BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM THỊ MINH THUẬN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TẠI
HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM THỊ MINH THUẬN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TẠI
HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MAI THƠM
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Ngày …… tháng …… năm 2013
Tác giả
Phạm Thị Minh Thuận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận được sự quan tâm của Nhà trường, Cơ quan và Xí nghiệp giống cây ăn
quả, cây dược liệu Cầu Xe, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô,
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Mai Thơm Bộ môn Canh tác học đã hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em Xí nghiệp giống cây ăn quả,
cây dược liệu Cầu Xe, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình trong
suốt quá trình làm luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn đồng hành, giúp đỡ, động viên tôi trong trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Phạm Thị Minh Thuận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục hình vi
Danh mục các bảng vii
anh mục chữ viết tắt ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1
2.1 Mục đích 1
2.2 Yêu cầu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm thực vật và yêu cầu sinh thái của cây có
múi
3
1.1.1 Đặc điểm thực vật 3
1.1.2 Yêu cầu sinh thái 6
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên Thế giới và ở
Việt
Nam
9
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế g
iới
9
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt N
am
15
1.3 Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới và Việt Nam 20
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới 20
1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây có múi ở Việt Nam 34
1.3 Những nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương 41
1.4 Phương thức thức sử dụng phân bón cho cây có múi 42
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1 Đối tượng nghiên cứu 46
2.1.1 Các dòng cây ăn quả mới 46
2.1.2 Các loại phân bón 46
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 47
2.3 Nội dung nghiên cứu 47
2.4 Phương pháp nghiên cứu 47
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 47
2.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi 48
2.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 49
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng 50
3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính gốc của các dòng 54
3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng lá của các
dòng. 57
3.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của lộc 62
3.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá/ lộc 63
3.4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc 65
3.4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính lộc của các dòng 68
3.5 Ảnh hưởng của sâu bệnh hại trong quá trình bón phân đến 3 dòng
cây ăn quả có múi. 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74
1 Kết luận 74
2 Đề nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng NNH-VN50 51
3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng NNH-VN53 52
3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng NNH-VN52 53
3.4 Động thái tăng trưởng chiều dài và chiều rộng lá dòng NNH-
VN50 60
3.5 Động thái tăng trưởng chiều dài và chiều rộng lá dòng NNH-
VN53 61
3.6 Động thái tăng trưởng chiều dài và chiều rộng lá dòng NNH-
VN52 62
3.7 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc của dòng NNH-VN50 66
3.8 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc của dòng NNH-VN52 68
3.9 Động thái tăng trưởng đường kính lộc của dòng NNH-VN50 69
3.10 Động thái tăng trưởng đường kính lộc của dòng NNH-VN53 70
3.11 Động thái tăng trưởng đường kính lộc của dòng NNH-VN52 71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Diện tích một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục 12
1.2 Sản lượng một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục 15
1.3 Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2005 -2010 17
1.4 Giá trị xuất nhập khẩu quả có múi ở nước ta từ 2005 – 20
08.
