Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân đến sinh trưởng và năng suất cải xoong tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 156 trang )


S húa bi Trung tõm Hc liu - i hc Thỏi Nguyờn

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM







NGUYN TRNG PHNG






Nghiên cứu ảnh h-ởng của việc bón phân
đến sinh tr-ởng và năng suất cải xoong
tại thái nguyên





LUN VN THC S
Chuyờn ngnh: Trng trt









Thỏi Nguyờn, nm 2010


S húa bi Trung tõm Hc liu - i hc Thỏi Nguyờn

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM





NGUYN TRNG PHNG





Nghiên cứu ảnh h-ởng của việc bón phân
đến sinh tr-ởng và năng suất cải xoong
tại thái nguyên


Chuyờn ngnh: Trng trt

Mó s: 60 62 01




LUN VN THC S NGNH TRNG TRT


NGI HNG DN KHOA HC
PGS.TS. Nguyn Khc Thỏi Sn






Thỏi Nguyờn, nm 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được báo cáo trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, chưa được công bố ở bất kỳ công trình khoa học
nào. Những số liệu tham khảo trích dẫn trong đề tài được ghi rõ nguồn gốc,
xuất xứ. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên cao học




Nguyễn Trọng Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ
nhiệm Khoa sau Đại học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy
cô giáo trong Khoa và đặc biệt là PGS. TS Nguyễn Khắc Thái Sơn đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Khoa học sự
sống, Ban quản lý Dự án "Trung tâm Đào tạo nông dân Thái Nguyên",
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè những người đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời
gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2010












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5

Mục lục


Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề
1
2. Mục tiêu của đề tài
2
3. Yêu cầu của đề tài
2
4. Ý nghĩa của đề tài
3
4.1. Ý nghĩa khoa học
3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
4
1.1.1. Cơ sở lý luận
4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
5

1.1.3. Cơ sở pháp lý
5
1.2. Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ rau
6
1.2.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu rau xanh
6
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh
15
1.3. Nitrat và một số vấn đề liên quan
22
1.3.1. Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khoẻ con người
và động vật
22
1.3.2. Ảnh hưởng của nitrat đến sức khoẻ con người
24
1.3.3. Tình trạng tồn dư nitrat trong rau
25
1.3.4. Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phân bón đến hàm



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6

lượng nitrat trong rau
26
1.3.5. Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat trong rau quả trên thế giới
và Việt Nam
28

1.4. Một số thông tin liên quan đến cải xoong
30
1.4.1. Giới thiệu khái quát về cải xoong
30
1.4.2. Những kết quả nghiên cứu về cải xoong
33
14.3. Những kết quả về sản xuất và tiêu thụ cải xoong
37
1.5. Sơ lƣợc tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu
39
1.5.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
39
1.5.2. Tiềm năng sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Thái Nguyên
45
1.5.3. Các chỉ tiêu chính của đất và nước trồng cải xoong
46
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


49
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
49
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
49
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
49
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
49
2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

49
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
49
2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi
52
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
52
2.4.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm
52
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
55
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
59
3.1. Ảnh hƣởng của lƣợng đạm bón đến sự sinh trƣởng, năng suất và
hàm lƣợng nitrat trong cải xoong
59
3.1.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của cải xoong
59
3.1.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất của cải xoong
61
3.1.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat trong cải

xoong
64
3.1.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế của việc bón đạm cho cải xoong
71
3.2. Ảnh hƣởng của lƣợng lân bón đến sự sinh trƣởng, năng suất
và hàm lƣợng nitrat trong cải xoong
72
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của cải xoong
72
3.2.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất của các lứa thu
hoạch cải xoong
74
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hàm lượng nitrat trong cải
xoong
77
3.2.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế của việc bón lân cho cải xoong
78
3.3. Ảnh hƣởng của lƣợng kali bón đến sự sinh trƣởng, năng
suất và hàm lƣợng nitrat trong cải xoong
79
3.3.1. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của cải xoong
79
3.3.2. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến năng suất của cải xoong
81
3.3.3. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến hàm lượng nitrat trong
cải xoong

83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8

3.3.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế của việc bón kali clorua cho cải
xoong
85
3.4. Ảnh hƣởng của loại phân vi sinh bón đến sự sinh trƣởng và
năng suất của cải xoong
86
3.4.1. Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của cải xoong

