Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật chọn tạo giống và gây trồng rừng giổi (michelia mediocris dandy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.4 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
PHAN VĂN THẮNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT CHỌN TẠO GIỐNG VÀ GÂY TRỒNG
RỪNG GIỔI XANH (Michelia mediocris Dandy)
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG
CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: 62 62 02 05

HÀ NỘI - 2014
2
Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TSKH Đỗ Đình Sâm
2. PGS.TS Nguyễn Huy Sơn
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Đức Tuấn
Phản biện 2: PGS.TS. Võ Đại Hải
Phản biện 3:PGS.TS. Ngô Đình Quế.
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp viện họp tại Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam vào hồi…. giờ…. ngày tháng…năm 2014.
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tính đến 31 tháng 12 năm 2013 tổng diện tích rừng của nước ta đã tăng lên
khoảng 13,95 triệu ha, trong đó có hơn 10,40 triệu ha diện tích rừng tự nhiên và 3,55
triệu ha rừng trồng. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt, trữ lượng thấp
(bình quân từ 80-90m


3
/ha), tăng trưởng thấp (bình quân từ 2-3m
3
/ha/năm). Hầu hết
diện tích rừng trồng chủ yếu là cây mọc nhanh với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ làm
dăm và bột giấy. Trong khi đó nhu cầu về gỗ lớn, gỗ xẻ để sản xuất các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ xuất khẩu và đồ mộc gia dụng ngày một tăng nhanh. Hơn nữa, Bộ
NN&PTNT đã triển khai thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên năm 2014. Do đó, khả
năng cung cấp gỗ lớn - gỗ xẻ trong thời gian tới là rất hạn chế. Giổi xanh (Michelia
mediocris Dandy) là loài cây gỗ lớn, đa tác dụng, vừa sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế
cao, gỗ tốt, đẹp, có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn trong thời gian sớm
nhất nên Giổi xanh được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình trồng rừng, làm giàu
rừng ở rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Tuy nhiên, sự hiểu biết về đặc điểm sinh
học cũng như các biện pháp kỹ thuật từ chọn tạo giống đến gây trồng loài cây này còn
nhiều hạn chế nên ở nhiều địa phương đã gây trồng hàng nghìn ha, nhưng tỷ lệ thành
rừng rất thấp, khả năng sinh trưởng kém, tăng trưởng chậm, cây phân cành sớm, mức
độ phân hoá chiều cao lớn. Chính vì vậy, việc "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
và biện pháp kỹ thuật chọn tạo giống và gây trồng rừng Giổi xanh (Michelia
mediocris Dandy) làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất
chất lượng rừng" là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
2.1. Ý nghĩa khoa học
Làm rõ một số đặc điểm sinh học của cây Giổi xanh làm cơ sở khoa học để đề
xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho việc trồng rừng và phục hồi rừng
tự nhiên bằng cây Giổi xanh nhằm góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng ở
nước ta.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên bằng cây
Giổi xanh nhằm cung cấp gỗ lớn, bền vững về kinh tế và môi trường sinh thái.
3. Mục tiêu nghiên cứu:

* Về khoa học:
- Xác định được một số đặc điểm sinh học loài Giổi xanh;
- Xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh tới sinh trưởng Giổi
xanh.
* Về thực tiễn:
Đề xuất bổ sung được một số biện pháp kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng
cây Giổi xanh.
4. Những đóng góp mới của đề tài:
- Đã phát hiện, bổ sung một số điểm mới về đặc điểm sinh học, chọn, nhân
giống cây Giổi xanh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả
gây trồng, phục hồi rừng Giổi xanh.
- Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật ADN mã vạch trong việc hỗ trợ xác định loài
Giổi xanh.
4
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản có liên quan trực tiếp
đến sinh trưởng và phát triển của Giổi xanh còn hạn chế như: đặc điểm hình thái, vật
hậu, sinh thái, cấu trúc, tái sinh tự nhiên, sinh trưởng nhằm bổ sung cơ sở khoa học đề
xuất biện pháp kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng loài cây này.
- Biện pháp kỹ thuật chọn tạo giống và gây trồng rừng Giổi xanh chỉ nghiên cứu
khâu chọn, nhân giống, trồng, chăm sóc rừng Giổi xanh.
5.2. Địa bàn nghiên cứu
- Điều tra đặc điểm sinh học của các lâm phần có Giổi xanh tự nhiên tại Đam
Rông (Lâm Đồng), K’Bang (Gia Lai), An Nhơn (Bình Định), Vũ Quang (Hà Tĩnh),
Thường Xuân (Thanh Hóa), Văn Bàn (Lào Cai).
- Điều tra, chọn cây trội Giổi xanh ở rừng tự nhiên K’Bang và Thường Xuân.
- Điều tra cây Giổi xanh ở rừng trồng sẵn có ở Thường Xuân (Thanh Hóa).
- Các thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, gieo ươm, tạo giống, ghép
Giổi xanh tại vườn ươm Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Hoành Bồ (Quảng Ninh).

- Các thí nghiệm trồng rừng để nghiên cứu khảo nghiệm giống, các biện pháp
kỹ thuật gây trồng được tiến hành ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Chi Lăng (Lạng Sơn).
6. Bố cục của luận án
Phần mở đầu; Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2. Nội dung,
vật liệu, phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận; Phần
kết luận, tồn tại và kiến nghị.
Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến Giổi
xanh trên thế giới cũng như ở Việt nam cho thấy các kết quả nghiên cứu chưa có
nhiều. Luận án đã thống kê các công trình nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực sau:
(1) Nghiên cứu về phân loại, tên gọi, hình thái và giá trị sử dụng: các nghiên cứu đã
mô tả hình thái, giá trị sử dụng một cách ngắn gọn và thống nhất tên gọi Giổi xanh có
tên khoa học là Michelia mediocris Dandy; (2) Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh
trưởng và tái sinh: các nghiên cứu đều đã khẳng định Giổi xanh có phân bố nhiều
vùng ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu đã chỉ ra được một số đặc điểm
về sinh thái, cấu trúc lâm phần nơi có phân bố Giổi xanh trong tự nhiên. Cụ thể các kết
quả nghiên cứu đều nhận định rằng Giổi xanh là cây trung tính, chịu bóng khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, các thông tin còn mang tính định tính, phán đoán, chưa cụ thể; (3) Nghiên
cứu về vật hậu và giống: các nghiên cứu đưa ra những thông tin về thời vụ ra hoa, quả
chín, chọn giống, nhân giống hữu tính, vô tính. Tuy nhiên các thông tin này còn hạn
chế; (4) Nghiên cứu về trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng: các nghiên cứu đưa
ra khả năng gây trồng, phương thức gây trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ sâu
bệnh hại nhưng thông tin còn hạn chế. Một số kết quả đã được tổng kết và đưa vào
trong Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 130 -2006 về Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Giổi
xanh. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn mang tính kinh nghiệm và định tính.
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước nhận thấy các
vấn đề liên quan đến cây Giổi xanh còn một số tồn tại như sau:
- Cây Giổi xanh có tên khoa học là Michelia mediocris Dandy. Mặc dù, đã có
một số kết quả nghiên cứu đã đề cập đến đặc điểm sinh học, kể cả đặc điểm sinh thái,

5
cấu trúc tổ thành loài và lâm học, nhưng chưa nghiên cứu đầy đủ và hệ thống các vấn
đề đặc điểm hình thái, đặc điểm vật hậu, sinh trưởng, tái sinh, cấu trúc tầng thứ để làm
cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật cụ thể. Vì thế, các mô hình trồng rừng Giổi xanh
trước đây không mấy thành công.
- Tuy các công trình nghiên cứu cũng đã nhận định Giổi xanh là loài cây chịu
bóng khi còn nhỏ, nhưng mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây Giổi xanh thì
nhu cầu ánh sáng thế nào chưa được giải quyết, cần phải bổ sung các biện pháp kỹ
thuật trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng rừng.
- Vấn đề giống là một trong những khâu quan trọng nhất trong sản xuất lâm
nghiệp, không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng
suất, chất lượng rừng lên cao. Nhưng đến nay, những công trình nghiên cứu chọn tạo
giống Giổi xanh có năng suất chất lượng cao còn rất hạn chế, nhất là chọn và nhân
giống Giổi xanh bằng phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
Chương 2
NỘI DUNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Giổi xanh bao gồm: đặc điểm
hình thái, giải phẫu, cấu tạo và một số tính chất gỗ; đặc điểm ADN mã vạch trong xác
định loài; đặc điểm vật hậu; đặc điểm phân bố, sinh thái; đặc điểm cấu trúc lâm phần
có Giổi xanh phân bố tự nhiên; đặc điểm tái sinh tự nhiên của Giổi xanh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của
rừng trồng Giổi xanh gồm: ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và hàm lượng sắc
tố trong lá của rừng trồng Giổi xanh; quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh trồng 4
năm tuổi với một số nhân tố hoàn cảnh.
- Nghiên cứu chọn và khảo nghiệm giống Giổi xanh;
- Các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Giổi xanh: gồm kỹ thuật nhân giống
hữu tính, vô tính, phương thức trồng; phân bón.
- Đề xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Giổi xanh
2.2. Vật liệu nghiên cứu: cây Giổi xanh ở rừng tự nhiên, rừng trồng.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
- Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, trên cơ sở kết hợp tiếp cận sinh thái
cá thể và sinh thái quần thể điển hình.
- Áp dụng phương pháp kế thừa tài liệu kết hợp với phương pháp sinh thái thực
nghiệm để điều tra khảo sát và bố trí thí nghiệm.
- Áp dụng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp có sự hỗ trợ
của máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng để bố trí thí nghiệm, lấy mẫu, phân
tích, xử lý số liệu đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cho phép. Sử dụng phương
pháp mô phỏng toán học để nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Giổi xanh
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường dùng trong lâm nghiệp như:
(1) Đặc điểm hình thái theo phương pháp hình thái so sánh; (2) Giải phẫu lá được thực
hiện bằng phương pháp vi phẫu thông thường; (3) Đặc điểm cấu tạo và tính chất gỗ
theo các tiêu chuẩn TCVN; (4) Đặc điểm của ADN mã vạch trong xác định loài bằng
các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu sinh học phân tử; (5) Điều tra địa
6
hình, khí hậu và thổ nhưỡng theo quy trình điều tra điều tra lập địa và điều tra lâm học;
(6) Điều tra tầng cây cao theo phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời
(OTC) từ 15 OTC có diện tích 2.500m
2
; (7) Nghiên cứu cấu trúc tổ thành theo giá trị
quan trọng IV% của Daniel Maramillod và hệ số vị thế tán cây của Dawkins (1958);
(8) Điều tra tái sinh theo quy trình điều tra lâm học thông qua các ô dạng bản 25m
2
.
b) Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến sinh
trưởng của rừng trồng Giổi xanh
Bố trí thí nghiệm theo khối, mỗi khối 40 cây, 3 lần lặp tương ứng các thí

