Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Luận văn đông phương học bước đầu tìm hiểu về sức mạnh mềm của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.27 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DẪN LUẬN 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 3
5. Đóng góp của đề tài: 4
6. Cấu trúc của đề tài: 4
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM 5
1.1. Khái niệm sức mạnh mềm 5
1.1.1. Sức mạnh và sức mạnh cứng 5
1.1.2. Sức mạnh mềm 6
1.2.3. Mối quan hệ giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng 7
1.2. Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế 8
CHƢƠNG 2 SỨC MẠNH MỀM CỦA NHẬT BẢN 12
2.1. Chiến lƣợc về sức mạnh mềm của Nhật Bản 12
2.2. Sự triển khai chiến lƣợc sức mạnh mềm của Nhật Bản 14
2.2.1. Trong ngoại giao kinh tế 14
2.2.2. Trong ngoại giao văn hóa 17
2.3. Xu hƣớng sức mạnh mềm Nhật Bản trong thế kỷ XXI 21
CHƢƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 23
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

2



DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài


Văn hóa là động lực của sự phát triển. Sức mạnh văn hóa là một sức
mạnh tiềm ẩn và sâu sắc. Vì vậy nghiên cứu sức mạnh văn hóa của một dân tộc,
đặc biệt là Nhật Bản cũng góp phần tạo nên nền tảng cho sự phát triển đất nƣớc.
Trong đó, sức mạnh mềm là một sức mạnh quan trọng đang đƣợc các nhà lãnh
đạo của các quốc gia trên thế giới quan tâm. Việt Nam là một đất nƣớc nhỏ và
nghèo nên thông qua đó có thể học hỏi đƣợc kinh nghiệm từ sức mạnh mềm của
Nhật Bản để phát triển đất nƣớc cũng nhƣ củng cố lại vị thế của quốc gia trên
trƣờng quốc tế.
Hơn nữa, sức mạnh mềm đã tồn tại từ lâu trong lịch sử và cũng đƣợc
nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng trong việc giải quyết các vấn đề trong quan hệ
quốc tế hiện nay. Điển hình nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc,…Trên thực tế sức mạnh mềm đã xuất hiện ngày càng nhiều trong chính
sách đối ngoại và trở thành xu hƣớng chủ đạo trong quan hệ quốc tế thế kỷ 21.
Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu sức mạnh mềm là một cơ hội tốt để tôi tìm hiểu
một lĩnh vực rất lý thú và có giá trị thực tiễn cao.
Để tăng ảnh hƣởng sức mạnh trong quan hệ quốc tế, các cƣờng quốc trên
thế giới đều chú ý đến sức mạnh mềm, trong đó chủ thể điển hình sở hữu sức
mạnh mềm là Nhật Bản. Nhật Bản đã và đang gây một ảnh hƣởng lớn đối với
các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới bằng văn hóa, xã hội
cũng nhƣ kinh tế. Nghiên cứu và tìm hiểu sức mạnh mềm Nhật Bản sẽ giúp
chúng ta nhìn rõ hơn về một yếu tố gây ảnh hƣởng quan trọng đến tình hình
quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia khác.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sức mạnh mềm đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù ý niệm về sức mạnh mềm đã tồn tại
trong các học thuyết chính trị cổ điển, đặc biệt ở phƣơng Đông nhƣng đến nửa
cuối thế kỷ 20 mới đƣợc khái quát đầy đủ thành các khái niệm, tính chất. Sau đó
3




lý thuyết sức mạnh mềm đã đƣợc giới học giả các nƣớc phát triển mạnh với một
số đặc điểm riêng.
Đề tài sức mạnh mềm năm 1990 đã đƣợc Joseph S. Nye, giáo sƣ Đại học
Havard, đƣa ra khái niệm sức mạnh mềm trong một bài báo ấn bản số mùa thu
Foreign Policy. Các nghiên cứu về sức mạnh mềm xuất hiện nhiều dƣới dạng
tác phẩm sách xuất bản, bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành của các
nƣớc Mỹ, Trung Quốc, Pháp…Về sức mạnh mềm Nhật Bản đã đƣợc các nhà
lãnh đạo và học giả Nhật Bản quan tâm và có chiến lƣợc phát triển. Thêm vào
đó trận động đất và sóng thần lớn ở phía Đông Nhật Bản vào tháng 03/2011 đã
góp phần làm tăng thêm sự chú ý của thế giới về sức mạnh mềm Nhật Bản. Có
nhiều bài báo nghiên cứu về nó đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành tiếng
Anh của các học giả quốc tế và cả học giả Nhật Bản. Tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu, tôi nhìn thấy một thực tế là đề tài sức mạnh mềm chƣa thu hút sự
quan tâm của giới học giả Việt Nam, do đó nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên
sâu về sức mạnh mềm Nhật Bản hiện còn rất ít.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Nhằm cung cấp cho ngƣời đọc các khái niệm cơ bản về sức mạnh mềm,
khái niệm về lý thuyết sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm Nhật Bản
nói riêng.
Trên thực tế, sức mạnh mềm Nhật Bản đƣợc triển khai rất đa dạng trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, ngƣời viết giới hạn phạm vi nghiên cứu sức mạnh
mềm Nhật Bản trong hai lĩnh vực: ngoại giao kinh tế và văn hóa. Bài nghiên
cứu cũng đƣa ra xu hƣớng phát triển sức mạnh mềm Nhật Bản trong tƣơng lai
và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp nghiên
cứu liên ngành chủ yếu là các ngành: lịch sử, kinh tế học, quan hệ quốc tế, văn
hóa học và một số ngành có liên quan. Ngoài ra, phƣơng pháp tổng hợp và phân
tích, phƣơng pháp logic cũng đƣợc ngƣời viết sử dụng để làm rõ vấn đề.

