Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Công nghiệp hoá-hiện đại hoá.Thực trạng và giải pháp ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.8 KB, 28 trang )

Tiểu luận Triết
LỜIGIỚITHIỆU
Nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ
sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan
hệ sản xuất mới chưa hoàn thiện. Vì vậy, công nghiệp hoá - hiện đại hoá
(CNH-HĐH) là một xu hướng khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại và
hoàn cảnh đất nước góp phần tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa
Xã Hội, hoàn thiện quan hệ sản xuất.
Do CNH-HĐH cóý nghĩa vô cùng to lớn với nước ta nên đã có rất
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà kinh tế... và cả sinh viên nghiên cứu
vềđề tài này nhằm đưa ra giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH.
Trong số các công trình đó có không ít những công trình có tác dụng lớn đối
với quá trình CNH-HĐH ở nước ta.
Đối với tôi, được sinh ra và lớn lên đúng vào thời điểm đất nước bắt
đầu đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, tôi mong đóng góp phần nào đó công
sức của mình vào sự nghiệp chung của đất nước. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài
“Công nghiệp hoá-hiện đại hoá.Thực trạng và giải pháp ở nước ta hiện
nay.”
Trong đề tài có sử dụng và tham khảo nhiều tài liệu và quan điểm của
các nhà nghiên cứu khác.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Ngọc Thông đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này.
Hà Nội. ngày15 tháng 05 năm 2007
Sinh viên: Trần Thị Chúc
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
GIỚITHIỆUĐỀTÀI
I.QUANNIỆMVỀ CNH-HĐH TRÊNTHẾGIỚIVÀỞ VIỆT NAM
Trên thế giới, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu (ở
các nước Anh, Pháp, Đức...), ở Mỹ vàở Nhật .Khi đó, CNH được hiểu là quá
trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc .Nhưng do


tất cả mọi khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm CNH nói riêng đều mang
tính lịch sử nghĩa là luôn có sự thay đổi và phát triển cùng lịch sử của nền sản
xuất xã hội, của khoa học công nghệ .Vì vậy, hiện nay quan niệm về công
nghiệp hoáđã có sự thay đổi so với trước rất nhiều.
Ở Việt Nam do có sự kế thưà, chọn lọc những tri thức văn minh của
nhân loại và rút ra những bài học kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công
nghiệp hoá và thực tiễn cuộc cách mạng công nghiệp hoá Việt Nam trong thời
kỳđổi mới. Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ VII khoá VI vàđại hội
đại biểu toàn quốc thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Công nghiệp
hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất và kinh
doanh ,dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng
xuất lao động cao ”
Khái niệm công nghiệp hoá như vậy Đảng ta đã xác định rộng hơn
những quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả
về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên
tiến hiện đại cùng với kĩ thuật và công nghệ cao. Như vậy tư tưởng CNH
không bó hẹp trong phạm vi các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ
thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan
niệm trước đây.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới vàđiều kiện cụ thể của đất
nước, CNH ở Việt Nam hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: CNH phải gắn liền với HĐH. Sở dĩ như vậy là vì trên thế
giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Một số
nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức,
nên phải tranh thủứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, tiếp cận
với kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực
có khả năng nhảy vọt.
Thứ hai: CNH phải nằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

