Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh sông gianh trên một số giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2013 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





TRẤN THỊ PHƯƠNG LAN







NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH SÔNG
GIANH TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LẠC TRONG ÐIỀU KIỆN
VỤ XUÂN 2013 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRẤN THỊ PHƯƠNG LAN




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH SÔNG
GIANH TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LẠC TRONG ÐIỀU KIỆN
VỤ XUÂN 2013 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. VŨ ðÌNH CHÍNH
2. TS. TRẦN THỊ TRƯỜNG






HÀ NỘI - 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho công việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn


Trần Thị Phương Lan
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

LỜI CẢM ƠN

Có ñược kết quả nghiên cứu này, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc ñến:
TS. Vũ ðính Chính, người ñã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
ñiều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện ñề tài nghiên cứu
và hoàn chỉnh luận văn này.
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Cây Công nghiệp, Khoa Nông học,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, luôn giúp ñỡ và có những góp ý sâu
sắc trong thời gian tôi học tập và thực hiện ñề tài.
Các bạn sinh viên, những người ñã luôn tích cực cùng tôi tham gia, tiến
hành thực hiện ñề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia ñình ñã
ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.


Tác giả luận văn



Trấn Thị Phương Lan






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục từ viết tắt viii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình xi
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích yêu cầu của ñề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tình hình nghiên cứu về giống lạc trên thế giới và ở Việt Nam. 4
2.1.1 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới 4
2.1.2 Tình hình nghiên cứu giống lạc ở Việt Nam 5

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 12
2.3 Một số kết quả nghiên cứu dinh dưỡng về cây lạc 15
2.4 Tình hình nghiên cứu Phân bón trên Thế giới và Việt Nam 20
2.4.1 Một số kết quả nghiên cứu về bón phân trên thế giới 20
2.4.2 Một số kết quả nghiên cứu phân bón tại Việt Nam 22
2.5 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân vi sinh trên thế giới và Việt
Nam
24
2.5.1 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân vi sinh trên thế giới
24
2.5.2 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân vi sinh Việt Nam 25

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

2.6 Xu hướng phát triển phân bón vi sinh trong sản xuất nông nghiệp 28
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Vât liệu nghiên cứu 30
3.2 Nội dung nghiên cứu 31
3.3 Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của
một số giống lạc trong ñiều kiện vụ xuân trên ñất Gia Lâm – Hà Nội. 31
3.3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Vi sinh Sông
Gianh ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất của 2 giống lạc L14
và TB25 trong ñiều kiện vụ xuân. 32
3.4 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 33
3.4.1 Thời vụ và mật ñộ 33
3.4. Phương pháp bón phân 33

3.4.3 Chăm sóc 33
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi (theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT) 33
3.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển: 33
3.5.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 34
3.5.3 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh 35
3.5.4 Phân tích ñất thí nghiệm 36
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 36
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số giống lạc trong ñiều kiện vụ xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 37
4.1.1 Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc ở vụ xuân 2013 tại
Gia Lâm – Hà Nội 37
4.1.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lạc thí nghiệm
ở vụ xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 39

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

4.1.3 Khả năng hình thành cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 của các
giống lạc ở vụ xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 41
4.1.4 Chỉ số diện tích lá của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân 2013 tại
Gia Lâm – Hà Nội 43
4.1.5 Chỉ số SPAD 44
4.1.6 Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc ở vụ xuân 2013
tại Gia Lâm – Hà Nội 46
4.1.7 Khả năng tích luỹ chất khô của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân
2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 48
4.1.8 Mức ñộ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lạc thí nghiệm ở vụ
xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 49

4.1.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm ở vụ
xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 51
4.1.10 Năng suất của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân 2013 tại Gia
Lâm – Hà Nội 53
4.2 Ảnh hưởng của phân bón vi sinh Sông Gianh ñến khả năng sinh
trưởng, phát triển của giống lạc L14, TB25 trong ñiều kiện vụ
xuân 2013 tại Gia Lâm - Hà Nội 55
4.2.1 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của hai giống lạc L14, TB25
ở các công thức sử dụng phân bón vi sinh Sông Gianh khác nhau
vụ xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 55
4.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
thời gian các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc 57
4.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
chỉ số diện tích lá của các giống lạc 58
4.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
chỉ số diệp lục (chỉ số SPAD) của các giống lạc 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

4.2.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
ñộng thái tích lũy chất khô của các giống lạc 62
4.2.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc 64
4.2.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc 66
4.2.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
năng suất của các giống Lạc 68
4.2.9 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến
hiệu quả kinh tế của các giống lạc 70

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 72
5.1 Kết luận 72
5.2 ðề nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 81



