Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong sự hình thành các tổ chức tội phạm Mafia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.37 KB, 44 trang )

PHẦN I. BÀI TẬP KỲ
Câu 1. Hãy phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong sự hình
thành các tổ chức tội phạm Mafia
Bài làm
A. Đặt vấn đề:
Thế giới loài người đang tiến từng bước vào kỉ nguyên hiện đại, văn minh, nơi con người
được sống trong những điều kiện tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất. Đó chính là mơ ước mà cả nhân loại đang
nỗ lực hướng tới. Tuy nhiên nếu xã hội càng hiện đại thì một quy luật khách quan tất yếu sẽ xảy ra là nền
an ninh, trật tự xã hội cũng có nguy cơ bị đe dọa ngày càng cao. Tổ chức tội phạm Mafia đang là một vấn
đề nhức nhối không chỉ đối với những nhà chức trách, chuyên môn mà còn là mối đe dọa chung của cả loài
người. Điều đáng nói ở đây là, Mafia không chỉ tồn tại ở một nước riêng biệt nào, mà ngày nay cùng với
thời gian và sự hiện đại của xã hội, Mafia đang dần có nguy cơ xuất hiện ở nhiều nước với thủ đoạn ngày
càng tinh vi và nguy hiểm. Theo báo cáo của liên minh hiệp hội Liên hợp quốc thế giới công bố ngày
12/9/2010, hàng năm các tổ chức tội phạm thu về khoảng 2000 tỉ USD từ hoạt động tội phạm. Với một số
tiền lớn như vậy chắc hẳn đã ảnh hưởng không ít tới nền kinh tế, chính trị của các quốc gia. Để có thể hiểu
rõ hơn về loại tội phạm nguy hiểm này, dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiều về sự hình thành tổ chức
Mafia ở một số nước điển hình như Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản để thấy được những nét đa
dạng cũng như sự khác biệt trong sự hình thành Mafia ở từng quốc gia.
B. Giải quyết vấn đề:
I/ Phân tích sự ra đời của các tổ chức tội phạm Mafia của 5 nước Ý, Mỹ, Nga, Trung quốc và
Nhật
1. Tóm lược chung về Mafia:
Khi nói về mốc ra đời của tổ chức tội phạm nói chung, các nhà khoa học thường dựa vào
mốc hình thành tổ chức tội phạm Ý. Theo tiếng Ý, MAFIA là chữ viết tắt của một tổ chức yêu nước có
tên: Morta Alla Francia Italia Anela với nghĩa là: Tổ chức đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất Ý. Ngoài ra,
Mafia cũng còn tên gọi khác là Cosa Nostra (trong tiếng Ý nghĩa là “sự nghiệp của chúng ta”); hay theo
một số tài liệu khác thì Mafia có nguồn gốc từ tiếng Ả rập xuất phát từ từ “mahyas” với nghĩa phổ biến là
“nơi thiêng liêng” hay “người đàn ông đáng được kính trọng”. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về
nguồn gốc thuật ngữ Mafia này, tuy nhiên các nghiên cứu từ trước tới nay đều khẳng định, Mafia xuất hiện
lần đầu tiên vào năm 1282 ở đảo Sicily thuộc miền Nam Italia với tư cách là tổ chức tự vệ của người
nghèo chống lại áp bức, bất công, chống người Pháp chiếm đóng lúc đó. Sau này, hoạt động của Mafia


ngày càng thay đổi về bản chất: từ một tổ chức kháng Pháp trở thành một băng đảng xã hội đen. Đến thế kỉ
20, thuật ngữ Mafia dùng để chỉ các tổ chức hoạt động bí mật, chuyên sử dụng bạo lực, khủng bố, ám sát,
tống tiền, buôn lậu ma túy. Do đó, Mafia đã và đang là đối tượng đấu tranh của Tổ chức Cảnh sát hình sự
quốc tế (Interpol) và rất nhiều tổ chức vì công lý khác muốn gạt bỏ và thanh lọc sự ảnh hưởng của tổ chức
tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống của nhân loại.
2. Sự ra đời của tổ chức tội phạm Mafia Ý:
Mafia Ý ra đời vào khoảng những năm 1800 tại Sicily, một trong những hòn đảo hẻo lánh
khá xa cách với trung tâm nước Ý, được coi là cái nôi của tội phạm Mafia thế giới. Sự ra đời của Mafia
Ý gắn liền với sự đấu tranh của những người dân Ý tại đảo Sicily gồm tập hợp những người đàn ông
khỏe mạnh đứng lên chống lại sự áp bức của những kẻ xâm lược và giới cầm quyền thân cận, sự đe dọa
và bóc lột của những chúa đất cùng với quân đội của họ. Mới đầu nó chỉ là phản ứng tự vệ của những
người nông dân chống Pháp chiếm đóng nước này xuất phát từ tình trạng nghèo khổ, vô quyền và nỗi sợ
hãi thường trực của họ hay giúp người dân liên lạc với chính quyền. Sau đó, tổ chức này dần dần thoái
hóa, họ bắt đầu bắt tay với những người có tiền, có quyền lực, những chúa đất để kiếm lợi nhuận bất kể
đó là những việc phạm pháp hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, tiền thân của Mafia Ý chính là một
tổ chức kháng Pháp, cơ sở hình thành tổ chức tội phạm Mafia của Ý chính là dựa trên sự yếu kém của
nhà nước, sự yếu kém của các thiết chế kiểm soát xã hội và Luật im lặng (hay còn gọi là Luật Omerta)
và còn dựa trên cơ sở của quan hệ gia đình.
Quan hệ gia đình được coi là một yếu tố rất quan trọng và được đề cao đối với mỗi người
dân nơi này. Hơn nữa đặc trưng của Mafia Ý là mỗi tổ chức được cấu thành bởi nhiều gia đình là nhóm
tội phạm được tổ chức có hệ thống, có tôn ti trật tự rõ ràng chứ không phải là một nhóm nhỏ lẻ. Bởi vậy
những thành viên trong tổ chức Mafia Ý đều là những người trong một gia đình gốc Ý mà không như
những thành viên trong tổ chức Mafia Mỹ thì gần như không phải là người bản địa của Mỹ mà lại là
những người gốc Ý di cư sang.
Đến khoảng cuối những năm 1800 đầu những năm 1900, người Ý mà chủ yếu là người
Sisily đã có những làn sóng di dân tới Mỹ rất đông. Tại nơi đây, cùng với nhiều điều kiện thuận lợi đã
giúp cho những tên tội phạm gốc Ý phát triển mạnh mẽ và trở thành nguồn gốc của Mafia Mỹ sau này.
Mafia Ý bắt đầu được mở rộng ra bên ngoài chính là xuất phát từ đây.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức tội phạm này đặc biệt phát triển rộng rãi không
chỉ sang Mỹ mà còn trên phạm vi quốc tế. Theo một vài số liệu thống kế cho thấy thì hiện nay có đến