CNH là tất yếu của các nước nhưng với mỗi nước mục tiêu và tính chất của
CNH lại khác. Ở nước ta, CNH nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa
Xã Hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thứ ba: CNH trong điều kiện kinh tế thị trường có sựđiều tiết của nhà
nước. Điều này làm cho CNH trong giai đoạn hiện nay khác với CNH trong
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
giai đoạn đổi mới. Trong cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hoá tập trung-hành
chính, bao cấp, CNH được thực hiện theo kế hoạch, mệnh lệnh của nhà nước.
Trong cơ chế kinh tế hiện nay nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình CNH. Nhưng CNH không xuất phát từ chủ quan nhà nước,
nóđòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là quy luật thị
trường.
Thứ tư: CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá
nền kinh tế. Vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế
là tất yếu đối với nước ta hiện nay.
CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thểđi nhanh nếu chúng
ta biết tận dụng, tranh thủđược thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế.
Công nghiệp hoá trong điều kiện”chiến lựơc” kinh tế mở cũng gây ra không ít
những trở ngại do những tác dụng tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do trật tự
của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi
cho các nước nghèo, lạc hậu.Vì thế, CNH-HĐH phải đảm bảo xây dựng nền
kinh tế nước ta là một nền kinh tếđộc lập.
II.ÝNGHĨACỦAĐỀTÀI.
1.ÝNGHĨATRỰCTIẾPCỦAĐỀTÀI
Đối với quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam, đề tài có rất nhiều ý nghĩa và
tác dụng to lớn .Trong đó, một sốý nghĩa nổi bật của đề tài là:
Thứ nhất: đề tài đã phân tích đánh giá chính xác thực trạng xây dựng
CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay. Đó là những đánh giá, phân tích về tiền đề
thực hiện CNH-HĐH ở nước ta, kết quả thành tựu cũng như những mặt hạn

chế yếu kém trong quá trình xây dựng CNH-HĐH đất nước .Thêm nữa đề tài
đã làm rõđược nguyên nhân dẫn tới thực trạng của CNH-HĐH ở nước ta hiện
nay .Mục đích của việc này là nhằm hiểu rõ hơn về CNH-HĐH ở Việt Nam
để từđó có thểđưa ra được các giải pháp làm thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở
nước ta nhanh hơn.
Thứ hai:Với việc đề tài sử dụng quan điểm toàn diện để tìm ra các quan
hệ giữa CNH-HĐH với một số yếu tố như (lực lưọng sản xuất, khoa học công
nghệ, vốn lao động...). Từđây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về CNH-HĐH để
có thểđưa ra được các giải pháp có hiệu quả nhất cho CNH-HĐH nước ta.
Thứ ba:Đề tài đãđưa ra được một số giải pháp vĩ mô thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoáở nước ta bằng cách sử dụng quan điểm phát triển để vạch ra
con đường phát triển.Tất cả các giải pháp trên đều được đặt trong điều kiện cụ
thể của đất nước ta và thế giới .Do khi đưa ra các giải pháp đề tài đã quán
triệt sử dụng quan điểm lịch sử.
Trên đây chỉ là ba ý nghĩa và tác dụng nổi bật của đề tài. Ngoài ra, đề
tài còn một sốý nghĩa khác như: đã vận dụng được triết học Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào trong thực tiễn quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam.
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
2. ÝNGHĨACỦAĐỀTÀITHÔNGQUAÝNGHĨAVIỆCXÂYDỰNG CNH-
HĐH Ở VIỆT NAM
Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta
đã hiểu được tác dụng của CNH-HĐH đối với nước ta rất to lớn. Trong đó
nổi bật là:
CNH trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng kinh tế Xã Hội
Chủ Nghĩa. Đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội
nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp gắn với
việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện bản
chất ưu việt của chếđộ mới Xã Hội Chủ Nghĩa.
Nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội với xuất phát điểm thấp, nền nông

nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất thấp, 80% dân cư sống ở nông thôn có
mức thu nhập thấp, sức mua hạn chế. Vì vậy, quá trình CNH là quá trình tạo
điều kiện vật chất kĩ thuật cần thiết về con người và về khoa học công nghệ
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Quá trình CNH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng
sản xuất nhờđó nâng cao vai trò của người lao động-nhân tố trung tâm trong
nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhờ thành tựu công nghiệp hoá
mang lại là cơ sởđể củng cố khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công
nhân, nông dân vàđội ngũ trí thưc trong sự nghiệp cách mạng Xã Hội Chủ
Nghĩa. Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực sức mạnh và hiệu quả của
bộ máy quản lí kinh tế của nhà nước.
Sự nghiệp CNH tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tếđộc lập,
tự chủ vững mạnh trên cơ sởđó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác
quốc tế.
Sự nghiệp CNH đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát
triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên
canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống
nhất cao hơn.
CNH không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát
triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá
nền quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá kinh tế
xã hội.
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
NỘIDUNG