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Từ viết ñầy ñủ
CS

Cộng sự
FAO Tổ chức lương thực thế giới
LAI Chỉ số diện tích lá
ðVT ðơn vị tính
NXB Nhà xuất bản
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
N ðạm
ð/c ðối chứng
TN Thí nghiệm
CT Công thức













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới giai ñoạn 2006 –
2012 9

2.2 Sản xuất lạc của một số nước những năm gần ñây 10

2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Việt Nam giai ñoạn từ
năm 2008 - 2012 14

4.1 Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các giống lạc ở vụ
xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 38

4.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc ở
vụ xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 40


4.3 Khả năng hình thành cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 của các
giống lạc ở vụ xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 42

4.4 Chỉ số diện tích lá của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân 2013 tại
Gia Lâm – Hà Nội 43

4.5 Chỉ số diệp lục của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân 2013 tại Gia
Lâm – Hà Nội 45

4.6 Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc ở vụ xuân 2013 tại
Gia Lâm – Hà Nội 47

4.7 Khả năng tích luỹ chất khô của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân
2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 48

4.8 Mức ñộ nhiễm sâu, bệnh hại giai ñoạn ra hoa rộ (55 ngày sau
gieo) của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân 2013 tại Gia Lâm –
Hà Nội 50

4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm ở vụ
xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 52


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
x

4.10 Năng suất của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân 2013 tại Gia
Lâm – Hà Nội 54


4.11 ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc ở
vụ xuân 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội 56

4.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh
ñến thời gian các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống
Lạc (ngày) 57

4.13 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh
ñến chỉ số diện tích lá của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân 2013
tại Gia Lâm – Hà Nội 59

4.14 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Sông
Gianh ñến chỉ số diệp lục (chỉ số SPAD) của các giống lạc 61

4.15 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Sông
Gianh ñến khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc (g/cây) 63

4.16 Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc ở vụ xuân 2013 tại
Gia Lâm – Hà Nội 65

4.17 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Sông
Gianh ñến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc 67

4.18 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Sông
Gianh ñến năng suất của các giống Lạc 69

4.19 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Sông
Gianh ñến hiệu quả kinh tế của các giống lạc (tính cho 1 ha) (triệu
ñồng) 70




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xi

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

4.1 ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc ở
vụ xuân 2013 tại Gia lâm – Hà Nội 40
4.2 Năng suất của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân 2013 tại Gia
Lâm – Hà Nội 54





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị
dinh dưỡng cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Cây lạc chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thế giới ñược gieo trồng với diện tích lớn phân bố trên
100 các quốc gia khác nhau, hạt lạc chứa 22- 26% prôtêin và 45- 50% lipít là
nguồn bổ sung ñạm, chất béo quan trọng cho con người, hạt lạc ñược sử dụng

rất rộng rãi ñể làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Với những giá
trị to lớn về dinh dưỡng cho con người và vật nuôi, ñồng thời là nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp khác nhau ñã thúc ñẩy nhu cầu sử dụng và tiêu thụ
lạc ngày càng tăng, làm cho cây lạc trở thành cây trồng quan trọng trong hệ
thống luân canh cây trồng.
Bên cạnh những giá trị sử dụng ñó, cây lạc có tác dụng cải tạo ñất rất
tốt nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn cố ñịnh ñạm với hệ thống nốt sần ở hệ rễ
ñiều ñó làm cho quy mô sản xuất cây lạc không ngừng ñược mở rộng ở các
quốc gia trên thế giới.
Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, sản xuất lạc ở nhiều nước trên thế
giới ñã ñạt ñược những thành tựu to lớn. Bí quyết thành công trong chiến lược
phát triển sản xuất lạc của các quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành
tựu khoa học công nghệ mới trên ñồng ruộng của nông dân. Trong những năm
gần ñây, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống mới và kỹ thuật thâm canh
phù hợp ñã làm tăng năng suất cây lạc lên tới 30- 40%.
Theo các nhà khoa học ñã khẳng ñịnh một trong những nguyên nhân
làm hạn chế năng suất lạc là do chưa áp dụng ñồng bộ các biện pháp kỹ thuật
và chưa khai thác, tận dụng hết tiềm năng ñể tăng năng suất và sản lượng lạc.
Năng suất giữa các vùng, quốc gia và lãnh thổ còn có sự chênh lệch lớn, năng
suất giữa thí nghiệm và thực tiễn sản xuất của nông dân còn cách biệt khá xa.
Vì vậy việc tập trung nghiên cứu tìm ra các giống có năng suất chất lượng cao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

