Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG THỦ tục HÀNH CHÍNH nước TA HIỆN NAY tải hộ 0984985060

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.44 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính
là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dụng một nền
hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp lấy dân làm gốc.
Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu
chính, nghiên cứu các quy luật quản lý hiệu quả những công việc xã hội của các tổ
chứchành chính nhà nước. Trong đó thì cái cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm
để phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu đề tài cải cách hành chính giúp em hiểu
thêm về hành chính và thực trạng của việc cải cách hành chính nước ta hiện nay.
Cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một
cách cơ bản cá khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước; Lập kế hoạch,
định thể chế, tổ chức , công tác cán bộ, tài chính chỉ huy phối hợp; Kiểm tra; thông
tin và đánh giá.
Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành chính
Nhà nước, chức năng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ công vụ
phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên tắc
chính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt nhất
đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Theo nghĩa hẹp cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao năng
lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương thức hành chính
mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ
thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Thủ tục hành chính do pháp luật quy định, toàn bộ các quy phạm về thủ tục hành
chính tạo thành chế định quan trọng của luật hành chính. Chỉ các hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được quy phạm thủ tục hành chính điều chính mới là thủ tục
hành chính còn tất cả các hoạt động tổ chức tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước không được các quy phạm thủ tục hành chính


điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính.
Đặc điểm của thủ tục hành chính:
+ Được áp dụng trong quản lý hành chính nhà nước.
+ Các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ là cách thức trình tự thực hiện quy
phạm vật chất hành chính mà còn là hình thức đảm bảo quy phạm vật chất của hầu
hết các ngành luật.
+ Khác với các hình thức thủ tục tư pháp luôn là các thủ tục được ban hành để giải
quyết các vụ liên quan đến tranh chấp pháp luật như tranh chấp dân sự, kinh tế…
hoặc để áp dụng các chế tài pháp luật như chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế
tài dân sự; còn thủ tục hành chính không phải lúc nào cũng nhằm vào mục đích nói
trên.
+ Thủ tục hành chính được tiến hành bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau:
các cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp; trong quan hệ nội bộ giữa các cơ quan
và đối tượng ngoài cơ quan với tư cách quản lý nhà nước.
+ Được quy định bởi nhiều cơ quan khác nhau. Có một số thủ tục hành chính được
quy định bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhật nhưng bên cạnh đó phần lớn là
do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau ban hành.
+ Các văn bản về thủ tục hành chính tản mạn, không tập trung.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NƯỚC TA HIỆN
NAY
Mặc dù đã có nhiều giải pháp được triển khai, song cải cách thủ tục hành chính
(TTHC) hiện nay vẫn nặng về định tính, chủ quan và chưa đáp ứng được kỳ vọng
của đông đảo người dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành gần 60 nghị định quan trọng
để kịp thời điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội cần thiết, đáp ứng yêu cầu của
công tác quản lý nhà nước.
Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đơn giản hóa TTHC, cụ
thể là: đơn giản hóa 115 TTHC, nâng tổng số lên 3.396 TTHC trên tổng số 4.751
TTHC được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết; đánh giá tác động 1.053
TTHC được quy định tại 237 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 2.181

quyết định công bố TTHC và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song cải cách hành chính nói chung
còn chậm, TTHC vẫn còn rườm rà, mang nặng tính hình thức, chưa chủ động; chưa
tạo được sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, người dân và xã hội.
Nhiều bộ, ban, ngành và địa phương chưa ban hành kế hoạch cải cách TTHC năm
2013; việc xây dựng văn bản pháp luật còn chậm, không đồng bộ. Công tác ban
hành các TTHC không đúng quy trình dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau
trong quản lý điều hành giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp; làm cho nhiều
văn bản quản lý cấp dưới trái với luật pháp và văn bản quản lý của cơ quan quản lý
nhà nước cấp trên. Hiện tượng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải
quyết công việc, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí
sách nhiễu, đòi hối lộ vẫn còn diễn ra.
Thời gian gần đây, có khá nhiều văn bản pháp lý vừa “ra đời” đã bị bãi bỏ ngay sau
đó, bởi thiếu tính thực tế và nhiều khi còn trái với quy định của pháp luật, như: ưu
tiên cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, quy định cấm thí sinh
phát tán bằng chứng tiêu cực trong ngành giáo dục dưới mọi hình thức… của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; hay việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh thư nhân dân của
Bộ Công an; quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phải xin
phép…
Một thực tế diễn ra ở Việt Nam, đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng
nấc khác nhau, hơn nữa thủ tục cũng còn rườm rà. Để giải quyết một công việc nào
đó, người dân phải tốn nhiều thời gian, sức lực và tiền của mới giải quyết được.
Một ví dụ điển hình cho công tác hành chính ở nước ta còn phức tạp, chưa đơn
giản hóa, đó là: khi nộp hồ sơ, thì giấy tờ bản sao, như: hộ khẩu, chứng minh thư
nhân dân đều phải được yêu cầu chứng thực, mặc dù trong hồ sơ đã có bản chính.
Điều này dẫn đến việc lãng phí thời gian, tiền của.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố
ngày 14/5/2013 về kết quả chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh, năm
2012 cho thấy, 32% ý kiến cho rằng, phải lót tay khi làm TTHC xin cấp giấy tờ về