nghiệm che sáng, phân bón khác nhau. Theo dõi tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây và so
sánh, phân tích.
Đề tài đã khảo sát sơ bộ trên 33 tuyến, qua đó đã xác định được 85 điểm điều
tra chi tiết theo phương pháp ngẫu nhiên, hệ thống. Điều tra chi tiết về thổ nhưỡng và
thực vật theo quy trình điều tra điều tra lập địa và điều tra lâm học.
c) Chọn và khảo nghiệm giống Giổi xanh
Khảo nghiệm xuất xứ được bố trí theo khối, ngẫu nhiên đầy đủ, 49 cây, 4 lần
lặp lại. Chọn cây trội theo quy phạm QPN 15 - 93 (Bộ Lâm nghiệp, 1993) áp dụng
cho cây rừng tự nhiên. Khảo nghiệm hậu thế được bố trí theo khối hàng, ngẫu nhiên
không đầy đủ, mỗi công thức là một gia đình cây trội, bố trí tối thiểu 32 cây/gia đình
(mỗi gia đình 8 - 10 lần lặp, 4 cây/lần lặp).
d) Các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Giổi xanh
- Theo dõi vật hật: từ năm 2008 đến 2011 về thời gian nảy chồi, ra lá mới, ra
hoa, kết quả và quả chín của Giổi xanh. Quan sát 3 cây mẹ trung bình đại diện, trên
mỗi cây quan sát 4 cành ở giữa tán theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Định kỳ theo
dõi 15 ngày/lần.
- Thu hái hạt giống: khi quả chín già, thời gian vỏ quả chuyển từ màu xanh sang
màu vàng rất nhanh, trong vòng 7-10 ngày đã có sự thay đổi màu sắc rõ rệt. Hạt sau
khi làm sạch được phân tích, thí nghiệm về khối lượng hạt, hàm lượng nước của hạt, tỷ
lệ hạt chắc, tỷ lệ nảy mầm. Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Dung lượng mẫu nghiên
cứu khối lượng là 1.000 hạt/lần lặp, hàm lượng nước trong hạt là 100 hạt/lần lặp, tỷ lệ
hạt chắc là 100g/lần lặp, tỷ lệ nảy mầm là 100 hạt/lần lặp.
- Xử lý nảy mầm hạt được thí nghiệm với 3 công thức: CT1 (hạt không xử lý);
CT2 (ngâm hạt 10 giờ trong nước ấm có nhiệt độ ban đầu 40
0
C); CT3 (ngâm hạt 10
giờ trong nước lã có nhiệt độ ban đầu 20
0
C). Thí nghiệm với 5 lần lặp, 100 hạt/lần lặp.
Thu thập số liệu thời gian bắt đầu nảy, thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt.

- Thí nghiệm bón phân ở vườn ươm: theo dõi khả năng sinh trưởng của Giổi
xanh trong giai đoạn vườn ươm, bố trí thí nghiệm với 3 công thức khác nhau (không
bón thúc; bón thúc bằng dung dịch phân NPK (5:10:3) nồng độ 0,5%; bón thúc bằng
dung dịch phân gà hoai pha loãng 10%). Mỗi công thức được lặp lại 3 lần, 36 cây/lần
lặp. Định kỳ 15 ngày bón thúc một lần. Định kỳ thu thập số liệu là 4, 6, 8 tháng. Các
chỉ tiêu theo dõi gồm: tỷ lệ sống, H
vn
, D
00
.
- Thí nghiệm về che sáng: theo phương pháp Tuốc-Sky với 5 công thức (Không
che; Che sáng 25%; Che sáng 50%; Che sáng 75%; Che sáng 100%). Các công thức
được bố trí theo khối ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần, 36 cây/lần lặp. Định kỳ thu thập số liệu
là 2, 4, 6, 8 tháng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: tỷ lệ sống, H
vn
, D
00
.
- Thí nghiệm về nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép: được bố trí theo
phương pháp 2 nhân tố, với 6 công thức thí nghiệm. Nhân tố thứ nhất là đường kính
7
gốc ghép chia 3 cấp. Nhân tố thứ hai là phương pháp ghép chia 2 cấp (ghép nêm, ghép
áp). Mỗi công thức có lặp lại 3 lần, dung lượng mẫu 20 cây/lần lặp. Định kỳ theo dõi 2
tháng/lần. Các chỉ tiêu thu thập: tỷ lệ sống của cành ghép, H
chồi
.
- Thí nghiệm về phương thức trồng: được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ
với 2 công thức (theo rạch, theo đám), với 3 lần lặp, 40 cây/lần lặp. Các chỉ tiêu theo
dõi: tỷ lệ sống, H
vn

, D
00
hoặc D
1,3
, D
t
.
- Thí nghiệm về bón phân: bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên 3 lần lặp
với 4 công thức (Không bón phân; Bón lót 1kg phân chuồng hoai; Bón lót 0,2 kg phân
vi sinh Sông Gianh; Bón lót 0,1 kg NPK). Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ sống, H
vn
, D
00
.
e) Đề xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Giổi xanh
Một số biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Giổi xanh được đề xuất bổ sung trên
cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật gây trồng rừng Giổi xanh hiện có
kết hợp với các kết quả mới được nghiên cứu của đề tài về đặc điểm sinh học, sinh
thái, chọn tạo giống và gây trồng rừng Giổi xanh.
g) Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Thu thập số liệu: theo phương pháp thường dùng trong điều tra rừng.
- Xử lý số liệu: số liệu thu thập được tính toán và xử lý thống kê bằng phần
mềm Excel, SPSS theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp.
2.4. Điều kiện tự nhiên nơi gây trồng thí nghiệm
2.4.1. Vị trí địa lý
- Huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh có tọa độ địa lý là từ 20
0
54’-21
0
15’ vĩ độ

Bắc và từ 106
0
50’-107
0
15’ kinh độ Đông
- Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn có tọa độ từ 21
0
23' -21
0
28' vĩ độ Bắc và
106
0
25' -106
0
30' kinh độ Đông.
2.4.2. Khí hậu thủy văn
a) Khí hậu
Hoành Bồ và Chi Lăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của
vùng Đông Bắc, một năm có 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ bình quân năm là 22,8
0
C-25,5
0
C;
nhiệt độ tối cao là 38
0
C-40,1
0
C; nhiệt độ tối thấp là 1,1
0
C-5

0
C; lượng mưa bình quân
năm là 1.487mm - 2.016mm và độ ẩm không khí bình quân năm là 82%, 4 tháng khô.
b) Thủy văn
Hoành Bồ và Chi Lăng có hệ thống sông suối đa dạng thuận lợi cho phát triển
nông lâm nghiệp.
2.4.3. Địa hình, đất đai
a) Địa hình
- Hoành Bồ: nằm trong vùng núi thuộc cánh cung Đông Triều, có địa hình đa
dạng, với các dạng địa hình chính: địa hình núi thấp, địa hình đồi, địa hình thung lũng,
địa hình đồng bằng và các đồi sót cấu tạo bởi đá vôi. Độ cao khu vực gây trồng khảo
nghiệm trung bình từ 100-300m so với mực nước biển.
- Chi Lăng: có địa hình chia cắt mạnh bởi nhiều đồi núi, hang động khe suối.
b) Đất đai
- Hoành Bồ: đất đai chủ yếu là đất feralit (Fa) mầu vàng có tầng đất trung bình
từ 30-50cm. Đá mẹ chủ yếu là sa thạch và phấn sa, phiến sét tím. Thành phần cơ giới
chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát.
- Chi Lăng: chủ yếu là đất feralít có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen
lẫn và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối và chia làm 4 nhóm chính: đất feralít màu
8
vàng nhạt trên núi; đất ferelít vàng núi cao; đất feralít điển hình nhiệt đới; đất lúa nước
vùng đồi núi.
2.4.4. Tài nguyên rừng
- Hoành Bồ: có 64.701,27ha rừng chiếm 76,7% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện. Đất rừng sản xuất là 29.653,02ha, rừng phòng hộ 18.701,53ha, rừng đặc dụng
16.355,72ha. Rừng Hoành Bồ có nhiều loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ như Trám
trắng, Giổi xanh, Lim, Sến, Táu, Mây, Tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có
Dó trầm, Ba kích
- Chi Lăng: có diện tích rừng tự nhiên có 15.833ha. Các loại thực vật ở rừng
Chi Lăng tương đối đa dạng, phong phú cả ở rừng núi đá vôi và núi đất. Rừng núi đá ở

Chi Lăng có nhiều loại gỗ quý, hiếm như Trắc, Nghiến, Hoàng đàn, Chò chỉ Rừng
núi đất có Chẹo, Sau sau, Dẻ Diện tích rừng trồng có 513,04ha.
2.4.5. Đánh giá chung
a) Thuận lợi
- Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của khu vực gây trồng thí nghiệm Giổi
xanh tương đối thuận lợi và phù hợp.
- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, đất còn khá tốt, đất còn mang tính chất đất rừng,
nhiều nơi tầng đất dày, có hàm lượng mùn cao thuận tiện cho việc phát triển sản xuất
lâm nghiệp trên địa bàn.
- Hệ thống thủy văn tương đối thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy
lợi, thủy sản, thủy điện, công nghiệp và du lịch.
b) Khó khăn
- Địa hình cao, dốc và hiểm trở, khó khăn cho công tác xây dựng, quản lý và
bảo vệ rừng cũng như triển khai các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.
- Khí hậu nhìn chung là thuận lợi, song có một số yếu tố hạn chế như sương
muối, gió hại, có các tháng khô hạn.
- Tài nguyên thực vật rừng có rất ít Giổi xanh phân bố tự nhiên. Hơn nữa, cũng
chưa thấy có mô hình trồng Giổi xanh ở trong khu vực.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Giổi xanh
3.1.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và một số tính chất gỗ
a) Đặc điểm hình thái, giải phẫu
- Thân: Giổi xanh là cây gỗ lớn, thường xanh, một thân, thẳng, tròn đều, chiều
cao cây đạt tới 35-37m, đường kính ngang ngực đạt 80-100cm hoặc hơn.
- Vỏ: dày (1-1,5cm), giòn, mùi thơm hắc, vỏ có vết nứt dọc, bong nhẹ, có điểm
vòng các vết trắng quanh thân.
- Cành non nhỏ, tròn, có lác đác lông tơ màu xanh vàng, có sẹo vòng.
- Lá đơn mọc cách, xoắn ốc. Gốc lá hình nêm. Lá kèm hình búp, rời, sớm rụng,
và khi rụng để lại vết sẹo 2-3mm. Phiến lá dày (từ 197-271µm), cứng, dai, không lông,

