Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghành điều khiển tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.09 MB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Họ tên người thực tập: Lớp: K44DDK










Điểm:
Ngày … tháng … năm 2013
CƠ SỞ THỰC TẬP
(Ký và đóng dấu)
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
VÀ KẾT QUẢ BẢO VỆ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ tên người thực tập: Lớp: K44DDK
Địa điểm thực tập:. Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập.
I. TIẾN ĐỘ VÀ THÁI ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
1. Mức độ liên hệ với giáo viên:


2. Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:



3. Tiến độ thực hiện:


II. NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Thực hiện các nội dung thực tập:


2. Thu thập và xử lý số liệu thực tế:


3. Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết:


Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
III. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:


IV. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC:


V. Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:


ĐIỂM:
Ngày tháng năm 2013
(Ký và ghi rõ họ tên)
VI. KẾT QUẢ BẢO VỆ: ĐIỂM:
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ TÂN LẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập
Trụ sở chính: Tổ 3, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên.
Ngày thành lập: Ngày 02 tháng 04 năm 2004
Số tài khoản : 39010000009295 tại Ngân hàng đầu tư Thái Nguyên.
Mã số thuế: 4600350589
Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Tân Lập đươc sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên cấp
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh sô: 1701000462 ngày 02 tháng 03 năm 2004.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Doanh nghiệp Tư nhân Cơ khí Tân Lập tuy mới được thành lập chưa lâu nhưng qua
quá trình phục vụ đã tạo được lòng tin với khách hang và trở thành một trong nhưng
doanh nghiệp có uy tín ở Thái Nguyên và một số tỉnh trong cả nước với nhiệm vụ chính
là: sản xuất, lắp đặt kết cấu thép, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí, xây dựng công
trình dân dụng, công nghiệp, mua bán hàng kim khí, vật liệu xây dựng, phụ tùng máy
móc, thiết bị .
Với sự định hướng đúng đắn và mục tiêu phấn đấu vì sự phát triển chung, trong quá
trình làm việc doanh nghiệp đó khẳng định được vị trí, năng lực của mình trong các lĩnh
vực gia công chế tạo phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị với trình độ kỹ thuật cao, đúc
các chi tiết sản phẩm.
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay của doanh nghiệp
Sản xuất lắp đặt kết cấu thép: Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí.
Đúc gang, thép, kim loại màu.
Xây dựng công trình dân dụng , công nghiệp.
Mua bán hàng kim khí, vật liệu xây dựng, phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ
ngành công nghiệp.

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong những năm gần đây, tình hình tài chính của doanh nghiệp có nhiều tiến triển,
Doanh nghiệp đó ngày càng từng bước tự chủ về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, nguồn vốn chủ sở hữu đó ngày càng được bổ xung từ hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, giúp Doanh nghiệp có được sức cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
Một số chỉ tiêu tài chính của Doanh nghiệp đạt được trong năm 2010 và 2011:
Biểu số 1: Chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh 2011/2010
+/- %
Doanh thu 6.254.114.254 8.546.478.000 2.292.363.746 1.37
Lợi nhuận 120.258.650 160.145.569 39.886.919 1.33
Nộp ngân sách 30.589.354 40.678.569 10.089.215 1.33
TN bình quân CN 1.800.000 2.100.000 300.000 1.16
Lao động 35 40 5 1.14
( Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Doanh nghiệp)
Qua bảng số liệu với những chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 2
năm gần đây đã nhận thấy Doanh nghiệp ngày càng phát triển về mọi mặt.
Biểu số 2: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Doanh nghiệp.
Năm Tài sản Nguồn vốn
TSCD&ĐTDH TSLĐ&ĐTNH Vốn chủ sở hữu Vốn vay
2010 5.987.654.589 1.456.879.456 5.489.654.578 3.989.654.879
2011 6.956.321.254 2.543.236.689 6.848.478.256 3.987.632.456
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
PHÒNG TÀI

