Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề tài: Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.92 KB, 10 trang )

Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Bối cảnh của đề tài:
Vận dụng phương pháp mới, trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học
nói riêng, không chỉ là lĩnh vực tìm hiểu của các nhà nghiên cứu sư phạm, mà mọi
giáo viên không ngừng tự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng trong thực tiễn dạy học bộ
môn, để giúp đào tạo ra những con người có năng lực, có tính sáng tạo và biết vận
dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống, xã hội.
II/ Lí do chọn đề tài:
- Môn Sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về thế giới thực vật, thế nhưng do vị trí
địa lý, đa số các học sinh trường THCS Thành Phố Bến Tre ở nội ô nên việc tiếp xúc,
quan sát môi trường tự nhiên có hạn chế. Do vậy, học sinh ít thấy được sự đa dạng của
Giới thực vật trong tự nhiên, cũng như đặc điểm đặc trưng của các loài thực vật khác
nhau. Dù vậy, việc tìm hiểu, vận dụng, đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu
cần thiết để kích thích các em tích cực tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và giúp các em nhận
biết các loài thực vật trong tự nhiên, vận dụng tìm ra kiến thức mới của bài học. Từ đó
giúp các em tự tin trong học tập, hoạt động và đạt kết quả học tập cao hơn.
- Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thực vật xung quanh, cũng giúp các em nhận thức
rõ, để học tốt môn sinh học, cần có sự quan sát tự nhiên một cách khoa học, kết hợp
với kiến thức sách giáo khoa, sự hướng dẫn của giáo viên, cùng sự tích cực tham gia
các hoạt động học tập. Do đó tôi chọn đề tài “Làm thế nào để học sinh tích cực hơn
trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy
học”.
1
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận:
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định
số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã


nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Năm học 2009 – 2010, là năm tiếp tục thực hiện việc “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị với
yêu cầu đặc thù của ngành là gắn chặt với các cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận
động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II/ Thực trạng của vấn đề:
Môn sinh học lớp 6 chủ yếu tìm hiểu giới thực vật, các quá trình sinh lý ở thực
vật.
Sinh học là môn học nghiên cứu sinh vật trong tự nhiên, kiến thức sinh học vừa
có ở kênh chữ, vừa có ở kênh hình và vật mẫu thật. Do đó, dạy học sinh học không thể
không có tranh ảnh, vật mẫu, thí nghiệm và thực hành. Thực tế, khi học sinh học 6,
các em có suy nghĩ đó là môn học bài, dễ dàng học thuộc lòng nhưng không phải như
vậy. Nếu các em không biết vận dụng, biết quan sát thực tiễn, vật mẫu, tranh, hình thì
các em không học tập tốt được.
2
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
Mặt khác, học sinh cũng thường nhận dạng sai các loài thực vật trong tự nhiên,
thậm chí cả ở những thực vật các em dùng hàng ngày, ví dụ các em nhiều lần thấy củ
khoai lang nhưng không biết cây khoai lang như thế nào. Hoặc các em cho lá me có
cách mọc đối trong khí đó chỉ các lá chét của nó mới mọc đối, nhầm cây một lá mầm,
cây hai lá mầm, cây có hoa, cây không có hoa,
Đối với việc thực hiện yêu cầu của giáo viên, về chuẩn bị vật mẫu học tập, thì
nhiều học sinh chuẩn bị vật mẫu cho có hay để được điểm cộng và không bị thầy cô
nhắc nhở. Các em lấy mẫu thật nhiều, nhưng không lưu ý đến yêu cầu cần thiết khi