18
1.5 Tình hình sản xuất xam quýt ở các vùng năm 2008 19
1.6 Thang chuẩn để tính toán lượng phân bón dựa vào các chất dinh
dưỡng
trong
lá
29
3.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây dòng NNH-VN50 50
3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây dòng NNH-VN53 52
3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây dòng NNH-VN52 53
3.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính gốc dòng NNH-
VN50 55
3.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính gốc dòng NNH-
VN53 55
3.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính gốc dòng NNH-
VN52 56
3.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài và chiều rộng lá của
các dòng 58
3.8 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá/lộc dòng NNH-VN50 63
3.9 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá/lộc dòng NNH-VN53 64
3.10 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá/lộc dòng NNH-VN52 64
3.11 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc dòng NNH-VN50 65
3.12 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc dòng NNH-VN53 66
3.13 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc dòng NNH-VN52 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
3.14 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính lộc của dòng NNH-
VN50 68
3.15 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính lộc của dòng NNH-
VN53 69
3.16 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính lộc của dòng NNH-
VN52 71
3.17 Tình hình sâu bệnh và nhện hại trên ba dòng cây ăn quả có múi 73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS :
Cộng sự
CT :
Công thức
CV :
Hệ số biến động
ĐC :
Đối chứng
ĐK :
Đường kính
KTCB :
Kiến thiết cơ bản
LSD
0,05
:
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
NXB :
Nhà xuất bản
TB :
Trung bình
STT :
Số thứ tự
WTO :
Tổ chức thương mại thế giới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Trên thế giới, ở những nước phát triển nhu cầu tiêu thụ sản phẩm quả rất
lớn trong đó quả tươi là loại thực phẩm không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn
hàng ngày. Ngoài việc cung cấp các loại dưỡng chất như Vitamin, chất khoáng
thì hoa quả còn có tác dụng rất tốt trong việc tiêu hóa thực phẩm và phòng
chống một số bệnh như bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, làm giảm nguy cơ
ung thư
Diện tích đất trồng cây ăn quả của nước ta còn rất lớn nhưng chưa có
khả năng phát triển rộng hơn. Một số cây ăn quả phát triển rộng đã bị xuống
giá làm cho sản xuất kém hiệu quả, như vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà;
sapochê miền Nam … cũng chính vì chưa đa dạng sản phẩm quả và chưa có
những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nên việc nghiên cứu các khâu
kỹ thuật bổ sung nhằm hoàn thiện công tác tuyển chọn giống mới trước khi
đưa ra sản xuất là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn đem lại hiệu
quả cho bà con nông dân vùng sản xuất hàng hóa cây ăn quả. Xuất phát từ
thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến sinh trưởng và
phát triển của một số cây ăn quả có múi tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương”
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
Xác định được một số loại phân bón lá thích hợp ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của ba dòng cây ăn quả mới: Quýt không hạt
NNH-VN52, Bưởi ngọt NNH-VN53 và Bưởi NNH-VN50 tại huyện Tứ Kỳ
tỉnh Hải Dương nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật phục vụ cho sản xuất hàng
hóa của tỉnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá các đặc tính nông sinh học của 3 dòng cây ăn quả mới tại
huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.
- Tìm hiểu liều lượng phân bón qua lá áp dụng cho 3 dòng cây ăn quả
mới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ðặc ñiểm thực vật và yêu cầu sinh thái của cây có
múi
1.1.1. ðặc ñiểm thực vật
1.1.1.1. Bộ rễ
Nhìn chung, cam quýt có bộ rễ ăn nông. Theo V.P.Ekimop (Nga) thì
biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ cam quýt như
vai trò của lông hút với các cây trồng khác. Sự phân bố của rễ cam quýt phụ
thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm, chế độ canh tác, chăm bón,
nhưng nhìn chung rễ cam quýt ăn nông từ 0 - 30cm. Bộ rễ cam quýt hoạt động
mạnh vào 3 thời kỳ (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000):
- Trước khi ra cành xuân (từ tháng 2 đến tháng 3)
- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (từ tháng 6
đến tháng 8)
- Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10)
1.1.1.2. Thân, cành, lá
- Thân, cành: cam quýt có đặc điểm là (tự rụng ngọn) sau khi cành phát
triển đến mức nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và có khi cả 1-2 mầm phía
dưới sẽ rụng đi, hiện tượng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho cam
quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp, đây là cơ sở cho việc cắt tỉa
hàng năm.
Một năm cam quýt ra nhiều đợt cành
+ Cành xuân ra vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa và quả, cành thường
ngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu.
+ Cành hè được mọc ra từ cành xuân cùng năm, thường ra vào tháng 5-
7 là cành dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to.
+ Cành thu: ra vào tháng 8, 9, phát sinh chủ yếu từ cành xuân và cành hè
cùng năm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
+ Cành đông: ra vào tháng 11 – 12, thường phát sinh ra cành quả vô
hiệu. Cành đông là cành yếu nhất trên các loại cành.
