dạng phương án giao nhận hàng hóa tại cảng cũng làm
tăng tính phức tạp trong tổ chức dây chuyền phục vụ.
- Điều kiện quản lý và kiểm soát của các cơ quan chức năng:
Cụ thể như thủ tục xuất nhập cảnh, kiểm dịch, y tế, đặc biệt thủ tuc hải quan đối
với hàng hóa. Với nhiều lý do khác nhau, công tác kiểm tra xuất hiện bất thường ngay
trong tiến trình thực hiện các hoạt động phục vụ tàu và hàng, do đó có thể làm gián đoạn
các công đoạn của quy trình phục vụ.
 Hoạt động sản xuất của cảng không có tính điều hòa:
+ Tính không nhịp nhàng do điều kiện khai thác cảng:
3
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Vào mùa lũ hoặc mùa cạn, mực nước và tốc độ dòng chảy trên các sông hoặc kênh

không đảm bảo an toàn cho các phương tiện sông vì vậy không có tàu và hàng đến cảng.
Tại nhiều cảng vào các mùa bão gió, mưa nhiều, hoặc lũ đã làm giảm lưu lượng tàu và
hàng đến cảng, do đó ngưng trệ hoặc gián đoạn hoạt động sản xuất của cảng.
+ Tính không điều hòa do nhu cầu vận tải thủy:
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đương thủy tăng cao vào một số thời điểm
trong năm, tuy nhiên có những thời điểm hoạt động của cảng trở nên ảm đạm.
Tính chất không điều hòa trong sản xuất cảng dẫn đến các khó khăn trong quá
trình khai thác và sử dụng các nguồn lực bao gồm cả lao động và cơ sở vật chất. Sự dư
thừa năng lực sản xuất xuất hiện vào lúc thấp điểm, thiếu hụt vào lúc cao điểm, không chỉ
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà còn làm giảm hiệu suất sản xuất của cảng nói
chung.
 Hoạt động của cảng mang tính phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức
năng của cảng:
Sự phối kết hợp nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất thường nhật hàng ngày, bắt
đầu từ nhận nhiệm vụ của cấp trên, triển khai kế hoạch chi tiết, giao nhiệm thực hiện kế
hoạch sản xuất cho các bộ phận lien quan (cơ giới, giao nhận, kho hàng, bốc xếp) đến bộ
phận cơ khí sửa chữa, kiểm tra giám sát sự ra vào cảng của các phương tiện thiết bị…Sự
phối kết hợp chặt chẽ tạo sự nhịp nhàng và thông suốt của các công đoạn trong quá trình
sản xuất.
Câu 3: Khu vực hoạt động của cảng.
- Khu nước:
+ Vũng chờ: Là nơi các tàu neo đậu chờ đợi hoàn tất các thủ tục của tàu để vào làm
hàng.
+ Luồng ra vào cảng: Là khu nước nằm giữa vũng chờ và vùng nước trước bến của
cảng. Tại khu vực này trang bị hệ thống phao tiêu, đèn biển, biển báo, đảm bảo thuận tiện
và an toàn cho việc đi lại của các tàu vào cảng. Luồng ra vào cảng là hành lang giao
thông của phương tiện đường thủy để vào cảng.
+ Khu nước trước cảng (khu nước trước bến): Vùng nước tại đó tàu cập bến và neo
đậu, độ sâu của vùng nước này có tính chất quyết định khả năng phát triển của cảng.
Khi tàu vào vị trí neo đậu tại cầu bến, cảng sẽ bố trí tàu kéo đẩy hỗ trợ các tàu cập

bến nhanh chóng mà an toàn. Các tàu neo đậu tại cầu bến để xếp dỡ hàng hóa từ phương
tiện thủy lên các loại phương tiện khác như ô tô, toa xe, sà lan và ngược lại. Trong thời
gian chờ đợi làm hàng, cảng có thể tiến hành sửa chữa nhỏ và thực hiện các hoạt động
cung ứng cho tàu.
4
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
- Khu đất liền:
+ Cầu bến:
Cầu bến là công trình được xây dựng tại vị trí tiếp giáp giữa khu đất liền và khu
nước trước bến của cảng. Cảng được xây dựng chạy dọc khu đất tiếp giáp với vùng nước,
các bến neo đậu được bố trí dọc tuyến cầu tàu. Các bến tàu chuyên dụng phục vụ các tàu
chuyên dụng neo đậu làm hàng (hàng rời, hàng lỏng, container), thiết bị xếp dỡ được
trang bị tại các bến chuyên dụng có tính chuyên môn hóa cao cho phép tăng năng suất
xếp dỡ. Các bến Container được thiết kế và xây dựng đặc biệt đảm bảo điều kiện hoạt
động an toàn cho các phương tiện và trang thiết bị, đồng thời chịu được tải trọng rất lớn
tác động lên mặt bến.
+ Hệ thống kho bãi của cảng:
Thực hiện chức năng lưu kho và bảo quản hàng hóa. Quy mô của hệ thống kho bãi
của cảng phụ thuộc dung lượng hàng hóa cần qua kho bãi, lien quan trực tiếp lưu lượng
hàng hóa thông qua cảng, tỉ lệ hàng hóa lưu kho lần 1 và lần 2 và số ngày lưu kho bãi
bình quân của hàng hóa. Chủng loại hàng hóa lưu lại tại cảng ảnh hưởng đén diện tích
kho bãi cần sử dụng.
Câu 4. Miền hậu phương và tiền phương của cảng. Mối quan hệ giữa miền
tiền phương và miền hậu phương của cảng.
 Miền hậu phương của cảng
Miền hậu phương của cảng là toàn bộ khu vực địa lý xác định, tại đó hàng hóa
được đưa đến cảng xếp xuống tàu để vận chuyển bằng đường thủy, và ngược lại, hàng
hóa được dỡ từ tàu cập cảng và được vận chuyển tới khu vực đó. Phạm vi địa lý miền hậu
phương của các cảng khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu thông thương hàng hóa bằng

đường thủy, sự phát triển mạng lưới giao thông toàn vùng, quốc gia và các nước liền kề.
Miền hậu phương cũng sẽ thay đổi theo thời kì.
 Miền tiền phương của cảng
Miền tiền phương của cảng là địa phận nơi mà tàu xuất phát từ đó đến cảng nhất
định hoặc ngược lại. Phương thức vận tải nối liền miền tiền phương và cảng là vận tải
thủy, nó chính là một trong miền hậu phương của ddaaafu cảng bên kia, theo dòng lưu
thông cảu hàng hóa.
Quy mô của miền tiến phương của cảng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu vận tải
hàng hóa bằng đường thủy đến và từ cảng, phụ thuộc vào vai trò, vị trí địa lý hàng hải
cảu cảng, trình độ tổ chức quản lý và khai thác cảng.
 Mối quan hệ giữa miền tiền phương – cảng – miền tiền phương.
5
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Sự phát triển kinh tế của miền tiền phương và hậu phương của cảng sẽ làm tăng
thêm nhu cầu thông thương hàng hóa bằng đường thủy, thúc đẩy phát triển cảng. Sự phát
triển kinh tế của miền tiền phương và hậu phương của cảng sẽ làm tăng thêm nhu cầu
thông thương hàng hóa bằng đường thủy, thúc đẩy phát triển kinh tế cảng.
Ngày nay sự hoàn thiện hệ thống giao thông cảng theo hướng đa dạng hóa mạng
lưới giao thông: đường sắt, ô tô, đường thủy nội địa sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển
cảng, cùng với sự phát triển công nghệ logistics với sự tham gia của mô hình vận tải đa
phương thức.
Chương 2. Tổ chức xếp dỡ hàng hóa tại cảng đường thủy
Câu 1. Sự khác nhau căn bản giữa hàng tổng hợp và hàng chuyên dụng đối
với công tác xếp dỡ.
 Về phương tiện xếp dỡ và phương tiện vận chuyển
Hàng chuyên dụng được xếp dỡ bằng phương tiện chuyên dụng, phù hợp với từng
loại hàng về đặc điểm, tính chất lý hóa và khối lượng hàng. Hàng chuyên dụng được xếp
dỡ và vận chuyển tại cảng chuyên dụng và được lưu ở kho chuyên dụng.
Vd: vận chuyển coatainer phương tiện vận chuyển đường biển là tàu Ro – Ro, vận

