TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
MIẾU THỜ CỦA NGƢỜI HOA Ở BIÊN HÒA-
ĐỒNG NAI DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
(Trƣờng hợp Thất Phủ Cổ Miếu – Chùa Ông)
TRƢƠNG CẨM TÚ
BIÊN HÒA – THÁNG 5 NĂM 2012
MỤC LỤC
PHẦN DẪN LUẬN 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 1
Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
Phƣơng pháp nghiên cứu 4
Bố cục bài nghiên cứu 5
CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội Biên Hòa – Đồng Nai 7
1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế 7
1.1.2. Người Hoa ở Đồng Nai 10
1.2. Khái niệm và phân loại về miếu 14
1.2.1. Khái niệm về miếu 14
1.2.2. Phân loại miếu 16
1.3. Tổng quan về miếu thờ 17
1.3.1. Lịch sử hình thành 17
1.3.2. Mô tả chung về ngôi miếu 19
CHƢƠNG II : VĂN HÓA MIẾU THỜ CỦA NGƢỜI HOA 26
2.1. Tâm thức “gốm” của ngƣời Hoa qua ý nghĩa các quần thể tiếu tƣợng 26
2.2. Đá Bửu Long – một dấu ấn tinh khiết của thiên nhiên. 31
2.3. Thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Hoa 33
2.4. Hệ thống “đa thần” trong miếu thờ ngƣời Hoa 36
2.5. Sự dung hợp văn hóa Hoa-Việt trong lĩnh vực tín ngƣỡng-tôn giáo 42
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 54
1
PHẦN DẪN LUẬN
Lý do chọn đề tài
Với những đặc trƣng riêng biệt về địa lý, kinh tế, xã hội, Nam Bộ đã và đang
là nơi hội tụ và tiếp biến nhiều dòng chảy văn hóa của các thành phần tộc ngƣời
khác nhau, chủ yếu là ngƣời Việt, ngƣời Hoa, Khmer,…Trong số những dòng
văn hóa đó thì văn hóa của ngƣời Hoa có lẽ là mạnh mẽ nhất. Với nhiều nguyên
nhân khác nhau, ngƣời Hoa đã di cƣ vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ và có một
bộ phận đã định cƣ lâu dài trên mảnh đất mới khai phá (vùng đất Biên Hòa-Đồng
Nai).
Trong quá trình định cƣ trên vùng lãnh thổ mới, ngƣời Hoa đã tiếp tục phát
triển những đặc trƣng văn hóa của mình trên cơ sở những yếu tố văn hóa truyền
thống. Những cơ sở tín ngƣỡng-tôn giáo với kiến trúc thờ tự thƣờng là nơi biểu
hiện rõ, sâu sắc và tập trung nhất những đặc trƣng văn hóa, những thành tựu
nghệ thuật đặc sắc của cộng đồng ngƣời Hoa. Nơi đây lại là nơi có xu hƣớng bảo
thủ truyền thống văn hóa. Vì vậy, để nghiên cứu văn hóa của ngƣời Hoa, chúng
ta không thể không lƣu tâm đến đối tƣợng này.
Hơn nữa, Thất Phủ Cổ Miếu mà đề tài lựa chọn nghiên cứu lại là cơ sở văn
xã đầu tiên (tạo dựng vào năm 1684) của cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ. Do
đó, ngôi miếu có thể đƣợc xem là mang nét đặc trƣng rõ nét nhất cho hệ thống
miếu thờ của ngƣời Hoa ở Nam Bộ.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ngôi miếu cổ của ngƣời Hoa dƣới góc nhìn văn hóa học, tức là tiến
hành phân tích ngôi miếu trên các bình diện văn hóa để thấy đƣợc đặc trƣng văn
hóa của cộng đồng ngƣời Hoa, cùng với những đặc điểm kiến trúc nghệ thuật,
nội dung thờ tự và nghi thức cúng tế-lễ hội hàng năm ở đây.
2
Và nghiên cứu này cũng muốn giới thiệu cho mọi ngƣời thêm một điểm tham
quan khá lý thú và bổ ích về tri thức văn hóa cho những ai bƣớc chân đến với đất
Đồng Nai.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vì ngƣời Hoa là tộc ngƣời chiếm số lƣợng dân đông thứ hai sau ngƣời Việt
nên các công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa khá nhiều. Từ 1924, Đào Trinh
Nhất trong “Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ” đã khái quát quá
trình di dân của ngƣời Hoa và vai trò của họ trong việc phát triển kinh tế miền
Nam. Đến năm 1968, tác giả Tsai Maw Kuey đã bảo vệ thành công luận án tiến
sĩ với đề tài “Người Hoa ở miền Nam Việt Nam”. Trong công trình, tác giả nêu
lên các vấn đề về lịch sử di dân, nhóm ngôn ngữ, xã hội của ngƣời Hoa.
Việc mô tả các cơ sở tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Hoa Phúc Kiến, Quảng
Đông, Triều Châu và nhiều hoạt động văn hóa đã đƣợc Trịnh Hoài Đức ghi nhận
trong “Gia Định thành thông chí” viết vào đầu thế kỷ XIX.
Nhìn chung, thời kỳ này các công trình chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về
gốm và chùa Hoa nói chung. Tuy nhiên, dù ở mức độ khác nhau, những vấn đề
đƣợc tác giả đề cập đến đều rất có ích cho việc tìm hiểu về Thất Phủ Cổ Miếu.
Đặc biệt, công trình chuyên khảo về các ngôi chùa (tên thƣờng gọi của các
ngôi miếu)của ngƣời Hoa do các tác giả Phan An, Trần Hồng Liên, Phan Thị
Yến Tuyết, Phan Ngọc Nghĩa xuất bản năm 1990 với tiêu đề “ Chùa Hoa Thành
phố Hồ Chí Minh”. Công trình đã trình bày chi tiết về quá trình hình thành hệ
thống cơ sở tín ngƣỡng-tôn giáo của ngƣời Hoa cùng với mô thức kiến trúc,
nghệ thuật, trang trí điêu khắc thực sự là nguồn tƣ liệu quý giá giúp cho tác giả
hiểu rõ hơn bối cảnh chung và những đặc điểm chung của các ngôi miếu.
Năm 2005, tác giả Trần Hồng Liên xuất bản công trình “Văn hóa người Hoa
ở Nam Bộ-tín ngưỡng và tôn giáo”. Bên cạnh đó, những tƣ liệu nghiên cứu về
văn hóa Trung Quốc nhƣ “Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa” xuất bản 2001
3
do Doãn Hiệp Lý chủ biên; “Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc” xuất bản
cùng năm của Lê Huy Tiêu; “Tranh vẽ cát tường Trung Hoa” xuất bản 2002 của
Trƣơng Đức Bảo; “Văn hóa Trung Hoa” xuất bản 2005 của Đặng Đức Siêu và
“Di tích kiến trúc-nghệ thuật” trong Văn hóa và Nghệ thuật người Hoa Thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản 2006 của Huỳnh Ngọc Trảng….là những tài liệu hỗ
trợ cần thiết trong việc tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của ngƣời Hoa. Năm 2010,
tập thể Ban trị sự Thất Phủ Cổ Miếu đã xuất bản công trình “Thất Phủ Cổ Miếu”.
Đây là công trình có sự giới thiệu chung về lịch sử ngôi miếu, cảnh quan chung
và những sản phẩm trang trí trong ngôi miếu.
Các tƣ liệu và công trình nghiên cứu trên đây tuy có đề cập đến con ngƣời,
văn hóa, nghệ thuật của ngƣời Hoa nhƣng phần lớn những nghiên cứu ấy đều tập
trung ở ngƣời Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, vùng đất Biên Hòa
mới là nơi mà ngƣời Hoa đã đến sống và định cƣ đầu tiên ở Nam Bộ. Cho nên,
ngôi miếu này là giá trị văn hóa-cơ sở tín ngƣỡng đầu tiên mà ngƣời Hoa đã tạo
lập. Vì vậy, việc nghiên cứu Thất Phủ Cổ Miếu dƣới góc nhìn văn hóa học đƣợc
xem là việc nghiên cứu đầu tiên.