4



5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần giới thiệu về vấn đề sức mạnh mềm của Nhật Bản.
- Về mặt thực tiễn, nghiên cứu góp phần đƣa ra những bài học cho việc vận
dụng sức mạnh mềm để làm chiến lƣợc cho ngành quan hệ quốc tế trong bối
cảnh lịch sử xuất hiện vấn đề chạy đua vũ trang nhƣ hiện nay.
6. Cấu trúc của đề tài
Chƣơng 1 :Một số vấn đề lý luận về sức mạnh mềm
1.1. Khái niệm sức mạnh mềm
1.1.1. Sức mạnh và sức mạnh cứng
1.1.2. Sức mạnh mềm
1.1.3. Mối quan hệ giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng
1.2. Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Chƣơng 2: Sức mạnh mềm của Nhật Bản
2.1. Chiến lƣợc về sức mạnh mềm của Nhật Bản
2.2. Sự triển khai chiến lƣợc về sức mạnh mềm của Nhật Bản
2.2.1. Trong ngoại giao kinh tế
2.2.2. Trong ngoại giao văn hóa
2.3. Xu hƣớng sức mạnh mềm của Nhật Bản trong thế kỷ XXI
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
5



CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM


1.1. Khái niệm sức mạnh mềm
1.1.1. Sức mạnh và sức mạnh cứng
Khái niệm sức mạnh đã ra đời cùng với xã hội loài ngƣời. Không có một tổ
chức hoặc trật tự nào có thể tồn tại mà không có sức mạnh. Một nhà nƣớc cần sức
mạnh để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Một nhà nƣớc cần sức mạnh để tồn tại và
phát triển trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Do tầm quan trọng của sức mạnh
đối với đối với đời sống chính trị và quan hệ quốc tế, khái niệm này đã đƣợc quan tâm
nghiên cứu từ rất lâu. Theo đó, sức mạnh đƣợc định nghĩa là khả năng điều khiển, kiểm
soát ngƣời khác, khiến ngƣời khác phải thực hiện những việc mà họ sẽ không làm nếu
không bị tác động bởi sức mạnh.
1

Ngoài ra, sức mạnh còn đƣợc cho là khả năng tác động đến hành vi của ngƣời
khác ngƣợc với ý chí của họ để đạt đƣợc kết quả mình mong muốn có thể thực hiện
bằng 2 cách: ép buộc bằng đe dọa và thuyết phục bằng trả giá xứng đáng. Trong một
thời gian dài, khái niệm sức mạnh đƣợc hiểu đồng nghĩa với sức mạnh cứng; theo đó,
hai yếu tố quan trọng nhất để xác định sức mạnh cứng là bạo lực để cƣỡng ép (sức
mạnh quân sự) và của cải để dụ dỗ (sức mạnh kinh tế)
2
. Các quốc gia vận dụng sức
mạnh cứng dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ buộc quốc gia khác phải thay đổi bằng
cách đe dọa sử dụng quân sự, cấm vận kinh tế hoặc dụ dỗ bằng các ƣu đãi về kinh tế và
bảo hộ an ninh.
Sức mạnh luôn luôn phụ thuộc vào bối cảnh mà trong đó các quan hệ tồn tại.
Vì vậy, nguồn sức mạnh sẽ thay đổi khi bối cảnh lịch sử và chủ thể quan hệ thay đổi.
Trong đó, yếu tố sức mạnh quân sự giữ vị trí thống trị và các quốc gia có vị trí cao
trong sức mạnh quân sự sẽ chi phối quan hệ quốc tế.

1
Robert A. Dahl, Who governs? Democracy and power in an American city (New Haven,

Conn: Yale University Press, 1961), trang 5.
2
Alvin Toffler, Power shift ( Bantam Books, 1990), trang 5.
6



Bên cạnh đó, có những biểu hiện của một loại sức mạnh khác sức mạnh cứng
mà không phải chỉ mới xuất hiện trong thời hiện đại. Từ thực tế vận động lịch sử đã
đƣa đến một nhận thức mới cho các nhà lý thuyết chính trị và quan hệ quốc tế về sự tồn
tại một loại sức mạnh khác ngoài quân đội hùng mạnh và kinh tế giàu có. Một nguồn
sức mạnh mà có thể nâng cao địa vị quốc tế của một nƣớc, đó là “sức mạnh mềm”.
Thuật ngữ này vốn đƣợc áp dụng trong lĩnh vực ngoại giao, nhƣng cũng có thể đƣợc áp
dụng trong phạm vi rộng hơn để phân tích sức mạnh văn hóa, uy tín quốc tế của một
quốc gia, một dân tộc. Đó chính là nền tảng cho cách tiếp cận về “sức mạnh mềm” ra
đời vào nửa cuối thế kỷ 20.

1.1.2. Sức mạnh mềm
Ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm “sức mạnh mềm” là Giáo sƣ Joseph S.Nye của
Đại học Havard. Ban đầu Giáo sƣ đƣa ra định nghĩa về sức mạnh mềm là “khả năng
khiến ngƣời khác muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm theo điều đó mà
không phải ép buộc hay mua chuộc”
3
. Đến năm 1999, ông đƣa ra một khái niệm cụ thể
hơn “ Sức mạnh mềm là kết quả lý tƣởng có đƣợc thong quan sức hấp dẫn của văn hóa
và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cƣỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho
ngƣời khác tin phục đi theo mình”
4
. Và trong tác phẩm mới nhất xuất bản năm 2004,
J.S.Nye đã đƣa ra khái niệm này nhƣ sau: “ Sức mạnh mềm là một loại năng lực có thể