hình thuôn, dài từ 8-20 cm, rộng từ 4-6cm, nhẵn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới
màu xanh nhạt. Hệ gân lông chim, nhìn rõ cả 2 mặt lá, nổi mờ ở mặt dưới, mặt trên
không nổi. Lá có biểu bì dày từ 24,0-36,0µm. Tầng cutin trên cao nhất đạt 4,3µm, thấp
nhất đạt 3,5µm. Tỷ lệ giữa mô dậu và mô khuyết thấp, trung bình 1,0.
- Hoa đơn mọc ở nách lá, đầu cành, có búp dạng trứng dài khoảng 2-2,5cm, phủ
nhiều lông màu vàng sáng. Bao hoa mọc vòng, hình máng ngược, chưa phân hóa thành
9
đài, tràng, màu trắng đục, có mùi thơm. Đế hoa hình trụ, dài. Bao hoa 9 cái, xếp 3 lớp.
Nhị có 21-23 cái, dài 1-1,2cm. Lá noãn 11-12, rời, xếp xa vùng nhị 1cm, dài từ 1,5-
2cm. Noãn 1-3 trong mỗi lá noãn.
- Quả kép, dài 8-12cm, bì dày, vỏ màu vàng, dày 2mm, nhiều bì khổng màu
trắng nhỏ. Khi chín, vỏ quả nhẵn bóng. Quả thường có 6-7 tâm bì, các tâm bì hình
dạng trứng hoặc ô van, rời nhau, tập trung ở phần đầu của quả. Mỗi tâm bì có chứa 1-2
hạt. Quả tự nứt tách để hạt rụng rơi ra ngoài. Quả chín có nội nhũ màu đỏ hoặc da
cam, mềm, kích thước 7-10mm x 5-6mm.
- Hạt Giổi xanh hình cầu hoặc ô van, màu nâu xám, có tinh dầu, thơm hắc.
b) Đặc điểm cấu tạo và một số tính chất vật lý, cơ lý gỗ
- Gỗ có phần gỗ giác và phần gỗ lõi phân biệt. Gỗ giác có màu xám vàng nhạt,
gỗ lõi có màu vàng nâu. Gỗ có mùi thơm. Vòng sinh trưởng rõ ràng, thường rộng 2-5
mm. Mạch đơn và kép ngắn, phân bố phân tán. Các dải mô mềm dọc tạo thành vòng
gian mạch và tận cùng. Tia gỗ thường nhỏ và hẹp. Thớ gỗ có chiều hướng thường
lệch. Mặt gỗ mịn. Gỗ thuộc loại mềm và nhẹ, mềm. Mạch đơn và kép ngắn (2-4
mạch), đôi khi thấy mạch kép dài (5 mạch) phân tán. Số lượng mạch trên 1mm
2
nhiều
(16-20 mạch/mm
2
). Đường kính mạch nhỏ (<0,1mm). Lỗ thông mạch hình thang. Lỗ
trên vách giữa các mạch cũng hình thang. Tia gỗ dị hình, nhỏ và hẹp (< 0,1mm),
thường có tận cùng dài, đôi khi ngắn, số lượng tia trung bình (5-10 tia/mm). Lỗ thông

ngang giữa tế bào mạch và tế bào tia lớn hơn lỗ thông ngang trên vách giữa các tế bào
mạch với nhau, thường có hình tròn và hình thang kéo dài. Có tế bào chứa tinh dầu,
thường nằm ở một đầu tận cùng của tia. Mô mềm dọc thường tập hợp thành dải gian
mạch và dải tận cùng, thường rộng 2-4 dãy tế bào. Sợi gỗ dài trung bình (1.192µm) và
có vách mỏng.
- Gỗ Giổi xanh có khối lượng thể tích trung bình, biến động từ 0,53g/cm
3
đến
0,61g/cm
3
, có thể xếp vào nhóm IV, là nhóm gỗ có khả năng chịu lực ở mức dưới
trung bình nên là loại gỗ rất thích hợp dùng để đóng đồ mộc, ngoài ra để làm đồ mỹ
nghệ và dùng trong xây dựng.
- Tỷ số dãn nở và tỷ số co rút theo chiều tiếp tuyến và chiều xuyên tâm của gỗ
Giổi xanh ở mức trung bình biến động từ 1,56 đến 1,98 đối với sự dãn nở; 1,45 đến
1,68 đối với sự co rút. Sự chênh lệch giữa độ co rút hướng xuyên tâm và tiếp tuyến của
gỗ Giổi xanh khá lớn, thường dẫn đến hiện tượng nứt nẻ gỗ khi hong, sấy. Vì vậy, khi
xử lý sấy gỗ Giổi xanh cần áp dụng chế độ sấy mềm.
3.1.2. Đặc điểm ADN mã vạch trong xác định loài
a) Tách chiết và tinh sạch ADN tổng số
Đã tách chiết và tinh sạch các mẫu cây Giổi đảm bảo cho nghiên cứu tiếp theo
với chỉ số OD260/280 của các mẫu này luôn nằm trong khoảng 1,8 đến 2.0.
b) Nhân bản 3 vùng gen của các mẫu nghiên cứu
Sản phẩm PCR trên gen agarose 1% trong thu được một phân đoạn ADN có
kích thước khoảng 480 bp cho đoạn gen trnH-psbA.
c) Xác định trình tự ba vùng gen cho các mẫu nghiên cứu
- Xác định trình tự vùng gen matK: thông qua ảnh điện di đồ cho thấy kết quả
xác định trình tự gen matK có độ tin cậy cao. Sau khi loại bỏ trình tự ở hai đầu, thu
được trình tự có độ dài khoảng 900 bp cho 6 mẫu Giổi xanh. Khi so sánh trình tự
nucleotide các mẫu này ở vùng gen matK thì thấy mức độ tương đồng cao biến động

từ 86,5%-96,2%.
10
- Xác định trình tự vùng gen TrnH-PsbA: tương tự như vùng gen matK, ở vùng
gen TrnH-psbA này có mức độ tương đồng nucleotide cao (từ 82,5% - 94,8%).
- Xác định trình tự vùng gen rcbL: đối với vùng gen rcbL, kết quả phân tích
mức độ tương đồng các nucleotide cũng cho thấy các mẫu nghiên cứu cũng có mức độ
tương đồng cao như đối với vùng genTrnH-psbA.
Như vậy, dựa trên kết quả phân tích mức độ tương đồng nucleotide của 3 vùng
gen matK, TrnH-PsbA và rcbL cho thấy các mẫu nghiên cứu Giổi xanh có mức độ
tương đồng tương đối cao.
d) Xác định loài
Kết quả so sánh trình tự nucleotide của các mẫu nghiên cứu với loài Michelia
mediocris Dandy (mã số AB623276.1) trên Ngân hàng Gen (GenBank) cho thấy mức
độ tương đồng nucleotide của cả 6 mẫu cho vùng gen matK là 98-99% và vùng gen
trnH-psbA là 94-98%. Từ kết quả nghiên cứu này cho phép nhận định trong cả 6 mẫu
nghiên cứu đều thuộc loài Giổi xanh có tên là Michelia mediocris Dandy.
e) Phân tích cây phát sinh chủng loại
Kết quả phân tích vị trí phân loại vùng gen matK của 6 mẫu nghiên cứu cho
thấy cả 6 mẫu đều xuất phát từ cùng một nhánh tiến hoá riêng và liên quan mật thiết
với nhau, đều cùng nằm trong nhóm loài M. mediocris Dandy. Các giá trị boostrap thu
được tại điểm nút tạo nhánh của mỗi mẫu dao động từ 51-99%.
Như vậy, cả 6 mẫu nghiên cứu Giổi xanh được lấy từ Gia Lai, Thanh Hóa, và
Lạng Sơn đều cùng thuộc loài Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy).
3.1.3. Đặc điểm vật hậu
a) Đặc điểm vật hậu
Kết quả nghiên cứu vật hậu loài Giổi xanh được thể hiện ở biểu đồ sau đây:
Thời kỳ nảy chồi
Thời kỳ ra lá non
Thời kỳ ra nụ hoa Thời kỳ ra nụ hoa
Thời kỳ nở hoa Thời kỳ nở hoa

Thời kỳ hình thành quả
Thời kỳ quả chín Thời kỳ quả chín
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biểu đồ 3.1. Các pha vật hậu của Giổi xanh
Vào khoảng tháng 2-3 khi thời tiết chuyển sang xuân ấm áp, độ ẩm không khí
cao và có mưa phùn là lúc Giổi xanh bắt đầu nảy chồi ra lá non. Giổi xanh ngoài đợt ra
hoa kết quả vào tháng 3 (vụ chính), còn có thêm một đợt ra hoa kết quả vào tháng 8-9
(vụ phụ). Vùng phân bố có ảnh hưởng tới diễn biến vật hậu của loài. Càng ra phía Bắc,
thời điểm ra hoa và quả chín đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Ý nghĩa thực tiễn của
việc theo dõi sự vật hậu đặc biệt là thời điểm quả chín để xác định thời điểm thu hái
quả thích hợp.
b) Chu kỳ sai quả
Chu kỳ sai quả của Giổi xanh 1-2 năm một lần, năm được mùa số lượng quả
bằng 81-94% của năm có quả sai nhất và năm mất mùa số lượng quả bằng 27-37% của
năm sai quả nhất. Chu kỳ sai quả chỉ xảy ra ở từng cây riêng rẽ, do đó trong công tác
trồng rừng phải theo dõi từng cây để có kế hoạch thu hái, cất trữ đáp ứng nhu cầu về
giống.
11
3.1.4. Đặc điểm phân bố, sinh thái
a) Tình hình phân bố
Giổi xanh hiện còn phân bố chủ yếu ở rừng kín thường xanh, lá rộng. Phạm vi
phân bố rất rộng, tập trung chủ yếu vùng Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ và Bắc
Trung Bộ từ tọa độ địa lý 12
0
05’ đến 22
0
17’ vĩ độ Bắc, 103
0
57’ đến 108
0

10’ kinh độ
Đông. Đây là một trong những căn cứ để vận dụng xác định vùng trồng Giổi xanh.
Tuy nhiên, do Giổi xanh phân bố tự nhiên còn rất hạn chế nên chưa thể phát hiện
chính xác giới hạn tọa độ địa lý phân bố tự nhiên của chúng nên khi xác định vùng
trồng cần lưu ý.
b) Điều kiện khí hậu
Từ đặc điểm khí hậu của một số khu vực có phân bố tự nhiên Giổi xanh cho
thấy Giổi xanh phân bố ở những nơi có biên độ nhiệt tương đối rộng, nhiệt độ trung
bình năm biến động từ 21,1
0
C (Thường Xuân) đến 25,4
0
C (An Nhơn), nhiệt độ tối
cao từ 33,9
0
C (Đam Rông) đến 41,3
0
C (Thường Xuân), nhiệt độ tối cao trung bình từ
25,3
0
C (Văn Bàn) đến 29,5
0
C (An Nhơn), nhiệt độ tối thấp trung bình từ 16,4
0
C (Đam
Rông) đến 22,6
0
C (An Nhơn), lượng mưa từ thấp (1.461mm/năm ở An Nhơn) đến cao
(2.310mm/năm ở Vũ Quang), độ ẩm không khí trung bình từ 80% đến 85%, lượng bốc
hơi từ 768mm/năm (Thường Xuân) đến 1.254mm/năm (K’Bang). Đặc biệt ở khu vực

có phân bố tự nhiên Giổi xanh có số tháng hạn nhiều nhất chỉ 3 tháng và không có
tháng kiệt. Điều này cho thấy, Giổi xanh là cây ít chịu được khô hạn kéo dài. Vì vậy,
khi lựa chọn vùng trồng Giổi xanh, cần chú ý đến điều kiện khô hạn ở từng vùng.
c) Địa hình
Nơi phân bố Giổi xanh có độ cao biến động rất lớn từ 90m (Vũ Quang, Hà
Tĩnh) đến 1.350m (Văn Bàn, Lào Cai) so với mực nước biển, tương đối bằng phẳng
(độ dốc < 25
0
). Đây là một trong những căn cứ để xác định vùng và điều kiện gây
trồng phù hợp với Giổi xanh.
d) Điều kiện đất đai
Giổi xanh phân bố tự nhiên trên các loại đất khác nhau, từ đất xấu đến đất trung
bình, là đất feralit phát triển trên đá bazan ở Gia Lai (Tây Nguyên), đá mác ma axit ở
Thanh Hóa (miền Trung) tầng đất dày (trên 100cm), màu vàng đến vàng đỏ và nâu
nhạt, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, sét trung bình đến sét nặng, nhiều đá
lẫn (>30%), từ ẩm đến rất ẩm, đất từ rất chua đến ít chua (pH
KCL
3,52-5,70), hàm lượng
chất hữu cơ (OM) từ nghèo đến giàu (0,46%-4,24%), hàm lượng đạm tổng số (N
ts
)
nghèo; hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu (P
2
O
5,
K
2
O) trong đất nghèo
đến trung bình; chỉ tiêu canxi trao đổi đạt ở mức thấp. Đất có thành phần cơ giới từ cát
pha đến sét nặng, đất hơi chặt đến tơi xốp, khả năng giữ nước tốt.