Với thái độ trân trọng và biết ơn những thành tựu nghiên cứu của các học
giả đi trƣớc đã cung cấp nhiều thông tin vô cùng bổ ích và có giá trị, tác giả đã
tham khảo, kế thừa có chọn lọc và trung thực nguồn tƣ liệu quý báu đó trong quá
trình thực hiện luận văn của mình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các ngôi miếu thờ của ngƣời Hoa (ở thành phố Biên
Hòa – Đồng Nai) – trƣờng hợp Thất phủ cổ miếu.
Phạm vi nghiên cứu: Thất Phủ Cổ Miếu vốn là Quan Đế Miếu vừa là cơ sở
tín ngƣỡng vừa là hội quán của các nhóm phƣơng tộc Phúc Châu và Quảng
Đông đƣợc thành lập năm 1684. Đây là thời gian sau 5 năm nhóm binh dân do
Trần Thƣợng Xuyên chỉ huy đƣa vào định cƣ ở vùng đất Biên Hòa. Nơi đây
thuyền buôn tụ tập đông đảo, lập chợ phố thƣơng mãi, nên việc nghiên cứu
4
Thất Phủ Cổ Miếu cần phải xem xét trong tiến trình lịch sử của Nông Nại đại
phố cũng nhƣ trong bối cảnh chung của vùng đất này.
Từ lúc khởi tạo Quan Đế miếu đến Thất Phủ Cổ Miếu hiện tồn không chỉ
có mỗi sự thay đổi về tên gọi mà còn đƣợc tái thiết, trùng tu nhiều lần nên mỗi
thời điểm đều để lại dấu ấn riêng. Vì vậy, mọi thứ cần đƣợc truy nguyên một
cách tƣờng tận mới có đƣợc những nghiên cứu chính xác. Nên có thể nói việc
nghiên cứu sẽ xuyên suốt từ thời kỳ thành lập theo dòng lịch sử cho đến nay.
Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào Thất phủ cổ miếu, nhƣng bên cạnh
đó đề tài cũng đi đến việc tìm hiểu thêm các ngôi miếu thờ khác của ngƣời Hoa
trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc tìm hiểu về ngôi miếu này góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu lịch
sử văn hóa địa phƣơng nói chung, lịch sử văn hóa cộng đồng ngƣời Hoa ở đây
nói riêng. Và nó cũng giúp ta tìm thấy đƣợc những đặc trƣng văn hóa của cộng
đồng ngƣời Hoa trên vùng đất mới.
Đồng thời, qua những giá trị văn hóa ẩn chứa trong Thất Phủ Cổ Miếu, nó sẽ
tạo tiền đề cho Tỉnh nhà tiếp tục trùng tu, giữ gìn những ngôi miếu khác đang
trên đà xuống cấp. Và ngôi miếu này nếu đƣợc hoạch định tốt thì có thể trở thành
điểm đến lý tƣởng cho du lịch của Tỉnh Đồng Nai.
Hơn nữa, ngôi miếu còn phát huy giá trị đặc biệt trong cộng đồng ngƣời Hoa
là nó sẽ làm chỗ dựa tâm linh và củng cố sợi dây nối kết cộng đồng cho biết bao
thế hệ con cháu nơi đây.
Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: dùng để phân tích những đặc trƣng của
ngôi miếu trong những thành tố văn hóa cụ thể.
Phƣơng pháp liên ngành: sử dụng kiến thức và phƣơng pháp của nhiều ngành
khoa học khác: lịch sử, địa lí, kiến trúc, nghệ thuật, … nhằm làm rõ những đặc
5
trƣng văn hoá mà ngƣời Hoa đã gửi “cái hồn Trung Hoa” vào ngôi miếu trên
vùng đất mới mà họ định cƣ.
Phƣơng pháp so sánh: bài viết sử dụng phƣơng pháp này trong quá trình xử
lý tài liệu để có thể làm nổi rõ đặc trƣng và điểm khác biệt của ngôi miếu này so
với những ngôi miếu trong cùng khu vực thành phố Biên Hòa.
Phƣơng pháp điền dã: chụp ảnh, phỏng vấn
Bố cục bài nghiên cứu
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong chƣơng này, đề tài muốn giới thiệu tổng quan về vùng văn hoá mà
đối tƣợng đƣợc nghiên cứu đang tọa lạc. Qua quá trình giới thiệu này, chúng ta có
thể tiến đến việc tìm hiểu lịch sử hình thành ngôi miếu. Tiếp đến là việc mô tả
tổng thể chung ngôi miếu. Đây là công việc cần thiết cho việc tìm hiểu những
thành tố tiếp theo trong văn hoá.
CHƢƠNG II: VĂN HÓA MIẾU THỜ CỦA NGƢỜI HOA
Qua công trình ngôi miếu, ta có thể biết đƣợc những quan niệm của ngƣời
Hoa thông qua cách bày trí bố cục tổng thể của ngôi miếu. Nơi đó lại chứa đựng
cả một tâm thức về nghề gốm đƣợc ngƣời Hoa đem theo mình trên con đƣờng
vƣợt trùng dƣơng đến với vùng đất mới. Từ ngành nghề của dân tộc mình, ngƣời
Hoa đã tạo nên những sản phẩm đặc biệt là những bức tƣợng hoặc quần thể tiểu
tƣợng trang trí trên nóc của ngôi miếu. Trong bức tranh tổng thể chung của Thất
Phủ Cổ Miếu thì các quần thể tiểu tƣợng đã góp phần thể hiện những ý nghĩa riêng.
Nó mang những ƣớc vọng của cƣ dân mới về cuộc sống mới trên mảnh đất mới.
Và nó cũng gợi cho con ngƣời sự hoài vọng về nơi mà mình đã ra đi. Trong miếu
ngoài những sản phẩm từ gốm thì đá cũng là nguyên liệu tạo tác nên nhiều tác
phẩm bày trí tại Thất Phủ Cổ Miếu. Những sản phẩm này đều do ngƣời Hoa tận
dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng kết hợp với nghề điêu khắc đá mà tạo
thành.
6
Qua ngôi miếu ta còn biết đƣợc ngƣời Trung Hoa suy nghĩ gì về con ngƣời
và thế giới xung quanh. Từ đó, ngƣời Hoa đã gửi gắm chúng vào một hệ thống các
thần linh đƣợc thờ phụng nơi đây. Hơn nữa, việc tìm hiểu ngôi miếu còn giúp
chúng ta có những cái nhìn khá rõ về sự tiếp biến, giao lƣu văn hóa của cƣ dân
Hoa-Việt.
7
CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội Biên Hòa – Đồng Nai
1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế
Biên Hòa là thành
phố nằm ở phía tây của
tỉnh Đồng Nai, nam giáp
huyện Long Thành, bắc
giáp huyện Vĩnh Cửu,
đông giáp huyện Trảng
Bom, tây giáp huyện Dĩ
An, Tân Uyên (tỉnh Bình
Dƣơng) và Quận 9 (thành
phố Hồ Chí Minh). Thành
phố Biên Hòa nằm hai bên
bờ sông Đồng Nai, cách
trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km.
Nằm ở vị trí chiến lƣợc của vùng Đông Nam Bộ, Biên Hòa đƣợc xem là
thành phố đô thị loại II, là đầu mối giao lƣu, là trung tâm kinh tế - xã hội quan
trọng của tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành phố Biên Hòa còn đƣợc mệnh danh là
“thành phố khu công nghiệp”, bởi riêng nơi này đã có 7 khu công nghiệp lớn đã đi
vào hoạt động với cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng đồng bộ. Hơn nữa, nơi đây cũng
giữ một vị trí an ninh quốc phòng trọng yếu của cả vùng.