CHÍNH KẾ
TOÁN
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG KỸ
THUẬT
PHÒNG KINH
DOANH VÀ
MARKETING
PHÂN
XƯỞNG
ĐÚC
PHÂN
XƯỞNG
CƠ KHÍ
PHÂN
XƯỞNG
MỘC MẪU
BỘ PHẬN
KHO
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Để đảm bảo công tác quản lý và điều hành một cách thuận lợi, có hiệu quả doanh
nghiệp đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể
của từng thành viên như sau:
 Giám đốc:
Giám đốc là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động
của doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng và đại diện mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh

nghiệp và cơ quan quản lý của nhà nước khác.
 Các phòng ban:
• Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng tổ chức công tác kế toán tại công ty và đội thi công. Vận hành thường
xuyên hiệu quả bộ máy kế toán và quản lý vốn hợp lý và hiệu quả theo đúng quy định về
kế toán Tài chính do Bộ tài chính ban hành.
• Phòng hành chính:
Có trách nhiệm về công tác nhận sự, thực hiện tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,
BHXH, BHYT và công tác quản lý hành chính quản trị. Hỗ trợ các phòng ban về thiết bị
văn phòng phẩm, tiếp nhận vận chuyển công văn, đóng dấu, di chuyển văn bản đi - đến
theo quy định của doanh nghiệp.
• Phòng kỹ thuật:
Quản lý kỹ thuật doanh nghiệp và thiết kế các sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật và
quy định chung của cấp có thẩm quyền
Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở tiến độ làm việc của công nhân viên
• Phòng kinh doanh và Marketing
Tìm kiếm thị trường khách hàng tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Phụ trách thông
tin quảng cáo hình ảnh uy tín của doanh nghiệp.
 Các phân xưởng
• Phân xưởng đúc:
Nhiệm vụ chính là đúc phôi các chi tiết thép, gang để phục vụ cho xưởng gia công
cơ khí và đúc phôi cho khách hàng. Nguyên liệu vật liệu chính từ thép phế và các phụ gia.
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: Cầu trục, lò trung tần, máy trộn,
• Phân xưởng cơ khí:
Có nhiệm vụ gia công cắt gọt các chi tiết của phân xưởng đúc chuyển sang bao gồm:
phay, bào, tiện, nguội, khoan, cắt, gia công cấu kiện thiết bị.
Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: Cầu trục, máy tiện, máy mài, máy cắt,

máy khoan, máy bào, máy phay đứng, máy phay ngang, máy dằn, máy dập, máy sọc, máy
doa,
• Phân xưởng mộc mẫu:
Gia công chế tạo mẫu gỗ và công nghệ đúc, công nghệ khuôn để phục vụ cho xưởng
đúc.
Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: máy cưa, máy bào, máy mài, máy
khoan,
• Bộ phận kho:
Chịu trách nhiệm quản lý vật tư và thành phẩm trong kho, đảm bảo về số lượng và
chất lượng.
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong việc quết định quy trình quản lý hạch toán sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp
tư nhân cơ khí Tân Lập sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, tất cả các sản phẩm của
doanh nghiệp để được làm ra từ thép phế liệu, đó là nguồn nguyên liệu chủ yếu của các
mặt hàng. Quy trình công nghệ rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Từ khi
đưa nguyên liệu vào chế biến đến nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục, khép
kín, quá trình này có thể khái quát qua sơ đồ ở trang 7
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
Ga
Bột đất sét
Sạn Crom
manhe
Thép phế
Tuyển chọn
Phối liệu
Lò luyện

thép
Rót thép vào
khuôn
Làm sạch sản
phẩm
Kiểm tra
Gia công cơ khí( lấy dấu, tiện,
phay, bào, nguội)
Điện
Nước thủy
tinh
CO
2
Oxy
Nước
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
nhập kho
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. NỘI DUNG THỰC TẬP:
Trong thời gian thực tập em được tiếp xúc, làm quen và tìm hiểu một số thiết bị máy
móc có trong doanh nghiệp như:
- Mô hình thang máy 4 tầng.
- Máy tiện.
- Máy phay vạn năng.
- Cầu trục 5 tấn.
- Cửa tự động.
- Lò trung tần.
- Cân điện tử 50 tấn.
- Máy giặt công nghiệp

2.1. Mô hình thang máy 4 tầng
2.1.1. Tổng quan về thang máy:
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu
v.v theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15
0
so với phương thẳng
đứng theo một tuyến đã định sẵn.
Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện,
các đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng v.v Đặc điểm vận
chuyển bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu
kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghiã vận
chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công
trình.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các nhà cao 6 tầng trở lên đều phải
được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và
tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá
thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc
biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn v.v. tuy nhiên số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu
cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy.
Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để
phục vụ việc đi lại trong nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này
không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực.
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan
trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi
thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm
ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy
phạm.Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều kiện

