1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, mối quan hệ Việt - Nhật không chỉ dừng lại trên lĩnh vực kinh doanh
mà còn phát triển trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội…Trong đó,
giáo dục là lĩnh vực được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Bởi vì nhu cầu học tiếng
Nhật để đáp ứng chế độ tuyển dụng trong các công ty Nhật Bản ngày càng tăng. Nhu
cầu tuyển dụng thông dịch viên tiếng Nhật có trình độ chuyên môn thành thạo ngày
càng đượ
c coi trọng, vì vậy chất lượng dạy và học luôn được đặt lên hàng đầu.
Tiếng Nhật dần trở thành một ngôn ngữ được nhiều người quan tâm, yêu thích, học
tập và nghiên cứu.
Ngôn ngữ nào cũng có những nét đặc trưng vốn có thể hiện nét văn hóa độc đáo
riêng biệt. Tiếng Nhật cũng có những đặc trưng thể hiện nét văn hóa đặc sắc của xứ
sở hoa anh đ
ào. Đó là nền văn hóa coi trọng truyền thống dân tộc, những chuẩn mực
đạo đức trong các mối quan hệ xã hội. Tiếng Việt cũng vậy, đó là một loại hình
ngôn ngữ thể hiện văn hóa truyền thống tốt đẹp, những quy phạm đạo đức, những
chuẩn mực xã hội và các mối quan hệ con người trong xã hội đó. Trong đó, nổi bật
nhất phải kể
đến các hình thức thể hiện lời nói trong giao tiếp, đặc biệt là cách nói
tôn kính và cách nói khiêm nhường. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mục đích
giao tiếp mà sử dụng những hình thức xưng hô phù hợp. Trong trường hợp trao đổi
với cấp trên, người lớn tuổi, người có địa vị xã hội…thì người nói phải sử dụng cách
nói tôn kính (Sonkeigo) nhằm thể hiện sự kính trọng với đối tượng giao tiế
p. Trong
trường hợp muốn trình bày quan điểm của bản thân hay nói về những hành động mà
người nói thực hiện thì sử dụng cách nói khiêm nhường (Kenjougo) nhằm biểu hiện
sự nhún nhường và kính trọng đối tượng một cách gián tiếp.
2
Thông qua đề tài “Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính - khiêm
nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt”, người viết muốn nghiên cứu những nét đặc
trưng trong cách nói tôn kính - khiêm nhường nhằm thể hiện nét văn hóa giao tiếp
độc đáo của hai quốc gia, dân tộc được ẩn trong mỗi ngôn ngữ. Qua đó, giúp người
học tiếng Nhật hạn chế sự nhầm lẫn trong các hình thức sử dụng và có thể sử dụng
các cách nói này phù hợp trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
“Cách nói tôn kính – khiêm nhường” là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, các
học giả quan tâm và đã viết nên nhiều công trình nghiên cứu bằng tiếng Nhật và
tiếng Việt. Bởi vì hai hình thức xưng hô này có vai trò quan trọng trong giao tiếp và
ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội đặc biệt là mối quan hệ con người.
Thực tế đã cho thấy từ trước đến nay ở trong và ngoài nước đã từng công bố rất
nhiều công trình nghiên cứu liên quan về đề tài trên.
Đó là các công trình nghiên cứu:
Bằng tiếng Nhật:
日本語教育指導参考書 18-敬語教育の基本問題 (下) thuộc quyền sở hữu tác
giả tại trung tâm nghiên cứu 国立国語 khái quát về cách sử dụng kính ngữ, trường
hợp sử dụng kính ngữ, đối tượng sử dụng kính ngữ… trong tiếng Nhật
敬語再入門 của tác giả 菊土康人 khái quát về bước khởi đầu khi học và quen với
kính ngữ trong ti
ếng Nhật. Trong cuốn sách có khái quát một số mẫu kính ngữ có
kèm ví dụ minh họa và các bài hội thoại với bối cảnh là trong công ty, nhà hàng, nhà
ga, siêu thị…
敬語表現 của các tác giả 蒲谷宏, 川口義一 và 坂元惠 khái quát về một số cách
biểu hiện thường gặp trong kính ngữ như thể hiện sự kính trọng với cấp trên, khách
hàng, người lớn tuổi… và thể hiện sự nhún nhường, kính trọng đối tượng nói khi
người nói muốn
đề xuất ý kiến hay lối nói khiêm tốn về những hành động mà người
nói thực hiện.
3
Bằng tiếng Việt:
- Cơ sở Văn Hóa Việt Nam của GS-TS Trần Ngọc Thêm, Chu Xuân Diên khái quát
về một số loại hình văn hóa của từng vùng miền hay cách ứng xử trong giao tiếp và
những chuẩn mực trong xưng hô của người Việt Nam
- Tiếng Việt Thực Hành của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp khái quát về
những vấn đề cơ bản trong tiếng Việt như cách đặt câu, cách dùng t
ừ, cách sắp xếp
và phân tích đoạn văn, phân biệt văn nói và văn viết…
- Nhập Môn Xã Hội Học của TS Trần Thị Kim Xuyến, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan
làm rõ về những mối quan hệ con người, mối quan hệ xã hội, mối quan hệ cộng
đồng và thế giới…nhằm củng cố những chuẩn mực trong giao tiếp và những tình
huống cần tránh trong xưng hô để tạo mối quan hệ
tốt đẹp, hữu hảo.
Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích về kính ngữ trong tiếng
Nhật và lịch sự chuẩn mực trong cách xưng hô trong tiếng Việt. Trong đề tài nghiên
cứu của mình, người viết cố gắng tìm và phân tích những điểm tương đồng và khác
biệt trong “phong cách xưng hô chuẩn mực của hai ngôn ngữ”. Từ đó phần nào giúp
người học tiếng Nhật có thể sử dụng kính ng
ữ trong tiếng Nhật tránh những nhầm
lẫn thường gặp và có thể bổ sung một số kiến thức trong giao tiếp đúng mực cho
người Việt. Công trình nghiên cứu này chắc chắn sẽ khó tránh khỏi một số sai lầm,
vì vậy người viết mong nhân được một số ý kiến đóng góp của các học giả, các nhà
nghiên cứu đi trước để bài viết của mình được hoàn chỉnh hơn.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Mục tiêu:
Đề tài này nhằm phân biệt điểm tương đồng và khác biệt giữa cách thể hiện ngôn
ngữ của hai nước. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp tài liệu nghiên cứu cho người học
tiếng Nhật về chủ đề khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ qua những mục hướng dẫn
cách dùng trong một số tình huống và đối tượng giao tiếp. Đồng thời giúp người
Việt phần nào hiểu thêm về tiếng Việt và nền văn hóa truyền thống nước nhà.
4
Sau khi nghiên cứu, đề tài sẽ cung cấp tài liệu về cách sử dụng, tình huống giao
tiếp và những nhầm lẫn thường gặp trong hai cách nói trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
Bên cạnh đó, người học tiếng Nhật và người Việt sẽ hiểu thêm về văn hóa truyền
thống được thể hiện trong cách nói vì ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Ngoài ra, thông qua đề tài này giúp người Việt và người Nhật một lần nữa
nhìn lại nét văn hóa truyền thống của nước mình trong xu thế thương mại, toàn cầu
hóa hiện nay - nơi mà thực trạng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị
lãng quên.
Phạm vi nghiên cứu:
Hình thức trình bày về hai cách nói tôn kính và khiêm nhường trong tiếng Nhật
và tiếng Việt trong luận văn này không phải là toàn bộ cách nói trong hệ thống ngôn
ngữ học của hai quốc gia mà chỉ là một số cách nói trong giao tiếp hiện đại. Những
kính ngữ trước giai đoạn này và những kính ngữ trong cung đình, nhà chùa không
được đề cập trong nội dung dung chính của khóa luận tốt nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này với mục đích tìm hiểu “Sự tương đồng và khác biệt trong cách
nói tôn kính và khiêm nhường giữa tiếng Nhật và Tiếng Việt”, người viết đã sử dụng
một số phương pháp sau đây:
- Thu thập tài liệu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tra cứu bài viết,
bài tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng Nhật trên mạng đồng thời tìm và đọc các
công trình nghiên cứu của các tác giả
người Nhật, người Việt tại thư viện Nhật -
Việt (VJCC - HCM), các nhà sách…Ngoài ra người viết còn thu thập tài liệu thông
qua nguồn tài liệu sách vở từ giáo viên, những nhà nghiên cứu đi trước.
- Khảo sát thực tế: Để có thể đưa ra một số đề xuất liên quan đến phương pháp
dạy và học hai cách nói tôn kính – khiêm nhường trong tiếng Nhật có hiệu quả,
người viết đã tiến hành lập bảng đi
ều tra thăm dò ý kiến. Đối tượng của bảng điều
tra là 160 sinh viên năm thứ tư của các lớp 06DPN1, 06DPN2, 06DPN3, 06DPN4,
5
06DPN5, 06DPN6 ngành Nhật Bản học, khoa Đông Phương, trường Đại Học Lạc
Hồng (Biên Hòa - Đồng Nai).
- Thống kê: Sau khi phát bảng điều tra, người viết đã thống kê các ý kiến của
sinh viên về cách dạy, cách học, giáo trình và một số yếu tố khác liên quan đến hai
cách nói trên. Dựa vào tỷ lệ chênh lệch giữa các ý kiến, người viết đã tiến hành phân
tích và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượ
ng dạy và học cách nói kính
ngữ trong tiếng Nhật.
- Phân tích: Sau khi thu thập tài liệu và tiến hành thống kê người viết tiếp tục
chuyển sang bước phân tích tài liệu, tra cứu từ điển để hiểu nội dung bài viết. Phân
tích những nội dung cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nói một cách cụ thể là
phân tích cách sử dụng, trường hợp giao tiếp, đối tượng nói chủ yếu của hai cách nói.
Điểm phân tích quan trọ
ng là làm sáng tỏ những nguyên nhân khiến người học còn
gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật.
- Tổng hợp: Sau khi phân tích cách sử dụng của hai cách nói này từ nhiều nguồn
tài liệu, người viết đã sắp xếp, chọn lọc và tổng hợp những vấn đề chung của mỗi
cách nói. Ngoài việc tổng hợp dựa trên tài liệu nghiên cứu, người viết còn tổng hợp
và ghi nhậ
n những ý kiến đóng góp của giáo viên, những ý kiến phản hồi từ những
sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học và những nhà nghiên cứu đi trước để lấy làm
tài liệu thực tế cho công trình nghiên cứu.
- So sánh: Sau khi tiến hành những phương pháp trên, người viết chuyển sang
bước so sánh điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng giữa hai cách nói
này. Qua đó, giúp người học tiếng Nhật có thể phần nào phân biệt đượ
c một số tình
huống, cách thức sử dụng, những nhầm lẫn và những khó khăn thường gặp đồng
thời có thể hiểu thêm nét văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo thể hiện trong từng
cách sử dụng.
Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài:
Trong đề tài nghiên cứu này, người viết chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về “Sự
tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính - khiêm nhường giữa tiếng Nhật và
6
tiếng Việt”, chính vì vậy chắc chắn đề tài còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
Vì vậy, người viết muốn tiếp tục nghiên cứu thêm về đề tài này nhằm phát triển và
mởi rộng vấn đề để có cách nhìn khách quan về nội dung đề tài nghiên cứu.
- Nét văn hóa thể hiện thông qua ngôn ngữ
- Thực trạng sử dụng kính ngữ của người Nhật ở Nhật
- Thực tr
ạng sử dụng kính ngữ của người Việt ở Việt Nam
- Thực trạng sử dụng kính ngữ của người Việt trong công ty Nhật
- Những sai lầm thường gặp khi sử dụng kính ngữ của người Việt khi học tiếng
Nhật.
