Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

đặc điểm giao tiếp của ngưởi ngỉ hưu ở hà nội tóm tăt luận án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.82 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
____________
BÙI THỊ VÂN ANH
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP
CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
Mã số: 62 31 80 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2013
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Trần Hữu Luyến
2. TS. Nguyễn Thị Hoa
Phản biện 1: GS.TS Phạm Tất Dong
Phản biện 2: GS. TSKH. Nguyễn Kế Hào
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện:
Học Viện Khoa học xã hội
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Giao tiếp (GT) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát
triển của lịch sử xã hội, cũng như quá trình hình thành và phát triển của từng
nhân cách. Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu được của con người, cùng với
hoạt động, giao tiếp đã trở thành một phương thức tồn tại xã hội của con người.
1.2. Đối với người nghỉ hưu (NNH), sự thay đổi căn bản hoạt động, vị trí
và vai trò xã hội (XH) đã làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của họ nói
chung, giao tiếp nói riêng. Phạm vi, đối tượng, nội dung giao tiếp của NNH


có sự thay đổi khiến cho cuộc sống của họ có nhiều biến động… Nhiều
người không thích nghi được với cuộc sống mới nên đã rơi vào trạng thái
stress, rối loạn tâm thần. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu những đặc
điểm giao tiếp (ĐĐGT) của NNH để có thể hiểu sâu hơn về giao tiếp nói
riêng, đời sống tâm lý của NNH nói chung và đưa ra các biện pháp hỗ trợ
giúp NNH điều chỉnh hoạt động, giao tiếp để họ thích nghi tốt hơn với cuộc
sống mới là việc làm có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như lý luận.
1.3. Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, cho đến nay việc nghiên
cứu một cách chuyên sâu về giao tiếp của NNH được rất ít tác giả quan tâm.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng đặc điểm giao tiếp của NNH
là một việc làm có ý nghĩa. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Đặc điểm giao tiếp của NNH ở Hà Nội”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Chỉ ra đặc điểm giao tiếp (ĐĐGT) của NNH ở Hà Nội, đề xuất một số biện
pháp tâm lý tăng cường GT cho NNH.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu GT của NNH như khái niệm GT,
ĐĐGTcủa NNH, các cấu thành của GT, biểu hiện, tiêu chí xem xét và các yếu
tố ảnh hưởng đến ĐĐGT của NNH ở Hà Nội.
2
3.2. Làm rõ thực trạng ĐĐGT và những yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐGT của
NNH ở Hà Nội.
3.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý tăng cường GT cho NNH ở Hà Nội.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
4.1. Do sự thay đổi hoạt động nên nhu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức
GT của NNH cũng có sự thay đổi. Nhu cầu GT của NNH không cao, NNH chủ
yếu GT với người thân trong gia đình, nội dung GT chủ yếu về các vấn đề sức
khỏe, các vấn đề trong cuộc sống gia đình, cá nhân, hình thức GT phong phú.
4.2. Có nhiều yếu tố tác động đến ĐĐGT của NNH ở Hà Nội, trong đó, sự
cảm nhận của NNH về vị thế, vai trò XH sau khi nghỉ hưu, mối quan hệ giữa

các thành viên trong gia đình NNH, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức
XH dành cho NNH ở cụm dân cư hiện nay, tính cách (hướng nội, hướng ngoại)
của NNH là những yếu tố chi phối mạnh mẽ đến ĐĐGT của NNH ở Hà Nội.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện ĐĐGT của NNH ở Hà Nội.
5.2. Khách thể nghiên cứu: 305 NNH hiện đang sống ở Hà Nội. Trong
đó: Khảo sát thử 45 người; Khảo sát chính thức 305 người; Phỏng vấn sâu cá
nhân 15 người; Nghiên cứu chân dung tâm lý 2 người .
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung tìm hiểu những khía cạnh cơ bản trong GT của NNH
ở Hà Nội như: Đặc điểm nhu cầu GT, đặc điểm đối tượng GT, đặc điểm nội
dung GT, đặc điểm hình thức GT.
Chỉ lựa chọn một số yếu tố ảnh hưởng đến GT của NNH, đó là các yếu tố
cá nhân (tính cách, cảm nhận của NNH về vị thế, vai trò của họ trong GĐ và
XH khi nghỉ hưu), các yếu tố XH (mối quan hệ trong GĐ NNH; cách thức tổ
chức hoạt động của các tổ chức XH dành cho NNH ở cụm dân cư hiện nay).
Do NNH ít có hoạt động chung, nên chỉ đề xuất biện pháp và xem xét qua
nghiên cứu trường hợp, chứ không làm thực nghiệm về tính khả thi của biện
pháp đề xuất.
3
6.2.Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Luận án nghiên cứu 305 khách thể là công chức, viên chức, công nhân
nghỉ hưu ở Hà Nội. Đây là những người nghỉ hưu hoàn toàn khỏe mạnh cả về
thể chất và tinh thần.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu NNH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các đặc điểm địa lý,
kinh tế, XH các vùng miền như là một biến số độc lập ảnh hưởng đến đặc điểm
GT của NNH không được đặt ra trong nghiên cứu này.
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp (PP)
luận là: PP tiếp cận liên ngành tâm lý học xã hội và tâm lý học cá nhân ; PP tiếp
cận hoạt động và giao tiếp; PP tiếp cận phát triển và hệ thống
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể : PP nghiên cứu văn bản, tài
liệu;. PP chuyên gia; PP điều tra bằng bảng hỏi;. PP phỏng vấn sâu; PP quan
sát; PP phân tích sản phẩm hoạt động; PP nghiên cứu trường hợp; PP xử lý số
liệu bằng thống kê toán học.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Làm rõ GT, ĐĐGT, đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội và các cấu thành
như: nhu cầu giao tiếp (NCGT); đối tượng GT; nội dung GT; hình thức GT,
tiêu chí và một số yếu tố cá nhân và XH tác động đến ĐĐGT của NNH cũng
như quan điểm về việc đề xuất các biện pháp tâm lý tăng cường GT cho NNH
ở Hà Nội. Những kết quả này góp phần bổ sung thêm lý luận về GT nói
chung và GT của NNH nói riêng.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đã xác định được rõ ĐĐGT của NNH ở Hà Nội là có NCGT cao, đối
tượng GT chủ yếu với người thân trong gia đình và bạn bè là những người quen
biết cũ, có tính cách, sở thích phù hợp, nội dung GT chủ yếu về vấn đề sức
khỏe, họ hàng, quê hương, tâm linh, cuộc sống GĐ, cá nhân, hình thức GT khá
phong phú.
4
Các yếu tố tâm lý cá nhân và XH ảnh hưởng đến GT của NNH ở các mức
độ khác nhau. Trong đó, cảm nhận của NNH về vai trò, vị thế của họ trong GĐ
và XH là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thức GT của NNH, mối quan
hệ trong GĐ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nội dung GT, nhu cầu GT
của NNH, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức XH dành cho NNH ở
cụm dân cư hiện nay là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến đối tượng GT của
NNH.
Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp tâm lý để tăng cường GT cho

NNH ở Hà Nội thông qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong GĐ, nâng cao
hiệu quả hoạt động của tổ chức XH dành cho NNH ở cụm dân cư. Những kết
quả này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính
sách xã hội ở Việt Nam (đặc biệt là những chính sách về an sinh xã hội và
những chính sách về NNH) cũng như việc chăm sóc người nghỉ hưu ở nước ta
hiện nay.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU Ở HÀ NỘI
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM GIAO
TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về GT: Trong một thời gian dài, GT chưa được
nghiên cứu dưới góc độ khoa học tâm lí. Chỉ đến thế kỉ XX, GT mới được các
nhà tâm lí học thật sự quan tâm. Hiện nay, có thể phân những công trình nghiên
cứu GT theo những hướng sau: Hướng nghiên cứu coi GT là quá trình truyền
thông tin; Hướng coi GT là một dạng, một loại hình của hoạt động; Hướng coi
GT là phạm trù tương đối độc lập với phạm trù hoạt động.
1.1.1.2. Nghiên cứu về GT của NNH: Có nhiều công trình nghiên cứu về
NNH và GT của NNH, nhưng nghiên cứu tổng thể về ĐĐGT của NNH chưa có
và nghiên cứu về giao tiếp của NNH trong các tổ chức được rất ít tác giả quan
5
tâm. Có thể kể ra một số hướng sau đây: Nghiên cứu về NCGT của NNH;
Nghiên cứu về đối tượng GT của NNH; Nghiên cứu về nội dung GT của NNH;
Nghiên cứu về hình thức GT của NNH.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
1.1.2.1.Nghiên cứu về GT: Trong nước, những nghiên cứu về GT được
bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Có 2 hướng nghiên cứu chủ yếu:
Hướng nghiên cứu lý luận về GT và hướng nghiên cứu ứng dụng trong một số
lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp.
1.1.2.2. Nghiên cứu về GT của NNH: Ở nước ta chủ yếu là các nghiên

cứu của các nhà y học và xã hội học về người cao tuổi, những nghiên cứu về
GT của NNH chỉ được đề cập lẻ tẻ, đan xen trong các nghiên cứu về người cao
tuổi. Có thể kể ra một số hướng sau đây: Nghiên cứu về NCGT của NNH;
Nghiên cứu về đối tượng GT của NNH; Nghiên cứu về nội dung GT của NNH;
Nghiên cứu về hình thức GT của NNH. Hầu như chưa có công trình nào nghiên
cứu dưới góc độ tâm lý học về ĐĐGT của NNH.
Quan điểm tiếp cận về đặc điểm GT: Trong nghiên cứu này chúng tôi
nghiên cứu đặc điểm GT của NNH theo quan điểm của A.N. Leonchiev coi GT
là một dạng, một loại hình của hoạt động, có kế thừa quan điểm của B.Ph.
Lomov về tính đồng chủ thể trong giao tiếp.
1.2. LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỈ
HƯU
1.2.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người nhằm vận
hành các quan hệ xã hội, được các chủ thể thực hiện với đối tượng, nhu cầu,
mục đích, nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện xác định.
1.2.2. Các cấu thành của GT: Từ khái niệm GT, có thể thấy các thành
phần của GT bao gồm: Chủ thể và đối tượng GT, nhu cầu GT, mục đích GT,
nội dung GT, hoàn cảnh, thời gian GT, hình thức GT, phương tiện GT.
6
1.2.3 Người nghỉ hưu
1.2.3.1. Khái niệm NNH: NNH là những người lao động đã tham gia đóng
bảo hiểm XH, phần lớn có tuổi đời từ 55 tuổi trở lên đối với phụ nữ, 60 tuổi trở
lên đối với nam và có đủ thời gian công tác theo quy định của pháp luật; hiện
tại, không tham gia công tác chính thức tại các cơ quan Nhà nước hoặc lực
lượng vũ trang và đang hưởng chế độ hưu trí của Nhà nước.
1.2.3.2. Một số đặc điểm tâm lý của NNH: NNH thuộc nhóm người cao
tuổi và họ có những nét tâm lý đặc trưng của người cao tuổi như ưa sự ổn định,
hướng về cội nguồn, yếu tố lễ nghi, tôn ti trật tự, hiếu hoà trong GT…Ngoài ra,
NNH còn có những đặc điểm tâm lý riêng do sự thay đổi hoạt động, vị thế, vai

trò xã hội, quan hệ xã hội.
1.2.3.3. Các hoạt động chủ yếu của NNH: Do đã nghỉ công tác chính thức
nên NNH có một số hoạt động chính như: Hoạt động chăm sóc GĐ, con cháu,
tham gia các hoạt động XH, hoạt động học tập, hoạt động chăm sóc, rèn luyện
sức khoẻ, các hoạt động hướng về quê hương, dòng họ, các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo.
1.2.4. Đặc điểm giao tiếp của NNH
1.2.4.1. Giao tiếp của NNH: Giao tiếp của NNH là sự tiếp xúc tâm lý giữa
những người lao động đã đóng góp bảo hiểm XH, không còn tham gia công tác
chính thức, hiện đang hưởng chế độ hưu trí với người khác nhằm vận hành các
quan hệ xã hội, được các chủ thể thực hiện với đối tượng, nhu cầu, mục đích,
nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện xác định.
1.2.4.2. Đặc điểm GT của NNH: ĐĐGT của NNH là những nét riêng,
đặc trưng, nổi bật của sự tiếp xúc tâm lý giữa những người lao động đã đóng
góp bảo hiểm XH, không còn tham gia công tác chính thức, hiện đang hưởng
chế độ hưu trí với người khác nhằm vận hành các quan hệ xã hội, được các
chủ thể thực hiện với đối tượng, nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức,
phương tiện, điều kiện xác định.
1.2.4.3. Biểu hiện đặc điểm GT của NNH: Luận án coi GT có những cấu
thành, trong mỗi cấu thành đó có những nét riêng, đặc trưng, nổi bật và chỉ
7
những nét riêng, đặc trưng, nổi bật đó được coi là ĐĐGT. Luận án tìm hiểu
ĐĐGT của NNH thể hiện qua biểu hiện đặc điểm (những nét nổi bật, đặc trưng,
riêng biệt) của các cấu thành sau: Đặc điểm đối tượng (chủ thể) GT của NNH;
Đặc điểm nhu cầu GT của NNH; Đặc điểm nội dung GT của NNH; Đặc điểm
hình thức GT của NNH.Luận án lựa chọn bốn thành tố này để tìm hiểu về
ĐĐGT của NNH ở Hà Nội vì đây là bốn vấn đề cơ bản, quan trọng cấu thành
giao tiếp.
a) Đặc điểm đối tượng (chủ thể) giao tiếp của NNH được tìm hiểu qua mức
độ GT của NNH với ba nhóm đối tượng: Những người thân trong GĐ

(Vợ/chồng, các con, các cháu, bố mẹ, bà con họ hàng), nhóm bạn bè và cộng
đồng dân cư khu vực sinh sống của NNH (hàng xóm, bạn hưu, bạn đồng
nghiệp ), các nhóm, tổ chức XH mà NNH tham gia (Chi bộ Đảng, Hội NCT,
Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh…).
b) Đặc điểm NCGT của NNH thể hiện ở 5 nhóm NC: NC chia sẻ, tâm sự,
NC trao đổi (TĐ) thông tin, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, NC tâm linh,
nhu cầu hoạt động (HĐ) cộng đồng, NC được tôn trọng, đóng góp ý kiến .
c) Đặc điểm nội dung GT của NNH được tìm hiểu thể hiện ở 5 khía cạnh:
Các vấn đề về sức khoẻ; các vấn đề trong cuộc sống gia đình, cá nhân; các vấn
đề họ hàng, quê hương, tâm linh; các vấn đề văn hoá, văn nghệ, chính trị, kinh
tế, xã hội; việc học tập, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ.
d)Đặc điểm hình thức GT của NNH được tìm hiểu thể hiện qua 2 hình thức
GT trực tiếp và GT gián tiếp.
1.2.5. Đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội
1.2.5.1. Một vài nét về người nghỉ hưu ở Hà Nội
Người nghỉ hưu ở Hà Nội ngoài những đặc điểm chung (đã được trình bày
tại phần 1.2.3.2) còn có một số đặc điểm riêng như: đa dạng về thành phần xuất
thân, nhiều người nghỉ hưu có trình độ học vấn cao, đã từng giữ những cương
vị công tác cao của Đảng và Nhà nước trước khi nghỉ hưu, họ đã tham gia vào
nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thành phố, có sự am
hiểu về các lĩnh vực văn hóa, xã hội rộng. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng nhiều
8
NNH ở Hà Nội vẫn tiếp tục làm việc và tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
tiếp tục có những đóng góp nhất định cho xã hội.
1.2.5.2. Khái niệm giao tiếp và đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội
- Giao tiếp của NNH ở Hà Nội là sự tiếp xúc tâm lý giữa những người lao
động đã đóng góp bảo hiểm XH, không còn tham gia công tác chính thức, hiện
đang hưởng chế độ hưu trí ở Hà Nội với người khác nhằm vận hành các quan
hệ xã hội, được các chủ thể thực hiện với đối tượng, nhu cầu, mục đích, nội
dung, hình thức, phương tiện, điều kiện xác định.

- Đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội là những nét riêng, đặc trưng, nổi bật
của sự tiếp xúc tâm lý giữa những người lao động đã đóng góp bảo hiểm XH,
không còn tham gia công tác chính thức, hiện đang hưởng chế độ hưu trí ở Hà
Nội với người khác nhằm vận hành các quan hệ xã hội, được các chủ thể thực
hiện với đối tượng, nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức, phương tiện, điều
kiện xác định.
1.2.5.3. Biểu hiện đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội
NNH ở Hà Nội là một nhóm của NNH. Biểu hiện đặc điểm GT của NNH ở
Hà Nội cũng gồm những biểu hiện như biểu hiện đặc điểm GT của NNH đã
trình bày tại mục 1.2.4.3. Cho nên, đây cũng chính là khung lý luận để triển
khai nghiên cứu đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội
1.2.5.4. Tiêu chí và mức độ biểu hiện đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội
a) Tiêu chí đánh giá: Các nội dung/ khía cạnh trong GT của NNH ở Hà
Nội được coi là đặc điểm khi nó thỏa mãn tiêu chí về tính riêng biệt, đặc trưng,
nổi bật. Tính riêng biệt, đặc trưng, nổi bật được đánh giá theo 5 mức độ như
sau: Mức rất thấp, mức thấp, mức trung bình, mức khá, mức cao.
b) Mức độ và cách đánh giá: Dựa vào tiêu chí đánh giá trên đây, các biểu
hiện đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội được đánh giá theo 5 mức độ. Bên cạnh
đó, còn sử dụng điểm trung bình của thang đo trong bảng hỏi để đánh giá mức
9
độ biểu hiện đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội, đây là tiêu chí đánh giá định
lượng các mức độ biểu hiện đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội.
1.2.6. Các yếu tố tác động đến đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội
Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐGTcủa NNH là các yếu tố cá nhân (Tính
cách, cảm nhận của NNH về vai trò, vị thế của họ trong gia đình và xã hội) và
các yếu tố xã hội (mối quan hệ trong gia đình NNH, cách thức tổ chức hoạt
động của các tổ chức XH dành cho NNH ở cụm dân cư hiện nay).
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU Ở HÀ NỘI

2.1.TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1.1. KHÁCH THỂ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1.1. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể tham gia quá trình khảo sát: 305 NNH. Trong đó: Điều
tra thử: 45 người; Điều tra chính thức: 305 người; Phỏng vấn sâu: 15 người;
Nghiên cứu trường hợp: 3 người (Trong đó: 1 người là cán bộ cao cấp, 1 người
là cán bộ thường và 1người là bộ đội chuyển ngành về hưu). Số người điều tra
thử cũng là những khách thể tiếp tục tham gia điều tra chính thức. Số người
phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp cũng được lựa chọn từ những khách thể
tham gia trong lần khảo sát chính thức.
2.1.1.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những NNH hiện đang sống trên các quận
Thanh Xuân, Ba Đình, Hà Đông, Long Biên và huyện Từ Liêm thuộc Hà Nội.
2.1.2. CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện gồm các giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lý luận; Giai
đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu; Giai đoạn khảo sát thử; Giai đoạn điều tra
chính thức; Giai đoạn phân tích dữ liệu và viết luận án. Mỗi giai đoạn có mục
đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau.
10
2.1.2.1.Giai đoạn nghiên cứu lý luận: Nhằm tổng quan lịch sử nghiên
cứu GT của NNH và xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đặc điểm GT của
NNH.
2.1.2.2.Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu: Nhằm hình thành các
công cụ nghiên cứu (bảng hỏi và đề cương phỏng vấn sâu).Cách thức tiến
hành: Sử dụng 4 nguồn tư liệu: tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước;
lấy ý kiến chuyên gia; khảo sát thăm dò trên chính đối tượng là NNH ở Hà
Nội. Nội dung bảng hỏi: gồm 6 phần (1) Đối tượng GT; (2) Nhu cầu GT; (3)
Nội dung GT; (4) Hình thức GT; (5) Các yếu tố ảnh hưởng; (6) Thông tin tìm
hiểu khách thể nghiên cứu.
2.1.2.3. Giai đoạn điều tra thử : Nhằm xác định sự phù hợp và độ tin cậy

của bảng hỏi để qua đó tiến hành chỉnh sửa các câu hỏi chưa đạt yêu cầu. Cách
thức tiến hành: sử dụng bảng hỏi cá nhân sơ bộ đã được thiết kế ở giai đoạn
trên cùng phương pháp thống kê toán học để tính toán độ tin cậy và giá trị của
thang đo. Kết quả phân tích cho thấy đa số các thang đo trong bảng hỏi có độ
tin cậy tương đối cao nên sự chỉnh sửa là không đáng kể. Trên thực tế, luận án
đã chỉnh sửa một số mệnh đề để thể hiện rõ hơn nội dung định hỏi. Đó là những
mệnh đề mà khi hỏi thử, người trả lời thấy khó hiểu, đề nghị giải thích thêm.
Sau khi chỉnh sửa, trong khảo sát chính thức, người trả lời không gặp những
khó khăn trong việc hiểu các câu hỏi này.
2.1.2.4. Giai đoạn điều tra chính thức: Nhằm tìm hiểu thực trạng đặc
điểm GT của NNH và các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm GT của NNH. Giai
đoạn này sử dụng phiếu điều tra đã được hoàn thiện, chỉnh sửa sau khi điều tra
thử và đề cương phỏng vấn sâu để khảo sát trên diện rộng (305 NNH).
2.1.2.5. Giai đoạn xử lý tài liệu và viết luận án: Nhằm hình thành và hệ
thống các bảng kết quả làm cơ sở cho việc phân tích số liệu, viết và hoàn thiện
luận án.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
Nghiên cứu lý luận nhằm: Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến vấn đề giao tiếp; Tổng quan các nghiên cứu đi trước của các tác giả trong
11
nước và ngoài nước về vấn đề giao tiếp. Từ việc phân tích các quan điểm tiếp
cận khi nghiên cứu giao tiếp, xác lập quan điểm tiếp cận chủ đạo trong nghiên
cứu đặc điểm giao tiếp của NNH. Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử
dụng làm phương pháp chính cho giai đoạn này.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
Quá trình nghiên cứu thực tiễn đã sử dụng các phương pháp sau: PP điều
tra bằng bảng hỏi, PP chuyên gia, PP phỏng vấn sâu cá nhân, PP quan sát, PP
phân tích sản phẩm hoạt động, PP nghiên cứu trường hợp, PP xử lý số liệu bằng
thống kê toán học.
Các phương pháp: Phỏng vấn sâu cá nhân, quan sát, nghiên cứu sản phẩm

hoạt động, nghiên cứu trường hợp được sử dụng nhằm khai thác, tìm hiểu, bổ
sung và làm rõ hơn đặc điểm GT và những yếu tố tác động đến đặc điểm GT của
NNH ở Hà Nội mà PP điều tra bằng bảng hỏi chưa làm rõ hoặc chưa đề cập đến.
PP xử lý số liệu bằng thống kê toán học được sử dụng: Phân tích định tính
(phỏng vấn sâu; quan sát; phân tích chân dung tâm lý, nghiên cứu sản phẩm
hoạt động); phân tích định lượng (thống kê mô tả, thống kê suy luận – so sánh,
tương quan nhị biến, hồi quy tuyến tính).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU Ở HÀ NỘI
3.1 THỰC TRẠNG ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỈ
HƯU Ở HN
3.1.1. Thực trạng chung: Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau về thực trạng đặc điểm giao tiếp của NNH ở Hà Nội:
Đặc điểm nhu cầu giao tiếp: NCGT của NNH ở Hà Nội ở mức cao.
Trong đó nổi lên là nhóm NC tâm linh, NC được tôn trọng, được đóng góp ý
kiến, NC trao đổi thông tin, NC hoạt động cộng đồng (tham gia công tác xã
hội).
12
Đặc điểm đối tượng giao tiếp: Đối tượng GT của NNH ở Hà Nội chủ
yếu là với những người thân trong GĐ và với những người quen biết cũ (bạn
bè, hàng xóm).
Đặc điểm nội dung giao tiếp: Nội dung GT của NNH ở Hà Nội trong diện
đựợc khảo sát chủ yếu về sức khỏe, các vấn đề về họ hàng, quê hương, tâm
linh, cuộc sống GĐ, cá nhân.
Đặc điểm hình thức giao tiếp: Hình thức GT của NNH trong diện được
khảo sát khá phong phú. Bên cạnh việc thường xuyên GT với người thân trong
GĐ thì NNH cũng thường GT xem tivi, nghe đài, GT qua điện thoại và GT tâm
linh với người đã khuất thông qua hình thức thắp hương cầu nguyện tại gia
đình. NNH ở Hà Nội ít sử dụng internet làm phương tiện giao tiếp của họ.
3.1.2. Thực trạng đặc điểm nhu cầu giao tiếp của NNH ở Hà Nội

Biểu đồ 3.1: Nhu cầu giao tiếp của NNH ở Hà Nội
Kết quả nghiên cứu thể hiện tại biểu đồ 3.1 cho thấy, điểm trung bình
(ĐTB) của toàn thang đo về NCGT của NNH là 4,28/5. Đây là một mức điểm
cao, thể hiện nhu cầu giao tiếp của NNH ở Hà Nội trong nghiên cứu là cao.
Theo kết quả khảo sát, nhóm NC được tôn trọng, đóng góp ý kiến của NNH có
ĐTB cao nhất trong năm nhóm NC (4,44 điểm). Tiếp theo đó là nhóm NC tâm
linh (4,42 điểm), nhóm NC trao đổi thông tin, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm
(4,34 điểm), nhóm NC tham gia hoạt động cộng đồng (4,18 điểm), cuối cùng là
13
nhóm NC chia sẻ, tâm sự (4,07 điểm). Điều đó cho thấy, tuy đã về hưu nhưng
NCGT của NNH với người khác vẫn là NC cấp thiết đối với họ.
Các biểu hiện cụ thể về NCGT của NNH ở Hà Nội như sau: Những biểu
hiện của NCGT của NNH có điểm trung bình cao nhất là mong muốn được
đóng góp cúng giỗ, chăm sóc, tu tạo phần mộ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những
người thân đã khuất (4,80 điểm), tiếp theo là NC được đóng góp ý kiến cho con
cháu (4,71 điểm), nhu cầu được giúp đỡ các con, chăm sóc các cháu (4,69
điểm) và NC được trò chuyện, chia sẻ với các con, cháu (4,68 điểm). NC được
tham gia các công việc của quê hương, dòng họ của NNH cũng có điểm trung
bình rất cao (4,65 điểm), NC chia sẻ với bạn bè kiến thức để bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ (4,58 điểm), NC được nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
trong nước (4,52 điểm) và mong muốn được các con cháu tôn trọng hỏi ý kiến
(4,56 điểm).
Những biểu hiện NCGT của NNH có điểm trung bình thấp nhất trong
nhóm các NCGT là NC đi lễ chùa nhà thờ (3,91 điểm), NC tiếp xúc với người
trẻ tuổi để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn (3,74 điểm), NC
tham gia câu lạc bộ thơ văn, nhạc hoạ (3,60 điểm). Các yếu tố chức vụ công tác
trước khi nghỉ hưu, giới tính, thời gian nghỉ hưu có ảnh hưởng đến nhu cầu GT
của NNH.
3.1.3. Thực trạng đặc điểm đối tượng giao tiếp của NNH ở Hà Nội
Kết quả nghiên cứu thể hiện tại biểu đồ 3.2 cho thấy, mức độ GT của NNH

với những người thân trong gia đình (GĐ) có số ĐTB cao nhất (4,37 điểm), tiếp
theo là nhóm bạn bè và cộng đồng dân cư khu vực sinh sống của NNH (3,31
điểm), các nhóm, tổ chức xã hội (XH) mà NNH tham gia có số điểm trung bình
thấp nhất (2,44 điểm).
14
Biểu đồ 3.2: Đối tượng giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội
Có thể thấy, NNH GT rất thường xuyên với những người thân trong gia
đình, họ thỉnh thoảng GT với bạn bè, cộng đồng dân cư khu vực sinh sống và ít
tham gia sinh hoạt ở các nhóm, tổ chức xã hội dành cho NNH. Các tổ chức, mà
NNH tham gia nhiều hơn cả là Hội người cao tuổi (NCT).Theo ý kiến của nhiều
NNH, các tổ chức xã hội dành cho NNH nhiều khi sinh hoạt còn mang tính hình
thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa đáp ứng được nhu cầu của NNH.
3.1.4. Thực trạng đặc điểm nội dung giao tiếp của NNH ở Hà Nội
Biểu đồ 3.3: Nội dung giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội
Kết quả khảo sát thể hiện tại biểu đồ 3.3 cho thấy, đối với NNH, các vấn
đề về sức khỏe được NNH quan tâm, chia sẻ với người khác thường xuyên nhất
(ĐTB: 4,31). Các vấn đề về họ hàng, quê hương, tâm linh và các vấn đề trong
15
cuộc sống gia đình, cá nhân cũng được NNH quan tâm và trao đổi ở mức khá
thường xuyên với số điểm trung bình lần lượt là 4,07 và 3,91 điểm. Các vấn đề
văn hóa, văn nghệ, chính trị, kinh tế, xã hội được NNH ở Hà Nội trao đổi với
mức độ khá thường xuyên (ĐTB: 3,60). Những NNH ở Hà Nội trong diện được
khảo sát học tập, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, chính sách của Đảng và Nhà
nước khá thường xuyên (ĐTB: 3,41).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, NNH ở Hà Nội trong diện khảo sát
quan tâm đến việc học tập, mở rộng kiến thức của bản thân và trao đổi các chế
độ, chính sách của Nhà nước đối với NCT và NNH ở mức độ cao hơn so với
việc tiếp tục sử dụng hoặc trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và trao đổi các chủ
trương, chính sách của Đảng nói chung. Việc tiếp tục sử dụng hoặc trao đổi
chuyên môn nghiệp vụ của NNH ở Hà Nội trong diện khảo sát ở mức độ thấp

nhất (ĐTB: 2,95).Điều này cho thấy, đối với NNH, các vấn đề thiết thực liên
quan trực tiếp đến bản thân và gia đình ở thời điểm hiện tại (sức khoẻ, gia đình,
họ hàng…) được họ quan tâm nhiều hơn các vấn đề khác và khi đã về hưu thì
việc tiếp tục sử dụng và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ của họ không nhiều.
- Các yếu tố giới tính, trình độ chuyên môn, chức vụ trước khi nghỉ hưu có
ảnh hưởng đến nội dung GT của NNH.
3.1.5. Thực trạng đặc điểm hình thức giao tiếp của NNH ở Hà Nội
Kết quả thể hiện qua biểu đồ 3.4 cho thấy, trong cuộc sống hàng ngày hình
thức GT trực tiếp chủ yếu của NNH là trò chuyện với vợ/ chồng và các con
cháu (ĐTB: 4,37) và gặp gỡ bạn bè (ĐTB: 3,31).
Những hình thức GT gián tiếp thường xuyên của NNH là xem tivi (ĐTB:
4,36), GT qua ĐT (ĐTB: 4,29), nghe đài (ĐTB: 3,77), GT với thần linh, người
đã khuất thông qua việc thắp hương cầu nguyện tại GĐ (ĐTB: 4,11).
16
Biểu đồ 3.4: Hình thức giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội
Hàng ngày, NNH ở Hà Nội thỉnh thoảng đọc sách báo (ĐTB: 2,77) và
thỉnh thoảng sang nhà hàng xóm chơi (ĐTB: 2,73). Dường như ở Hà Nội, lối
sống khá khép kín đã hạn chế việc mọi người sang nhà nhau chơi.
Hình thức giao tiếp tâm linh với các thần linh thông qua việc đi lễ chùa
không được nhiều NNH chú trọng (ĐTB: 3,15).NNH ở Hà Nội trong diện được
khảo sát ít đi tham quan du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đa số NNH
ở Hà Nội ít sử dụng internet.
- Các yếu tố giới tính, chức vụ công tác trước khi nghỉ hưu, trình độ học
vấn có ảnh hưởng đến hình thức GT của NNH
3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI
NGHỈ HƯU Ở HÀ NỘI VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
3.2.1. Mối tương quan giữa đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội với các
yếu tố cá nhân
3.2.1.1. Cảm nhận NNH ở Hà Nội về vai trò, vị thế của họ trong gia
đình, xã hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cảm nhận của NNH ở Hà Nội về vai trò, vị
trí của bản thân trong gia đình và xã hội có mối tương quan thuận với đặc điểm
giao tiếp của họ. Cụ thể, cảm nhận của NNH về vai trò, vị thế của họ trong GĐ
và XH có tương quan thuận mạnh với nội dung GT (r = 0,615; p < 0,01), tương
17
quan tương đối mạnh với NCGT (r = 0,436; p < 0,01), hình thức GT (r = 0,319;
p < 0,01), đối tượng giao tiếp (r = 0,303; p< 0,01). Trong các mối quan hệ này
thì mối tương quan với nội dung giao tiếp có quan hệ mạnh nhất so với tất cả
các yếu tố còn lại. Từ kết quả nghiên cứu cho phép nhận định, đối với những
NNH có cảm nhận tích cực về vai trò, vị thế của bản thân trong GĐ và XH thì
họ có thái độ vui vẻ, thoải mái khi GT với người khác, có NC tiếp xúc, trao đổi
với mọi người nhiều hơn, tích cực tham gia các hoạt động XH, mở rộng quan
hệ hơn. Nội dung, hình thức GT cũng phong phú, đa dạng hơn. Ngược lại, nếu
NNH có cảm nhận tiêu cực về vai trò, vị thế của họ trong GĐ và XH, họ ít có
NC tiếp xúc, trao đổi với mọi người hơn, ít tham gia các hoạt động XH từ đó
dẫn đến nội dung GT cũng nghèo nàn hơn.
3.2.1.2. Tính cách hướng nội, hướng ngoại
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính cách của NNH có tương quan thuận
với đặc điểm giao tiếp của họ. Cụ thể, tính cách hướng nội, hướng ngoại của
NNH có tương quan thuận mạnh nhất với đối tượng GT (r = 0,550; p < 0,01),
tương quan tương đối mạnh với NCGT (r = 0,307; p < 0,05), tương quan yếu
với nội dung GT (r = 0,140; p < 0,01) và hình thức GT (r = 0,163, p < 0,05).
Trong các mối tương quan này thì hệ số tương quan giữa tính cách hướng
nội, hướng ngoại với đối tượng giao tiếp, NCGT là tương đối mạnh, với nội
dung GT ở mức độ trung bình và với hình thức GT ở mức độ tương đối yếu.
Điều này có nghĩa, với những người có tính cách hướng ngoại cởi mở thì đối
tượng, nhu cầu GT của họ cao hơn, nội dung GT của họ phong phú, đa dạng
hơn những người khác.
3.2.2. Mối tương quan giữa đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội với các
yếu tố xã hội

3.2.2.1. Mối quan hệ trong gia đình NNH ở Hà Nội
Xét về mối tương quan của yếu tố quan hệ trong GĐ NNH ở Hà Nội với
các biểu hiện của đặc điểm GT họ thấy rằng yếu tố này có tương quan thuận với
các khía cạnh biểu hiện đặc điểm GT của họ.Cụ thể, yếu tố này có tương quan
thuận mạnh nhất với nội dung GT (r = 0,655; p <0,01), sau đó với NCGT (r =
18
0,530; p <0,01), tương quan thuận, tương đối mạnh với hình thức GT (r =
0,397; p <0,01) và đối tượng GT (r = 0,363; p< 0,01; p <0,01). Như vậy, mối
quan hệ trong GĐ NNH có tương quan mạnh nhất với nội dung GT của NNH
và tương quan yếu nhất với đối tượng GT của NNH.
Kết quả này cho thấy, những NNH có mối quan hệ gia đình hoà thuận thì
nội dung những vấn đề trao đổi giữa NNH với người khác phong phú, đa dạng
hơn, nhu cầu giao tiếp của NNH cao hơn, đối tượng giao tiếp đựợc mở rộng
hơn, hình thức giao tiếp sẽ đa dạng hơn. Ngược lại, nếu các mối quan hệ trong
gia đình NNH không hoà thuận thì nhu cầu giao tiếp của NNH sẽ thấp hơn, đối
tượng giao tiếp hạn chế, nội dung và hình thức giao tiếp cũng hạn chế hơn.
3.2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức xã hội dành cho
người nghỉ hưu ở cụm dân cư hiện nay
Xét về mối tương quan giữa yếu tố cách thức tổ chức hoạt động của các tổ
chức XH dành cho NNH ở cụm dân cư hiện nay với các biểu hiện của đặc điểm
GT của NNH ở Hà Nội thấy rằng, yếu tố này có tương quan thuận với đặc
điểm GT của họ. Cụ thể, yếu tố này có tương quan thuận mạnh với đối tượng
GT (r = 0.584; p < 0,01), tương quan ở mức trung bình với NCGT (r = 0,253 ; p
<0,05), hình thức GT (r = 0,204 ; p <0,01) và tương quan yếu với nội dung GT
(r = 0,147; p <0,01). Tất cả các tương quan này đều có ý nghĩa về mặt thống kê,
tuy nhiên mức độ tương quan với nhu cầu, nội dung, hình thức GT là không
mạnh. Kết quả này cho thấy, các tổ chức xã hội dành cho NNH ở khu dân cư
hiện tại chưa có ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu, nội dung, hình thức giao tiếp của
NNH. Có thể khi nghỉ hưu, các mối quan hệ của phần lớn NNH tập trung chủ
yếu vào gia đình, bạn bè ở khu dân cư (trong các nhóm không chính thức) hơn

là ở các nhóm chính thức. Hoạt động của các tổ chức XH dành cho NNH chưa
đáp ứng được nhu cầu của đông đảo NNH nên chưa thu hút được nhiều NNH
tham gia.
3.2.3. Mức độ tác động của các yếu tố đến đặc điểm giao tiếp của NNH
ở Hà Nội
19
Kết quả thu được cho thấy, yếu tố có mức độ tác động mạnh nhất đến nhu
cầu GT của NNH ở Hà Nội là yếu tố mối quan hệ trong GĐ NNH, yếu tố có
mức độ tác động mạnh nhất đến đối tượng GT của NNH ở Hà Nội là yếu tố
đánh giá của NNH về các tổ chức xã hội dành cho NNH , yếu tố có tác động
mạnh nhất đến nội dung GT của NNH ở Hà Nội là mối quan hệ trong GĐ
NNH, yếu tố có tác động mạnh nhất đến hình thức GT của NNH ở Hà Nội là
cảm nhận của NNH về vai trò, vị thế của họ trong GĐ và XH.Cụ thể, với R
2
=
0,767, những thay đổi trong nhận thức của NNH về vai trò, vị thế của họ trong
GĐ và XH dự báo 76,7 % sự biến thiên của hình thức GT của NNH ở Hà Nội ,
với R
2
= 0,341 những thay đổi trong cách thức tổ chức hoạt động của các tổ
chức XH dành cho NNH ở cụm dân cư hiện nay dự báo 34,1 % sự biến thiên
của đối tượng GT của NNH ở Hà Nội , với R
2
= 0,731 những thay đổi trong
quan hệ giữa các thành viên trong GĐ dự báo 73,1 % sự biến thiên của nội
dung GT của NNH ở Hà Nội, với R
2
= 0,280 những thay đổi trong quan hệ giữa
các thành viên trong GĐ dự báo 28% sự biến thiên của nhu cầu GT của NNH ở
Hà Nội .

Sự kết hợp của bốn yếu tố chủ quan và khách quan thành yếu tố tổng hợp
có tác động mạnh nhất đến hình thức GT của NNH ở Hà Nội với R
2
= 0,771,
p< 0,001 tổng hợp các yếu tố này dự báo 77,1 % sự biến thiên của hình thức
GT. Tiếp theo, với R
2
= 0,451, p< 0,001 tổng hợp các yếu tố này dự báo 45,1 %
sự biến thiên của đối tượng GT. Với R
2
= 0,756, p< 0,001 tổng hợp các yếu tố
này dự báo 75,6 % sự biến thiên của nội dung GT. Với R
2
= 0,336, p< 0,001
tổng hợp các yếu tố này dự báo 33,6 % sự biến thiên của nhu cầu GT. Điều này
có nghĩa là nếu có sự tác động đồng thời tất cả các yếu tố chủ quan và khách
quan như mối quan hệ giữa các thành viên trong GĐ, cảm nhận về vai trò, vị
thế của bản thân trong GĐ và XH, tính cách, cách thức tổ chức hoạt động của
các tổ chức XH dành cho NNH ở cụm dân cư hiện nay thì các biểu hiện của
đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội (nhu cầu GT, đối tượng GT, nội dung GT,
hình thức GT) sẽ theo hướng tích cực. Mặt khác, tổng hợp tất cả các yếu tố chủ
quan và khách quan có mức độ ảnh hưởng đến đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội
20
mạnh hơn so với trường hợp chỉ tác động từng yếu tố độc lập. Số liệu thu được
qua khảo sát thực trạng đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội nêu trên đã gợi mở,
định hướng cho chúng tôi nêu ra những biện pháp tâm lý tăng cường giao tiếp
cho NNH ở Hà Nội.
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÂM LÝ TĂNG CƯỜNG GIAO TIẾP
CHO NGƯỜI NGHỈ HƯU Ở HÀ NỘI
3.3.1. Biện pháp tăng cường giao tiếp cho NNH qua nhận thức:

Chuẩn bị tinh thần cho người sắp nghỉ hưu để họ có tâm thế sẵn sàng đón
nhận việc nghỉ hưu và thoải mái khi nghỉ hưu.Thông qua sách báo, phim ảnh,
có các chuyên gia tâm lý giúp họ hiểu hơn về những đặc điểm tâm lý lứa
tuổi, về những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp này. Cung
cấp tài liệu dưới nhiều hình thức cho những người chuẩn bị nghỉ hưu về các
chính sách, chế độ dành cho NNH. Tổ chức các lớp học dành cho NNH để họ
tự nguyện tham gia theo nhu cầu và sở thích cá nhân. Cung cấp thông tin về
những việc làm tình nguyện phù hợp để NNH có thể được tiếp tục làm việc,
hoà nhập và cống hiến cho xã hội giúp họ tự tin hơn, tránh được cảm giác bị
cô lập, tách rời khỏi cuộc sống xã hội.
3.3.2. Biện pháp cải thiện mối quan hệ trong gia đình: Xây dựng cuộc
sống GĐ hòa thuận, có nền nếp: cha mẹ yêu thương, dạy bảo, truyền đạt cho con
cái những kinh nghiệm trong cuộc sống, xã hội; con cái kính trọng, hỏi ý kiến
cha mẹ về những vấn đề cần thiết trong cuộc sống, tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của cha mẹ. Các thành viên sống có trách nhiệm với bản thân và GĐ, cùng nhau
góp sức xây dựng cuộc sống vật chất ổn định cho GĐ mình. Cần có sự thông
cảm, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong GĐ. Các thành viên
trong GĐ cần được giáo dục, trang bị kiến thức để có thể hiểu biết hơn về đặc
điểm tâm lý của NCT để cư xử đúng mực, khéo léo hơn với NCT trong GĐ.
Việc các thành viên GĐ thường xuyên nói chuyện, chia sẻ cởi mở, chăm sóc lẫn
nhau về vật chất cũng như tinh thần, khi khoẻ mạnh và những lúc ốm đau sẽ
giúp mọi người trong GĐ giải toả được những căng thẳng, vướng mắc trong
cuộc sống hàng ngày, giúp họ vui vẻ và khoẻ mạnh hơn.
21
3.3.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội
dành cho NNH: Các tổ chức cần có các hoạt động đa dạng, phong phú giúp các
thành viên của Hội gần gũi, cởi mở với nhau hơn; Cần xây dựng, tổ chức các
buổi thảo luận hàng tuần theo các đề tài khác nhau, phù hợp với nhu cầu của
NNH tại các địa điểm thích hợp; Tạo điều kiện về địa điểm, thời gian và không
gian thích hợp để NNH có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt giải trí phong

phú, đa dạng .
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
1.1. Giao tiếp của NNH ở Hà Nội là sự tiếp xúc tâm lý giữa những người
lao động đã đóng góp bảo hiểm XH, không còn tham gia công tác chính thức,
hiện đang hưởng chế độ hưu trí ở Hà Nội với người khác nhằm vận hành các
quan hệ xã hội, được các chủ thể thực hiện với đối tượng, nhu cầu, mục đích,
nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện xác định.
Đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội là những nét riêng, đặc trưng, nổi bật của
sự tiếp xúc tâm lý giữa những người lao động đã đóng góp bảo hiểm XH, không
còn tham gia công tác chính thức, hiện đang hưởng chế độ hưu trí ở Hà Nội với
người khác nhằm vận hành các quan hệ xã hội, được các chủ thể thực hiện với đối
tượng, nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện xác định.
Đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội được phân tích qua bốn khía cạnh biểu
hiện: Đặc điểm đối tượng (chủ thể) GT của NNH; Đặc điểm nhu cầu GT của
NNH; Đặc điểm nội dung GT của NNH; Đặc điểm hình thức GT của NNH.
Đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội được đánh giá theo tiêu chí tính riêng
biệt, đặc trưng, nổi bật trong GT của NNH (tính phổ biến) với năm mức độ:
Mức rất thấp, mức thấp, mức trung bình, mức khá và mức cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội gồm các yếu
tố tâm lý cá nhân (Tính cách (hướng nội, hướng ngoại), cảm nhận của NNH về
vai trò, vị thế của họ trong GĐ và XH), các yếu tố XH (Mối quan hệ trong GĐ
22
NNH, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức XH dành cho NNH ở cụm
dân cư hiện nay)
1.2. Đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội:
- Về đặc điểm nhu cầu giao tiếp:NCGT của NNH ở Hà Nội ở mức cao,
trong đó nổi lên là NC tâm linh, NC trò chuyện, chia sẻ với người thân, NC
được tôn trọng, được đóng góp ý kiến và giúp đỡ con cháu, NC được chia sẻ
với bạn bè kiến thức để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, NC nắm bắt tình hình

kinh tế, chính trị, XH của đất nước, NC tham gia công tác xã hội.
- Về đặc điểm đối tượng giao tiếp: Đối tượng GT của NNH ở Hà Nội chủ
yếu là với những người thân trong GĐ và với những người quen biết cũ (bạn
bè, hàng xóm) đã hiểu nhau, có tính cách, sở thích phù hợp.
- Về đặc điểm nội dung giao tiếp: Đặc điểm nội dung GT của NNH ở Hà
Nội chủ yếu về các vấn đề sức khỏe, họ hàng, quê hương, tâm linh và các vấn
đề trong cuộc sống GĐ, cá nhân.
- Về đặc điểm hình thức giao tiếp: Hình thức GT của NNH trong diện
được khảo sát khá phong phú. Bên cạnh việc thường xuyên GT với người thân
trong GĐ thì NNH cũng thường xuyên xem tivi, nghe đài, GT qua điện thoại.
Họ cũng thường GT tâm linh với người đã khuất thông qua hình thức thắp
hương cầu nguyện tại GĐ. Phương tiện GT hiện đại như internet ít được NNH ở
Hà Nội sử dụng.
Các yếu tố giới tính, thời gian nghỉ hưu, chức vụ trước khi nghỉ hưu, học
vấn của NNH có ảnh hưởng đến đặc điểm GT của NNH ở Hà Nội.
1.3.Các biểu hiện của đặc điểm GT của NNH có mối tương quan chặt chẽ
với các yếu tố cá nhân và XH. Đó là các yếu tố cảm nhận của NNH về vai trò,
vị thế của họ trong GĐ và XH, tính cách (hướng nội, hướng ngoại) của NNH,
mối quan hệ trong GĐ NNH, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức XH
dành cho NNH ở cụm dân cư .
Có nhiều yếu tố cá nhân và XH khác nhau ảnh hưởng đến đặc điểm GT của
NNH ở Hà Nội. Trong đó, cảm nhận của NNH về vai trò, vị thế của họ trong
GĐ và XH là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thức GT của NNH ở Hà
23
Nội , mối quan hệ trong GĐ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nội dung
GT, nhu cầu GT của NNH ở Hà Nội, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ
chức XH dành cho NNH ở cụm dân cư hiện nay là yếu tố có ảnh hưởng mạnh
nhất đến đối tượng GT của NNH ở Hà Nội .
Sự kết hợp của tất cả các yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội có khả năng dự
báo mức độ thay đổi của các khía cạnh biểu hiện của đặc điểm GT của NNH ở

Hà Nội cao hơn so với từng yếu tố riêng lẻ.
1.4. Các biện pháp tâm lý được đề xuất với mục đích nhằm góp phần làm
cho NNH ở Hà Nội có những nhận thức tích cực khi nghỉ hưu, tạo mối quan hệ
hoà thuận trong GĐ NNH, nâng cao nội dung, chất lượng hoạt động của các tổ
chức XH dành cho NNH để tăng cường giao tiếp cho NNH ở Hà Nội.
1.5. Các nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện và có kết quả khẳng định
giả thuyết nghiên cứu đã đề ra.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Nhà nước
Để nâng cao tính tích cực GT của NNH rất cần có sự quan tâm, đầu tư của
Nhà nước, Nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa đến hoạt động của các tổ
chức xã hội dành cho NNH như có một phần kinh phí cho hoạt động của các tổ
chức này; Hỗ trợ tâm lý cho những người sắp nghỉ hưu bằng cách tạo cơ hội
giúp NNH làm quen với các tổ chức quần chúng của người cao tuổi, với các
sinh hoạt văn hoá, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi, có một số chương
trình dành cho người sắp nghỉ hưu nhằm trang bị cho người chuẩn bị nghỉ hưu
những tri thức và kỹ năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống khi nghỉ
hưu, tạo cơ hội việc làm phù hợp cho NNH; Cần đặt ra vấn đề học tập suốt đời
đối với người nghỉ hưu để mỗi người nghỉ hưu đều có thể lựa chọn cho mình
một hình thức học theo nhu cầu riêng để chống lão hoá như: Học để biết, học để
làm, học để chung sống và học để hoàn thiện mình;Bên cạnh đời sống tinh thần,
NNH còn cần những điều kiện vật chất tối thiểu, để giải quyết điều này cần phải
có các chính sách xã hội thoả đáng đối với NNH để nâng cao đời sống vật chất
cho họ.

×