để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: điện
chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ (Interphone), chuông báo, bộ hãm
bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng), công tác an toàn của cabin, khóa an toàn cửa tầng, bộ
cứu hộ khi mất điện nguồn v.v.
2.1.2. Kết cấu về thang máy, một số bộ phận chính:
a) Cabin
Là một phần tử chấp hành quan trọng nhất trong thang máy, nó sẽ là nơi chứa hàng,
chở người đến các tầng, do đó phải đảm bảo các yêu cầu đề ra về kích thước, hình dáng,
thẩm mỹ và các tiện nghi trong đó.
Hoạt động của cabin là chuyển động tịnh tiến lên xuống dựa trên đường trượt, là hệ
thống hai dây dẫn hướng nằm trong một phẳng để đảm bảo chuyển động êm nhẹ, chính
xác không rung dật trong cabin trong quá trình làm việc. Để đảm bảo cho cabin hoạt động
đều cả trong quá trình lên và xuống, có tải hay không có tải người ta xử dụng một đối
trọng có chuyển động tịnh tiến trên hai thanh khác đồng phẳng giống như cabin nhưng
chuyển động ngược chiều với cabin do cáp được vắt qua puly kéo.
Do trọng lượng của cabin và trọng lượng của đối trọng đã được tính toán tỷ lệ và kỹ
lưỡng cho nên mặc dù chỉ vắt qua puly kéo cũng không xảy ra hiện tượng trượt trên puly
cabin, hộp giảm tốc đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp chuyển động nhịp nhàng do
phần khác điều chỉnh đó là động cơ.
b) Động cơ chính
Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puly kéo cabin
lên xuống. Yêu cầu chung của thang máy là ít ồn, rô to của động cơ có mômem quán tính
lớn, bội số mômen mở máy lớn thoả mãn biểu đồ tốc độ tối ưu của cabin.
- Đối với các thang máy chạy chậm (v < 0.5 m/s) và trọng tải Q < 320 kg người ta
thường dùng động cơ điện rô to lồng sóc một tốc độ.Loại động cơ này có cấu tạo
đơn giản, giá thành hạ, làm việc tin cậy nhưng khó điều chỉnh tốc độ.
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Đối với thang máy tốc độ trung bình và tải trọng Q = 320 ÷ 3200 kg người ta

thường dùng động cơ điện rôto lồng sóc hai tốc độ. Loại động cơ này có hai tốc độ:
lớn và bé. Tốc độ lớn dùng cho thang máy chạy từ tầng này đến tầng khác, còn tốc
bé được dùng khi cabin đến gần tầng cần dừng.Điều đó vừa đảm bảo năng suất cao
vừa đảm bảo dừng chính xác và hạn chế tốc độ dừng.
- Đối với thang máy tốc độ nhanh và trọng tải lớn rôto dây quấn. Loại động cơ này
có cấu tạo phức tạp hơn và giá thành cao hơn động cơ rôto lồng sóc, nhưng dễ điều
chỉnh và có thể hạn chế dòng điện mở máy.
- Đối với các thang máy cao tốc và tốc trọng tải lớn người ta dùng động cơ điện một
chiều. Động cơ này có cấu tạo phức tạp và giá thành cao hơn động cơ không đồng
bộ, nhưng có thể điều chỉnh một cách dễ dàng và trong phạm vi rộng.
Động cơ là một phần tử quan trọng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ
thống điện tử ở bộ xử lý trung tâm.
c) Phanh an toàn
Là khâu an toàn, nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng
tầng, khối tác động là hai má phanh sẽ kẹp lấy tang phanh, tang phanh gắn gắn đồng trục
với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình
làm việc của đông cơ.
Hãm điện từ dùng để hãm động cơ khi mất điện và khi cần dừng máy. Khi cuộn dây
của nam châm mất điện, dưới tác dụng của lò xo ép, tay đòn gắn với má phanh quay một
góc nào đó về phái bánh hãm trên trục động cơ. Lúc đó má phanh tỳ chặt vào bánh hãm
và động cơ được hãm. Để nhả phanh người ta cho điện vào cuộn nam châm,cuộn nam
châm có điện xẽ hút phần ứng lúc đó tay đòn xẽ quay xung quang trục của mình và đẩy
tay đòn quay một góc nào đó ra xa bánh hãm, động cơ được nhả phanh. Trong trường hợp
cần thiết động cơ cũng được nhả phanh bằng tay khi dùng tay đòn.
d) Động cơ cửa
Là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở
cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở
cửa tầng hoạt động theo một quy luật nhất định sẽ đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ
không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang đóng
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển

12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thì cửa sẽ mở tự động nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có gắn phản hồi với động cơ qua bộ
xử lý trung tâm.
e)
f)
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
g) Cửa tầng và cửa cabin
Cửa cabin để khép kín cabin trong quá trình chuyển động không tạo ra cảm giác
chóng mặt cho khách hàng và ngăn không cho rơi khỏi cabin bất cứ thứ gì.
Cửa tầng để che chắn bảo vệ toàn bộ giếng thang và các thiết bị trong đó. Cửa cabin
và cửa tầng có khoá tự động để đảm bảo đóng mở kịp thời.
h) Bộ hạn chế tốc độ
Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vạn
tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển động cơ và phanh
làm việc.
Các thiết bị phụ khác: Như quạt gió, chuông điện thoại liên lạc, đèn, âm nhạc, các
chỉ thị số báo chiều chuyển động… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng
một cảm giác dễ chịu khi đi thang máy.
2.1.3. Sơ đồ động học của thang máy:
Hình 1.1: Sơ đồ động học của hệ thống.
Trong các thang máy chở người, tời dẫn động thường được đặt trên cao và dùng
Puly ma sát để dẫn động cabin 3 và đối trọng 4. Đối với thang máy có chiều cao nâng lớn
trọng lượng cáp nâng tương đối lớn nên trong sơ đồ động người ta treo thêm các cáp hoặc
xích cân bằng phía dưới cabin hoặc đối trọng. Puly ma sát 1 có các loại rãnh cáp tròn,
rãnh hình thang. Mỗi sợi cáp riêng biệt vắt qua một rãnh cáp, mỗi puly thường từ ba đến
năm rãnh.
Đối trọng là bộ phận cân bằng. Đối với thang máy có chiều cao không lớn người ta

thường chọn đối trọng sao cho trọng lượng của nó gần bằng với trọng lượng ca bin và một
phần tử tải trọng nâng bỏ qua trọng lượng cáp nâng, cáp điện và không dùng cáp và xích
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
14
1 - Puly ma sát
2 - Cáp nâng
3 - Cabin
4 - Đối trọng
5 - Puly phụ
1
5
4
2
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cân bằng. Việc trọn các thông số cơ bản của hệ thống cân bằng thì có thể tiến hành tính
lực cáp cân bằng lớn nhất và trọn cáp tính công suất động cơ và khả năng kéo của puly
ma sát.
2.1.4. Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý của bộ điều khiển thang máy 4 tầng
Sơ đồ khối của bộ điều khiển thang máy 4 tầng
a) Khối cảm biến
Sử dụng các cảm biến quang hay từ bố trí dọc theo đường day, dùng để phát hiện
(cảm nhận) vị trí của cabin, các tín hiệu này được đưa tới mạch tổng hợp tín hiệu (10 cảm
biến).
b) Khối bàn phím
Tập hợp các nút bấm (phím bấm) ở trên các tầng và trong cabin. Các tín hiệu này
được đưa tới mạch tổng hợp tín hiệu (gồm 13 tín hiệu).
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
PLC
Cảm biến vật lý

Phím chọn tầng
Tổng hợp tín hiệu
C/B trọng lượng
C/T hành trình
Biến tần
Đ/cơ
chính
Đ/cơ
cửa
Mạch
hiển thị
Led 7
thanh
Chuông và
đèn báo
Mạch điều khiển
đ/cơ cửa
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
c) Khối tổng hợp tín hiệu
Do đầu vào của PLC hạn chế (14 đầu vào) mà không cần sử dụng modul mở rộng,
nên ta sử dụng khối tổng hợp tín hiệu để tổng hợp tín hiệu (23 tín hiệu của bàn phím và
cảm biến vị trí) thành 1 bus dữ liệu 8bit. 8 bit dữ liệu này qua một mạch khuếch đại và
đến đầu vào PLC.
d) Khối tín hiệu ngắt
Bao gồm các tín hiệu từ các công tắc hành trình và các cảm biến trọng lượng, cảm
biến quá tốc độ.
Các tín hiệu này được truyền trực tiếp đến PLC
e) Khối xử lý trung tâm
Bao gồm các tín hiệu từ các công tắc hành trình và các cảm biến trọng lượng, cảm