Kết cấu của đề tài:
Chương I
: Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kính – khiêm nhường trong tiếng
Nhật và tiếng Việt
Chương II: Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính – khiêm
nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt
Chương III: Một số đề xuất về phương pháp dạy - học cách nói tôn kính –
khiêm nhường trong tiếng Nhật
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kính – khiêm nhường trong tiếng
Nhật và tiếng Việt
Chương II: Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính – khiêm
nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt
Chương III: Một số đề xuất về phương pháp dạy - học cách nói tôn kính –
khiêm nhường trong tiếng Nhật
8
CHƯƠNG I
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA CÁCH NÓI
TÔN KÍNH - KHIÊM NHƯỜNG
TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
9
Giao tiếp là một trong những khả năng đặc biệt của con người. Bởi vì thông qua
giao tiếp, con người có thể thu thập thông tin, truyền đạt suy nghĩ, thiết lập các mối
quan hệ…Do đó, trên mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có những cách giao tiếp
riêng. Trong đó, cách xưng hô đúng chuẩn
trong giao tiếp cũng là một yếu tố hết
sức quan trọng, nhất là ở hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản – hai đất nước có hệ
thống xưng hô khá phức tạp.
Một trong những đặc điểm của tiếng Nhật và tiếng Việt là phong phú về cấp độ
của lời nói. Chính vì đặc điểm này mà khi tiếp xúc với người Nhật và người Việt,
một số ngườ
i cho rằng tiếng Nhật và tiếng Việt quá trang trọng và lịch thiệp, dễ tạo
ra khoảng cách khi giao tiếp. Tuy vậy, thực tế hoàn toàn không phải thế vì mức độ
lịch thiệp trong ngôn ngữ ở nước nào cũng có. Có ngôn ngữ thể hiện qua phương
tiện từ vựng, có ngôn ngữ thể hiện bằng phương tiện ngữ pháp và cũng có ngôn ngữ
thể hiện sự lịch thiệp đó bằng cả phương tiện từ vựng lẫn phương tiện ngữ pháp.
Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đề cập đến một số đặc trưng cơ bản
trong cách nói tôn kính và cách nói khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
Thông qua những đặc trưng cơ bản này, người viết so sánh và đưa ra một số điểm
tương đồng và khác biệt của hai cách nói trong mỗi ngôn ngữ. Từ đó đưa ra một số
đề xuất về giáo trình, phương pháp dạy - học kính ngữ trong tiếng Nhật.
Cách nói tôn kính và cách nói khiêm nhường trong đối thoại hay trong văn bản
biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói, nguời viết đối với người đọc, người nghe.
Sử dụng cách nói tôn kính không có nghĩa là người phát biểu có ý nịnh nọt, cũng
như thể hiện lối nói khiêm nhường không có nghĩa là người phát biểu có sự tự ty
m
ặc cảm. Có trường hợp không biết áp dụng, hoặc cố ý dùng sai có thể tạo phản ứng
ngược thậm chí có ý châm biếm đối tượng. Chính vì vậy việc sử dụng đúng các cấp
độ lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều
người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo
léo trong cách ứng xử vớ
i mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật đó
chính là nghệ thuật giao tiếp.
10
1.1 Đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính và khiêm nhường
trong tiếng Nhật
1.1.1 Khái quát về tiếng Nhật
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn một trăm ba mươi triệu người sử dụng ở
Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Đây là một ngôn
ngữ nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch. Trong đó,
đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất th
ứ bậc của xã hội Nhật
Bản. Đó là những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối
quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại.
Nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo các cấp độ khác nhau
tùy theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính
trọng tùy thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp
và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một
phần theo cấp độ được dùng.
Ngôn ngữ Nhật Bản thể hiện rất rõ ràng hệ thống cấp bậc, tôn ti trật tự trong xã
hội. Theo đó, người dưới luôn dùng cách nói tôn kính với người cấp trên mình (dù
người đó nh
ỏ tuổi hơn mình), và dùng cách nói khiêm nhường khi nói về bản thân
mình. Nếu nói không phù hợp sẽ bị xem là thất lễ và đụng chạm rất lớn đến thể diện
của người Nhật. Việc hiểu biết tiếng Nhật là chìa khóa để hiểu người Nhật và những
cảm nghĩ, thái độ, ý nghĩa trong lời nói của họ.
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kính trong tiếng Nhật
1.1.2.1 Ý nghĩa
“Cách nói tôn kính là cách nói nhằm đề cao và biểu hiện ý kính trọng của người
nói đối với người nghe hoặc đối tượng giao tiếp. Đối tượng giao tiếp có thể là người
nghe hoặc cũng có thể là nhân vật xuất hiện trong đề tài nói. Đối tượng cần phải
biểu hiện ý kính trọng có thể là cấp trên, người không quen biết hoặc người ngoài
11
nhóm…Cách nói tôn kính còn là cách nói thể hiện thái độ kính trọng của người nói
đối với trạng thái, tính chất, hành vi hoặc những người (sự vật) thuộc về phía người
nghe.”
[12;1988:14]
Ví dụ: - Gakusei: Sensei wa kono hon wo oyomi ni narimasu
(a)
ka?
(Học sinh: Thầy đã đọc cuốn sách này chưa ạ?)
- Sen sei: Ee, yomimasu
(b)
yo. / Aa, yomu
(c)
yo.
(Thầy giáo: Ừ, thầy đọc rồi. / À, đọc rồi)
Trong vị trí
(a)
, học sinh thể hiện hành động của thầy giáo nên sử dụng hình thức
tôn kính của động từ “đọc” (yomu) là oyomininaru. Không thể thay bằng một động
từ được chia ở hình thức tôn kính (oyomininaru) vào vị trí
(b)
hoặc
(c)
được vì đây là
hành động của chính bản thân thầy giáo, hơn nữa thầy giáo cũng không thể hiện thái
độ kính trọng đối với học sinh được.
Trong các vị trí
(a)
,
(b)
hoặc
(c)
thì cách nói
(a)
thể hiện mức độ tôn kính cao nhất vì
động từ được chia dưới hình thức tôn kính của động từ thường (yomu) là oyomi ni
naru.