và biện pháp thâm canh thích hợp ñể nâng cao năng suất lạc là ñòi hỏi cấp
bách, trong sản xuất hiện nay.
Mặt khác do ñặc tính ưu việt của phân bón vi sinh cung cấp mùn hữu
cơ ñã ñược hoạt hoá, các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, các tập ñoàn Vi
sinh vật hữu ích giúp cải tạo và tăng ñộ phì nhiêu cho ñất làm cân bằng hệ

sinh thái ñồng ruộng, bảo vệ môi trường, giúp cây trồng hấp thu nhanh các
chất dinh dưỡng, nhận thức ñược ñiều ñó nên bà con nông dân ñang sử dụng
phân bón vi sinh thay thế dần cho phân chuồng. Xuất phát từ các yêu cầu thực
tiễn ñó chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ Vi sinh Sông Gianh trên
một số giống lạc trong ñiều kiện vụ xuân tại Gia Lâm – Hà Nội”
1.2. Mục ñích yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu ñề tài nhằm xác ñịnh ñược một số giống lạc cho năng suất
cao và liều lượng phân bón hữu cơ Vi sinh Sông Gianh phù hợp trong ñiều
kiện vụ xuân tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số
giống lạc trong ñiều kiện vụ xuân tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón hữu cơ Vi sinh Sông
Gainh ñến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng
suất ñối vời hai giống lạc L14 và giống lạc TB25.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh cơ sở khoa học một số giống lạc có năng suất cao. ðánh giá
và xác ñịnh liều lượng phân bón vi sinh thích hợp cho một số giống lạc trong
ñiều kiện vụ xuân tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
cây lạc phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu chỉ ñạo sản xuất tại Gia
Lâm – Hà Nội nói riêng và vùng ðồng Bằng Sông Hồng nói chung.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.

- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ góp phần chọn lọc một số giống lạc cho
năng suất cao trồng phù hợp tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Xác ñịnh mức phân bón phù hợp góp phần bổ sung hoàn thiện quy
trình thâm canh lạc và thúc ñẩy việc mở rộng diện tích sản xuất lạc tại Gia
Lâm – Hà Nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu về giống lạc trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới
Giống là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng và sản lượng lạc. Do ñó từ nhiều năm qua, các Quốc
gia, các nhà khoa học trên thế giới ñã ñặc biệt quan tâm ñến chương trình
chọn tạo giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu cao
phục vụ cho sản xuất.
Viện Nghiên cứu Cây trồng vùng nhiệt ñới bán khô hạn (ICRISAT) là
cơ sở nghiên cứu giống lớn nhất về các loại cây trồng nói chung và cây lạc
nói riêng. Tính ñến năm 1993, ICRISAT ñã thu thập ñược 13.915 lượt mẫu
giống lạc từ 89 nước trên thế giới. Trong ñó, từ châu Phi là 4.078 mẫu, châu
Á 4.609, châu Âu 53, châu Mỹ là 3.905, châu Úc và châu ðại dương 59, còn
1.245 mẫu giống chưa rõ nguồn gốc. ðặc biệt, ICRISAT ñã thu thập ñược
301 lượt mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis, ñây là nguồn gen có giá
trị cao trong công tác cải tiến giống theo hướng chống bệnh và chống chịu với
ñiều kiện ngoại cảnh bất thuận (Mengesha M.H, 1993) [38].
ICRISAT ñã chọn ñược nhiều giống lạc mới có năng suất cao như:
ICGV - SM 83005 (Nigam S.N et al, 1998) [39], ICGV88438, ICGV89214,
ICGV91098 (Hadjichristodoulou A et al, 1997) [35], và các giống lạc chín

sớm ICGV 86105 (Nigam S.N et al, 1995) [39], ICGS (E) 52, ICGV 86062
Ở Trung Quốc, việc cải tiến giống ñã ñóng góp một phần rất lớn cho
việc tăng sản lượng lạc. Hơn 200 giống có năng suất cao ñã ñược phát triển
và phổ biến cho sản xuất, trong số ñó những giống có năng suất cao là
Haihua1, Xuzhou 68-4, Hua 37, Luhua 9,11,14, 8130…, tiềm năng năng
suất của mỗi giống tới 7,5 tấn/ha.
Ấn ðộ ñã lai tạo và chọn lọc ñược các giống lạc thương mại mang tính
ñặc trưng cho từng vùng, thích nghi từng ñiều kiều kiện sinh thái cụ thể. Mỗi
bang của Ấn ðộ trồng các giống khác nhau. Tại Bang Andhra Pradessh, trồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

