Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn đông phương học uyển ngữ trong tiếng hán và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 119 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn Hiệu trưởng trường Đại học Lạc Hồng –
tiến sĩ Trần Hành cùng cô phó khoa Đông phương – thạc sĩ Bùi Thị Thu Thủy đã
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khóa luận của tôi bên tiếng
Việt cô Huỳnh Thị Hồng Hạnh và giáo viên hướng dẫn bên tiếng Trung cô Trần
Hội Mẫn đã tận tình hướng dẫn, ch
ỉ bảo và chỉnh sửa những sai sót của tôi trong
quá trình làm khóa luận.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn cô Phùng Kim Nga đã cho tôi những ý
kiến và lời khuyên bổ ích, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận, cám
ơn các thầy cô bên ngành tiếng Trung cùng các anh chị trong khoa đã giúp đỡ và
có những đóng góp bổ ích cũng như tạo mọi điều kiện để tôi hoàn tất luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cha mẹ, những người thân trong gia đình đã chỉ dạy
và h
ướng dẫn tôi phải làm thế nào để đối mặt với khó khăn, động viên tôi làm tốt
bài luận văn của mình.
Sau cùng xin cảm ơn các bạn trong lớp học đã cổ vũ, động viên tôi cố gắng
làm tốt khóa luận của mình.
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, cha mẹ và bạn bè,
nhờ có sự giúp đỡ của họ tôi đã hoàn tất khóa luận của mình.
Chân thành cảm ơ
n.


Nguyễn Thị Lan Thanh
2
MỤC LỤC
Kết Cấu Trang
Phần mở đầu 1


1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu đề tài 4
5. Kết quả đạt được của đề tài 5
6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài 5
7. B
ố cục 6
Chương 1: Khái quát về uyển ngữ 7
1.1 Khái niệm uyển ngữ 7
1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của uyển ngữ 7
1.3 Công dụng của uyển ngữ 11
1.4 Nguyên tắc vận dụng uyển ngữ và hiệu quả ngữ dụng 14
1.5 Phân loại 15
3
Chương 2: Các chức năng chính của uyển ngữ 18
2.1 Chức năng kiêng kị 18
2.2 Chức năng lịch sự 23
2.3 Chức năng che đậy 25
Chương 3
: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt
3.1 Uyển ngữ trong tiếng Hán 30
3.1.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc 30
3.1.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật
và khiếm khuyết sinh lý 38
3.1.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính và bài tiết 40
3.1.4 Biểu đạt những vấn
đề liên quan đến địa vị
và nghề nghiệp cao thấp 41
3.1.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ 42

3.2 Uyển ngữ trong tiếng Việt 44
3.2.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc 44
3.2.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật
và khiếm khuyết sinh lý 45
4
3.2.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan
đến tính và bài tiết 47
3.2.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan
đến địa vị và nghề nghiệp cao thấp 47
3.2.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ 48
3.3 Sự tương đồng và khác biệt của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng
Việt
3.3.1 Sự tương đồng 54
3.3.2 Sự khác biệt 56
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 61






5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc từ thời xưa đựơc mệnh danh là “lễ nghĩa chi bang” (quốc gia
trọng lễ nghĩa). Lễ nghĩa là hạt nhân xuyên suốt trong nền văn hóa Trung Quốc,
người Trung Quốc nói và làm đều trọng chữ “lễ” và “nhã”. Đặc điểm này được
thể hiện rõ trong văn hóa giao tiếp của người Hán, trong giao tiếp con người luôn
luôn đề cập đến mọi mặt trong đời sống xã hội trong đ

ó có những vấn đề tế nhị,
không tiện nói ra nhưng bắt buộc phải đề cập đến.
Khi đề cập những vấn đề này, để tránh làm mất lòng người khác, thể hiện sự
lịch sự, con người thường lựa chọn những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, hàm
súc để thay thế mà vẫn giữ được nội dung chủ yếu được nhắc đến. Những t
ừ ngữ
uyển chuyển, nhẹ nhàng được gọi là uyển ngữ.
Uyển ngữ được sử dụng rộng rãi trong văn hóa giao tiếp của người Hán.
Trải qua những thời kì khác nhau, uyển ngữ cũng có sự khác biệt vì uyển ngữ là
ngôn ngữ xã hội, vì thế xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thì uyển ngữ
cũng có sự thay đổi theo cho phù hợp với thực trạng xã hội. Văn hóa Việt Nam
và Trung Quốc là hai nước anh em, văn hóa có nhiều nét tương đồng, trong giao
tiếp người Việt cũng sử dụng uyển ngữ để thay thế cho những từ không muốn
trực tiếp nói đến…Trong tiếng Việt “uyển ngữ” còn có những tên gọi khác như:
“khinh từ”, “nhã ngữ”, “nói giảm nói tránh”… nhưng nhìn chung dù với tên gọi
nào thì bản chất và công dụng của uyển ngữ vẫn không thay đổi: dùng những từ
ngữ uyển chuy
ển, nhẹ nhàng để thay thế cho những từ trực tiếp, tế nhị. Đối với
những người học về ngôn ngữ (tiếng Hán) thì cần phải tìm hiểu, nắm vững cách
dùng của uyển ngữ để tránh dẫn đến nhầm lẫn và sai sót trong quá trình giao tiếp
cũng như nâng cao hơn trình độ và sự hiểu biết của mình đối với ngôn ngữ mình
đang theo học.
6
Việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa cách dùng uyển ngữ của
ngôn ngữ nguồn (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ thứ 2) có tác dụng
lớn đối với người học trong quá trình giao tiếp. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài
này để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về uyển ngữ như:
2.1 Tiếng Hán