biến quá tốc độ.
Các tín hiệu này được truyền trực tiếp đến PLC
f) Khối động lực
Bao gồm biến tần và động cơ xoay chiều 3 pha.
Có 4 tín hiệu điều khiển từ PLC được đưa vào biến tần. Biến tần có thể điều khiển
động cơ chạy nhanh, chậm, thuận, ngược tuỳ theo chương trình điều khiển đã định sẵn từ
PLC đưa vào.
g) Khối hiển thị
Sử dụng vi mạch 4511 điều khiển Led 7 thanh để hiển thị vị trí của ca bin.
h) Khối đóng và mở cửa
Sử dụng động cơ một chiều có liên động giữa các tín hiệu điều khiên từ PLC với các
tín hiệu ngắt từ giới hạn đóng và giới hạn mở
i) Khối chuông và đèn báo
Sử dụng để báo cho người sử dụng biết các trạng thái làm việc như khi sắp đóng, mở
cửa, sự cố,
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Một số hình ảnh vi mạch dùng trong mô hình thang máy
2.2. Máy tiện
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.1. Nguyên lý hoạt động của mạch:
 Quá trình khởi động động cơ
Để khởi động hệ thống ta ấn nút PB1 cấp điện cho A1đóng các tiếp điểm thường mở
và A1 cấp điện cho bộ điều khiển đồng thời cấp điện cho động cơ bơm dầu PM đèn PL2
báo động cơ bơm dầu PM hoạt động
• Quá trình khởi động thuận:
Giả sử để động cơ quay thuận ta vặn công tắc điều chỉnh về vị trí 1 để cấp điện cho

cuộn dây #1 và ngắt cuộn dây #2 ra khỏi mạch điều khiển. Các tiếp điểm thường mở đóng
lại các tiếp điểm thường đóng mở ra cấp điện cho rơle thời gian T, đồng thời cấp điện
cho động cơ chạy ở chế độ Y . Tiếp điểm thường đóng của Y mở ra ngắt chế độ làm việc
của ∆, sau một khoảng thời gian tiếp điểm thường đóng mở chậm của T1 mở ra, tiếp
điểm thường mở đóng chậm của T1 đóng lại đưa động cơ làm việc với chế độ ∆ và duy
trì động cơ làm việc ở chế độ này.
• Quá trình khởi động ngược:
Để khởi động động cơ quay ngược ta vặn nút điều chỉnh về vị trí 2. Để cấp điện cho
cuộn dây #2 và ngắt cuộn dây #1 ra khỏi mạch điều khiển. Khi cuộn #2 có điện, rơle thời
gian T1 sẽ bắt đầu hoạt động và quá trình đổi nối Y/ ∆ được lặp lại giống với quá trình
khởi động thuận.
 Quá trình dừng động cơ:
Để dừng động cơ ta ấn nút PB2 để ngừng cấp điện cho động cơ bơm dầu PM, đồng
thời ngắt điện ở các công tắc tơ #1, #2, Y, ∆ và rơle thời gian T cho đến khi động cơ
chuyển động chính dừng hoàn toàn.
2.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của máy tiện:
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.3. Một số hình ảnh:
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3. Máy phay vạn năng
2.3.1. Nguyên lý hoạt động:
 Quá trình khởi động thuận:
Để động cơ chuyển động chính quay thuận ta gạt tay điều chỉnh SS sang trái, hai
điểm 5 và 6 được nối lại. Để khởi động động cơ ta ấn nút PB1. Công tắc tơ MS1 có điện
và ngắt công tắc tơ MS2 ra khỏi mạch nhờ tiếp điểm thường đóng của MS1 mở ra. Động
cơ M1 được khởi động và duy trì nhờ tiếp điểm thường mở của công tắc tơ CK được đóng