181 nhóm Mafia hoạt động tại Sicily với 5487 nhánh và có đến hàng trăm ngàn người liên quan đến
hoạt động của Mafia tại Sicily.
3. Sự ra đời của tổ chức tội phạm Mafia Mỹ:
Nói về sự hình thành của Mafia Mỹ, Thượng nghĩ sĩ điều hành Ủy ban đặc biệt về điều tra
tội phạm có tổ chức của thượng viện Hoa Kỳ, ông Estes Kefawse Tennesse, đã nhận định rằng: “Mafia Mỹ
được coi là hậu duệ trực tiếp của tổ chức tội phạm cùng tên có xuất xứ từ đảo Sicily”. Và thực tế Mafia
Mỹ đã được hình thành và phát triển qua hai làn sóng nhập cư từ Ý vào quốc gia này từ trước và sau chiến
tranh thế giới lần thứ nhất.
Vào cuối những năm 1800 đầu những năm 1900 xuất hiện một làn sóng nhập cư ồ ạt của
người gốc Italia vào Mỹ. Trong 10 năm (từ 1900 – 1910) đã có tới 2,1 triệu người nhập cư từ Sicily vào
miền nam nước Mỹ. Điều này xuất phát từ nhu cầu kinh tế. Nhóm Mafia xuất hiện đầu tiên ở Lower East
Side, New York và các khu vực khác của bờ biển phía Đông của Mỹ trong cuối thế kỉ 19 sau những làn
sóng nhập cư này, ban đầu đó là những hình thức tổ chức nhau lại trong các khu phố nhỏ của người da đen
nghèo Ý để cùng sinh sống, tồn tại trong xã hội vốn có nhiều bất công, áp bức, tham nhũng, lưu manh, rồi
dần dần phát triển hoạt động đến các tổ chức toàn thành phố. Một số ông trùm Mafia sau này như Lucky
Luciano, Tommaso, Lucchese, Vito Genovese, Frank Costello… là con của những người nhập cư đầu tiên
vào Mỹ mà đã từng được gọi là những người anh hùng trong thế giới người nghèo Ý ở Mỹ. Những đế chế
tội phạm từ đó ra đời.
Sau thế chiến thứ nhất, chính phủ đã có những hoạt động đàn áp đối với Mafia ở Sicily
khiến hoạt động của mafia tại Ý trở nên khó khăn hơn, điều này buộc chúng phải đi tìm kiếm những mảnh
đất khác màu mỡ hơn ngoài Ý để làm điểm dừng chân mới. Cùng với đó là sự thành công của những tên
tội phạm gốc Ý trên đất Mỹ, đặc biệt là khi luật cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển các chất uống có cồn
( 16/1/1920) được áp dụng suốt trong giai đoạn 1920 – 1933 thì làn sóng di cư sang Mỹ của các ông trùm
Mafia Ý càng nở rộ. Nguyên nhân ở chỗ: mục đích hoạt động của mafia là lợi nhuận lớn, lợi nhuận càng
cao càng thu hút Mafia. Trong khi nhu cầu tiêu thụ rượu của người Mỹ không ngừng gia tăng thì lại ra đời
luật cấm nấu và bán rượu đã khiến lượng hàng này trên thị trường trở nên khan hiếm, và cái gì càng cấm
thì lại càng trở thành nhu cầu khát khao của con người. Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu to tát đó, người dân
sẵn sàng chi trả những khoản tiền cực lớn. Mặt khác, lệnh cấm chỉ áp dụng trên đất Mỹ, do vậy Mỹ đã trở
thành nơi đem lại nguồn lợi lớn cho những tên buôn lậu từ Mexico hay Canada từ việc kinh doanh bất hợp
pháp mà không phải đóng thuế cho chính phủ. Các ông trùm Mafia cỡ lớn nhanh chóng phân chia lãnh địa

trong lực lượng buôn lậu rượu của mình. Sau này, Mafia còn dần trở thành công cụ trong tay bọn người
giàu có, thậm chí là chỗ dựa bí mật của hệ thống chính trị hiện hành. Hình thức tổ chức tội phạm Mafia
này phát triển mạnh mẽ nhất tại Mỹ vào giữa thế kỉ 20, cho đến khi hàng loạt các cuộc điều tra của FBI
vào những năm 1970 và 1990 phần nào làm suy giảm ảnh hưởng của các thế lực Mafia. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu cũng nhận định rằng, Mafia Mỹ tuy suy tàn nhưng khó có thể bị diệt vong hoàn toàn.
4. Sự ra đời của tổ chức tội phạm Mafia Nga:
Ở Nga sự ra đời và phát triển của Mafia Nga lại gắn liền với giai đoạn phát triển và tan rã
của cách mạng vô sản Nga và Liên bang Xô Viết. Trong thời kì phát triển huy hoàng nhất của mình, chính
quyền liên bang đã có những hành động trấn áp tội phạm quyết liệt để thiết lập trật tự xã hội, do đó những
kẻ phạm tội được đưa vào những trại tập trung để lao động, cải tạo. Bên cạnh sự trấn áp của chính quyền,
cùng với điều kiện sống và lao động hà khắc, những tên tội phạm trong các nhà tù đã tập hợp nhau lại để
chống lại chính quyền, chính điều đó đã tạo điều kiện cho thế giới tội phạm ngầm phát triển. Để rồi đến
khi ra khỏi những trại tập trung, các băng đảng nhà tù đã nhanh chóng hình thành và phát triển thành một
hệ thống lớn mạnh, hỗ trợ lẫn nhau. Có thể thấy rằng sự ra đời của Mafia Nga bắt nguồn từ các băng đảng
trong nhà tù. Hay người ta còn gọi là sự hồi sinh của tội phạm trong các nhà tù. Đó chính là nét đặc trưng
riêng biệt của Mafia Nga phân biệt với Mafia Ý hay Mỹ.
Sau những năm 1990, cùng với sự tan rã của liên bang Xô Viết là sự nở rộ của các tổ chức
tội phạm ở Nga. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế Nga đã vấp phải
nhiều khó khăn. Chính phủ phải cắt giảm các phần chi tiêu công cộng, trong đó có cả chi tiêu cho hoạt
động chống tội phạm. Điều đó đã khiến cho các thành viên của lực lượng quân đội, cảnh sát, an nhinh
(KGB) không có lương và trở thành thất nghiệp. Do vậy họ đã di cư ra nước ngoài, kết hợp với một số
phần tử xấu lúc đó đã khiến chính một số thành viên KGB này trở thành tội phạm Mafia. Bởi thế mà trong
các tổ chức tội phạm Nga có sự tham gia đáng kể của các thành viên KGB.
Vào khoảng những năm 1997, xã hội Nga phân cực sâu sắc, 21% dân số Nga lúc đó (khoảng
32 triệu người) có thu nhập dưới mức đói nghèo. Để có thể tồn tại và mưu sinh, cuộc sống đã đưa đẩy
nhiều người trong số họ trở thành tội phạm, nhiều người lại lựa chọn ra nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ. Từ
đó Mafia Nga được mở rộng tự nhiên chính là từ xu hướng này. Theo những báo cáo của cơ quan tình báo,
hiện nay Mafia Nga có gần 100.000 thành viên, kiểm soát 70% - 80% nền kinh tế tư nhân và 40% của cải
quốc gia. Băng nhóm tội phạm lớn nhất là Dolgopruadnanskaya và Solntsevskaya, với 5.000 thành viên tập
trung ở Moscow. Mafia Nga đã vượt khỏi phạm vi của Đông Âu và ghi dấu ấn ra khắp thế giới từ Mỹ,

Pháp, Đức, Tây Ba Nha đến Israel…với hàng ngàn băng nhóm khác nhau, dưới mọi hình thức hoạt động
và trở thành tổ chức Mafia dã man, tàn bạo, nguy hiểm vào bậc nhất thế giới (theo xếp hạng của tổ chức
INTERPOL).
5. Sự ra đời của tổ chức Mafia Trung Quốc (Hội Tam Hoàng) :
Theo lịch sử của Trung Quốc ghi lại, nguồn gốc ra đời của Hội Tam Hoàng bắt nguồn từ các
vị sư chùa Thiếu Lâm từ thế kỷ thứ 17. Vào thời điểm đó, bất mãn với nhà Thanh do người Mông Cổ, Mãn
Châu - một dân tộc thiểu số lãnh đạo Trung Quốc, các nhà sư vốn người gốc Hán tại ngôi chùa nổi tiếng
này đã tụ họp thành phong trào phản Thanh phục Minh (thực chất là một phong trào yêu nước). Trong thời
kỳ sơ khai, với tên Tam Hoàng có 3 trụ cột hoạt động chủ yếu ở các khu vực Bắc Giang, Đông Giang và
Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Đông nên biểu tượng của Hội Tam Hoàng ngay từ khi đó đã là hình tam giác.
Thời đó, tôn chỉ hoạt động của Hội Tam Hoàng hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực. Theo âm Hán Việt, hội
Tam Hoàng đọc thành Tam hợp hội. Tam hợp ở đây có nghĩa là sự kết hợp của 3 loại khí: âm khí, dương
khí và thiên khí. âm khí và dương khí khi kết hợp với nhau tạo thành một sức mạnh tổng hợp tạo nên sự
tinh tế, hiểu biết, ôn hòa và bao dung của con người. âm khí và dương khí của con người lại kết hợp với
thiên khí của trời đất sẽ tạo nên một sức mạnh vô địch mà không một kẻ thù nào có thể khuất phục được.
Sau cách mạng Tân Hợi 1911, nhà Thanh sụp đổ, Hội Tam Hoàng trở nên mất phương
hướng vì kẻ thù của họ không còn nữa. Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc đi theo nhà nước mới, Hội
Tam Hoàng mất đi sự ủng hộ lớn lao cả về vật chất và tinh thần. Nhiều người trong số này cho rằng gần
200 năm tranh đấu là vô nghĩa, không những thế lại bị coi là những kẻ tạo phản, một số thành viên trong
Hội Tam Hoàng trở nên suy sụp, biến tướng và manh động.
Từ giữa thế kỉ 19 đến đàu thế kỉ 20, sau khi thống nhất Trung quốc, chính quyền Mao Trạch
Đông đã trấn áp tổ chức này. Hội Tam Hoàng đã di chuyển hết hoạt động qua Hồng Kông. Từ đó, Hồng
Kông trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ nhất của tổ chức tội phạm này. Tại Hồng Kông, Hội Tam Hoàng
phát triển như vũ bão, vươn vòi bạch tuộc vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người dân nơi đây. Tính
đến thời điểm hiện tại, ở Hồng Kông có khoảng 57 tổ chức của Hội Tam Hoàng, đa phần trong số đó là
các băng nhóm nhỏ xã hội đen tại các đường phố. Còn 3 tổ chức được coi là lớn nhất của Tam Hoàng
Hồng Kông bao gồm: Tân ý An, Hòa Thắng Hòa, 14K với thành viên lên tới hàng nghìn người.
Vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc, Hội Tam Hoàng đã nhanh
chóng phát triển và vươn chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ của mình tại nhiều quốc gia có Hoa kiều sinh sống
như Hoa Kỳ, Hà Lan, Anh... với mục đích chính là tiền. Bởi vậy Hội đã tồn tại với các hoạt động phi pháp