giống Kadiri-2, giống Karidi-3, chiều cao cây 23-28 cm, thời gian sinh trưởng
115-120 ngày, hạt chứa 43,7% dầu, tỷ lệ nhân 76%. Bang Gujarat, trồng
giống GAUG-1, dạng cây ñứng, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thích ứng
trong ñiều kiện canh tác nước trời. Bang Haryana, trồng giống MH, dạng thân
ñứng, lá màu xanh tối, thời gian sinh trưởng 105-110 ngày. Bang Uttar
Pradesh, trồng giống T-28, dạng thân bò, lá xanh ñen, hạt chứa 48% dầu,
năng suất cao. Giống Kaushal, dạng thân ñứng, lá màu xanh tối, thời gian sinh
trưởng 108 ñến 112 ngày, năng suất cao, tỷ lệ nhân 72% [33].
Ở Mỹ, các nhà khoa học không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống và
ñã tạo ñược nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng
sâu bệnh hại phục vụ sản xuất, ñiển hình như các giống: F2 VA93B, VGP9,
VGS1, VGS2((Groundnut) [34]….
Australia ñã thu thập ñược 12.160 lượt mẫu giống từ nhiều nước trên thế
giới như châu Phi, Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, châu ðại Dương.
Hầu hết các mẫu giống ñều thuộc 2 kiểu phân cành liên tục và xen kẽ, theo FAO,
2013,[31].
Philipin ñã ñưa vào sản xuất nhiều giống như UPLP n6, UPLP n8

và BPIP n8 có kích thước hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt, bệnh ñốm lá.
Thái Lan cũng ñã chọn tạo và ñưa vào sản xuất các giống lạc có ñặc
tính năng suất cao, chín sớm, chịu hạn, kháng bệnh ñốm lá, gỉ sắt có kích
thước hạt lớn như: Khon Kean 60-3; Khon Kean 60-2; Khon Kean 60-1 và
Tainan 9 (Sanun Joglog và CS., 1996) [43].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu giống lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác thu thập và bảo tồn những nguồn gen quý phục vụ
cho công tác chọn tạo giống lạc ñang ñược quan tâm nhiều. Từ những năm
1980, Trung tâm Giống cây trồng Việt Xô -Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam (VKHKTNNVN) ñã tiến hành thu thập có hệ thống và nhập
nội nguồn vật liệu từ nước ngoài. Số lượng mẫu giống lạc thu thập và nhập
nội ñó lớn tới 1.271 mẫu, trong ñó gồm 100 giống ñịa phương và 1.171 giống
nhập từ 40 nước trên thế giới (Ngô Thế Dân, 2000) [7].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

* Thu thập và bảo quản nguồn gen
ðể phục vụ công tác chọn tạo giống, việc thu thập và bảo quản nguồn gen
ñã ñược các nhà khoa học quan tâm và thực hiện. Hơn hai thập kỷ qua (1980-
2005), Việt Nam ñã nhập nội nhiều giống lạc từ nhiều nguồn khác nhau trên thế
giới thập kỷ 80 nhập 1271 mẫu giống, thập kỷ 90 nhập 1894 mẫu giống, từ năm
2002 - 2005 nhập 428 mẫu giống. Trên cơ sở các nguồn gen lạc thu thập, các
nhà chọn tạo giống Việt Nam ñã tập trung chọn tạo hướng theo các mục tiêu:
- Giống lạc năng suất cao;
- Thích hợp cho từng vùng sinh thái;
- Thời gian sinh trưởng ngắn chủ yếu chọn tạo giống có thời gian sinh
trưởng ngắn phù hợp với các công thức luân canh cây trồng và yêu cầu mùa vụ.
- Có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
- Tỉ lệ nhân và hàm lượng dầu cao dùng ñể xuất khẩu [7].

Công tác chọn tạo giống ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các mục tiêu:
năng suất cao, thích ứng rộng, chống chịu sâu, bệnh hại, thời gian sinh trưởng
khác nhau phù hợp với các công thức luân canh cây trồng, giống có chất lượng
cao phục vụ xuất khẩu.
Từ năm 1974, bộ môn Cây Công nghiệp - Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội bắt ñầu nghiên cứu chọn tạo giống lạc bằng phương pháp lai
hữu tính và phương pháp ñột biến phóng xạ.
Các giống ñược chọn tạo bằng phương pháp ñột biến: Từ giống Bachsa,
sử dụng phương pháp ñột biến phóng xạ tạo ra giống B5000 có hạt to, vỏ lụa
màu hồng, năng suất cao và ổn ñịnh (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn và CS.,
1996) [11]. Từ 1986 ñến 1990, Viện KHNN Miền Nam ñã xử lí ñột biến 3
giống: Lì, Bạch Sa 77, Trạm Xuyên và chọn ñược các dòng triển vọng là:
L15-2-1, L25-4-1, TX15-1-2, TX 10-7-2BS 1-1-1. Giống 4329 ñược chọn tạo
từ xử lý ñột biến giống Hoa 17, giống có nguồn gốc Trung Quốc, có thời gian
sinh trưởng 130-140 ngày, năng suất ñạt trên 20 tạ/ha, tỷ lệ hạt cao.
Các giống ñược chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính: Giống lạc Sen
lai 75/23 ñược chọn tạo từ việc lai hữu tính 2 giống Mộc Châu trắng và Trạm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