Thành phố Biên Hòa có tổng diện tích là 264,08 km
2
, dân số thành phố năm
2010 là 784.000 ngƣời, với mật độ dân số là 2.969 ngƣời/km
2
, là thành phố thuộc
tỉnh có dân số cao nhất nƣớc. Nơi đây là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc, trong đó,
ngoài ngƣời Việt từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào; các dân tộc thiểu số bản
địa (Tày, Nùng, Chơro, GiaRai,….) thì còn có một lƣợng lớn ngƣời Hoa sống rải
rác ở hầu hết 30 phƣờng, xã của thành phố Biên Hòa.
Hình 1.1.1.1. Bản đồ thành phố Biên Hòa
Tài liệu mạng [1]
8
Biên Hòa không chỉ có tiềm lực phát triển về kinh tế mà nó còn là vùng đất
có bề dày lịch sử văn hóa-xã hội. Nếu quay ngƣợc thời gian để nghiên cứu về văn
hóa ngƣời Hoa thì ta có thể đến với vùng đất đã làm nên danh tiếng một thời cho
xứ Đồng Nai, đó là vùng đất Cù Lao Phố-địa bàn hình thành nên những khu vực
dân cƣ ngƣời Hoa khá sớm ở Nam Bộ.
Cù Lao Phố (còn có tên gọi là Nông Nại Đại Phố; Đông Phố; Giản Phố và Cù
Châu) là một bãi phù sa rộng khoảng 6,6 km
2
nằm ở giữa sông Đồng Nai, nay
thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc Cù Lao Phố
giáp phƣờng Thống Nhất; phía Nam giáp xã Tân Vạn; phía Đông giáp phƣờng An
Bình và Tam Hiệp; phía Tây giáp phƣờng Quyết Thắng và Bửu Hòa.
Cù Lao Phố có tuyến đƣờng sắt xuyên Việt và quốc lộ I băng qua mỏm phía
Tây Cù Lao. Đây là tuyến đƣờng huyết mạch dẫn đến thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh miền Tây Nam Bộ; nếu ngƣợc ra phía Bắc thì tới các tỉnh miền Trung và
thủ đô Hà Nội…
Cù Lao Phố có địa hình
tƣơng đối bằng phẳng và
mang hình dạng của một
chiếc chuông chùa treo
nghiêng, đỉnh chuông ở phía
Đông Bắc; thân chuông
đƣợc tạo thành bởi sự uốn
vòng của sông Cát (còn gọi
là Sa Hà hay Rạch Cát) từ
hƣớng Tây Nam lên Đông
Bắc rồi lại chảy xuôi về
hƣớng Đông Nam; dòng
chính Đồng Nai chảy thẳng
hƣớng Tây Bắc – Đông Nam làm thành đáy chuông. Hệ thống sông bao quanh này
hằng năm đã cung cấp một lƣợng phù sa (tuy không nhiều) vào phần đất liền ở mé
Hình 1.1.1.2. Toàn cảnh Cù Lao Phố
/>&biw=1024&bih=646&q=cu+lao+pho&gbv=2&oq=cu+lao+pho
&aq=f&aqi=g-
S1&aql=&gs_l=img.3 0i24.4658l6393l0l7269l10l10l0l0l0l0l74l
531l10l10l0.frgbld.
9
sông, nhƣng khu vực ven bờ này lại không thích hợp cho việc sản xuất nông
nghiệp vì chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều xuất hiện với biên độ lớn và
thời gian xuất hiện nhanh. Thế nhƣng bù lại khiếm khuyết trên thì Cù Lao Phố lại
có hai rạch nhỏ là rạch Ông Án và rạch Lò Gốm đã đƣa nƣớc sông Đồng Nai chảy
vào những cánh đồng trong lòng cù lao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt
ở đây. Ngoài ra, với vị trí là bãi phù sa trên nền đá cứng, đất đai Cù Lao Phố còn
thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả nhiều loại. Dƣới lớp đất mặt có
tầng sét dày hạt mịn màu đỏ là nguyên liệu tại chỗ cho nghề làm đồ gốm và gạch
ngói xuất hiện.
Hơn nữa, cũng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhƣ thế đã nối
kết tạo thành một tuyến đƣờng giao thông thủy thuận tiện từ Bắc xuống Nam, lên
Cao Miên và xuống miền Tây Nam bộ. Nó đã trở thành nhân tố quan trọng đóng
góp vào công cuộc Nam Tiến, bởi lẽ, chính dòng sông này đã khiến cho vùng đất
Cù Lao Phố-địa danh một thời nổi tiếng với tên gọi Nông Nại Đại Phố-trở thành
một trung tâm thƣơng mại sầm uất, một thƣơng cảng quan trọng nhất Nam Bộ,
trƣớc khi nhƣờng chỗ cho phố thị Sài Gòn và Bến Nghé nổi lên thay thế. Hình ảnh
về một xứ phồn hoa đô hội đã đƣợc khắc họa khá rõ nét trong sách Đại Nam nhất
thống chí:
“Trần Thượng Xuyên chiêu nạp được người buôn nước Tàu, xây dựng đường
phố, lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba
nhai lộ: nhai lớn giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, nhai nhỏ lót đá
xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông
đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành
một đại đô hội ”
1
Từ ƣu thế của một cảng sông sâu trong nội địa, đầu mối tập trung nhiều loại
hàng hoá đã làm cho ngành thƣơng nghiệp phát đạt ở vùng Cù lao Phố. Theo đó
thì các ngành nghề thủ công khác cũng đƣợc lôi kéo đến nhƣ: dệt chiếu, làm tơ lụa,
1
Quốc sử quán triều Nguyễn – Đại Nam nhất thống chí, tập thƣợng, Biên Hòa, trang 25.
10
làm gốm, mộc, đúc đồng, làm pháo hay chăn nuôi tằm, trồng mía, nấu đƣờng
Ngoài nguồn hàng cung cấp tại chỗ, thƣơng cảng Cù lao Phố còn tiếp nhận các
chủng loại hàng hóa từ những địa điểm khác trong vùng chuyển đến nhƣ Phƣớc
Thiền, Bến Cá, Phú Hội, Chợ Đồn, Long Tân, Phƣớc An … Việc buôn bán đƣợc
tổ chức khéo léo và mang tính chất kinh doanh lớn. Quang cảnh sầm uất của các
cửa hiệu, sự mua bán rộn rịp của khách thƣơng hồ đƣợc Trịnh Hoài Đức mô tả:
“Xưa nay thuyền buôn đến đây hạ neo xong thì lên bờ thuê phố ở, rồi đến nhà chủ
mua hàng, lại đấy kê khai những hàng trong thuyền và khuân cất lên, thương
lượng giá cả, chủ mua hàng định giá mua bao tất cả những hàng hóa tốt xấu,
không bỏ xót lại thứ gì. Đến ba ngày trương buồm trở về, gọi là hồi đường, chủ
thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì thì người buôn ấy cũng chiếu y ước đơn mua
giùm chở đến trước kỳ giao hẹn, hai bên chủ khách chiếu tính hóa đơn thanh toán
rồi cùng nhau đàn ca vui chơi, đã được nước ngọt tắm rửa sạch sẽ, lại không lo sợ
trùng hà ăn lủng ván thuyền, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất thuận
lợi”[45:10].
Với những ƣu thế về vị trí địa lý nhƣ trên, nó không những giúp cho Cù Lao
Phố có thể phát triển kinh tế mạnh mẽ mà nó còn trở thành nơi xây dựng khá nhiều
những kiến trúc tôn giáo tín ngƣỡng đồ sộ lúc bấy giờ, điển hình là Thất phủ cổ
miếu.
