Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hoạt động của hệ thống ngân sách nhà nước việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.92 KB, 10 trang )

SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
MỤC LỤC
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản
phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan
có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng va nhiệm vụ về nhiều
mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng chấn áp và các
nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà
nước cần phải có nguồn lực tài chính– ngân sách Nhà nước, đó là cơ sở vật
chất cho Nhà nước tồn tại và hoạt động. Ngày nay kinh tế thị trường càng
phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, xây dựng nền tài chính tự chủ
vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện
đại hóa ở nước ta, trong đó ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc gia.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của Ngân sách nhà nước, em
chọn đề tài : “Hoạt động của hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam
hiện nay. Thực trạng và giải pháp”.
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm NSNN.
- Là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức
năng,nhiệm vụ của Nhà nước.
-Là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước,là nguồn lực nuôi dưỡng và
là công cụ hữu hiệu của Nhà nước.
2.Vai trò của NSNN.


2.1.Vai trò của một ngân sách tiêu dùng:Nhằm đảm bảo duy trì sự tồn
tại và hoạt động của bộ máy nhà nước.
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
NSSNN đảm bảo tài chính cho bộ máy Nhà nước bằng cách khai thác huy
động các nguồn lực tài chính,chủ yếu là thuế.Các nguồn lực tài chính sau khi
tập trung sẽ được phân phối để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo
tỷ lệ hợp lý nhất định nhằm đảm bảo duy trì sức mạnh Nhà nước.
2.2.Vai trò của ngân sách phát triển: Là công cụ thúc đẩy tăng trưởng
và ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Thông qua chi NSNN,Nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng,tạo điều kiện
cho sản xuất-kinh doanh phát triển,nâng cao đời sống dân cư.Nhà nước cũng
có thể chống lạm phát bằng cách giảm chi NSNN,tăng thuế tiêu dùng,khống
chế cầu,giảm thuế đầu tư để khuyến khích đầu tư
2.3.NSSNN đóng vai trò quan trọng thực hiện công bằng xã hội và giả
quyết các vấn đề xã hội.
Thông qua NSNN,Nhà nước tài trợ cho các loại dịch vụ công cộng
như:giáo dục,y tế ,văn hóa,các chương trình chính sách dân số,xóa đói giảm
nghèo
Trong thực hiện công bằng,Nhà nước cố gắng giảm thu nhập cao và nâng
đỡ các thu nhập thấp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư.
3. Những nội dung thu chi chủ yếu của NSNN.
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
3.1. Các khoản thu NSNN.
-Thu từ khai thác và bán các nguồn tài nguyên.
-Thu từ thuế,phí và lệ phí.
-Thu từ kết quả HDKD của nhà nước.
-Thu từ mở rộng cung tiền.

-Vay nợ ,viện trợ.
-Thu từ đóng góp tự nguyện
3.2.Các khoản chi NSNN.
-Chi thường xuyên
-Chi đầu tư phát triển
-Chi trả nợ.cho vay
-Chi bổ sung quỹ dự trữ
-Chi khác.
4.Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý NSSNN.
4.1.Tính trách nhiệm.
Tính trách nhiệm gồm có 2 bộ phận cấu thành là:
- Trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách.
- Lường trước các tác động có thể xảy ra khi đưa ra quyết định ngân sách.
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
Tính trách nhiệm được xem xét trên 2 khía cạnh: Trách nhiệm đối với cơ
quan quản lý và trách nhiệm với công chúng, xã hội.
4.2. Tính minh bạch.
Tính minh bạch có nghĩa là mọi thông tin về tài chính ngân sách đều
phải được công khai hóa, đảm bảo cho mọi tầng lớp dân cư có thể tham gia
theo giõi và giám sát các hoạt động NS. Tính minh bạch được xem là cơ sở
thiết yếu cho việc cải tiến công tác quản lý tài chính theo hướng nâng cao
hiệu quả và hiệu lực.
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1.Kết quả thực hiện NSNN những tháng đầu năm 2013.
1.1.Tình hình thu NSNN.
- Tổng thu cân đối NSNN tháng 7 ước đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 41,9%
(khoảng 21.550 tỷ đồng) so với mức thực hiện tháng 6 Lũy kế thu 7 tháng