1.1.2.2 Trường hợp sử dụng:
1 Đề cao hành động của đối tượng giao tiếp
Ví dụ: Okaki ni naru – viết, Irassharu – đi / đến / ở, nasaru – làm…
Trong trường hợp này, người sử dụng thường nhầm lẫn không biết cách sử dụng.
Đó là thay vì nói khiêm tốn thì người nói lại nói tôn kính và ngược lại.
Ví dụ: - Trường hợp ông Yamada của công ty A đến công ty của người nói:
“A sha no Yamda san ga irasshatteimasu” (Ông Yamada của công ty A đang
đến)
B đây là cách sử dụng đúng vì động từ
irasshatte imasu là thể liên tiến của động từ
irassharu (tôn kính của động từ kuru - đến). Hơn nữa, hành động đến (irassharu) là
hành động của đối tượng được nhắc đến. Do đó, cách sử đúng là hình thức chia động
từ ở cách nói tôn kính. Nhưng nếu sử dụng hình thức động từ của cách nói khiêm
nhường của động từ kuru là mairu thì sai: “A sha no Yamada san ga maitte imasu”
12
2 Đề cao bản thân đối tượng giao tiếp
Ví dụ: A sha no Yamada kacho (Ngài trưởng phòng Yamada của công ty A)
Yamada sama (Ngài Yamada)
Lưu ý cách giới thiệu người trong và người ngoài công ty.
Ví dụ 1: Ông Tanaka là trưởng phòng công ty của người nói và ông Yamada là
trưởng phòng công ty A
- Khi giới thiệu ông Tanaka cho ông Yamada: “Kochira wa kacho no Tanaka desu”
(Đây là ông trưởng phòng Tanaka)
- Khi giới thiệu ông Yamada cho ông Tanaka: “Kochira wa A sha no Yamada kacho
desu” (Đây là ông trưởng phòng Yamada của công ty A). Trường hợp giới thiệu như
thế này là đã quen thân với ông Yamada. Nếu không thân với ông Yamada thì phải
giớ
i thiệu bằng cách: “Kochira wa A sha no kacho no Yamada sama desu” (thêm
tiếp vị ngữ tôn kính để xưng hô là sama – ngài)
Ví dụ 2: Trường hợp gọi tên cấp trên là ông trưởng phòng Tanaka
Trước mặt khách hàng: Tanaka
Trong công ty: Tanaka kacho
3 Đề cao những vật sở hữu và những sự việc liên quan đến đối tượng giao tiếp
Ví dụ: Onsha (công ty của ngài), Onimotsu (hành lý của ngài), Okuruma (xe của
ngài), Gokazoku (gia đình ngài), Okao (gương mặt của ngài), Goryoshin (song thân
của ngài)…
4 Đề cao những trạng thái, tính chất củ
a đối tượng giao tiếp
Ví dụ: Oyasashi (hiền, dịu dàng), Okuwashi (chi tiết), Gorippa (lộng lẫy), Okirei
(đẹp)…
B Tránh sử dụng quá mức tôn kính như:
- Gorippa na okuruma ni onori ni nattemasu ne.
(Anh đi chiếc xe đẹp)
- Owakakute, oyasashikute, gosomei na ojosama.
(Cô gái trẻ trung, dịu dàng và thông minh)
13
1.1.2.3 Hình thức thể hiện:
1 Thêm vào tiếp đầu ngữ tôn kính:
Ví dụ: Onamae Goiken Omiashi Kisha Onsha
(tên) (ý kiến) (chân) (công ty) (công ty)
Kosetsu Sonfu Homei Sonmei Gorenraku
(cao kiến) (ông) (tên) (tên) (liên lạc)
2 Thêm vào tiếp vị ngữ tôn kính:
Ví dụ: Yamada san Yamada sama Tanaka shi
(Ông Yamada) (Ngài Yamada) (Ông Tanaka)
3 Sử dụng danh từ tôn kính:
Ví dụ: Yamada sensei Yamada kacho Tanaka shacho
(thầy Yamada) (trưởng phòng Yamada) (Giám đốc Tanaka)
4 Hình thức thêm O / Go vào danh từ và hình thức liên dụng của động từ:
O / Go ~ ni naru
Ví dụ: - Shikiten niwa kotaishidenka ga goshusseki ni narimashita.
(Điện Hoàng Thái Tử đã có mặt tại buổi lễ)
- Shuri ga owarimashita node, moitsu kara demo goshiyo ni naremasu.
(Vì tôi đã sửa xong nên anh có thể sử dụng bất cứ lúc nào)
O / Go ~ nasaru
Ví dụ: - Kacho ga myonichi juuji ni kochira wo gohomon nasaru so desu.
(Nghe nói vào lúc 10 giờ ngày mai ông hội trưởng sẽ viếng thăm chỗ này)
- Kono hon wo oyomi nasaru no deshitara, okashiitashimasu.
(Nếu bạn đọc cuốn sách này, tôi sẽ cho bạn mượn)
O / Go ~ desu
Ví dụ: - Okyaku sama ga kochira de omachi desu.
(Quý khách vui lòng chờ ở chỗ này)
- Gakucho wa honjitsu no kaigi ni wa gokesseki desu
(Ông hiệu trưởng sẽ vắng mặt trong buổi hội nghị ngày hôm nay)
14
O / Go ~ kudasaru / kudasai
Ví dụ: - Mina sama de gokento kudasaru yo onegai itashimasu.
(Tôi xin nhờ mọi người xem xét giùm cho)
- Mina sama, honjitsu wa yokoso okoshi kudasaimashita.
(Thành thật hoan nghênh mọi người đã đến hôm nay)
- Oto sama ga okaeri ni nattara, yoroshiku otsutae kudasai.
(Nếu bố anh về, xin cho tôi gởi lời hỏi thăm)
5 Hình thức kính ngữ của “Reru” và “Rareru” (động từ thể ukemi - bị động
dùng làm kính ngữ)
Ví dụ: - Takahashi sensei wa rokusai no koro aikido wo narai hajime narete, sono
ato zutto tsuzukete korareta so desu.