3.1.5. Đặc điểm cấu trúc lâm phần có Giổi xanh phân bố tự nhiên
a) Cấu trúc tổ thành loài cây trong lâm phần có Giổi xanh phân bố
Kết quả tính trị số IV% cho từng loài trong các lâm phần có Giổi xanh phân bố
cho thấy:
- Ở Thường Xuân (Thanh Hóa): số loài tham gia vào công thức tổ thành khá đa
dạng (57 loài), chỉ có 7 loài ưu thế (IV% > 5) trong công thức tổ thành của lâm phần:
22,2% Giổi xanh + 14,6% Phân mã + 11,6% Re hương + 9,9% Dẻ gai + 7,1% Bứa +
5,5% Côm tầng + 5,3% Chẹo tía + 23,8% loài khác. Giổi xanh là loài chiếm ưu thế, có
một vị trí rất quan trọng trong lâm phần với trị số giá trị quan trọng cao nhất (22,2%).
- Ở Vũ Quang (Hà Tĩnh): số loài tham gia vào công thức tổ thành khá đa dạng
12
(33 loài), chỉ có 4 loài ưu thế (IV% > 5) trong công thức tổ thành của lâm phần: 17,9%
Dẻ gai+11,0% Nang+10,0% Ngát+9,5% Máu chó lá lớn+51,6% loài khác. Giổi xanh
có tỷ lệ tổ thành thấp trong các lâm phần với trị số giá trị quan trọng thấp (2,5%).
- Ở An Nhơn (Bình Định): số loài tham gia vào công thức tổ thành khá đa dạng,
với 137 loài, tuy nhiên chỉ có 1 loài là loài ưu thế (IV% > 5) trong công thức tổ thành
của lâm phần: 8,1% Chân chim + 91,9% Loài khác. Giổi xanh có tỷ lệ tổ thành thấp
trong các lâm phần với trị số giá trị quan trọng thấp (0,4%).
- Ở K’Bang (Gia Lai): số loài tham gia vào công thức tổ thành khá đa dạng, với
84 loài, chỉ có 2 loài là loài ưu thế (IV% > 5) trong công thức tổ thành của lâm phần:
14,4% Giổi xanh + 6,3% Trâm + 79,3% loài khác. Giổi xanh là loài chiếm ưu thế, có
một vị trí rất quan trọng trong lâm phần với trị số giá trị quan trọng cao nhất (14,4%).
- Ở Đam Rông (Lâm Đồng): số loài tham gia vào công thức tổ thành khá đa
dạng, với 45 loài, chỉ có 1 loài là loài ưu thế (IV% > 5) trong công thức tổ thành của
lâm phần: 30,3% Kha thụ nhiếm + 69,7% Loài khác. Giổi xanh có tỷ lệ tổ thành thấp
trong các lâm phần với trị số giá trị quan trọng thấp (3,9%).
Kết quả nghiên cứu chứng tỏ Giổi xanh thuộc nhóm loài có vị trí quan trọng
trong thành phần các loài cây ở rừng kín thường xanh và là một trong những loài cây
phù hợp, cần được ưu tiên trong công tác làm giàu phục hồi rừng. Tùy thuộc vào từng
tỉnh, từng vùng mà chọn loài cây hỗn giao với Giổi xanh cho phù hợp nhằm đảm bảo

cho rừng trồng Giổi xanh hoặc rừng tự nhiên có phân bố Giổi xanh có năng suất cao,
phát triển ổn định và bền vững.
b) Cấu trúc tầng thứ trong lâm phần có Giổi xanh phân bố
Kết quả nghiên cứu về cấu trúc tầng thứ trong lâm phần có Giổi xanh phân bố
cho thấy Giổi xanh thành thục thường tập trung ở tầng ưu thế sinh thái (A
2
) với chiều
cao trung bình từ 18,5-24,5m. Tuy nhiên, vẫn còn một số cây Giổi xanh nằm ở vị trí
tầng tán khác (dưới tán) với chiều cao từ 12,0-15,5m. Điều này chứng tỏ, Giổi xanh
khi nhỏ thuộc nhóm thực vật chịu bóng, khi trưởng thành thuộc nhóm thực vật ưa
sáng. Hơn nữa, sinh trưởng chiều cao, đường kính Giổi xanh có quan hệ tương đối
chặt với vị thế tầng tán (trên 0,7). Cây Giổi xanh càng nhận được nhiều ánh sáng, thì
sinhh trưởng chiều cao và tăng trưởng đường kính càng lớn. Điều này cho phép có thể
dự đoán được tăng trưởng đường kính của cây Giổi xanh thông qua vị thế tán của
chúng. Do đó, trong kinh doanh rừng, nhằm đảm bảo cho rừng Giổi xanh có tăng
trưởng, năng suất cao, phát triển ổn định và bền vững, khi chăm sóc nuôi dưỡng rừng,
cần chú ý điều chỉnh ánh sáng đối với sinh trưởng của Giổi xanh thông qua các biện
pháp kỹ thuật như tỉa thưa, khai thác chọn,…
c) Phân bố số cây theo chiều cao và đường kính ở lâm phần có Giổi xanh phân bố
• Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D
1,3
): mô phỏng phân bố N/D
1,3
của
cây Giổi xanh ở Thanh Hóa, Gia Lai theo dạng hàm phân bố Weibull là phù hợp nhất.
• Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/H
vn
): mô phỏng phân bố N/H
vn
của cây Giổi xanh ở Thanh Hóa, Gia Lai và Lâm Đồng theo dạng hàm phân bố

Weibull cũng phù hợp nhất.
d) Quy luật tương quan giữa đường kính và chiều cao của Giổi xanh
Bảng 3.1. Phương trình tương quan H
vn
và D
1,3
Giổi xanh tự nhiên
Địa điểm Phương trình Hệ số tương quan (r)
13
Thường Xuân – Thanh Hóa H
vn
=– 6,48+ 7,79lnD
1,3
0,96
K’Bang – Gia Lai H
vn
=– 10,59 + 8,76lnD
1,3
0,92
Đam Rông – Lâm Đồng H
vn
= -15,51 + 11,27lnD
1,3
0,83
Như vậy, trong quá trình phân tích đặc điểm sinh trưởng và ảnh hưởng của các
yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng, việc sử dụng đường kính như một yếu tố đại diện
cho sinh trưởng chiều cao Giổi xanh. Đường kính chẳng những là chỉ tiêu liên hệ chặt
chẽ nhất với nhiều chỉ tiêu sinh trưởng khác mà còn dễ điều tra và có sai số ít nhất.
3.1.6. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Giổi xanh
a) Về tổ thành tái sinh

Bảng 3.2. Tổ thành cây tái sinh ở rừng tự nhiên tại Thanh Hóa và Gia Lai
TT Địa điểm Công thức tổ thành
1
Thường Xuân
(Thanh Hóa)
2,5 Giổi xanh + 1,2 Chôm chôm + 1,1 Phân mã + 1,1Re
hương + 0,9 Bứa + 0,8 Côm tầng + 0,8 Ràng ràng mít +
0,7 Dẻ gai + 0,9 loài khác
2
K’Bang
(Gia Lai)
1,7 Trâm + 1,3 Ràng ràng mít + 1,1 Giổi xanh + 1,1 Cóc
đá + 1,1 Kháo + 0,6 Ngát + 0,6 Dẻ gai + 0,5 Gội + 0,5
Giổi nhung + 0,4 Xoan đào + 1,1 loài khác
Như vậy, tổ thành cây tái sinh ở các lâm phần có phân bố Giổi xanh ở Thanh
Hóa và Gia Lai khá đa dạng. Tổ thành cây tái sinh Giổi xanh có hệ số tương đối cao so
với các loài khác.
b) Khả năng tái sinh Giổi xanh
Qua kết nghiên cứu ở Thanh Hóa và Gia Lai cho thấy khả năng tái sinh của
Giổi xanh tương đối khá so với một số loài khác (chiếm từ 11,3- 24,8% tổng số cây tái
sinh trong lâm phần). Tuy nhiên, chất lượng cây tái sinh rất kém, đặc biệt là tỷ lệ cây
có triển vọng chiều cao trên 1m rất thấp (<10% tổng số cây tái sinh Giổi xanh trong
lâm phần). Khả năng tái sinh Giổi xanh ngoài phụ thuộc vào tầng đất, độ xốp đất, tầng
thảm mục, thực bì mà còn phụ thuộc rất lớn vào độ tàn che của lâm phần. Độ tàn che
có tỷ lệ cây tái sinh cao nhất từ 0,3-0,5. Đây cũng là điều cần quan tâm trong chọn đất
và kỹ thuật làm đất trồng rừng cũng như xúc tiến tái sinh hạt.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của
rừng trồng Giổi xanh
3.2.1. Ảnh hưởng ánh sáng đến sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh
a) Ảnh hưởng độ tàn che đến sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh ở giai đoạn mới

trồng
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3.
Như vậy, Giổi xanh ở tuổi 1, tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao vút ngọn tốt
nhất ở độ tàn che 0,2-0,3. Tuổi 2, sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn
tốt nhất ở độ tàn che 0,4-0,5. Tuổi 3, sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút
ngọn tốt nhất ở độ tàn che 0-0,3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh trong giai
đoạn mới trồng (1-3 năm tuổi) tại Chi Lăng (Lạng Sơn)
14
Công
thức
Tỷ lệ sống
(%)
Chỉ tiêu về chiều cao vút
ngọn
Chỉ tiêu về đường kính
gốc
TLS
(%)
Sig
vnH
(cm)
S S% Sig
00D
(mm)
S S% Sig
Cây 1 năm tuổi
CT1 91,7
0,02
76,5 18,1 23,7