Cành cam quýt được phân chia làm 3 loại:
+ Cành mẹ: Là cành sinh ra cành quả. Nó có thể là cành xuân, hè, thu
năm trước. Qua theo dõi cho thấy tùy theo giống, thường cành thu hoặc cành
hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao.
+ Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh, có nhiệm
vụ là quang hợp. Thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn
rõ, năm nay là cành dinh dưỡng, sang năm có thể là cành mẹ. Thuộc loại cành
dinh dưỡng có một loại cành đặc biệt thường mọc vào mùa hè đó là “cành
vượt”. Cành này mọc từ trong thân chính đâm thẳng ra, dài 30cm đến 1,5m, có
gai dài và to, đốt lá dài, lá to màu xanh nhạt. Khi còn nhỏ có thể lợi dụng loại
cành này để tạo tán hoặc khi cây già yếu cần phục tráng cho cây. Còn đối với
cam kinh doanh thì cắt bỏ tránh cho cây khỏi rụng quả và bớt sâu bệnh.
+ Cành quả: Tùy giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3- 25cm,
thông thường từ 3- 9cm. Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả
không có lá. Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân (Trần Như Ý, Đào Thanh
Vân, 2000).
+ Lá: Theo quan điểm tiến hóa thì cam quýt vốn có lá kép. Dấu vết còn
lại là eo lá dưới gốc lá đơn. Eo lá là đặc điểm để phân biệt các giống. Tuổi
thọ của lá thay đổi tùy điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Ở
Việt Nam trung bình tuổi thọ của lá từ 15- 24 tháng, ở vùng Á nhiệt đới có
thể kéo dài hơn. Những lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, ở
nước ta rụng nhiều vào mùa đông. Tùy theo giống và mùa lá có thể khác nhau
về hình dạng, đọ lớn, màu sắc Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là
với trọng lượng quả. Theo nghiên cứu trên cam Washington Navel (Mỹ) thấy:
Nếu có 10 lá/ quả thì quả nặng 70g, nếu có 35 lá/ quả thì quả nặng 180g (Trần
Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
1.1.1.3. Hoa, quả, hạt
- Hoa: công thức hoa: K
5
C
5
A
(20 - 40)
G
(8 - 15)
Là loại hoa đầy đủ, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra
rộ. Một cây cam có thể nở tới 60.000 hoa nhưng chỉ còn 1% đậu quả là có thể
đạt sản lượng 100kg/cây. Vì vậy hoa thường rụng nhiều, có giống yêu cầu thụ
phấn nhưng cũng có giống thụ phấn cũng đậu quả như cam Navel. Thông
thường tỷ lệ đậu quả của cam quýt là 3 - 11% (Bùi Huy Đáp, 1960).
- Quả: thuộc loại quả mọng khi còn xanh chứa nhiều acid đến khi chín
thì lượng acid giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2
phần: vỏ ngoài và vỏ giữa.
Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tế
bào có chất sừng dày hình thành xen kẽ xó các khí khổng.
Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng.
+ Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một
lớp mỏng. Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được. Khi
quả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ.
+ Lớp trắng: Dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màu
trắng, màu vàng hoặc màu hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tùy giống.
Sự phát triển của quả trải qua hai đợt rụng quả sinh lý:
+ Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng một tháng (tháng 3 - tháng 4), quả còn
nhỏ khi rụng mang theo cả cuống.
+ Đợt 2: khi quả đạt đường kính 3 - 4cm (cuối tháng 4), quả rụng không
mang theo cuống.
- Hạt: tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màu
sắc phôi hạt. Các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạt đơn
phôi (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
1.1.2. Yêu cầu sinh thái
1.1.2.1. Nhiệt ñộ
Cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa
khí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được
nhiệt độ thấp. Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12-39
0
C.
Quýt sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25-27
0
C, cam sinh trưởng tốt ở nhiệt
độ 23-29
0
C. Một số loài có thể chịu được nhiệt độ -5
0
C trong thời gian ngắn.