lại.
 Quá trình khởi động ngược:
Để động cơ chuyển động chính quay ngược ta gạt tay điều chỉnh SS sang bên phải,
hai điểm 6 và 12 được nối lại. Để khởi động động cơ ta ấn nút PB1 công tắc tơ MS2 có
điện đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của MS2 cấp điện
cho động cơ truyền động chính M1 và ngắt công tắc tơ MS1 ra khỏi mạch điều khiển.
Động cơ được duy trì nhờ tiếp điểm thường mở của công tắc tơ CK được đóng lại.
Để dừng động cơ truyền động chính ta ấn nút PB3 để ngắt điện của công tắc tơ CK
làm tiếp điểm thường mở của CK mở ra, động cơ mất điện. Hoặc ta có thể dừng động cơ
truyền động chính bằng cách nhấn nút PB2 khi động cơ truyền động chính gặp sự cố. Đèn
PL1 báo hiệu động cơ M1 đang hoạt động.
Để khởi động động cơ dẫn tiến M2 ta nhấn nút PB4, công tắc tơ MS3 có điện đóng
các tiếp điểm thường mở của MS3 cấp điện cho động cơ khởi động, đồng thời duy trì
động cơ làm việc nhờ tiếp điểm thường mở của MS3 đóng lại. Đèn PL2 báo hiệu động cơ
dẫn tiến M2 đang làm việc.
Để dừng động cơ M2 ta nhấn nút PB5 ngắt điện công tắc tơ MS3 làm mở các tiếp
điểm thường mở của MS3, ngắt động cơ M2 ra khỏi lưới điện.
Khi gặp sự cố ta nhấn nút dừng khẩn cấp PB6 để ngắt điện các công tắc tơ MS1,
MS2, MS3, CK trên mạch điều khiển. Khi các công tắc tơ MS1, MS2 mất điện, các tiếp
điểm thường đóng của các công tắc tơ này được đóng lại cấp điện cho công tắc tơ MS5
đóng các tiếp điểm của MS5 và đưa động cơ vào chế độ hãm, phanh cho đến khi động cơ
dừng hoàn toàn.
Khi cần cấp nước làm mát ta nhấn nút PB7 để cấp điện cho động cơ M3 khởi động
động cơ bơm nước làm mát khi vận hành động cơ truyền động chính.
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy phay vạn năng:
2.3.3. Một số hình ảnh:
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển

21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. Cầu trục dầm đôi 5 tấn
2.4.1. Giới thiệu chung về cầu trục
Cầu trục được dùng chủ yếu trong các nhà máy, các phân xưởng hay nhà kho để
nâng / hạ và vận chuyển thiết bị hàng hóa với lưu lượng lớn. Cầu trục là một loại thiết bị
nậng – được kết cấu với hệ thống dầm hộp (hoặc dầm giàn) – bên trên đó đặt xe con với
cơ cấu nâng / hạ móc cẩu để nâng / hạ các tải trọng.
Cầu trục di chuyển trên hai đường ray theo một tuyến ray được lắp đặt trên cao dọc
theo nhà xưởng, còn xe con di chuyển trên ray dọc theo dầm cầu. Vì vậy mà cầu trục có
thể nâng/han và và vận chuyển được các loại tải trọng theo yêu cầu tại bất kỳ điểm nào và
tới bất kỳ điểm nào trong không gian của nhà xưởng.
Hình 1: Cầu trục dầm đôi 10T kiểu ZLK của Abus
Cầu trục được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với các
thiết bị mang tải rất đa dạng như móc treo, thiết bị cặp chuyên dụng, namg châm điện,
gầu ngoặm,… Đặc biệt cầu trục được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo
máy và luyện kim với các thiết bị mang tải chuyên dụng.
Cầu trục được chế tạo với tải trọng nâng từ 1 đến 500 tấn với khẩu độ của dầm chịu
lực chính (tính từ tâm ray đến tâm ray) đến 32m, chiều cao nâng đến 16m, tốc độ nâng tải
từ 2 đến 40m/phút, tốc độ di chuyển xe con đến 60m/phút và tốc độ di chuyển cầu trục
đến 125m/phút.
Cầu trục có tải trong nâng trên 10 tấn thường được trang bị hai hoặc ba cơ cấu nâng
tải: một cơ cấu chính và một, hoặc hai cơ cấu nâng phụ. Tải trọng nâng của loại cầu trục
này thường được ký hiệu bằng một phân số với các tải trọng nâng chính và nâng phụ: ví
dụ 15/3t; 20/5t; 150/20/5t….
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4.2. Phân loại
a) Theo công dụng: cầu trục công dụng chung và cầu trục chuyên dụng