chuyển trong cảng: xe nâng, phương tiện xếp dỡ: giàn khung cần trục, cẩu di động.
Hàng tổng hợp có thể sử dụng trang thiết bị xếp dỡ thông thường: băng chuyền,
cần trục cầu…
 Về phương pháp xếp dỡ và bảo quản
Hàng chuyên dụng được xếp dỡ và bảo quản trong kho chuyên dụng, các trang
thiết bị xếp dỡ chuyên dụng, đảm bảo an toàn hàng hóa về cả mặt số lượng và chất lượng.
 Năng suất xếp dỡ
Hàng chuyên dụng: năng suất xếp dỡ cao, thời gain đỗ đọng giảm, giúp cảng lưu
thông, hàng hóa không bị ứ đọng.
Hàng tổng hợp: năng suất xếp dỡ thấp hơn.
Câu 2. Các trang thiết bị thông dụng hiện nay được sử dụng xếp dỡ hàng hóa
tại cảng. Sự khác nhau giữa chúng? Cơ sở để lựa chọn phương pháp và phương án
xếp dỡ.
 Thiết bị xếp dỡ chính
- Thiết bị xếp dỡ hoạt động có chu kỳ
+ Cần cẩu chân đế: Loại thiết bị này vừa cho phép di chuyển hàng hóa theo phương
thẳng đứng, vừa di chuyển theo phương ngang và phương dọc nhờ góc quay. Thiết bị này
6
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
thường dung xếp dỡ hàng bách hóa, hàng rời, nó bao gồm nhiều loại có nâng trọng và
tầm với khác nhau.
+ Cần cẩu giàn chuyên dụng xếp dỡ container: Chân cần cẩu là bốn cột thép kết cấu
hộp, nối với nhau bởi các thanh giăng được đặt lên hệ bánh thép trên ray đặt dọc than tàu,
khi sử dụng loại thiết bị này cần kết hợp với hệ thống xe mooc để vận chuyển hàng vào
bãi sau đó dùng cẩu khung chạy trên ray hoặc cẩu khung bánh lốp để xếp dỡ container
vào vị trí bãi.
+ Thiết bị cần cẩu giàn bánh lốp: Sử dụng thiết bị này tại bãi cho phép chất nhiều
lớp container do đó tăng khả năng thông qua của bãi. Thiết bị này chỉ phục vụ xếp dỡ
comtainer tại bãi khi sử dụng thiết bị kết hợp với hệ thống chassi kết hợp với đầu kéo.

+ Thiết bị cần cẩu giàn chạy trên ray: Thiết bị này khắc phục nhược điểm của loại
RTG , thiết bị chạy trên ray nên sự định vị container trong quá trình xếp dỡ tốt hơn, năng
suất xếp dỡ cao hơn,thiết bị có thể được khai thác tự động hóa do đó giảm công nhân vận
hành . Tuy nhiên có tính cơ động kém hơn so với loại RTG.
- Thiết bị xếp dỡ hoạt động không có chu kỳ
Loại thiết bị này gồm nhiều loại khác nhau: băng chuyền, thang chuyền, thang
gầu, thiết bị bơm, hút, thổi,…các thiết bị này có tính chuyên dụng thông thường được sử
dụng để xếp dỡ một số loại hàng như: hàng rời, hàng lỏng.
- Các thiết bị xếp dỡ khác
+ Cần trục phao nổi: Trong trường hợp hàng phải chuyển tải ngoài khơi cần trục
phao nổi sẽ được sử dụng để xếp dỡ hàng hóa với các loại nâng trọng khác nhau, do tầm
với và nâng trọng của thiết bị hạn chế nên năng suất xếp dỡ thấp.
+ Xe khung nâng xếp dỡ container: Đây là thiết bị xếp dỡ chuyên dụng, có cơ cấu
nâng cho nên có thể tự sắp xếp container thành hàng, dãy hay lớp nhưng đồng thời có thẻ
di chuyển container trong bãi không cần sự hỗ trợ của thiết bị khác, tính cơ động của thiết
bị cao, tuy nhiên năng suaats xếp dỡ đạt không cao.
+ Thiết bị xếp dỡ container rỗng: Đây là loại thiết bị chuyên dụng phục vụ con
tainer rỗng, có thể xếp chồng tới 8 lớp container tại bãi.
+ Cần trục phao nổi, xe khung nâng
 Thiết bị phụ
Chức năng
Phục vụ vận chuyển: di chuyển hàng giữa các khu vực chức năng: cầu tàu, kho bãi
chứa, giao nhận, kiểm tra, dịch chuyển hàng giữa các vị trí lưu kho hoặc bãi tại tuyến hậu
phương.
7
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Hỗ trợ hoạt động xếp dỡ: gom hoặc dãi đống hàng rời, xếp dỡ hàng tại bãi, đóng
rút hàng container tại kho CFS.
 Các công cụ mang hàng

Gầu ngoạm được dùng phục vụ hàng rời, dung tích gầu từ 0,1 m3 – 50 m3, trọng
lượng lên đến 30T.
Võng lưới: Võng ny long, võng kim loại được dung để giữ an toàn cho mã hàng
được xếp dỡ tại cầu tàu
Dây cáp – dây xì lắng: Dây thép, dây ny long, dây gai hoặc đay được dung để
chằng buộc mã hàng.
Cao bản: cao bản gỗ, cao bản kim loại: Thiết bị để hàng chuyên dụng tạo thuận lợi
cho hoạt động vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa, tăng năng suất khai thác của thiết bị.
Ngáng: Ngáng là công cụ mang hàng chuyên dụng phục vụ xếp dỡ container, gồm
nhiều loại khác nhau:
+ Ngáng đơn giản: Là công mang hàng xếp dỡ container loại 20’ hoặc 40’, có 4 chốt
ở 4 góc để giữ an toàn container trong quá trình di chuyển. Ngáng này phải có công nhân
thực hiện thao tác khóa chốt giữa container và ngáng.
+ Ngáng lồng: Thanh ngáng được cấu tạo bởi các đốt lồng nhau, có tính cơ động nên
có thể rút ngáng phục vụ loại container 20’ và 40’, thời giant hay đổi độ dài thanh ngáng
từ 20’ sang 40’ là 3 giây, nâng trọng loại ngáng này 41T.
+ Ngáng xoay: Ngáng này rất phù hợp khi sử dụng cần cẩu cần giật hoặc cần cẩu
giàn phục vụ cầu tàu.
+ Ngáng bán tự động: Ngáng này rất phù hợp khi sử dụng cần caarucaanf giật hoặc
cần cẩu giàn phục vụ cầu tàu, công suất nâng 40T.
+ Ngáng đĩa thép: Khi sử dụng ngáng này cần lưu ý chọn loại phù hợp, chiều dài của
đĩa thép 7.5m – 13.75m; 12m – 22m, độ xoay của đĩa ±110
o
, loại này có công suất nâng
lớn, dễ bảo dưỡng và sửa chữa. Tuy nhiên độ an toàn của ngáng này không bằng các loại
ngáng trên.
 Phương pháp xếp dỡ hàng tại cảng
- Phương pháp xếp dỡ thủ công
Tất cả các thao tác xếp dỡ theo các quá trình tác nghiệp được thực hiện hoàn toàn
bằng sức lao động của công nhân bốc xếp. Phương pháp này chỉ còn xuất hiện tại các

cảng nhỏ, không đủ điều kiện để trang bị thiết bị cơ giới. Các mặt hàng thường xếp dỡ
theo phương pháp thủ công gồm hàng đổ đống (vật liệu xây dựng , than, quặng, ngũ cốc
rời) hoặc hàng bao.
8
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
- Phương pháp xếp dỡ cơ giới hóa
Phương pháp sử dụng trang thiết bị được cơ giới trong quy trình bốc xếp phục vụ
hàng hóa, có hai trường hợp:
Cơ giới hóa từng phần
Là phương pháp xếp dỡ, trong đó máy móc thiết bị được sử dụng ở một số quá
trình trong quy trình phục vụ, một số khác được thực hiện bằng thủ công. Việc sử dụng
thiết bị cơ giới ở quá trình nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng, kết cấu tàu, điều
kiện cầu bến, yêu cầu của chủ tàu hoặc chủ hàng, mức trang bị thiết bị cơ giới của cảng.
Cơ giới hóa toàn bộ
Là phương pháp xếp dỡ trong đó tất cả các quá trình tác nghiệp xếp dỡ được thực
hiện bằng máy móc thiết bị, người công nhân thực hiện chức năng điều khiển máy móc
thiết bị và thực hiện các thao tác phụ trợ.
Phương pháp xếp dỡ tự động hóa
Các hoạt động bốc dỡ hàng hóa được thực hiện tự động trên cơ sở sử dụng hệ
thống trang thiết bị công nghệ cao mang tính đồng bộ ở tất cả các khâu của toàn bộ quy
trình phục vụ tàu và hàng. Phương pháp xếp dỡ này thường được sử dụng tại các cảng
chuyên dụng, phục vụ một loại hàng nhất định.
Câu 3: Các loại bao gói xếp dỡ, công cụ mang hàng sử dụng cho từng loại bao gói?
 Bao gói hàng hóa
Bao gói hàng hóa là những vật liệu dùng để chứa đựng hoặc bao gói sản phẩm ở bên
trong nhằm gìn giữ chất lượng hoặc số lượng hàng hóa trong quá trình bảo quản, xếp dỡ
và vận chuyển.
 Phân loại:
Bao gói gồm nhiều loại khác nhau, theo mục đích sử dụng bao gói có 3 loại:

• Bao gói ngoài
Bao gói ngoài có tác dụng gìn giữ hàng hóa không bị hỏng, rơi vãi khi va chạm, ngăn
ngừa tạp chất xâm nhập vào hàng hóa.
Thông thường vật liệu để sản xuất bao gói ngoài là gỗ , kim loại, giấy, vải, chất dẻo,
nilon, dây đay, gai, sành sứ thủy tinh, tre nứa.
• Bao gói trong
9
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Loại này có tác dụng phòng ẩm, phòng chấn động, ngăn ngừa mùi vị bên ngoài xâm nhập
vào hàng hóa, hỗ trợ cùng bao gói ngoài để giữ gìn chất lượng hàng hóa.
Vật liệu thường dùng làm bao gói trong gồm: kim loại dát mỏng, chất dẻo, giấy nến, giấy
chống ẩm.
• Vật liệu đệm lót
Vật liệu được đặt giữa bao gói ngoài với hàng hóa hoặc giữa bao gói ngoài và trong.
Ngoài ra vật liệu đệm lót còn dùng để đệm lót ngăn cách vỏ tàu với hàng, sàn nền kho với
hàng hóa, giữa các loại hàng hóa với nhau, giữa các lớp, dãy hàng.
Thông thường vật liệu đệm lót gồm các loại xốp, nhẹ, cứng, chắc tùy thuộc mục đích sử
dụng của nó.
 Công cụ mang hàng
 Gầu ngoạm
Được dùng để phục vụ hàng rời, dung tích gầu từ 0,1 đến 50 m
3
, trọng lượng lên đến 30T.
 Võng lưới
Võng nilon, võng kim loại dùng để giữ an toàn cho mã hàng xếp dỡ tại cầu tàu.
 Dây cáp – dây xì lắng
Dây thép, dây nilon, dây gai hoặc đay được dùng để chằng buộc mã hàng.
 Cao bản
Cao bản gỗ, cao bản kim loại: thiết bị để hàng chuyên dụng tạo thuận lợi cho việc vận

chuyển và xếp dỡ hàng hóa, tăng năng suất khai thác của thiết bị.
 Ngáng: Ngáng là công cụ mang hàng chuyên dụng phục vụ xếp dỡ Container, gồm
nhiều loại khác nhau:
• Ngáng đơn giản
Là công cụ mang hàng xếp dỡ Container loại 20’ hoặc 40’. Ngáng này phải có công nhân
thực hiện khóa chốt giữa Container và ngáng.
• Ngáng lồng
Thanh ngáng được cấu tạo bởi các đốt lồng nhau, có tính cơ động nên có thể rút ngáng
hoặc kéo dài thanh ngáng phục vụ Container 20’ và 40’.
• Ngáng xoay
Rất phù hợp khi sử dụng cần cẩu cần giật hoặc cần cẩu giàn phục vụ cầu tàu.
10
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
• Ngáng bán tự động
Rất phù hợp khi sử dụng cần cẩu cần giật hoặc cần cẩu giàn phục vụ cầu tàu.
• Ngáng đĩa thép
Khi sử dụng ngáng này phải chú ý chọn loại phù hợp. loại này có công suất nâng lớn, dễ
bảo dưỡng và sửa chữa. Tuy nhiên độ an toàn của ngáng này không bằng các loại trên.
Câu 4. Tại sao phải có nhiều dạng sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ khác nhau? Lấy ví
dụ minh họa.
Sơ đồ cơ giới hóa là tài liệu dưới dạng cơ giới hóa, mô tả cách thức phối hợp các
thiết bị xếp dỡ chính và phụ trong công tác cơ giới hóa công tác xếp dỡ phục vụ tàu và
hàng qua cảng. Sơ đồ cơ giới hoá thể hiện vị trí và chức năng của các thiết bị xếp dỡ
tuyến tiền phương và tuyến hậu phương.
Cần phải có nhiều dạng sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ khác nhau vì
Để đảm bảo tính tối ưu trong khai thác ta cần lựa chọn sơ đồ và trang thiết bị xếp
dỡ chính và phụ ở các tuyến phục vụ sao cho hợp lý, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
chủng loại, quy mô hàng hóa xếp dỡ, yêu cầu về thời gian giải phóng tàu, các điều kiện
về tàu đến, chế độ thủy văn thời tiết khí hậu của từng khu cảng.

Tùy thuộc vào tính chất lý hóa của từng laoij mặt hàng, khoois lượng và đặc điểm
của từng mặt hàng, để ta có sơ đồ cơ giới xếp dỡ đảm bảo an toàn và tính tối ưu trong xếp
dỡ.
Để phù hợp với các trnag thiết bị trong cảng, phương án tàu – toa xe và hạn chế
kích thước của hầm tàu.
Chương 3
Câu 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng.
Các nhân tố khách quan
• Lưu lượng tàu và hàng đến cảng
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thông qua của cảng, tuy nhiên
nó chịu tác động lớn của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của miền tiền phương và hậu
phương của cảng. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu lưu thông hàng
hóa đường thủy. Các bất ổn về chính trị, xã hội của các khu vực kinh tế thuộc miền tiền
phương và hậu phương của cảng sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa qua cảng.
• Đặc điểm của tàu và hàng hóa qua cảng
11
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Các loại hàng hóa khác nhau sẽ có công nghệ xếp dỡ khác nhau, do đó năng suất
xếp dỡ đạt được khác nhau, ảnh hưởng đến năng lực thông qua cảng.
Năng lực thông qua cảng bị ảnh hưởng không chỉ bởi khối lượng hàng hóa tàu
chuyên chở phải xếp dỡ tại cảng, còn bao gồm kết cấu và đặc điểm các khoang chứa
hàng, các đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất xếp dỡ, ảnh hưởng đến khả
năng tiếp nhận tàu và hàng đến cảng.
• Điều kiện thủy văn và thời tiết khí hậu
Mực nước trước bến, độ sâu luồng lạch ra vào cảng có ảnh hưởng trưc tiếp đến
khả năng tiếp nhận trọng tải tàu đến cảng. Tại nhiều cảng sự chênh lệch lớn giữa triều
cường và triều kiệt ảnh hưởng đến thời gian tàu làm hàng tại cảng.
Gió lớn và bão gây mất an toàn về tài sản và người (trang thiết bị và công nhân
trong dây chuyền phục vụ xếp dỡ hàng hóa ). Tại nhiều cảng có quy định ngừng hoạt

động khi gió đạt cấp 6 trở lên. Sương mù dày đặc ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn, do
đó làm giảm năng xuất phục vụ của thiết bị. Mưa làm giảm tốc độ di chuyển của phương
tiện vận chuyển và giảm tốc độ thao tác cảu các công nhân bốc xếp, ảnh hưởng đến nâng
suất xếp dỡ.
Các nhân tố chủ quan
• Mức đầu tư cơ sở vật chất của cảng
Quy mô cơ sở hạ tầng của cảng bao gồm hệ thống cầu tầu, kho bãi là nền tảng ảnh
hưởng trực tiếp năng lực tiếp nhận tàu và hàng đến cảng. Số lượng, chủng loại, công suất
và tính hiện đại của trang thiết bị phục vụ các hoạt động tại cảng (thiết bị xếp dỡ chính,
phụ, phương tiện vận chuyển) có tính quyết định năng xuất phục vụ tàu và hàng ở mỗi
quy trình khái thác, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thông qua của tuyến tiền phương,
hậu phương, ảnh hưởng chung đến năng lực thông qua cảng.
• Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác
Thông qua ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ trực tiếp quá trình điều hành,
quản lý hoạt động sản xuất của cảng, làm tang chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách
hàng, tang sức hấp dẫn đối với khách hàng cảu cảng, tang nhu cầu tàu và hàng đến cảng.
• Chính sách khai thác cảng
Chính sách khai thác cảng là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý,
điều hành và là công cụ cạnh tranh đắc lực để thu hút khách hàng góp phần tăng lưu
lượng tàu và hàng qua cảng. Tại nhiều cảng có các chính sách rất linh hoạt, cho phép các
hang tàu lướn khai thác độc quyền một số cầu bến, tuy nhiên các hang tàu nhỏ cũng được
phép liên daonh với nhau để khai thác một số cầu bến nhất định nhằm tạo sự chủ động về
thời gian sử dụng cầu bến tại cảng. Một số cảng trên thế giới có chính sách miễn phí lưu
12
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
bãi hàng nhập tương đối dài ngày so với các cảng khác nhằm tạo sức hấp dẫn các chủ
hàng hoặc các hãng tàu
• Tình hình lao động của cảng
Quy mô lao động: Đủ số lượng lao động là điều tiết kiệm quan trọng để tổ chức

