Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.18 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008

107
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ
THE COMMUNICATION’S CHARACTERISTICS OF QUANGTRI
TEACHER COLLEGE’S STUDENTS

LÊ QUANG SƠN
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
NGUYỄN THỊ DIỄM
Học viên CH, khoá 2005-2007, Đại học Huế
Chuyên ngành: Tâm lý học

TÓM TẮT
Bài viết tập trung nghiên cứu các đặc điểm cơ bản trong giao tiếp của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị ở các mặt: cường độ nhu cầu, nội dung, kỹ
năng giao tiếp, và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tác động hoàn thiện giao
tiếp của sinh viên sư phạm với tư cách công cụ và phương tiện cơ bản trong hoạt
động của nhà giáo dục tương lai.
ABSTRACT
The article is concentrated on the characteristics of the Quang Tri Teachers
College students’ communication in the fields of communication’s need, content
and skills, and based on this – to propose the ways to perfect student’s
communication as the main mean in the future teacher’s works.

1. Đặt vấn đề
Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nó không những là
điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà
còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực
hoạt động.


Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là một bộ phận cấu thành hoạt động
sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên.
Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục.
Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và trò vào việc
đạt được các mục đích giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư
phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động tự chuẩn bị cho mình về năng lực
giao tiếp.
Trường sư phạm là nơi đào tạo nghề cho những nhà giáo tương lai phục vụ công
tác xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hành trang của sinh viên khi
bước vào cuộc sống nghề giáo ngoài tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, niềm tin và bầu nhiệt
huyết với sự nghiệp trồng người còn phải vững về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ sư
phạm, trong đó có năng lực giao tiếp. Vì vậy, việc rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh
viên sư phạm là vấn đề cấp thiết. Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thì phải
nắm được đặc điểm giao tiếp của họ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi trình bày
kết quả nghiên cứu về các đặc điểm nhu cầu, nội dung và kỹ năng giao tiếp của sinh viên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị (CĐSPQT) và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
tác động hoàn thiện giao tiếp của sinh viên sư phạm với tư cách công cụ và phương tiện
cơ bản trong hoạt động của nhà giáo dục tương lai.
2. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 180 sinh viên trường CĐSPQT trong 2 năm 2006
và 2007 bằng cách sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý như:
các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp trắc nghiệm tâm lý, điều tra viết, quan
sát, phỏng vấn, thực nghiệm, và các phương pháp thống kê toán học. Các kết quả nghiên
cứu chính như sau:
2.1. Về nhu cầu giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT
Để đo nhu cầu giao tiếp (NCGT) của sinh viên, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm
P.O do trường Đại học Sư phạm Lênin (Liên Xô cũ) soạn thảo và đã thu được kết quả như
sau:

Bảng 1. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT
Mức độ
NCGT
Khối năm Khoa Giới tính
C
hun
g

(
N=180)
Năm I
(N= 79)
Năm II
(N= 54)
Năm III
(N= 47)
TN
(
N= 80)
XH
(
N= 26)
TH
(
N= 22)
N-H
(
N= 41)
MN
(

N= 11)
Nam
(
N=47 )
Nữ
(
N=133
)
Cao
1,27 3,70 4,26 2,50 3,85 0 4,87 0 2,13 3,01 2,78
TB cao
13,92 35,19 38,30 21,25 30,77 22,73 36,58 27,27 21,28 28,57 26,67
TB
49,37 38.88 48,93 48,75 50,00 31,82 46,34 45,46 48,94 45,11 46,11
TB thấp
26,58 11,11 8,51 18,75 11,53 36,36 7,32 18,18 17,02 17,29 17,22
Thấp
8,86 11,11 0 8,75 3,85 9,09 4,87 9,09 10,63 6,02 7,22
* TN – sinh viên các khoa tự nhiên; XH – xã hội; TH – tiểu học; N-H – nhạc họa; MN – mầm non