- Cầu trục có công dụng: chủ yếu dùng với móc treo tải – dùng để xếp dỡ, lắp ráp và
sửa chữa các loại thiết bị, máy móc. Loại này có tải trọng nâng không lớn và khi
cần có thể dùgn với gầu ngoặm, nam châm điện, hoặc các thiết bị cặp khác để xếp
dơ cho một loại hàng hóa nhất định.
- Cầu trục chuyên dụng được sử dụng trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị
mang tải chuyên dùng và có chế độ làm việc nặng hoặc rất nặng.
b) Theo kết cấu của dầm cầu trục:
- Cầu trục một dầm và
- Cầu trục hai dầm
c) Theo cách tựa của dầm cầu trục trên đường ray di chuyển
- Cầu trục lăn di chuyển bên trên mặt của dầm
- Cầu trục lăn treo để di chuyển ở bên dưới của dầm chính.
d) Theo vị trí điều khiển
- Cầu trục điều khiển từ trên cabin (lắp phía dưới dầm cầu)
- Cầu trục được điều khiển từ mặt đất hoặc điều khiển từ xa qua sóng radio – bằng
hộp điều khiển bấm nút.
e) Các phương pháp thay đổi tốc độ
Thay đổi tốc độ bằng phương pháp truyền động cơ học:
- Kết cấu với khớp ly hợp để thay đổi truyền động của Bộ giảm tốc – dạng thay đổi
số. Tuyên nhiên phương pháp này chỉ cho phép thay đổi số để thay đổi tốc độ khi
cơ cấu không mang tải và ở trạng thái đứng yên.
- Kết cấu với khớp ly hợp nhờ đĩa ma sát kiểu điện từ: có khả năng thay đổi được
đến 3 cấp tốc độ
Thay đổi tốc độ bằng phương pháp thay đổi tốc độ của động cơ điện
- Sử dụng động cơ Rotor dây quấn kết hợp với sử dụng điện trở để có thể thay đổi
được tới 5 cấp tốc độ khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng điện trở.
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thay đổi tốc độ bằng cách sử dụng 2 động cơ có tốc độ khác nhau, cùng lắp vào

một bộ giảm tốc hành tinh – để truyền chuyển động đến tang cuốn cáp. Khi cho
từng động cơ làm việc riêng lẻ (hoặc đồng thời) cùng, hoặc ngược chiều nhau sẽ
cho ra tới 4 cấp tốc độ.
- Thay đổi tốc độ của động cơ điện đến vô cấp (ngày nay có thể tới 16 cấp tốc độ
khác nhau) bằng cách sử dụng biến tần để biến đổi tần số của dòng điện cấp cho
từng động cơ điện của từng hệ thống.
2.4.3. Cấu tạo của cầu trục ABUS dầm đôi 5 tấn
a) Các bộ phận chính của cầu trục
Hình 2: Mặt đứng của cầu trục
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 3: Mặt bằng của cầu trục
Hình 4: Cụm bánh xe di chuyển
b) Dầm chính
Câu trục dầm đôi dạng hộp chống xoắn. Tất cả bốn đường hàn bên ngoài được hàn
bằng máy hàn tự động nên đảm bảo độ chính xác cao.
c) Dầm di chuyển ngang (dầm biên)
Dầm biên cầu trục dạng hộp, được hàn tự động, ổ đỡ bánh xe và các bề mặt để nối
ghép với dầm chính. Trên dầm biên có bộ giảm chấn được chế tạo bằng cellulos để giảm
mọi sự chấn động khi dầm biên chạm vào chặn ray. Dầm chính và dầm biên được kết nối
với nhau bằng bulông cường độ cao.
d) Bộ truyền động ngang của cầu trục
Bộ truyền động ngang gồm các bánh xe dẫn động trực tiếp chạy trên ray với ổ bi
được bôi trơn vĩnh cửu. Phần thân của bánh xe được chế tạo bởi gang cầu định hình
chống mòn và tự bôi trơn. Ổ bi bánh xe được lắp ráp dễ dàng và không yêu cầu bảo
dưỡng trong quá trình sử dụng.
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển
25

×