0,00
10,1 2,8 28,1
0,23
CT2 96,3 82,8 14,8 17,8 9,8 2,0 20,6
CT3 90,8 78,8 18,4 23,3 10,1 2,3 22,4
CT4 75,0 72,1 12,4 17,2 9,8 1,9 19,8
Cây 2 năm tuổi
CT1 87,5
0,02
131,9 41,6 31,5
0,00
15,3 4,3 28,2
0,00
CT2 87,5 168,7 31,9 18,9 25,1 6,0 23,8
CT3 87,5 192,3 27,3 14,2 29,4 6,1 20,8
CT4 75,0 118,7 18,0 15,2 9,9 2,7 27,3
Cây 3 năm tuổi
CT1 83,3
0,13
388,3 84,4 21,8
0,00
49,7 9,6 19,3
0,00
CT2 81,7 378,3 79,7 21,1 45,9 8,2 17,8
CT3 80,8 301,3 80,6 28,5 39,2 7,1 18,0
CT4 75,0 270,5 107,5 39,8 33,8 9,6 30,4
b) Ảnh hưởng độ tàn che đến sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh ở giai đoạn rừng
non (4,6 năm tuổi)
• Giai đoạn 4 năm tuổi
Bảng 3.4. Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh 4 năm tuổi

tại Chi Lăng (Lạng Sơn)
Công
thức
Chỉ tiêu về chiều cao Chỉ tiêu về đường kính
vnH
(m)
S S% Sig
00D
(cm)
S S% Sig
CT1 5,2 0,9 16,6
0,00
8,0 1,92 24,2
0,00
CT2 4,5 0,7 15,8 6,5 1,9 28,8
CT3 4,1 0,5 12,1 5,3 0,5 9,8
CT4 2,9 1,00 34,3 3,6 1,0 27,8
Như vậy, Giổi xanh ở tuổi 4 bắt đầu đòi hỏi được chiếu sáng hoàn toàn, sinh
trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính gốc tốt nhất ở độ tàn che 0-0,1.
• Giai đoạn 6 năm tuổi
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh trong giai
đoạn rừng non (6 năm tuổi) tại Chi Lăng (Lạng Sơn)
Công
thức
Chỉ tiêu về chiều cao Chỉ tiêu về đường kính
vnH
(m)
S S% Sig
31,D

(cm)
S S% Sig
CT1 9,0 0,8 9,2
0,00
10,0 1,3 13,4
0,00
CT2 6,8 0,8 11,4 6,5 0,91 13,9
CT3 5,9 0,9 14,8 4,8 1,05 21,7
Như vậy, Giổi xanh ở tuổi 6 sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính gốc
tốt nhất ở độ tàn che 0-0,1 (khi được chiếu sáng hoàn toàn).
15
c) Ảnh hưởng độ tàn che đến sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh ở giai đoạn rừng
sào (8 năm tuổi)
Bảng 3.6. Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh trong giai
đoạn rừng sào (8 năm tuổi) tại Hoành Bồ (Quảng Ninh)
Công thức
Chỉ tiêu về chiều cao Chỉ tiêu về đường kính
vnH
(m)
S S% Sig
31,D
(cm)
S S% Sig
CT1 7,6 1,1 14,7
0,00
6,1 1,0 15,7
0,00
CT2 5,3 1,2 23,1 4,2 0,7 16,6
CT3 3,3 0,6 19,1 2,7 0,7 27,3
Như vậy, Giổi xanh ở tuổi 8 sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính gốc

tốt nhất ở độ tàn che 0-0,1 (khi được chiếu sáng hoàn toàn).
3.2.2. Ảnh hưởng ánh sáng đến hàm lượng sắc tố trong lá Giổi xanh
Kết quả nghiên cứu cho thấy Giổi xanh 3 năm tuổi vẫn còn xu hướng chịu bóng
với tỷ lệ diệp lục a/b biến động từ 1,84–2,42; thấp nhất ở dưới độ tàn che 0,5-0,6 và
cao nhất khi được chiếu sáng gần như hoàn toàn. Giổi xanh 4 năm tuổi trở đi, tỷ lệ
diệp lục a/b cũng giảm dần theo sự tăng lên của độ tàn che, biến động từ 2,48–3,04,
thấp nhất dưới độ tàn che 0,5-0,6 và cao nhất được chiếu sáng gần như hoàn toàn (độ
tàn che 0-0,1). Điều này chứng tỏ Giổi xanh 4 năm tuổi bắt đầu thể hiện nhu cầu cần
được chiếu sáng gần như hoàn toàn (độ tàn che 0-0,1) và thích hợp với những ánh sáng
khuếch tán, cường độ ánh sáng trung bình. Do đó, khi gây trồng Giổi xanh, cần phải có
các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh ánh sáng phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây
Giổi xanh nhằm giúp cho quá trình sinh trưởng của Giổi xanh được tốt nhất, đảm bảo
yêu cầu trong trồng rừng hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên.
3.2.3. Quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh trồng 4 năm tuổi với một số nhân
tố hoàn cảnh
a) Quan hệ giữa sinh trưởng Giổi xanh 4 năm tuổi với độ tàn che tầng cây cao
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của cây (Giổi xanh 4 năm tuổi) có
quan hệ chặt với với độ tàn che tầng cây cao (R = 0,72-0,86). Quan hệ giữa sinh
trưởng chiều cao với độ tàn che tầng cây cao có dạng tuyến tính: H
vn
= 6,138 -
4,185xC. Quan hệ giữa sinh trưởng đường kính với độ tàn che tầng cây cao có dạng
hàm mũ giảm: D
00
= 8,694 + 0,217
C
.
b) Quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh trồng 4 năm tuổi với hàm lượng chất
hữu cơ tổng số
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của cây (Giổi xanh 4 năm tuổi) có

quan hệ chặt với hàm lượng chất hữu cơ tổng số (R = 0,81-0,92). Quan hệ giữa sinh
trưởng chiều cao với hàm lượng chất hữu cơ tổng số có dạng parabol úp:
H
vn
=1,284+2,531xOM-0,29xOM
2
. Quan hệ giữa sinh trưởng đường kính với hàm
lượng chất hữu cơ tổng số có dạng hàm mũ: D
00
= 3,238xOM
0,937
.
c) Quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh trồng 4 năm tuổi với độ dày tầng đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của cây (Giổi xanh 4 năm tuổi) có
quan hệ tương đối chặt với độ dày tầng đất (R = 0,51-0,79). Quan hệ giữa sinh trưởng
chiều cao và đường kính với độ dày tầng đất có dạng hàm mũ: H
vn
= e
(2,511-51,834/Hs)
và D
00
= e
(2,942-67,205/Hs)
.
d) Quan hệ giữa sinh trưởng Giổi xanh trồng 4 năm tuổi với độ xốp đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của cây (Giổi xanh 4 năm tuổi) có
16
quan hệ chặt với độ xốp đất (R = 0,51-0,79) có dạng hàm mũ: H
vn
= 0,256 x P

0,782

D
00
= 1,512 x1,03
P
.
e) Quan hệ giữa sinh trưởng của rừng trồng Giổi xanh 4 năm tuổi với tổng hợp một
số nhân tố hoàn cảnh
Kết quả phân tích tương quan hồi quy đa biến cho thấy các nhân tố hoàn cảnh
có ảnh hưởng chặt rõ rệt nhất đến sinh trưởng chiều cao của Giổi xanh trồng 4 năm
tuổi là: độ xốp đất, hàm lượng chất hữu cơ tổng số, độ tàn che (R=0,96). Phương trình
đa biến thực nghiệm mô phỏng quan hệ giữa sinh trưởng chiều cao của Giổi xanh
trồng 4 năm tuổi với 3 nhân tố hoàn cảnh có ảnh hưởng nhất và sắp xếp chúng theo
thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng như sau:
H
vn
=3,615+0,121xP
0,782
-0,417x(0,538xOM-2,350)
2
-0,816xC với R=0,96
Trong đó: Hvn là chiều cao vút ngọn trung bình của cây Giổi xanh 4 năm tuổi (m); P
là độ xốp của đất (%); OM là hàm lượng chất hữu cơ tổng số (%); C là độ tàn che (tính
bằng phần mười).
Như vậy, sinh trưởng chiều cao của Giổi xanh phụ thuộc nhiều vào một số nhân
tố hoàn cảnh. Trong đó ảnh hưởng có liên hệ chặt chẽ nhất là sinh trưởng chiều cao với
độ xốp của đất, hàm lượng chất hữu cơ tổng số và độ tàn che.
3.3. Nghiên cứu chọn và khảo nghiệm giống Giổi xanh
3.3.1. Khảo nghiệm xuất xứ

Kết quả khảo nghiệm xuất xứ Giổi xanh được bố trí tại Hoành Bồ (Quảng Ninh)
với 2 xuất xứ được lựa chọn ở Thường Xuân (Thanh Hóa) và K’Bang (Gia Lai) bước
đầu đi đến nhận định sau:
- Giổi xanh trồng 4 năm tuổi tại Hoành Bồ bắt đầu có sự khác biệt giữa các xuất
xứ, xuất xứ K’Bang (Gia Lai) tỏ ra tốt hơn so với xuất xứ Thường Xuân (Thanh Hóa)
và tốt hơn trên 18,4% về đường kính gốc và 19,4% về chiều cao. Điều này cũng khá
phù hợp với quy luật tự nhiên về khả năng thích ứng của xuất xứ với một hoàn cảnh
sinh thái tương đồng.
- Tất cả các cây trong thí nghiệm sinh trưởng tốt, không sâu bệnh có thể nhận
định rằng khu vực Hoành Bồ, Quảng Ninh có thể gây trồng và phát triển tốt loài cây
Giổi xanh.
- Tại Hoành Bồ, Quảng Ninh, nên ưu tiên phát triển xuất xứ K’Bang (Gia Lai)
là xuất xứ tốt nhất.
- Trong mỗi xuất xứ, có hệ số biến động lớn về đường kính và chiều cao, chứng
tỏ biến dị về hai chỉ tiêu đường kính và chiều cao. Đây cũng là tiềm năng chọn lọc các
cây trội cho xuất xứ làm cơ sở cho cải thiện giống cây Giổi xanh ở mức độ cao hơn.
- Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, cần phải tiếp tục theo dõi thêm
nhiều năm nữa thì mới có thể đưa ra những nhận địh chính xác hơn.
3.3.2. Chọn giống
a) Chọn lọc lâm phần
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 lâm phần rừng tự nhiên có phân bố Giổi
xanh để chọn cây trội bao gồm: lâm phần rừng tự nhiên tại tiểu khu 484 của Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hóa (200 ha) và tiểu khu 151 của
Trạm Nghiên cứu thực nghiệm Kon Hà Nừng, K’Bang, Gia Lai (300ha) có một số đặc
điểm sinh trưởng và phát triển của cây Giổi xanh khá tốt, vượt trội so với các loài khác
với
,31D
= 48,8cm (Thường Xuân) và 38,6cm (K’Bang);
vnH
= 23,2m (Thường Xuân)

và 20,3m (K’Bang);
cdH
= 14,2m (Thường Xuân) và 12,2m (K’Bang), chưa bị chặt
17
chọn để khai thác gỗ. Đa số cây Giổi xanh đã ở độ tuổi thành thục sinh sản (đã có hoa
quả), cây khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
b) Chọn cây trội
Đã chọn lọc được 60 cây trội Giổi xanh trong tổng số 145 cây trội dự tuyển.
Những cây trội đã chọn đều sinh trưởng khá tốt, từ 54,7-108,3cm về đường kính ngang
ngực (D
1,3
) từ 22,5-35,5m về chiều cao vút ngọn (H
vn
) từ 16,5-22,5m về chiều cao dưới
cành (H
dc
), rất thẳng, bạnh vè thấp, thân không xoắn vặn, cành nhỏ, góc phân cành lớn
và không sâu bệnh. Một số chỉ tiêu chất lượng như độ thẳng thân, độ nhỏ cành, hình
thái tán đạt số điểm khá cao từ 4-5 điểm. Nên chỉ số chất lượng cây trội (I
CL
) và tỷ lệ
lợi dụng gỗ (%H
dc
) đều đạt trị số cao hơn rất nhiều so với các cây cùng loài trong lâm
phần, biến động từ 60-125.
c) Tiêu chí chọn lâm phần và chọn cây trội trong rừng tự nhiên
Đề xuất một số tiêu chí chọn lâm phần, cây trội Giổi xanh ở rừng tự nhiên sau:
• Lâm phần để chọn lọc cây trội Giổi xanh
- Sinh trưởng và phát triển tốt
1,3D