I.CƠSỞCỦAĐỀTÀI
1.CƠSỞLÍLUẬNTRIẾTHỌC MAC-LÊNIN
- Nguyên lí mối quan hệ phổ biến
Tất cả các sự vật hiên tượng và quá trình khác nhau của thế giới có mối
liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Mối liên hệđó là mối liên hệ phổ biến.
Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt
của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới.
Các tính chất của mối liên hệ:
Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan vì chỉ có duy nhất một thế giới
vật chất nên các mối liên hệ cũng là vật chất. Vì vậy, nó cũng phải tồn tại
khách quan. Còn các mối liên hệ tinh thần chỉ là sự phản ánh của các mối liên
hệ vật chất vào trong con người. Vì vậy, mối liên hệ phổ biến là tồn tại khách
quan.
Mối liên hệ còn mang tính phổ biến do:
Thứ nhất: do bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện
tượng khác và không có bất cứ một sự vật, hiện tượng nào không nằm trong
mối liên hệ nào cả. Mọi sự vật, hiện tượng thể hiện sự tồn tại của mình thông
qua các mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
Thứ hai: mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều dạng riêng biệt, cụ thể tuỳ
theo điều kiện nhất định. Song, dù biểu hiện dưới hình thức nào chúng chỉ
biểu hiện mối liên hệ phổ biến chung nhất.
Ngoài hai tính chất trên mối liên hệ này còn có tính đa dạng, nhiều vẻ
của nó. Mối liên hệ có thể phân ra các mối liên hệ khác nhau: có mối liên hệ
bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ
yếu, mối liên hệ về bản chất, mối liên hệ về nội dung và hình thức... Tính đa
dạng của các mối liên hệ là do tính đa dạng của sự tồn tại, phát triển và vận
động của sự vật và hiện tượng quy định. Mỗi sự vật, hiện tượng là một cấu
trúc mở bao gồm các các mối liên hệ bên trong nó và các mối liên hệ bên
ngoài nó. Trong các mối liên hệ trên thì mối liên hệ bên trong, mối liên hệ chủ

yếu, mối liên hệ về bản chất, mối liên hệ tất nhiên... là các mối liên hệ giữ vai
trò quyết định. Song, tuỳ vào điều kiện cụ thể, hoàn cảnh cụ thể các mối liên
hệ tương ứng với chúng có thể giữ vai trò quyết định.
- Nguyên lí về sự phát triển:
Khác với các quan niệm trước đây, triết học theo quan điểm duy vật
biện chứng đãđưa ra quan điểm đúng nhất về sự phát triển: “phát triển là một
phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp tới cao,
từđơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn”.
Sự phát triển có những đặc trưng sau:
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
Thứ nhất: phát triển không chỉ là sự biến đổi về lượng mà trên cơ sở
những biến đổi về lượng để thực hiện những biến đổi về chất ở trình độ cao
hơn.
Thứ hai: phát triển còn là những biến đổi làm thay đổi cấu trúc, cơ chế
hoạt động, phương thức tồn tại, chức năng vốn có của sự vật, hiện tượng theo
chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Như vậy, sự phát triển là trong đó có sự vật mới ra đời thay thế cho sự
vật cũ, là quá trình không ngừng trong tự nhiên và trong xã hội, trong bản
thân con người, trong tư duy... Nếu xét từng trường hợp cụ thể thì có cả vận
động đi lên và vận động đi xuống, vận động tuần hoàn. Nhưng xét cả quá
trình vận động với thời gian dài và không gian rộng thì vận động đi lên là xu
hướng chung của mọi sự vật.
Các tính chất của sự phát triển:
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Do nguồn gốc của sự
phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục
những mâu thuẫn phát sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờđó mà
sự vật phát triển. Vì vậy, sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con ngươi dù con người có muốn hay không.
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính phổ biến. Vì sự phát triển xảy ra

trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tự nhiên, trong tư duy ở bất
cứ sự vật, hiện tượng khách quan nào của thế giới khách quan.
Sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Với mỗi quá trình phát
triển trong các lĩnh vực khác nhau, với mỗi điều kiện hoàn cảnh khác nhau lại
diễn ra theo những mô thức khác nhau. Điều này nói lên tính đa dạng, phong
phú của phương thức phát triển. Phương thức của mọi sự phát triển là từ sự
biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại. Nguồn gốc của
phát triển là thống nhất vàđấu tranh giữa các mặt đối lập. Hình thức biểu hiện
là phủđịnh của phủđịnh.
- Các quan điểm vận dụng từ hai nguyên lí trên cho quá trình CNH-
HĐH ở Việt Nam
+Quan điểm toàn diện
Do bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối
liên hệ với sự vật, hiện tượng khác, các mối liên hệ này thìđa dạng, phong
phú. Chính vì vậy, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải sử dụng
quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện, chỉ xét sự vật, hiện tượng ở
một mối liên hệđã vội vàng kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng.
Theo quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải nhận thức về sự vật,
hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các mặt của chính
sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật khác với nó; kể cả những
mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Chỉ trên cơ sởđó mới hiểu rõđược sự vật. Vì
vậy, đểđưa ra giải pháp cho quá trình CNH-HĐH ở nước ta thì trước hết phải
hiểu rõ về CNH-HĐH. Muốn cóđược điều đó thì phải phân tích tất cả các mối
liên hệ của nó.
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
Đồng thời theo quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải phân biệt các mối
liên hệ với nhau. Phải biết chú trọng tới các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ
về bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên... Để từđóđể hiểu
rõđược bản chất của sự vật để có các phương pháp tác động phù hợp nhằm

đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, để có thểđưa ra các giải pháp phù hợp với
CNH-HĐH ở Việt Nam thì chúng ta phải phân biệt được tất cả các mối liên
hệ giữa các yếu tố với CNH-HĐH.
Trong thực tế theo quan điểm này khi tác động vào sự vật, ta phải chúý
tới những mối liên hệ của nó với sự vật khác. Phải biết sử dụng đồng bộ các
biên pháp, phương tiện khác nhau đểđem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, khi
thực hiện CNH-HĐH ta phải sử dụng nhiều biện pháp, giải pháp cùng một lúc
để giải quyết một vấn đề.
Để quá trình CNH-HĐH ở nước ta thu được nhiều kết quả thì chúng ta
phải sử dụng quan điểm toàn diện.
+Quan điểm phát triển
Mọi sự vật đều nằm trong quá trình vận động và phát triển nên trong
hoạt động thực tiễn và nhận thức ta phải có quan điểm phát triển để vạch ra xu
hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng.
Theo quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta không chỉ nắm bắt được cái
đang tồn tại ở sự vật mà còn thấy được khuynh hướng phát triển trong tương
lai của chúng, phải thấy rõ những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi đi
xuống. Song điều quan trọng là phải khái quát được những biến đổi để vạch
ra khuynh hướng biến đổi của sự vật. Vì vậy, ta phải thấy rõ xu hướng vận
động, phát triển, của quá trình CNH-HĐH ở nước ta trong tương lai và cả
những cái đang tồn tại.
Xem xét sự vật theo quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải phân chia quá
trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sởđó tìm ra phương
pháp nhận thức và tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn
hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật. Tuỳ theo sự phát triển đó có lợi hay có
hại. Vì vậy, khi xây dựng CNH-HĐH ta phải chia thành những giai đoạn và
trong mỗi giai đoạn ta thực hiện các biện pháp, phương pháp để giải quyết các
vấn đề sao cho hiệu quả nhất.
Để thực hiện sự phát triển trên thì trên cơ sở tích luỹ dần về lượng rồi
tiến tới sự biến đổi về chất. Đối với sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta cũng phải