(Nghe nói thầy Takahashi bắt đầu học võ Aikido vào lúc 6 tuổi và sau đó thầy
tiếp tục suốt cho đến nay)
- Gokazoku no mina sama wa itsu goro kochira ni kaeraremasu ka.
(Gia đình của anh trở về đây vào khoảng khi nào)
6 Sử dụng động từ kính ngữ:
Suru nasaru (làm)
- Shacho wa kyujitsu niwa taitei gorufu wo nasaimasu.
(Ông giám đốc thường chơi golf vào ngày nghỉ)
- Wasuremono wo nasaimasen yo oki wo tsukete kudasai.
(Xin hãy chú ý đừng để quên đồ)
Iku Irassharu / Oide ni naru (đi)
- Kaicho wa raigetsu chujun ni Newyork e oide ni naru yotei desu.
(Ông hội trưởng dự định đi Newyork vào trung tuần tháng tới)
- Sensei wa kono tabi no kokusai kaigi ni oku sama mo tsurete irassharu so desu.
(Nghe nói thầy giáo dẫn theo vợ đế
n hội nghị quốc tế lần này)
Kuru Irassharu / oide ni naru / okoshi ni naru / mieru / omie ni
naru (đến)
15
- Taniguchi sensei ga Tokyo e irasshatta no wa sannen mae desu.
(Thầy Taniguchi đã đến Tokyo cách đây ba năm)
- Okyaku sama ga omie ni narimashitara, kochira e okoshishite kudasai.
(Nếu quý khách đến, xin hãy đi qua lối này)
Iu Ossharu (nói)
- Sensei no osshatta torini itasu tsumori desu.
(Tôi định làm theo như thầy giáo nói)
- Sensei wa kyo kenkyushitsu ni yorazu ni chokusetsu kaeru to osshaimashita.
(Thầy giáo nói hôm nay ông ấy về thẳng, không ghé vào phòng nghiên cứu)
Ngoài ra còn có một số cách biểu hiện của các động từ khác như: iru irassharu /
oide ni naru (có / ở); taberu / nomu agaru / meshiagaru (ăn / uống)…
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của cách nói khiêm nhường trong tiếng Nhật
1.1.3.1 Ý nghĩa
“Cách nói khiêm nhường là cách nói nhằm thể hiện ý lịch sự của người nói một
cách gián tiếp đối với người nghe hoặc nhân vật được nhắc đến trong đề tài nói
bằng cách khiêm nhường (hạ thấp) những hành động của chính bản thân người nói
hoặc những người cùng nhóm với người nói.”
[12;1988:14]
Ví dụ: Tình huống: Kyaku no nimotsu wo, eki kara ie made dare ka ga korobu
koto wo kyaku ni iu. (Nói với khách về việc ai sẽ đảm nhận vai trò mang hành lý
của khách từ nhà ga về đến nhà)
1 Onimotsu wa watashi ga onimochishimasu. (Tôi sẽ mang hành lý)
2 Onimotsu wa ani ga omochishimasu. (Anh trai tôi sẽ mang hành lý)
3 Onimotsu wa uchi no Murata ga omochishimasu. (Murata trong nhóm tôi sẽ
mang hành lý)
a) Chủ ngữ trong các tình huống ở trên là “Tôi”, “anh trai tôi”, “Murata”.
b) Người mang hành lý là “Tôi”, “anh trai tôi”, “Murata”.
16
c) Nhân vật “Tôi” trong 1 chính là bản thân người nói. Như vậy, những nhân vật
như “anh trai tôi” hoặc “Murata” sẽ là những nhân vật xuất hiện trong đề tài nói.
d) Nhân vật “anh trai tôi” trong 2 là nhân vật thuộc nhóm của người nói. Còn nhân
vật “Murata” trong ví dụ 3 có thể tưởng tượng nhân vật này là người sống cùng nhà,
họ hàng, nhân viên hay người giúp đỡ…
e) Trong trường hợp 3 thì có thể hiểu rằng nhân vậ
t “Murata” sẽ là người của phía
người nói nhờ vào căn cứ là việc sử dụng hình thức “uchi no…” (người trong nhóm).
Ngoài ra, còn căn cứ vào cách sử dụng từ xưng hô không có hậu tố “San” (~ anh /
chị…).
f) Tiếp đầu ngữ “O” trong động từ “Omochisuru” của ba trường hợp trên sẽ là
cách biểu hiện lịch sự đối với khách hàng và người mang hành lý là bản thân người
nói 1và những nhân vật trong nhóm người nói
2, 3.
1.1.3.2 Trường hợp sử dụng
1 Khiêm nhường hành động của người nói
Ví dụ: Haikensuru Omochisuru Mairu Zonjiru
(Xem) (Chờ) (Đi / đến) (Biết)
2 Khiêm nhường bản thân người nói
Ví dụ: Watakushidomo Temaedomo Shosei Sessha
(Chúng tôi) (Chúng tôi) (Tôi) (Tôi)
3 Khiêm nhường những vật sở hữu và những sự việc liên quan đến người nói
Ví dụ: Heisha / Shosha: công ty chúng tôi
1.1.3.3 Các loại
1 Cách nói khiêm nhường loại I: “Là cách nói khiêm nhường biểu hiện ý kính
trọng và lịch sự với người nghe thông qua việc hạ thấp bản thân mình khi người nói
hay những người thuộc nhóm người nói là nhân vật xuất hiện trong đề tài nói”.