nhà đất (năm 2011 là 21%); 44% ý kiến cho rằng, phải lót tay để làm thủ tục xin
vào làm việc tại cơ quan nhà nước (năm 2011 là 29%)
Những con số trên thực sự rất đáng lo ngại, bởi như vậy, mục tiêu của cải cách
TTHC là xoá bỏ cơ chế “xin - cho”, đơn giản hoá và loại bỏ TTHC gây khó khăn,
phiền hà cho nhân dân đã không hoàn thành.
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN
Một là, nhận thức, tư duy về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, cung cấp dịch
vụ công của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền
chậm được đổi mới, thực thi công vụ chủ yếu vẫn theo lối “xin - cho”; chưa thấy
hết được ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của cải cách TTHC để giải
phóng mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển.
Hai là, hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng, ban hành được Luật về TTHC nhằm
quy định chặt chẽ việc xây dựng, ban hành và thực hiện TTHC. Hơn nữa, công tác
đánh giá cải cách TTHC ở nước ta chưa có những tiêu chí định lượng cụ thể. Do
đó, rất khó xác định được kết quả trong từng lĩnh vực cụ thể về cải cách TTHC của
các bộ, ngành, cũng như địa phương, nên dẫn đến khó khăn trong đánh giá, xếp
loại về kết quả cải cách hành chính.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát TTHC vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện vì hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác
kiểm soát TTHC hiện vẫn chưa đồng bộ, rõ ràng; hệ thống văn bản quy định về
TTHC không tập trung, gây khó khăn cho các địa phương, đơn vị trong quá trình
thực hiện. Công tác kiểm tra, tự kiểm tra của các đơn vị đối với việc tuân thủ
TTHC chưa được duy trì thường xuyên; cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC của các
đơn vị đều hoạt động kiêm nhiệm, nên khi cán bộ luân chuyển công tác thì đội ngũ
cán bộ đầu mối thay đổi, làm ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thực hiện rà
soát các TTHC.
Ba là, nhiều TTHC hiện nay còn thực hiện cắt khúc, thiếu tính liên thông và phối
hợp trong thực hiện TTHC. Khi có nhu cầu, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp còn
phải đến nhiều đầu mối, nhiều cấp chính quyền để thực hiện TTHC. Việc thiếu
chặt chẽ trong xây dựng và thực hiện TTHC là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình

trạng tự do, tuỳ tiện của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các
yêu cầu của công dân. Đây chính là “mảnh đất tốt” cho tệ quan liêu, cửa quyền
phát triển.
Bốn là, thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức giải quyết
công việc chậm trễ, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực. Đây là rào cản cho quá trình
đơn giản hóa TTHC, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, khiến tiến trình
cải cách TTHC không đạt được những hiệu quả như mong muốn. Điều đáng quan
tâm hiện nay là vẫn chưa có chế tài thực sự hữu hiệu đối với cán bộ có hành vi tiêu
cực. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp cũng chưa chủ động đấu tranh với các
hành vi tiêu cực mà vô tình tiếp tay cho hành vi tiêu cực của các cán bộ có thẩm
quyền vì mong muốn TTHC được giải quyết đơn giản, nhanh gọn.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP
Để khắc phục được phần nào những tồn tại trên, cần thực hiện đồng bộ một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Nghị định 63/2010/NĐ-CP, ngày
8/6/2010 về kiểm soát TTHC nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các quy
định TTHC, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chất lượng trên tinh thần cải cách.
Hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở tích hợp và đồng
thời, luật hóa bộ công cụ đánh giá tác động pháp luật (RIA) và công cụ đánh giá
TTHC. Đổi mới việc thực hiện cơ chế phản biện xã hội, tránh bệnh hình thức như
hiện nay bằng cách quy định việc lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, đối
tượng tác động khi ban hành TTHC là bắt buộc và cần thể hiện nội dung này trong
hồ sơ thẩm định.
Thứ hai, Bộ Nội vụ phối, kết hợp với các sở nội vụ, các cơ quan liên quan khẩn
trương công bố Chỉ số Cải cách TTHC. Để thực hiện mục tiêu chỉ số cải cách
TTHC thực chất, khách quan, các cơ quan phải thực hiện nghiêm túc việc theo dõi
đánh giá, chấm điểm về kết quả cải cách TTHC của mình.
Thứ ba, cần nhân rộng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; Thực hiện
giao dịch điện tử rộng rãi và phổ biến; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn VN ISO 9001:2008 đối với các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Thứ tư, cần phải có cơ quan độc lập để xác định một cách khách quan những
TTHC cần đơn giản hoá. Kinh nghiệm của Đức cho thấy, việc giao cho các cơ
quan chuyên môn (chủ yếu là các bộ chức năng) xác định thường đem lại kết quả
khoảng 20-40%. Trong khi đó, việc giao cho một cơ quan độc lập xác định đem lại
kết quả đến 60-80% .
Thứ năm, cần xây dựng một bộ máy hành chính hoạt động theo nhu cầu, với các
đặc điểm cơ bản sau: Đáp ứng nhanh với các yêu cầu hiện tại và tương lai của công
dân và tổ chức; Chỉ tập trung vào các hoạt động, mà các cơ quan hành chính nhà
nước nên làm và làm tốt; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào quản lý hành
chính nhằm thúc đẩy sự hợp tác và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của xã hội.
Thứ sáu, sử dụng các mối quan hệ hợp tác hơn là cơ cấu thứ bậc trong hoạt động
hành chính. Chính phủ cần tạo dựng các mối quan hệ hợp tác có hiệu quả giữa các
tổ chức hành chính nhà nước, giữa Trung ương với địa phương, giữa các cấp hành
chính địa phương với nhau, giữa các tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức
xã hội, giữa các tổ chức trong khu vực công và các tổ chức trong khu vực tư.
Thứ bảy, cần ban hành chế tài để ngăn chặn những hành vi tiêu cực của cán bộ
hành chính có hành vi tiêu cực, như: giải quyết công việc chậm trễ, sách nhiễu, tiêu
cực… Bản thân người dân cũng cần phải chủ động đấu tranh với các hành vi tiêu
cực nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần cải cách TTHC
được thông suốt.
Thứ tám, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức trong công tác cải
cách TTHC, thông qua việc tập huấn và đào tạo kiến thức về pháp lý và chuyên
ngành liên quan. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng trong tuyển dụng công chức
làm công tác này. Cần quán triệt toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, tinh thần của
cải cách TTHC là việc nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ, cũng như văn hóa
ứng xử đối với nhân dân ngày một tốt hơn. Có như vậy mới duy trì được nếp sống
văn hóa ở công sở nói chung và đáp ứng được sự mong mỏi của người dân khi đến
các cơ quan công quyền nói riêng.
Thứ chín, về phía người dân, khi đến với chính quyền địa phương, người dân cũng
phải có “tâm thế như một khách hàng” để được phục vụ và công chức là những