và bất hợp pháp, không chỉ dưới hình thức bí mật mà còn vươn ra ánh sáng dưới hình thức doanh nghiệp.
Đến đầu thế lỷ 21, Hội Tam Hoàng đã phủ rộng khắp thế giới và được chính phủ nhiều
nước trong đó có Anh đã nhận định rằng: Tam Hoàng là một trong những băng nhóm tội phạm nguy hiểm
nhất và Tam Hoàng đã trở thành cái tên mà bất kỳ tổ chức tội phạm ghê gớm nào khác trên thế giới cũng
phải kiêng nể.
6 . Sự ra đời của tổ chức tội phạm Mafia Nhật (Yakuza ):
Từ lâu, Nhật Bản được thế giới nói đến như là một quốc gia có nền kinh tế và khoa học kỹ
thuật phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, xã hội Nhật Bản vẫn còn lắm những
hạt sạn, đặc biệt là bức màn đen của thế giới tội phạm có tổ chức, điển hình là Yakuza
Hiện nay, vấn đề nguồn gốc và sự hình thành của Yakuza còn đang là vấn đề gây nhiều
tranh cãi. Bởi vậy đã có nhiều giả thiết khác nhau về sự ra đời của tổ chức tội phạm này. Có người cho
rằng, xuất phát điểm của các thành viên của Yakuza là những samurai vô chủ (kabuki-mono hay hatamoto
yakko) thời kì thứ 17 luôn gây náo loạn trong những kiểu trang phục và kiểu tóc kì quặc, tiếng mắng chửi
sang sảng lỗ mãng cùng vài cây kiếm dài một cách bất thường đeo bên thắt lưng. Sở dĩ lại như vậy là bởi
trong suốt thời Tokugawa, khoảng thời gian dài của một đất nước Nhật Bản thái bình thịnh thế, vai trò của
những samurai này đã không còn cần thiết nữa, họ không được sử dụng và phải trở về quê hương. Khi
không có sự cai quản của những kẻ bề trên đầy quyền lực, lại giỏi võ đã đưa đẩy họ từ vai trò phụng sự
cho xã hội, trở thành những kẻ cướp của, giết người.
Tuy nhiên nhiều Yakuza ngày nay lại bác bỏ lập luận này, thay vào đó họ khẳng định rằng
mình là hậu duệ của những machi-yokko (kẻ bảo vệ làng mình khỏi bọn hatamoto-yakko gàn dở). Nói
cách khác, tổ tiên Yakuza không khác gì nhân vật Robin Hood của nước Anh trung cổ, chúa đảng băng
cướp chuyên lấy của người giàu tặng cho người nghèo.
Một số giả thiết khác lại cho rằng Yakuza lại được xuất phát từ những kẻ bị xã hội ruồng bỏ
như bakuto (những người chỉ chơi cờ bạc, mại dâm, tệ nạn xã hội..) và tekiya (người bán hàng rong trên
đường phố). Theo từng âm tiết, Yakuza có nghĩa là 8-9-3, xuất phát từ môn chơi bài ba lá hanafuda (theo
kiểu tính “nút” như bài cào). Trong môn hanafuda, Yakuza (cộng lại) là 20 “nút” và đó là nút “bù”, tức
chẳng có điểm nào. Nói cách khác, với dân bài bạc (bakuto), Yakuza là thua cháy túi. Từ đó, Yakuza
tượng trưng cho sự vô tích sự (nói chung) rồi thuật từ này bắt đầu được ám chỉ dành cho giới tội phạm –
tức thành phần ngoài lề xã hội và chẳng tích sự gì cho đất nước.
Như vậy dù có xuất phát từ giải thiết nào thì đều có thể nhận thấy một điều rằng Yakuza

Nhật Bản được bắt nguồn từ những người có xu hướng tội phạm rất lớn. Hiện nay ở Nhật có khoảng
110.000 thành viên Yakuza hoạt động trong khoảng 2.500 bang phái. Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều nỗ
lực trong việc đấu tranh với Yakuza, trong đó có việc ban hành Đạo luật về ngăn ngừa những hoạt động
bất hợp pháp của thành viên các băng nhóm tội phạm (ngày 1/5/1995) và có hiệu lực từ 1/3/1992. Theo
Sách trắng của Cảnh sát Nhật Bản năm 2004 thì năm 2003 cảnh sát Nhật đã bắt giữ 32.985 thành viên
mafia. Ảnh hưởng của giới Yakuza đang ngày càng rộng khắp và ngày càng được chấp nhận và hòa hợp
với xã hội Nhật Bản, hơn là những nhóm tội phạm ở Mỹ. Hơn nữa, Yakuza cũng đã có một mối liên hệ
bền chặt và lâu đời với những đảng phái chính trị ở Nhật. Cùng với những việc phạm pháp giống như
những nhóm tội phạm có tổ chức ở khắp mọi nơi, Yakuza vẫn có sự tách biệt trong cái chung của thế giới.
Tầm ảnh hưởng của họ đã vượt ra khỏi phạm vi Nhật Bản để vươn sang cả các nước Châu Á khác, thậm
chí còn lan đến cả Hoa Kỳ.
II/ So sánh và những điểm khác biệt trong sự hình thành các tổ chức Mafia Ý, Mỹ, Nga,
Trung Quốc và Nhật:
Qua sự phân tích về sự hình thành của từng tổ chức tội phạm nói trên, có thể thấy rằng mỗi
một quốc gia với những điều kiện kinh tế, lịch sử, chính trị khác nhau đã chi phối đến sự ra đời của các tổ
chức Mafia ở mỗi quốc gia cũng có những nét đặc thù khác nhau.
Nói đến Mafia Ý và Mỹ thì có thể thấy rằng mặc dù Mafia Mỹ là có nguồn gốc bắt đầu từ
Mafia Ý. Tuy nhiên hai tổ chức tội phạm này lại có những điểm khác nhau cơ bản đó là:
Về thời gian ra đời: nếu như Mafia Ý ra đời vào khoảng những năm 1800 tại Sicily, một
trong những hòn đảo hẻo lánh khá xa cách với trung tâm nước Ý, được coi là cái nôi của tội phạm Mafia
thế giới, thì Mafia Mỹ lại được hình thành muộn hơn, vào khoảng cuối những năm 1800, đầu những năm
1900 và xuất hiện đầu tiên tại khu vực thành phố New York, một trong những thành phố lớn của Mỹ.
Về nguồn gốc: Ý là nơi Mafia bắt đầu hình thành và phát triển thì Mỹ chỉ là tổ chức phái
sinh, được du nhập từ Ý sang Mỹ
Về con đường hình thành: Ở Ý, Mafiat hình thành dựa trên sự yếu kém của nhà nước, của
các thiết chế kiểm soát xã hội và dựa trên cơ sở của quan hệ gia đình và Luật im lặng (law of silence) hay
còn gọi là Luật Omerta. Mới đầu chỉ là phản ứng tự vệ của những người nông dân nghèo khổ, vô quyền
với nỗi sợ hãi thường trực chống lại Pháp, chống lại chính quyền đã rất thối nát lúc bấy giờ. Sau đó, tổ
chức này mới dần dần thoái hóa. Còn ở Mỹ, Mafia ra đời gắn liền với hai cuộc di dân lớn của người Ý
sang Mỹ trong đó có cả những tên tội phạm Mafia khét tiếng của Ý đang bị chính phủ Ý đàn áp. Vì mục