≥ 30cm,
vnH
≥ 17m và
dc
H
≥ 10,0m
- Rừng có điều kiện lập địa tương đồng với khu vực sẽ được gây trồng sau khi
lấy hạt từ cây trội, ít bị tác động mạnh, không bị sâu bệnh.
- Lâm phần được chọn cây trội chưa bị khai thác gỗ, chưa bị chặt chọn.
- Cây Giổi xanh có sinh trưởng tốt,
1,3D
≥ 30cm,
vnH
≥ 18m và
dcH
≥ 12,0m,
khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
- Đa số cây Giổi xanh đã ở độ tuổi thành thục sinh sản (đã có hoa quả).
• Tiêu chí chọn cây trội Giổi xanh
- Đặc điểm sinh trưởng của cây trội: đặc điểm sinh trưởng về đường kính, chiều
cao lớn hơn so với trị số trung bình của quần thể so sánh.
- Chỉ tiêu chất lượng: các chỉ số chất lượng tối thiểu cần thiết về tỷ lệ lợi dụng
gỗ (%H
dc
), chỉ số chất lượng tổng hợp (I
CL
) đạt trên 60, bạnh vè thấp.
- Tuổi: ở độ tuổi thành thục sinh sản (đã có hoa quả).
- Trong rừng tự nhiên các cây trội phải cách nhau tối thiểu 4-5 lần đường kính
tán (khoảng 50m) để tránh chọn cây cùng một gia đình.

- Hoa quả của cây trội: là những cây ra hoa kết quả nhiều, nhưng không nên quá
nhấn mạnh về tính chất này.
3.3.3. Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội
Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội được thực hiện ở
Hoành Bồ (Quảng Ninh) với 50 gia đình có nguồn hạt từ các cây trội được chọn lọc ở
rừng tự nhiên tại Thường Xuân (Thanh Hóa) và K’Bang (Gia Lai) cho thấy ở giai đoạn
4 tuổi, sinh trưởng của các gia đình cây trội Giổi xanh bước đầu đã thể hiện rõ tính trội
do bố mẹ di truyền lại cho thế hệ sau, có sự sai khác rõ rệt về đường kính gốc, chiều
cao vút ngọn, đường kính tán. Trong đó có 10 gia đình cây trội sinh trưởng tốt nhất có
độ vượt so với trị số trung bình của thí nghiệm là 12,1% về đường kính gốc, 17,4% về
chiều cao vút ngọn. Bước đầu có thể nhận định rằng việc chọn lọc giữa các gia đình có
ý nghĩa trong thực tiễn cải thiện giống loài cây này. Ngoài ra, trong khảo nghiệm hậu
thế này cây khỏe mạnh, không sâu bệnh chứng tỏ ở vùng này thích hợp với việc gây
trồng cây Giổi xanh. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi mới có kết luận chính xác.
3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Giổi xanh
3.4.1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính
a) Đặc điểm sinh lý hạt giống
18
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời điểm thu hái quả Giổi xanh tại Thường Xuân
(Thanh Hóa) tốt nhất vào nửa cuối tháng 9 (20/09) khi vỏ quả màu vàng có chấm đen,
vỏ quả bắt đầu có hiện tượng nứt để lộ hạt cùng lớp vỏ thịt màu đỏ, khi đó khối lượng
hạt đạt 269±7,8mg, với hệ số biến động 2,9%, nên 1kg hạt có từ 3.610-3.825 hạt, hàm
lượng nước trong hạt là 28,3±0,8%, tỷ lệ hạt chắc là 90,7±1,5%, khả năng nảy mầm
đạt 82,0±3,0%. Trong khi đó, thời điểm thu hái quả Giổi xanh tại K’Bang (Gia Lai) tốt
nhất là vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, khi vỏ quả màu vàng có chấm đen, vỏ quả
bắt đầu có hiện tượng nứt để lộ hạt cùng lớp vỏ thịt màu đỏ, khi đó khối lượng hạt đạt
268±18,3mg, với hệ số biến động 7,1%, nên 1kg hạt có từ 3.466-3.996 hạt, hàm lượng
nước trong hạt trong khoảng 29,8±0,7% , tỷ lệ hạt chắc là 88,7±3,5%, khả năng nảy
mầm đạt là 81,7±3,1%.
b) Xử lý nảy mầm hạt giống

Kết quả nghiên cứu cho thấy biện pháp xử lý nảy mầm tốt nhất cho Giổi xanh là
ngâm trong nước ấm có nhiệt độ ban đầu là 40
0
C trong 10 giờ, sau đó vớt ra, rửa sạch
rồi đem gieo, sau 17 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, thời gian nảy mầm 15 ngày và tỷ lệ
nảy mầm đạt 82,4%.
c) Ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng cây con Giổi xanh trong giai đoạn vườn
ươm
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng cây con Giổi xanh trong giai
đoạn vườn ươm
Công thức phân
bón
Tỷ lệ
sống
Chiều cao Đường kính
vnH
(cm)
S S% Sig
00
D

(mm)
S S% Sig
Cây 4 tháng tuổi
CT1 (Không bón) 96,3 6,3 1,0 12,1
0,02
2,7 0,5 19,5
0,63
CT2 (Bón NPK) 92,6 7,9 1,2 14,0 2,7 0,5 17,5

CT3 (Bón phân gà) 95,4 7,6 1,0 11,8 2,7 0,4 16,3
Cây 6 tháng tuổi
CT1 (Không bón) 89,8 12, 5 1,8 14,4
0,00
3,6 0.7 20,2
0,42
CT2 (Bón NPK) 89,8 17,1 1,7 9,8 3,6 0,7 20,3
CT3 (Bón phân gà) 92,6 15,2 1,3 8,7 3,7 0,6 16,5
Cây 8 tháng tuổi
CT1 (Không bón) 89,8 15,6 1,6 9,7
0,00
5,0 0,8 16,8
0,55
CT2 (Bón NPK) 89,8 20,5 1,6 7,9 5,1 1,0 18,9
CT3 (Bón phân gà) 92,6 20,8 1,4 6,6 5,3 0,9 17,5
Như vậy, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cây con Giổi xanh ở vườn ươm
(dưới 8 tháng tuổi), nên sử dụng biện pháp bón thúc bằng dung dịch phân hữu cơ hoai
(phân gà) nồng độ 10%, định kỳ 15 ngày/lần sẽ cho cây con sinh trưởng chiều cao tốt
nhất.
d) Ảnh hưởng tỷ lệ che sáng đến sinh trưởng cây con Giổi xanh trong giai đoạn
vườn ươm
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng tỷ lệ che sáng đến sinh trưởng cây con Giổi xanh trong giai
đoạn vườn ươm
19
Công thức che
sáng
Tỷ lệ
sống
Chiều cao Đường kính

vnH
(cm)
S S% Sig
00D

(mm)
S S% Sig
Cây 2 tháng tuổi
Không che (CT1) 88,9 3,9 0,4 11,0
0,00
Che 25% (CT2) 95,4 4,8 0,6 13,1
Che 50% (CT3) 97,2 4,7 0,5 10,7
Che 75% (CT4) 98,1 4,5 0,5 12,1
Che 100% (CT5) 86,1 4,7 0,5 10,3
Cây 4 tháng tuổi
Không che (CT1) 79,6 7,3 1,3 17,4
0,00
3,0 0,6 19,5
0,39
Che 25% (CT2) 92,6 8,1 1,3 16,5 2,9 0,5 16,6
Che 50% (CT3) 95,3 8,6 1,1 13,0 3,0 0,5 18,5
Che 75% (CT4) 96,3 8,7 1,2 14,3 3,0 0,5 17,2
Che 100% (CT5) 74,1 7,1 1,3 17,9 2,9 0,6 1,5
Cây 6 tháng tuổi
Không che (CT1) 56,5 15,1 1,6 10,5
0,00
3,9 0,6 15,9
0,09
Che 25% (CT2) 89,8 17,7 1,6 8,9 3,9 0,4 11,2
Che 50% (CT3) 92,6 18,2 1,9 10,2 4,0 0,7 16,8

Che 75% (CT4) 91, 7 17,4 1,8 10,4 3,9 0,7 16,6
Che 100% (CT5) 45,4 14,1 1,7 12,0 3,8 0,6 15,2
Cây 8 tháng tuổi
Không che (CT1) 44,4 19,2 1,8 7,7
0,00
5,1 0,8 15,8
0,00
Che 25% (CT2) 88,9 25,4 1,7 6,5 6,1 0,9 14,6
Che 50% (CT3) 88,0 23,8 2,0 8,4 6,2 1,0 16,3
Che 75% (CT4) 83,3 22,2 1,8 8,0 6,4 0,9 14,6
Che 100% (CT5) 35,2 17,4 1,4 8,0 4,7 1,0 21,9
Như vậy, tỷ lệ che sáng thích hợp nhất cho Giổi xanh sinh trưởng ở vườn ươm
giai đoạn 2,4 tháng tuổi là 75%; 6 tháng tuổi là 50% và 8 tháng tuổi là 25%. Do đó,
trong thời gian nuôi cây cần điều chỉnh giàn che cho phù hợp.
3.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép
Bảng 3.9 Ảnh hưởng phương pháp ghép, đường kính gốc ghép tới khả năng sinh
trưởng cây ghép Giổi xanh trong giai đoạn vườn ươm
Phương
pháp ghép
Đường kính gốc ghép
0,5-0,8cm 0,9-1,2 cm 1,3-1,6 cm
TLS (%)
choiH
(cm) TLS (%)
choiH
(cm) TLS (%)
choiH
(cm)
2 tháng sau khi ghép
Nêm 76,7 8,5 78,3 9,3 63,3 8,5