[12;1988:15]
Đó là những động từ như: itasu (làm), mairu (đi), oru (ở, có mặt)…
17
Ví dụ: Watakushi wa ashita shuccho de osaka he mairimasu. (Tôi sẽ đi công tác
Osaka vào ngày mai)
Chủ ngữ tôi được chuyển sang hình thức thể khiêm nhường là watakushi còn
động từ đi được chuyển thành mairu (ở hình thức lịch sự sẽ là ikimasu,
irasshaimasu)。
2 Cách nói khiêm nhường loại II: “Là cách nói đề cao phía đối tượng bằng cách
hạ thấp phía người nói khi những hành động của phía người nói (bản thân người
nói, những người thuộc nhóm người nói) có liên quan
đến đối tượng cần biểu hiện
thái độ kính trọng, lịch sự (người không thân thiết, người ngoài nhóm…)”
[12;1988:15]
Theo đó, sẽ không thể sử dụng cách nói khiêm nhường trong trường hợp mà sự sở
hữu hay những hành động của người nói không liên quan đến đối tượng cần biểu
hiện thái độ lịch sự.
Ví dụ: - Densha ga mairimasu. (Xe điện tới)
D Trong ví dụ này, cho dù động từ “tới” (kuru) được chia thành hình thức của cách
nói khiêm nhường là mairu nhưng cũng không được coi là cách nói khiêm nhường
vì đối t
ượng được đề cập đến ở đây là xe điện không liên quan đến người nói. Cách
sử dụng đúng là “densha ga kimasu”.
- Watashi wa sensei no otaku he mairimasu. (Tôi tới nhà thầy giáo)
D Ở đây động từ “tới” (kuru) được chia thành hình thức động từ của thể khiêm
nhường là mairu. Trong ví dụ này đây là cách sử dụng đúng vì hành động của người
nói hướng đến đối tượng muốn biểu hiện ý lị
ch sự, kính trọng là “thầy giáo”.
1.1.3.4 Hình thức thể hiện
1 Thêm vào tiếp đầu ngữ khiêm nhường:
Ví dụ: Setsubun (văn của tôi), Gusoku (con trai của tôi), Heisha (công ty của tôi),
Socha (trà của mình mời người khác uống), Shosha (công ty của tôi)…
2 Thêm vào tiếp vị ngữ khiêm nhường:
Ví dụ: Watakushidomo / temaedomo (chúng tôi)
18
B Domo là từ khiêm nhường của tachi, diễn tả số nhiều.
3 Sử dụng danh từ khiêm nhường:
Ví dụ: Watashi – Watakushi – Temae: Tôi
4 Hình thức thêm O / Go vào danh từ, hình thức liên dụng của động từ:
O / Go ~ suru / itasu
Ví dụ: - Omoso desu ne. Omochi shimashou ka.
(Trông có vẻ nặng nhỉ. Tôi xách giùm có được không)
- Koko ni atena wo kaite kuremasen ka.
(Xin hãy ghi địa chỉ vào chỗ này)
B Hai, okaki shimasu.
(Vâng, tôi sẽ ghi)
O / Go ~ moshiageru
Ví dụ: - Oyorokobi moshiagemasu.
(Xin chúc mừng)
- Hisaisha no kata niwa kokoro kara omimai moshiageru to tomo ni. Ichi
nichi mo hayaku seijou na seikaku ni modoremasu yo gokinen moshiagemasu.
(Cùng với việc đi thăm những người bị tai nạn hỏa hoạn, tôi cầu nguyện cho
học sớm trở lại với cuộc sống bình thường)
O / Go ~ itadaku
Ví dụ: - Chotto omochi itadakereba, sugu onaoshiitashimasu.
(Nếu được anh chờ cho một chút, tôi sẽ sửa liền)
- Shizen kankyo wo hogo suru tame no undo ni gosando itadakereba saiwai
ni zonjimasu.
(Chúng tôi rất là sung sướng nếu được anh tán thành cho cuộc vận động bảo
vệ môi trường thiên nhiên)
O / Go ~ negau
Ví dụ: - Machigai wa nai to omoimasu ga, nen no tame oshirabe negaimasu.
(Tôi nghĩ là không có gì sai, nhưng để cho chắc xin ông hãy kiểm tra)
19
- Myocho gozen shichi ji kara gozen juuji made, denki kouji no tame teiden
shimasu kara gochuui negaimasu.
(Từ 7 giờ đến 10 giờ sáng ngày mai sẽ cúp điện vì công trình sửa điện, xin
mọi người hãy chú ý)
5 Những biểu hiện khiêm nhường khác:
O / Go ~ ni azukaru
Ví dụ: - Honjitsu wa sensei no otaku e omaneki ni azukarimashita.
(Hôm nay tôi được mời đến nhà thầy giáo)
- Honjitsu wa goshotai ni azukari, arigato gozaimasu.
(Tôi rất cám ơn khi được ông mời ăn hôm nay)
O / Go ~ wo sashiageru
Ví dụ: - Nochi hodo odenwa wo sashiageyo to omotte orimasu.
(Tôi định gọi điện thoại cho ông sau)
- Otegami wo itadaki nagara, nagai koto ohenji mo sashiagezu, taihen
shitsurei itashimashita.
(Nhận được th
ư của ông, trong một thời gian dài tôi không hồi âm, tôi thật là
thất lễ)
O / Go ~ wo aogu
Ví dụ: - Jiken no shori nitsuite goshiji wo aogitai to zonjimasu.
(Mong ngài hãy chỉ cho tôi cách xử lý sự việc)
- Kono mondai ni kanshi, iroiro to gokyoji wo aogitaku, yoroshiku onegai
moshiagemasu.
(Liên quan đến vấn đề này, xin ngài chiếu cố và chỉ giáo thật nhiều cho tôi)
Iru Oru: ở
Ví dụ: - Ashita wa gozaitaku deshou ka.
(Ngày mai anh có ở nhà không)
B Gozenchu wa orimasu ga, gogo wa orimasen.
(Suốt buổi sáng thì tôi ở nhà nhưng buổi chiều thì không)
20
Suru Itasu: làm
Ví dụ: - Kono yona renshu wa mainichi nasarun desu ka.
(Ngày nào anh cũng luyện tập như thế này phải không)
B Hai, ame sae furanakereba mainichi itashimasu.
(Vâng, chỉ cần trời không mưa thì tôi làm mỗi ngày)
Ngoài ra, còn có các hình thức biểu hiện khác như: Omou Zonjiru (nghĩ rằng, cho
rằng), Taberu / Nomu Itadaku (ăn / uống), Iku / Kuru Mairu (đi / đến), Iu
Moshiageru (nói với người trên) / Mosu (nói)….