đích kinh tế, vì nhu cầu sinh tồn, những người Ý tại Mỹ đã tập hợp nhau lại. Cùng với đó luật cấm nấu
rượu của Mỹ lại ra đời, họ đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, của chính sách xã hội, chính sách kinh tế để
hoạt động và phát triển rất huy hoàng.
Đối với sự hình thành của Mafia tại Nga, cũng giống như ở Ý, Mafia Nga cũng bắt đầu từ
sự phản kháng chống lại chính quyền. Tuy nhiên sự phản kháng ở Ý là của người dân, gắn với chính quyền
đã rất suy yếu lúc bây giờ. Còn ở Nga thì đó lại là sự phản kháng của những tên tội phạm trong các nhà tù
nhưng lại gắn với sự phát triển của chính quyền Xô Viết. Từ đó các băng đảng trong nhà tù dần dần được
hình thành và trở thành các tổ chức Mafia Nga như bây giờ. Hay có thể nói điểm khác biệt trong sự hình
thành của Mafia Nga đó là gắn với tội phạm trong các nhà tù.
Cũng mang ý nghĩa tích cực ban đầu là một tổ chức yêu nước như ở Ý, Hội Tam Hoàng ở
Trung Quốc khi mới thành lập cũng là một tổ chức ái quốc theo đúng nghĩa. Hội được khởi nguồn từ
những người yêu nước tập hợp nhau lại để chống lại sự xâm lược của người Mông Cổ và Mãn Châu, dấy
lên một phong trào yêu nước phản Thanh phục Minh. Tuy nhiên khác với Ý là tập hợp của những người
dân thường yêu nước, thì Hội Tam Hoàng có một điểm đặc biệt là tập hợp của các vị sư chùa Thiếu Lâm.
Tuy nhiên sau đó cả ở Ý, và Trung Quốc những tổ chức mang tính yêu yêu nước này đều trở nên biến chất.
Tổ chức Mafia tại Ý trở nên thoái hóa, bắt đầu bắt tay với những người có tiền, có quyền lực, những chúa
đất để kiếm lợi nhuận bất kể đó là những việc phạm pháp hay không. Ở Trung Quốc cũng vậy, một số
thành viên của Hội Tam Hoàng khi nhà Thanh sụp đổ, kẻ thù không còn nữa, đã trở nên biến tướng với đủ
mọi việc làm tàn ác và là tiền thân cho sự ra đời của Mafia tại Trung Quốc sau này
Không có một quan điểm nhất thống về sự hình thành tổ chức Mafia như ở các nước Ý, Mỹ,
Nga hay Trung Quốc, xoay quanh sự hình thành của Yakuza Nhật Bản lại có nhiều giả thiết khác nhau.
Điều đó đã tạo nên những nét riêng biệt cho Yakuza. Dù dược xuất phát từ những samurai vô chủ giỏi võ
(kabuki-mono), hay những kẻ bị xã hội ruồng bỏ (bakuto), hay những người bảo vệ cộng đồng (machi-
yokko) thì điểm chung dễ nhận ra nhất là những con người này đều dễ có xu hướng tội phạm rất lớn, trong
khi ở các nước trên, Mafia được bắt đầu từ những con người hết sức bình thường.
Điểm khác biệt của Yakuza so với Hội Tam Hoàng đó là: Yakuza có thời kì gần như được
thừa nhận là một tổ chức hợp pháp tại Nhật, do đó nhận được nhiều sự bao che, dung túng và có mối liên
hệ khăng khít với chính phủ Nhật. Trong khi đó Hội Tam Hoàng lại chưa bao giờ được nhà nước thừa
nhận. Do vậy khác với các tổ chức khác, Hội Tam Hoàng lại không thích khoa trương và khoe mẽ, điểm
đặc biệt của hội Tam Hoàng là mọi hoạt động đều rất bí mật, chính vì thế hầu như có rất ít thông tin về tổ

chức này lọt được ra ngoài.
C. Kết luận:
Tóm lại qua sự phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng sự hình thành tổ chức Mafia ở mỗi nước
là khác nhau, điều này sẽ chi phối ít nhiều đến cơ cấu, tổ chức, hoạt động và thời gian tồn tại của từng loại
tổ chức tội phạm này. Hiện nay Mafia đã vươn vòi bạch tuộc ra khắp các châu lục với đủ mọi hình thức.
Bởi vậy cuộc chiến chống Mafia giờ đây không còn là của riêng nước nào nữa và chỉ khi cả nhân loại cùng
chung tay mới mong có thể đẩy lùi loại tội phạm này ra khỏi xã hội.
Câu 3. Hãy phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng tổ chức và hoạt động
của mafia Ý, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản?
BÀI LÀM
A. Đặt vấn đề
Ngày nay, loài người đã không còn lạ lẫm gì với khái niệm “mafia”. Nhắc đến “mafia” là người
ta nghĩ ngay đến các băng đảng tội phạm với những tội ác ghê rợn. Mafia Sicily (Ý) từng làm nhiều
người sợ hãi do kế hoạch bành trướng về số lượng “khách hàng” của chúng. Yakuza (mafia Nhật) có
một lực lượng hùng hậu. Mafia Nga khét tiếng là ra tay tàn độc và có mạng lưới hoạt động xuyên quốc
gia… Hội Tam Hoàng (mafia Trung Quốc), mafia Mỹ cũng nổi tiếng là những băng đảng tội phạm lớn,
bàn tay của chúng đã vươn xa ra khỏi lãnh thổ quốc gia…
Về khái niệm “Mafia”, đây là một từ gốc Ả Rập, có nghĩa là “nơi tôn nghiêm”, “cung thánh” và
được lấy làm tên của một tổ chức bí mật ở Ý mà quê hương gốc gác của nó là đảo Sicily với thủ phủ là
Palermo.
Khi mới ra đời, mafia với tư cách là tổ chức tự vệ của người nghèo chống lại áp bức bất công
của người Pháp chiếm đóng lúc đó. Tuy nhiên, cho đến nay, bản chất của mafia đã hoàn toàn thay đổi,
thuật ngữ “mafia” thường được dùng để ám chỉ đến những nhóm người hoạt động bí mật trong những tổ
chức tội phạm trải rộng trên phạm vi của nhiều quốc gia, với những hoạt động chủ yếu như: bảo kê;
buôn lậu ma túy, vũ khí; mại dâm…
Hiện nay Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản là những tổ chức tội phạm vẫn đang hoạt
động mạnh, nguy hiểm và có quyền lực nhất thế giới, chúng hoạt động trên nhiều lĩnh vực và có tầm
ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống quốc tế.
Yếu tố quan trọng làm nên sự lớn mạnh và hoạt động hiệu quả của mafia chính là cấu trúc tổ
chức đặc biệt và hoạt động đa dạng trên nhiều lình vực. Năm tổ chức mafia kể trên ở các châu lục khác