chuẩn bị mẫu để học. Ví dụ yêu cầu quan sát rễ cây, nhưng các em chỉ chuẩn bị mẫu
lá. Học về các loại quả nhưng các em chỉ mang đến lớp các quả để ăn,
Đối với việc quan sát đồ dùng học tập: Các em có thói quen quan sát đồ dùng
dạy học, tranh ảnh hay vật mẫu một cách qua loa, chiếu lệ. Các em không tư duy, so
sánh hay đối chiếu, không tự tìm tòi mà chỉ dựa vào thông tin sách giáo khoa, cứ cho
rằng ngày nào các em cũng thấy chúng, nhưng không biết rằng giới tự nhiên, luôn
chứa đựng những điều kỳ thú cần các em khám phá như: Tại sao có màu sắc khác
nhau ở các mặt của lá? Gân lá có đặc điểm gì? Cấu tạo trong thân cây non có gì khác
thân cây gỗ già? Các bó mạch ở thân cây 1 lá mầm và 2 lá mầm?
Đối với kỹ năng hoạt động nhóm: Các em chưa thật sự tích cực và có kỹ năng
hoạt động theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tìm tòi, nghiên cứu kiến
thức trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên.
III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Biện pháp chung:
- Môn sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng, thì việc giáo viên sử dụng vật
mẫu thật, tranh ảnh, mô hình,…. vừa có tác dụng trực quan hóa các nội dung kiến
thức, vừa mang tính minh họa, vừa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh
và giúp học sinh tham gia tích cực hơn trong giờ học. Học sinh sử dụng tốt các
3
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
phương tiện trực quan, là cơ sở để hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu
khoa học cho các em, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh khả năng tìm tòi, phát hiện
kiến thức.
- Để giúp học sinh khai thác tri thức sinh học, từ vật mẫu thật hay tranh ảnh
trong sách giáo khoa, thì học sinh phải có kiến thức, kỹ năng về thu thập vật mẫu,
nghiên cứu tranh ảnh, mô hình. Biết quan sát, tìm và phát hiện ra kiến thức mới thông
qua vật mẫu thật, tranh ảnh, mô hình
2. Biện pháp cụ thể:
- Giáo viên cần khuyến khích, động viên, kích thích óc tìm tòi, quan sát, tạo

hứng thú trong việc tìm kiến thức thông qua chuẩn bị vật mẫu thật, tranh ảnh hay tư
liệu cho tiết học bằng cách:
* Giới thiệu chủ đề cho tiết học sắp tới. Cung cấp cho các em các gợi ý cần thiết
để các em vận dụng trong sưu tầm hoặc lựa chọn vật mẫu phù hợp bài học.
* Nêu cụ thể một số loài thực vật cần tìm hiểu theo sách giáo khoa hoặc theo ý
kiến cá nhân học sinh nhưng phù hợp chủ đề sắp học.
* Yêu cầu các em nắm đặc điểm của mỗi loài qua quan sát thực tế, nghiên cứu
sách giáo khoa, qua hoạt động nhóm và thông tin từ gia đình, bạn bè, tên các
thực vật gọi theo địa phương, đặc điểm cơ bản của các dạng thân, kiểu rễ, có
hay không có hoa, lá đơn hay kép, kiểu xếp lá,
* Giới thiệu hình ảnh hay tiêu bản vật mẫu mà giáo viên hoặc học sinh các năm
học trước đã hoàn thành, để học sinh chủ động trong việc tìm hiểu thiên nhiên,
nghiên cứu các loại thực vật.
* Giờ học giáo viên chú ý tối đa tới việc sử dụng có hiệu quả các vật mẫu, các
giáo cụ trực quan, đưa vật mẫu nào vào lúc nào để học sinh thấy được sự đóng
góp của mình cho bài học và tạo sự hứng thú, sinh động trong giờ học và giúp
các học sinh khác biết được về các kiến thức cơ bản thông qua các vật mẫu thật.
4
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
* Học sinh sưu tầm, tìm được vật mẫu, làm được thí nghiệm tốt phù hợp nội
dung bài và có giá trị trực quan tốt, giáo viên cần khen ngợi và động viên tinh
thần tham gia tích cực trong giờ học của học sinh hay nhóm bằng cách ghi điểm
cộng. Nhóm hay học sinh chưa làm tốt có nhắc nhở, phê bình, giúp phát huy
tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học và học sinh tự tin hơn, hứng
thú hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sinh học.
3. Ứng dụng biện pháp trong giảng dạy:
a) Đối với việc chuẩn bị vật mẫu:
Ví dụ
1