Xuyên, có năng suất cao, sinh trưởng khỏe, vỏ lạc màu hồng, hạt to phù hợp
xuất khẩu (Lê Song Dự và CS, 1991). Giống L12 ñược chọn tạo từ tổ hợp
lai giữa V79 và ICGV 87157, có năng suất trung bình là 30 tạ/ha, chịu hạn
khá, nhiễm trung bình một số bệnh như ñốm nâu, ñốm ñen, gỉ sắt, khối
lượng 100 hạt 50-60 g (Nguyễn Văn Thắng và CS, 2002) [24].
Giai ñoạn 1996 - 2004 chương trình giống Quốc gia ñã chọn tạo ñược
16 giống lạc, trong ñó các giống lạc có năng suất vượt trội là L18, L14; giống
có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn năng suất khá MD7, giống chất
lượng cao L08, giống chịu hạn L12 hiện ñang phát triển mạnh ở các tỉnh Phía

Bắc. Các giống lạc VD1, VD2 năng suất cao hơn Lỳ ñịa phương, phù hợp cho
các tỉnh phía Nam (Trần ðình Long, CS., 2005) [19].
Một số giống tiến bộ kỹ thuật ñiển hình ñang trồng phổ biến ngoài sản
xuất trên cả nước:
Giống L02: Năng suất trung bình ñạt 35 tạ/ha, trong ñiều kiện thâm canh
tốt, năng suất có thể ñạt tới 50 tạ/ha, kháng khá với bệnh gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn.
Giống MD7: Là giống có tính thích ứng rộng, trồng thuần hay trồng
xen ñều có năng suất, trung bình ñạt 35 tạ/ha, kháng bệnh héo xanh rất cao
hiện ñược trồng phổ biến ở nhiều vùng sinh thái của nước ta [18].
Giống L18: Nhập nội từ Trung Quốc năm 1995, ñược ñưa vào trồng
ở Nghệ An từ vụ Hè thu năm 2000. Thời gian sinh trưởng của giống 115 -
120 ngày. Cây cao 45 - 50 cm, năng suất quả 32 - 35 tạ/ha. Khối lượng 100
hạt 60 gam, khối lượng 100 quả 163,5 gam, vỏ lụa màu hồng sáng. Giống
chịu thâm canh, chống bệnh gỉ sắt, ñốm lá tương ñối khá. Là một trong
những giống triển vọng theo hướng cải tiến chất lượng hạt ñể xuất khẩu
(Nguyễn Xuân Hồng, 2004) [16].
Giống lạc TB - 25 do tập thể tác giả Công ty cổ phần giống cây trồng
Thái Bình chọn lọc và tiến hành khảo nghiệm, trình diễn qua 6 vụ, TB - 25 ñã
ñược ñăng ký khảo nghiệm 2 vụ trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia và
khảo nghiệm DUS. Ưu ñiểm: Thời gian sinh trưởng ngắn từ 115 – 120 ngày,
chỉ tương ñương như giống lạc ñỏ Bắc Giang hay ñỏ Thái Bình, ngắn hơn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

giống lạc L14 từ 5 - 7 ngày, chịu rét khá và chống chịu khá tốt với bệnh hại,
ñặc biệt các bệnh hại nguy hiểm như gỉ sắt, ñốm nâu và héo xanh. Năng suất
vượt ñối chứng ở các khảo nghiệm ñều ở mức trên 10 % và rất có ý nghĩa sai
khác về thống kê sinh học, năng suất 40 tạ/ha (Thái Hưng, Thái Thụy, Thái
Bình) với tỉ lệ quả 3 - 4 nhân là 40 % [45].