nhau trong đó có châu Á, châu Âu, châu Mỹ… tuy nhiên tổ chức và hoạt động của các tổ chức mafia
này có nhiều điểm tương đồng.
B. Giải quyết vấn đề
1. Vài nét so sánh về tổ chức và hoạt động của Mafia Ý, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản
Mafia Ý có cấu trúc rất điển hình đó là cấu trúc bậc thang. Cấu trúc này có thể giảm thiểu nhất
nguy cơ bị phát hiện. Mafia Ý được tổ chức theo chế độ gia đình, và được tổ chức rất chặt chẽ từ trên
xuống dưới, trong đó người đứng đầu là Boss (bố già). Với kiểu tổ chức như vậy nên Mafia Ý giống
như một mạng xã hội, bao gồm từ người giàu có và quyền lực nhất đến những người nghèo khổ nhất.
Mafia Mỹ cũng tương tự mafia Ý, đều được cấu trúc theo dạng bậc thang, nhằm mục đích che
dấu tổ chức và tránh bị phát hiện, phù hợp với tính chất hoạt động ngầm, bí mật của các tổ chức tội
phạm này. Cấu trúc này cũng cho ta thấy một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và sự phân chia quyền lực rõ ràng
trong các gia đình mafia, cấp dưới có nghĩa vụ phục tùng cấp trên và viêc duy trì quyền lực được bảo
đảm thông qua những luật lệ nghiêm ngặt mà các thành viên phải tuyệt đối tuân theo. Mỗi gia đình
mafia đều có người đứng đầu gọi là thủ lĩnh (Boss), nắm toàn bộ quyền hành về lãnh đạo hoạt động
thường xuyên của tổ chức, tuyển thành viên, cũng như các hoạt động khác để duy trì hoạt động của tổ
chức. Công việc của boss được sự trợ giúp đắc lực của phó thủ lĩnh và cố vấn pháp lý. Tuy mỗi người
đảm trách một công việc khác nhau nhưng đều có vị trí quan trọng trong hàng ngũ của tổ chức. Bên
dưới boss và phó boss là các cấp dưới điều hành, mỗi cấp dưới điều hành được phân công đảm nhận
những công việc nhất định và trợ giúp cho chúng là những thành viên khác của tổ chức gọi là lính. Tất
cả tạo thành một tổ chức tội phạm hoạt động một cách quy mô và chuyên nghiệp.
Mafia Nhật bản có điểm tương đồng với cấu trúc tổ chức của mafia Ý, Mỹ đó là hệ thống cấp
bậc của yakuza cũng theo hình tháp với một người đứng đầu và vô số thuộc hạ trung thành dưới trướng
theo những cấp khác nhau.
Tuy nhiên không giống với thứ bậc trong giới Mafia khá là đơn giản. Bao gồm: Capo (boss) điều
hành bang phái với sự phò tá của trợ thủ thân cận nhất và một cố vấn, tiếp theo là những thủ lĩnh dẫn
đầu một lũ đàn em và tất cả đều có những mối dây cộng tác (những kẻ không chính thức nằm trong giới
Mafia) để thực hiện các phi vụ làm ăn. Hệ thống thứ bậc của yakuza phức tạp hơn nhiều. Bao gồm:
người đứng đầu là oyabun hoặc kumichō, ngay dưới người đứng đầu là cố vấn cao cấp và thủ lĩnh; nhân
vật số hai là thủ lĩnh vùng chịu trách nhiệm cai quản nhiều băng nhóm, người này được sự trợ thủ của
những người chịu trách nhiệm điều hành một vài băng nhóm; thấp hơn thủ lĩnh vùng là những người

quản lý những băng nhóm nhỏ và các nhân vật này thường có một người giúp việc cho mình.
So với Yakuza Nhật Bản thì Hội Tam Hoàng có điểm khác biệt đó là: nếu như các Yakuza Nhật
Bản có cấu trúc tổ chức khá phức tạp, thì Hội Tam Hoàng lại có một cấu trúc tổ chức tương đối đơn
giản. Bao gồm 4 cấp bậc, mỗi cấp bậc có chức vị và mã số riêng.
Không giống với cấu trúc tội phạm mafia khác, Hội Tam hoàng có xu hướng không được kiểm
soát chặt chẽ từ phía trên. Đàn em không phải thông báo mọi hoạt động tội phạm và xin phép "đại ca".
Thông thường, các ông trùm hoạt động hợp pháp như các doanh nhân thành đạt và chỉ can thiệp để hòa
giải khi có xung đột.
Giống với mafia Ý, Mỹ, và Nhật Bản, mafia Nga được cấu trúc theo dạng bậc thang, nhằm mục
đích che dấu tổ chức và tránh bị phát hiện, phù hợp với tính chất hoạt động ngầm, bí mật của các tổ
chức tội phạm này.
Tuy nhiên tổ chức tội phạm mafia Nga lại không có cấu trúc điển hình. Bởi không giống với các
tổ chức mafia khác (Ý, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc), tổ chức tội phạm mafia Nga được đánh giá là yếu
về tổ chức. Trong các nhóm mafia Nga thì chỉ có một phần được tổ chức, còn các nhóm còn lại vẫn
chưa có một cấu trúc chặt chẽ.
2. Những điểm tương đồng trong tổ chức của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Thứ nhất, Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đều sắp xếp tổ chức của mình theo mô
hình cấu trúc bậc thang – hình tháp
Nhằm mục đích che dấu tổ chức và tránh bị phát hiện, phù hợp với tính chất hoạt động ngầm, bí
mật của các tổ chức tội phạm này. Cấu trúc này cũng cho ta thấy một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và sự phân
chia quyền lực rõ ràng trong các gia đình mafia, cấp dưới có nghĩa vụ phục tùng cấp trên và viêc duy trì
quyền lực được bảo đảm thông qua những luật lệ nghiêm ngặt mà các thành viên phải tuyệt đối tuân
theo.
Ví dụ như: Mafia Ý được tổ chức theo chế độ gia đình, và được tổ chức rất chặt chẽ từ trên
xuống dưới, trong đó người đứng đầu là Boss (bố già). Với kiểu tổ chức như vậy nên Mafia Ý giống
như một mạng xã hội, bao gồm từ người giàu có và quyền lực nhất đến những người nghèo khổ nhất.
Tương tự như cách tổ chức của mafia Ý, mafia Mỹ, Nga, Trung Quốc, và Nhật Bản cũng sắp
xếp tổ chức của mình theo cấu trúc bậc thang, mỗi gia đình mafia đều có người đứng đầu gọi là thủ lĩnh
(Boss), nắm toàn bộ quyền hành về lãnh đạo hoạt động thường xuyên của tổ chức, tuyển thành viên,
cũng như các hoạt động khác để duy trì hoạt động của tổ chức…

Cách thức tổ chức theo cấu trúc bậc thang giúp ông trùm dễ dàng quản lý cấp dưới của mình,
bên cạnh đó, giúp cho hoạt động của những tổ chức này phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính
vì lẽ này nên mô hình cấu chúc tổ chức này được cả 5 tổ chức mafia nói trên áp dụng.
Thứ hai, trong cấu trúc tổ chức của mafia Ý, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản luôn có một
người đứng đầu nắm toàn bộ quyền hành về lãnh đạo hoạt động của tổ chức.
Trong các tổ chức trên, người đứng đầu có thể mang những tên gọi khác nhau, ví dụ: Boss (Ý,
Mỹ), Pakhan (Nga), Oyabun (Nhật Bản), Dragon head (Trung Quốc). Dù mang những tên gọi khác nhau
nhưng đối với tổ chức của mình thì họ chính là người duy nhất nắm toàn bộ quyền hành về lãnh đạo
hoạt động thường xuyên của tổ chức, tuyển thành viên, cũng như các hoạt động khác để duy trì hoạt
động của tổ chức…
Ví dụ như ông Boss của một gia đình mafia Ý, ông ta chính là người trực tiếp thảo luận với các
ông trùm của các gia đình Mafia khác về việc phân chia đia bàn hoạt động của tổ chức, việc phân chia
thị trường, lĩnh vực kinh doanh: buôn lậu ma túy, mại dâm, cờ bạc…và cũng là người quyết định việc
hợp tác với các gia đình Mafia khác để mở rộng mạng lưới và tầm ảnh hưởng của mình.
Ví dụ nữa là người đứng đầu Hội Tam Hoàng là Sơn Chủ (hay còn gọi là Hoàng Long): là người
được các thành viên tích cực bầu chọn, người có quyền quyết định tối thượng với mọi hoạt động chính
của toàn hội. Sơn Chủ cũng là người chịu trách nhiệm giải quyết những xung đột xảy ra giữa các chi
nhánh hoặc giữa chi nhánh của hội với các tổ chức khác. Lời nói của Sơn Chủ chính là mệnh lệnh.
Thứ ba, đứng dưới các ông trùm, ông Boss là một người trợ giúp đắc lực đó là phó thủ lĩnh –
phó tướng.
Trong cơ cấu tổ chức của mafia Ý, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, đứng sau Boss luôn là 1 phó
thủ lĩnh, đây là cánh tay phải vô cùng đắc lực của Boss, là người trực tiếp chi huy cấp điều hành và lính.
Phó thủ lĩnh thay mặt Boss để thực hiện các nhiệm vụ mà Boss giao cho tổ chức. Quyền hạn mà phó thủ
lĩnh nắm giữ tùy thuộc vào Boss giao cho.
Ví dụ: trong một gia đình mafia Y, phó thủ lĩnh là người có quan hệ họ hàng, thân tộc với Boss.
Là người trực tiếp chi huy cấp điều hành và lính trong gia đình Mafia. Còn trong một gia đình mafia
Mỹ, phó thủ lĩnh – phó tướng là người thứ 2 có quyền ra lệnh, mặc dù quyền hạn mà phó tướng nắm giữ
cũng có thể khác nhau. Một vài người ở vị trí này giải quyết các tranh chấp mà không cần ý kiến của
sếp. Một vài được chuẩn bị để thay thế sếp khi ông ta đã quá già hoặc có nguy cơ bị vào tù…
Thứ tư, trong cấu trúc tổ chức của mafia Ý, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản luôn có một người cố