: Bài 9 “Các loại rễ, các miền của rễ”. Học sinh cần chuẩn bị được vật
mẫu thật hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. Để giúp học sinh chuẩn bị tốt, giáo viên
cần yêu cầu cụ thể mẫu cây lúa, cây lục bình, cây chanh hay nhãn, bưởi con, có đủ
rễ và đã rửa sạch, như thế các em sẽ dễ quan sát và so sánh hai loại rễ  đặc điểm và
tên cây có loại rễ đó.
Cũng cần phân công học sinh gieo một số hạt đậu hay để củ hành nơi ẩm để
quan sát các miền của rễ.
Ví dụ
2
: Bài 13 “ Cấu tạo ngoài của thân” , các em cần chuẩn bị đủ các dạng
thân chính: thân đứng, thân leo, thân bò và cần có đầy đủ các bộ phận của thân như:
thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (chồi hoa, chồi lá). Lưu ý lấy các mẫu dễ quan
sát như ở hoa mai, bông bụt,
Tuy nhiên khi lấy vật mẫu chú ý kích thước cây, cành phù hợp và có ý thức bảo
vệ thực vật, cảnh quan như lấy những cành cần tỉa thưa cho cây phát triển tốt  kích
thích học sinh phát huy tính sáng tạo và óc quan sát tìm tòi.
b) Việc sử dụng vật mẫu trong giờ học: Trước hết hướng dẫn học sinh quan sát
vật mẫu, đối chiếu ghi chú sách giáo khoa, tìm hiểu các kiến thức liên quan, thông qua
các câu hỏi gợi ý hay lệnh sách giáo khoa, tiếp theo trình bày các ý kiến nhận xét cá
5
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
nhân hay nhóm trên vật mẫu thật, tranh ảnh hay mô hình, thí nghiệm nhằm tìm ra và
nắm chắc điểm chủ yếu của kiến thức cần đạt.
Ví dụ : Bài 42 “Lớp Hai lá mầm, lớp Một lá mầm”
Phần chuẩn bị vật mẫu: sau bài 41, giáo viên hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị vật
mẫu cho bài 42. Lưu ý học sinh lấy mẫu có đủ rễ, thân, lá, hoa, quả càng tốt. Lấy mẫu
các các cây mọc dại hoặc nhà trồng trên cơ sở tỉa thưa hay có thể xin từ nhà người
quen hoặc lấy mẫu từ rau ăn mua ở chợ.
Trong giờ học: giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị mẫu, hướng dẫn các em thực

vật Hạt kín được chia làm hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Vậy thực vật
trong hai lớp này khác nhau như thế nào? Để phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm
nào?
Trước hết cho học sinh dựa trên vật mẫu nhắc lại các kiến thức đã học về kiểu
rễ, dạng thân, kiểu gân lá của một số thực vật các em mang đến lớp.
Kết hợp giữa vật mẫu thật, kênh hình, kênh chữ sách giáo khoa, cho học sinh
tìm các đặc điểm, phân biệt cây thuộc hai lớp trên theo nhóm và cho các đại diện
nhóm, trình bày trên vật mẫu theo gợi ý của sách giáo khoa  các đặc điểm phân biệt
cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm theo kiểu rễ, gân lá, số cánh hoa,
Để giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, giáo viên cho các em hoạt động độc
lập hay nhóm để chia các vật mẫu vào hai nhóm cây. Cũng có thể thực hiện hoạt động
này dưới dạng trò chơi tiếp sức, sau đó cho học sinh nêu lại kiến thức vừa ghi nhận
trên vật mẫu đã chọn, các học sinh khác nhận xét, giáo viên ghi điểm nhóm làm tốt 
học sinh hoạt động tích cực và ghi nhớ kiến thức cơ bản tốt hơn.
Cho bài tập trắc nghiệm, bài tập dựa trên các vật mẫu được học sinh thu thập và
bổ sung thêm các thực vật mà các em thường gặp nơi ở hay sân trường  lưu ý các
cách phân biệt nhanh hai lớp dựa vào đặc điểm bên ngoài như dạng thân, gân lá, cánh
6
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
hoa và cần kết hợp nhiều đặc điểm phân biệt, chứ không chỉ lấy riêng một đặc điểm
nào do sự đa dạng của thực vật Hạt kín.
IV/ Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
- Qua vận dụng đề tài “Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ
môn Sinh học 6 thông qua việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học”, tôi nhận thấy
năm học 2009 – 2010, kỹ năng quan sát, tìm và phát hiện ra kiến thức mới “ẩn” trong
vật mẫu thật, tranh ảnh, mô hình của học sinh có nhiều tiến bộ đáng kể:
+ Học sinh thực hiện thuần thục các thao tác và trình bày lưu loát, chính xác
các kiến thức cần đạt trên tranh, mô hình hay vật mẫu thật.
+ Học sinh biết tìm ra kiến thức chủ yếu qua phân tích các chi tiết của sự vật,