Bảng 1 cho thấy phần lớn sinh viên có NCGT ở mức trung bình (46,11%) và trung
bình cao (26,67%), mức độ NCGT cao chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 2,78 %. Xét theo tổng thể
có thể thấy mức độ NCGT của sinh viên có sự phân hoá khá rõ rệt. Nhu cầu GT của các
em được xếp vào cả 5 mức độ, tỷ lệ % của từng mức độ rất khác nhau. Ở bậc cao nhất và
bậc thấp nhất chênh nhau rất lớn (43,33%). Ngay giữa hai thứ bậc liền kề nhau như bậc 1
và bậc 2 hay giữa bậc 3 và bậc 4 cũng chênh lệch rõ rệt (17,22% và 10% ).
Kết quả trên so với các công trình nghiên cứu khác về NCGT của sinh viên (chẳng
hạn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình trên đối tượng là sinh viên Đại học Giao thông
vận tải ĐHGTVT) cho thấy có sự khác biệt về mức độ NCGT của sinh viên các trường
chuyên nghiệp. Tỷ lệ sinh viên trường CĐSPQT đạt các mức cao, trung bình cao, trung

bình lớn hơn ở trường ĐHGTVT (75,56% so với 73%) và tỷ lệ sinh viên đạt mức thấp,
trung bình thấp của sinh viên ĐHGTVT cao hơn so với trường CĐSPQT (27% so với
24,44%). Điều này có thể giải thích là do tính chất đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp
mà sinh viên sư phạm và sinh viên ĐHGTVT hướng tới, một bên có đối tượng trực tiếp là
con người còn một bên đối tượng trực tiếp là sự vật (máy móc, cầu đường… ). Yêu cầu
của hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi sinh viên sư phạm phải tiếp xúc với nhiều đối tượng
khác nhau, có vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, thói quen, tính cách, nghề nghiệp… khác
nhau. Chính các mối quan hệ này khiến sinh viên sư phạm - những người giáo viên tương
lai, phải tích cực, chủ động trong GT và có NCGT cao so với mọi người để tập dượt và
108
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008

109
chuẩn bị cho việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh, để hiểu đặc điểm
tâm lý đối tượng của mình mà lựa chọn phương pháp giảng dạy, giáo dục thích hợp nhằm
đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của nghề
nghiệp tương lai đối với NCGT của sinh viên trường CĐSPQT.
Nếu so sánh giữa các khoa đào tạo thì sinh viên theo học các ngành thuộc các
khoa khác nhau có NCGT ở các mức độ như nhau, thể hiện rõ khi sử dụng tiêu chí “Khi-
bình phương” để kiểm định ta có
2
χ
=20,01<
2
α
χ
= 26,30, có nghĩa là không có sự khác
biệt về mức độ nhu cầu giao tiếp của SV các khoa khác nhau. Sự chênh lệch không lớn về
tỷ lệ phần trăm ở cùng mức độ NCGT và số điểm trung bình chung đạt được của sinh viên
các khoa đào tạo khác nhau đã cho thấy sự khác nhau về lĩnh vực chuyên môn ảnh hưởng

không lớn đến NCGT của sinh viên. Trong khi nhiều công trình nghiên cứu khác cho thấy
nhu cầu giao tiếp của sinh viên khoa xã hội cao hơn khoa tự nhiên. Có thể xem đây là một
trong những điểm đặc trưng trong nhu cầu giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT.
Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam và nữ không có sự khác nhau. Giá trị
2
χ
=2,21<
2
α
χ
= 9,49 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về tần số mức độ biểu
hiện nhu cầu giao tiếp ở cả nam và nữ. NCGT của SV nữ và SV nam đều đạt mức độ
trung bình, phân bố không đồng đều ở trên 5 mức độ: cao, trung bình cao, trung bình,
trung bình thấp, thấp. Điều này thể hiện sự đặc thù của NCGT ở SV trường CĐSP Quảng Trị
khi nhiều công trình nghiên cứu khác cho thấy NCGT của SV nam cao hơn SV nữ.
Nếu xét theo khoá học, NCGT của sinh viên được đào tạo trong thời gian khác
nhau có NCGT khác nhau. Sinh viên năm III có tỉ lệ đạt mức cao (4,26%) và trung bình
cao (38,30%) nhiều hơn SV năm I (nhiều hơn lần lượt 1,27% - 13,92%) và năm II (3,70%
- 35,19% ), ngược lại, tỉ lệ đạt mức độ thấp và trung bình thấp lại ít hơn tỉ lệ SV năm I,
năm II. Như vậy, NCGT của sinh viên năm III cao nhất và năm I thấp nhất trong 3 khoá
học.
Qua tìm hiểu NCGT của sinh viên trường CĐSPQT ta thấy đa số sinh viên có
NCGT ở mức trung bình và trung bình cao, NCGT của sinh viên thể hiện tính chất đặc thù
của nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo, khoá học và giới tính. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh
viên sư phạm có NCGT ở mức trung bình thấp và thấp còn khá lớn. Đây là điều cần hết
sức chú ý trong công tác tổ chức rèn luyện năng lực GT, nâng cao tay nghề dạy học cho
các em.
2.2. Về nội dung giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT
Khi nghiên cứu nội dung giao tiếp (NDGT) của sinh viên trường CĐSPQT, chúng
tôi tìm hiểu xem trong quá trình GT họ thường trao đổi với nhau về chủ đề gì. Kết quả

nghiên cứu cho thấy NDGT của sinh viên rất đa dạng và phong phú: từ nội dung học tập,
phương pháp học tập đến việc phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; từ thời sự
chính trị đến sinh hoạt hằng ngày; từ tình bạn, tình yêu đến nhận xét về người khác; từ tệ
nạn xã hội đến thời trang, nghệ thuật, thể thao… Nội dung giao tiếp thể hiện cụ thể trong
bảng 2.
Trong 18 chủ đề giao tiếp thường xuyên của sinh viên có thể nêu lên nhóm chủ đề
giao tiếp thường xuyên nhất, bao gồm: a) nội dung học tập, có tỷ lệ sinh viên thường
xuyên giao tiếp là 91,11%, xếp bậc 1/18; b) phương pháp học tập, có tỷ lệ là 85,55%, xếp
bậc 2/18; c) sinh hoạt hằng ngày, có tỷ lệ là 81,66%, xếp bậc 3/18. Nhóm chủ đề giao tiếp
ít thường xuyên nhất, bao gồm: a) hôn nhân, có tỷ lệ sinh viên thường xuyên giao tiếp là
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
12,78%, xếp bậc 16/18; b) tình dục, có tỷ lệ là 7,22%, xếp bậc 17/18; c) vấn đề khác
(chuyện về gia đình, sức khoẻ, tình hình giáo dục hiện nay…), có tỷ lệ là 6,67%, xếp bậc
18/18.
Bảng 2. Nội dung giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT

TT
Mức độ
Nội
dung GT
Thường
xuyên
Đôi khi Chưa
bao giờ
Bậc
*


SL % SL % SL %
1 Nội dung học tập 164 91,11 15 8,83 1 0,56 1

2 Phương pháp học tập 154 85,55 21 11,67 5 2,78 2
3 Nghiệp vụ sư phạm 132 73,33 36 20,00 12 6,67 7
4 Tình bạn 143 79,44 21 11,67 16 8,89 4
5 Tình yêu 141 78,33 13 12,22 26 14,45 5
6 Hôn nhân 23 12,78 128 71,11 29 16,11 16
7 Tình dục 13 7,22 114 63,33 53 29,44 17
8 Sinh hoạt hàng ngày 147 81,66 28 15,56 5 2,78 3
9 Thời trang 42 23,33 102 56,67 36 20,00 14
10 Phim ảnh, các trò giải trí 109 60,56 44 24,44 27 15,00 8
11 Thể thao 31 17,22 37 21,56 112 62,22 15
12 Việc phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện 139 77,22 36 20,00 5 27,78 6
13 Các tệ nạn xã hội 47 26,11 82 45,56 51 28,33 12
14 Các vấn đề thời sự, chính trị 73 40,56 86 47,77 21 11,67 10
15 Nhận xét, đánh giá về người khác 82 45,56 78 43,33 20 11,11 9
16 Việc làm thêm 57 31,67 82 45,56 41 22,78 11
17 Việc làm khi ra trường 45 25,00 57 31,67 78 43,33 13
18 Vấn đề khác 12 6,67 53 29,44 115 63,89 18
* Theo mức thường xuyên
Như vậy, nội dung giao tiếp và thứ bậc của chúng có liên quan chặt chẽ đến lứa
tuổi thanh niên, với nội dung và tính chất của hoạt động chủ đạo là học tập và rèn luyện,
với đặc trưng nghề được đào tạo… của sinh viên sư phạm. Trong đó, nội dung và phương
pháp học tập được sinh viên trao đổi nhiều nhất. Ngoài ra, những nội dung có liên quan
mật thiết và gần gũi, thuộc về yêu cầu đào tạo của sinh viên sư phạm cũng được sinh viên
thường xuyên bàn đến, đó là chủ đề nghiệp vụ sư phạm, xây dựng, phấn đấu, rèn luyện về
đạo đức, chính trị, tư tưởng, về tình hình giáo dục hiện nay….
2.3. Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT
Để tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp (KNGT) của sinh viên trường CĐSPQT, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu 180 sinh viên bằng cách sử dụng trắc nghiệm GT của
V.P.Dakharov và thu được kết quả như sau.
Phần lớn sinh viên có KNGT ở mức trung bình và trung bình thấp, xét trung bình

chung có khoảng 50,28% sinh viên có KNGT ở mức trung bình, 26,81% ở mức trung bình
thấp. Tỷ lệ sinh viên đạt mức độ cao rất ít, chiếm 0,97% trong tổng số sinh viên. Số sinh
viên có KNGT ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ thấp (7,22%).
Để cụ thể hơn, ta có thể đi sâu xem xét điểm trung bình từng kỹ năng trong hệ
thống các KNGT đã đo được.
110
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008