vấn pháp luật.
Việc xuất hiện của cố vấn trong các tổ chức tội phạm – mafia cho thấy sự hoạt động ngày càng
tinh vi của các tổ chức tội phạm này. Không chỉ duy trì hoạt động của tổ chức bằng các hoạt động bất
hợp pháp và bạo lực mà chúng còn tìm cách tạo vỏ bọc trước pháp luật cho mình bằng cách hợp pháp
hóa các hoạt động đó thông qua việc sử dụng những chuyên gia về luật pháp hay chính là các cố vấn
pháp lý.
Ví dụ: mafia Ý, Cố vấn pháp lý cho trùm Mafia phải là người gốc Ý, nắm vững kiến thức pháp
lý (thường là người tốt nghiệp đại học Luật) để tư vấn cho Boss trong mọi hoạt động của tổ chức. Cố
vấn pháp lý thường hoạt động trong lĩnh vực hợp pháp để tạo vỏ bọc cho mình và bảo vệ gia đình Mafia
bằng kiến thức pháp luật sâu rộng của mình trước sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoại trừ tổ chức Mafia của Nga thì các tổ chức Mafia Ý, Mỹ, Nhật Bản đề có cố vấn hay như
là quân sư ở Mafia Trung Quốc. Tuy nhiên Mafia Nga lại có cơ cấu 2 điệp viên nhằm kiểm soát sự trung
thành của cấp dưới ngay liền Boss. Điều này sẽ đảm bảo cho việc cấp dưới sẽ không quá lạm quyền và
quyền lực sẽ luôn tập trung vào tay Boss.
3. Những điểm tương đồng trong hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật
Bản.
Dù có những địa bàn hoạt động khác nhau, nhưng các tổ chức mafia trên có những nét tương
đồng nhất định trong hoạt động như sau:
Thứ nhất, phạm vi hoạt động của các tổ chức mafia này không chỉ trong phạm vi quốc gia nơi tổ
chức đó hình thành mà những tổ chức này còn vươn rộng phạm vi hoạt động ra nhiều quốc gia trên thế
giới.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng cùng với việc
phòng chống và tiêu diệt các băng nhóm tổ chức tội phạm mafia của các cơ quan chức năng khiến cho
các tổ chức này muốn hoạt động được thì phải phát triển lên tầm cao mới. Việc bành trướng lãnh thổ
hay mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài, sang các quốc gia khác của các tổ chức mafia là một lẽ dĩ
nhiên.
Theo tài liệu của các cơ quan chức năng, Yakuza – mafia Nhật Bản hoạt động chính trên địa bàn
truyền thống đó là Nhật Bản, tuy nhiên chúng đã mở rộng địa bàn hoạt động đến Đông nam Á, Mỹ,
Mexico, Australia… Còn mafia Trung Quốc có địa bàn hoạt động chính ở Hồng Kông nhưng chúng
cũng đã vươn ra khắp thế giới – nơi tập trung Hoa kiều sinh sống…

Tuy nhiên, riêng đối với mafia Mỹ, nếu như trước đây, phạm vi hoạt động của mafia Mỹ vươn
rộng tới 26 thành phố trên toàn nước Mỹ, ngoài ra còn có nhiều chi nhánh, các phân nhóm độc lập và
các tội phạm khác nhau; thì hiện nay, do sự truy lùng gắt gao của các chính quyền Hoa Kỳ cũng như sự
cạnh tranh của các tổ chức Mafia nước ngoài khiến cho các tổ chức mafia Mỹ chỉ còn hoạt động trong
phạm vi Đông Bắc Mỹ và Chicago.
Thứ hai, cùng với sự vươn rộng phạm vi hoạt động thì các tổ chức mafia này còn mở rộng cả
lĩnh vực hoạt động.
Dù danh sách rất dài, nhưng cốt lõi, các tổ chức mafia Ý cũng như Mỹ, Nga, Trung Quốc và
Nhật Bản vẫn hoạt đông xoay quanh các chủ đề: Buôn ma túy, tống tiền (gọi là pizzo), cho vay nặng lãi,
bắt cóc đòi tền chuộc, tổ chức mại dâm bất hợp pháp... Và còn phải kể đến buôn lậu thuốc lá, vốn lãi rất
nhiều mà hình phạt rất... bèo nữa. Đây vốn là đây là lĩnh vực hoạt động truyền thống và chủ yếu của
mafia. Thực ra, cái gì có thể hốt được tiền chúng đều không kiêng cữ. Vì vậy, hoạt động hiện nay của
mafia Ý, Mỹ, Nga cũng như Trung Quốc và Nhật Bản là rất đa dạng.
Đánh cắp công quỹ cũng là một chiêu. Italia chiếm kỷ lục thế giới về nạn thụt két tiền trợ cấp
nông nghiệp mà Cộng đồng Âu châu dành cho. Tiếp theo là buôn lậu vũ khí, làm tiền giả, hàng giả các
loại. Italia dẫn đầu âu châu về nghề làm hàng giả, và đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau...
Trung Quốc và Nam Triều Tiên! Lợi dụng tiến bộ kỹ thuật, ngày nay, mafia sử dụng Internet rất
dữ dội để thu hoạch lợi nhuận từ mãi dâm trẻ em, rút tiền ngân hàng, buôn lậu và lừa đảo các loại. Mafia
cũng không từ chối cả rác rưởi trong nhà, rác công nghiệp và độc chất. Sau cùng, một lĩnh vực mới khai
sinh cũng rất béo bở: Cung cấp nước uống! Khi nước sạch của chính phủ cung cấp không đủ, chúng
bơm nước giếng hay nước ăn cắp lên bán.
Mafia ngày càng cho thấy sự hoạt động tinh vi của các tổ chức tội phạm này. Chúng không chỉ
duy trì hoạt động của tổ chức bằng các hoạt động bất hợp pháp và bạo lực mà còn tìm cách tạo vỏ bọc
trước pháp luật cho mình bằng cách hợp pháp hóa các hoạt động của mình thông qua việc đầu tư, kinh
doanh các ngành nghề hợp pháp, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, thậm chí chúng còn triệt để khai thác
lĩnh vực kinh tế, tài chính, lao động với các hoạt động lừa đảo tài chính, thao túng thị trường chứng
khoán…
Một hoạt động không thể thiếu đối với các tổ chức mafia trên thế giới hiện nay đó là hoạt động
rửa tiền. Các tổ chức này đã dùng mọi thủ đoạn để hợp pháp hóa những đồng tiền tội ác mà chúng kiếm
được từ các hoạt của mình.