sản xuất nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến nawg xuất máng ca sản xuất phục vụ tàu và
hàng qua cảng
Cơ cấu và chất lượng lao động: Cơ cấu và chất lượng lao động ảnh hưởng trực
tiếp đến nawg xuất lao động trong các quy trình phục vụ tàu và hàng, ảnh hưởng khả
năng phục vụ tàu và hàng tại tuyến tiền phương và hậu phương
Câu 2: Ý nghĩa của hệ số K
xd
.
K
xd
=
Trong đó :
K
xd
: Hệ số xếp dỡ
∑Q
xd
: Tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong kỳ
Q
xdi
: Khối lượng hàng xếp dỡ theo quá trình i
∑Q
tq
: Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng trong kỳ
n : Số quá trình xếp dỡ.
Chỉ tiêu K
xd
cho biết 1 tấn hàng thông qua cảng phải qua bao nhiêu tấn xếp dỡ. Hệ
số xếp dỡ phản ánh trình độ tổ chức khai thác hoạt động xếp dỡ của cảng. Hệ số xếp dỡ
lớn, thể hiện nguồn lực hao phí gồm nhân lực và vật lực để phục vụ đơn vị hàng hóa xếp

dỡ (Tấn, hoặc TEU) nhiều hơn, làm tăng chi phí, giá thành xếp dỡ.
Câu 3 – chương III
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực thông qua của tuyến tiền phương và
tuyến hậu phương?
 Tuyến tiền phương
Năng lực thông qua của tuyến tiền phương là thông số phản ánh năng lực hoạt động của
thiết bị xếp dỡ tại tuyến tiền phương. Nó xác định tổng số tấn hàng hóa được xếp dỡ bởi
thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương trong điều kiện khai thác nhất định.
Các nhân tố cơ bản ảnh hương tới năng lực thông qua tuyến tiền phương:
 Đặc điểm của thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương : thể hiện ở số lượng, chủng loại,
năng suất xếp dỡ của thiết bị.
- Với thiết bị xếp dỡ có chu kỳ: đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian 1
chu kỳ xếp dỡ, số tấn hàng xếp dỡ trong mỗi chu kỳ của 1 thiết bị hoặc toàn tuyến.
13
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
- Các thiết bị hiện đại, có tốc độ di chuyển nhanh, linh động hơn so với các thiết bị
lạc hậu thì có thể rút ngắn thời gian chu kỳ xếp dỡ, thời gian tác nghiệp, tăng năng
suất thiết bị.
- Nâng trọng của thiết bị quyết định năng suất do đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng thông qua của thiết bị trên toàn tuyến.
 Công tác tổ chức xếp dỡ phục vụ tàu
Sự bố trí sắp xếp số lượng, chủng loại thiết bị xếp dỡ và vị trí khoang, hầm hàng xếp dỡ
của từng thiết bị có ảnh hưởng lớn đến thời gian thao tác trong quy trình xếp dỡ phục vụ
tàu.
Nhiều trường hợp bố trí nhiều thiết bị xếp dỡ cho 1 tàu không phải tối ưu do yêu cầu về
sự an toàn của thiết bị trên cầu tàu có thể cản trở việc tăng năng suất. Đôi khi,tàu có chiều
dài lớn, bố trí quá ít thiết bị cho tàu sẽ làm tăng thời gian dịch chuyển vô ích của thiết bị,
giảm năng suất chủa chúng.
Việc bố trí các thiết bị phụ cũng cần hợp lý, tránh hiện tượng chờ đợi, làm gián đoạn quy

trình, giảm năng suất thiết bị.
 Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong quản lý và điều hành phục vụ tàu
Công nghệ thông tin và truyền thông thúc đẩy quá trình xử lý các tình huống khi phục vụ
tàu ở điều kiện bất thường, góp phần giảm đáng kể thời gian gián đoạn quy trình, hạn chế
việc giảm năng suất của thiết bị.
 Trình độ nhân viên vận hành thiết bị và các lao động trong dây chuyền phục vụ
xếp dỡ hàng tại tuyến tiền phương
Trình độ nhân viên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình tác nghiệp. Kỹ năng
điêu luyện, giàu kinh nghiệm góp phần giảm thời gian tác nghiệp, tăng năng suất lao
động.
 Yếu tố từ chủ hàng
Sự chấp hành quy định về giao nhận hàng của chủ hàng ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp
thời của quá trình giao nhận hàng hóa, giảm sự xuất hiện các gián đoạn, góp phần tăng
năng suất thiết bị.
 Đặc điểm của tàu và hàng hóa xếp dỡ
Số lượng hầm hàng, kích thước miệng hầm, chủng loại, cách chất xếp hàng hóa có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc cơ giới hóa xếp dỡ, từ đó ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các
thao tác trong chu kỳ xếp dỡ, ảnh hưởng đến năng suất của thiết bị.
 Điều kiện thời tiết khí hậu, thủy văn
14
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Thời tiết không thuận lợi (mưa, gió to, bão…) làm hoạt động của thiết bị phải dừng lại,
giảm năng suất của thiết bị và khả năng thông qua của tuyến.
Mực nước trước bến cao hay thấp liên quan trực tiếp đến chiều cao nâng hạ của thiết bị ,
ảnh hưởng đến thời gian thao tác xếp dỡ,năng suất của thiết bị.
 Tuyến hậu phương
Năng lực thông qua của thiết bị tuyến hậu phương phản ánh tổng số tấn hàng hóa xếp dỡ
của thiết bị tại tuyến hậu phương theo các quá trình 4, 5, 6.
 Nhu cầu hàng hóa lưu kho bãi cảng

Khi khối lượng hàng hóa lưu tại kho bãi tăng thì năng lực thông qua tuyến hậu phương
cũng tăng theo. Hàng hóa lưu kho bãi tại cảng do 1 số nguyên nhân sau:
- Chủ hàng chọn phương án là gửi hàng của họ tại kho của cảng.
- Hàng chưa được chủ hàng bố trí phương tiện đến nhận nên khối lượng hàng đó
được lưu lại kho bãi để chờ.
- Hàng hóa chưa hoàn tất thủ tục hải quan nên lưu lại kho bãi cho đến khi thủ tục
được hoàn tất.
- Hàng đang trong quá trình tranh chấp về các tổn thất phát sinh giữa cảng và chủ
hàng. Có thể các khiếu kiện chưa được giải quyết, đang chờ cơ quan xử lý nên
hàng hóa chưa được giao cho chủ hàng mà phải lưu lại tại cảng để chờ các quyết
định giải quyết được đưa ra.
 Năng lực phục vụ tại tuyến tiền phương bị quá tải
- Năng lực kho bãi tại tuyến tiền phương bị quá tải, khi đó buộc phải chuyển hàng
hóa về tuyến hậu phương, làm tăng lượng hàng thông qua tuyến hậu.
- Yêu cầu tập trung thiết bị tiền phương phục vụ giải phóng tàu để giảm tình trạng
quá tải tuyến tiền phương, khi đó tuyến hậu phương phải huy động thiết bị để hỗ
trợ tuyến tiền, từ đó làm giảm số lượng thiết bị tuyến hậu, giảm năng suất hoạt
động xếp dỡ tuyến hậu phương.
 Quy mô, chủng loại, tình trạng kỹ thuật, mức độ hiện đại của thiết bị phục vụ xếp
dỡ hàng hóa: số lượng các thiết bị xếp dỡ hàng hóa cũng như tình trạng kỹ thuật
tốt, thiết bị càng hiện đại thì năng suất hoạt động của chúng càng cao, từ đó tăng
hiệu quả xếp dỡ, tăng năng lực thông qua của toàn tuyến.
 Khả năng kết nối giao thông giữa cảng và các tỉnh thành: sự thuận lợi trong giao
thông của cảng tới các tỉnh thành tuyến hậu phương là điều kiện thuận lợi trong
công tác tổ chức vận chuyển hàng đến cảng. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng
thuận lợi sẽ giúp việc lưu thông hàng hóa dễ dàng, góp phần tăng lượng hàng hóa
thông qua của tuyến hậu phương cũng như toàn cảng.
 Công tác tổ chức xếp dỡ hàng hóa tại tuyến hậu phương: việc lựa chọn thiết bị xếp
dỡ, tổ chức công tác giao nhận hàng hóa 1 cách khoa học và hợp lý sẽ làm giảm
thời gian tác nghiệp tại tuyến, góp phần tăng năng suất thiết bị, từ đó tăng năng lực