Quýt Unshiu chỉ bị hại chết khi nhiệt độ xuống đến -11
0
C, cam Washington
Navel bị hại khi nhiệt độ không khí -9
0
C. Những giống thích ứng với điều kiện
nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp. Ở nhiệt độ 40
0
C
với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô
héo. Tuy vậy, có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50-57
0
C
(Đường Hồng Dật, 2003).
Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm > 17
0
C cố thể
trồng cam quýt. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các
vùng khác đều có thể phù hợp với cây cam (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000).
1.1.2.2. Ánh sáng
Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000 lux
(tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sáng
tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ. Nhưng không nên trồng dưới các bóng cây
to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại.
Muốn có ánh áng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý và
vườn cam quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng. Đặc biệt ở các
vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ý
đến điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt.
Các giống cam quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần
nhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh (Nguyễn Thị
Minh Phương, 2007).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
1.1.2.3. Nước
Ẩm độ không khí là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cam quýt, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít tiêu
hao năng lượng cho quá trình hút nước. Nếu độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho bệnh hại phát triển như bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám quả do
nấm, ẩm độ quá cao sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam quýt ít tươi
thắm hơn, nhiệt độ cùng với ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp chất lượng
kém. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75% (Phạm Thị Chữ,
1996; J. Saunt, 1990).
Nước rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa và
quả đang đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giai đoạn phình quả đến khi
quả chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt là từ 1000 -
2400 mm/ năm, tối thuận là 1200 mm (J. Saunt, 1990). Các vùng trồng cam
quýt trên thế giới để có sản lượng cao đều có các phương pháp tưới hợp lý
không phụ thuộc vào nước trời. Ở những vùng trồng cam quýt có kỹ thuật cao
người ta có thể dùng biện pháp tưới nước để điều khiển sự phân hóa hoa, tỷ lệ
nở hoa, hoa nở sớm hoặc muộn và đặc biệt là chất lượng quả.
1.1.2.4. ðất và dinh dưỡng
- Đất đai: Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt
đó là tầng sâu đất, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nước
ngầm ổn định. Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn định
không lên xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cam
quýt. Mực nước ngầm đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m dưới
mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5 - 6,5, đất quá
chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc một sỗ
nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm làm cây khó hút một số nguyên tố nên
có bảng hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung đất phù hợp với cam quýt là
đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi (Phạm Thị Chữ,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
1996; J. Saunt, 1990). Đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệ khoáng cân đối sẽ là
loại đất phù hợp với trồng cam quýt.
- Dinh dưỡng: để phát triển tốt cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ và
cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên vi
lượng Cu, Mg, B.
+ Đạm (N): là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất và
phẩm chất quả. Đạm xúc tiến sự phát triển thân cành lá, thúc đẩy việc hình
thành lộc mới trong năm. Nhiều đạm quá mức có ảnh hưởng xấu đến chất
lượng quả: quả to, vỏ dày, phẩm chất kém, quả lên mã chậm, màu sắc quả
đậm hơn bình thường, hàm lượng vitamin C trong quả giảm. Thiếu đạm lá
mất diệp lục ngả sang màu vàng, nhánh quả nhỏ mảnh, lá bị rụng, nhánh dễ
chết khô, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất cây giảm. Ở nước ta cây hấp thu đạm
quanh năm nhưng mạnh nhất là vào những tháng trời ấm từ tháng 2 đến
tháng 12.
+ Lân (P): rất cần cho quá trình phân hóa mầm hoa. Thiếu lân cành lá
sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được. Lân có tác dụng làm
giảm hàm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/ acid làm cho hương vị
quả thơm ngon, giảm hàm lượng vitamin C, vỏ quả mỏng, trơn, lõi quả chặt
không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh.