Ví dụ: mafia Ý, để rửa tiền, chúng mua lại các xí nghiệp thua lỗ tại các quốc gia thuộc Liên Xô
cũ hay Đông Đức. Hay là những đồng tiền này được đổ vào các công ty hợp pháp để tẩy rửa.
Thứ ba, ngoại trừ Yakuza (mafia Nhật Bản) thì hình thức hoạt động của các tổ chức mafia Ý,
Mỹ, Nga và Trung Quốc đều là hoạt động bí mật.
Đối với các tổ chức tội phạm ở Ý và Mỹ thì một trong những đạo luật được xem là nguyên tắc
có ý nghĩa sống còn đối với tổ chức đó là luật im lặng hay còn gọi là luật omerta, theo luật này thì bất kì
người nào biết về tổ chức tội phạm này đều không được tiết lộ bất kì thông tin nào cho cảnh sát hay
chính phủ biết và ai dám phá vỡ luật này sẽ phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Đây chính là quy tắc vàng giúp cho các tổ chức tội phạm có thể tồn tại trong bóng tối suốt một
thời gian dài. Tuy nhiên, do sự phá vỡ luật im lặng của một số thành viên phản bội trong thời gian gần
đây nên các tổ chức tội phạm ở Ý và Mỹ hiện nay đã đi vào hoạt động theo chiều sâu một cách kín đáo
và bí mật hơn.
Đối với các tổ chức tội phạm ở Nga, hiện nay, cách nhận biết mafia Nga bằng các hình xăm trên
cơ thể đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, mafia Nga có thể là những người sống trong căn hộ sang trọng,
những tòa lâu đài có cả địa chỉ và mã số bưu chính. Họ ăn mặc đẹp và đi xe đắt tiền. Như thế không có
nghĩa là Mafia Nga công khai hoạt động của mình, mà trái lại, tảng băng chìm của Mafia Nga vô cùng
đáng sợ, chúng là lực lượng quy tụ nhiều thành viên có học vị cao, được đào tạo rất bài bản và một số
xuất thân từ các lực lượng đặc biệt, thậm chí từ các cơ quan tình báo quốc gia.
Như vậy, dù có những địa bàn hoạt động khác nhau, nhưng các tổ chức mafia trên vẫn có những
nét tương đồng nhất định.
C. Kết luận
Mafia ngày càng cho thấy sự hoạt động tinh vi của các tổ chức tội phạm này. Chúng không chỉ
duy trì hoạt động của tổ chức bằng các hoạt động bất hợp pháp và bạo lực mà còn tìm cách tạo vỏ bọc
trước pháp luật cho mình bằng cách hợp pháp hóa các hoạt động của mình thông qua việc đầu tư, kinh
doanh các ngành nghề hợp pháp…
Một lần nữa có thể khẳng định, yếu tố quan trọng làm nên sự lớn mạnh và hoạt động hiệu quả
của các tổ chức mafia châu Á cũng như châu Âu hay châu Mỹ đó chính là cấu trúc tổ chức đặc biệt và
hoạt động đa dạng trên nhiều lình vực mà giữa các tổ chức này có những nét tương đồng nhau.
Câu 4. Hãy phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về xu hướng tổ
chức và hoạt động của các tổ chức tội phạm mafia Ý, mỹ, nga, trung quốc, nhật bản.

BÀI LÀM
Nhắc đến Mafia, là hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ hình dung ra những tên sát thủ bận đồ đen – những
“bố già” lạnh lùng và độc ác. Và đồng thời địa danh mà gắn liền với cụm từ này nhất ko nơi nào khác chính
là ITALIA - đất nước có hình dạng giống chiếc giày trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, ngày nay, mafia đang
tồn tại, hoạt động ở khắp các châu lục từ Âu, Á đến châu Mỹ điển hình là 5 tổ chức tội phạm: Mafia Ý, Mỹ,
Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là những tổ chức tội phạm đang hoạt động mạnh, nguy hiểm và có quyền
lực nhất thế giới, chúng hoạt động trên nhiều lĩnh vực và có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời
sống quốc tế. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của những nhóm tội phạm này qua thời gian và quá trình phát
triển đã có nhiều biến tướng. Vậy trong thời gian tới, xu hướng tổ chức và hoạt động của chúng như thế nào
chúng ta cùng tìm hiểu.
NỘI DUNG
I. XU HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TỘI PHẠM MAFIA Ý,
MỸ, NGA, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
1. MAFIA Ý
Ra đời vào khoảng những năm 1800 gắn liền với sự áp bức của những kẻ xâm lược và giới cầm
quyền thân cận, sự đe dọa và bóc lột của những chúa đất và quân đội đối với những người dân nghèo khổ ở
vùng Sicily. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mafia Ý đã vươn ra hoạt động không chỉ trên toàn
lãnh thổ đất nước hình chiếc ủng mà còn bành trướng trên toàn thế giới.
Về tổ chức: Cơ cấu tổ chức Mafia Ý cổ điển là theo chế độ gia đình, nên được gọi là các gia đình tội
phạm. Chúng có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ theo kiểu quân đội, giống một mạng xã hội, bao gồm những
người giàu có và quyền lực nhất đến những người dưới đáy xã hội. Nhưng hiện nay, mafia ý lại đang có xu
hướng liên kết các gia đình tội phạm lại với nhau thành những “siêu mafia”, điển hình là có ba tổ chức mafia
danh tiếng đang hoạt động rất mạnh mẽ: Ndrangheta (Mafia ở Calabria) hiện có 8.000 thành viên, độc quyền
trong việc tiêu thụ cocain; băng đảng mafia ở Cammora (Napoli) chuyên buôn bán cần sa; Mafia ở Sicilia
trước đây chuyên đảm nhiệm việc chuyên chở heroin – ba băng nhóm tội phạm này đang có xu hướng liên
kết để thao túng lĩnh vực rửa tiền và để cùng nhau "phục vụ" các doanh nghiệp. Cũng giống như tất cả các
hãng kinh doanh lớn khác, đây là xu hướng chung của các mafia trên đất Ý.
Mafia len lỏi vào mọi lĩnh vực kinh tế của Italia, nhưng phân bố không đồng đều trên đất nước này.
Cơ quan đầu não của tổ chức tội phạm này tập trung ở phía Nam nước Italia. Các băng đảng tập trung ở
Sicilia, Kampaner, Calabria và Apulia. Trong hai thành phố ở Sicilia là Catania và Palermo có đến 80%

doanh nghiệp phải trả tiền bảo kê cho mafia.
Hoạt động: Mafia Ý hoạt động và “làm tiền” bằng mọi cách. Từ cho vay nặng lãi, xây dựng bất hợp
pháp, rửa tiền rồi làm hàng giả, hàng gian, trộm cướp, bẻ khóa, đến gian lận, lừa đảo, làm giả giấy tờ các
loại, cờ bạc, cá cược sinh lãi làm dịch vụ mua hàng bất chấp các thủ đoạn giết người (cảnh sát, quan tòa,
chính trị gia), đốt nhà xưởng, đánh bom … và ngay cả các hoạt động hợp pháp như cung cấp nhiều mặt hàng
cho nhiều doanh nghiệp… Tuy nhiên, những năm gần đây, mafia Ý ngừng trừ khử kẻ địch và ngay cả các
thuộc hạ của mình. Mafia Ý dùng cách nhẹ nhàng hơn để khẳng định ảnh hưởng của mình. Tin tốt lành là
mafia Sicily đã hạ biểu giá cho khách hàng. Tin xấu là chúng đã mở rộng số lượng khách hàng. Để miêu tả
cách thức mafia Italia hành động trong thời điểm hiện nay, các quan tòa và thị trưởng dùng cụm từ "Pagare
tutti, pagare meno", có nghĩa là "nếu mọi người đều trả tiền thì sẽ tốn ít hơn". Hoạt động len lỏi trong nhiều
lĩnh vực. Đặc biệt hoạt động trong cả lĩnh vực kinh doanh hợp pháp. Sau việc Libero Grassi, chủ của một
công ty dệt may phát đạt ngoài Palermo, bị giết vào năm 1991 khi ông này từ chối nộp một số tiền lớn hằng
tháng, chiến lược mới của mafia là tránh mức tống tiền lớn như trong trường hợp của Grassi, nhưng bố trí
mạng lưới bảo vệ rộng lớn hơn, ngay cả những chủ hiệu nhỏ cũng lọt vào tầm ngắm. Thậm chí, mafia còn
kiếm tiền thông qua các hợp đồng làm việc công cộng với một công ty nào đó nhưng thay vì cố gắng gây ảnh
hưởng trực tiếp lên công việc của công ty, mọi việc lại diễn ra theo kịch bản như sau: khi một công ty "sạch"
trúng thầu, mafia sẽ "đề nghị" công ty này nên mua xi măng ở đâu, nên chọn xe ủi đất ở nơi nào, và cứ như
thế, mafia "hướng dẫn" hết thảy mọi thứ. Chính phủ và lực lượng cảnh sát Italia trong những năm gần đây đã
rất “mạnh tay” và mở hàng loạt các chiến dịch nhằm truy quét Mafia trên đất nước này, nhưng cũng như cát
của sa mạc Sahara, các quan tòa cho rằng mafia vẫn còn ở khắp nơi và có người đã so sánh việc làm này như
là : “cố gắng tát cạn đại dương với cái gàu bị thủng lỗ”.
2. MAFIA MỸ
Mafia Mỹ được coi là hậu duệ trực tiếp của tổ chức tội phạm cùng tên có xuất xứ từ đảo Sicily. Mafia
Mỹ ra đời khi những người Ý di dân sang Mỹ rất đông vào những năm 1800 và những năm 1900, thành phần
chủ yếu là người Sicily. Khi họ di cư sang Mỹ những người gốc Italia gặp phải nạn phận biệt đối xử chủng
tộc trong nước Mỹ, vì vậy họ bắt buộc phải thành lập những tổ chức để liên kết cùng nhau tồn tại, hơn thế
nữa họ cho rằng các hoạt động vi phạm pháp luật sẽ giúp cho họ trở nên giàu có nhanh chóng và có vị thế
nhanh hơn trên nước Mỹ, vì vậy những tổ chức tội phạm trong nước Mỹ của người gốc Italia dần được hình
thành.
Về tổ chức: Tổ chức của Mafia Mỹ tương tự như Mafia Ý. Mafia Mỹ cũng được tổ chức chặt chẽ