cho toàn tuyến.
15
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
 Quy định bắt buộc với hàng Container qua cảng: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả
trong quy trình phục vụ Container hoặc hoàn tất các thủ tục đối với Container
trước và sau khi xếp xuống tàu giao trả cho khách hàng, Container dù xuất hay
nhập đều phải qua bãi tuyến hậu phương. Khi đó, các thiết bị phục vụ xếp dỡ
Container cần được trang bị đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo xếp
dỡ an toàn, hiệu quả, tránh tình trạng ùn tắc tại tuyến hậu làm giảm năng lực của
tuyến.
Câu 4: Các nguyên nhân dẫn đến sự ùn tắc hàng hóa tại cảng và tác động của
nó đến năng lực thông qua cảng?
 Nguyên nhân khách quan
• Lưu lượng tàu và hàng đến cảng
Khi sản lượng hàng hóa, kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương có cảng tăng mạnh,
nhu cầu hàng hóa qua cảng cũng tăng theo. Nếu lượng hàng hóa tăng mạnh trong khi
cảng không đủ năng lực phục vụ dẫn đến tình trạng ùn tắc hàng tại cảng, làm giảm năng
lực thông qua của cảng.
• Đặc điểm của tàu
Các đặc điểm của tàu là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phương án và thiết bị xếp
dỡ. Nếu đặc điểm của tàu đòi hỏi những phương án xếp dỡ phức tạp có thể làm tăng thời
gian tác nghiệp xếp dỡ. Trong khi lượng tàu và hàng vẫn đến cảng mà thời gian tác
nghiệp cho hàng hóa lại kéo dài thì hiện tượng ùn tắc hàng tại cảng có thể xảy ra là điều
tất yếu.
• Điều kiện thời tiết khí hậu
Các hiện tượng như gió lớn, bão, mưa lớn gây mất an toàn về người và tài sản. Trong vận
tải thủy, đôi khi bão và gió lớn có thể gây tai nạn cho tàu thuyền. Khi đó, việc xử lý các
hậu quả của nó làm gián đoạn công tác hoạt động tiếp nhận tàu và hàng tiếp theo vào làm
tác nghiệp tại cảng, gây nên hiện tượng ùn tắc hàng hóa.

 Nguyên nhân chủ quan
• Mức đầu tư cơ sở vật chất của cảng
Hệ thống cầu tàu, kho bãi, các trang thiết bị xếp dỡ tại cảng nếu năng lực phục vụ không
đủ đáp ứng yêu cầu tác nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng hàng vẫn đến cảng mà công suất
cảng không đủ phục vụ, làm ùn tắc hàng tại cảng.
• Chính sách khai thác cảng
Một số chính sách khai thác của cảng có thể có tác động đến năng lực thông qua cảng
theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực. Ví dụ như chính sách miễn phí lưu bãi hàng nhập
vừa tạo sữ hấp dẫn cho các hãng tàu hoặc chủ hàng nhưng đây cũng đồng thời là 1 sự hạn
16
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
chế cho cảng. Việc miễn phí lưu bãi 1 số ngày làm hàng hóa được giữ trong nhiều ngày
trong khi lượng hàng khác đến cảng cũng cần lưu lại mà chủ lô hàng trước đó chưa đến
nhận hàng có thể sẽ dẫn đến tình trạng bãi cảng không đủ khả năng đáp ứng, gây nên hiện
tượng ùn tắc.
• Tình hình lao động của cảng
Số lượng lao động không đủ, trình độ lao động không cao sẽ không đáp ứng được yêu
cầu của công việc. Thiếu lao động sẽ làm gián đoạn quy trình sản xuất, giảm tốc độ tác
nghiệp phục vụ hàng hóa, từ đó gây nên hiện tượng hàng phải chờ để làm tác nghiệp.
• Yếu tố từ chủ hàng
Đôi khi các sơ suất trong việc làm thủ tục của chủ hàng cho hàng hóa có thể hạn chế tính
kịp thời của quá trình giao nhận hàng hóa giữa chủ hàng và cảng tại tuyến cầu tàu, gây
nên các gián đoạn chờ đợi của thiết bị, buộc hàng hóa phải chờ đợi để được thực hiện
các tác nghiệp xếp dỡ.
 Tất cả các nguyên nhân trên đều gây nên hiện tượng ùn tắc hàng hóa tại cảng, làm
giảm năng lực thông qua của cảng.
Câu 5: Các biện pháp tăng năng lực thông qua kho, bãi của cảng.
- Đề ra nhiều biện pháp quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng. Cảng có chiến lược hợp lý trong việc tổ chức tiếp nhận

và phân bổ lượng hàng hóa đến cảng cho phù hợp. Khi kim ngạch xuất nhập khẩu
tăng cao, đồng nghĩa với việc lượng hàng có nhu cầu xuất và nhập qua cảng cũng
tăng, cảng cần lên phương án tổ chức tiếp nhận , xếp dỡ sao sao cho giảm đến mức
tối thiểu tình trạng ùn tắc hàng vào thời kỳ cao điểm.
- Có 1 số chính sách để giảm thiểu tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cảng như khuyến
khích chủ hàng nhanh chóng giải thoát hàng khỏi cảng, đến lấy hàng theo phương
án chuyển thẳng. Trong trường hợp này, có thể dùng biện pháp như giảm chi phí
lưu kho bãi cho hàng hóa nếu thời gian lưu hàng tại bãi càng ngắn.
- Kho bãi được bố trí sao cho phù hợp về cả vị trí và diện tích, để tận dụng tối đa
khả năng chứa hàng cũng như tăng thêm tính linh hoạt cho thiết bị trong quá trình
xếp dỡ.
- Đổi mới công nghệ chất xếp và quản lý hàng hóa trong kho bãi, cho phép tăng
dung lượng kho, bãi phục vụ hàng hóa lưu cảng.
- Thiết bị xếp dỡ phục vụ tại kho bãi được đầu tư cả về số lượng và chất lượng,
nâng cao năng suất xếp dỡ cho thiết bị, góp phần làm giảm thời gian tác nghiệp, từ
đó tăng năng lực thông qua cho kho bãi.
17
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
- Bố trí lao động đủ về cả số lượng cũng như trình độ cao, đủ khả năng đáp ứng
được yêu cầu, linh hoạt trong sản xuất để quy trình xếp dỡ ít bị gián đoạn, từ đó
tăng năng suất lao động, góp phần tăng năng lực thông qua.
Chương 4:
Câu 1: Nguyên tắc căn bản để xếp dỡ hàng hóa ở cảng.
Việc bốc dỡ hàng hoá trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được uỷ thác muốn đưa
người và phương tiện của mình vào cảng để bốc dỡ hàng hoá thì phải được sự đồng ý của
cảng và phải trả các chi phí có liên quan cho cảng theo thoả thuận.
Cảng phải công bố định mức bốc dỡ cho từng loại hàng, từng loại tàu khác nhau
trên cơ sở khả năng bốc dỡ thực tế của cảng.

Các bên liên quan có thể thoả thuận định mức bốc dỡ với cảng nhưng không được
thấp hơn định mức đã công bố.
Khi bốc dỡ những loại hàng hoá phải bảo vệ đặc biệt hoặc hàng nguy hiểm thì chủ
hàng hoặc người được ủy thác phải báo cáo cho cảng biết những đặc điểm của hàng hoá
để có những biện pháp bốc dỡ thích hợp và nếu cần chủ hàng hoặc người được ủy thác
phải trực tiếp hướng dẫn cảng việc bốc dỡ hàng hoá đó.
Tàu phải chăm lo đủ ánh sáng trong hầm hàng và các nơi cần thiết khác cũng như
các trang thiết bị làm hàng khác để đảm bảo an toàn cho việc bốc dỡ hàng hoá.
Cảng có quyền từ chối hoặc đình chỉ việc bốc dỡ hàng hoá trong các trường hợp
tàu không đủ điều kiện an toàn để làm hàng. Trong trường hợp này, cảng và các bên có
liên quan phải lập biên bản xác nhận các vi phạm quy định về đảm bảo an toàn bốc dỡ
hàng hoá.
Cảng có quyền từ chối không nhận bốc dỡ những hàng hoá không có kỹ mã hiệu
hoặc ký mã hiệu không rõ ràng hoặc bao bì không đảm bảo an toàn trong khi bốc dỡ.
Trường hợp hàng hoá có trọng lượng thực tế không đúng với trọng lượng đã ghi trên lược
khai hàng hoá của tàu thì chủ hàng phải chịu mức cước xếp dỡ cao hơn mức cước quy
định đối với phần trọng lượng vượt quá so với lược khai hàng hoá (mức cước này do
Cảng quy định). Nếu vì sai trọng lượng mà gây thiệt hại đến phương tiện thiết bị xếp dỡ
của cảng thì chủ hàng có trách nhiệm bồi thường cho cảng.
Câu 2: Các căn cứ để lên phương án cơ giới hóa xếp dỡ ở dưới tàu
 Phụ thuộc vào loại hàng hóa vận chuyển.
18
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Đặc điểm của hàng hóa xếp dỡ bao gồm : tính chất của hàng hóa ,kiểu dáng bao bì
hàng, trong lượng đơn vị bao bì ,kiện hoặc thùng hàng ,yêu cầu đảm bảo trong quá tình
xếp dỡ ,những yếu tố này liên quan đến việc lựa chọn chủng loại ,công suất xếp dỡ
,phương tiện xếp dỡ chính và phụ nhằm đảm bảo và đáp ứng các yêu cầu của hàng hóa
trong quá trình xếp dỡ .Mỗi hàng hóa khác nhau sẽ có các sơ đồ hóa xếp dỡ dưới tàu khác
nhau tùy theo chủng loại. Cụ thể:

+ Đối với hàng rời, hàng đổ đống:
Phương án cơ giới hóa thiết bị hầm tàu: Dùng xe ủi công suất nhỏ đưa xuống hầm
hàng để san hoặc vun đống hàng rời. Phương án này chỉ được áp dụng khi khoang hàng
lớn . miệng hầm hàng rộng. Tuy nhiên vẫn cần một số công nhân vét hàng tại gọc hầm tại
vị trí máy ủi không thể làm việc.
+ Đối với hàng hòm: thường sử dụng phương án là cần cẩu dùng cao bản để xếp dỡ
dưới tàu.
+ Đối với hàng gỗ và các sản phẩm của gỗ : do đặc điểm của hàng gỗ thường dài,
cồng kềnh nên thường dùng cần trục và gầu ngoạm thích hợp để xếp gỗ dưới tàu.
+ Đối với hàng giấy cuộn và kiện thì phương án cơ giới xếp dỡ dưới tàu là cần trục và
các công cụ mang hàng.
+ Hàng lỏng: phương án cơ giới hóa trên tàu là hệ thống bơm và ống dẫn chất lỏng.
+ Hàng chuyển tải: sử dụng cần trục phao nổi.
 Khối lượng hàng :
Khối lượng hàng ảnh hưởng trực tiếpviệc lên phương án xếp dỡ dưới tàu nó là
thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định lựa chọn trang thiết bị xếp
dỡ dưới tàu .Nếu lượng hàng tới cảng ít thì việc xếp dỡ dưới tàu cũng ít ,trong khi đó
cảng lại trang bị đầy đủ các trang bị các thiết bị xếp dỡ hiện đại có công suất lớn thì sẽ
dẫn tới việc bị dư thừa công suất thì sẽ dẫn đến lãng phí hiệu quả khai thác và đầu tư
thiết bị thấp .Ngược lại nếu lượng hàng xếp dỡ lớn và rất lớn ,thì các thiết bị xếp dỡ phải
có công suất lớn tạo năng suất xếp dỡ cao ,giảm thời gian làm hàng ,tăng hiệu suất xếp dỡ
dưới tàu.
 Đặc điểm của tàu :
Đặc điểm của tàu bao gồm diện tích ,trọng tải chiều dài ,chiều rộng ,vị trí các
khoang hầm hàng ,kích cỡ miệng hầm tàu là các thông số ảnh hưởng trực tiếp đến lập các
sơ đồ có giới hóa xếp dỡ dưới tàu.Với các tàu rộng thì phải lựa chọn các cần cẩu có tầm
với xa .Tàu có trọng tải lớn ,khối lượng xếp hàng lớn thì phải chọn các thiết bị có nâng
suất lớn .kích thước hầm tàu nhỏ thì dùng các thiết bị xếp dỡ nhỏ để làm hàng hầm tàu
lớn thì dùng các thiết bị xếp dỡ lớn để làm hàng
 Điều kiện thủy văn :

19
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Do vị trí neo đậu của tàu tại khu nước trước bến ,cho nên điều kiện thủy văn ảnh
hưởng trực tiếp đến việc lực chọn sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ dưới tàu .Sự lên xuống của
mực nước liên quan tới các phương tiện trong quá trình xếp dỡ của tàu ,phải lên kế hoạch
sao cho các thiết bị xếp dỡ phù hợp với điều kiện thủy văn sao cho đạt hiệu quả ,an
toàn .Chế độ sa bồi cát và phù sa tại khu nước của cảng nói chung và khu nước trước bến
nói riêngcó ảnh hưởng tới mực nước trước bến ,thông số này ảnh hưởng đến khả năng
tiếp nhận cỡ tầu cập bến làm hàng .Nếu tầu không được cập bến thì phải có các phương
án và dùng các thiết bị khác để xếp dỡ.
 Điều kiện trang thiết bị xếp dỡ của cảng
Thiết bị xếp dỡ là nhân tố quan trọng nhất để thực hiện các phương án cơ giới hóa.
Trang thiết bị xếp dỡ của cảng có ảnh hưởng lớn tới việc lên phương án cơ giới hóa xếp
dỡ dưới tàu. Việc lựa chọn trang thiết bị xếp dỡ phải phù hợp sao cho vừa đảm bảo đáp
ứng được yêu cầu của đặc điểm tàu vừa đảm bảo hợp lý với điều kiện trang thiết bị hiện
có của cảng.
Câu 3: Các kỹ thuật cần thiết để xếp hàng dưới tàu và kho bãi cho các loại
hàng khác nhau.
1. Xếp hàng rời hàng đổ đống:
a. Xếp dỡ hàng dưới tàu:
Sử dụng công nghệ cần trục xếp dỡ hàng rời là công nghệ phổ biến được sử dụng
rộng rãi tại các cảng. Trong trường hợp hàng được dỡ trực tiếp xuống phương tiện của
chủ hàng hoặc của cảng vận chuyển để đưa về bãi cần sử dụng thêm phễu rót hàng. Khi
sử dụng công nghệ cần cẩu dùng gầu ngoạm xếp dỡ hàng rời có thể có các phương án tổ
chức xếp dỡ tại hầm tàu như sau:
- Phương án cơ giới hóa thiết bị hầm tàu: dùng xe ủi công suất nhỏ đưa xuống hầm
hàng để san hoặc vun đống hàng rời. phương án này chỉ được áp dụng khi khoang
hàng lớn, miệng hầm hàng rộng. tuy nhiên vẫn cần một số công nhân vét hàng tại các
góc hầm tạo vị trí máy ủi không thể làm việc.

- Phương án thủ công : trong trường hợp tàu gồm nhiều khoang hàng, miệng hầm
hàng hạn chế, không thể đưa phương tện cơ giới xuống hầm hàng, công nhân bốc xêp
sẽ dùng các công cụ để san hoặc vun đống hàng.
Ngoài ra có thể sử dụng thiết bị thủy lực gắn công cụ mang hàng là thang gầu;
Hệ thống thiết bị hút thổi chuyên dụng xếp dỡ hàng rời tại cảng, hệ thống gồm
thiết bị hút thổi và hệ thống băng chuyền dẫn hàng giữa các vị trí cần xếp dỡ.
Hệ thống máy xúc, máy ủi và hệ thống băng tải chuyển hàng
Hệ thống kho chuyên dụng có hệ thống chuyển hàng và phễu rót trực tiêp xuống
tàu.
20
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
b. Xếp dỡ hàng rời tại kho bãi
- Hàng được bảo quản lộ thiên (than, quặng sắt, bô xít ). Thiết bị xếp dỡ tại
bãi khá đa dạng, có thể sử dụng cần trục, cầu trục sử dụng gầu ngoạm để xếp dỡ
hàng.
- Hàng được bảo quản trong kho kín thông thường: thiết bị xếp dỡ thường sử
dụng là máy xúc, máy ủi, hệ thống thiết bị hút thổi.
- Hàng được bảo quản trong kho chuyên dụng ( xi lô): hàng rời được dỡ bởi
thiết bị phễu rót chuyên dụng trang bị tại xi lô.
2. Xếp dỡ hàng bách hóa
a. Xếp dỡ hàng hòm, hàng kiện, hàng thùng
 Kỹ thuật xếp dỡ tại hầm tàu
Thiết bị xếp dỡ thông dụng được sử dụng là cần cẩu có công cụ mang hàng là cao
bản gỗ và dây xì lắng hoặc cao bản kim loại. cách thức xếp dỡ như sau:
- Các hòm hoặc kiện hàng được xếp vào cao bản, số lớp kiện hàng xếp vào
cao bản tùy thuộc vào trọng lượng nâng của cần trục, trọng lượng mỗi hòm hoặc
kiện hàng và yêu cầu an toàn trong quá trình xếp dỡ. các cao bản sau khi xếp hàng,
có các dây chằng để giữ an toàn và độ ổn định của cao bản. cần cẩu sử dụng móc
cẩu hàng để nâng cao bản.