+ Kali (K): rất cần cho cam, quýt khi cây ra lộc non và vào thời kỳ quả
phát triển mạnh. Kali có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả. Cây
được bón đủ kali quả to, ngọt, chóng chín, chịu đựng cao trong khi cất giữ và vận
chuyển. Tuy nhiên nếu thừa kali trong lá, trong cây thì cành lá sinh trưởng kém,
đốt ngắn, cây không lớn được. Trong đất nếu có nhiều kali sẽ ngăn trở quá trình
hấp thu Ca, Mg làm cho quả tuy to nhưng mẫu mã xấu, vỏ dày, thịt quả thô.
+ Magiê (Mg): có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi. Các
nguyên tố vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởng
đến năng suất và phẩm chất quả. Tùy thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
của các nguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng quả nhiều hay ít. Bón đầy đủ phân chuồng và phân hữu cơ có thể
khắc phục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất (Đường
Hồng Dật, 2003).
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên Thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế g
iới
Trong nhiều năm qua năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýt
không ngừng tăng. Vành đai trồng cam quýt trải dài từ 400 vĩ Bắc xuống 400 vĩ
Nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiện
nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như: Việt Nam, Cu Ba, Thái Lan, Malayia và
miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn về phát
triển cam quýt do một số bệnh hại cam quýt của vùng nhiệt đới như bệnh
greening gây nên. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích
cam quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng
lên được. Trái lại, khí hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại
cam quýt điển hình là bệnh greening phát triển mạnh, chính vì thế vùng cam
quýt á nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất,
sản lượng, chất lượng quả cũng như đầu tư các biện pháp kỹ thuật về giống,
canh tác (Forst, H.B.,and Soost, R.K.1979).
Theo Cơ quan phát triển nông nghiệp Quốc tế Hoa Kỳ (USDA, 2004),
khoảng 70% diện tích cây có múi được trồng chủ yếu ở vùng ở các nước
thuộc vùng Địa Trung Hải và Hoa Kỳ, mặc dù Braxin là nước sản xuất cây có
múi hàng đầu thế giới.
Hiện nay, cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ yếu, và
được trồng tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (Mung, 2008). Trên
thế giới hiện nay có một số vùng trồng cây có múi lớn như:
- Vùng cam quýt châu Mỹ:
Là vùng khá rộng lớn và tập trung, gồm chủ yếu các nước ở Trung Mỹ,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
kéo lên phía Bắc đến khoảng 400 vĩ Bắc và xuống phía Nam đến vĩ độ tương
đương bao gồm các nước: Honduras, Jamaica, Mexico, Cuba, Dominica,
Nicaragoa, Panâm, Mỹ, Costarica, Brazil, Argentina, Equado, Uruguay,
Colombia Ngoài ra cam quýt còn được trồng trong nhà kính và ở những
vùng ấm áp ven biển miền Nam Canada. Tuy không phải là nơi khởi nguyên
của cam quýt nhưng lịch sử trồng cam quýt ở châu Mỹ gắn liền với lịch sử
khám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm châu Âu, đặc biệt là của
người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Có nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử du
nhập cam quýt vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thám hiểm người Tây
Ban Nha: Phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu Mỹ trong chuyến
đi biển lần thứ 2 năm 1483 (Kenneth W.Riley, 1996; Tanaka, 1954; Wendell,
M. el al, 1997).
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cam quýt được đưa vào châu Mỹ
từ những người đi biển Bồ Đào Nha trước năm 1483 (W.C.Zhang, 1981),
nhận định này cũng giống như một số ý kiến của các nhà sử học cho rằng
châu Mỹ được người Bồ Đào Nha khám phá trước khi Columbo đặt chân đến
châu lục này. Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triển nhanh
về mọi mặt của lục địa châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Ở châu Mỹ có một số giống cam quýt nổi tiếng,
cam Navel được chọn lọc ở đây, ngoài các giống cam ngọt, bưởi chùm
(
Citrus paradisis
) cũng là sản phẩm chính thức của châu Mỹ, với đặc điểm
vỏ mỏng, cùi có vị thơm mềm, độ chua và ngọt vừa phải, bưởi chùm được
đặc biệt ưa chuộng làm món tráng miệng trên thế giới. Châu Mỹ là nơi sản
xuất và xuất khẩu chủ yếu bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt
khác (Đào Thanh Vân, Trần Như Ý, Nguyễn Thế Huấn, 2000).