1.1.4 Cách nói thêm O / Go vào danh từ và tính từ:
1.1.4.1 Cách sử dụng O / Go:
1 Sử dụng O / Go khi nói đến trạng thái, đồ vật, hành động của người nghe,
người lớn tuổi và người được tôn kính (cách nói tôn kính)
Ví dụ: - Goryoshin mo gokyodai mo ogenki da tonokoto, nanyori to zonjimasu.
(Nghe nói rằng song thân và huynh đệ của ông đều khỏe mạnh, thật không
còn gì bằng)
B Từ nguyên gốc trong ví dụ trên là: Ryoshin (song thân - cha mẹ); kyodai (anh chị
em); genki (khỏe mạnh): đây là những từ chỉ người than và những sự việc liên quan
đến người nghe nên sử dụng cách nói tôn kính bằng cách thêm O / Go vào phía
trước.
- Oisogashi chu wo wazawaza oide itadakimashite, arigato gozaimasu.
(Trong lúc bận rộn mà được ông đến cho, tôi thành thật cám ơn)
B Từ nguyên gốc của ví dụ trên là tính từ Isogashi (bận rộn). Khi muốn thể hiện ý
kính trọng và biết ơn với người nghe thì sẽ thêm tiếp đầu ngữ O vào phía trước tính
từ này. Vì đây là tính từ chỉ trạng thái của người nghe nên được thể hiện bằng cách
nói tôn kính.
2 O / Go được sử dụng khi những đồ vật, hành
động của người nói có liên
quan đến người nghe, người lớn tuổi hơn và người đáng tôn kính (cách nói khiêm
21
nhường).
Ví dụ: - Sensei no atatakai goshido no okage de, kodomo mo buji waseda daigaku ni
nyugaku dekimashite, orei no moshiage yo mo gozaimasen.
(Nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy mà con tôi đã có thể vào trường đại học
Waseda, tôi thành thật cám ơn thầy)
B “Orei” là cách nói thể hiện sự kính trọng người nghe của từ gốc “Rei” (cảm ơn,
cảm tạ). Vì đây là tấm lòng cảm ơn của người nói muốn thể hiện với người nghe
một cách trự
c tiếp nên được sử dụng với tiếp đầu ngữ “O”.
- Jitsu wa onegai ga aru no desu ga, honjitsu sensei no kenkyushitsu no ho e
ojamashitemo yoroshi deshou ka.
(Thật sự em muốn thỉnh cầu thầy, hôm nay em đến làm phiền thầy ở phòng
nghiên cứu có được không ạ?)
B Hành động Onegai (nhờ vả) và Ojamashimasu (làm phiền) là hai hành động của
người nói muốn người nghe cho phép và chấp nhận. Do đó, đây được coi là những
hành động có liên quan trực tiếp đến người nghe nên được sử d
ụng ở hình thức tôn
kính.
1.1.4.2 Quy tắc thêm O / Go vào các từ:
1 Thêm O vào Hòa ngữ (những từ có gốc Nhật)
Ví dụ: Otokoro Okangae Omaneki Oshirase
(nơi, chỗ) (sự suy nghĩ) (sự mời) (thông tin)
Otsutome Onozomi Otsuki Oyurushi
(công tác) (nguyện vọng) (sự đến) (sự tha thứ)
Lưu ý: có một vài trường hợp tuy là Hòa ngữ nhưng không được thêm vào chữ O
như Gohiiki (sự ưu ái), Goyukkuri (thong thả, từ từ), Gomottomo (hợp lý, chính
đáng)
2
Thêm Go vào Hán ngữ (những từ đọc bằng âm Hán tự):
Ví dụ: Gojusho (địa chỉ), gohairyo (quan tâm), goiken (ý kiến), goshotai (sự mời),
goshitsumon (câu hỏi), gokibo (nguyện vọng), gokyoryoku (hợp tác)…
22
3 Thêm O vào những từ Hán có ý nghĩa Hán ngữ thấp:
Ocha (trà), otaku (nhà), obon (lễ vu lan), oniku (thịt)
Những từ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cho dù là từ Hán cũng thêm O
Ví dụ: Oryori (món ăn), obento (cơm hộp), oshokuji (thức ăn), odenwa (điện thoại),
ojikan (thời gian), ofuro (nhà tắm), osewa (sự giúp đỡ, chăm sóc)…
Lưu ý: Hai từ sau được dùng cả O và Go
Ohenji / Gohenji: hồi âm, trả lời
Okazoku / Gokazoku: gia đình
Theo nguyên tắc thì không được thêm O / Go vào từ ngoại lai (từ nước ngoài) nhưng
cũng có tr
ường hợp ngoại lệ.
Ví dụ: Osoosu (nước sốt), ozubon (cái quần), obiru (bia)…
1.1.4.3 Những trường hợp không thêm O / Go
Đối với những từ ngoại lai:
Ví dụ: Oerebeta (thang máy), okurisumasu (lễ Noen), obata (bơ)…
Đối với những từ dài:
Ví dụ: Ojagaimo (khoai tây), okomorigasa (cây dù), ohorenso (rau bina)…
Đối với những từ bắt đầu là O
Ví dụ: Oomoshiroi (thú vị), Ooishi (ngon), oojisan (chú), oookii (to, lớn)…
Đối với những vật công cộng, hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ: Oame (mưa), oyuki (tuyết), o / go eki (nhà ga), o / go kaisha (công ty)…
Đối với những từ mỉa mai, khinh miệt và có phẩm chất xấu
Ví dụ: Omanuke (ngu dốt), oguzu (rác, phế thải)…
1.1.5 Cách nói lịch sự:
1.1.5.1 Khái quát:
Cách nói lịch sự là cách nói diễn đạt ý tôn kính với người nghe thông qua cách
nói sự vật, sự việc một cách lịch sự. Cách nói lịch sự còn được kết hợp với cách nói
23
tôn kính và cách nói khiêm nhường như “itadakimasu - nhận ”, “zonjimasu - biết ”.