đạt đƣợc mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải uy bức hoặc dụ dỗ. Sức hấp
dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hóa, chính trị và chính sách ngoại giao của một
quốc gia.”
5

Sau Joseph S. Nye, nhiều học giả đã quan tâm nghiên cứu và đƣa ra một số khái
niệm khác về sức mạnh mềm. Một định nghĩa cho rằng: “ Sức mạnh mềm là khả năng
một quốc gia thuyết phục và gây ảnh hƣởng đối với quốc gia khác không phải bằng đe

3
Joseph S. Nye, Jr, 1990, “Soft Power”, Foreign Policy, sđd, trang 23.
4
Joseph S. Nye, Jr., “Redefining the national interest”, Foreign Affairs, tháng 7-8/1999, trang
36.
5
Joseph S. Nye, Jr., Soft power: the means to success in the world politics, Public affairs,
Perseus Books Group, New York, 2004), trang 5-6.
7



doạ hay cƣỡng ép mà bằng sức hấp dẫn của xã hội, giá trị, văn hóa và thể chế của chính
quốc gia đó”
6
.
Qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy sức mạnh mềm rộng hơn văn hóa vì văn
hóa chỉ là một trong những nguồn quan trọng tạo nên sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm
không chỉ là sức thuyết phục mà còn là khả năng lôi cuốn và hấp dẫn khiến ngƣời khác
tự nguyện làm theo. Vì vậy, ta có thể đƣa ra một định nghĩa khái quát chung về sức
mạnh mềm nhƣ sau: “Sức mạnh mềm là khả năng bằng sức hấp dẫn hay sức thuyết

phục của mình làm cho ngƣời khác thay đổi suy nghĩ và hành vi một cách tự nguyện”.
Qua đó, ta thấy ba từ quan trọng nhất trong định nghĩa về sức mạnh mềm là “hấp dẫn”,
“thuyết phục”, tự nguyện” – đó cũng chính là những tính chất đặc trƣng của dạng sức
mạnh này.

1.2.3. Mối quan hệ giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng
Theo định nghĩa khái quát, sức mạnh của quốc gia bao gồm các nhân tố: vật chất
(phần cứng - sức mạnh cứng); tinh thần và ảnh hƣởng trong quan hệ quốc tế (phần
mềm - sức mạnh mềm). Ngƣời ta thƣờng gọi chung cho hai loại sức mạnh này là sức
mạnh tổng hợp của quốc gia hay còn gọi là thực lực quốc gia.
Mỗi dạng sức mạnh có ƣu điểm và khuyết điểm riêng. Sức mạnh cứng phát huy
tác dụng nhanh và mạnh, cho kết quả ngay tức thời, đặc biệt có hiệu quả trong trƣờng
hợp khẩn cấp, bất ngờ. Nhƣng khuyết điểm lớn nhất của sức mạnh cứng là đối tƣợng
chịu sự đe dọa, ép buộc của sức mạnh cứng đáp lại một cách miễn cƣỡng, không khuất
phục thậm chí có thể bùng phát thành hành động phản kháng. Ngƣợc lại, sức mạnh
mềm lại có những ƣu điểm mà sức mạnh cứng không có. Sức mạnh mềm đánh vào tâm
lý, trái tim do đó tác động đến cảm xúc – yếu tố ảnh hƣởng mạnh đến việc ra quyết
định của con ngƣời. Vì thế, điểm yếu dễ nhận thấy của sức mạnh mềm là nó thƣờng tạo
ra ảnh hƣởng chung và không tạo đƣợc kết quả có thể nhìn thấy ngay lập tức. Do
những đặc trƣng riêng nhƣ vậy, sức mạnh mềm và sức mạnh cứng không những không
đối lập nhau mà còn có thể kết hợp với nhau để hạn chế những khuyết điểm và tận

6
Joshua Kurlantzich, “ The decline of American soft power”, Current history, tháng 12/2005,
trang 15.
8



dụng tối đa những ƣu điểm của mỗi loại sức mạnh nhằm nâng cao tính hiệu quả của hai

dạng sức mạnh này.
Ngoài ra, sức mạnh cứng còn có khả năng tạo ra sức mạnh mềm. Một quốc có
thể làm hấp dẫn ngƣời khác bằng những huyền thoại về sức mạnh quân sự và tính bền
vững không gì có thể lay chuyển nổi của hệ thống quốc phòng cực mạnh. Sức mạnh
cứng còn là nền tảng của sức mạnh mềm và ngƣợc lại sức mạnh mềm sẽ tạo ra môi
trƣờng thuận lợi để thực thi sức mạnh cứng. Ngƣời lãnh đạo quốc gia thành công khi
phối hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Sức mạnh của quốc
gia là tổng hợp của “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” đƣợc tạo nên từ cả bên trong
lẫn bên ngoài mỗi quốc gia. Việc kết hợp và sử dụng khéo léo hai loại sức mạnh này sẽ
tạo ra một sức mạnh lớn (Ngoại trƣởng Mỹ Hilary Clinton gọi là “sức mạnh thông
minh”) giúp quốc gia có vị thế quốc tế tốt hơn và có khả năng thực hiện mục tiêu theo
đuổi một cách hiệu quả hơn. Một khi quốc gia đã tạo đƣợc thiện cảm và lòng tin của
các quốc gia khác thì quốc gia đó sẽ nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt tinh thần
và vật chất hơn các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế.
Sức mạnh cứng là lựa chọn tối ƣu khi quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng. Sức mạnh mềm có hiệu quả hơn trong các mục tiêu khác nhƣ quảng bá
hình ảnh, xây dựng uy tín cho quốc gia.
Do mối quan hệ gắn bó nhƣ vậy nên nếu sức mạnh cứng không đƣợc vận dụng
thích hợp sẽ gây ảnh hƣởng xấu, thậm chí làm tổn hại đến sức mạnh mềm. Thêm vào
đó, một khi sức mạnh mềm bị suy yếu nó sẽ làm cho sức mạnh tổng thể của một quốc
gia cũng bị suy yếu theo.
Song, có một điểm chung là quốc gia nào càng có ảnh hƣởng sâu rộng, cả về
chính trị, văn hóa và kinh tế, thì quốc gia đó càng cần phải sử dụng song song hiệu quả
cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
1.2. Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Thực tiễn lịch sử chính trị - xã hội cho thấy ý nghĩa của sức mạnh mềm phụ
thuộc vào mục đích sử dụng của từng quốc gia, nhằm tranh giành ảnh hƣởng bên ngoài
với các quốc gia khác hay đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.
9