- Tác gi
ả THẨM ĐỒNG trong cuốn Những ý kiến về ngữ dụng của uyển
ngữ của Học viện ngoại ngữ Tứ Xuyên, 1998 đã nghiên cứu các loại hình của
uyển ngữ, diễn biến và nguyên tắc vận dụng uyển ngữ. Tác giả cho rằng: “Khi sử
dụng uyển ngữ trên tổng thể phải tuân thủ hai nguyên tắc: nguyên tắc nghe
những lời tốt đẹp, đây chính là m
ục đích chủ yếu của uyển ngữ; nguyên tắc như
gần như xa.”[9;73]
- Tác giả LƯU QUANG ĐÌNH trong cuốn Sơ lược lý luận của uyển ngữ
trong Hán ngữ hiện đại của Đoàn học thuật học viện Lũng Đông, 2006 đã bước
đầu nghiên cứu uyển ngữ hán ngữ hiện đại. Tác giả cho rằng uyển ngữ Hán ngữ
là mộ
t loại hiện tượng văn hóa phong tục tập quán của nhân dân, khởi nguồn của
uyển ngữ xuất phát từ từ ngữ cấm kị,”kị húy”, “cầu nhã” là nền tảng sản sinh ra
uyển ngữ.
- Tác giả THIỆU QUÂN HÀN trong cuốn Nghiên cứu phân loại uyển ngữ,
Đại học sư phạm Tín Dương, 2002 đã nghiên cứu về những phân loại của uyển
ngữ. “Uyển ngữ
là một hiện tượng ngôn ngữ tương đối phức tạp, nó đề cập đến
nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, dân tộc, tâm lý, ngữ cảnh, mục đích v.v ”
[15;61]. Tác giả đứng trên góc độ chức năng của xã hội và tâm lý ngữ dụng phân
uyển ngữ thành ba loại: có lợi cho người khác, có lợi cho tất cả mọi người, có lợi
cho mình.
- Tác giả QUÁCH LỆ HOA trong cuốn Ph
ương thức biểu đạt và công năng
7
ngữ dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp, Học viện sư phạm Yên Sơn,
2000 đã nghiên cứu những công dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp.
Tác giả cho rằng: “Sử dụng uyển ngữ có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ những từ
ngữ đường đột, thất lễ, “trực ngôn bất húy” làm người khác không vui hoặc phản

cảm” [16;47]. Tác giả nghiên cứ
u uyển ngữ trong tiếng Anh dựa trên chức năng
kiêng kị, lễ phép và chức năng che giấu của uyển ngữ. Tôi dựa vào phương pháp
nghiên cứu của tác giả để nghiên cứu đề tài của mình.
- Tác giả LÝ ĐÔNG MAI trong cuốn Phân tích một số ngữ dụng của uyển
ngữ, Đoàn học thuật của Trường Cao học chuyên ngành hàng hải Quảng Châu,
2000 viết: “Uyển ngữ có thể nói là ngôn ngữ
đã được lễ phép hóa, nó làm cho
những cách nói quá trực tiếp, không đủ tôn kính, khiến người khác không vui sẽ
dễ biểu đạt ra hơn thông qua những cách nói hàm súc, uyển chuyển, làm người
nghe dễ tiếp nhận hơn. Như vậy người nói vừa quan tâm đến thể diện của người
khác vừa bảo vệ thể diện của mình, thể hiện mình là người có giáo dục.”[25;40]
- Tác giả CAO NGỌC PHÂN và TIÊU Á UY trong cuốn Sự phát triển mớ
i
của uyển ngữ, Đàm luận khoa học xã hội, 8/2005 đã nghiên cứu về khởi nguồn,
chủng loại và sự phát triển mới của uyển ngữ. Tác giả viết: “uyển ngữ là những
lời nói dễ nghe, bắt nguồn từ tín ngưỡng Tôn giáo thường được sử dụng trên 6
lĩnh vực như: uyển xưng về thần thánh, thề nguyền, giới tính, chết chóc, bệnh tật
và bài tiết.”[11;102]
- Tác giả PHÁC KIM PHỤNG trong cuốn Thử phân tích động cơ ngữ dụng
của uyển ngữ, Đoàn học thuật trường Đại học công nghiệp An Huy, 2007 nghiên
cứu uyển ngữ và những hành vi ngôn ngữ gián tiếp, uyển ngữ với những nguyên
tắc “lễ phép”, “hợp tác”. Tác giả viết: “ Uyển ngữ là một loại biện pháp tu từ,
biểu đạt uyển chuyển là một loại bi
ểu đạt lễ phép có hiệu quả.” [13;108]
Đây là những tài liệu cung cấp những lý thuyết, những nền tảng lý luận cơ
bản giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài.
8
2.2 Tiếng Việt
- Tác giả Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Phong cách học

tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1993 có bàn về uyển ngữ, phong cách học của ngôn
ngữ.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 biện pháp và phương tiện tu từ,
Nxb Giáo dục, 1994. Cuốn sách này cho rằng: “Uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ,
là hình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên một đối tượng (hoặc một hiện tượng)
bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét
đặc biệt của nó.”[4;71]
Trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lý thuyết cơ sở ở các sách, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu về uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, thông qua nguồn
ngữ liệu khảo sát để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ,
hai nền văn hóa.
3. Ý nghĩ
a thực tiễn của đề tài
Trong giao tiếp luôn khó tránh khỏi những trường hợp chúng ta phải chạm
đến những vấn đề tế nhị, không muốn trực tiếp nói ra, nếu trực tiếp nói ra sẽ làm
mất lòng người khác hoặc làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, làm mất hòa
khí hai bên. Trong những trường hợp này, người ta thường dùng uyển ngữ để
biểu đạt. Sử dụng uyển ngữ làm cho vấn đề tr
ở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận hơn
nhưng vẫn giữ được nội dung chủ yếu của vấn đề. Trong những trường hợp khác
nhau, ở các quốc gia khác nhau, cách dùng của uyển ngữ cũng khác nhau. Đề tài
khái quát những tri thức cần thiết về uyển ngữ giúp người học tiếng Hán tránh
được những sai sót trong quá trình giao tiếp, tránh hiểu sai, nhầm lẫn về ý nghĩa
trong quá trình dạy và học ngôn ngữ, nâng cao khả nă
ng sử dụng từ ngữ, khả
năng biểu đạt ngôn ngữ.
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
9
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra ( thu thập ngữ liệu bằng cách phỏng vấn, ghi âm,
phát phiếu điều tra xã hội học…)
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp so sánh – đối chiếu (so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa
uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được khảo sát trong từ điể
n tiếng Hoa và từ điển tiếng Việt, cùng với
nguồn ngữ liệu trên mạng và các tài liệu nghiên cứu có liên quan khác. Nguồn
ngữ liệu thu được là hơn 50
Phạm vi nghiên cứu lá các uyển ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày ở các
lĩnh vực như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, bài tiết, địa vị nghề nghiệp, những
điều cấm kị liên quan đến phụ nữ.
5. Kết qu
ả đạt được của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách khái quát, đưa ra một cái nhìn tổng thể về uyển
ngữ bao gồm: khái niệm, nguồn gốc hình thành và phát triển, phân loại và
nguyên tắc vận dụng. So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt với một số
vấn đề cơ bản như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, khiếm khuyết sinh lý… Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ
là một tài liệu tham khảo cho người học tiếng Hán, cho
những ai quan tâm đến văn hóa giao tiếp của người Hán đặc biệt là cách sử dụng
“uyển ngữ” trong giao tiếp.
6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu những tương quan giữa văn hóa và ngôn ngữ trong các hình thức
thể hiện của uyển ngữ.
So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ vá
văn hóa để có cái nhìn cụ
thể và chính xác hơn về uyển ngữ.