theo mô hình gia đình với cấu trúc tháp quyền lực. Các gia đình Mafia hoạt động độc lập và hợp thành Hội
đồng LCN (thường thì cứ 3 gia đình mafia hợp thành một hội đồng). Tại hội đồng sẽ có các ông trùm đại
diện cho những gia đình quyền lực nhất. Hội đồng cũng là nơi các ông trùm sẽ có tiếng nói bình đẳng và biểu
quyết các vấn đề quan trọng cũng như giải quyết tranh chấp giữa các gia đình. Số lượng các băng đảng
đường phố và các tổ chức tội phạm không có nguồn gốc từ Ý ngày càng gia tăng (như: American Power).
Tuy nhiên, hiện nay tổ chức của mafia Mỹ không còn mang nghĩa truyền thống như trước, điển hình
là sự phá vỡ luật Ômêta (kẻ đầu tiên phản bội Luật Ômêta là Joe Valachi, tiếp đó là Salvatore Vitale một
thành viên của băng Bonanno khi bị bắt đã tố giác Joseph Masino-ông trùm của băng đảng này) cùng với sự
xoá bỏ dần các tập tục truyền thồng trong việc kết nạp thành viên mới của tổ chức. D’Angelo (một thành viên
mafia) khi bị bắt đã khai rằng: Khi các tay trùm chiêu mộ hắn, theo như quy định trong nghi thức hành lễ
truyền thống thì phải đốt bức tranh một vị thánh ngay trên tay người được kết nạp, tuy nhiên thay đó,
D’Angelo chỉ cần viết chữ “thánh” vào một tờ giấy và gạch chéo lên nó. Điều này đã làm cho việc thể hiện
lòng trung thành của thành viên mới đối với tổ chức không còn được tôn nghiêm như trước nữa. Bên cạnh
đó, các thành viên thế hệ sau của Mafia Mỹ ngày càng kém chuyên nghiệp và kém bản lĩnh so với thế hệ đàn
anh.
Về hoạt động: Trước đây, vào thời kì đỉnh cao, mafia Mỹ vươn rộng ra tới 26 thành phố trên toàn
nước Mỹ, ngoài ra còn rất nhiều chi nhánh, các phân nhóm độc lập và các cộng sự ở các thành phố khác. Tuy
nhiên, hiện nay mafia Mỹ đang có xu hướng thu hẹp phạm vi và chủ yếu hoạt động ở Đông Bắc Mỹ và
Chicago; Hoạt động chủ yếu là triệt để khai thác các lĩnh vực kinh tế, tài chính, lao động với các hoạt động
lừa đảo tài chính, thao túng thị trường chứng khoán, rửa tiền…; tăng cường hợp tác trong các hoạt động tội
phạm khác nhau với Mafia Sicily và các nhóm tội phạm có tổ chức của Ý khác như: Camorra, ‘Ndrangheta
và Sacra Corona Unita. Đặc biệt cung cách kinh doanh của băng đảng Mafia Mỹ cũng thay đổi theo thời đại.
Hiện này, Mafia Mỹ có xu hướng dùng nguồn nhân lực bên ngoài tổ chức.
3. MAFIA NGA
Sự ra đời của Mafia Nga gắn liền với giai đoạn phát triển của Cách mạng vô sản Nga (1917-1920) và
Liên bang Xô Viết, nhưng chỉ thực sự phát triển khi Liên bang Xô Viết tan rã và sự khó khăn khi chuyển
sang nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa.
Về tổ chức: Trong cơ cấu tổ chức, nhìn chung theo các tài liệu nghiên cứu thực tế thì mafia Nga được
đánh giá là yếu về tổ chức. Không rõ nét. Cũng là cấu trúc bậc thang giống như các tổ chức Mafia khác,
nhưng lại mang tính chất “tế bào”, phân cấp với sự tồn tại của các Cell hoạt động độc lập nhằm giảm thiểu

tối đa khả năng bị phát hiện. Khi hình dung các Cell hoạt động độc lập là lúc chúng ta thấy rằng, các tổ chức
tế bào này thậm chí còn không biết đến khuôn mặt của ông trùm, nên có thể lý giải vì sao vai trò của thủ lĩnh
dường như trở nên “nhạt nhoà” hơn so với vai trò này trong các Mafia khác. Ngày nay, các thành viên không
chịu nhiều sự kiểm soát của ông trùm. Nhưng, theo chuyên gia nghiên cứu tội phạm ở Pháp Alain Baue thì tổ
chức của Mafia Nga ngày càng được cấu trúc chặt chẽ với cách thức hoạt động quy củ và mức kỷ luật cao.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những thế hệ tội phạm mới với trình độ học vấn cao, đặc biệt là về kiến thức
pháp luật. Cách nhận biết mafia Nga bằng các hình xăm trên cơ thể đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, mafia Nga
có thể là người láng giềng kế nhà bạn hoặc là những người sống trong căn hộ sang trọng, những tòa lâu đài
với địa chỉ và mã số bưu chính hẳn hoi. Họ ăn mặc đẹp và đi xe đắt tiền. Mafia Nga cũng là lực lượng quy tụ
nhiều thành viên "có ăn học", được đào tạo rất bài bản và một số xuất thân từ các lực lượng đặc biệt, thậm
chí từ các cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới.
Về hoạt động: Mafia Nga hoạt động chủ yếu là: thu tiền bảo kê tại các sòng bài, khu chứa chấp gái
mại dâm và các doanh nghiệp, giết thuê, tống tiền, phát triển thị trường chợ đen ở các thành phố lớn, buôn
bán vũ khí, ma tuý-hêroin, nguyên liệu và kim loại quý (magiê, đồng, thiếc, titan, nhôm, dầu mỏ…); thâm
nhập vào thế giới ngân hàng và kinh doanh: Xuất khẩu tiền, rửa tiền theo đơn đặt hàng ở mức hàng triệu
USD; gian lận trong giao dịch chứng khoán…
Hiện nay, theo lời bộ trưởng bộ Nội vụ Nga Rashid Nurgaliyev từ đầu năm 2005 hoạt động của Mafia
Nga trở nên công khai, thách thức chính quyền, với hơn 100 nhóm tội phạm đang cắm vòi bạch tuộc của
chúng trên khắp vùng biên giới giữa Nga với các nước và vươn ra nước ngoài. Hiện có hơn 30 tổ chức tội
phạm Nga liên kết thành các nhóm hoạt động ở Miami, Newyork và Puerto Rico để “bố trí lực lượng vũ
trang” cho các phiên giao dịch Cocaine với các đối tác đến từ Nga. Hơn 30 tổ chức tội phạm Nga liên kết
thành các nhóm hoạt động ở Miami, New York (Mỹ) và Puerto Rico để bố trí "lực lượng vũ trang" cho các
phiên giao dịch cocaine với các đối tác đến từ Nga. Những chiếc tàu tải trọng lớn mà mafia Nga tậu được -

×