86
3.4.2. Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến năng suất cải
xoong
89
3.5. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón phân đến sinh trƣởng và
năng suất cải xoong.
91
3.5.1. Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của cải xoong
91
3.5.2. Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất của cải
xoong
94
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
97
4.1. KẾT LUẬN

97
4.2. ĐỀ NGHỊ
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99
PHỤ LỤC
104









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Ngưỡng hàm lượng nitrat cho phép trong một số loại rau
quả
29
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu chính của đất và nước trồng cải xoong
47

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của cải xoong
59
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất của các lứa
thu hoạch cải xoong
62
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat
trong cải xoong ở các lứa thu hoạch
65
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat
trong các bộ phận của cây cải xoong
68
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng
suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong
70
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của việc bón đạm cho cải xoong
71
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của cải xoong
72
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất cải xoong
74
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hàm lượng nitrat
trong cải xoong
77
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc bón lân cho cải xoong
78
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
79


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10

của cải xoong
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến năng suất cải xoong
81
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến hàm lượng nitrat
trong cải xoong
84
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của việc bón kali clorua cho cải xoong
85
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của cải xoong
87
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến năng suất cải
xoong
89
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến các chỉ tiêu
sinh trưởng của cải xoong
92
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất
cải xoong
95

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất cải xoong
63
Hình 3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat trong

cải xoong vụ xuân 2010
67
Hình 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat ở các
bộ phận cây cải xoong
69
Hình 3.4. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất của cải xoong
76
Hình 3.5. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến năng suất cải xoong
83
Hình 3.6. Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến năng suất cải xoong
90
Hình 3.7. Ảnh hưởng của phương pháp bón phân bón đến năng suất
cải xoong
96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVTV: bảo vệ thực vật
CT: công thức
đ/c: đối chứng
ĐHNL - TN: Đại học Nông lâm Thái Nguyên
FAO/WHO: Tổ chức Nông lương/Y tế thế giới
H.lượng: hàm lượng
N.suất: năng suất
RAT: rau an toàn
TB: trung bình

TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP: tiêu chuẩn cho phép
UBND: Uỷ ban nhân dân














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày
của con người. Rau không chỉ cung cấp một lượng lớn vitamin A, B, C,… mà
còn cung cấp rất nhiều nguyên tố khoáng đa, vi lượng rất cần thiết trong cấu
tạo tế bào của cơ thể. Ngoài ra, rau còn là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh
tế cao, đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên
thế giới. Rau rất đa dạng về chủng loại như rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn lá

Nghề trồng rau ở nước ta đã có từ lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm
và truyền thống canh tác rau kể cả một số loại rau đặc sản có nguồn gốc bản địa.
Tuy nhiên, nghề sản xuất rau ở nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp
là chính, sản xuất còn manh mún, hiệu quả của sản xuất rau còn thấp. Nguyên
nhân của tình trạng trên là do nước ta năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ không ổn định, mưa bão, ngập lụt, sâu bệnh
hại… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của nhiều loại rau.
Mặt khác, tình trạng ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô
nhiễm không khí vv…) ngày càng trầm trọng, việc sử dụng ngày càng tăng các
loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và phân hoá học đã làm
cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và đặc biệt là sản phẩm rau xanh nói riêng
không đảm bảo an toàn.
Ở Thái Nguyên hiện nay, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất rau nói riêng đang dần bị thu hẹp do quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hóa. Cùng với quá trình đó, nhu cầu sử dụng rau xanh,
an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao của người dân ngày càng tăng, nhất là ở
thành phố Thái Nguyên. Để góp phần giải quyết những hạn chế và đáp ứng
nhu cầu chính đáng, cấp bách nêu trên, trong những năm qua, tỉnh Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13

Nguyên đã có nhiều đầu tư nghiên cứu và tổ chức sản xuất. Trong đó, có
những nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loại rau bản địa. Tuy nhiên, kết quả
vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nguồn rau xanh đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu quy trình trồng và phát triển các loại rau bản địa là phù hợp
với xu thế chung hiện nay của thế giới cũng như Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu

ảnh hưởng của việc bón phân đến sinh trưởng và năng suất cải xoong tại
Thái Nguyên"
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI
- Mục tiêu tổng quát: Đề tài nhằm xác định được lượng đạm, lân, kali,
loại phân vi sinh và phương pháp bón phân thích hợp cho cải xoong tại Thái
Nguyên.
- Mục tiêu cụ thể: Đề tài nhằm 5 mục tiêu cụ thể sau:
+ Xác định được ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng
suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong.
+ Xác định được ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, năng
suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong.
+ Xác định được ảnh hưởng của lượng kali bón đến sinh trưởng, năng
suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong.
+ Xác định được ảnh hưởng của một số loại phân vi sinh đến sinh trưởng
và năng suất của cải xoong.
+ Xác định được ảnh hưởng của các phương pháp bón phân đến sinh
trưởng và năng suất của cải xoong.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài cần xác định thành phần chính của đất và nước vùng trồng cải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14

xoong. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu, đặc biệt là
đánh giá các đặc tính chính của đất và nước vùng nghiên cứu.
- Phải theo dõi, phân tích ảnh hưởng của lượng bón các loại phân đến
sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong ở các lứa thu
hoạch khác nhau và các bộ phận thu hoạch khác nhau.
- Phải hạch toán kinh tế sơ bộ và so sánh hàm lượng nitrat với ngưỡng

quy định để kết luận công thức thí nghiệm nào là hiệu quả nhất.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nhằm bổ sung vào kĩ thuật trồng rau an toàn
một số giải pháp sử dụng phân bón cho việc trồng rau cải xoong đạt năng
suất, chất lượng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được lượng bón đạm, lân, kali, một số loại phân vi sinh và
phương pháp bón phân thích hợp cho cải xoong tại Thái Nguyên.
- Đề tài nghiên cứu góp phần triển khai thực hiện Đề án Phát triển rau an
toàn của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở lí luận
Cải xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm
và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á đây là nơi có điều kiện
nhiệt độ thấp gần giống với miền núi phía bắc Việt Nam.
Xu thế phát triển ngành sản xuất rau xanh trên thế giới hiện nay là tăng
tỷ trọng, sản lượng và chất lượng rau bản địa để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng.
Xây dựng quy trình sản xuất cải xoong để bổ sung vào hệ thống các
phương pháp sản xuất rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo
tồn và phát triển giống rau bản địa tại Thái Nguyên.
Nitrat là một ion không có lợi cho con người cũng như động vật. Nó

được tích lũy nhiều trong rau quả, hàm lượng nitrat tích lũy nhiều hay ít là
phụ thuộc vào việc sử dụng phân đạm bón cho cây. Sự có mặt của nitrat với
hàm lượng lớn sẽ gây tác động xấu đến sức khoẻ. Sự tạo thành
methemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxi của hemoglobin. Bón
phân hoá học, đặc biệt là bón đạm liều lượng quá cao ảnh hưởng đến chất
lượng nông sản, trong đó được quan tâm nhiều nhất là làm tăng hàm lượng
nitrat trong rau, quả.
Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến sự tích lũy
hàm lượng nitrat trong cải xoong có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với người
sản xuất và người tiêu dùng rau. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay người sản
xuất đang quá lạm dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và rau xanh nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16

1.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Sản phẩm rau hiện nay chất lượng không cao, độ an toàn thấp vì người
sản xuất đã quá lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Nghiên cứu xây dựng quy
trình trồng cây cải xoong một loại rau bản địa có khả năng thích ứng và chống
chịu tốt với điều kiện tự nhiên sẽ có tác dụng khắc phục được những nhược
điểm do việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đem lại.
- Ở một số vùng núi trong tỉnh Thái Nguyên, nơi có suối nước chảy đã
có nhiều cây cải xoong mọc hoang dại, sinh trưởng và phát triển rất tốt mặc
dù không được bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
- Nhu cầu tiêu thụ rau xanh, rau đặc sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là
rất lớn đặc biệt ở thành phố Thái Nguyên. Do vậy, nghiên cứu quy trình để
trồng và phát triển nhân ra diện rộng cải xoong là hướng đi có thể đem lại
hiệu quả cho thực tiễn sản xuất.

- Tỉnh Thái Nguyên là thị trường tiêu thụ rất nhiều rau xanh. Đặc biệt, tại
thành phố Thái Nguyên nơi tập trung đông dân cư và tại đây nhu cầu tiêu thụ
rau xanh cao và nhất là nhu cầu sử dụng các loại rau đặc sản bản địa. Mặc dù
vậy, Thái Nguyên vẫn chưa có những cơ sở sản xuất rau quả sạch, đảm bảo an
toàn, người dân vẫn tiếp tục sử dụng rau hàng ngày mà không hề biết rau có
an toàn hay không. Các cơ quan chức năng đã và đang rất đau đầu về việc làm
thế nào để có đủ sản lượng rau an toàn. Cho nên, việc nghiên cứu phát triển
nhân ra diện rộng cải xoong tại Thái Nguyên rất cần được nghiên cứu kỹ quy
trình trồng trọt để áp dụng vào thực tiễn.
1.1.3. Cơ sở pháp lí
Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định về
các vấn đề có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể sau đây:
- Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày
26/7/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17

- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số
12/2003/PL-UBTVQH11.
- Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm đến 2010.
- Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ Y tế về
việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm.
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 09/01/2007 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn quy định về quản lí sản xuất và chứng nhận rau an toàn.
- Thông tư số 05/2007/TT-BYT ngày 07/03/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn
về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức, thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-BYT ngày 27/12/2007 của Bộ Y tế về quy
chế quản lí xét nghiệm nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 894/2007/QĐ-UBND ngày 23/04/2007 của Uỷ ban nhân
dân thành phố Thái Nguyên về việc ban hành Đề án phát triển sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2010.
1.2. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
1.2.1. Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu rau xanh
1.2.1.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu rau xanh trên thế giới
Robert Pruitt và các đồng nghiệp của ông thuộc Trường Đại học Purdue
tại West Lafayette, bang Indiannna, Mỹ đã khám phá ra thế hệ thứ hai của
loại cải xoong (giống cải xoong có tên là Arabidopsis) đã viết lại chuỗi ADN
của một hoặc cả hai gen “hothead”. Loại cải này mang đột biến ở cả hai bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18

sao một gen có tên là “hothead”. Ở loài thực vật đột biến này, các cánh hoa và
các bộ phận khác của bông hoa dính vào nhau một cách khác thường. Tuy
nhiên, nhóm nghiên cứu của Pruitt đã tìm thấy khoảng 10% số cây con vẫn ra
hoa bình thường. Sử dụng phương pháp sắp xếp chuỗi gen, các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: thế hệ sau đã thay thế mã gen đột biến của cây bố mẹ bằng
mã gen thông thường của các thế hệ trước nữa. Khi nhóm nghiên cứu hàng
loạt các gen khác, họ đã phát hiện ra loại cây này cũng thường quay trở lại các
gen giống như của đời ông bà trước đó. Phát hiện này làm sửng sốt các nhà di
truyền học. Pruitt và các nhà nghiên cứu khác đang nỗ lực nghiên cứu để giải

thích chính xác cơ chế khắc phục lại mã gen của cải xoong [37].
Pruitt nghi ngờ rằng loại cây này mang một loạt các phân tử ARN (Axit
Ribonucleic) liên quan chưa được khám phá, chúng hoạt động như một bản
sao dự phòng của ADN (Axitderoxi ribonucleic). Các phân tử này có thể được
đưa vào phấn hoa hay hạt giống cùng với ADN và được dùng làm bản mẫu
gen để sửa chữa một số gen nhất định. Weigel đồng ý rằng đây có thể là cách
giải thích hợp lý nhất. Pruitt suy đoán kiểu sửa chữa gen ở cây cải xoong
Arabidopsis trong điều kiện bình thường là rất hiếm gặp. Ông cho rằng chúng
tăng mạnh khi gen “hothead” bị đột biến, có thể là do phản ứng của cây khi
gặp điều kiện môi trường bất lợi [37]. Thật vậy, quá trình này có thể tồn tại
bởi vì nó giúp cho cây cải xoong sống được ở bất cứ đâu trong điều kiện khắc
nghiệt, chẳng hạn như khi thiếu nước hoặc chất dinh dưỡng. Sự khắc nghiệt
này có thể khiến cho cây quay trở lại mã gen từ các thế hệ ông bà, có khả
năng chống chịu tốt hơn so với thế hệ bố mẹ. Để thử nghiệm điều này, Pruitt
đang kiểm tra liệu các điều kiện khắc nghiệt có thực sự gây ra hiện tượng
tương tự như trên không.
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Purdue,
West Lafayette Mỹ, họ đã tập trung nghiên cứu và tìm ra những loại thực vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19