10
7. Bố cục:
Chương 1: Khái quát về uyển ngữ
Chương 2: Các chứ năng chính của uyển ngữ
Chương 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt


11
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Khái quát về uyển ngữ
1.1. Khái niệm uyển ngữ
Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về uyển ngữ:
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – 2005) giải nghĩa:
“Uyển ngữ là phương thức nói nhẹ đi thay cho cách nói bị coi là sỗ sàng, làm xúc
phạm, làm khó chịu.” (A;1;1088)
Dictionarie de Linguistique ( Từ điển ngôn ngữ học- Pháp) định nghĩa
“Uyển ngữ là dùng những phương thức uyển chuyển, dịu dàng để diễn đạt
mộ
t sự thật hay tư tưởng nào đó nhằm giảm nhẹ đi mức độ thô tục. Uyển ngữ có
thể bao gồm những phản ngữ trong tu từ, có nghĩa là dùng một từ hay một cụm
từ để biểu đạt ý nghĩa tương phản về mặt chữ của chữ (từ) đó”.
Đinh Trọng Lạc cho rằng:
“Uyển ngữ là hình ảnh tu từ
trong đó người ta thay tên gọi một số đối tượng
(hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó hoặc bằng
việc nêu lên những nét đặc biệt của nó. Uyển ngữ tăng cường tính tạo hình cho
lời nói vì nó không chỉ gọi tên đối tượng mà còn miêu tả đối tượng” (99 phương
tiện và biện pháp tu từ Tiếng việt, tr 71).
Theo chúng tôi uyể
n ngữ là cách sử dụng những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ

nhàng, hàm súc, nhằm nói tránh, nói lảng đi không nói thẳng vào sự thật có thể
làm người nghe cảm thấy khó chịu hay bị tổn thương mà vẫn diễn đạt được nội
dung mình muốn đề cập đến.
Ví dụ
: “qua đời” được dùng thay cho “chết”
“có tin vui” được dùng thay cho “có thai” v.v
1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của uyển ngữ
1.2.1. Nguồn gốc của uyển ngữ
Trung Quốc là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời, trong quá trình phát
12
triển lâu dài của mình đã hình thành nên những học thuyết, những tư tưởng vĩ đại,
trong đó nổi lên một tư tưởng đặc thù đó là thuyết “trung dung”, không nên nói
quá toàn vẹn, quá tuyệt đối, nhưng trong giao tiếp có nhiều vấn đề không thể
không đề cập đến. Vì thế trong giao tiếp con người đã lựa chọn một phương thức
biểu đạt uyển chuyển gọi là uyển ngữ. Uyển ng
ữ bắt nguồn từ rất nhiều khía cạnh
khác nhau. Nguồn gốc của uyển ngữ bắt nguồn từ những nhu cầu sau:
1.2.1.1 Nhu cầu xã hội
Uyển ngữ chủ yếu bắt nguồn từ sự xuất hiện của những từ ngữ cấm kị, nếu
như không có những từ ngữ cấm kị thì uyển ngữ cũng đánh mất đi sự
tồn tại tất
yếu của mình.Con người luôn có tâm lý hướng về điều tốt lành tránh điều xấu,
chính tâm lý này đã hình thành một loại thói quen xã hội, thói quen sợ mang lại
tai họa hoặc vi phạm những qui tắc xã hội. Do đó xuất hiện những từ ngữ, lời nói
cấm kị. Sự xuất hiện của từ cấm kị cũng đem đến nhiều bất tiện trong giao ti
ếp
của con người, nhiều lúc trong giao tiếp cần phải nhắc đến những sự vật, hiện
tượng “cấm kị’ vì thế uyển ngữ ra đời. Những lúc như thế con người dùng những
từ ngữ dễ nghe để thay thế, những cách nói ẩn dụ để ám thị, những cách biểu đạt
uyển chuyển để đề cập đến, cho rằng như thế sẽ tránh nhữ