ước đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán tăng 6,3% so với cùng kỳ năm
2012.
- Thu nội địa: Đạt 281.720 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán, tăng 8,2% so với
cùng kỳ năm 2012, tiếp tục là tỷ lệ thấp so với cùng kỳ một số năm gần đây.
- Thu từ dầu thô: đạt 64.330 tỷ đồng, bằng 65% dự toán, trên cơ sở giá dầu
bình quân 7 tháng đạt khoảng 112 USD/thùng, tăng 22 USD/thùng so với giá
xây dựng dự toán; sản lượng thanh toán ước đạt 8,67 triệu tấn, bằng 61,3%
kế hoạch.
- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: tổng số thu về xuất nhập khẩu
đạt 119.695 tỷ đồng, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ
40.080 tỷ đồng, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 79.615 tỷ đồng,
bằng 47,8% dự toán, tăng 12,1% cùng kỳ năm 2012.
1.2. Tình hình chi NSNN.
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
Chi NSNN tháng 7 ước đạt 78.950 tỷ đồng đảm bảo thực hiện các nhiệm
vụ theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện.Tính chung 7 tháng, chi
NSNN ước đạt 527.860 tỷ đồng, bằng 54% dự toán, tăng 7,3% so với cùng
kỳ năm 2012; trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: ước đạt 92.155 tỷ đồng, bằng 52,7% dự toán, tăng
1,6% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, NSNN đã thực hiện cấp bù lãi suất
tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã
hội đạt 62,4% dự toán; chi cho vay chính sách đối với học sinh sinh viên đạt
58,4% dự toán; chi bổ sung dự trữ quốc gia đạt 54,5% dự toán
- Chi trả nợ và viện trợ: ước đạt 60.080 tỷ đồng, bằng 57,2% dự toán, tăng
3% so với cùng kỳ năm 2012, đảm bảo thanh toán đầy đủ và kịp thời các
khoản nợ đến hạn.
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
hành chính (bao gồm chi thực hiện cải cách tiền lương): ước đạt 375.625 tỷ
đồng, bằng 55,7% dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2012.

1.3. Bội chi NSNN.
Bội chi NSNN tháng 7 ước 5.950 tỷ đồng; lũy kế 7 tháng đầu năm 98.695
tỷ đồng, bằng 60,9% mức bội chi Quốc hội quyết định đầu năm.
SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
Như vậy, thu NSNN tháng 7 tăng cao so với tháng 6, nhưng chủ yếu là do
một số yếu tố đột biến xuất hiện trong tháng, nếu loại trừ các yếu tố này thì
số thu đạt xấp xỉ tháng trước.Tính đến hết tháng 7/2013, đã tổ chức huy
động được 127,33 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ.
2.Giải pháp điều hành trong thời gian tới.
Thứ nhất, tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn,
tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý thu NSNN, tập trung chống thất
thu, xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà
nước năm 2013.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết
kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Trong đó: Thực hiện cắt giảm dự toán chi, thu
hồi để bổ sung nguồn dự phòng NSTW và NSĐP .

SV: Trịnh Văn Định
MSSV: 10003843
PHẦN III: KẾT LUẬN
Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hầu hết
các nước đều xác lập cho mình những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng khai thác các nguồn lực
trong nước và nước ngoài và phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh
tế và xã hội. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình theo đuổi
mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển, trong xu thế toàn cầu
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Để trở thành một nước có nền kinh tế phát
triển thì điều tất yếu mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải có là nguồn lực. Một

trong những nguồn lực đó là Ngân sách nhà nước , nó giữ vai trò rất quan
trọng, chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của nhà nước. Có ngân sách thì
nhà nước mới hoạt động được, mới thực hiện được các mục tiêu đề ra. Vì
vậy, việc quản lý các hoạt động của Ngân sách nhà nước của mỗi quốc gia,
cụthể là các khoản thu - chi ngân sách sao cho phù hợp, sao cho hợp lý và
đạt hiệu quả là một điều rất quan trọng mà không phải quốc gia nào cũng
làm được. Nó là sự thách thức mà nước Việt nam ta phải vượt qua được để
hoàn thành quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước không chỉ ở
hiện tại mà còn cả trong tương lai.

×