1.1.2. Người Hoa ở Đồng Nai
Nếu sự có mặt khai phá của lƣu dân Việt từ trƣớc thế kỷ XVII là nhân tố
quan trọng thì sự có mặt của nhóm cộng đồng ngƣời Hoa là nhân tố tích cực ở
Đồng Nai. Với nhiều tên gọi khác nhau và các nhóm ngôn ngữ khác nhau, ngƣời
Hoa đã đến sinh sống và phát triển kinh tế ở đây nhƣ một thành phần quan trọng
trong tổng thể các mối quan hệ kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh.
Đồng Nai là tỉnh có 31/54 tộc ngƣời ở Việt Nam, có 2.218.900 dân, trong
đó ngƣời Kinh chiếm đa số (91,3%) và các tộc ngƣời khác nhƣ Châu Ro, Mạ,
Stiêng, Cơ Ho… Còn Ngƣời Hoa là tộc ngƣời có số dân đông thứ hai sau ngƣời
11
Kinh (5,1%)
2
…Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/1999, dân số ngƣời Hoa ở
tỉnh Đồng Nai là 102.906 ngƣời, đến năm 2011 lên đến 118.863 ngƣời, phần lớn
họ sống tập trung tại thành phố Biên Hoà, huyện Định Quán, Thống Nhất, Xuân
Lộc, Long Khánh, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch…Hiện nay, số
lƣợng ngƣời Hoa phân bố riêng ở thành phố Biên Hòa là 7.588 ngƣời, chiếm
khoảng 0.96%
3
trong tổng số 790.416 dân toàn thành phố. Và nhóm ngƣời Hoa ở
đây đƣợc xem là tiêu biểu (hội đủ các đặc điểm về lịch sử, kinh tế, phong tục tập
quán, tín ngƣỡng dân gian và lễ hội) cho nhóm ngƣời Hoa trong toàn tỉnh.
Diễn trình hội nhập và phát triển của ngƣời Hoa ở Đồng Nai đƣợc đánh dấu
mốc đầu tiên vào năm 1679. Đây là thời gian diễn ra cuộc di dân của hơn 3000
quan binh Trung Hoa, do trung thành với Minh triều, không chấp nhận sống dƣới
triều Mãn Thanh nên đã lên 50 chiếc thuyền rời quê hƣơng xuôi thuyền về Nam.
Họ đã đến xin chúa Nguyễn Phúc Tần chấp nhận cho nơi cƣ trú. Chúa Nguyễn
ƣng thuận cho họ đến khai khẩn đất miền Nam. Trong số lƣợng trên thì có một
nhóm ngƣời Hoa (thuộc các châu Cao – Lôi – Liêm) do tƣớng Trần Thƣợng
Xuyên, Trần An Bình dẫn đầu chọn vùng Đồng Nai - Gia Định để khai khẩn và
lập Thanh Hà xã. Trong quá trình định cƣ, Trần Thƣợng Xuyên đã thấy vùng Bàn
Lân (Cù Lao Phố - Hiệp Hòa ngày nay) có nhiều tiềm năng về nông nghiệp và
thƣơng nghiệp vì thuận lợi giao thông thủy bộ nên ông và các bộ hạ đã chọn vùng
này để thành lập và phát triển thành một trung tâm xuất khẩu. Chính tại nơi đây,
họ đã tiến hành giao thƣơng với rất nhiều khách nƣớc ngoài nhƣ ngƣời Hoa bản sứ,
ngƣời Nhật, ngƣời phƣơng Tây, ngƣời Việt,… khiến cho vùng này trở thành một
Đại Phố buôn bán tấp nập.
Sau năm 1679, những đợt di cƣ của ngƣời Hoa vẫn liên tục diễn ra và kéo
dài trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. Ngoài một bộ phận là thƣơng nhân buôn bán
đƣờng dài, quan lại binh lính có tƣ tƣởng “phản Thanh phục Minh” ….thì đa phần
họ là những nông dân, thợ thủ công, những ngƣời buôn bán nhỏ … nghèo đói vì
2
Số liệu của Ban Dân vận Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai 2007.
3
Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa ngày 30/09/2011
12
chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, vì đất đai cằn cỗi, chật hẹp, vì sƣu cao
thuế nặng, dịch bệnh thiên tai … đã phải rời bỏ quê hƣơng đi tìm vùng đất mới có
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 17 đến trƣớc năm 1954, đây là giai đoạn các nhóm
cộng đồng ngƣời Hoa từ Trung Quốc sang với nhiều đợt và nhiều qui mô, tính
chất khác nhau. Hầu hết, số ngƣời Hoa này từ các tỉnh vùng Hoa Nam (Trung
Quốc) đến Nam bộ bằng đƣờng biển và sống rải rác trong tỉnh. Với số lƣợng
ngƣời Hoa đông đảo nhƣ thế, để tiện việc cai trị, Pháp đã công nhận việc tổ chức
ngƣời Hoa vào 7 bang. Vì vậy, mỗi khi ngƣời Hoa nhập cƣ vào thì sẽ gia nhập vào
một bang và bang đó sẽ chịu trách nhiệm về mọi việc đối với thành viên của bang
mình. Đến năm 1885, chính quyền thực dân đã tiến hành cải tổ các bang hội ngƣời
Hoa từ 7 bang tổ chức lại thành 5 bang. Trong giai đoạn này, số ngƣời Hoa đến
Đồng Nai sinh sống và cƣ trú ở các địa bàn: Phƣớc Thiền (huyện Nhơn Trạch), thị
trấn Long Thành, vùng Bến Gỗ (huyện Long Thành), địa bàn Bến Cá (huyện Vĩnh
Cửu), thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Về sau, do ảnh hƣởng và tác
động của kinh tế, xã hội đa phần nhóm ngƣời Hoa này sinh sống tập trung nhất tại
thành phố Biên Hòa và một bộ phận ở thị xã Long Khánh.
Từ năm 1954 đến năm 1975, số lƣợng ngƣời Hoa đến Đồng Nai tiếp tục gia
tăng, có thể nói “Đây là đợt di dân lớn nhất, quy định số người Hoa hiện có tại
Đồng Nai”
4
. Họ có nguồn gốc từ các tỉnh giáp biên giới phía Bắc Việt Nam, đã
đến địa bàn Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam sinh sống từ trƣớc. Từ năm
1954, họ di cƣ vào miền Nam, định cƣ tại vùng Sông Mao (nay thuộc xã Hải Ninh,
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), dƣới chế độ Ngô Đình Diệm. Sau đó, do nhiều
biến động xã hội, thời cuộc, điều kiện lao động, sinh sống … , từ vùng Sông Mao,
một bộ phận ngƣời Hoa bằng đƣờng bộ, chia thành nhiều đợt đến định cƣ tại các
địa bàn thuộc tỉnh Đồng Nai nhƣ: Bàu Hàm – Sông Thao (Thống Nhất), Tân
4
Tỉnh uỷ Đồng Nai, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 62 CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng
(Khoá VII) về “Tăng cƣờng công tác ngƣời Hoa trong thời kỳ mới” ở tỉnh Đồng Nai, số 30-BC/TU ngày
01/11/2001.