111
Bảng 3. Điểm trung bình từng KNGT của sinh viên trường CĐSPQT
STT Các kỹ năng
cụ thể
Điểm Mức độ Thứ bậc
1 Ae 12,14 Trung bình cao 2
2 Ah 8,02 Trung bình thấp 6
3 Ai 11,23 Trung bình cao 3
Nhóm A 31,39 Trung bình

1 Bc 13,87 Cao 1
2 Bj 8,82 Trung bình 5
Nhóm B 22,69 Trung bình cao

1 Ca 11,53 Trung bình cao 2
2 Cb 8,20 Trung bình 6
3 Cd 10,04 Trung bình 4
4 Cg 6,83 Trung bình 7
Nhóm C 36,60 Trung bình

1 Df 11,65 Trung bình cao 2
Nhóm D 11,65 Trung bình cao

Chung 102,33 Trung bình
Chú thích:
Ae: KN tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GT
Ah: KN thuyết phục đối tượng GT
Ai: KN chủ động, điều khiển quá trình GT
Bc: KN nghe đối tượng GT
Bj: KN thể hiện sự nhạy cảm trong GT
Ca: KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ
Cb: KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng GT
Cd: KN tự chủ cảm xúc, hành vi
Cg: KN thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong GT
Df: KN diễn đạt cụ thể, mạch lạc, dễ hiểu.
Bảng 3 cho thấy rằng, đối với nhóm kỹ năng A (nhóm kỹ năng thể hiện vai trò
tích cực, chủ động trong GT), sinh viên trường CĐSPQT đạt mức độ trung bình. Điều đó
thể hiện kỹ năng tự kiềm chế, kiểm tra người khác, kỹ năng thuyết phục đối tượng GT và
chủ động điều khiển quá trình GT của sinh viên còn chưa cao. Nếu xét từng kỹ năng cụ
thể trong nhóm A thì kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GT (Ae) có số điểm cao
nhất so với hai kỹ năng còn lại (12,14 điểm). Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình GT
(Ai) xếp vị trí thứ hai (11,23 điểm) và kỹ năng thuyết phục đối tượng GT (Ah) xếp vị trí
thứ ba (với 8,02 điểm). Tuy nhiên, mức chênh lệch điểm giữa kỹ năng có số điểm cao nhất
(Ae) với kỹ năng có số điểm thấp nhất (Ah) tương đối lớn (1,5 lần).
Đối với nhóm kỹ năng B (những kỹ năng thể hiện sự thụ động trong GT), sinh
viên trường CĐSPQT đạt mức trung bình cao với 22,69 điểm. Trong đó, kỹ năng nghe đối
tượng có số điểm cao nhất (13,87 điểm) trong mười kỹ năng được khảo sát, cao hơn kỹ
năng cùng nhóm (Bj) 5,05 điểm (gấp 1,57 lần); cao hơn kỹ năng có số điểm thấp nhất
trong mười kỹ năng (Cg – kỹ năng thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong GT) 7,04 điểm
(gấp 2,03 lần). Kỹ năng thể hiện sự nhạy cảm trong GT sinh viên chỉ đạt mức độ trung
bình (Bj = 8,82 điểm). Điều này chứng tỏ khả năng nắm bắt trạng thái tâm lý của người
khác ở sinh viên chưa cao, sinh viên chưa có kỹ năng “đọc” trên nét mặt, cử chỉ, hành vi,
lời nói để phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ, cảm xúc của đối tượng GT, từ đó phán