Giống lạc L14 do Trung tâm nghiên cứu ñậu ñỗ tuyển chọn từ tập ñoàn
nhập nội của Trung Quốc, L14 thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân cứng, góc
phân cành hẹp. Thời gian sinh trưởng trong vụ xuân 125 ngày, cây cao 50 cm,
khối lượng 100 hạt ñạt từ 58 - 60g, vỏ lụa màu hồng, hạt căng ñều, tỷ lệ nhân ñạt
72 %, hàm lượng dầu 52,4 %, hàm lượng protein 31,2 %, L14 có khả năng chống
bệnh lá cao, tỷ lệ thối quả và cây chết thấp (0,6 - 0,7 %), chịu hạn khá. Năng suất
thử nghiệm ở nhiều ñịa phương trong các năm 2000 - 2002 biến ñộng từ 29,5 -
56,5 tạ/ha. Kết quả khảo nghiệm của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây
trồng TW tại 5 ñiểm: Hà Nội, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương năng
suất ñạt 67,8 tạ/ha tại Phú Thọ và 56,6 tạ/ha tại Hà Nội. Vụ Xuân năm 2002 giống
L14 ñã ñược gieo trồng ở 15 tỉnh thành trên cả nước với diện tích 2000 ha, năng
suất ñạt từ 32 - 45 tạ/ha. Vụ Xuân năm 2000 tại Nghệ An năng suất ñạt 40 tạ/ha
với diện tích gieo trồng trên 90 ha, tại Nam ðịnh ñạt 45 tạ/ha trên diện tích 70 ha,
L14 là giống lạc có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu khá, chất lượng
thương phẩm tốt, thích ứng trong vụ Xuân và Thu ðông. Tại các tỉnh phía Bắc
thời ñiểm gieo trong vụ Thu ðông tốt nhất từ 5 - 25/9 [46].
Mặc dù còn một số hạn chế nhất ñịnh song công tác chọn tạo giống lạc
ở Việt Nam trong thời gian qua ñã ñạt ñược nhiều kết quả ñáng ghi nhận.
Nhiều giống lạc mới có năng suất cao, thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh
ñã ñược giới thiệu cho sản xuất và ñược bà con nông dân chấp nhận. Bên
cạnh ñó, hàng loạt các giống ñịa phương cổ truyền và số lượng ñáng kể các
vật liệu di truyền từ các nước khác nhau ñã ñược thu thập và bảo quản trong
ngân hàng gen cây trồng của Viện KHKTNNVN trước ñây và ngày nay là
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) là nguồn vật liệu quý phục
vụ cho công tác chọn tạo giống lạc hiện tại và tương lai.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn
ngày. Mặc dù ñã có từ rất lâu ñời nhưng vai trò kinh tế của lạc chỉ ñược xác
ñịnh trên 100 năm trở lại ñây. Trên thế giới, hiện nay nhu cầu sử dụng và tiêu
thụ lạc ngày càng tăng và ñang khuyến khích nhiều nước ñầu tư phát triển sản
xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên
thế giới có xu hướng tăng so với các năm trước. Năm 2006, diện tích trồng lạc
của thế giới ñạt 21,67 triệu ha, năng suất bình quân ñạt 15,6 tạ/ha và sản lượng ñạt
33,37 triệu tấn. Năm 2012 diện tích trồng lạc 24,63 triệu ha, năng suất bình quân
16,8 tạ/ha, sản lượng ñạt 42,38 triệu tấn (FAOSTAT , 2013) [31].
Tình hình sản xuất lạc của thế giới những năm qua biến ñộng không
nhiều. Diện tích trồng lạc của thế giới từ năm 2006 – 2012 tăng từ 21,49 ñến
24,63 triệu ha, năm 2009 – 2012 diện tích hầu như không thay ñổi. Năm 2006
năng suất bình quân trên thế giới ñạt 15,5 tạ/ha, năm 2007 năng suất ñạt 16,5
tạ/ha, từ năm 2008 ñến 2010 năng suất lạc có giảm nhẹ, năm 2012 năng suất
ñạt cao nhất 16,8 tạ/ha. Có thể nói năng suất lạc trung bình của thế giới những
năm qua hầu như tăng chậm. Do diện tích trồng lạc tăng nên sản lượng lạc
của thế giới tăng từ 33,37 triệu tấn ñến 41,38 triệu tấn.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới
giai ñoạn 2006 – 2012
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2006 21,49 15,5 33,37
2007 22,51 16,5 37,21
2008 24,08 15,8 38,02

2009 23,91 15,3 36,59
2010 24,09 15,6 37,66
2011 24,64 16,2 39,91
2012 24,63 16,8 41,38
Nguồn: FAOSTAT, 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

Những nước sản xuất lạc nhiều trên thế giới phải kể ñến: Trung Quốc,
Ấn ðộ, Nigeria, Mỹ, Indonesia, Myanma và Senegal.
Từ năm 2010 ñến 2012, Trung Quốc là nước ñứng ñầu thế giới về sản
lượng, với 15,71 ñến 16,87 triệu tấn, ñứng thứ 2 về diện tích trồng, từ 4,55
ñến 4,73 triệu ha. Năng suất lạc Trung Quốc thời gian gần ñây tăng mạnh, là
một trong những nước năng suất ñạt cao nhất thế giới, ñạt trên 34 tạ/ha.
Ấn ðộ là nước ñứng thứ 2 về sản lượng, tuy nhiên từ 2011 ñến 2012
diện tích giảm từ 5,31 xuống 4,90 triệu ha làm cho sản lượng giảm từ 6,96
xuống 5,75 triệu tấn, nhưng vẫn là nước ñứng ñầu thế giới về diện tích.
Năng suất lạc của Ấn ðộ còn thấp chỉ ñạt khoảng trên 11 tạ/ha, bằng 1/3
năng suất của Mỹ và Trung Quốc.
Bảng 2.2. Sản xuất lạc của một số nước những năm gần ñây
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Nước
2010