Áp 63,3 4,3 73,3 6,2 68,3 7,5
4 tháng sau khi ghép
Nêm 55,0 15,1 65,0 19,0 53,3 19,3
Áp 53,3 13,2 61,7 15,8 51,7 16,1
Như vậy, khi nhân giống vô tính Giổi xanh bằng phương pháp ghép nêm với
gốc ghép có đường kính 0,9-1,2cm là phù hợp nhất, với tỷ lệ sống của cành ghép và
sinh trưởng chiều cao chồi ghép cao nhất.
20
3.4.3. Nghiên cứu về phương thức trồng
a) Ảnh hưởng phương thức trồng tới tỷ lệ sống rừng trồng Giổi xanh 4 năm tuổi
Bảng 3.10. Ảnh hưởng phương thức trồng tới tỷ lệ sống rừng trồng Giổi xanh 4
năm tuổi
Địa điểm Công thức Tỷ lệ sống (%) S S% Sig F
Chi Lăng – Lạng Sơn
CT1 88,0 9,5 10,8
0,60
CT2 91,7 4,9 5,4
Hoành Bồ - Quảng Ninh
CT1 83,1 1,5 1,8
0,03
CT2 86,9 1,3 1,5
Như vậy, tại Chi Lăng (Lạng Sơn), tỷ lệ sống của Giổi xanh trồng theo rạch và
theo đám dưới tán rừng Thông không có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng tại Hoành Bồ
(Quảng Ninh), tỷ lệ sống của Giổi xanh trồng theo rạch và theo đám dưới tán rừng
phục hồi nghèo kiệt có sự khác biệt rõ rệt. Ở phương thức trồng theo đám cho tỷ lệ
sống cao hơn.
b) Ảnh hưởng phương thức trồng tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh 4 năm tuổi
Bảng 3.11. Ảnh hưởng phương thức trồng tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh 4
năm tuổi
Địa điểm

Công
thức
Đường kính Chiều cao
00D
(cm)
S S% Sig
vnH
(m)
S S% Sig
Chi Lăng –
Lạng Sơn
CT1 5,9 2,2 37,1
0,00
3,7 0,8 22,0
0,03
CT2 6,5 2,2 33,1 4,3 1,1 25,9
Hoành Bồ -
Quảng Ninh
CT1 3,1 0,9 29,7
0,00
2,3 0,7 30,8
0,02
CT2 3,6 0,9 25,8 2,8 0,6 21,8
Như vậy, khi trồng rừng Giổi xanh dưới tán rừng trồng hoặc rừng tự nhiên
nghèo kiệt, phương thức trồng rừng theo đám tỏ ra tốt hơn so với phương thức trồng
rừng theo rạch. Vì vậy, trong trồng rừng Giổi xanh, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ
thể mà lựa chọn phương thức trồng cho phù hợp.
3.4.2. Nghiên cứu về phân bón
a) Ảnh hưởng phân bón lót tới tỷ lệ sống rừng trồng Giổi xanh 3 năm tuổi
Bảng 3.12. Ảnh hưởng phân bón lót tới tỷ lệ sống rừng trồng Giổi xanh 3 năm

tuổi
Công thức Tỷ lệ sống (%) S S% Sig F
CT1 90,2 6,4 7,2
0,56
CT2 94,2 5,8 6,1
CT1 92,7 2,4 2,6
CT2 87,5 7,5 8,6
Như vậy, các công thức phân bón lót không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của rừng
trồng Giổi xanh 3 năm tuổi.
b) Ảnh hưởng phân bón lót tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh 3 năm tuổi
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13.
Như vậy, khi trồng rừng Giổi xanh, nên bón lót 1kg phân chuồng (phân gà) hoai
hoặc bón lót 0,2 kg phân vi sinh Sông Gianh, Giổi xanh sinh trưởng tốt hơn.
21
Bảng 3.13. Ảnh hưởng phân bón lót tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh 3 năm
tuổi
Công thức
Đường kính Chiều cao vút ngọn
00
D
(cm) S S% Sig
vnH
(m) S S% Sig
CT1 3,0 0,8 28,2
0,02
1,7 0,6 33,9
0,00
CT2 3,6 1,0 27,2 2,2 0,8 34,0
CT3 3,6 1,0 28,0 2,2 0,7 29,6
CT4 3,2 1,1 35,2 2,0 0,8 39,6

3.5. Đề xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Giổi xanh
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật
trồng và phục hồi rừng bằng cây Giổi xanh như sau:
- Điều kiện gây trồng thích hợp: vùng phân bố tự nhiên của cây Giổi xanh khá
rộng từ vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên đến
Đông Nam bộ, nên có thể gây trồng được ở các vùng sinh thái trên. Đất thích hợp để
gây trồng cây Giổi xanh gồm các loại đất feralit mùn và feralit phát triển trên các loại
đá mẹ: bazan, macma axit, màu vàng đến vàng đỏ và nâu nhạt; tầng đất dày, xốp,
thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nặng, đất chua, còn tính chất đất rừng, hàm
lượng chất hữu cơ tổng số trên 1,6%, có hàm lượng đạm, lân, kali từ nghèo đến giàu, ở
độ cao từ 50-1.350m, độ dốc từ 5-25
0
. Những nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 21,1-
25,4
0
C, trung bình tháng cao nhất từ 25,3-28,7
0
C, trung bình tháng thấp nhất từ 16,4-
22,6
0
C, lượng mưa trung bình năm từ 1.460-2.300mm, độ ẩm không khí trung bình
năm 80-85%, số tháng hạn nhiều nhất là 3 tháng và không có tháng kiệt. Giổi xanh
không những trồng ở rừng nghèo kiệt (IIIa
1
), rừng non phục hồi (IIa, IIb), đất trống
(Ia, Ib, Ic), đất nương rẫy mới bỏ hoang có cây gỗ tái sinh hoặc cây bụi có chiều cao
trên 1m mà còn cả đất rừng trồng.
- Về giống trồng ở các vùng sinh thái chính: khu vực miền núi phía Bắc, có thể
lấy giống tại vườn giống của Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ tại Hoành Bồ
(Quảng Ninh). Khu vực Bắc Trung Bộ có thể lấy giống từ 35 cây trội ở Thường Xuân

(Thanh Hóa) đã được công nhận. Khu vực Tây Nguyên có thể lấy giống từ 25 cây trội
ở K’Bang (Gia Lai) đã được công nhận. Cũng có thể lấy giống từ các cây Giổi xanh ở
rừng tự nhiên, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, bạnh vè thấp, tỷ lệ lợi dụng gỗ
trên 60% và chỉ số chất lượng tổng hợp trên 60.
- Đặc điểm vật hậu: các pha vật hậu của cây Giổi xanh từ ra chồi, ra lá non, ra
nụ, nở hoa, kết quả và quả chín ở các vùng sinh thái có sự khác nhau đáng kể. Do vậy,
thời điểm để thu hái hạt giống phù hợp cũng khác nhau giữa các vùng sinh thái. Vùng
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thường bắt đầu thu hái từ 20 tháng 8 đến 10 tháng 9
(vụ chính) và từ 10 tháng 2 đến 28 tháng 2 (vụ phụ). Vùng Bắc Trung bộ bắt đầu thu
hái từ 10 tháng 9 đến 30 tháng 9 (vụ chính) và từ 15 tháng 2 đến 5 tháng 3 (vụ phụ).
- Về gieo ươm cây con từ hạt: hạt giống sau khi được thu hái, chế biến, làm
sạch rồi đem gieo ngay trong cát ẩm. Trước khi gieo, hạt được xử lý bằng cách ngâm
trong nước ấm có nhiệt độ ban đầu là 4
0
0C trong 10 giờ, vớt ra, rửa sạch rồi mới đem
gieo. Sau 30-35 ngày sẽ cho tỷ lệ nảy mầm đạt tới 82%. Cây con sau khi cấy vào bầu,
định kỳ 15 ngày làm có phá váng và bón thúc bằng cách tưới dung dịch phân gà hoai
pha loãng nồng độ 10% với liều lượng tưới 2 lít/m
2
là tốt nhất.
- Về chế độ che sáng: cây con trong giai đoạn vườn ươm thích hợp với chế độ
che sáng 75%, sau 4 tháng có thể giảm dần xuống 50%, sau 6 tháng có thể giảm dần
22
xuống 25% và sau 8 tháng hoặc trước khi xuất vườn từ 1-2 tháng có thể dỡ bỏ dàn che
hoàn toàn để huấn luyện cây con.
- Về nhân giống sinh dưỡng: để tạo cây con Giổi xanh có chất lượng, duy trì
được tính trạng tốt của cây mẹ, có thể sử dụng nhân giống bằng phương pháp ghép
nêm với gốc ghép trên 9 tháng tuổi, có đường kính từ 0,9-1,2cm và thời vụ ghép vào
vụ xuân (tháng 2-3) là tốt nhất.
- Về kỹ thuật trồng: có thể trồng thuần loài hoặc hỗn loài với các loài cây lá

rộng thường xanh như Phân mã, Re hương, Dẻ gai, Bứa, Côm tầng, Chẹo tía, Nang,
Ngát, Máu chó lá lớn, Chân chim, Trâm, Kha thụ hiếm, Xoay, Kháo, Trồng thuần
loài nơi đất trống mật độ từ 1.100 cây/ha. Có thể trồng theo băng dưới rừng Thông
nhựa và Keo với độ rộng băng chừa 6m, băng chặt 3m hoặc rừng nghèo, nghèo kiệt có
độ tàn che từ 0,2-0,5 với độ rộng băng chừa 3m, băng chặt 6m, nhưng không tốt bằng
trồng theo đám nơi đất trống (diện tích tối thiểu 100m
2
). Mật độ trồng từ 300 – 830
cây/ha. Những nơi đất tốt (hàm lượng chất hữu cơ > 2,3%) không cần bón phân, nơi
đất đã thoái hóa, không còn tính chất đất rừng nên bón lót tối thiểu 1kg phân chuồng
hoai/hố hoặc 0,2kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/hố.
- Về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng:
+ Ở giai đoạn mới trồng: rừng trồng Giổi xanh cần được chăm sóc tối thiểu
trong 3 năm đầu. Năm thứ nhất và thứ hai, Giổi xanh thích hợp với độ tàn che tầng cây
cao từ 0,2-0,5. Năm thứ ba, độ tàn che thích hợp dưới 0,3.
+ Ở giai đoạn rừng non: ở giai đoạn này, cây Giổi xanh sinh trưởng và phát
triển tốt khi được chiếu sáng đầy đủ trên mặt tán, tuy nhiên chúng vẫn có thể tồn tại
dưới tán nhiều loài cây rừng nhưng sinh trưởng rất chậm. Do đó, để rừng Giổi xanh
sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, từ năm thứ 4 trở đi, cần giảm độ tàn che tầng cây
che bóng xuống dưới 0,1 là thích hợp nhất.
+ Đối với giai đoạn rừng sào: biện pháp kỹ thuật hiệu quả nhất là tỉa thưa điều
chỉnh mật độ để tán các cây Giổi xanh không bị che lấp bởi tán cây khác, phát luỗng
dây leo, bụi rậm, mở tán tạo điều kiện để ánh sáng có thể chiếu toàn bộ trên mặt tán
của cây Giổi xanh.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận như sau:
1) Về đặc điểm sinh học
- Cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), là cây gỗ lớn, cao tới 35m, đường
kính tới 100cm. Gốc có bạnh vè. Vỏ màu nâu xám. Lá đơn mọc cách, xoắn ốc, hình