người phục vụ họ. Việc triển khai cung cấp các TTHC theo mô hình “một cửa điện
tử” với các dịch vụ công được cung cấp qua mạng hiện nay là một giải pháp khá
toàn diện giúp người dân trở thành khách hàng khi giao dịch với chính quyền.
Có thể nói, kết quả thực thi phương án đơn giản hóa TTHC đạt được thời gian qua
tại các bộ, ngành, địa phương là một sự cố gắng rất lớn cần được ghi nhận. Tuy
nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương thực hiện còn chậm công tác này so
với thời hạn được Thủ tướng giao. Văn phòng Chính phủ (VPCP) sẽ tiếp tục đôn
đốc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành giai đoạn thực thi, đẩy
nhanh tiến độ hiện thực hóa các phương án cải cách mang lại lợi ích cho người dân
và DN.
Về công tác kiểm soát TTHC, trong một thời gian ngắn công tác kiểm soát TTHC
đã có những chuyển động rất tích cực trong toàn bộ bộ máy hành chính từ trung
ương tới địa phương. Đến nay, đã có tất cả các bộ, ngành và 62/63 địa phương
triển khai việc thành lập phòng kiểm soát TTHC đặt tại văn phòng bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh. Cùng với việc kiện toàn về tổ chức và nhân sự cho phòng kiểm
soát TTHC, hệ thống cán bộ đầu mối kiêm nhiệm làm công tác kiểm soát TTHC tại
các vụ, cục, sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã cũng được quan tâm, kiện
toàn.
Toàn thể cán bộ công chức làm công tác kiểm soát TTHC tại các bộ, ngành, địa
phương đã tham dự đầy đủ chương trình tập huấn nghiệp vụ do VPCP tổ chức.
Thông qua tập huấn, nhận thức của lãnh đạo và công chức các bộ, ngành về công
tác này được nâng cao, công tác đánh giá tác động các quy định về TTHC và lấy ý
kiến về TTHC được coi trọng, hoạt động kiểm soát TTHC bước đầu đã đi vào nề
nếp. Các đơn vị kiểm soát TTHC đã tham mưu cho lãnh đạo bộ, ngành, địa phương
thực hiện việc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền quy trình xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan mình, theo đó phải thực hiện đánh giá tác
động và lấy ý kiến đơn vị kiểm soát TTHC đối với dự thảo quy định về TTHC; ban
hành quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân,
tổ chức về quy định hành chính; xây dựng kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2011 và
kế hoạch truyền thông phục vụ kiểm soát TTHC của bộ, ngành, địa phương. Đây là

nền tảng tốt để đưa hoạt động kiểm soát TTHC đi vào nề nếp, duy trì và phát huy
kết quả cải cách TTHC trong thời gian tới.
Thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, không minh bạch được coi là rào cản lớn
nhất trong thu hút đầu tư, làm giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ta.
Do đó, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư đang là vấn đề được Chính phủ và
các bộ, ngành quan tâm tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư cũng như tháo gỡ
vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài “kêu ca” về thủ tục đầu tư của nước ta quá rườm
rà, tốn kém và mất thời gian. Để xin được một giấy phép đầu tư doanh nghiệp phải
mất 6-18 tháng. Nếu muốn nhanh phải thông qua các công ty môi giới, chi phí mất
từ 10.000-20.000USD tùy theo loại hình doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp
chỉ đầu tư nhỏ với vài trăm ngàn USD thì chi phí bỏ ra làm thủ tục rất lớn. Do đó,
doanh nghiệp rất mong thủ tục được làm nhanh hơn để giảm chi phí đầu tư. Không
nên để tồn tại thực trạng muốn xin được đầu tư phải chấp nhận chịu chi phí vô hình
quá lớn và phải chạy lòng vòng khắp nơi mới xin được.
Một số hồ sơ về đầu tư nước ngoài bị kéo dài bởi doanh nghiệp nước ngoài muốn
đầu tư vào nước ta phải có ý kiến chấp thuận từ các bộ, ngành Trung ương mà việc
trả lời của các bộ, ngành hiện còn chậm, thậm chí một số nội dung trả lời không rõ
ràng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Trong các thủ tục đầu tư hiện nay, bị đánh giá phiền hà nhất là thủ tục đầu tư có
liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất. Với dự án đơn giản nhất, đầu tư vào vị
trí thuận lợi nhất, giả định mọi yếu tố đều thuận lợi thì thời gian làm thủ tục cũng
hơn 5 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như không dự án nào hội đủ các yếu tố
thuận lợi trên nên thời gian thực hiện thường kéo dài hơn. Đồng thời, do ở nước ta
hiện chưa có một quy trình cụ thể, thống nhất các thủ tục hành chính mà nhà đầu tư
phải thực hiện khi muốn triển khai một dự án đầu tư có sử dụng đất. Mỗi địa
phương hiện vận dụng một quy trình giải quyết riêng, chưa kể ở từng ngành, từng
lĩnh vực lại có quy định khác nhau, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc tìm
hiểu và thực hiện. Các cơ quan chức năng nhiều lúc cũng gặp khó khăn, lúng túng
trong thực thi, chưa kể việc thiếu minh bạch dễ làm phát sinh các tiêu cực, nhũng

nhiễu.
Nghiên cứu của Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính cho thấy, quy trình thủ tục
hành chính thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất ngoài khu công nghiệp, khu chế
xuất (KCN, KCX) rất nhiều, phức tạp, không rõ thực hiện thủ tục nào trước, thủ
tục nào sau và được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều
ngành, lĩnh vực khác nhau; nhanh nhất cũng phải mất 580-865 ngày mới làm xong
vì có đến 34 thủ tục chính chưa kể hàng loạt các thủ tục “con”.
Trong lĩnh vực bất động sản, các vướng mắc thủ tục hành chính là chuyện thường
ngày và cũng là nỗi ám ảnh của doanh nghiệp vì mỗi thủ tục phải qua rất nhiều cơ
quan để xác nhận, xin ý kiến, thỏa thuận… nhiêu khê vô cùng.
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có biểu hiện “nản lòng” khi đầu tư vào
nước ta bởi thủ tục hành chính quá rườm rà, tốn kém. Trong bối cảnh kinh tế toàn
cầu còn nhiều biến động, kinh tế trong nước chịu tác động nhanh và mạnh của kinh
tế thế giới thì việc kéo dài thời gian đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro mà nhà đầu tư
không tính toán được; làm mất đi các cơ hội đầu tư của họ, tăng chi phí đầu tư,
giảm hiệu quả kinh tế dự án.
Cải thiện môi trường đầu tư
Nhận thức được những rào cản của thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư nên cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là giải pháp quan trọng đã được đưa vào Nghị
quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho
doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn
bản pháp luật và cơ chế, chính sách, các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh, các
chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để khuyến khích, hỗ trợ các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
Chúng ta đã và đang nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư, trong đó trọng tâm là
cải cách thủ tục hành chính, nhận diện những khó khăn của doanh nghiệp trong quá
trình đầu tư để từ đó xây dựng một khung pháp lý thân thiện, an toàn cho các nhà
đầu tư, không chỉ là các nhà đầu tư nước ngoài mà cả những nhà đầu tư trong
nước, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chịu nhiều ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế thời gian qua.

Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính đang xây dựng đề án cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư để làm sao vừa đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà nước vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy
hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chống tham nhũng, lãng
phí.
Một số giải pháp cải cách được Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính đưa ra như:
Thống nhất quy trình thủ tục đầu tư liên quan đến sử dụng đất; đề nghị bãi bỏ thủ
tục về đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư vì các thủ tục
này trùng lặp về nội dung xét duyệt trong các thủ tục giới thiệu địa điểm, đăng ký
kinh doanh, thu hồi đất, giao đất, đánh giá tác động môi trường; bãi bỏ thủ tục
cung cấp thông tin quy hoạch sau khi có chấp nhận chủ trương đầu tư; bãi bỏ thủ
tục cấp giấy phép quy hoạch; giảm 335-450 ngày trong thủ tục thực hiện dự án đầu
tư có sử dụng đất ngoài KCN, KCX…
Thời gian qua, mặc dù các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư, nhưng so với yêu cầu thì thủ tục hành chính vẫn còn những rào
cản đối với con đường đưa vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó, việc cải
cách thủ tục hành chính trong đầu tư vẫn đang được các cơ quan hành chính Nhà
nước tiếp tục thực hiện, hướng đến đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản,
công khai, minh bạch của thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận
và thực hiện thủ tục hành chính, giảm tối đa chi phí cho nhà đầu tư
KẾT LUẬN
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước xác định Cải cách hành chính là trọng
tâm để phát triển kinh tế xã hội. Nó đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhưng bên cạnh đó thì nền hành chính nhà
nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa
phù hợp. Tình trạng quan lieu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng. Thủ tục
hành chính còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và nhân dân. Chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa nghiêm. Nhất là cán bộ công chức giỏi xin
ra khỏi khu vực nhà nước là thực trạng đáng báo động. Hiệu lực nhà nước còn
nhiều yếu kém.

Cải cách hành chính là quá trình khó khăn, lâu dài và phải có lộ trình, không thể
nóng vội. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập khi nước ta đã trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và nhất là được bầu làm Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì chúng ta không thể trì trệ
hơn được nữa.

×