hiện tượng xác lập mối quan hệ biện chứng, như từ đặc điểm cụ thể vật mẫu, mô hình,
tranh, khái quát được các kiến thức cơ bản cần học. Từ đó khắc sâu được kiến thức
hơn cho học sinh, giúp học sinh làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao.
+ Tạo niềm say mê, tìm tòi ham thích học môn sinh học hơn và làm cơ sở cho
việc học tập tốt môn sinh học ở các lớp trên.
- Đối với giáo viên: muốn giảng dạy đạt kết quả cao, bản thân luôn tự học,
nghiên cứu tài liệu tập huấn giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới
đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở môn sinh học, tìm tài liệu trên
internet , tự bổ sung kiến thức chuyên môn cho mình, đầu tư nhiều trong quá trình
soạn giảng và sử dụng đồ dùng dạy học đầy đủ, đúng, thích hợp trong một tiết dạy .
PHẦN KẾT LUẬN
I/ Những bài học kinh nghiệm.
7
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
Qua quá trình giảng dạy, vận dụng đề tài “Làm thế nào để học sinh tích cực
hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy
học”, bản thân rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tập trung vào bài học, chuẩn bị tốt
các hoạt động về nhà, tranh ảnh, vật mẫu liên quan đến bài. Cùng sự hướng dẫn của
giáo viên và không khí thoái mái của lớp học, học sinh cảm thấy hứng thú, tự tin khi
trình bày trước đám đông, nhất là học sinh tìm được vật mẫu tốt, hiếm (dây tơ hồng,
rễ cây bần, địa y hình cành, tầm gửi, …)
- Đa số bài trong chương trình sinh học 6 đều có chuẩn bị vật mẫu: các loại rễ -
các miền của rễ, rễ biến dạng, cấu tạo ngoài của thân, thân dài ra do đâu, cấu tạo ngoài
của lá, …các em có thể giữ lại mẫu để làm tập bách thảo, chuẩn bị cho việc tìm hiểu
thiên nhiên và thực hành cuối năm học.
- Giáo viên cần luôn khuyến khích, động viên các em khi trình bày trước lớp,
rèn kỹ năng vận dụng ngôn ngữ, biết sắp xếp hợp lí, khoa học các vật mẫu sưu tầm
được, nắm bài và vận dụng tốt kiến thức vào bài mới cũng như trong đời sống một

cách linh hoạt.
- Giáo viên cần luôn cập nhật kiến thức, tự tìm tòi các tư liệu mới, nghiên cứu,
ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, có tinh thần cầu tiến, học hỏi các kinh
nghiệm từ đồng nghiệp và cần luôn kiên nhẫn trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
học tập.
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Giúp học sinh có ý thức chủ động trong việc tìm ra kiến thức mới từ việc
chuẩn bị vật mẫu học tập, đến kỹ năng nắm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, say mê nghiên cứu khoa học, lòng yêu quí và bảo
vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống.
8
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
- Nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
III/ Khả năng ứng dụng triển khai:
- Qua thời gian ứng dụng đề tài “Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong
học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học”. Tôi
nhận thấy đa số học sinh lớp 6 có nhiều tiến bộ trong học tập, yêu thích học tập bộ
môn, nhận dạng được các loài thực vật thường gặp và biết sắp xếp chúng theo đặc
điểm đặc trưng từng loại.
- Các em biết cách chuẩn bị vật mẫu, nghiên cứu các kiến thức cần tìm hiểu và
giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa chính xác. Từ đó, các em tự bổ sung kiến
thức cho mình và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Cũng như các em tự tin hơn
trong học tập, nắm chắc hơn kiến thức cần đạt của bài học.
Ngoài ra, đặc thù của môn sinh học 6 nói riêng và sinh học nói chung là khoa
học thực nghiệm và chủ yếu thông qua quan sát tranh ảnh, vật mẫu, thực hành, thí
nghiệm để tìm ra kiến thức và vận dụng trong thực tế đời sống, nên việc nghiên cứu
tính tích cực của học sinh trong việc chuẩn bị vật mẫu học tập sẽ góp phần nâng chất
lượng môn sinh học ngày càng cao hơn.

9
Làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học 6 thông qua
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học
10

×