thuôn. Hoa đơn mọc ở nách lá, đầu cành, có búp dạng trứng dài. Bao hoa 9 cái, xếp 3
lớp. Quả kép, bì dày, tâm bì dạng trứng hoặc ô van, mỗi tâm bì có 1-2 hạt. Hạt hình
hình cầu hoặc hình ô van, có chứa tinh dầu, mùi thơm hắc.
- Gỗ Giổi xanh là loại gỗ mịn, màu sắc khá đồng đều, có vân đẹp, khối lượng
thể tích trung bình, tỷ số dãn nở và co rút trung bình, cường độ chịu lực nén dọc tốt,
rất thích hợp dùng để đóng đồ mộc, đồ mỹ nghệ và dùng trong xây dựng.
- Trình tự nucleotide của các mẫu Giổi xanh nghiên cứu ở Gia Lai và Thanh
Hóa có mức độ tương đồng rất cao so với mẫu loài Michelia mediocris Dandy đã công
bố trên Ngân hàng Gen (GenBank) cho vùng gen matK, gen trnH-psbA.
- Giổi xanh một năm có 2 vụ ra hoa và kết quả. Vụ chính ra hoa vào tháng 4-5,
quả chín vào tháng 8-9. Vụ phụ, ra hoa vào tháng 8-9, quả chín vào tháng 2-3. Thời
23
điểm quả chín ở vùng Tây Nguyên sớm hơn vùng Bắc Trung bộ. Chu kỳ sai quả 1-2
năm một lần, và chỉ xảy ra ở từng cây riêng rẽ.
- Giổi xanh có biên độ sinh thái rộng, xuất hiện ở hầu hết các tỉnh trên đất nước
ta từ các tỉnh vùng Tây Nam Bộ. Chúng thường xuất hiện ở nơi có độ cao từ 90-
1.350m, độ dốc dưới 25
0
, nhiệt độ trung bình năm 21,1-25,4
0
C, lượng mưa trung bình
năm từ 1.460-2.300mm, độ ẩm không khí trung bình năm 80-85%, số tháng hạn nhiều
nhất là 3 tháng và không có tháng kiệt. Thích hợp với các loại đất feralit mùn và feralit
phát triển trên các loại đá mẹ: bazan, macma axit, màu vàng đến vàng đỏ và nâu nhạt;
tầng đất dày, xốp, chua, còn tính chất đất rừng.
- Tùy thuộc từng loại rừng, từng vùng sinh thái mà giá trị quan trọng (IV%) của
Giổi xanh biến động lớn từ 0,4 đến 22,2% nhưng Giổi xanh vẫn là loài nằm trong
nhóm 20 loài chiếm ưu thế.
- Cấu trúc các lâm phần có Giổi xanh phân bố tự nhiên thường có nhiều tầng
tán, Giổi xanh tham gia đủ vào các tầng tán, thường tập trung ở tầng ưu thế sinh thái

(A
2
), tầng được chiếu sáng hoàn toàn hoặc một phần trên mặt tán (55,7%). Sinh trưởng
của Giổi xanh có quan hệ chặt, tỷ lệ thuận với chỉ số vị thế tán (R>0,7).
- Hàm Weibull mô phỏng tốt cho phân bố N/D
1,3
và N/H
vn
rừng Giổi xanh ở các
địa điểm nghiên cứu, có dạng phân bố một đỉnh lệch trái hoặc đối xứng. Quan hệ giữa
D
1,3
và H
vn
của Giổi xanh theo dạng phương trình H
vn
=a+ blnD
1,3
là tương đối chặt chẽ
(R = 0,83-0,96). Có thể sử dụng D
1,3
hoặc H
vn
như một nhân tố đại diện cho khả năng
sinh trưởng của Giổi xanh.
- Giổi xanh có khả năng tái sinh tự nhiên khá với nguồn gốc chủ yếu từ hạt. Tỷ
lệ cây tái sinh thấp trung bình dưới 10%. Những lâm phần có độ tàn che trên 0,6 tỷ lệ
cây triển vọng rất thấp.
2) Ảnh hưởng của nhân tố hoàn cảnh đến sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh
- Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của Giổi xanh. Ở tuổi 1-2, độ tàn

che thích hợp cho sinh trưởng của Giổi xanh là 0,2-0,5. Tuổi 3, độ tàn che thích hợp
cho sinh trưởng Giổi xanh nhỏ hơn 0,3. Ở tuổi 4 trở đi, độ tàn che thích hợp cho sinh
trưởng của Giổi xanh nhỏ hơn 0,1.
- Sinh trưởng Giổi xanh 4 năm tuổi phụ thuộc nhiều vào một số nhân tố hoàn
cảnh. Mỗi nhân tố hoàn cảnh thường ảnh hưởng đơn lẻ đến sinh trưởng Giổi xanh ở
các mức độ khác nhau, trong đó ảnh hưởng chặt chẽ nhất là độ xốp, hàm lượng chất
hữu cơ tổng số, độ tàn che tầng cây che bóng và ảnh hưởng yếu nhất là độ dày tầng
đất. Có thể sử dụng các mối quan hệ đơn lẻ giữa sinh trưởng của Giổi xanh 4 năm tuổi
với từng nhân tố hoàn cảnh làm cơ sở phân cấp mức độ thuận lợi của chúng đối với
sinh trưởng của Giổi xanh ở khu vực nghiên cứu.
- 3 nhân tố hoàn cảnh ở khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng nhất tới sinh trưởng
của Giổi xanh 4 năm tuổi và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh
hưởng là độ xốp, hàm lượng chất hữu cơ trong đất, độ tàn che tầng cây cao. Có thể sử
dụng 3 nhân tố này để mô phỏng ảnh hưởng tổng hợp của hoàn cảnh đến sinh trưởng
Giổi xanh 4 năm tuổi theo phương trình:
H
vn
=3,615+0,121xP
0,782
-0,417x(0,538xOM-2,350)
2
-0,816xC với R=0,96
3) Về chọn và khảo nghiệm giống
- Giổi xanh 4 năm tuổi có xuất xứ từ K’Bang (Gia Lai) tỏ ra sinh trưởng tốt hơn
so với xuất xứ Thường Xuân (Thanh Hóa) khi được trồng tại Hoành Bồ (Quảng Ninh).
- Đã chọn được 60 cây trội Giổi xanh trong đó ở Thường Xuân (Thanh Hóa) có
24
35 cây, ở K’Bang (Gia Lai) có 25 cây để cung cấp vật liệu cho nhân giống hữu tính, vô
tính và đã được các cơ quan chức năng công nhận giống. Những cây trội đã chọn đều
có các chỉ tiêu chất lượng khá cao như: bạnh vè thấp, thân thẳng, tròn đều, không xoắn

vặn, không sâu bệnh, cành nhánh nhỏ, góc phân cành lớn. Đặc biệt, chiều cao dưới
cành đều đạt từ 15,5m trở lên, có chỉ tiêu sinh trưởng tốt hơn trung bình quần thể so
sánh về cả đường kính và chiều cao, tỷ lệ lợi dụng gỗ (%H
dc
) lớn hơn 60%, chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp (I
CL
) cũng lớn hơn 60.
- Sau 4 năm kể từ khi trồng, tỷ lệ sống trung bình của 50 gia đình cây trội trong
khảo nghiệm hậu thế đạt 85%. Chiều cao vút ngọn (H
vn
) của các gia đình cây trội trung
bình đạt từ 2,0-3,1m, đường kính gốc (D
1,3
) trung bình cũng đạt từ 3,3 - 4,3cm, đường
kính tán trung bình đạt từ 2,0-2,4cm. Trong đó có 1 số gia đình đã thể hiện rõ tính trội
do bố mẹ di truyền lại cho thế hệ sau như gia đình Gx47, Gx02, Gx04, Gx05.
4) Về biện pháp kỹ thuật trồng rừng Giổi xanh
- Thu hái quả khi vỏ quả chuyển sang màu vàng có chấm đen. Khi đó khối
lượng 1.000 hạt đạt 269g, hàm lượng nước trong hạt đạt từ 28,3-29,8%, tỷ lệ hạt chắc
từ 88- 90%, tỷ lệ nảy mầm sau thu hái đạt 82,0 %.
- Hạt Giổi xanh sau khi tách ra khỏi quả, được xử lý bằng cách ngâm trong
nước ấm có nhiệt độ ban đầu là 40
0
C trong 10 giờ, và đem gieo ngay đạt tỷ lệ nảy
mầm trên 82,4%.
- Ở giai đoạn vườn ươm, tỷ lệ che bóng thích hợp cho cây dưới 4 tháng tuổi là
75%, 6 tháng tuổi là 50%, 8 tháng tuổi là 25%. Định kỳ 15 ngày, bón phân cho cây
con bằng tưới nước phân chuồng hoai (10%) với liều lượng 2 lít/m
2

sẽ cho tỷ lệ sống
cao và khả năng sinh trưởng tốt nhất.
- Sau 4 tháng ghép, sử dụng phương pháp ghép nêm với đường kính gốc ghép
từ 0,9-1,2cm tỏ ra thích hợp, cho tỷ lệ sống, sinh trưởng cao hơn ghép áp.
- Có thể trồng Giổi xanh dưới tán rừng trồng Thông xen Keo hoặc dưới tán
rừng phục hồi nghèo kiệt với độ tàn che ban đầu từ 0,3-0,4, sau 4 năm trồng cho tỷ lệ
sống cao (83,1-91,7%).
- Trồng Giổi xanh theo phương thức trồng dưới tán hoặc làm giàu theo đám
trống tỏ ra tốt hơn so với phương thức trồng dưới tán hoặc làm giàu theo băng, rạch.
- Bón lót bằng bón lót 1kg phân chuồng (phân gà) hoai/hố hoặc 0,2 kg phân vi
sinh Sông Gianh/hố tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) là thích hợp cho Giổi xanh.
5) Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật
chủ yếu từ khâu chọn giống, xác định điều kiện gây trồng đến sản xuất cây giống,
trồng, chăm sóc rừng trồng làm cơ sở cho việc hoàn thiện kỹ thuật gây trồng loài cây
này ở Việt Nam.
2. Tồn tại
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:
- Địa điểm điều tra nghiên cứu, thí nghiệm còn hạn chế.
- Chưa nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng và phát triển cây Giổi xanh
cũng như một số biện pháp kỹ thuật tạo giống và gây trồng khác .
- Thời gian theo dõi còn chưa dài;
- Dự báo hiệu quả kinh tế từ các giải pháp trên còn chưa được nghiên cứu.
3. Kiến nghị
- Các kết quả nghiên cứu của luận án căn cứ trên các thí nghiệm ở Chi Lăng
(Lạng Sơn), Hoành Bồ (Quảng Ninh). Vì vậy, các địa phương có điều kiện tương tự có
25

×