- Vùng trồng cam ðịa Trung Hải và Châu Âu:
Vùng cam quýt Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu
Mỹ, được du nhập từ châu Á theo gót chân những người lính viễn chinh và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
các thủy thủ Ấn Độ. Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương khá ôn hòa mát
mẻ, cộng với điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát triển,
nổi tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài
Citrus medica
(Kenneth W.
Riley, 1996). Nhiều nước xuất khẩu và chế biến cam quýt với số lượng lớn
như: Tây Ban Nha, Italia, Israel Vùng này có khí hậu và điều kiện sinh thái
khá phù hợp đã giúp cho các loài cam quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao
mà vẫn cho năng suất khá (Wendell, M. el al, 1997).
- Vùng cam quýt châu Á:
Châu Á được mệnh danh là cái nôi của cam quýt, tuy có sản lượng cao ở
Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của các
nước châu Á, nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác
chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất
nhiều hạn chế so với các vùng cam quýt khác trên thế giới (Forst, H.B., and
Soost, R.K, 1979; Do Dinh Ca 1995). Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á
là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền
thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin
Ngoài những vùng trên, cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương như
Australia, Niuzilan Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà
kính ở các nước có khí hậu lạnh như: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan Tuy nhiên
sản lượng ở những nước này không nhiều, chưa có sản phẩm xuất khẩu.
Các vùng khác nhau trên thế giới cũng có diện tích các loại cây có múi
khác nhau. Theo kết quả điều tra của FAO 2010, cam vẫn là cây chiếm diện
tích lớn nhất trên thế giới. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
Bảng 1.1. Diện tích một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục
Diện tích 2008 (ha)
Bưởi
Chùm
Chanh
lai
Cam Quýt
Thế giới 265.473 1.013.348 4.188.870 2.154.345
Ai Cập 29.000 38.088 222.260 94.582
Châu Phi
Nam Mỹ 14.000 12.000 40.500 5.100
Mỹ 34.520 2.067 265.878 14.771
Châu Mỹ
Mexico 16.382 147.492 331.297 32.620
Pháp 26.000 40.000 45.000 1.575
Châu Âu
Ý 300 28.000 102.301 34.760
Trung Quốc 62.060 65.705 389.578 1.359.612
Việt Nam 2.000 - 59.100 -
Ấn Độ 8.500 286.300 502.800 -
Nhật - 380 4.350 49.400
Châu Á
Thái Lan 12.000 26.700 20.000 34.200
(
Nguồn: FAO, 2010)
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO (2010), sản lượng quả có
múi trên thế giới năm
2010
khoảng 95,5 triệu tấn. Đ
ứng
đầu là Braxin: 17,949
triệu tấn, chiếm
21,21%;
thứ hai là Mỹ: 13,97 triệu tấn, chiếm 16,51%; thứ ba là
Trung Quốc:
9,566
triệu tấn, chiếm 11,3%; tiếp đến là Tây Ban Nha: 5,544 triệu
tấn,
chiếm
6,55%; Mêhicô: 5,182 triệu tấn, chiếm 6,12%; Ấn Đ
ộ
3,743 triệu tấn,
chiếm
4,42%; Ý: 2,95 triệu, chiếm 3,49%; I Ran: 2,704 triệu tấn, chiếm 3,2%,
Ai
Cập: 2,272 triệu tấn, chiếm 2,69%; Nhật Bản: 1,702 triệu tấn, chiếm
2,01%;
Pakistan: 1,683 triệu tấn, chiếm 1,99%; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,561 triệu tấn,
chiếm
1,84%;
Nga: 1,387 triệu tấn, chiếm 1,64%; Ma Rốc: 1,312 triệu tấn,
chiếm
1,55%; Hy
Lạp: 1,218 triệu tấn, chiếm 1,44%; Cu Ba: 774 nghìn tấn;
Ixraen:
701 nghìn tấn;
các nước còn lại có sản lượng từ 190 - 600 nghìn
tấn.
Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng
loại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
chính là: cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi
chùm
-
grapefruit
và bưởi thường -
pummelo
), chanh (bao gồm chanh núm -
lemon
và chanh giấy -
lime
)
- ðối
với cam:
Năm 2010 khoảng 64,0 triệu tấn, trong đó 35,7 triệu
tấn
cho ăn tươi và 28,3 triệu tấn cho chế biến. Tăng trưởng hàng năm đối với
cam
ở các nước phát triển dự báo khoảng 0,6%, chủ yếu là Mỹ còn các
nước
ở
châu Âu ít thay đổi, tăng một chút ít ở Tây Ban Nha nhưng có thể
giảm ở
Ý
và Hy Lạp, Nhật bản và Ixraen. Ở các nước đang phát triển dự báo
tốc độ
tăng
trưởng hàng năm khoảng 0,8%, tăng mạnh hơn ở các nước có nền
kinh tế
mới
nổi như Mêhicô, Braxin, Ấn
Độ,
Trung Quốc, còn các nước ở
Tây Bán
Cầu
như Cu Ba, Belize, Achentina, Costa Rica vv có tốc độ
tăng trưởng
chậm
hơn. Phần lớn cam được sản xuất phục vụ thị trường quả
tươi nội địa, đặc biệt
ở
các nước đang phát triển; phần còn lại phục vụ chế
biến xuất khẩu.
Khoảng
một thập kỷ trở lại đây, xu hướng sử dụng các sản
phẩm chế biến từ cam
như
nước quả ép ngày càng tăng ở các nước phát triển,
đặc biệt ở Mỹ, các
nước
Châu Âu và Nhật
Bản.
- ðối
với quýt và tangerin:
Khoảng 15,4 triệu tấn năm 2010, tốc độ
tăng
trưởng tính từ năm 1998 chỉ đạt 0,17% (năm 1998 đạt 15,05 triệu tấn) và
chủ
yếu
ở các nước: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ma Rốc, Braxin và
Achentina.
Các nước
sản xuất chủ yếu tangerin như Nhật Bản lại có xu hướng chững
lại,
còn Mỹ thì
giảm nhiều do nhập khẩu tangerin ngày càng tăng từ các
nước
khác. Tangerin chủ
yếu sử dụng để ăn tươi và tiêu thụ ở thị trường nội địa
của
chính các nước sản
xuất. Thị trường tiêu thụ tangerin lớn là Trung Quốc,
Nhật
Bản, Pakistan và Ai
Cập. Các nước như Algeria, Mêhicô, Ixrael,
Úc,
Achentina, Paraguay, Bolovia,
Xiry, Jordan, Li Băng, Hàn Quốc và Mỹ
cũng
là những nước sản xuất và tiêu thụ
tangerin đáng kể. Sản phẩm chế biến
từ
tangerin rất ít mặc dù nước quả tangerin
chứa nhiều khoáng chất hơn
nước
cam, do hàm lượng nước quả của tangerin thấp
hơn cam. Hiện tại chỉ một
số
nước như Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Quốc là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
có công nghiệp chế
biến
nước quả tangerin. Theo một báo cáo năm 2001 tại Hội
nghị China/FAO
về
cây có múi thì hàng năm Trung Quốc sản xuất khoảng
250.000 tấn
nước
tangerin đóng hộp. Nước tangerin đóng hộp của Nhật Bản, Tây
Ban Nha
được
xuất khẩu sang Bắc
Mỹ.