2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012
Trung Quốc

4,55 4,60 4,73 34,5 35,00

35,67

15,71

16,10

16,87

Ấn ðộ 4,93 5,31 4,90 11,4 13,11

11,74

5,64 6,96 5,75
Nigeria 2,63 2,34 2,42 10,0 12,6 12,7 2,63 2,95 3,07
Hoa Kỳ 0,51 0,44 0,65 37,1 37,95

46,99

1,88 1,67 3,05
Senegal 1,19 0,87 0,71 10,8 6,09 9,49 1,29 0,53 0,67
Myanma 0,82 0,89 0,88 13,8 15,77

15,59


1,13 1,40 1,37
Indonesia 0,62 0,54 0,56 12,6 12,81

12,74

0,77 0,69 0,71

Tiếp theo là Nigeria, sản lượng ñạt khoảng 3 triệu tấn, diện tích khoảng
trên 2 triệu ha, năng suất tăng từ 10 tạ/ha lên 12,7 tạ/ha, bằng 1/3 năng suất
của Mỹ và Trung Quốc. Sản lượng lạc của Mỹ từ 2010 ñến 2012 tăng từ 1,88
lên 3,05 triệu tấn do diện tích tăng từ 0,51 lên 0,65 triệu ha, năng suất tăng từ
37,1 tạ/ha lên 46,99 tạ/ha. Senegal sản lượng, diện tích và năng suất trong 3
năm qua có xu hướng giảm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

Myanma ñạt sản lượng trên 1 triệu tấn nhưng diện tích và năng suất có
xu hướng tăng.
Sản lượng của Indonesia chưa ñạt ñến 1 triệu tấn, năng suất còn thấp
chỉ ñạt trên 12 tạ/ha.
Theo nhận ñịnh của các nhà khoa học, tiềm năng ñể nâng cao năng suất
và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng
suất lạc bình quân của thế giới chỉ ñạt khoảng 16 tạ/ha Mỹ năng suất ñạt
46,99 tạ/ha, cao hơn gần 3 lần so năng suất bình quân thế giới. Gần ñây Viện
Quốc tế nghiên cứu Cây trồng vùng nhiệt ñới bán khô hạn (IRISTAT) Ấn ðộ
ñã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và
năng suất trên trồng ruộng nông dân là từ 4 – 5 tạ/ha. Trong khi năng suất các
cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước ñã gần ñạt tới trần thì năng suất cây lạc
trong sản suất còn khác rất xa so với năng suất tiềm năng. Thực tế này ñã gợi

mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ñể khai thác tiềm năng năng suất
của giống. Chiến lược này ñã ñược áp dụng và mang lại thành công ở nhiều
nước và ñã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các
nước trên thế giới (Ngô Thế Dân và cs, 2000) [7].
Tình hình tiêu thụ lạc trên thế giới:
Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn ðộ, Việt Nam là những nước xuất
khẩu lạc nhiều trên thế giới. Ngược lại, Hà Lan, Canada, ðức, Nhật,
Singapore, Pháp, là những nước nhập khẩu lạc nhiều nhất trên thế giới.
Từ năm 1991 ñến năm 2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc
nhiều nhất, hàng năm trung bình xuất khẩu khoảng 78 nghìn tấn, chiếm
trên 26,5% tổng sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. ðứng thứ 2 về xuất
khẩu lạc trên thế giới là Mỹ, trung bình hàng năm xuất khẩu khoảng 67,3
nghìn tấn, chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc của thế giới. Achentina
là nước ñứng thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2
nghìn tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới (USDA, 2000-2006).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

Hà Lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991-2000,
trung bình hàng năm nhập khẩu khoảng 39,8 nghìn tấn, chiếm 13,9% tổng
lượng lạc nhập khẩu của thế giới. ðứng thứ 2 là Indonesia, bình quân hàng
năm nhập khẩu 34,3 nghìn tấn.
Từ năm 2001-2005, châu Âu là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế
giới, chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu lạc của thế giới với khoảng 460 nghìn
tấn mỗi năm, tiếp theo là thị trường Nhật Bản, nhập khẩu 130 nghìn tấn lạc
mỗi năm (USDA, 2000-2006).
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa nên có những