Vì lẽ đó mà cách nói lịch sự còn là cách nói tôn kính đối tượng giao tiếp.
Ví dụ: Cách nói “Anata mo irassharu” (Bạn cũng đi chứ?) thường được nghe trong
giới nữ. Từ tôn kính irassharu được sử dụng ở đây là đúng nhưng mà nếu nói như
thế này với người lớn hơn thì sẽ thất lễ. Bởi vì động từ tôn kính irassharu vẫn để ở
hình thức nguyên mẫu (futsukei) chưa được chia thành irasshaimasu (jishokei –
hình thức masu - thể tự điển). Thêm vào đó, cuối câu không có nghi vấn từ “ka” nên
người nói phải lên giọng để diễn tả câu hỏi. Vì thế, cách nói này chỉ nên dùng với
bạn bè, đồng nghiệp, những người ngang hàng với người nói. Nếu muốn nói với
người lớn hơn nên chuyển sang cách nói lịch sự, tôn kính bằng cách chia động từ
irassharu thành irasshimasu và thêm nghi vấn t
ừ “ka” ở cuối câu như: “Anata mo
irasshaimasu ka” (Anh cũng đi chứ) sẽ diễn tả ý tôn kính đồng thời thể hiện được
tính lịch sự.
Trường hợp câu: “Yamada san mo gozonji desu ka” (Anh Yamada cũng biết
chứ) thì tính chất cũng giống như trường hợp trên. Bản thân từ Gozonji (biết) là từ
tôn kính nếu sử dụng cách hỏi này với người cùng tuổi thì không có vấn đề nhưng
đối với người lớn tuổi thì phải nói lịch sự hơn: “Yamada san mo gozonji desho ka”.
Cách nói thay “desu” bằng “desho” sẽ gây ấn tượng cho đối tượng giao tiếp.
Tóm lại, cách nói và từ ngữ lịch sự sẽ làm cho câu văn, lời nói trở nên nhẹ nhàng,
tao nhã hơn cách nói thông thường. Khi kết hợp với cách nói tôn kính hoặc cách nói
khiêm nhường sẽ làm cho lời nói trở nên vừa lịch sự vừa kính trọng, góp phần làm
cho kính ngữ càng thêm phong phú.
1.1.5.2 Hình thức thể hiện:
Thêm vào trợ động từ “desu”, “masu”
Ví dụ: - Korekara dekakemasu.
(Từ bây giờ tôi sẽ đi ra ngoài)
- Yamdasan wa totemo shinsetsu desu.
(Ông Yamada rất tử tế)
24
Dùng động từ “degozaru” thay vì “dearu” hay “desu”
Ví dụ: - Watakushi ga Yamada degozaimasu.
(Tôi là Yamada)
Sử dụng hình thức từ lịch sự:
Ví dụ: Tadaima (bây giờ), ainiku (xin lỗi), honjitsu (hôm nay), hai (vâng), osore
irimasu (xin lỗi), shitsurei shimasu (xin thất lễ), makoto ni (rất, thật sự),
hajimemashite (lần đầu tien được gặp ông bà)…
B Những từ lịch sự này sẽ được dùng chung với cách nói tôn kính, khiêm nhường
để làm tăng tính trang trọng, lịch sự cho câu nói.
1.1.6 Đối tượng sử dụng kính ngữ
1.1.6.1 Mối quan hệ trong – ngoài:
Nguồn gốc ý thức về mối quan hệ trong – ngoài trong xã hội Nhật Bản có từ rất
lâu. Nếu xét về phương diện địa lý thì có thể nói Nhật Bản là một đảo quốc nằm
cách xa đất liền, xung quanh được bao bọc bởi biển. Chính vì thế trong suốt một thời
gian dài, mọi hoạt động trong xã hội Nhật Bản đều không giao lưu với thế giới bên
ngoài. Do đó, trong hoàn cảnh này đã hình thành nên tính cộ
ng đồng mạnh mẽ một
cách tự nhiên. Từ đó tạo nên ý thức về mối quan hệ bên trong – bên ngoài. Từ
những phân tích trên đây, có thể thấy rằng đối với người Nhật thì:
Người trong bao gồm: người trong gia đình, người trong công ty và những người
trong nhóm của người nói. Mối quan hệ bên trong được xác định bằng cách lấy
người nói làm trung tâm. Do đó, những người có quan hệ gần nhất với người nói
như con cái, anh ch
ị em…sẽ là những người thuộc nhóm “uchi” (bên trong).
Người ngoài bao gồm: người không cùng huyết thống, người không quen thân,
người lạ, người của công ty khác, người của nhóm khác.
B Khi nói chuyện với nhau và khi lấy những người này làm đề tài nói chuyện thì
đối với người ngoài phải sử dụng cách nói tôn kính, còn đối với người trong, bao
gồm cả người nói phải sử dụng cách nói khiêm nhường.
25
1.1.6.2 Mối quan hệ trên - dưới:
Người lớn tuổi - người nhỏ tuổi
Cấp trên- cấp dưới
B Người nhỏ tuổi, cấp dưới phải sử dụng cách nói tôn kính đối với người lớn tuổi,
người có tuổi tác cao, cấp trên và những người có địa vị cao. Khi nói về bản thân và
những hành động, sự việc liên quan đến người nói thì nhất thiết phải sử dụng cách
nói khiêm nhường.
1.1.6.3 Mối quan hệ thân – sơ:
Những người trong gia đình, bạn bè thân thiết…không cần phải sử dụng kính
ngữ.
Những người không quen thân, những người không quen biết nhiều, người lần
đầu tiên gặp mặt…phải sử dụng kính ngữ.
1.2 Đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính và khiêm nhường
trong tiếng Việt
1.2.1 Khái quát về tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức
tại Việt Nam. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt
Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây
dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt vẫn được coi
là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất.
Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu
thanh để viết.
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập
quốc. Có sáu âm sắc chính là: không sắc, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng . Bắt đầu từ khi
Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có