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
đoán đúng nội tâm của đối tượng. Vì vậy, sinh viên chưa có khả năng rõ rệt trong việc
đảm bảo sự đồng cảm với đối tượng GT, chưa biết “chia ngọt sẻ bùi” với đối tượng một
cách chân thực. Để đạt kỹ năng này là điều rất khó, sinh viên phải rèn luyện nhiều trong
hoạt động GT của mình, phải tiếp xúc với đối tượng nhiều lần mới có thể nắm bắt được
đặc điểm trạng thái tâm lý, mới có thể đồng cảm với họ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào
kinh nghiệm GT, vấn đề mà sinh viên sư phạm còn rất hạn chế, nên kỹ năng này của họ
chưa cao là điều dễ hiểu.
Nhóm kỹ năng C (những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng trong GT) của
sinh viên trường CĐSP Quảng Trị đạt mức trung bình (36,60 điểm). Trong đó, cao nhất là
kỹ năng Ca - kỹ năng tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ với 11,53 điểm, thấp nhất là kỹ năng
linh hoạt, mềm dẻo trong GT (6,83 điểm ). Như vậy, mức chênh lệch điểm giữa các kỹ
năng trong nhóm C là không cao. Từ số liệu này chứng tỏ sinh viên trường CĐSP Quảng
Trị nhìn chung có hành vi ứng xử chưa phù hợp, khoa học, chính xác với nhu cầu, mong
muốn, nguyện vọng của đối tượng trong quá trình GT, chưa có khả năng cao trong việc tự
chủ cảm xúc, hành vi của bản thân… Đây là điều cần lưu ý trong quá trình rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm của sinh viên. Bởi đây là những kỹ năng hết sức quan trọng và cần
thiết trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh sau này.
Đối với nhóm kỹ năng D - bao gồm một kỹ năng là diễn đạt cụ thể, dễ hiểu - số
điểm đạt được của sinh viên là 11,65, có nghĩa là kỹ năng này sinh viên đạt mức trung
bình cao. Đó là điều hợp lý bởi diễn đạt cụ thể, dễ hiểu, mạch lạc là một trong những kỹ
năng hết sức cần thiết của nhà giáo tương lai. Kỹ năng này rất được chú trọng trong suốt
quá trình đào tạo nghề sư phạm và cần được tiếp tục rèn luyện để nâng cao hơn nữa mức
độ thành thạo của nó nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục sau này.
Từ kết quả phân tích trên, chúng ta có thể nêu lên nhận định: KNGT của sinh viên
trường CĐSP Quảng Trị chưa cao, chỉ đạt mức trung bình. Trong đó cao nhất là kỹ năng
nghe đối tượng GT và thấp nhất là kỹ năng thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong GT. Mức
chênh lệch về điểm số giữa các kỹ năng không lớn.
Trên cơ sở các phát hiện đã trình bày ở trên chúng tôi đã xây dựng một hệ thống
biện pháp tác động nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của SV trường CĐSP Quảng Trị.

Các biện pháp bao gồm: 1) giáo dục, nâng cao nhu cầu giao tiếp, mở rộng phạm vi giao
tiếp, kích thích lòng mong muốn trao đổi tri thức, kinh nghiệm và chia sẻ cảm xúc với
người khác; 2) tăng cường trang bị và củng cố cho SV hệ thống tri thức về Tâm lý học nói
chung và Tâm lý học giao tiếp nói riêng; 3) trang bị cho SV hệ thống cách thức tự đánh
giá nội dung, nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của bản thân; 4) tăng cường sử dụng các
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có khả năng phát huy mạnh mẽ vai trò chủ
động, sáng tạo, tạo điều kiện cho SV rèn luyện giao tiếp.
Để những biện pháp này phát huy hiệu quả, yêu cầu đặt ra là cần xác định các đặc
điểm về nội dung, nhu cầu, kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngay từ thời kỳ đầu họ mới
bước chân vào trường sư phạm, trên cơ sở đó có những biện pháp tác động, điều chỉnh kịp
thời, có những cách thức rèn luyện phù hợp. Hàng năm cần có sự khảo sát kiểm tra, đánh
giá, xác định những nội dung GT, mức độ nhu cầu và kỹ năng giao tiếp để phát hiện
những lệch lạc, thiếu hụt của chúng bộc lộ trong thực tế, nhờ đó có sự hướng dẫn, bổ
sung, điều chỉnh và tìm ra hướng rèn luyện phù hợp.
Yêu cầu thứ hai là mỗi giảng viên cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học
theo hướng tăng cường vai trò của sinh viên trong quá trình học tập, coi trọng đúng mức
112
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008