ñiều kiện khí hậu rất thích hợp cho cây lạc sinh trưởng, phát triển. Cây lạc ñã
ñược nhân dân ta trồng từ lâu ñời và ñã trở thành thực phẩm thông dụng trong
bữa ăn hàng ngày của người dân, vì vậy cây lạc ñang ñược trồng trên hầu hết
các vùng sinh thái của nước ta. Diện tích trồng lạc chiếm khoảng 40% diện
tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Theo Lê Văn Diễn và CS (1991) [10],
ở Việt Nam cây lạc ñược trồng ở 59/64 tỉnh thành.
Ở các tỉnh phía Bắc, trong thời kỳ Pháp thuộc, diện tích trồng lạc vào năm
1939 là 4.600 ha. Từ khi có chính quyền cách mạng, nhà nước ta có chủ trương
thúc ñẩy phát triển cây lạc, cho nên diện tích trồng lạc tăng lên ñáng kể. Lạc
ñược trồng ở khắp các tỉnh phía Bắc, trong ñó các tỉnh có diện tích trồng lạc lớn
là: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình. Thời kỳ
này, sản xuất lạc ở các tỉnh phía Bắc ở trong tình trạng phân tán, năng suất thấp,
trình ñộ kỹ thuật thâm canh chưa cao, do cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, khoa
học công nghệ chưa phát triển (ðoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [20]. Thời kỳ này,
ở các tỉnh phía Nam, lạc ñược sản xuất tập trung ở các tỉnh miền ðông Nam
Bộ và các tỉnh ven biển miền Trung. Tình trạng sản xuất lạc phân tán, năng
suất thấp (ðoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [20].
Trong giai ñoạn từ năm 1960 ñến 1974, diện tích trồng lạc ñều tăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

qua các năm. Tuy nhiên, năng suất tăng chậm và chỉ ñạt mức thấp so với
năng suất lạc ở các nước khác. Năng suất thường không ổn ñịnh, năm cao,
năm thấp và chưa ñều giữa các vùng và các ñịa phương trong nước. Vào
thời kỳ này năng suất lạc ở các tỉnh phía Bắc ñạt dưới 10 tạ/ha, ở các tỉnh
phía Nam dao ñộng xung quanh 10 tạ/ha. Tuy nhiên, cũng trong thời gian
này, nhiều ñơn vị sản xuất lạc ñược phân bố ở tất cả các vùng trồng lạc và
trên nhiều loại ñất khác nhau, do thực hiện thâm canh tốt ñã ñạt ñược
những năng suất lạc khá cao như: Nam ðàn (Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh

Hoá), Nam Trực (Hà ðịnh), Thuận Thành (Bắc Ninh), Việt Yên (Bắc
Giang), trên hàng trăm ha ñã thu ñược năng suất lạc bình quân 14 – 18
tạ/ha, có nơi ñạt 20 – 26 tạ/ha (Lê Song Dự, 1979) [11].
Lạc ñang là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của
nước ta. Ngoài ra lạc còn ñược dùng làm thực phẩm ở nhiều dạng khác nhau,
vì vậy sản xuất lạc ở nước ta trong những năm gần ñây ngày càng tăng. Trong
vòng 10 năm từ năm 1990 - 1999 sản xuất lạc tăng cả về diện tích, năng suất
lẫn sản lượng với tốc ñộ tăng năng suất ñạt 3,8% cao hơn tốc ñộ tăng diện tích
(3,7%), sản lượng tăng 7,7%/năm. Năng suất lạc tăng nhanh từ năm 1990 ñến
nay, công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc ở nước ta
ñã ñược quan tâm hơn trước (Nguyễn Thị Chinh, 2005) [4].
Trong những năm gần ñây, nhà nước ta có chủ trương phát triển mạnh cây
lạc, cho nên diện tích trồng lạc tăng lên ñáng kể. Quá trình phát triển sản xuất lạc
ở nước ta trong giai ñoạn từ năm 2008 – 2012 ñược thể hiện qua bảng 2.3.
Qua bảng 2.3 trong 5 năm gần ñây từ năm 2008 – 2012 diện tích trồng
lạc của nước ta luôn biến ñộng không nhiều dao ñộng 220,5 - 256,0 nghìn ha,
có xu hướng giảm xuống (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2013) [26].
Năng suất lạc nước ta cũng không ổn ñịnh, một phần do ñiều kiện
canh tác, khí hậu và một phần do giống sử dụng. Tuy nhiên trong những
năm gần ñây năng suất lạc bình quân của Việt Nam ñã tăng ñáng kể (từ
20,9 tạ/ha lên 21,34 tạ/ha).

×