ng tai hại do lực lượng
siêu nhiên hoặc những sự vật nguy hiểm nào đó đem đến, con người mong rằng
cuộc sống tương lai sẽ hạnh phúc, tươi đẹp,ước cho ngày sau sẽ cát tường như ý.
Vào thời kì đầu của lịch sử loài người, do sức sản xuất thấp, văn minh xã
hội còn lạc hậu, con người cho rằng những thiên tai và bệnh tật là sự trừng phạt
của trờ
i đối với con người do con người làm những việc không phải với trời đất
hoặc đó là hiện thân của quỷ thần. Vì thế con người trong cuộc sống thường ngày
đều tránh không nhắc đến thần thánh ma quỷ hay tên gọi của họ, khi nhắc đến thì
vừa cung kính vừa sợ hãi. Cùng với sự phát triển của xã hội, với những thời kì
lịch sử khác nhau, sự kiêng kị trong giao tiếp của ngườ
i dân ở mỗi thời kì cũng
có những chế định riêng. Đặc biệt là vào thời Chiếm hữu nô lệ, nô lệ bị coi là
13
một công cụ biết nói, ngôn ngữ cử chỉ đều không được tự do. Do đó trong trường
hợp không thể nói, không muốn nói, không dám nói nhưng bắt buộc phải nói thì
uyển ngữ là “từ thay thế” tốt nhất vừa chỉ rõ đối tượng được nói đến.
Thời phong kiến quy định không được trực tiếp gọi tên các bậc đế vương,
tôn giả, trưởng giả, những người thân. Lúc cần thiết phải g
ọi tên thì phải dùng
một từ ngữ khác để thay thế. Con cháu đời sau trực tiếp gọi tên tổ tiên mình là
bất kính vì thế phải dùng những từ ngữ thay thế để thể hiện sự tôn kính với tổ
tiên. Vào thời Xuân thu chiến quốc đã xuất hiện từ “tú tài” nhưng khi Lưu Tú lên
ngôi hoàng đế để tránh kị húy người ta thay từ “tú tài” bằng từ ‘mậu tài”, đồng
thời đối với một số s
ự vật rất ghét nhắc đến cũng bị cấm. Chính do sự tồn tại của
những từ ngữ cấm kị đã kích thích sự phát triển của uyển ngữ, thúc đẩy sự mở
rộng về số lượng của uyển ngữ. Uyển ngữ thực chất là biến thể của từ ngữ cấm
kị.
1.2.1.2 Nhu cầu tâm lý

Trong giao tiếp có những t
ừ ngữ mang tính mẫn cảm, tính châm chọc, lúc
giao tiếp nhất thiết phải nói ra, để nói những từ có thể làm cho người giao tiếp
với mình dễ tiếp nhận, tránh mất hòa khí thì cần dùng những từ tao nhã hàm súc
nên uyển ngữ ra đời. Uyển ngữ ra đời cũng vì con người muốn bảo vệ thể diện
cho nhau. Vấn đề thể diện bất kì quốc gia nào, dân tộc nào cũng có, khác nhau
chăng là cách nhìn không giống nhau, phương pháp vận d
ụng để bảo vệ thể diện
không giống nhau. Trong giao tiếp có những lúc tránh nói trực tiếp để bảo vệ thể
diện cho mình hoặc cho người khác vì thế uyển ngữ được sử dụng phổ biến.
1.2.1.3 Nhu cầu lễ phép, lịch sự
Trung Quốc là quốc gia trọng lễ nghĩa vì vậy trong tư tưởng truyền thống
của người Trung Quốc, khi nói hoặc làm bất cứ việc gì c
ũng đều cần một chữ
“nhã”. Tinh thần trọng “nhã” tạo điều kiện cho uyển ngữ ra đời. Những từ ngữ có
liên quan đến giới tính, bài tiết v.v. đều bị coi là thô tục không sạch sẽ vì thế mọi
14
người đều tránh né không muốn trực tiếp nói ra nên sử dụng cách biểu đạt uyển
chuyển để thay thế. Ví dụ bị bệnh gọi là không được khỏe, gầy gọi là thon thả,
mập, béo gọi là đầy đặn, phát tướng v.v. ý nghĩa của những uyển ngữ này giống
với từ gốc nhưng cách diễn đạt giảm nhẹ, che giấu bớt, thay thế những từ ngữ bị
coi là thô t
ục, làm cho người nghe dễ chịu, dễ chấp nhận, thể hiện sự văn minh
của xã hội.
1.2.2 Sự phát triển của uyển ngữ
Ngôn ngữ là “sản phẩm” của xã hội, lấy sự phát triển của xã hội làm nền
tảng phát triển. Chúng ta đều biết nếu không có sự phát triển của xã hội thì sẽ
không xuất hiện ngôn ngữ và chữ viết. Cùng với sự phát tiến b
ộ không ngừng và
sự thay đổi chế độ xã hội, có những sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời, và vì vậy

những phương thức tư duy, nhu cầu thẩm mỹ, phong tục tập quán… cũng thay
đổi dẫn đến uyển ngữ cũng có sự thay đổi. Sự phát triển của uyển ngữ được thể
hiện ở các mặt sau:
- Một số
uyển ngữ có từ xưa theo sự biến mất của các sự vật hiện tượng
cũng biến mất
Uyển ngữ sớm nhất chính là sản phẩm của từ cấm kị phần nhiều bắt nguồn từ
nhận thức tôn ti và chế độ xã hội cũ, khi chế độ xã hội cũ mất đi thì uyển ngữ
nhờ đó mà tồn tại c
ũng mất đi.
- Cùng với sự ra đời của những sự vật hiện tượng mới thì uyển ngữ mới
cũng ra đời.
Xã hội không ngừng phát triển các sự vật hiện tượng mới cũng không ngừng ra
đời và uyển ngữ mới cũng xuất hiện cùng với sự ra đời của các sự vật hiện tượng
mới, “kế hoạch hóa gia đình” chính là uyể
n ngữ mới thay thế cho ý nghĩa thực
chất là “hạn chế sinh đẻ”.
- Một số sự vật hiện tượng bản thân không có sự thay đổi nhưng do nhận
thức của con người thay đổi nên những uyển ngữ tương ứng cũng thay đổi theo.
15
Ví dụ: ngày xưa gọi những người có tứ chi hay hai mắt không hoàn thiện là
“tàn phế” thì mang hàm ý khinh khi công kích, bây giờ gọi là “tàn tật” sẽ nhẹ
nhàng và không làm tổn thương người khác
- Vì một số nhu cầu giao tiếp đặc thù có sự thay đổi phức tạp nên xuất
hiện một số uyển ngữ có tính tạm thời
Xã hội không ngừng phát triển, trong đời sống hiện thực có một số lượng
lớn sự
vật hiện tượng mới xuất hiện, những uyển ngữ đã có không đủ đáp ứng
nhu cầu giao tiếp vì thế uyển ngữ có tính tạm thời ra đời. Phần lớn những uyển
ngữ có tính tạm thời này sẽ cùng với sự thay đổi của thời gian mà bị đào thải, trở

thành uyển ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt, trong đó mộ
t số từ
ngữ cố định và một số cụm từ trải qua một thời gian sẽ trở nên cố định. Trên thực
tế không có một uyển ngữ nào vừa mới sinh ra đã trở nên cố định. Tất cả đều
phải trải qua một quá trình từ tạm thời đến cố định
Sự phát triển của uyển ngữ có mối tương quan với sự phát tri
ển và tiến bộ
của xã hội, sự phát triển của xã hội chính là điều kiện căn bản nhất.
1.3 Công dụng của uyển ngữ
Có rất nhiều tác giả cho rằng uyển ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ có mối
quan hệ mật thiết với văn hóa xã hội, trong đời sống thường ngày đặc biệt là
trong giao tiếp ngôn ngữ. Mọi người không thể ngh
ĩ gì nói nấy, cũng không thể
muốn dùng từ nào thì dùng. Trong giao tiếp không thể vấn đề nào cũng có thể nói
đến mà phải cố gắng “tránh” một số vấn đề hoặc một số từ ngữ thông tục, dùng
một số từ ngữ lịch sự, nhẹ nhàng, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của
người khác để thay thế. Rất nhiều uyển ngữ xuất hiện, để “tránh” ho
ặc che đậy
một số sự thật tàn khốc, tránh né những phiền phức không đáng có, để người
nghe tương đối thoải mái hoặc để thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp.
1.3.1 Tránh những điều kiêng kị, cấm kị
16
Sự cấm kị trong ngôn ngữ bắt nguồn từ sự nhận thức sai lệch của con người
về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sự vật khách quan. Do đó con người cho rằng
những sự vật, hiện tượng tự nhiên đều có liên quan đến thần thánh, do thần thánh
tạo ra. Vì vậy con người luôn cấm kị, tránh nhắc đến những sự việc ấy.
Thời kì đầu của nền v
ăn minh nhân loại con người đối với quỷ thần đã rất
sợ hãi và mê tín, những lời nói, từ ngữ có liên quan đến quỷ thần đều bị xem là
cấm kị. Con người cho rằng tên của thần chính là hóa thân của thần linh, gọi tên

của thần linh chính là kêu gọi quỷ thần. Vì vậy con người sử dụng những uyển
ngữ thay thế.
Ví dụ: Ở trên thuyền không thể nói đến chữ “chìm”hoặc nh
ững từ đồng âm
với chữ “chìm”, trong ngày Tết không thể nói đến những từ không may mắn như
bệnh tật, chết chóc…nếu gặp những vấn đề không thể không nói thì cần phải
dùng phương thức biểu đạt uyển chuyển để thay thế.
Chết chóc, bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý, giới tính, nghèo đói v.v.đều là
những việc con người luôn tránh nói đến một cách trực tiếp, nếu bắt bu
ộc phải đề
cập đến thì sẽ lựa chọn những từ ngữ uyển chuyển hơn để thay thế.
1.3.2 Thể hiện sự lịch sự, lễ phép (lễ nghĩa)
Trong giao tiếp uyển ngữ còn có thể tránh được sự mạo muội, lúc tránh
không khỏi những việc đề cập đến làm người khác không vui, cần lựa chọn
những uyển ngữ thay thế. Việc s
ử dụng những uyển ngữ phổ biến theo thói quen
đã giúp con người tránh được những phiền toái trong đời sống hàng ngày.
Uyển ngữ giúp che đậy những lời nói làm người khác xấu hổ, khó xử, tránh
được những việc đường đột làm người khác lúng túng, khó chịu.
Ví dụ: Dùng uyển ngữ biểu đạt những hành vi sinh lý của con người, nghề
nghiệp thấp kém để tránh làm người khác tổn thương, khó chịu.
1.3.3 Mang lại c
ảm giác tích cực
17
Từ ngữ thường thể hiện những sắc thái biểu cảm tích cực hay tiêu cực, có
những từ ngữ chỉ khi vào hoàn cảnh cụ thể mới biểu hiện sắc thái biểu cảm của
mình.
Ví dụ: Mọi người đều kiêng nói đến chết chóc. Sự ra đi của người thân
thường đem đến cho mọi người sự bi thương và đau đớn xót xa. Vì vậy người ta
thường dùng “đ

ã đến thế giới cực lạc rồi” thay cho “chết”. Phụ nữ “gầy ốm” gọi
là “thon thả”, “mập, béo” là “ phát tướng”, “đầy đủ”… Những cách nói này làm
cho người nghe không cảm thấy khó nghe, dễ chấp nhận.
1.3.4 Mang lại sự hài hước, hóm hỉnh
Sử dụng uyển ngữ có thể làm cho ngôn ngữ cuả loài người thêm phong phú,
sinh động, khôi hài hóm hỉnh, đem sự thật tàn khốc vào trong sự hài hước Trong
uyển ngữ cách nói này
được sử dụng rất nhiều
Ví dụ: gọi những người đàn ông sợ vợ là “thê quản nghiêm”( bị vợ quản
chặt), gọi những phụ nữ muốn giữ vóc dáng là “cuộc chiến trường kì chống
mập”…
1.3.5 Công dụng che đậy, lừa dối
Sử dụng uyển ngữ thường có tính chất che đậy, lừa dối nhất định, làm mọi
người không thể trong nhấ
t thời nhìn rõ được bản chất bên trong của sự vật, nó
làm cho cái xấu xa ẩn trong cái tốt đẹp, che giấu đi chân tướng của sự việc.
Ví dụ: gọi những người chỉ chơi không làm là “không hoàn thành tốt công
việc”, gọi việc sử dụng của công là sự kết hợp giữa lao động và nhàn rỗi…
1.3.6 Công dụng châm biếm
Uyển ngữ tuy có ý nghĩa uyển chuyển, dịu dàng nhưng trong sự uyể
n
chuyển có sự thẳng thắng, trong sự dịu dàng có sự cương nghị làm cho uyển ngữ
có tính châm biếm
Ví dụ: gọi rượu là “an hồn dược”( thuốc làm yên ổn tinh thần)…
Uyển ngữ là cách nói hàm súc, ẩn dụ, có tính mơ hồ thay cho cách biểu đạt
18
trực tiếp khiến người khác không vui hoặc không đủ sự tôn trọng. Sử dụng uyển
ngữ có thể giảm bớt hoặc loại bỏ một số cách diễn đạt “trực diện không kiêng
kị”, đường đột, thất lễ gây phản cảm. Vì vậy uyển ngữ là một cách diễn đạt quan
trọng trong giao tiếp xã hội cố đạt đến hiệu quả giao tiếp lý tưởng, tạo ra không

khí giao ti
ếp tốt đẹp, tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể sử
dụng uyển ngữ, phải xem xét đến ngữ cảnh giao tiếp. Không được sử dụng uyển
ngữ một cách thái quá nếu sử dụng thái quá sẽ làm mất đi bản chất của sự việc
làm người nghe không hiểu. Khi sử dụng cần chú ý 2 điểm: ngữ cảnh giao tiếp,
xem xét đến lập trườ
ng và quan điểm của mình, không thể chỉ theo đuổi sự biểu
đạt uyển chuyển, hàm súc. Quan trọng nhất là phải biểu đạt chính xác điều mình
muốn nói, có như vậy sử dụng uyển ngữ sẽ có hiệu quả cao.
1.4 Nguyên tắc vận dụng uyển ngữ và hiệu quả ngữ dụng
Theo tác phẩm Những ý kiến về ngữ dụng của uyển ngữ củ
a tác giả Thẩm
Đồng thì tác giả cho rằng nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp giữa người với người
là phải duy trì khoảng cách thích hợp. Phương thức thực hiện chính là duy trì sự
“lễ phép” thích hợp. Sử dụng uyển ngữ, về đại thể, xoay quanh hai nguyên tắc:
nguyên tắc nghe những điều tốt đẹp, đây là mục đích chủ yếu của uyển ngữ;
nguyên tắc “như gần nh
ư xa” tức là nghĩa gốc của uyển ngữ cần vừa có quan hệ
với chỉ nghĩa uyển chuyển vừa duy trì khoảng cách nhất định với nó.
Dưới đây là những phương thức hình thành chủ yếu và hiệu quả ngữ dụng
mà tác giả đưa ra:
1.4.1 Vận dụng từ vay mượn
Trong nói và viết có một số từ có thể làm mất đi sự trang trọng, lịch s
ự.
Người ta thường mượn một số từ vay mượn. Việc mượn dùng từ ngoại lai rộng
rãi tạo nên sự thuận tiện với mọi tầng lớp trong giao tiếp.
Ví dụ: dùng “WC, toilet” để chỉ “nhà vệ sinh”, dùng “die” để chỉ “chết”…
1.4.2 Vận dụng từ trừu tượng
19
Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ là bỏ sự cụ thể tìm đến sự trừu

tượng. Một câu có ý nghĩa rất đơn giản nhưng không dùng những thông thường
dễ hiểu để diễn tả mà dùng những từ trừu tượng mơ hồ, khiến nó thêm tối nghĩa
để đạt đến hiệu quả ngữ dụng .Cách dùng này được sử dụng khi con người muốn
tránh nói ra một từ nào đó mà thay thế bằng từ trừu tượng làm cho người nghe tự
suy đoán ý nghĩa của nó.
Ví dụ: gọi là “buôn hương bán phấn” để thay thế cho “mại dâm”.
1.4.3 Vận dụng sự biểu đạt gián tiếp
Đối với một số từ không dễ công khai nói ra có thể thông qua cách biểu đạt
gián tiếp để ngầm chỉ. Cách thức này có thể giúp nói ra một mặt của sự việc hoặc
đề cập những sự việc có liên quan, thậm chí phủ nhận việc này .Vận dụng uyển
ngữ gián tiếp khiến những người tham gia giao tiếp cũng có thể đạt đến mục đích
vừa dùng từ tự nhiên thuận lợi vừa hiệu quả.
1.4.4 Vận dụng phương thức trần thuật hạ tiêu chuẩn
Uyển ngữ là cách vận dụng những từ ngữ ôn hòa, dễ
tiếp nhận để biểu đạt
hiệu quả ngữ dụng. Về mặt logic hàm nghĩa thật sự quan trọng hơn hàm nghĩa
mặt chữ. Uyển ngữ trần thuật hạ tiêu chuẩn có thể làm giảm bớt, che giấu tính
chân thực của sự vật nhằm đạt đến hiệu quả ngữ dụng.
1.4.5 Vận dụng uyển ngữ có cấu trúc tương đối dài
Chữ cái và âm tiết của uyển ngữ nhiều hơn những từ được thay thế, có lúc
dùng nhiều từ chỉ để thay thế một chữ mục đích để che giấu hoặc giảm bớt sự
thật có hiệu quả tốt hơn trực tiếp dùng một từ nói ra .Vận dụng uyển ngữ có cấu
trúc tương đối dài đã trở thành một khuynh hướng, một nghệ thuậ
t sử dụng ngôn
ngữ giúp người nói hướng đến một mục đích ngữ dụng nào đó.
1.5 Phân loại
Phương thức cấu thành uyển ngữ rất đa dạng, loại hình cũng đa dạng. Tiêu
chuẩn phân loại khác nhau thì kết quả phân loại của uyển ngữ cũng khác nhau.
20
Uyển ngữ được phân thành các loại cơ bản sau:

1.5.1 Phân loại theo phạm vi và đối tượng uyển ngữ đề cập
Cách phân loại này thường dựa vào hành vi giới tính (quan hệ tình dục),
thân thể, bài tiết, bệnh tật ,nghề nghiệp, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội,
giáo dục gồm có những loại sau:
- Uyển ngữ liên quan đến chết chóc
- Uyển ngữ liên quan đến bệnh tật và khiếm khuy
ết sinh lý
- Uyển ngữ liên quan đến “tính” và “bài tiết”
- Uyển ngữ liên quan đến lao động sản xuất
- Uyển ngữ liên quan đến những vấn đề kiên kị của phụ nữ.
1.5.2 Phân loại theo công dụng của uyển ngữ
Có thể phân thành ba loại:
- Kiêng kị: tránh những việc không “vui”
- Lễ phép: tránh những việc không “nhã”
- Che đậy: uyển ngữ trong sinh hoạt chính trị
1.5.3
Phân loại theo mục đích
Xuất phát từ quan điểm ngữ dụng học, với mục đích lấy người nói là trung
tâm có các loại:
- Uyển ngữ lợi cho người khác: vì lợi ích của người nói và những người
hoặc tổ chức có quan hệ mật thiết với người nói mà bảo vệ thể diện cho họ
- Uyển ngữ có lợi rộng rãi: để người nghe cảm th
ấy thuận tai người nói
người nói tỏ ra nho nhã và quan tâm đến thể diện, tôn nghiêm của những người
được đề cập tới
- Uyển ngữ lợi cho bản thân: là những lời nói mà người nói vì lợi ích của
mình, thể diện của mình hoặc vì lợi ích trong đoàn thể mà nói ra, hoặc người nói
vì muốn che đậy chân tướng của sự thật, làm người nghe mơ hồ mà nói ra những
lời không thật lòng
21

Đây là những lý luận chung về uyển ngữ, nghiên cứu uyển ngữ trên phương
diện tổng thể. Những phương diện đề cập ở trên là những cơ sở lý thuyết về uyển
ngữ. Đương nhiên đây chỉ là những nền tảng lý luận cơ bản, trên thực tế khi
nghiên cứu một vấn đề gì thì việc nắm rõ được những lý luận cơ bản sẽ r
ất có ít
cho chúng ta khi đi sâu nghiên cứu những vấn đề điển hình nhất của uyển ngữ.
Nắm rõ được khái niệm, nguồn gốc hình thành và phát triển, công dụng và phân
loại của uyển ngữ giúp ta có một kiến thức tổng thể, làm nền tảng để đi sâu tìm
hiểu những khía cạnh điển hình nhất của uyển ngữ, cũng như tầm quan trọng của
uyển ngữ trong
đời sống hàng ngày.













22
Chương 2: Các công dụng chính của uyển ngữ.
Trong quá trình phát triển lâu dài, dân tộc Hán đã hình thành nên nền văn
hóa đặc thù của dân tộc mình. Nền văn hóa đó chứa đựng nhiều tư tưởng, nhiều
luận thuyết trong đó nổi bật nhất là tư tưởng “trung dung” lấy thái độ nhã nhặn
công bằng làm nguyên tắc đối nhân xử thế, lời nói không được nói quá rõ ràng

(quá sát với thực tế), cũng không nên quá tuyệt đối. Nhưng trong thực tế cuộc
sống có những việ
c bắt buộc phải nói ra rõ ràng, như vậy thì lại đi ngược lại với
tư tưởng “trung dung”. Lúc đó vì để phù hợp với tư tưởng “trung dung”, mọi
nguời đã sử dụng một số từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng để diễn đạt những vấn
đề mà mình muốn đề cập đến. Vì thế uyển ngữ xuất hiện, nhưng thực tế những t

ngữ được sử dụng thì bản thân nó không phải là uyển ngữ, chỉ trong quá trình
vận dụng, trong những hoàn cảnh cụ thể mới trở thành uyển ngữ.Uyển ngữ mang
tiêu chí của tâm lý văn hóa xã hội mới mẻ, đồng thời cũng thể hiện chức năng
giao tiếp mạnh mẽ của mình.
Uyển ngữ là một loại hiện tượng dân tộc tập quán, sự hình thành củ
a uyển
ngữ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự cấu thành xã hội, phương thức sinh
hoạt của dân tộc, đặc trưng tâm lý của dân tộc, quan điểm về giá trị…Từ đó hình
thành nên các chức năng của uyển ngữ như: chức năng kiêng kị, chức năng lịch
sự, chức năng tích cực, chức năng hóm hỉnh, chức năng che
đậy, chức năng châm
biếm. Mỗi chức năng đều có những đặc trưng riêng của mình. Trong đó nổi bật
nhất là ba chức năng: kiêng kị, lịch sự, che đậy.
Chương này chỉ đi sâu nghiên cứu ba chức năng nói trên , từ đó tìm hiểu
xem có những loại uyển ngữ nào thuộc phạm vi sử dụng của ba chức năng nói
trên.
2.1 Công dụng kiêng kị
Khởi nguồn của uy
ển ngữ chính là sự xuất hiện của từ cấm kị. Cấm kị là
một hiện tượng văn hóa tồn tại phổ biến giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới,
23
cấm kị đã quy phạm nên hành vi ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của con người.
Cấm kị là một hiện tượng ngôn ngữ rất phổ biến, gần như tồn tại ở tất cả các lĩnh

vực trong đời sống hàng ngày.
Khởi nguồn của từ cấm kị là sự biểu đạt sai lầm của con người với tự nhiên
trong quá trình vận dụng ngôn ngữ, ngôn ngữ cấm k
ị xuất hiện cùng lúc với sự
sùng bái linh vật.
Thời kì chiếm hữu nô lệ, do sức sản xuất, trình độ phát triển, trình độ tri
thức cùng với khả năng nhận thức của con người thấp, con người không thể nhận
biết đâu là hiện tượng tự nhiên, không thể nghiên cứu được bản chất của ngôn
ngữ. Con nguời cho rằng ngôn ngữ cũng giống như các hiện tượng t
ự nhiên như
mưa, gió, sấm, chớp đều có sức mạnh đặc biệt vượt khỏi tự nhiên.Vả lại con
người đối với quỷ thần vô cùng sợ hãi và mê tín, vì vậy những từ ngữ hay những
vấn đề có liên quan đến quỷ thần đều bị cấm kị. Con người cho rằng tên của quỷ
thần chính là hiện thân của họ, gọi tên của quỷ thần cũng giố
ng như kêu gọi họ
đến, do đó bèn cấm kị hết tất cả các từ ngữ có liên quan đến tên gọi của quỷ thần.
Do sự kiêng kị thần linh nên con người đối với việc thờ cúng, sùng bái thần
linh không dám khinh suất hay bất kính. Ở Trung Quốc, những người theo tín
ngưỡng của Phật giáo và Đạo giáo đều kị “vọng ngữ”. Cái gọi là “vọng ngữ”
chính là nói xằng xiên, nói dối, nói lung tung.
Trung Quốc chịu ả
nh hưởng sâu sắc tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử. Đạo
của Mạnh Tử tôn sùng lễ nghĩa, yêu cầu mọi người trong hoạt động giao tiếp xã
hội phải sử dụng ngôn ngữ thích hợp, không được vọng ngữ cũng không được
quá tin đến nỗi không biết điểm dừng. Trong cuộc sống vì để bảo vệ sự bình an,
hạnh phúc trong gia đình, người Trung Quốc còn tin vào th
ần giữ cửa cho gia
đình. Cho rằng “thần cửa”, “thần tài”, “thần nước”… đều là các vị thần bảo vệ
bình an và hạnh phúc của gia đình. Vì thế mọi người đều mua về dán trước cửa
24

hoặc thờ ở trong nhà. Nhưng từ “mua” lại rất kị húy vì thế đổi thành từ “thỉnh”,
tránh xúc phạm đến thần linh.
Ngoài ra, con người còn có tư tưởng tâm lý hướng về cái lợi tránh xa cái
hại, tư tưởng tâm lý này đã hình thành nên một loại thói quen xã hội, do sợ sẽ
đem lại tai họa hoặc do sợ đi ngược lại với một số hình thành xã hội, do đó có
một số sự vật, hiện t
ượng cần phải kị húy, kiêng kị. Vì thế xuất hiện từ cấm kị.
Nhưng sự xuất hiện của từ cấm kị cũng đem lại cho con người không ít
phiền phức và bất tiện, có lúc trong giao tiếp không thể không nhắc đến những sự
vật, hiện tượng cấm kị. Lúc đó chỉ có thể dùng uyển ngữ để thay thế, sự cấm kị,
kiêng kị
này đã loại bỏ được sự khủng hoảng, trở thành chức năng giao tiếp quan
trọng đầu tiên của uyển ngữ - chức năng kiêng kị. Đối với một số họa phúc
không thể dự liệu trước hoặc những họa phúc mờ mờ ảo ảo, con người thường
chọn lựa thái độ “ thà tin những gì đã có còn hơn tin những gì không có”. Về mặt
này chức năng kiêng k
ị đã thể hiện đặc trưng và tác dụng của mình
Trong tiếng Hán, những uyển ngữ có liên quan mật thiết đến từ cấm kị cụ
thể có các loại như: chết chóc, bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý. Những sự việc
thuộc các mặt này đều bị coi là những việc không may mắn, cần phải kiêng kị.
Trong đó việc không may mắn nhất, cần phải kiêng kị nhất chính là “chế
t
chóc”, bất kì quốc gia nào, bất kì dân tộc nào cũng đều có tâm lý sợ hãi cái chết.
Vì thế “chết chóc” bị con người coi là đề tài cấm kị nhất. Để tránh nhắc đến từ
“chết” con người bèn sử dụng một lượng lớn uyển ngữ để thay thế, dùng những
cách nói khác nhau để diễn đạt cái chết của những người không cùng thân phận,
đẳng cấp, tuổi tác.
Ví dụ: hoàng đế chết gọi là “bă
ng hà”; cha chết gọi là “thất hộ” (mất chỗ
dựa); vợ chết gọi là “đoạn tuyền”; người già chết gọi là “trường thọ”; danh nhân

chết gọi là “tạ thế”, “thệ thế” (từ trần); người bình thường chết gọi là “mất rồi”,
“đi rồi”,”rời khỏi rồi”, “qua đời rồi”, “nhắm mắt an nghỉ rồi”…
25
Ngoài ra, những sự việc có liên quan đến “chết chóc” cũng bị kiêng kị như:
quan tài được gọi là “thọ mộc”, “thọ tài”, “trường sinh mộc”; đồ người chết mặc
gọi là “thọ y”,”trường sinh y”; nơi để xác người chết trong bệnh viện gọi là “thái
bình gian” (phòng thái bình).
Trong văn hóa của người Hán những số cùng âm đọc với chữ “tử” cũng bị
kiêng kị. Ví dụ như số 4, do trong tiếng Hán âm đọc c
ủa số 4 là “tứ” cùng âm với
chữ “tử”. Ngoài cách đọc của số 4 đồng âm với chữ “tử” ra thì sở dĩ người Trung
Quốc kị sử dụng số 4 còn vì số 4 trong Kinh Dịch của Trung Quốc là một cung
xấu. Bên cạnh đó trong tiếng Hán cũng tồn tại “ngữ âm cấm kị” đặc thù, người
Trung Quốc không muốn nói đến con số 73 và 84. Vì trong dân gian của họ lưu
truyền rằng: “thất th
ập tam, bát thập tứ, Diêm vương bất khiếu tự kỉ khứ” có
nghĩa là đến tuổi 73 và 84 Diêm vương không gọi cũng tự đi, vì thế rất nhiều
người Trung Quốc không muốn nói ra tuổi 73 hay 84 cho dù họ có ở tuổi đó hay
không, họ thường nói ít đi một tuổi hoặc nhiều hơn một tuổi vì họ có tâm lý là “
thuyết hung tức hung, thuyết họa tức họa” (nói đến diều hung ắt đ
iều hung sẽ xảy
ra, nói đến tai họa ắt tai họa sẽ đến).
Nếu “chết chóc” là việc cấm kị nhất của con người thì bệnh tật và khiếm
khuyết sinh lý cũng là những vấn đề không kém phần kiêng kị.Bệnh tật và khiếm
khuyết sinh lý là những đề tài mẫn cảm mà bất kì người nào cũng không muốn
trực tiếp nói ra. Bệnh tật cũng bị xem là việc không may mắn. Con ngườ
i ai cũng
không mong muốn bản thân bị bệnh tật giày vò, cũng như không muốn mình bị
khiếm khuyết. Bất luận là ai cũng đều hy vọng bản thân mình bình thường “ngũ
quan đoan chính”, không mong muốn bản thân mình bị khiếm khuyết cái gì. Sở

dĩ trong giao tiếp hàng ngày của mình con người luôn cố gắng tránh né không
nhắc đến bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý là vì khi nhắc đến những việc này sẽ cảm
thấy lúng túng, khó xử và khó ch
ịu. Để tránh làm người khác không vui, giảm

×