113
các buổi thảo luận, xêmina do sinh viên tự điều khiển.; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa
giảng viên và sinh viên, tạo bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong các hoạt động sư
phạm. Các giảng viên Tâm lý học và Giáo dục học cần cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, cấu
trúc lại chương trình môn Tâm lý học và Giáo dục học nhằm tăng số tiết cho sinh viên
thực hành, rèn luyện năng lực giao tiếp.
Một yêu cầu khác là cần thường xuyên tổ chức các hình thức rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm, rèn luyện giao tiếp, có kế hoạch và đảm bảo tính hệ thống, thường xuyên để trở
thành nề nếp, thói quen, thành nhu cầu thiết thân của mỗi sinh viên. Tránh hiện tượng hình
thức, chỉ rộ lên trong thời gian ngắn khi diễn ra Hội thi nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời,
phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm giữa sinh viên cùng lớp, giữa

các lớp, các khoa, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các liên hoan âm nhạc - thể dục -
nghiệp vụ sư phạm liên trường một cách chu đáo, tích cực và có hiệu quả. Cần tạo điều
kiện cho sinh viên tăng cường thực tế, dự giờ, tiếp xúc với học sinh và giáo viên phổ
thông để họ tập trung quan sát, trải nghiệm, làm quen dần với hoạt động giao tiếp ở nhà
trường phổ thông, để các em được tiếp xúc với những đối tượng giao tiếp thường xuyên
và chủ yếu trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Giúp sinh viên tăng cường rèn luyện
những kỹ năng giao tiếp trong thực tiễn.
Nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phối hợp để tổ chức các hoạt
động giao tiếp, tạo điều kiện mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường độ giao tiếp, cho sinh
viên giao tiếp với đám đông… bằng cách tằng cường tổ chức các câu lạc bộ Văn học, câu
lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ bạn yêu nhạc, dạ hội, các hội diễn văn nghệ, đêm thơ, đêm
nhạc, hội thi thể dục thể thao…; tổ chức cho sinh viên giao lưu với các cơ quan, đoàn thể,
các trường cùng đóng trên địa bàn; thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề,
các buổi đối thoại trực tiếp giữa sinh viên với lãnh đạo Nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội
sinh viên, với các giảng viên. Khi tổ chức các hoạt động giao tiếp và rèn luyện năng lực
giao tiếp cho sinh viên phải chú ý đến những sắc thái riêng về đặc điểm giao tiếp của giới
tính, khoá học và chuyên ngành đào tạo.
3. Kết luận
Những kết quả của nghiên cứu cho phép đi đến kết luận rằng giao tiếp là một mặt
không thể thiếu được trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường sư phạm của sinh
viên. Giao tiếp của sinh viên sư phạm có những đặc thù riêng, thể hiện cụ thể là nhu cầu
giao tiếp khá cao và chịu ảnh hưởng của thời gian theo học tại trường sư phạm, kỹ năng
giao tiếp chỉ đạt mức trung bình, nội dung giao tiếp mang đặc trưng của lứa tuổi thanh
niên, của hoạt động chủ đạo ở sinh viên là học tập và rèn luyện, liên quan mật thiết và gần
gũi với yêu cầu đào tạo của sinh viên sư phạm. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu
được quan tâm và có những biện pháp thích hợp thì hoàn toàn có thể nâng cao và hoàn
thiện giao tiếp cho sinh viên, tạo dựng cho sinh viên sư phạm một công cụ hữu hiệu để
thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà giáo dục. Dựa trên những kết quả này, các nhà giáo dục
có thể lựa chọn những cách thức tác động phù hợp đến sinh viên nhằm phát triển nhu cầu
giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, mở rộng các nội dung giao tiếp để giao tiếp của các sinh viên

ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều chiều và đa lĩnh vực.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Anh, Nguyễn Thạc (1991), Vài thực nghiệm về kỹ năng giao tiếp sư phạm
của sinh viên có nhu cầu giao tiếp khác nhau, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 5.
[2] Hoàng Anh (1992), Vấn đề giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực sư phạm, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục, Số 4.
[3] Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm, Hà Nội.
[4] Hoàng Anh (chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Vũ Kim Thanh (2003), Giáo trình Tâm
lý học giao tiếp, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thanh Bình (1991), Về nhu cầu của sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục, Số 6.
[6] Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội
[7] Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[8] Ngô Công Hoàn (chủ biên) (1997), Những trắc nghiệm tâm lý, Tập II, Trắc nghiệm
về nhân cách, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
[9] Nguyễn Văn Lê (2006), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[10] Lê Quang Sơn (1992), Giao tiếp sư phạm, Nội san ĐHSP ngoại ngữ Đà Nẵng, số
6/1992.
[11] Trần Trọng Thuỷ (1988), Đặc điểm giao tiếp của học sinh đại học, Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, Số 1, Hà Nội.
114

×