tích luỹ dần về lượng sau đó tiến hành những biến đổi về chất.
Quan điểm này nhằm khắc phực tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của chúng ta.
+ Quan điểm lịch sử
Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động
vào sự vật phải chúý tới điều kiện cụ thể, môi trường cụ thể mà sự vật được
sinh ra, tồn tại và phát triển.
Vì vậy, để có thểđưa ra các giải pháp để thúc đẩy quá trình CNH-HĐH
ở Việt Nam chúng ta phải phân tích tình hình cụ thể của đất nước, cũng
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
nhưbối cảnh quốc tế trong giai đoạn ngày nay. Ngoài ra, khi thực hiện các giải
pháp chúng ta cũng phải sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ
thể.
- Đề tài chọn cơ sở triết học vì:
Đề tài nhằm mục đích đưa ra được các giải pháp làm thúc đẩy quá trình
CNH-HĐH phát triển nhanh hơn và thu được nhiều thành tựu hơn. Vì vậy, đề
tài dùng quan điểm toàn diện để hiểu rõ về CNH-HĐH. Sau đó, dùng quan
điểm phát triển đểđưa ra các giải pháp thúc đẩy CNH-HĐH. Nhưng để các
giải pháp phát huy được tác dụng cao nhất thìđề tài đã sử dụng quan điểm lịch
sử khi đưa ra các giải pháp.
2. CƠSỞTHỰCTIỄN
-CNH-HĐH ở Việt Nam có tính tất yếu khách quan
+ CNH-HĐH có tính phổ biến
Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể vững chắc trên cơ sở vật
chất kĩ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ các
yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật
tương ứng mà lực lượng lao động sản xuất sử dụng để sản xuất ra của cải vật
chất thoả mãn nhu cầu của xã hội.
Chủ Nghĩa Tư Bản đã tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất kĩ

thuật cho chính Chủ Nghĩa Tư Bản vàđã thu được nhiều thành công. Đó là lực
lượng sản xuất phát triển cao, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, năng suất
lao động cao.
Do Chủ Nghĩa Xã Hội có phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại dựa
trên trình độ khoa học kĩ thuật của lực lượng sản xuất phát triển cao. Vì nước
ta đi lên Chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiêp lạc hậu nên nước ta phải
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong đó, nền nông
nghiệp và công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ phát triển cao. Muốn
thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó chúng ta phải tiến hành CNH
tức là chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền công nghiệp hiện
đại.
+CNH-HĐH là quá trình tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế
quốc dân Xã hội chủ nghĩa
Xã Hội Chủ Nghĩa muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải có một nền
kinh tế tăng trưởng, phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chếđộ công hữu về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã
hội cần phải xây dựng trên cơ sở thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa
học và công nghệ. Cơ sở kĩ thuật đó phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
CNH-HĐH chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở cho nền kinh tế quốc dân.
+ CNH-HĐH là lựa chọn phù hợp với nước ta hiện nay
Việt Nam đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
cơ sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển,
quan hệ sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa mới được thiết lập chưa được hoàn thiện.
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
Vì vây, quá trình CNH-HĐH sẽ xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc
dân. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá là một bước tăng cường cơ
sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội, làm phát triển mạnh lực lượng sản xuất,
góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất Xã Hôi Chủ Nghĩa.
+ CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay phù hợp với xu hướng thời đại