- ðối
với bưởi
(bao gồm cả bưởi chùm -
Citrus paradisi
và
bưởi
thường -
Citrus grandis
): Sản lượng năm 2010 khoảng 5,5 triệu tấn
(bưởi
chùm khoảng 4,6 triệu tấn, bưởi thường 900 nghìn tấn), tăng 10% so với
năm
1996 - 1998. Sản lượng tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển vùng
Châu
Mỹ La tinh, Nam Phi và các nước ở Châu Á. Mỹ là nước có sản lượng
bưởi
chùm đứng đầu thế giới, khoảng 914,4 nghìn tấn và cũng là nước có
khối
lượng xuất khẩu bưởi chùm quả tươi chiếm tới 40% sản lượng xuất khẩu
của
thế giới. Nam Phi và Ixraen là những nước có sản lượng và số lượng
xuất
khẩu quả tươi đứng thứ hai, còn các nước khác có sản xuất bưởi
chùm
chủ
yếu cho tiêu dùng nội địa. Trong 4,6 triệu tấn bưởi chùm có khoảng
gần
2,0
triệu tấn (chiếm hơn 40%) được sử dụng chế biến nước quả. Có
những
nước
như Cu Ba, sản lượng bưởi chùm dùng cho chế biến chiếm tới
90%, chỉ
có
10% dùng cho ăn
tươi.
Bưởi thường (
Citrus grandis
) chủ yếu được sản xuất ở các nước
Châu
Á
như Trung Quốc, Đ
ài
Loan, Ấn Đ
ộ,
Philippin, Thái Lan và Việt Nam
vv
Trung
Quốc có sản lượng bưởi đứng đầu Châu Á, khoảng 567.000 tấn;
tiếp
theo là Ấn
Đ
ộ,
187.000 tấn; Thái Lan 22.000 tấn; Việt Nam 23.000
tấn;
Philippin 36.700 tấn;
Bangladesh 50.700 tấn và Malaysia 8.700 tấn vv…
Sản
xuất bưởi ở các nước
Châu Á chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa. Xuất
khẩu
nhiều như Trung Quốc cũng
chỉ chiếm 5% sản
lượng.
- Chanh núm và chanh giấy
: Sản lượng khoảng 10,6 triệu tấn, tăng
15%
so với giai đoạn 1996-1998. Nhìn chung chanh núm được sản xuất ở
những
vùng có khí hậu lạnh hơn như Tây nước Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và
Achentina
và những vùng khí hậu khô như Ai Cập, Iran, Ấn Đ
ộ,
còn chanh giấy lại
chủ
yếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới như Mêhicô, Braxin. Đ
ối với
chanh là
một loại quả được sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới
và
thường là kết hợp
với các thực phẩm khác, kể cả sử dụng tươi cũng như
chế
biến các loại đồ uống
hoặc sử dụng lấy hương vị pha chế đồ
uống.
Bảng 1.2. Sản lượng một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục
Sản lượng 2008 (tấn)
Bưởi
Chùm
Chanh Cam Quýt
Thế giới
4.943,602 13.439,211 67.695,802 28.556,834
Ai Cập
2.215 32.974 2.138,425 758.105
Châu Phi
Nam Mỹ
380.976 233.005 1.436,272 135.000
Mỹ
1.407,950 637.750 9.138,980 478.090
Châu Mỹ
Mexico
394.865 2.224.382 4.306,633 469.037
Pháp
324.400 600 600 23.942
Châu Âu
Ý
7.000 550.000 2.527,453 786.119
Trung Quốc
567.546 917.166 3.454,125 15.622,593
Việt Nam
23.000 - 601.000 -
Ấn Độ
187.000 2.429 439.670 -
Nhật
- 5.250 65.000 1.066
Châu Á
Thái Lan
22.000 82.000 350.000 670.000
(Nguồn: FAO, 2010)
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội kéo theo nhu cầu của con
người ngày càng được nâng cao, do đó đòi hỏi lượng hàng hóa nói chung và
lượng cam, quýt nói riêng phải đáp ứng thị hiếu của con người. Vì vậy cam
quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng cam quýt
trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các
vùng; vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam quýt cũng sớm phát
triển và ngược lại.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam
Cây cam quýt đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, Lê Quý Đôn
(1962) đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là liên cam),
cam vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt