Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tóm tắt luận an nghiên cứu ứng dụng phương pháp lập lại lưu thông tiêu hóa tụy dạ dày trong cắt khối tá tràng đầu tụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.85 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHẠM THẾ ANH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
LẬP LẠI LƯU THÔNG TIÊU HÓA TỤY DẠ DÀY
TRONG CẮT KHỐI TÁ TRÀNG ĐẦU TỤY
Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa
Mã số: 62 72 01 25
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI-NĂM 2013
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trịnh Hồng Sơn
2. PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu
Phản biện 2: PGS.TS Triệu Triều Dương
Phản biện 3: PGS.TS Lê Lộc
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường, họp tại Học Viện Quân y
vào hồi: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Học Viện Quân Y
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt khối tá tràng đầu tụy là phẫu thuật cắt cả khối gồm tá tràng, đầu tụy, đường mật chính,
túi mật, một phần dạ dày và đoạn đầu hỗng tràng để điều trị các tổn thương như ung thư vùng đầu tụy, viêm
tụy mạn, chấn thương và vết thương tá tụy
Sau khi cắt khối tá tràng đầu tụy, mỏm tụy có thể được đóng kín, hoặc nối với ruột, hoặc nối với dạ
dày theo kiểu nối ống tụy với niêm mạc đường tiêu hóa hoặc lồng tụy vào ruột non hoặc dạ dày.


Mặc dù nối tụy – ruột sinh lý hơn nối tụy – dạ dày và được nhiều tác giả sử dụng. Tuy nhiên nhờ
những ưu điểm của nối tụy với dạ dày như nhờ acid trong dịch dạ dày có khả năng ngăn ngừa quá trình hoạt
hoá các men của tụy, dễ dàng thực hiện khâu nối, sonde dạ dày giúp miệng nối được giảm áp. Khi có biến
chứng xuất huyết tiêu hóa thì có thể điều trị bảo tồn bằng hút, rửa qua sonde dạ dày, cầm máu qua nội soi dạ
dày,… Vì vậy phương pháp nối tụy – dạ dày sau cắt khối tá tràng đầu tụy ngày càng phổ biến hơn với tỉ lệ
biến chứng và tử vong sau phẫu thuật thấp.
Ở Việt Nam, mới chỉ có một số nghiên cứu với số lượng ít, các tác giả hoặc không mô tả hoặc mô tả
không đầy đủ các đặc điểm kỹ thuật, không ghi nhận các thuận lợi khó khăn của từng bước phẫu thuật mà
chủ yếu đánh giá kết quả điều trị cắt khối tá tràng đầu tụy. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng phương pháp lập lại lưu thông tiêu hoá tụy - dạ dày trong cắt khối tá tràng đầu tụy” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật cắt khối tá tràng đầu tụy lập lại lưu thông tiêu hóa tụy – dạ dày.
1
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt khối tá tràng đầu tụy lập lại lưu thông tiêu hóa tụy – dạ dày.
Những đóng góp mới của luận án
Là luận án thực hiện tại Bệnh Viện Việt Đức - Trung tâm Phẫu thuật lớn ở Việt Nam nghiên cứu về kỹ
thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt khối tá tràng đầu tụy, lập lại lưu thông tiêu hóa tụy – dạ dày.
Luận án cho biết tai biến chảy máu ở bước giải phóng, cắt rời khối tá tụy, di động mỏm tụy là 25%; có
65% di động mỏm tụy từ 2,5cm đến 3,5cm; 91,7% phải khâu cầm máu diện cắt tụy trên 3 mũi; 20% khâu
tăng cường diện cắt tụy trong lòng dạ dày; 94% miệng nối tụy dạ dày khâu một lớp mũi rời; 100% khoảng
cách từ miệng nối tụy dạ dày đến miệng nối dạ dày ruột trên 5cm; 11,7% nhu mô tụy bị rách khi nối. Nhóm
bệnh nhân viêm tụy mạn có tỉ lệ chảy máu trong mổ cao hơn nhóm không viêm tụy mạn.
Kết quả sớm: thời gian mổ trung bình 308,3 phút; thời gian thực hiện miệng nối tụy dạ dày trung bình
21,1 phút; tỷ lệ biến chứng chung sau mổ 26,7%; rò tụy 10%; xuất huyết tiêu hóa 6,7%; chậm lưu thông dạ
dày 1,7%; không có mổ lại và tử vong trong, sau mổ. Nhóm có nhu mô tụy bình thường có tỉ lệ biến chứng
chung cao hơn nhóm nhu mô tụy xơ.
Kết quả xa: 93,4% có chất lượng cuộc sống tốt; 57% bệnh nhân được soi dạ dày quan sát thấy miệng
nối tụy dạ dày. Thời gian sống thêm trung bình của nhóm bệnh nhân ung thư là 22,58 tháng.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
2
Luận án gồm 133 trang: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 37 trang, đối tượng và phương pháp

nghiên cứu 24 trang, kết quả nghiên cứu 28 trang, bàn luận 40 trang, kết luận 2 trang. Luận án có 46 bảng, 11
biểu đồ, 28 hình, có 127 tài liệu tham khảo, trong đó 26 tài liệu tiếng Việt, 101 tài liệu tiếng nước ngoài.
3
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý khối tá tràng đầu tụy và dạ dày
1.1.1. Giải phẫu và sinh lý tá tràng và tụy
Tá tràng thường có dạng chữ “C”, ôm lấy đầu tụy. Phần dính ở phía sau đầu tụy và tá tràng được biết
là mạc dính Treitz. Thủ thuật Kocher là thủ thuật bóc tá tràng và đầu tụy ra khỏi thành bụng sau chính là bóc
mạc dính Treitz. Tá tụy được cung cấp máu từ 2 nguồn: động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng
trên. Các TM đổ về TM MTTT.
Các hạch bạch huyết tá tụy trên và các hạch bạch huyết tá tụy dưới đổ vào các hạch bạch huyết mạc
treo trung tâm ở bên phải rồi đổ vào các hạch thắt lưng trung gian nằm ở giữa tĩnh mạch chủ dưới và động
mạch chủ bụng.
Dịch tụy chứa một số men tiêu hoá dưới dạng chưa hoạt động. Các men này được kích hoạt trong lòng
tá tràng nhờ enterokinase. Men tụy được hoạt hoá là lý do chính cản trở sự lành vết thương.
1.1.2. Giải phẫu và sinh lý dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá. Dạ dày được cấp máu bởi các ĐM đến từ ĐM thân
tạng, ĐM lách.
Bài tiết dịch vị ở niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến tiết các chất nhầy, dịch dạ dày có tính acid.
1.2. Kỹ thuật cắt khối tá tràng đầu tụy
1.2.1. Chỉ định cắt khối tá tràng đầu tụy
4
Để điều trị các tổn thương ung thư vùng đầu tụy tá tràng như (ung thư đầu tụy, ung thư Vater, ung thư
phần thấp ống mật chủ, ), các tổn thương lành tính vùng đầu tụy tá tràng (u nang đầu tụy, viêm tụy mạn, u
đặc giả nhú, ), chấn thương và vết thương tá tụy.
1.2.2. Kỹ thuật cắt khối tá tràng đầu tụy
Hai phương pháp chính CKTTĐT là phẫu thuật CKTTĐT không bảo tồn môn vị hay (phẫu thuật
Whipple) và CKTTĐT có bảo tồn môn vị (phẫu thuật Longmire).
Các bước kỹ thuật gồm: mở bụng tiếp đến là thăm dò, đánh giá tình trạng ổ bụng, đánh giá khả năng
cắt bỏ khối tá tràng đầu tụy, giải phóng khối tá tràng đầu tụy (thủ thuật Kocher), thắt các ĐM chi phối vùng

tá tràng đầu tụy. Cắt túi mật, OMC, hang vị, sau đó cắt ngang eo tụy và di động mỏm tụy. Cắt đoạn đầu hỗng
tràng, cắt rời khối tá tràng đầu tụy sau đó tiến hành lập lại lưu thông tiêu hoá của mỏm tụy, đường mật và dạ
dày. Cuối cùng là kiểm tra, cầm máu, đặt dẫn lưu dưới gan và đóng bụng.
1.2.3. Phương pháp lập lại lưu thông của tụy với đường tiêu hóa sau cắt khối tá tràng đầu tụy
Phương pháp đóng kín ống tụy: ống tụy có thể được làm tắc bằng keo sinh học hoặc thắt lại bằng chỉ
khâu.
Phương pháp lập lại lưu thông tiêu hoá tụy - ruột: có thể nối tụy hỗng tràng tận - tận, tận – bên, nối
niêm mạc ống tụy với niêm mạc ruột là phương pháp được phần lớn phẫu thuật viên sử dụng.
Phương pháp lập lại lưu thông tiêu hoá tụy – dạ dày: năm 1946,Waugh và Clagett lần đầu tiên thực
hiện nối tụy dạ dày.
5
a. Kỹ thuật nối kiểu lồng tụy vào dạ dày: được nhiều tác giả sử dụng, dễ thực hiện, không phụ thuộc
vào đường kính của ống tụy. Việc cố định mỏm tụy vào dạ dày có thể thực hiện bằng khâu nối giữa nhu mô
tụy và dạ dày, khâu cố định trong lòng dạ dày.
b. Kỹ thuật nối niêm mạc ống tụy với niêm mạc dạ dày: phụ thuộc đường kính ống tụy, trong những
trường hợp ống tụy không giãn thì việc thực hiện rất khó khăn, hiện nay ít được sử dụng.
1.3. Biến chứng sau cắt khối tá tràng đầu tụy
1.3.1. Biến chứng chung
Biến chứng sau phẫu thuật CKTTĐT được chia làm 5 độ theo Dindo và De Olivera. Mổ lại, tử vong
sau mổ là những thông số quan trọng để đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật. Các biến chứng đặc
trưng trong CKTTĐT như chảy máu tiêu hoá, rò tụy, chậm lưu thông dạ dày, hội chứng Dumping.
1.3.2. Biến chứng chảy máu
Chảy máu sau phẫu thuật CKTTĐT là một biến chứng thường gặp, nếu không được chẩn đoán và xử
trí kịp thời sẽ làm cho tình trạng toàn thân bệnh nhân nặng lên. Đây là biến chứng gây tử vong nhiều nhất
cho bệnh nhân. Chảy máu sau phẫu thuật CKTTĐT có thể biểu hiện trong bệnh cảnh xuất huyết đường tiêu
hóa hoặc chảy máu trong ổ bụng hoặc phối hợp cả 2. Nguyên nhân chảy máu xảy ra trong 24h sau phẫu thuật
thường từ động mạch vị tá tràng, diện cắt tụy và thường do lỗi kỹ thuật. Chảy máu muộn xảy ra sau 24h sau
phẫu thuật, nguyên nhân có thể do viêm loét, hoại tử mạch do rò tụy, vỡ phình mạch hoặc rò miệng nối.
Thái độ xử trí nội khoa, can thiệp bằng thủ thuật qua nội soi dạ dày, chụp mạch hay phẫu thuật.
6

1.3.3. Biến chứng rò tụy
Rò tụy là một biến chứng hay gặp sau phẫu thuật cắt khối tá tụy, đây cũng là nguyên nhân chính gây
tử vong sau phẫu thuật . Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn về nồng độ amylase trong dịch dẫn lưu cao hơn
ngưỡng amylase huyết thanh từ ngày thứ 3 trở đi (theo phân loại của nhóm nghiên cứu quốc tế năm 2005),
hoặc khi có bằng chứng về rò miệng nối tụy bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc phát hiện khi mổ lại. Phân loại
lâm sàng rò tụy chia làm 3 mức độ (A, B, C).
1.3.4. Biến chứng chậm lưu thông dạ dày
Hội chứng chậm lưu thông dạ dày là tình trạng cần phải để sonde dạ dày để giảm áp lực quá ngày thứ 10
sau mổ hoặc phải đặt lại sonde dạ dày. Hay gặp trên bệnh nhân CKTTĐT bảo tồn môn vị.
1.3.5. Hội chứng Dumping
Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc
một phần của dạ dày do các phần chưa được tiêu hóa trong dạ dày của bạn được vận chuyển hoặc “đổ” vào
ruột non quá nhanh.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật và kết quả phẫu thuật cắt khối tá tràng đầu tụy
1.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng trong phẫu thuật
7
Một số yếu tố như viêm tụy mạn, ung thư tụy, làm tăng nguy cơ chảy máu, kéo dài thời gian phẫu
thuật. Tuy nhiên các tác giả chưa nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này đến các tai biến trong phẫu
thuật.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị được như tuổi, giới, tình trạng toàn thân, các yếu tố cận
lâm sàng, tình trạng nhu mô tụy, phương pháp lập lại lưu thông tiêu hoá, truyền máu trong phẫu thuật, điều
trị octreotide, dẫn lưu đường mật trước mổ, nhóm các bệnh nhân ung thư, trình độ phẫu thuật viên, được
nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu.
Các nghiên cứu tại Việt Nam đa số chỉ nhắc lại các yếu tố ảnh hưởng của các tác giả trên thế giới
như tuổi, giới, tình trạng nhu mô tụy, phương pháp lập lại lưu thông tiêu hoá, truyền máu trong phẫu thuật,
điều trị octreotide,
8
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về cắt khối tá tràng đầu tụy lập lại lưu thông
tiêu hóa tụy - dạ dày

1.5.1. Trên thế giới
Năm 1946, Waugh lần đầu thực hiện NTDD sau CKTTĐT cho kết quả tốt. Năm 1975, Mackie được
coi là người khởi động lại phương pháp NTDD qua tổng kết 25 trường hợp từ năm 1963 đến năm 1974. Kết
luận NTDD là phương pháp an toàn, dễ thực hiện
Khoảng 30 trở lại đây, nhiều tác giả thực hiện nối tụy dạ dày (NTDD) cho kết quả tốt như Icard
(1987), Bradbeer (1990), Fabre (1998), Arnaud (1999), O’Neil (2001), Bassi (2005,2006), Fang (2007),…
Một số tác giả nghiên cứu thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong và biến chứng giữa NTDD và NTR
như Yeo (1995), Nakao (2006),
Năm 2011, Fernández-Cruz Dựa vào các nghiên cứu, hướng dẫn phẫu thuật trước đó tác giả thấy NTR
thì phổ biến hơn, nhưng xu hướng NTDD dần được thay thế. Tuy nhiên chưa có miệng nối tụy đường tiêu
hóa nào đặc trưng nhất để lựa chọn như nối tận - tận, nối kiểu lồng tụy và nối niêm mạc với ống tụy với niêm
mạc dạ dày.
1.5.2. Tại Việt Nam
Số lượng tác giả NTDD còn ít Nguyễn Minh Hải (2000) NTDD cho 15 BN, Trịnh Hồng Sơn (2004)
có 6 ca NTDD, Nguyễn Duy Duyên (2004) có 1 trường hợp, Lê Lộc (2004) NTDD, Nguyễn Ngọc Bích
9
(2009) có 16 trường hợp cho kết quả tốt. Năm 2010, Trịnh Hồng Sơn nghiên cứu 79 BN NTDD sau
CKTTĐT. Kết quả không có tử vong, không có rò tụy, chảy máu sau mổ 2,5%.
Tóm lại các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy, các tác giả tập trung nghiên cứu, mô tả
chi tiết các cải tiến cách làm miệng nối tụy dạ dày cũng như các phương pháp phụ trợ,
CHƯƠNG 2-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 60 bệnh nhân được chỉ định cắt khối tá tràng đầu tụy và được áp dụng
phương pháp lập lại lưu thông tiêu hóa tụy dạ dày tại Khoa Phẫu Thuật Tiêu hoá (khoa 34) và Khoa Điều trị
theo yêu cầu (khoa 1C) bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 9/2009 đến tháng 3/2012.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu
2.2.2. Cỡ mẫu: căn cứ vào công thức tính cỡ mẫu mô tả tỷ lệ
n =
2
1

2
α

Z
×
2
d
pq
n =
( )
54
08.0
90.010.0)96.1(
2
2
=
××
Tính theo công thức trên có cỡ mẫu tối thiểu là 54 bệnh nhân.
2.2.3. Các quy trình kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.2.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
2.2.3.2. Các bước kỹ thuật phẫu thuật cắt khối tá tràng đầu tụy lập lại lưu thông tiêu hoá tụy dạ dày: quy trình
10
gồm 12 bước kỹ thuật
2.2.3.3. Lập lại lưu thông tiêu hoá tụy – dạ dày kiểu “lồng” tụy vào dạ dày
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu chung
a. Đặc điểm chung
b. Đặc điểm lâm sàng
c. Đặc điểm cận lâm sàng
2.2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật cắt khối tá tràng đầu tụy lập lại lưu thông tiêu hóa tụy – dạ

dày
a. Đặc điểm phẫu thuật: ghi nhận các thuận lợi, khó khăn và tai biến theo 12 bước phẫu thuật.
Bước 1: Mở bụng (đường mổ)
Bước 2: Thăm dò ổ bụng (tình trạng ổ bụng)
Bước 3: Giải phóng khối tá tràng đầu tụy – thủ thuật Kocher (Tai biến gặp phải, đánh giá thương tổn
vùng tá tràng đầu tụy).
Bước 4: Sinh thiết hạch – đánh giá khả năng cắt khối tá tràng đầu tụy (Sinh thiết hạch tức thì, khả
năng bộc lộ TM cừa ở bờ trên tụy, tai biến khi sinh thiết hạch).
Bước 5: Thắt, bộc lộ các mạch máu vùng tá tràng đầu tụy (Tai biến gặp phải).
11
Bước 6: Cắt eo tụy và di động mỏm tụy (độ dài di động mỏm tụy, mức độ giãn ống tụy, số mũi khâu
cầm máu diện tụy).
Bước 7: Thắt các mạch vùng tá tràng đầu tụy – cắt rời khối tá tràng đầu tụy (tai biến gặp phải).
Bước 8: Lập lại lưu thông tiêu hóa tụy – dạ dày (cách khâu, tai biến gặp phải).
Bước 9: Lập lại lưu thông tiêu hóa mật – ruột (cách khâu, đặt dẫn lưu Voëlker, tai biến gặp phải).
Bước 10: Lập lại lưu thông tiêu hóa dạ dày – ruột (cách khâu, tai biến gặp phải).
Bước 11: Kiểm tra, cầm máu (đốt điện, khâu cầm máu)
Bước 12: Đặt dẫn lưu, đóng bụng (khâu vắt, khâu mũi rời).
b. Các chỉ tiêu chung của phẫu thuật: thời gian phẫu thuật, máu truyền trong phẫu thuật,
c. Các chỉ tiêu đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm phẫu thuật: các yếu tố ảnh hưởng đến tai
biến chảy máu, các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến rách nhu mô tụy.
2.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt khối tá tràng đầu tụy lập lại lưu thông tiêu hóa tụy – dạ
dày.
a. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả trước khi bệnh nhân ra viện
- Theo dõi bệnh nhân hậu phẫu: thời gian trung tiện, thời gian rút sonde dạ dày, thời gian rút dẫn lưu,
thời gian nằm viện.
- Điều trị sau phẫu thuật: truyền máu, truyền đạm, truyền albumin, kháng sinh, điều trị octreotide.
12
- Xét nghiệm cận lâm sàng sau phẫu thuật: huyết học, sinh hóa.
- Biến chứng gần sau mổ: chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, rò tụy, chậm lưu thông dạ dày,

- Đánh giá trước khi ra viện: tốt, khá, trung bình, xấu.
- Phẫu thuật lại, tử vong sau phẫu thuật.
b. Các chỉ tiêu đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị: các yếu tố cận lâm sàng, các yếu tố
trong mổ, các yếu tố sau mổ.
c. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả theo dõi và khám lại bệnh nhân
- Đánh giá chất lượng cuộc sống: theo bộ câu hỏi của viện nghiên cứu ung thư Châu Âu.
- Khám lâm sàng: thiếu máu, phù, cổ trướng,
- Khám cận lâm sàng: hồng cầu, albumin máu, protein máu, CA 19-9, đường máu, siêu âm, soi dạ dày
ống mềm,…
- Sống thêm sau mổ: tính cho nhóm bệnh nhân ung thư.
2.3. Xử lý số liệu: số liệu được thu thập theo bệnh án mẫu. Toàn bộ số liệu được lưu trữ và xử lý trên phần
mềm Excel 5.0 và SPSS 15.0. So sánh sự khác biệt giữa các biến định lượng bằng kiểm định T, các biến định
tính bằng kiểm định khi bình phương với độ chính xác 95% (p < 0,05).
CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
13
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung
- Tuổi: nghiên cứu 60 trường hợp, tuổi trung bình 50,9 tuổi.
- Giới: nam chiếm 53,3% và nữ chiếm 46,7%.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: đau bụng (81,7%), ăn kém (80%).
- Triệu chứng toàn thân và thực thể: vàng da (56,7%); gan to (28,3%); túi mật to (35,0%).
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
- Huyết học: 4 BN thiếu máu trước mổ được truyền máu về giới hạn cho phép phẫu thuật.
- Sinh hóa máu: 4 BN Glucose máu > 10 (mmol/l) được điều chỉnh xuống dưới 10 mmol/l trước phẫu
thuật.
- CA 19-9: trong 14 bệnh nhân có mức CA 19-9 trên 200 (U/l) thì có 85,7% thuộc nhóm ung thư
- Siêu âm bụng: 73,3 % BN siêu âm có hình ảnh u (u đầu tụy, u Vater và u phần thấp OMC).
- Chụp CLVT và MRI: 80 % có hình ảnh u (u đầu tụy, u vater và u phần thấp OMC).
- Soi dạ dày ống mềm: 14 trường hợp u vater được chẩn đoán xác định trước phẫu thuật.

- Chẩn đoán trong phẫu thuật: 55% u đầu tụy; 26,7% u Vater; 16,7% u phần thấp OMC.
3.2. Đặc điểm phẫu thuật
3.2.1. Các bước phẫu thuật
14
- Bước 1 (Mở bụng): 98,3% mổ đường trắng giữa trên rốn kéo dài xuống dưới rốn.
- Bước 2 (Thăm dò ổ bụng): 58,3% có hình ảnh gan ứ mật; 11,7% bệnh nhân trong mổ có xâm lấn cuống
gan.
- Bước 3 (Giải phóng khối tá tràng đầu tụy – thủ thuật Kocher):
có 5% BN có tổn thương TM MTTT, 15% thủng mạc treo đại tràng ngang khi làm. Có 98,3% BN sờ thấy
khối u vùng đầu tụy, không có trường hợp nào u xâm lấn bó mạch mạc treo tràng trên.
- Bước 4 (Sinh thiết hạch – đánh giá khả năng cắt khối tá tràng đầu tụy): 76,7 % BN được sinh thiết hạch
tức thì; 11,7% trường hợp chảy máu khi nạo hạch; 6,7% trường hợp vỡ hạch.
- Bước 5 (Thắt, bộc lộ các mạch máu vùng tá tràng đầu tụy).
Biểu đồ 3.2: Tai biến gặp khi thắt các mạch vào tá tụy
15
Nhận xét: 6,7 % bị vết thương TM cửa, 5,0% vết thương TM MTTT.
- Bước 6 (Cắt eo tụy và di động mỏm tụy)
Bảng 3.16: Độ dài di động mỏm tụy (n=60)
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Từ 2,5cm - 3,5cm 39 65,0
Trên 3,5cm 21 35,0
Nhận xét: 65% BN có độ dài mỏm tụy từ 2,5cm đến 3,5cm.
. Mức độ giãn ống tụy tại diện cắt tụy: 45% bệnh nhân có giãn ống tụy tại diện cắt tụy, 5% không tìm
thấy ống tụy tại diện cắt tụy.
. Số mũi khâu cầm máu diện cắt tụy: 91,7% khâu trên 3 mũi.
- Bước 7 (Thắt các mạch vùng tá tràng đầu tụy – cắt rời khối tá tràng đầu tụy): 13,3% BN có vết thương
TM MTTT và TM cửa.
- Bước 8 (Lập lại lưu thông tiêu hóa tụy – dạ dày): 94 % miệng nối tụy – dạ dày khâu một lớp mũi rời,
100% bệnh nhân có khoảng cách từ miệng nối tụy - dạ dày đến miệng nối dạ dày - ruột trên 5cm.
16

Biểu đồ 3.5: Tai biến gặp khi nối tụy với dạ dày
Nhận xét: 11,7% bệnh nhân rách nhu mô tụy khi nối tụy - dạ dày.
- Bước 9 (Lập lại lưu thông tiêu hóa mật – ruột): 20 % có đặt dẫn lưu Voëlker; 8,3% BN bị rách thành
đường mật.
- Bước 10 (Lập lại lưu thông tiêu hóa dạ dày – hỗng tràng): 70% miệng nối khâu 2 lớp; 3,3 % rách thành
dạ dày.
- Bước 11 (Kiểm tra, cầm máu): tất cả BN được đốt điện và khâu cầm máu trước khi đóng bụng.
- Bước 12 (Dẫn lưu, đóng bụng): tất cả BN đóng bụng mũi rời.
3.2.2. Các chỉ tiêu chung của phẫu thuật
- Thời gian phẫu thuật trung bình là 308,3 phút, thời gian thực hiện miệng nối tụy – dạ dày trung bình là
21,1 phút.
- Máu truyền trong phẫu thuật: 11,7% BN.
17
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
- Tỷ lệ chảy máu ở BN viêm tụy mạn (43,8%) cao hơn BN không viêm tụy mạn (18,2%), sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Tỷ lệ rách nhu mô tụy khi khâu ở nhóm tụy xơ thấp hơn so với nhóm tụy bình thường, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
3.3. Kết quả điều trị
3.3.1. Kết quả điều trị sớm
- Diễn biến bệnh: thời gian trung tiện trung bình là 90,4 giờ. Thời gian rút sonde dạ dày trung bình là 6,4
ngày. Thời gian rút dẫn lưu trung bình là 11,1 ngày.
- Điều trị: 100 % BN được truyền đạm; 48,3% được truyền albumin và 20 % BN dùng Octreotide. Thời
gian sử dụng kháng sinh trung bình là 10,3 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 12,3 ngày.
- Sinh hóa máu sau phẫu thuật: bilirubin, SGOT, SGPT của BN giảm hơn nhiều so với trước phẫu thuật.
Bảng 3.29: Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Chảy máu vết mổ 0 0,0
Xuất huyết tiêu hóa 4 6,7
Rò tụy 6 10,0

Rò mật 0 0,0
18
Chậm lưu thông dạ dày 1 1,7
Chảy máu trong ổ bụng 0 0,0
Áp xe tồn dư 4 6,7
Nhiễm trùng vết mổ 3 5,0
Nhiễm trùng phổi 1 1,7
Bục thành bụng 0 0,0
Có ít nhất 1 biến chứng 16 26,7
Nhận xét: có 10% rò tụy, 6,7% xuất huyết tiêu hoá, 6,7% có áp xe tồn dư; 26,7% BN có ít nhất 1 biến chứng,
trong đó 3 BN có 2 biến chứng và 13 BN có 1 biến chứng. Tất cả các biến chứng ở mức độ I,II.
- Đánh giá trước khi ra viện: 73,3% có kết quả tốt; 26,7% kết quả khá, không có kết quả trung bình và
kết quả xấu.
- Đánh giá mức độ xơ tụy: 51,7% BN có nhu mô tụy xơ.
- Chẩn đoán giải phẫu bệnh sau phẫu thuật: u bóng Vater 23,3%; ung thư tụy 11,7%; ung thư phần thấp
OMC 15%; viêm tụy mạn 26,7%. Các tổn thương lành tính khác chiếm 11,7%.
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị sớm
- Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của các yếu tố cận lâm sàng (số lượng hồng
cầu, tắc mật trước mổ, albumin máu, protein máu) đến tỷ lệ biến chứng chung.
- Tỷ lệ biến chứng chung ở nhóm BN có nhu mô tụy xơ (9,7%) thấp hơn so với nhóm có nhu mô tụy
19
bình thường (44,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Bệnh nhân có biến chứng phải điều trị bằng Octreotide và truyền máu sau mổ nhiều hơn nhóm không
có biến chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.3. Kết quả khám lại và theo dõi xa
- Chất lượng cuộc sống: 93,4 % BN có chất lượng sống tốt.
- Lâm sàng: 10,2 % rối loạn tiêu hoá, 18,4 % đau bụng.
- Huyết học, sinh hóa: thiếu máu 4,3% ; thiếu albumin 4,3%; xuất hiện thêm 3 BN đái tháo đường mới
(6,4%).
- CA 19-9: 70% BN khám lại có mức CA 19-9 > 37 U/L thuộc nhóm ung thư.

- Siêu âm bụng: có 14,3% giãn ống tụy; 16,7% di căn gan ở nhóm ung thư.
- Soi dạ dày ống mềm: 57,7 % BN được soi dạ dày kiểm tra quan sát thấy miệng nối tụy - dạ dày; 15,4 %
viêm miệng nối dạ dày - ruột; 50% BN có ứ đọng dịch mật.
- Sống sót sau phẫu thuật: 53,1% BN thuộc nhóm ung thư đã chết. Thời gian sống thêm trung bình ở
nhóm ung thư là 22,58 tháng.
CHƯƠNG 4-BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới: phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước gần đây.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng
20
- Triệu chứng cơ năng: đau bụng (81,7%), ăn kém (80%) tương tự các tác giả khác, là các triệu chứng
thường gặp ở các BN có khối u vùng đầu tụy.
- Triệu chứng toàn thân và thực thể: vàng da (56,7%), gan to (28,3%), túi mật to (35%) thấp hơn nghiên
cứu khác do nghiên cứu này thực hiện ở BN ung thư và không ung thư vùng đầu tụy.
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
- Các chỉ số về huyết học, sinh hóa trước phẫu thuật phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước, tất cả
BN đủ điều kiện phẫu thuật.
- CA19-9: 85,7% BN có mức CA 19-9 trên 200U/I thuộc nhóm ung thư, theo nghiên cứu của các tác giả
trên thế giới thì CA 19-9 rất có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng ung thư tụy. Các tác giả đều thống nhất
CA 19-9 là chất chỉ điểm có độ nhậy và độ đặc hiệu cao, cho phép tiên lượng tình trạng di căn, khả năng
sống thêm, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi sau phẫu thuật.
- Siêu âm bụng: 73,3% BN phát hiện được khối u vùng tá tụy và không có trường hợp nào xâm lấn bó
mạch MTTT. Do siêu âm bụng không xâm hại, giá thành rẻ nên được dùng thăm dò bước đầu trong chẩn
đoán. Toàn bộ BN trong nghiên cứu được làm siêu âm ổ bụng.
- Chụp CLVT và MRI: 80 % có hình ảnh u vùng tá tụy; 41,7% trường hợp giãn ống tụy, không có BN
nào có khối u xâm lấn bó mạch MTTT. Đây là phương pháp có độ chính xác hơn siêu âm cung cấp nhiều
thông tin chi tiết hơn. Đặc biệt là khả năng phát hiện các khối u nhỏ, đánh giá mức độ xâm lấn ĐM, TM
MTTT cũng như phát hiện các di căn xa để từ đó cho phép tiên lượng khả năng cắt bỏ khối tá tràng đầu tụy,
21

×