Từ xa xƣa, trong quan hệ quốc tế, bên cạnh việc sử dụng “sức mạnh cứng” đƣợc
xem là biện pháp chính yếu và truyền thống, các nƣớc cũng đã biết sử dụng “sức mạnh
mềm”. Đặc biệt, các cƣờng quốc thƣờng sử dụng “sức mạnh mềm” để thực hiện mục
tiêu nô dịch, trói buộc các nƣớc khác trong vòng ảnh hƣởng của mình. Ngày nay, trong
bối cảnh xu thế hòa bình hợp tác và xu thế toàn cầu hóa trở thành những dòng chảy
chính của quan hệ quốc tế, việc sử dụng “sức mạnh cứng” ngày càng không còn là lựa
chọn tối ƣu của các quốc gia, “sức mạnh mềm” đƣợc quan tâm và nhấn mạnh nhiều
hơn, không những bởi nó phù hợp với xu thế thời đại, mà còn bởi tính chất “lạt mềm
buộc chặt” và ít tốn kém hơn để đạt đến mục đích thông qua sử dụng công cụ này .
Những năm gần đây, Mỹ và Trung Quốc đặc biệt quan tâm phát huy và sử dụng
“sức mạnh mềm”.
Từ sau Chiến thế giới lần thứ hai, Mỹ đã từng bƣớc thiết lập và củng cố một trật
tự thế giới mới do Mỹ chi phối. Đặc biệt, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, với sự
sụp đổ của Liên xô và khối các nƣớc Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mỹ càng mạnh hơn
và gần nhƣ không còn đối thủ cạnh tranh xứng tầm trong một thời gian dài. Sức mạnh
toàn diện và vƣợt trội của Mỹ đã tạo cho họ một vị thế “bá chủ” có ảnh hƣởng sâu rộng
đến trật tự quốc tế và nhiều nƣớc trên thế giới. Nhìn ở góc độ “sức mạnh mềm”, Mỹ đã
tạo dựng và sử dụng khá thành công sức mạnh này trong thực hiện mục tiêu duy trì vị
thế siêu cƣờng thế giới của mình và đặc biệt là trong quan hệ với các nƣớc. Những yếu
tố “sức mạnh mềm” chủ yếu đƣợc Mỹ đặc biệt phát huy gồm: thứ nhất, các giá trị Mỹ
về tƣ tƣởng chính trị và kinh tế (tự do, dân chủ, đa nguyên, nhân quyền, nhà nƣớc pháp
quyền, thị trƣờng tự do, kinh tế mới…), thứ hai, các giá trị của nền văn hóa và giáo dục
tiên tiến, hiện đại có tính phổ quát của Mỹ (lối sống tự do, chủ nghĩa cá nhân, chủ
nghĩa thực dụng, văn hóa ẩm thực nhanh nhƣ McDonal, KFC với humberger, gà chiên
Kentucky, khoai tây chiên giòn và Coca Cola, quần bò Levis, điện ảnh Hollywood, nhà
hộp chọc trời…). Những yếu tố “sức mạnh mềm” này đã lan tỏa trên thế giới, góp phần
tạo dựng hình ảnh một nƣớc Mỹ hùng cƣờng, hiện đại, tiên tiến, và cùng với các yếu tố
của “sức mạnh cứng”, góp phần củng cố, duy trì vị thế số một của Mỹ trong trật tự thế

giới mà Mỹ đang tiếp tục chi phối.
Nhận thức rõ thực tế đó, Tổng thống Barack Obama, ngay từ khi bƣớc vào Nhà
Trắng, đã thể hiện quyết tâm cải biến nhằm khôi phục lại sức mạnh, uy tín và vị thế của
10



nƣớc Mỹ . Trong Chiến lƣợc An ninh quốc gia công bố gần đây, Nhà Trắng nêu rõ ƣu
tiên sử dụng các biện pháp ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao đa phƣơng để giải quyết
các vấn đề về an ninh, kể cả đối với các cuộc chiến tranh ở Irak và Afghanistan hiện
nay. Chiến lƣợc này đã loại cuộc chiến chống khủng bố khỏi chƣơng trình nghị sự và
đặt mục tiêu phục hồi và thịnh vƣợng kinh tế là một ƣu tiên hàng đầu. Chiến lƣợc cũng
khẳng định “bốn lợi ích quốc gia vĩnh viễn có sự liên kết chặt chẽ” của Mỹ là an ninh,
thịnh vƣợng, giá trị và trật tự quốc tế. Điều này cho thấy chính quyền Obama quan tâm
và chú trọng đặc biệt tới sử dụng và phát huy “sức mạnh mềm” để bảo đảm an ninh
quốc gia và thúc đẩy quan hệ đối ngoại.
Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đặc biệt tăng cƣờng công cụ “sức
mạnh mềm” trong quan hệ quốc tế. Họ tuyên bố công khai và tích cực triển khai chính
sách “trỗi dậy hoà bình”. Nhờ sự phát triển ngoạn mục về kinh tế trong ba thập kỷ qua,
Trung Quốc đang vƣơn lên thành nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ và hiện là nƣớc
dẫn đầu thế giới về xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ. Trung Quốc ra sức thể hiện mình là
một dân tộc hoà bình, có nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc và là một cƣờng quốc đang
lên, cố gắng hành xử có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Họ đặc biệt chú trọng
dùng các biện pháp kinh tế (thông qua viện trợ, đầu tƣ, mở mang thƣơng mại), văn hóa,
giáo dục và khoa học công nghệ để xây dựng và mở rộng ảnh hƣởng của mình ở nhiều
nơi trên thế giới. Với những công cụ này, trong những năm qua, lợi dụng Mỹ tập trung
sức lực chống khủng bố, bị sa lầy ở Afghanistan và Irak, bị suy yếu tƣơng đối về kinh
tế và uy tín chính trị, Trung Quốc đã tranh thủ xâm nhập mạnh và tạo dựng đƣợc
những vị trí đứng chân vững chắc ở châu Phi, Mỹ La-tinh, Đông Nam Á, và do vậy,
cũng đã có đƣợc một thế chiến lƣợc tốt hơn so với trƣớc đây.

Đông Nam Á là địa bàn Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Từ hơn một thập kỷ trở
lại đây, Trung Quốc tích cực tranh thủ và lôi kéo các nƣớc trong khu vực này thông
qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế, văn hóa và kể cả quân sự nữa. Tuy nhiên, công
cụ “sức mạnh mềm” vẫn đƣợc Trung Quốc sử dụng là chính. Trung Quốc cố gắng thể
hiện mình nhƣ là một ngƣời bạn, một láng giềng và một đối tác tốt của các nƣớc trong
khu vực. Họ chủ động tham gia Hiệp ƣớc Thân thiện và Hữu nghị của ASEAN, lập
quan hệ đối tác chiến lƣợc với ASEAN, đề cao các giá trị và nguyên tắc lớn nhƣ tôn
trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tƣơng trợ và
11



hợp tác khu vực; ủng hộ vai trò dẫn dắt của ASEAN trong nhiều cơ chế hợp tác khu
vực; ký Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do với ASEAN; tăng cƣờng giao lƣu kinh tế
và viện trợ cho một số nƣớc ASEAN; đẩy mạnh kết nối hạ tầng và phát triển du lịch
với ASEAN. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng hết sức quan tâm khai thác ngoại giao văn
hóa để tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình ở khu vực.
Nói tóm lại, vai trò của sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế rất quan trọng.
Trong lịch sử, sức mạnh đƣợc sử dụng trong quan hệ quốc tế phần lớn là dạng sức
mạnh cứng. Trong thời hiện đại, sức mạnh cứng vẫn là cái gì đó có tính phổ biến. Mỹ
là nƣớc điển hình trong việc sử dụng sức mạnh cứng khi dùng lực lƣợng quân sự để ép
buộc Nam Tƣ trong cuộc chiến tranh Kosovo (1999), Taleban ở Afganistan ( 2001),
Iraq (1991, 2003), Lybia (2011). Sức mạnh mềm chủ yếu là sản phẩm của thời hiện đại.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình về việc tìm cách xây dựng cho mình sức mạnh mềm
kinh tế to lớn, vai trò nƣớc Châu Á duy nhất trong G7 và những cố gắng hòa bình nhƣ
hòa giải xung đột quốc tế ở Campuchia, tham gia có tính toán vào các chiến dịch gìn
giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc,…
Trong tƣơng lai, khi thế giới trở nên văn minh hơn, khi điều kiện chiến tranh bị
hạn chế hơn, vai trò của sức mạnh mềm sẽ tăng lên đáng kể. Sự xuất hiện sức mạnh
mềm vẫn là một nét mới trong quan hệ quốc tế đƣơng đại so với lịch sử.

12



CHƯƠNG 2
SỨC MẠNH MỀM CỦA NHẬT BẢN

2.1. Chiến lược về sức mạnh mềm của Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nƣớc nhỏ về diện tích, nghèo về tài nguyên nên không thể
phát huy đƣợc sức mạnh của mình nếu chỉ dựa vào những đặc điểm tự nhiên ấy, mặt
khác lại là nƣớc thƣờng xuyên bị thiên tai, động đất nên Nhật Bản tự nhận thức đƣợc
hƣớng đi của riêng mình để trở thành một cƣờng quốc trên thế giới. Tuy nhiên, còn
một nguồn sức mạnh khác cũng có thể nâng cao địa vị quốc tế của một quốc gia, đó là
sức mạnh mềm.
Không chỉ đến bây giờ ngƣời Nhật mới ý thức đƣợc điều này, mà từ sau thế
chiến thứ hai, gƣợng dậy từ đống tro tàn, Nhật Bản đã muốn nâng cao tầm ảnh hƣởng
toàn cầu của mình và họ đã vạch ra một chiến lƣợc để quảng bá, để nâng cao vị thế
của mình trên toàn thế giới gọi là “Chiến lƣợc về sức mạnh mềm” trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật, thể thao Việc sử dụng sức mạnh mềm
của Nhật Bản, đƣợc nhận thấy rõ nhất nhƣ là một công cụ của chính sách quốc gia có
một vai trò quan trọng trong những nỗ lực của họ để thúc đẩy hòa bình và an ninh
quốc tế.
Tạp chí Time cho rằng hiện Nhật Bản đang ra sức gây ảnh hƣởng bằng văn hóa,
xã hội và kinh tế. Nhƣng ngƣời Nhật thƣờng không muốn cho ngƣời khác biết về
những nỗ lực của mình.
Theo tạp chí Time, Heizo Takenaka, cựu Bộ trƣởng Kinh tế và Chính sách tài
chính Nhật Bản, từng phát biểu: “Sức mạnh mềm là loại vũ khí rất hữu hiệu. Nếu
chúng tôi có những nhà lãnh đạo chính trị phù hợp, nó còn có thể có hiệu quả mạnh
hơn nữa”. Hiện Nhật Bản đang triển khai loại “vũ khí êm ái” này trên nhiều mặt trận.
Các ngân hàng Nhật nhiều tiền lắm của đã rót vốn vào các doanh nghiệp nƣớc ngoài

đang thoi thóp nhƣ Tập đoàn Morgan Stanley của Mỹ. Nhiều công ty Nhật Bản đang
đầu tƣ mạnh ra nƣớc ngoài, xây dựng nhà máy và mở văn phòng đại diện khắp châu
Phi, châu Á. Trong tháng 10.2008, Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản thậm chí còn trích
một phần trong số gần 1.000 tỉ USD dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ cho các nƣớc đang thiếu
13



tiền nhƣ Iceland. Trong tháng 11.2008, Nhật cũng ngỏ ý sẵn sàng cho Quỹ Tiền tệ
quốc tế vay 100 tỉ USD
7
.
Nhƣng vấn đề không đơn thuần chỉ là mạnh tay vung tiền. Kotaro Tamura, một
nghị sĩ Nhật Bản, nói với tạp chí Time rằng nhờ hệ thống tài chính ít bị khủng hoảng
tài chính toàn cầu ảnh hƣởng nên Nhật Bản có cơ hội giúp sức thế giới và qua đó đề
cao trách nhiệm xã hội. Đây là điểm mới. Các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam
cũng học hỏi cách thức Nhật Bản phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, trở thành một
nƣớc công nghệ cao nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa. Các quốc gia đang tiến hành
công nghiệp hóa thì tìm hiểu cách thức bảo vệ môi trƣờng của Nhật Bản - một nƣớc đã
phát triển kinh tế ở trình độ cao, nhƣng vẫn gìn giữ đƣợc môi trƣờng.
Tuy nhiên, một số quốc gia khác lại hƣớng về Nhật vì tiềm lực tài chính hùng
mạnh của nƣớc này. Cho dù trong vài năm gần đây, Nhật Bản đã cắt giảm ngân sách
viện trợ ra nƣớc ngoài, họ vẫn là nhà tài trợ song phƣơng hàng đầu cho nhiều quốc gia
đang phát triển, trong đó có Campuchia và Nepal.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của đài BBC về việc quốc gia nào có hình ảnh
toàn cầu tích cực, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 2. Đức, với tỷ lệ chênh lệch không đáng
kể về phiếu bầu, đã vƣợt qua Nhật để giành lấy vị trí số 1, Mỹ đứng hàng thứ 7.
Có hai nhân tố khác buộc Nhật phải xem xét lại vai trò của mình đối với thế giới.
Thứ nhất, nƣớc này thiếu nhân lực. Để bù đắp cho số dân đang ngày một già đi và đáp
ứng nhu cầu nhân lực của các nhà máy, Nhật sẽ phải nhập khẩu một lƣợng lớn nhân

lực nƣớc ngoài. Có cách nào thu hút những ngƣời nƣớc ngoài có tay nghề tốt hơn tuyên
truyền các giá trị Nhật?
Thứ nhì, các doanh nghiệp Nhật cần không gian phát triển để duy trì tăng trƣởng.
Do đó, họ phải mở rộng hoạt động ra nƣớc ngoài. Theo nghiên cứu của Recof Data
Corp, 10 tháng đầu năm nay, các tập đoàn Nhật đã ra sức mua lại công ty nƣớc ngoài,
tăng gần bốn lần so với cuối năm ngoái với tổng giá trị lên tới gần 67 tỉ USD. Và trong
thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay, chiến lƣợc “sức mạnh mềm” của ngƣời Nhật
Bản vẫn đƣợc triển khai một cách ráo riết.


7
Hằng Nga(gt)(12/7/2011), “ Nhật Bản tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực mềm và quyền lực cứng”,

14



2.2. Sự triển khai chiến lược sức mạnh mềm của Nhật Bản
Sau khi xây dựng “Chiến lƣợc về sức mạnh mềm”, Nhật Bản không ngừng triển
khai và phát huy tối đa những thế mạnh bằng cách gia tăng sự ảnh hƣởng của mình tới
các nƣớc khác thông qua viện trợ kinh tế, quảng bá văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo
dục, thể thao.v.v…theo những hƣớng sau:
- Xây dựng nƣớc Nhật phát triển kinh tế vƣợt bậc, gặt hái những thành quả to lớn
là việc quảng bá đất nƣớc ra thế giới nhanh nhất.
- Tập trung phát triển công nghệ hiện đại, xây dựng những thƣơng hiệu mạnh.
Chính tinh thần dân tộc đó đã tạo nên nhƣng tập đoàn kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế
giới nhƣ Toyota, Sony, Honda, Mitsubish, Panasonic, Canon… là cách thể hiện sức
mạnh mềm của Nhật ra bên ngoài.
- Phát triển viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nƣớc đang phát triển
nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc này đối với Nhật Bản trên trƣờng quốc tế.

- Tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, thể hiện vai trò một cƣờng quốc với
thế giới và là một thành viên quan trọng, có trách nhiệm với các nƣớc khác, đó cũng là
chiến lƣợc sức mạnh mềm, nhằm quảng bá vị thế của mình.
- Gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của Nhật, bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống cũng nhƣ cập nhật những tinh hoa, chọn lọc của thế giới.

2.2.1. Trong ngoại giao kinh tế
Trƣớc hết, Nhật Bản đã trở thành một hình mẫu phát triển kinh tế độc đáo đối với
các nƣớc châu Á. Đầu những năm 1990, nhờ nguồn tài chính hùng mạnh có đƣợc từ
một thời kỳ phát triển kéo dài, Nhật đã trở thành nhà cung cấp viện trợ lớn nhất thế
giới. Giờ đây Nhật chỉ đứng ở vị trí thứ 5, bởi suốt thập kỷ qua Chính phủ Nhật đã cắt
giảm ngân sách viện trợ ra nƣớc ngoài. Thủ tƣớng Nhật đang muốn đƣa nƣớc mình
quay trở lại vị trí hàng đầu.
Trong chiến lƣợc triển khai sức mạnh mềm, Nhật Bản chú tâm tăng cƣờng sức
ảnhh hƣởng tại châu Á thông qua sự phát triển sôi động của các nƣớc ASEAN. Chuyên
gia kinh tế của Ngân hàng phát triển châu Á có trụ sở đặt tại Tokyo cho biết, quan hệ
kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN phát triển bền vững có ý nghĩa chiến lƣợc quan
trọng cho Nhật Bản mở rộng vai trò lãnh đạo và sức ảnh hƣởng kinh tế tại châu Á.
15



Chuyên gia cấp cao Viện Nghiên cứu Đông Á của Đại học Singapore cho biết Nhật
Bản lâu nay có lợi ích tại Đông Nam Á và lƣu vực sông Mekong mở rộng, không
những có đƣợc nguồn tài nguyên từ các nƣớc Đông Nam Á mà còn mở rộng thị trƣờng
và cơ sở chế tạo tại Đông Nam Á.
Khu vực Trung Đông cũng nằm trong chiến lƣợc triển khai sức mạnh mềm của
Nhật Bản. Phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Trung Đông vì thế Trung Đông có ý nghĩa
kinh tế rất quan trọng đối với Nhật Bản. Nhật Bản luôn nỗ lực để tăng cƣờng ổn định ở
khu vực này. Khoảng 90% lƣợng dầu của Nhật Bản đến từ Trung Đông, vì vậy nƣớc

này đang cố gắng tăng cƣờng ổn định ở khu vực này bằng các chƣơng trình tình
nguyện kết hợp với viện trợ phát triển. Đó là lý do chính mà họ gửi tình nguyện viên
tham gia vào khu vực này. Nhƣng một lý do quan trọng nữa là gìn giữ hòa bình, một
khi hòa bình mất đi, tất cả mọi thứ khác sẽ bị ảnh hƣởng.
Những thành tựu kinh tế của họ từ lâu đã là một thành tích đáng khâm phục và là
ví dụ đầu tiên về sự công nghiệp hóa và sự phồn vinh ngoài phƣơng Tây. Mặc dù kinh
tế của nƣớc này đã phải chịu đựng một sự khủng hoảng kéo dài kể từ khi “bong bóng
kinh tế” nổ tung năm 1989, nhƣng Nhật Bản từ lâu đã là nền kinh tế thứ hai trên thế
giới. Việc Trung Quốc vƣợt qua Nhật Bản trong năm 2010 có thể đƣợc coi là một bƣớc
ngoặt quyết định. Nhƣng ngƣời ta không thể quên mức độ phát triển của Nhật Bản và
vấn đề là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ tính theo đầu ngƣời vẫn cao gấp 10
lần so với của Trung Quốc. Tăng trƣởng kinh tế của họ trong những thập kỷ qua trở
thành một hình mẫu về “nhà nƣớc phát triển” đối với nhiều nƣớc châu Á.
Việc sử dụng sức mạnh mềm của Nhật Bản còn đƣợc nhận thấy rõ nhất nhƣ là
một công cụ của chính sách quốc gia liên quan tới viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Chính sách ODA của Nhật Bản luôn chiếm một vai trò quan trọng trong những nỗ lực
của họ để thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế. Các khoản ODA của Nhật Bản đã tăng
gấp ba từ năm 1980 đến 1990 và nƣớc này trở thành nƣớc viện trợ quan trọng nhất thế
giới. Từ năm 1994 đến 2004, Nhật Bản đã đảm nhận gần 1/5 tổng khối lƣợng ODA thế
giới. Mặc dù phần đóng góp của họ đã giảm kể từ năm 2000 nhƣng nó vẫn có ý nghĩa
với con số 9,699 tỉ USD năm 2008.
Viện trợ kinh tế nhƣ là một sự hỗ trợ vật chất cho nƣớc tiếp nhận không phải là
sức mạnh mềm mà là sức mạnh cứng. Tuy nhiên, những quan điểm quyết định sự phát
16



triển và việc thực hiện ODA là một sự thể hiện sức mạnh mềm của nƣớc cho tặng theo
nghĩa phản ánh những giá trị của xã hội cho tặng.
Chính sách viện trợ phát triển của Tokyo đƣợc dẫn dắt bởi các nguyên tắc, những

nguyên tắc này thể hiện thành quả tri thức và lịch sử của đất nƣớc. Cho tới gần đây,
viện trợ phát triển của Nhật Bản đƣợc dẫn dắt bởi một nguyên tắc, nó đem lại cho nƣớc
tiếp nhận quyền khởi xƣớng các dự án cần tài trợ. Nguyên tắc này bắt nguồn từ kinh
nghiệm của Nhật Bản về phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự
quản lý tự chủ và có trật tự các dự án phát triển. Sự tập trung của Tokyo vào viện trợ
cho các nƣớc châu Á không chỉ phản ánh những lợi ích thƣơng mại của Nhật Bản, mà
còn là kết quả của sự hiểu biết và kinh nghiệm của họ về châu Á, nếu không nói là về
các quan hệ lịch sử của họ với khu vực này. Từ lâu, Nhật Bản đã do dự trong việc gắn
ODA với vấn đề nhân quyền ở các nƣớc nhận viện trợ. Sự do dự trong việc rao giảng
dân chủ và nhân quyền đối với nƣớc ngoài có nguồn gốc chủ yếu từ quá khứ là đất
nƣớc quân phiệt và bành trƣớng của họ. Tuy nhiên, kể từ nửa cuối những năm 1980,
Tokyo tự coi mình là ngƣời biện hộ cho dân chủ hóa và bảo vệ nhân quyền trên thế
giới. Đồng thời, chủ nghĩa hòa bình và tình cảm chống hạt nhân của Nhật Bản có vai
trò quyết định tới chính sách viện trợ của họ. Và chính sách này với tầm cỡ môi trƣờng
gia tăng, phản ánh những bài học nhận đƣợc từ kinh nghiệm riêng của họ trƣớc những
hậu quả của đô thị hóa và công nghiệp hóa thời kỳ hậu chiến tranh.
Vai trò của ODA trong an ninh của Nhật Bản đƣợc nêu rõ ràng trong Hiến
chƣơng thông qua hồi tháng 8/2003: mục tiêu của ODA là “góp phần cho hòa bình và
phát triển của cộng đồng quốc tế và từ đó giúp đảm bảo an ninh và phồn vinh của Nhật
Bản”. Cách tiếp cận xây dựng hòa bình của Nhật Bản cũng có viễn cảnh tƣơng tự:
những nỗ lực nhằm ngăn ngừa khả năng và sự tái diễn của các cuộc xung đột, viện trợ
nhân đạo khẩn cấp, viện trợ tái thiết hậu xung đột, viện trợ phát triển trung hạn và dài
hạn.
Những đóng góp tài chính của Nhật Bản cho các hoạt động của Liên hợp quốc
trong việc duy trì hòa bình và các hoạt động khác thật có ý nghĩa nhƣng thƣờng đƣợc
cộng đồng quốc tế đón nhận khá lạnh nhạt do sự do dự của Nhật Bản trong việc gửi
nhân viên tham gia các hoạt động đó. Việc tôn trọng các khuynh hƣớng thể chế, tuy
hạn chế những hoạt động triển khai đó nhƣng lại nhận đƣợc sự ủng hộ của nhân dân và
17




trấn an đƣợc cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nƣớc châu Á láng giềng, những nƣớc
vốn nghi ngờ sự hiện diện quốc tế của Nhật Bản theo hƣớng quân phiệt hóa.
Tháng 9/2010, Tokyo đã tham gia 12 hoạt động gìn giữ hòa bình (OMP) của Liên
hợp quốc: Angola (1992), Campuchia (1992), Modambich (1993), Xanvado (1994),
Golan (1996), Timo Leste (2007 và 2010), Nepan (2007), Xudan (2008), Haiti (2010).
Nhật Bản cũng tham gia các hoạt động quốc tế tại Ruanda (1994), tại Timo Leste
(1999), tại Afganistan (2001) và Irak (2003). Những đóng góp đó vẫn còn hạn chế cả
về chất lƣợng và số lƣợng, vì Hiến pháp Nhật Bản không cho phép sử dụng sức mạnh
để giải quyết những bất đồng quốc tế, sự đóng góp trực tiếp của Nhật Bản chỉ hạn chế
ở những hoạt động phi quân sự, gửi ngƣời thực hiện những nhiệm vụ không tham chiến
nhƣ ủng hộ hậu cần, những đóng góp bằng hiện vật hoặc sự ủng hộ kỹ thuật.
Hồi tháng 8 năm 2010, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đề xuất tăng 13,6 % ngân sách
viện trợ. Trong tháng 10, ông Aso đã đặt bút ký một khoản cho vay kỷ lục 4,6 tỉ USD
dành cho Ấn Độ. Hồi tháng 5, Nhật cũng cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho châu Phi
đến năm 2012. Các khoản trợ giúp nƣớc ngoài không hoàn toàn bất vụ lợi. Khi Chính
phủ Nhật cam kết hỗ trợ tài chính, chẳng hạn, cho một nƣớc châu Phi xây dựng đƣờng
xá, các công ty Nhật sẽ đƣợc lợi.

2.2.2. Trong ngoại giao văn hóa
Ngoài ra, chiến lƣợc sức mạnh mềm của Nhật bản còn tập trung vào việc quảng
bá nền văn hóa đặc sắc của Nhật nhƣ lễ hội hoa anh đào thu hút hàng triệu ngƣời trên
toàn thế giới mỗi năm, Nhật Bản không ngừng quảng bá âm nhạc của mình ra ngoài
thế giới nhƣ J pop, công nghệ xếp hoa giấy, cắm hoa và đặc biệt là kiến trúc Nhật Bản.
Trong lĩnh vực thể thao, ngoài việc quảng bá thành công môn quốc võ Judo ra
khắp thế giới, Nhật Bản cũng không ngừng phát triển võ sumo, karate…, là những môn
võ truyền thống, đặc trƣng của Nhật Bản.
Ngoài việc bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, việc du nhập,
tiếp biến yếu tố văn hóa ngoại lai đã không phá hỏng, làm lai căng nền văn hóa bản xứ

hay chia cắt văn hóa xứ sở này, trái lại còn giúp Nhật Bản tạo dựng đƣợc những hình
mẫu văn hóa đặc sắc của mình. Với tƣ cách là một quốc gia dân tộc, Nhật Bản đã duy
trì đƣợc nền văn hóa thuần nhất, riêng biệt, đặc sắc của mình từ thời tiền sử đến tận

×