- Trước khi xếp hàng, sàn tàu phải được đệm lót bằng thanh gỗ dày, những
chỗ hàng có thể phát sinh mồ hôi phải được đệm lót bằng vải, chiếu cói hoặc gỗ
ván ép. Khi xếp hàng này xuống hầm tàu phải căn cứ vào kích thước và cường độ
chịu lực của kiện hoặc hòm hàng chứa bên trong để xác định vị trí xếp hàng hợp lí.
- Thông thường hàng hòm, kiện được xếp vào những hầm có dung tích lớn, ít
bị ảnh hưởng bởi đường cong kết cấu để tránh lãng phí dung tích.
- Nếu tàu có hai tầng boong những hòm, kiện có kích thước, khối lượng lớn
và vững chắc ở tang boong dưới, hòm nhẹ xếp tầng trên.
- Nếu tàu có một tầng boong, hòm nặng và lớn xếp dưới, loại nhỏ nhẹ xếp
lên trên.
- Những hòm kiện chứa hàng dễ vỡ bên trong thì xếp trên cùng và gấn miệng
hầm hàng.
- Để giảm chiều cao xếp hàng, những hòm kiện có thanh nẹp nên được xếp
so le nhau, tuy hiên trong trường hợp này gây tăng thể tích của đống hàng, làm
giảm hiệu suất sử dụng hữu ích gian hầm hàng.
- Những hòm, kiện hàng cần thông gió cần được xếp ở trên. Để tận dụng
dung tích hầm hàng, lớp trên ucngf có thể xếp đứng, khi cần thiết phải chằng buộc
cẩn thận để đảm bảo tính ổn định của đống hàng trong quá trình hàng hải.
- Trong quá trình xếp hàng giưa hai lớp hàng cần phải có lót gỗ thanh dày
10cm, chiều cao xếp hàng không quá 3,6cm. bên trên các hòm kiện có thể xếp các
bao mềm.
- Để tận dụng dung tích tại góc hầm, nên xếp vào đó các hòm, kiện hàng có
kích thước phù hợp, tuy nhiên không xếp hòm lớn, nặng lên trên hòm nhỏ, nhẹ.
21
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
- Đối với hàng thùng được xếp theo chiều đứng của thùng hàng, mỗi lớp có
cót ép ngăn cách, dưới đáy tàu được ngăn bởi lớp gỗ thanh.
 Xếp dỡ tại kho bãi:
- Trang thiết bị sử dụng xếp dỡ hàng hòm, thùng kiện thông thường là xe

nâng, tuy nhiên tại nhiều cảng sử dụng hệ thống băng chuyền con lăn để dịch
chuyển và xếp dỡ các cao bản kiện hàng.
- Kho chứa hàng hòm, kiện có hai loại:
• Kho có lắp đặt các giá đỡ:
Giá đỡ trong kho gồm nhiều tầng nhằm đảm bảo thông thoáng cho hàng hóa trong
quá trình bảo quản. mặt khác các giá đỡ được đánh số vị trí rất thuận lợi cho quản lí hàng.
Với cách trang bị giá, hàng hòm, kiện được xếp vào vị trí trên giá đã xác định, loại
kho này đạt năng suất xếp dỡ không cao. Không gian kho sử dụng chứa hàng bị hạn chế,
hiệu suất khai thác không gian kho thấp, kho đòi hỏi diện tích phải lớn. loại kho này
thường được sử dụng để chứa các lô hàng của các chủ hàng có lô hàng lẻ.
Theo công nghệ này cần sử dụng đội công nhân bốc xếp hàng vào vị trí các giá
treo. Kho có sơ đỗ xếp hàng thể hiện rõ vị trí các kiện hàng trên giá treo, do đó nhân viên
quản lí kho phải biết tình trạng, vị trí xếp dỡ của kho hàng và kế hoạch tiếp nhận hàng để
lên dự kiến sắp xếp vị trí xếp hàng. Nhân viên quản lí phải cập nhật thường xuyên, đầy
đủ chính xác, kịp thời về hàng hóa (chủng loại, code mã hàng, số thẻ, vị trí xếp hàng) vào
sơ đồ xếp hàng để thuận tiện cho công tác quản lí và giao nhận hàng hóa.
• Kho không lắp đặt giá đỡ
Với loại kho này hàng hòm, kiện được xếp vào cao bản, xe nâng vận chuyển và
xếp vào các cao bản chứa các kiện hàng trực tiếp xuống nền kho và chồng cao đén độ cao
cho phép.
Công nghệ xếp dỡ này được cơ giới hóa, năng suất xếp dỡ cao hơn phương pháp
trên, đòi hỏi quy hoạch luồng giao thông cho phương tiện ra vào kho. Tuy nhiên loại kho
này bị hạn chế trong quản lý, vì nó gây khó khăn khi tìm hòm hay kiện hàng lẻ để trả cho
nên phương pháp này thích hợp trong trường hợp kho có dung lượng không lớn, hàng
trong kho của một số ít chủ hàng.
Mặc dù hàng bao kiện được lưu giữ trong kho kín tuy nhiên khi trời mưa phải
ngưng xếp dỡ để đảm bảo an toàn chất lượng cho hàng hóa. Tùy theo hình dáng, kích
thước và phương pháp gia cố hòm kiện để chọ cách xếp hầng vào đống đảm bảo vững
chắc ổn định và phù hợp chiều cao cho phép của đống hàng.
Đối với hàng thùng thông thường được lưu tại bãi, chiều cao xếp hàng tùy thuộc

chiều cao của thùng hàng và trọng lượng của nó. Đối với các thùng hàng hóa chất được
bảo quản tại kho hoặc bãi riêng cách xa các hàng hóa khác và có chế độ bảo quản đặc biệt
nếu cần. hàng thùng được xếp theo chiều đứng, số lượng các lớp chồng cao tùy thuộc
22
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
chiều cao, trọng lượng mỗi loại thùng, chất lượng vật liệu chế tạo vỏ thùng, khả năng
chịu lực của nền bãi, kho. Các thùng khi xếp cao được xếp so le theo hình tháp để đảm
bảo ổn định của đống hàng.
3. Xếp dỡ hàng bao
• Xếp dỡ tại tàu
Đặc điểm của hàng bao trong hầm tàu là không bị hạn chế bởi hình dáng, kích
thước của hầm tàu vì vậy khi xếp hàng ở hầm mũi, hầm lái vẫn tận dụng tốt dung tích
hầm tàu.
Yêu cầu khi xếp hàng bao trong hầm tàu là phải đảm bảo vững chắc không bị xê
dịch khi tàu lắc. tùy theo tính chất của hàng chứ trong bao, cách xếp hàng có sự khác
nhau:
- Loại hàng có tính phát nhiệt cần thông gió hoàn toàn, cần phải xếp chồng
từng lớp bao lên nhau, khoảng cách giữa các lớp bao khoảng 10cm, dưới mỗi lớp
đặt đệm lót bằng gỗ thanh theo chiều ngang của tàu, khoảng cách giữa các thanh
gỗ theo chiều ngang của taù không quá 23cm. Hàng bên trong bao có hàm lượng
chất béo cao, đặt bao nọ cách bao kia 10cm, trường hợp hàng có hàm lượng chất
béo trung bình hai lớp có thể đặt sát nhau, giữa các lớp có đệm lót bằng gỗ thanh.
- Hàng lương thực khi phải vận chuyển giữa các vùng có khí hậu khác nhau
phải có hệ thống thông gió.
- Đối với hàng không cần thông gió, khi xếp phải đảm bảo đống hàng vững
chắc, ổn định khi tàu lắc. để đáp ứng điều này, xếp theo phương pháp so le hoặc so
le vuông góc.
- Phải có đệm lót cách ly giừa thành vách tàu với hàng hóa, lớp sát thành tàu
xếp miệng bao quay ra ngoài.