Trong thời đại ngày nay với hàng loạt nhiệm vụđặt ra cho mỗi nước
như là: xoáđói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề
về thiên tai... Vì vậy, mọi quốc gia phải tập trung mọi nguồn lưc để giải quyết
các vấn đề trên. Một lựa chọn cho các nước phát triển là phải xây dựng thành
công sự nghiệp CNH-HĐH.
Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tếđang phát triển mạnh
mẽ trên cơ sở khoa học công nghệ cũng phát triển nhanh chóng. Những điều
kiện thuận lợi và khó khăn, khách quan và chủ quan, tạo ra nhiều cơ hội mới
nhưng không ít những khó khăn, thử thách đối với nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, chúng ta phải chủđộng nắm lấy thời cơ,
phát huy thuận lợi đểđẩy nhanh quá trình CNH-HĐH tạo ra thế và lực vượt
qua khó khăn, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu đưa kinh tế tăng trưởng và phát triển
bền vững.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và CNH-HĐH đất
nước:
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩđại sống mãi với sự nghiệp của chúng ta. Tư
tưởng của Hồ Chí Minh soi sáng con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội của dân
tộc ta. Tư tưởng về phát triển kinh tế và CNH-HĐH đất nước vẫn còn nguyên
giá trị với nước ta hiện nay.
Tư tưởng bao trùm trong tư tưởng phát triển kinh tế của Hồ Chí Minh
là: xây dựng nền kinh tế với mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội.
Vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh lúc nào cũng mong xây dựng nền kinh tế
nước ta vững mạnh vàđộc lập tự chủ . Về phát triển kinh tế thì Bác quan tâm
đến các ngành kinh tế quốc dân, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong
nước, ngoài nước.
Đối với các ngành, Bác quan tâm tới ngành công nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Thứ nhất, đối với nông nghiệp, Bác
quan tâm đặc biệt vìđây là ngành rộng lớn nhất nước ta giải quyết vấn đề
lương thực hằng ngày vàảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các kĩnh vực khác trong
xã hội. Trong nông nghiệp, Bác có quan điểm phát triển toàn diện cây trồng,

vật nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp ... Thứ hai,đối với công nghiệp nhẹ Bác
từng nói:” Mọi chính sách của Đảng và nhà nước ta đều nhằm xây dựng chủ
nghĩa xã hội và cải thiện đời sống cho nhân dân. Ngành công nghiệp nhẹ quan
hệ khăng khít với đời sống hằng ngày của nhândân. Vì vậy nhiệm vụ của
ngành là rất quan trọng.” Từ quan điểm đó Bác luôn quan tâm tới phát triển
công nghiệp nhẹ. Thứ ba, đối với ngành công nghiệp nặng Bác luôn đặt ra yêu
cầu phải xây dựng ngành sao cho phù hợp với đất nước và phải thực hiện
được yêu cầu đãđề ra. Thứ tư, Bác rất quan tâm tới thương nghiệp và thủ công
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
nghiệp. Bác từng nói:” mối quan hệ giữa công – nông- thương nghiệp sẽ tạo
nên cái chân bền vững của nền kinh tế”.
Trong cơ chế quản lí Bác luôn yêu cầu phải thường xuyên đổi mới cơ
chế quản lí cho phù hợp với nền kinh tế. Bác đặc biệt quan tâm tới hoạt động
của hệ thống ngân, tài chính, tiền tệđối với nền kinh tế.
Tư tưởng của Bác làánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi từ thắng lợi
này sang thắng lợi khác.
- Tư tưởng của Đảng ta về tiến hành C NH-HĐH:
Đường lối, mục tiêu, tư tưởng phát triển kinh tế của Đảng:
+Đường lối kinh tế của Đảng ta làđẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền
kinh tếđộc lập tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp tiên tiến, hiện
đại, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Phát huy cao độ nội lực đồng
thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủđộng hội nhập với nền kinh tế
khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tếđi đôi với công bằng xã hội, cải
thiện đời sống cho người dân, cải thiện môi trường, phát triển an ninh, quốc
phòng.
+Mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta từ 2001 dến 2010 làđưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực
khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh
được tăng cường, thể chế cơ chế thị trường được hình thành về cơ bản, vị thế
của nước ta trên trường quốc tếđược nâng cao.
+Tư tưởng phát triển kinh tế nêu rõ phát triển nhanh , có hiệu quả, bền
vững, tăng trưởng kinh tếđi đôi với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường. CNH-HĐH phải đảm bảo kinh tếđộc lập, tự chủ vềđường lối chính
sách đồng thời có tiềm lực kinh tếđủ mạnh. Mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động của hoạt động kinh tếđối ngoại kết hợp với nội lực thành nguồn
lực tổng hợp để phát triển kinh tế.
Chiến lược đến năm 2010 GDP tăng gấp đôi năm 2000. Về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuông 50%.
Chiến lược còn nêu rõ phát triển CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm. Con
đường CNH rút ngắn so với các nước đi trước, vừa có bước tuần tự vừa có
bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng
đểđạt trình độ công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ tin học, sinh học,
tranh thủứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn
những thành tựu khoa học công nghệ từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Tăng cường sự chỉđạo và huy động các nguồn lực đểđẩy nhanh quá
trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đưa nông nghiệp, ngư
nghiệp lên một trình độ cao mới bằng ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ. Đẩy mạnh cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất
hợp lí, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một đơn
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C
Tiểu luận Triết
vịdiện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản. Đầu tư nhiều hơn cho phát
triển cơ cấu hạ tầng, phát triển ngành nghề, dịch vụ, chú trọng công nghiệp
chế biến, chuyển một phần lao động trong nông nghiệp sang khu vực công
nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, cải thiện đời sống nhân dân.
Công nghiệp phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, vừa

đi nhanh vào một số ngành và lĩnh vực có công nghệ hiện đại . Phát triển
mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, da giày, cơ khí, điện tử , phần
mềm... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng để
sản xuất tư liệu lao động. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên dầu khí,
khoáng sản, vật liệu xây dựng... Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp đi đầu trong cạnh tranh. Phát
triển mạnh và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, thương mại, các loại hình
vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, ngân hàng, tài chính, kiểm toán... sớm
phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế trong nền kinh tế và trong
đời sống xã hội.
Xây dựng đồng bộ và từng bước tiến hành hiện đại hoá hệ thống cơ sở
hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, cấp nước, thoát nước.
Phát triển mạng lưới đô thị phân phối hợp lí trên các vùng. HĐH dần
các thành phố lớn. Thúc đẩy quá trình đô thị hoáở nông thôn, không tập trung
quá nhiều khu công nghiệp và dân cưở các khu đô thị lớn. Khắc phục tình
trạng ùn tắc giao thông vàô nhiễm môi trường, tăng cường công tác quy
hoạch và quản líđô thị, nâng cao thẩm mĩ kiến trúc.
Về chiến lược phát triển các vùng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế
trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn. Đồng thời tạo điều kiện phát
triển các vùng khác trên cơ sở phát huy sức mạnh của từng vùng, liên kết với
các vùng trọng điểm tạo mức tăng trưởng khá. Quan tâm phát triển kinh tế xã
hội gắn liền với tăng cường quốc phòng an ninh ở vùng núi, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo. Có chính sách hỗ trợ các vùng khó khăn để
có thể phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xoáđói
giảm nghèo. Đưa các vùng kinh tế này vượt qua tình trạng kém phát triển.
Phát huy và phát triển vai trò chiến lược của kinh tế biển, kết hợp với bảo vệ
vùng biển. Mở rộng nuôi trồng vàđánh bắt, chế biến thuỷ sản tiến ra xa biển
khai thác chế biến dầu khí, phát triển công nghiệp đóng tàu và vận tải biển, du
lịch dịch vụ. Phát triển các vùng dân cư trên biển, giữ vững an ninh trên biển.
Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu dự báo khí tượng thuỷ văn

và vật lýđịa cầu. Có kế hoạch chủđộng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn.
- Từ thực tiễn một số cuộc cách mạng trên thế giới và bài học để lại
Trên thế giới đã có rất nhiều nước tiến hành cách mạng công nghiệp
thành công. Mỗi cuộc cách mạng đều để lại các bài học quý báu. Việt Nam
xây dựng CNH-HĐH cũng nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi
trước.
+Sơ lược một số cuộc cách mạng trên thế giới:
Trần Thị Chúc - Kiểm toán 48C

×