13
Phong – Tam Hiệp (Biên Hòa), cây số 115 (Định Quán), cây số 125 (Tân Phú), xã
Bảo Bình (Cẩm Mỹ), thị xã Long Khánh …
Từ sau ngày 30/04/1975, Đồng Nai lại tiếp nhận thêm một số lƣợng ngƣời
Hoa đến từ các tỉnh thành trong cả nƣớc. Trong đó, có nhóm di dân theo dạng tự
do (từ miền Bắc đến), có nhóm di dân theo chính sách phát triển kinh tế mới (từ
thành phố Hồ Chí Minh đến). Họ đến Đồng Nai khai phá đất hoang, phát triển
kinh tế nông nghiệp, một bộ phận họ đến sống tại những nơi đã có đông ngƣời
Hoa sinh sống từ trƣớc giải phóng, một bộ phận tỏa đi sinh sống rải rác trong địa
bàn toàn tỉnh. Những nhóm ngƣời Hoa trong toàn tỉnh Đồng Nai có thể phân thành
5 nhóm (theo phƣơng ngữ hay bang hoặc quê quán): Quảng Đông, Phúc Kiến,
Triều Châu, Hẹ và Hải Nam. Các nhóm này cũng có mặt đầy đủ ở thành phố Biên
Hòa nhƣ:
Ngƣời Hoa bang Quảng Đông tập trung ở các phƣờng thuộc nội ô thành
phố (Bửu Long, Hòa Bình, Thanh Bình, Trung Dũng, Quyết Thắng và một số ít ở
xã Hiệp Hòa).
Ngƣời Hoa nhóm Phúc Kiến có tỉ lệ khá đông, tập trung ở các khu vực
trung tâm thành phố Biên Hòa.
Ngƣời Triều Châu ở Biên Hòa sống đan xen cùng với các nhóm ngôn ngữ
khác nhƣng tập trung đông ở các phƣờng Bửu Long, Bửu Hòa, Hóa An, Hòa Bình,
Thanh Bình.
Ngƣời Hẹ tập trung chủ yếu ở khu vực Bửu Long; ngƣời Hải Nam ở Biên
Hòa thì rất ít, không có bang riêng nên thƣờng sinh hoạt chung với bang Hẹ.
Nhóm Hoa Hải Ninh (Hoa Nùng) định cƣ ở hai phƣờng Tân Phong và Bình
Đa thuộc thành phố Biên Hòa.
Nhƣ vậy, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 300 năm, ngƣời Hoa đã nhanh
chóng hội nhập và thích nghi nơi vùng đất mới. Họ đã phát huy mạnh mẽ truyền
thống, sở trƣờng vốn có của mình (đặc biệt trên lĩnh vực lao động với các ngành
14
nghề thủ công, nông nghiệp, dịch vụ thƣơng mại). Chính sự hình thành phát triển
của thƣơng cảng Cù Lao Phố cũng nhƣ Chợ Lớn về sau này đã kích thích sự di
dân của ngƣời Hoa. Nhiều đợt di dân chủ yếu vẫn diễn ra vào nhiều thời điểm
khác nhau, nhƣng ồ ạt nhất là vào thế kỷ 19 với lý do tị nạn chiến tranh. Các đợt di
dân ấy đã biến vùng Sài Gòn – Chợ Lớn và Biên Hòa – Đồng Nai trở nên đông
đúc ngƣời Hoa.
1.2. Khái niệm và phân loại về miếu
1.2.1. Khái niệm về miếu
Theo ngƣời Việt Nam thì miếu có nhiều cách hiểu khác nhau nhƣ: Miếu là
một dạng di tích văn hóa trong tín ngƣỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn
đền. Miếu thƣờng đƣợc tọa lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi
yên nghỉ của các vị thánh thần. Khi miếu phối thờ Phật cùng thì đƣợc gọi là Am, ở
Nam Bộ miếu còn đƣợc gọi là miễu
5
.
Theo Toan Ánh trong quyển thƣợng Tín ngưỡng Việt Nam, ông cho rằng:
Miếu cũng như đền là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền (đền nhỏ hơn
đình), thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức
rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… miếu thường được xây trên gò
cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ
thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong
miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với
thần sắc hoặc bản sao…
Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì ông cho rằng:
Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có
đình… Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở
cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò
cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay… Đình miếu cũng theo một kiểu
mẫu, chỉ khác nhau to với nhỏ mà thôi…
5
15
Còn theo nhà văn Sơn Nam trong cuốn Đình - Miễu và lễ hội dân gian đã
viết: …Đình - miếu (miễu) là cơ ngơi làm biểu tượng nhắc nhở lòng nhân nghĩa,
đạo lý tự giác, vì vậy mà tồn tại và phát triển trong thời gian dài mãi đến nay hãy
còn ảnh hưởng sâu đậm… Miễu, do miếu nói trại ra. Nhà thờ riêng của dân (nhà
thờ họ) gọi gia miếu. Nhà thờ giòng họ của triều đại gọi là thế miếu… ở đồng
bằng sông Cửu Long, chẳng nghe nói đến hai tiếng “Phúc thần”. Các hạng tà
thần tuyệt nhiên không có, họa chăng vài am miễu dựng lên nơi có người chết oan
ức vì tai nạn xe cộ, đắm thuyền, hùm tha, sấu bắt, cúng sơ sài không tế lễ…
Theo Địa chí tôn giáo-lễ hội Việt Nam thì lại cho rằng :
Am, miếu, mưỡu, được hiểu là nơi thờ thần linh, ma quỷ, khi tín ngưỡng thờ
Mặt trời đã phai mờ, nhưng sấm chớp mây mưa rồng nước vẫn chiếm lĩnh một góc
trời tôn kính; những nơi thờ cúng các thần linh này thường nhỏ hơn đền, có khi
khiêm tốn nép gọn lại chỉ còn là một bộ phận nhỏ của một ngôi đình, đền lớn;
trong các miếu, có hệ thống các văn miếu, võ miếu, y miếu, mà chủ yếu là Văn
miếu thờ Khổng Tử và các môn đệ, không chỉ thờ Ngũ Luân (quan hệ vua-tôi, cha-
con, vợ-chồng, anh-em, bè-bạn) và Tứ Đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí), mà còn thờ
nhiều thầy dạy đạo cao đức trọng như Chu Văn An, Võ Trường Tỏa, v.v ; đó là
còn chưa nói đến các am nơi hẻo lánh để người xưa tĩnh mịch ở ẩn, như am Bạch
Vân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ (2005) thì: Miếu là nơi thờ thần
thánh (hoặc những nhân vật đã đƣợc thần thánh hóa) ; đền thờ nhỏ.
Theo quan điểm của ngƣời Hoa thì từ miếu (廟) mà ngƣời Hoa sử dụng là
dùng để chỉ : Nhà thờ tổ tiên – Nhà thờ thần – Cung điện của vua (Miếu vũ 廟 宇).
Nhƣ vậy, Toan Ánh và Phan Kế Bính đề cập đến miếu với tính cách là một
nơi thờ tự đi đôi với đình làng, đã có đình thì không nhất thiết phải có miếu, còn
am chúng sinh ở tha ma (nghĩa địa) thì để thờ những linh hồn vô chủ. Đây thực sự
là hình thức miếu thờ mà đa số là ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó nhà
văn Sơn Nam trình bày về miếu theo cách hiểu phổ biến của dân gian Nam Bộ.
16
Còn các cách hiểu khác thì miếu đƣợc đề cập đến nhƣ một không gian thờ tự của
nhiều đối tƣợng khác nhau đi đôi với đền.
Qua các khái niệm khác nhau nhƣ trên, ta thấy “miếu” cũng là một thành
phần trong số các cơ sở thờ tự (chùa, đền, đình) của hệ thống các cơ sở tín ngƣỡng
ngƣời Việt, nhƣng đối với ngƣời Hoa, miếu đƣợc xem nhƣ là thành tố chính
(chiếm hơn 50% các cơ sở tín ngƣỡng khác). Vì vậy, ta có thể có một khái niệm
nhƣ sau: miếu là loại hình phổ biến của tín ngƣỡng cộng đồng ngƣời Hoa, đa số
các vị thần linh, các bậc hiền thánh đều đƣợc thờ tự trong các miếu.
1.2.2. Phân loại miếu
Miếu là một loại kiến trúc tế tự, nó đƣợc hình thành từ những lễ chế Tông
pháp nghiêm khắc của xã hội Trung Quốc cổ đại. Từ xa xƣa, khi trình độ sản xuất
còn thấp kém, cuộc sống và việc sản xuất của con ngƣời thƣờng chịu nhiều ảnh
hƣởng của thiên nhiên và sự xâm hại của các loài mãnh thú. Chính sự hạn chế về
trình độ nhận thức, con ngƣời đối với những vấn đề mà khoa học không giải thích
đƣợc, đem hy vọng gửi gắm vào sự bảo hộ của thần linh. Việc xuất hiện thần linh
có quá trình phát triển khác nhau. Vào lúc sơ khai của nhân loại, tƣ duy của con
ngƣời còn đơn giản, giàu ảo tƣởng, đối với tất cả hiện tƣợng tự nhiên và vạn vật
trong tự nhiên đều cảm thấy thần bí và đáng sợ. Mây mƣa trên trời biến thành sự
vận hành nhật nguyệt kì ảo; núi non chim muôn và cây cối ở dƣới đất đều đƣợc
xem là có thần linh chúa tể; thế là sinh ra quan niệm “vạn vật hữu linh”. Các vị
thần linh này đã nuôi nấng loài ngƣời trƣởng thành, lại cũng đe dọa đến sự sinh
tồn của họ. Vì thế, loài ngƣời vừa cảm kích họ, vừa cảm thấy sợ hãi đối với những
gì mà họ tạo ra.
Đồng thời, loài ngƣời cũng có cảm giác tƣơng tự và khó có thể lý giải đƣợc
về những cảnh tƣợng mộng ảo và sinh lão bệnh tử của bản thân mình. Ngƣời xƣa
tin rằng, con ngƣời sau khi chết, linh hồn của họ có một năng lực vƣợt ra khỏi tự
nhiên, có thể giao lƣu với ngƣời sống trong mộng, và cũng có thể làm những điều
ám muội khiến ngƣời sống sinh bệnh hoặc gặp tai nạn. Loại tâm lý tôn kính và sợ
hãi các thần trở thành nhân tố quan trọng sinh ra hành vi cúng tế.
17
Quan điểm “vạn vật hữu linh” đã hình thành nên sự sùng bái đa thần, cũng
khiến cho đối tƣợng cúng tế của con ngƣời nhiều hơn dẫn đến việc xây dựng nhiều
ngôi miếu để làm nơi trú ngụ cho thần linh và tổ tiên.
Xét theo đối tượng được thờ cúng chính về đại thể ta có thể phân làm 3 loại:
Miếu thờ thần linh: đối tƣợng đƣợc thờ trong ngôi miếu này thƣờng là
những vị thần của thiên giới và địa giới. Thần linh của thiên giới chủ yếu là trời,
thần mặt trời, mặt trăng, thần mƣa,… Thần linh địa giới thì có thần táo, thần núi,
thần nƣớc, thần đá, các thần động thực vật,….; tất cả các vị thần đó đều có mối
quan hệ mật thiết với sự sinh tồn của loài ngƣời.
Miếu thờ các vị hiền thánh: nơi thờ những ngƣời có đạo đức và tài năng
rất cao, đƣợc coi là mẫu mực cho xã hội (cũ); khai quốc công thần.
Miếu thờ tổ tiên: nơi thờ cúng ông cha từ nhiều đời trƣớc hay các vị tổ
thần nghề; tất cả họ đều trực tiếp có mối quan hệ với cuộc sống thƣờng ngày của
loài ngƣời.
Nếu xét về phương diện sở hữu thì ta có 2 loại:
Miếu thờ của gia đình: đa số là các ngôi miếu thờ nhỏ, mang tính chất
riêng tƣ của gia đình. Nó thƣờng là các ngôi miếu thờ thổ thần của cuộc đất đó hay
miếu thờ tổ tiên trong gia đình, dòng họ (gia miếu).
Miếu thờ của cộng đồng: dạng miếu này thƣờng lớn hơn các ngôi miếu
của gia đình và mang tính chất chung cho cả làng hay vùng đó.
Nếu xét về quy mô thì ta có 3 loại miếu: lớn, vừa và nhỏ
1.3. Tổng quan về miếu thờ
1.3.1. Lịch sử hình thành
Trong khoảng thời gian hơn 300 năm khai phá và sinh sống nơi “đất khách
quê ngƣời”, các nhóm ngƣời Hoa trong toàn tỉnh Đồng Nai đã cùng nhau xây
dựng nên rất nhiều cơ sở tín ngƣỡng mang đặc trƣng riêng của dân tộc mình.
Riêng thành phố Biên Hòa, họ đã xây dựng đƣợc khoảng 12 ngôi miếu lớn nhỏ ở
nhiều khu vực ngƣời Hoa khác nhau. Lịch sử xây dựng các miếu Hoa từ rất sớm,
khoảng thế kỷ XVII cho tới đầu thế kỷ XX. Trong đó, một ngôi miếu của ngƣời
18
Hoa đƣợc xem là cơ sở văn xã đầu tiên sớm nhất của Nam Bộ nói chung và Biên
Hòa nói riêng, đó là Thất phủ cổ miếu.
Thất phủ cổ miếu (còn gọi là Miếu Quan Đế hay Chùa Ông) là một cơ sở
kiến trúc tín ngƣỡng ngƣời Hoa có quy mô lớn ở thành phố Biên Hòa; xƣa thuộc
thôn Bình Hoành (Cù Lao Phố), dinh Trấn Biên, phủ Gia Định, nay là xã Hiệp
Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tính từ khi nhóm ngƣời Hoa theo chân Trần Thƣợng Xuyên đến Cù Lao
Phố gây dựng cơ sở lớn, chọn vị trí thuận lợi, sát mé sông để kinh doanh và định
cƣ thì 5 năm sau chùa Quan đế đƣợc dựng lên (1684). Khi mới hình thành, đây là
một ngôi miếu nguy nga đƣợc bao quanh bằng dãy tƣờng gạch có 4 con lân bằng
đá ngồi ở bốn góc miếu; bên trong có tƣợng cao hơn một trƣợng, có quán Quan
Âm. Và ngôi miếu này cùng với 2 hội quán Phúc Châu, Quảng Đông trở thành 3
ngôi đền lớn ở một vùng thời bấy giờ.
“Ở phía Nam cù lao Đại Phố, phía đông đường tam nhai ngó đến sông
Phước, miếu điện nguy nga có đắp tượng cao hơn một trượng, phía sau là quán
Quan Âm, ngoài bao tường gạch có con lân bằng đá ngồi 4 góc. Cùng với Hội
quán Phúc Châu đầu phía tây đường lớn và hội quán Quảng Đông ở phía đông là
ba cái đền lớn”. [45:110-111]
Hay: “Đền Quan Công ở phía đông tam nhai thuộc phía nam Châu - Đại
phố, huyện Phước Chính, mặt tiền ngó xuống Phước Giang, nhà đền rộng rãi
tráng lệ, có đắp pho tượng cao hơn 1 trượng, ở sau có quán Quan Âm cùng Hội
quán Phước Châu ở đầu phía tây, Hội quán Quảng Đông ở đầu phía đông hợp
thành 3 ngôi đền lớn. Sau Tây Sơn đến chiếm, hai đền kia bị hủy bỏ, chỉ còn đền
Quan Thánh. Người Thanh Hương, Minh Hương trong tỉnh đến thời tiết cúng tế,
hương khói miếu mạo y như xưa”
6
Đến khi xảy ra chiến tranh, nhân dân ở 2 hội quán Phúc Châu và Quảng
Đông ly tán khiến cho 2 hội quán trở nên thƣa ngƣời và dần dần bị hủy bỏ, chỉ còn
6
Đại nam nhất thống chí, tập thƣợng, Nha văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1973. tr.43
19
lại ngôi miếu này. Nhƣng đến mùa thu năm Ất Tỵ (1725), ở Trấn Biên đã xảy ra
một trận lụt lớn làm cho ngôi miếu cây cối hƣ mục, tƣợng thờ (do đắp bằng đất) bị
rã. Vì nhƣ thế, tình trạng ngôi miếu bị xuống cấp trầm trọng. Từ thời gian đó đến
trƣớc năm 2005, ngôi miếu phải trải qua 4 lần trùng tu lớn (lần 1-năm 1743, lần 2-
năm 1817, lần 3-năm 1868, lần 4-năm 1894); và nhiều đợt tu sửa nhỏ, trang trí nội
thất, Riêng Quan Âm Các ở phía sau miếu đƣợc tái thiết lại vào năm 1927 theo
lối kiến trúc hiện đại và đƣợc giữ nguyên trạng cho đến năm 2005 thì đƣợc tu sửa
lại hoàn toàn bằng vật liệu hiện đại theo lối kiến trúc truyền thống Trung Hoa.
Tuy đƣợc trùng tu khá nhiều lần nhƣng do sự mài mòn của thời gian, Thất
phủ cổ miếu một lần nữa lại rơi vào tình trạng xuống cấp. Vì thế, đến năm 2007,
Ban Quản lý Di tích - Danh thắng tỉnh và Ban Trị sự ngôi miếu một lần nữa họp
bàn việc trùng tu, sửa chữa và đi đến quyết định tiến hành đại trùng tu toàn bộ
ngôi miếu. Do đây là ngôi miếu cổ đã tồn tại cách nay khoảng 310 năm, nguyên
vật liệu chính chủ yếu bằng gỗ và có nhiều sản phẩm trang trí gốm nên việc thiết
kế và tìm biện pháp phù hợp để trùng tu, sửa chữa làm sao ngôi miếu đƣợc tu sửa
sẽ đạt đƣợc hiệu quả chắc chắn nhƣng vẫn giữ đƣợc hình dáng, màu sắc, lối kiến
trúc, cách bài trí và các yếu tố gốc của ngôi miếu xƣa là một vấn đề khá phức tạp.
Chính vì vậy, sau nhiều lần họp bàn xem xét, góp ý, chỉnh sửa, gần hai năm sau hồ
sơ thiết kế mới hoàn thành.
Năm 2009, Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu và bốn bang ngƣời Hoa ở Biên
Hòa tiến hành trùng tu, tôn tạo lại Thất phủ cổ miếu. Đợt đại trùng tu Thất phủ cổ
miếu này có thể nói là lần trùng tu có quy mô lớn nhất từ sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng đến nay, song tuân thủ nguyên tắc phục chế theo nguyên mẫu, có
tôn tạo nhƣng không làm thay đổi kiểu thức đã có nên giữ đƣợc kiến trúc đặc
trƣng ngôi miếu của cộng đồng ngƣời Hoa đã tồn tại khoảng 310 năm ở vùng đất
Biên Hòa - Đồng Nai.
1.3.2. Mô tả chung về ngôi miếu
Các ngôi miếu của ngƣời Hoa trong thành phố Biên Hòa tuy có khác nhau về
quy mô nhƣng nhìn chung chúng đều có những nét tƣơng đồng chung nhất về kiến
20
trúc. Kiến trúc miếu của ngƣời Hoa ở Biên Hòa thƣờng gồm các kiểu chữ Nhất
(一), chữ Tam(三), chữ Công(工), chữ Khẩu(口) và nội công ngoại
quốc hay còn có cách gọi khác là kiểu “ấn”(国).
Kiểu kiến trúc miếu Hoa đều có bố cục mặt bằng gồm: tiền điện, trung điện
và hậu điện. Đặc biệt là còn có sân thiên tỉnh (giếng trời) và phần sân rất rộng
trƣớc miếu để tổ chức vào những dịp có lễ hội. Điển hình cho kiến trúc và quy mô
lớn của miếu ngƣời Hoa ở Biên Hòa là Thiên Hậu cổ miếu, Tân Lân cổ miếu, và
Thất phủ cổ miếu. Trong đó, Thất phủ cổ miếu đƣợc xem là công trình hội đủ các
yêu cầu về kiến trúc một ngôi miếu của ngƣời Hoa.
Thất phủ cổ miếu tọa lạc trên một mảnh đất rộng gần 3000 m
2
, bên tả ngạn
sông Đồng Nai, đƣợc ngăn cách với bên ngoài bởi vòng tƣờng gạch, có bốn con
lân bằng đá ngồi chầu ở bốn góc. Mặt tiền miếu quay về hƣớng Tây – Nam (chếch
về hƣớng Tây), nhìn ra sông Đồng Nai.
Từ ngoài cổng Tam quan
nhìn bao quát toàn bộ ngôi chùa,
ta có thể thấy điểm nổi bật là
một tổng thể kiến trúc đồ sộ,
lộng lẫy nhiều màu sắc và rất dễ
dàng nhận ra đây là ngôi chùa
của ngƣời Hoa bởi cấu trúc,
màu sắc (tƣờng trong, ngoài đều
màu đỏ thắm) và các sản phẩm
công nghệ miếu vũ bằng gốm
men màu trang trí trên bờ nóc. Miếu có ba cổng ra vào. Cổng chính nhìn ra sông
Đồng Nai xây theo lối Tam quan, hai mái lợp ngói âm dƣơng, phía trên trang trí
cặp rồng chầu mặt trời bằng xi măng, ở cổng treo tấm biển làm bằng đá xanh khắc
chìm hàng chữ Hán “Thất Phủ Cổ Miếu”, cánh cổng bằng gỗ sơn màu đỏ. Một
cổng phụ biển đề “Thất Phủ Ngũ Hành Miếu” ở mặt tƣờng bên trái sân miếu đƣợc
Hình 1.3.2.1: Toàn cảnh Thất phủ cổ miếu
Ảnh chụp ngày 26/04/2012
21
thiết kế đơn giản hơn, có hai cánh bằng gỗ khá rộng. Cổng phụ còn lại biển đề
“Thất Phủ Quan Âm Điện” ở phía sau miếu, trong khu vực Quan Âm các. Hai
cổng phụ chỉ mở khi có lễ lớn.
Từ cổng Tam quan bƣớc vào là một khoảng sân rộng gần 1000m
2
, chiếm hơn
phân nửa diện tích khuôn viên ngôi miếu. Khoảng sân này đƣợc lót bằng những
phiến đá xanh Bửu Long. Ở khoảng sân bên phải Thất phủ cổ miếu có một ngôi
miếu nhỏ thờ Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Miếu này có diện tích nhỏ
(khoảng 20m
2
), tƣờng gạch, trát xi măng, nền lát phiến đá xanh, mái lợp ngói âm
dƣơng màu đỏ gạch. Trong miếu có bài vị ghi bốn chữ Hán “Ngũ Hành nƣơng
nƣơng” và tƣợng năm Bà bằng thạch cao với năm màu tƣơng ứng trong ngũ hành.
Phía sau bệ thờ có một đụn mối cao. Ở góc tƣờng bên phải mặt tiền Thất phủ cổ
miếu có một cái lò hình hồ lô rất lớn xây bằng gạch thẻ, tô vôi, ngoài sơn màu đỏ
gạch dùng để đốt giấy tiền, vàng mã trong những dịp cúng lễ lớn của miếu. Trƣớc
đây, cái lò do để ngoài trời mƣa nắng lâu ngày nên đã bị hƣ mục nhƣng sau đó lò
đã đƣợc làm lại với kích thƣớc lớn hơn và đƣợc xử lý chống cháy, chống nóng rất
hiện đại.
Từ sân bƣớc vào Tiền điện qua một tiền sảnh rộng gần 3m chạy suốt chiều
ngang mặt tiền miếu. Mặt bằng của bộ phận kiến trúc này chia làm ba phần:
Tòa nhà ở chính giữa (Điện thờ chính): là phần thờ phụng chính, có diện tích
257,24m
2
(23,6m*10,9m). Điện thờ có cấu trúc hình chữ Công 工 gồm ba gian:
tiền điện, trung điện và hậu điện.
Tiền điện: Kiến trúc nằm ngang, là mặt tiền của điện thờ chính, có diện tích
62,13m
2
(10,9m*5,7m). Đây là một đơn nguyên kiến trúc mang dáng dấp của bộ
phận biểu thị diện mạo mặt bằng “nội công ngoại quốc”, là nơi tập trung toàn bộ
cái đẹp của ngôi miếu. Tiền điện là nếp nhà ngang ba gian không có chái. Tƣờng
xây bằng gạch thẻ tô vôi, bề mặt trang trí thành những viên gạch hình chữ nhật sơn
đỏ (màu mà ngƣời Hoa cho rằng nó sẽ tạo sự uy nghiêm và mang lại cát tƣờng)
thƣờng đƣợc dùng để sơn đền, chùa, miếu của ngƣời Hoa. Nền lát bằng những
22
phiến đá xanh Bửu Long. Hai mái lợp ngói âm dƣơng màu đỏ gạch. Cuối mái có
diềm đầu ngói hình sợi dạng nấm linh chi bằng gốm tráng men xanh, dỡ mái là
diềm gỗ chạm các bức phù điêu, trang trí các đề tài “Hoa điểu”, dây hoa lá…Đây
là kiểu mái cổ điển đặc trƣng của các ngôi miếu, đền, chùa của ngƣời Hoa. Bộ
khung ở Tiền điện đƣợc làm bằng gỗ sao loại tốt, vì làm theo kiểu “chồng rƣờng
giá chiêng”. Hệ thống cấu kiện chịu lực đƣợc chạm khắc các đề tài : dơi, đào, hoa
lá, cảnh cúng lễ, múa hát cung đình …tinh xảo, sống động. Đặc biệt là hệ thống
các “đầu củng” dựa trên đầu cột là kết cấu có chức năng đỡ hệ thống hoành tử, rui
mè của miếu đƣa ra xa chân cột khá độc đáo. Bờ nóc Tiền điện cũng chính là mặt
trƣớc của ngôi miếu là một “bức tranh” sinh động nhiều màu sắc nhờ thiết kế xen
với các cụm quần thể tiểu tƣợng gốm Cây Mai, men xanh lục đậm chủ đạo do lò
gốm Bửu Nguyên sản xuất vào năm 1894. Chính giữa bờ nóc Tiền điện là nhiều
cụm tiểu tƣợng bằng gốm lớn. Toàn bộ các sản phẩm trang trí gốm trên bờ nóc
nhƣ sắp đặt theo bố cục hai tầng: Trên là cõi không với vũ môn - cá hóa rồng -
phụng hàm thƣ và dƣới là các quần thể tiểu tƣợng thuộc cảnh giới thế tục. Hai bên
góc mái - trên đầu đao, là cặp tƣợng tròn Ông Nhựt - Bà Nguyệt.
Trên thanh ngang bằng đá ở hai bên hành lang có đặt 2 con sƣ tử đá. Nền
hành lang đƣợc xây dựng bằng những phiến đá xanh xếp song song thẳng hàng tạo
thành tấm phản đá lớn ở hành lang 2 bên cửa miếu. Hành lang chia làm 3 phần
bằng nhau. Phần chính giữa thấp hơn so với hành lang hai bên theo kiểu chữ 凹. Ở
chính giữa hành lang đối diện với cửa ra vào có treo một bức nghi môn bằng gỗ
chạm lộng đề tài “Lục quốc phong tƣớng”. Đi vào tiền điện qua một cửa. Khung
cửa, ngạch cửa đều bằng đá. Trƣớc cửa chính có treo mô hình một Lâu thuyền –
thƣờng đƣợc gọi là “Nghi môn”. Trên cửa là một biển bằng đá xanh khắc chữ Hán
sơn đỏ “ Thất phủ cổ miếu”. Mảng tƣờng phía trên có bức tranh vẽ bằng sơn đen
cảnh “sơn thủy”; bên phải là bức tranh “ Hoa điểu”; bên trái là bức tranh “Tiên
ông và tiểu đồng”. Hai bên cửa ra vào có khắc cặp liễn chữ Hán sơn đỏ. Tiền điện
đƣợc tạo dựng bởi hai hàng bốn cột đều đƣợc kê trên các trụ đá hình bát giác. Trên
mỗi cột đều có treo liễn đối bằng chữ Hán.
23
Tính từ cửa ra vào thì gian bên trái có một án thờ Mã Đầu tƣớng quân và
ngựa Xích Thố. Mặt tƣờng bên phải cửa miếu có một bệ thờ thờ ông Phƣớc Đức.
Trên bờ tƣờng bên phải có tấm bia đá ghi tên những ngƣời đóng góp tiền của trùng
tu ngôi chùa lần thứ 2.
Trung điện: là nơi thờ trời đất, tiếp giáp với tiền điện không có hệ thống cửa
ra vào mà đƣợc phân biệt bởi nền nhà cao hơn so với tiền điện. Trung điện là gian
nhà ngang gồm hai mái lợp ngói ống giống nhƣ tiền điện. Trên bờ nóc không có
trang trí, chạm khắc gì. Trung điện có cấu tạo nền nhà khá đặc biệt, xung quanh ba
mặt thấp hơn 30cm tạo thành ba dãy hành lang. Ba dãy hành lang này liên kết với
nhau thành chữ (U) gọi là sân Thiên tỉnh.
Trung điện thấp hơn nhiều so với tiền điện, đƣợc tạo dựng bởi hai hàng bốn
cột đúc bê tông bên ngoài tô đá rửa. Trên mỗi cột đều có treo liễn chữ Hán, nền
đen chữ vàng. Cứ giữa hai cột lại treo một tấm hoành phi khá lớn, bề mặt khắc chữ
Hán phủ nhũ vàng. Giữa hai cột trong treo một tấm bao lam bằng gỗ chạm lộng đề
tài: “tứ cầm”, dây hoa lá triền chi, giữa tấm bao lam là hình đầu một con dơi lớn
đội bốn chữ Hán “Quan Thánh Đế Quân”.
Phương đình: Ở phía sau Tiền điện và trƣớc Chính điện. Phƣơng đình vuông
vức với sân Thiên tỉnh (khoảng sân trong lộ thiên) hai bên. Phƣơng đình ở Trung
điện có hai mái lợp ngói âm dƣơng. Chính giữa phƣơng đình có đặt một đỉnh bằng
xi măng tô đá granito để thắp hƣơng, một đỉnh hƣơng tròn và một lƣ gang lớn
dùng để đốt giấy tiền, vàng mã. Tại phƣơng đình đặt một bàn hƣơng bằng gỗ; ở
góc phải sân Thiên tỉnh là điện thờ ông Thổ Địa
Hậu điện (Chính điện): là nơi tôn thờ các đối tƣợng thờ tự chính của Thất
phủ cổ miếu. Hậu điện là một gian nhà ngang có diện tích 149,33m
2
(13,7m*10,9m), chiếm phân nữa diện tích ngôi miếu. Hậu điện đƣợc dựng bởi hai
hàng bốn cột gỗ tròn, chân cột kê trên tảng đá hình bát giác. Hậu điện gồm 2 mái
lợp ngói âm dƣơng màu đỏ gạch. Trên bờ nóc có trang trí cặp Rồng chầu mặt trời
bằng gốm men xanh. Đối xứng hai bên là cặp “cá hóa long”. Hậu điện đƣợc bao
bọc bởi bốn bức tƣờng gạch xây khá chắc chắn. Trừ bức tƣờng phía trƣớc (chính