- Tuyệt đối không dùng móc cẩu trực tiếp móc vào bao hàng, không xếp trực
tiếp hàng boa lên hàng hòm.
• Xếp dỡ hàng bao tại kho bãi
Do hàng bao là loại hàng bị ảnh hưởng bới các yếu tố thời tiết, khí hậu nên nếu
mưa thì ngừng việc xếp dỡ để đảm bảo an toàn chất lượng cho hàng hóa.
Xếp hàng trong kho giống như hàng hòm, xếp cách tường không được ít hơn
0,5m. chiều cao đống hàng thông thường từ 1,8 đến 2,2m. khi xếp hàng vào cao bản
không cần đệm lót, chỉ cần chồng lớp nọ lên lớp kia, nhưng khi không có cao bản cần
phải đệm lót sàn kho bằng gỗ thanh.
4. Xếp dỡ hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ
a. Xếp dỡ tại hầm tàu
23
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Hàng gỗ xếp dỡ tại cảng có thể là gỗ cây hoặc gỗ khối, sản phẩm của gỗ gồm gỗ
thanh, gỗ ép, gỗ dán, gỗ xẻ… nên kỹ thuật xếp dỡ từng loại là không giống nhau chủ yếu
bởi công cụ mang hàng của thiết bị xếp dỡ.
Thiết bị xếp dỡ gỗ và các sản phẩm từ gỗ là cần trục. các công cụ mang hàng khi
xếp dỡ mặt hàng này gồm một số loại khác nhau, khi xếp dỡ gỗ cây cần lưu ý.
- Đối với gỗ cây và sản phẩm từ gỗ thanh dài, công cụ mang hàng là dây cáp
kim loại được kẹp chặt hai đầu gỗ hoặc bó gỗ thanh, sau đó được đưa vào móc
cẩu. vì cây gỗ và thanh gỗ dài nên cáp được sử dụng có tính chuyên dụng để đảm
bảo an toàn trong quá trình dịch chuyển.
- Việc xếp gỗ cây đòi hỏi kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu tận dụng dung tích
trọng tải của hầm tàu và đảm bảo nguyên tắc an toàn trong hàng hải, thuận tiện
trong xếp dỡ hàng.
- Khi xếp gỗ cây dưới hầm tàu, cần chú ý đặc tính của gỗ cây là nhóm hàng
nhẹ, cồng kềnh nên phải xem xét kích thước của cây gỗ để xác định vị trí xếp cây
gỗ cho hợp lý đảm bảo tận dụng hết dung tích của các hầm tàu. Gỗ dài và gỗ nặng
thường xếp ở hầm giứa dọc theo tàu, các loại gỗ dùng làm bao bì có thể xếp đứng

để tạn dụng dung tích, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an toàn chạy tàu.
- Nếu tàu chở nhiều loại gỗ khác nhau, gỗ quý và các loại gỗ dán sẽ được xếp
trong khoang hầm tàu còn gỗ tròn, gỗ chưa gia công, oại gỗ cây thông thường có
thể xếp trên bong. Gỗ dài, nặng xếp dưới, gỗ nhẹ xếp lên trên.
- Thông thường gỗ được xếp dưới hầm tàu chiếm khoảng 60-70% tổng lượng
gỗ cần vận chuyể, còn lại xếp trên boong. Khi xếp dỡ trên boong cần lưu ý sự bay
hơi nước của gỗ, trước khi xếp phải gia cố các cột chống đặc biệt những nơi xung
yếu có thể gây ra biến dạng vỏ tàu. Trước khi xếp gỗ lê boong phải đệm lót một
lớp gỗ ngang khoảng cách giữa các thanh ngang từ 0.75 đến 0,9m.
- Gỗ xếp trên boong phải cố định, hai bên mạn tàu phải có cột giữ, chiều cao
cột giữ cao hơn lớp gỗ trên cùng 1.2m. khoảng cách giữa các cột phụ thuộc vào
chiều dài cây gỗ xếp trên boong nhưng không nhỏ hơn 3m tránh hiện tượng gỗ rơi
xuống biển khi gặp song to gió lớn.
- Khi xếp trên boong phải có lối đi lại và đảm bảo tầm nhìn xa của người lái
tàu, xếp gỗ trên boong phải đảm bảo sao cho thuận lợi khi dỡ hàng và khi tàu gặp
hiểm nguy.
b. Xếp dỡ gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại kho hoặc bãi.
Gỗ cây nhỏ được xếp thành từng bó được xếp dỡ bởi cần truc hoặc thiết bị chuyên
dụng tùy thuộc vào kích thước của cây gỗ.
Gỗ cây gỗ khối lượng lớn thường được xếp tại kho lộ thiên hoặc bán lộ thiên. Nền
kho được xây cao trước khi xếp phải làm sạch nền, nếu nền được gia cố xi măng gỗ cây
có thể xếp trực tiếp xuống nền.Trong trường hợp cần thiết kê giá đỡ gỗ cách mặt đất từ
0,4m tạo sự thông thoáng tránh mối mọt cho gỗ trong quá trình bảo quản. gỗ cây nên
được xếp thành đống và có lối đi tạo sự thuận lợi trong quá trình xếp dỡ hàng
24
Họ và tên: Nguyễn Khánh Sương Mã Sinh Viên:1121568
Lớp: Vận Tải Đa Phương Thức K52
Việc xếp dỡ gỗ vào đống yêu cầu phải có lót, lớp nọ vuông góc lớp kia, phương
pháp đệm lót thẳng hoặc nghiêng, theo cách này tạo điêù kiện ánh sáng chiếu trực tiếp
hoặc gió thổi trực tiếp vào đầu gỗ.

Giữa các chồng gỗ cách nhau 0.4 đến 0.5m. giữa các lớp có thnah kê khoảng cách
giữa các thanh kê từ 0,5 đến 1m. sản phẩm gỗ được xếp trong kho kín, các khối gỗ được
xếp chồng lên nhau thành các lớp giữa các lớp được xếp so le nhau để thuận lợi khi xếp
dỡ. sản phẩm từ gố được lưu giữ trong kho yêu cầu phải chống nấm mốc, mói mọt, cong
vênh nên phải có các hóa chất bảo quản.
Kho bảo quản gỗ phải có đủ thiết bị cứu hỏa và có đường đi lại thuận tiện cho các
thiết bị cơ giới hoạt động, những người làm việc trong kho pải tuyệt đối tuân theo nguyên
tắc phòng hỏa.
Đơi với gỗ mới khia thác được bảo quản dưới nước, theo phương pháp này gỗ
luôn phải chìm dưới nước, chỗ bảo quản phải kín gió, không có dòng chảy mạnh, không
ảnh hưởng tới việc đi lại của các phương tiện thủy.
5. Xếp dỡ hàng giấy cuộn và kiện
a. Xếp dỡ dưới hầm tàu
Thiết bị xếp dỡ hàng giấy cuộn và kiện tại cầu tàu thường sử dụng là cần trục các
công cụ mang hàng có thể khác nhau đối với từng loại giấy;
- Trong trường hợp giấy đóng thành kiện công cụ mang hàng là khung cáp
chuyên dụng với nhiều xích móc để móc vào các đai đóng hàng, một mặt đảm bảo
độ cân bằng ổn định mặt khác giữ vỏ bọc các kiện giấy không bị hư hỏng.
- Đối với giấy cuộn, tùy theo trọng lượng, đường kính, chiều cao cuộn giấy
lựa chọn công cụ mang hàng là dây xì lắng hoặc võng dù.
- Khi xếp giấy kiện xuống hầm tàu, giữa các lớp chèn lót bơi tấm gỗ mỏng
hoặc gỗ thanh để đảm bảo an toàn các lớp giấy ở dưới. đối với giấy cuộn khi xếp
xuống tàu theo chiều đứng của cuộn giấy, giữa các lớp p hải có vật liệu chèn lót để
tránh xê dịch trong quá trình tàu tàu chạy, giữa các lớp kiện và cuộn giấy dùng dây
đai ni loog để chằng buộc tránh xê dịch đống hàng trogng quá trình hàng hải của
tàu.
- Với các tàu trọng tải lớn, khoang hàng rộng, miệng hầm tàu mở cho phép
cơ giới hóa xếp dỡ hầm tàu. Trong trường hợp cá cuộn giấy có đường kính lớn
thường sử dụng xe nâng công suất nhỏ 1.5 đến 2.5 tấn để xếp dỡ dưới tàu.
b. Xếp dỡ các sản phẩm giấy trong kho:

- Khi xếp các sản phẩm giấy vào kho, cần pahir có chất chống ẩm cho giấy,
có trang thiết bị phòng cháy. Cách xếp giấy như sau:
- Đối với giấy cuộn: xếp theo chiều đứng, xếp thành dãy cách nhau đảm bảo
thông gió tốt tránh ẩm mốc. các cuộn giấy được xếp chồng lên nhau, tuy nhiên độ
cao của chồng giấy phụ thuộc vào độ cao và đường kính cuộn giấy, phải đảm bảo
25

×