có khả năng thẩm tách và lưu giữ một số lượng rất lớn kim loại nặng trong
thân, chúng được gọi là hyperaccumulators. Trong hơn 20 loài thực vật hoang
dại có họ với cây cải bắp, các nhà khoa học đã chọn ra được một số loại cải
xoong, có tên khoa học là thlaspi caerulescens có khả năng tích lũy rất nhiều
kim loại nặng như: nickel, kẽm và cadmium [44]. Từ năm 1865, những người
nông dân tiến hành phát quang đất đai để trồng trọt đã phát hiện ra trong thân
cải xoong có chứa một lượng lớn kẽm. Kể từ đó, rất nhiều loại thực vật dòng

hyperaccumulators được tìm thấy và được sử dụng để loại bỏ kim loại nặng ra
khỏi đất. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng mới dừng lại ở mức như một cách
truyền bá kinh nghiệm. Hiểu sâu và có thể lai tạo được các giống thực vật này
thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Loài thực vật dòng hyperaccumulators có thể mọc được trên nền đất
nông nghiệp hoặc công nghiệp bị ô nhiễm kim loại nặng. Các nhà khoa học
hy vọng rằng với nghiên cứu của họ về dòng thực vật này, có thể sẽ làm sống
lại những vùng đất rộng lớn bấy lâu bị bỏ hoang. Tuy nhiên, để áp dụng được
thành tựu này với quy mô tương đối lớn, chắc chắn cần thêm những nghiên
cứu sâu hơn nữa
Theo phân loại thực vật học cải xoong có danh pháp khoa học là:
Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum là một loại thực vật thủy
sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu
tới Trung Á và là một trong số những loại rau ăn được con người dùng từ rất
lâu. Các loài thực vật này là thành viên của họ cải Brassicaceae, về mặt thực
vật học là có họ hàng với rau cần và mù tạc, tất cả chúng đều đáng chú ý vì có
mùi vị hăng và cay.
Thân của cải xoong trôi nổi trên mặt nước và lá của nó là loại lá phức
hình lông chim. Cải xoong sản sinh ra các hoa nhỏ màu trắng và xanh lục,
mọc thành cụm. Nasturtium nasturtium-aquaticum và Sisymbrium nasturtium-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20

aquaticum là các từ đồng nghĩa của N.officinale. Nasturtium officinale thứ
microphyllum. Thellung là từ đồng nghĩa của N.microphyllum. Các loài này
cũng được liệt kê trong một số nguồn là thuộc về chi Rorippa, mặc dù các
chứng cứ phân tử chỉ ra rằng các loài thực vật thủy sinh với thân rỗng có quan
hệ họ hàng gần gũi với Cardamine hơn là so với Rorippa (Al-Shehbaz &

Price, 1998). Lưu ý là mặc dù tên khoa học của chi cải xoong là Nasturtium,
nhưng chi này không có họ hàng gì với các loài sen cạn trong chi Tropaeolum
(họ Tropaeolaceae) mà trong tiếng Anh thông thường người ta cũng gọi là
"Nasturtium" [2].
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Sharfuddin và Sididque khi so sánh
thành phần ding dưỡng của cây rau với các cây ngũ cốc cho thấy: Rau xanh
đặc biệt rau ăn lá có hàm lượng vitamin và các khoáng chất cao hơn lúa mì rất
nhiều lần. Các loại vitamin có trong rau phổ biến là: vitamin A, B2. C, E [47].
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1996), khi nghiên cứu khả năng cho hiệu quả
kinh tế của cải bắp, cà chua và dưa chuột ở Hà Nội, Nam Định, Hà Tây và Thái
Bình cho rằng: tổng thu nhập trên 1 ha rau cao hơn rất nhiều so với lúa và ngô,
cụ thể: đối với lúa tổng thu nhập là 3.830.000 đồng/ha; ngô 3.333.000 đồng/ha;
khoai tây là 15.641.000 đồng/ha; cải bắp là 11.747.000 đồng/ha; cà chua là
14.302.900 đồng/ha và dưa chuột là 23.552.200 đồng/ha [27].
Rau xanh còn là nguồn nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực
phẩm như công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, đậu, bắp ); công nghiệp bánh kẹo
(bí xanh, cà rốt ); công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt, bí
đao ); công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị ); làm
hương liệu (hạt mùi, ớt ). Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác
như: ngành chăn nuôi (là nguồn thức ăn cho chăn nuôi) [22].
Trên Website của Viện Rau Quả có viết: trên thế giới, sản xuất các sản
phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường canh tác,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21

môi trường sống là hướng ưu tiên của ngành nông nghiệp. Ở hầu hết các nước
từ những năm đầu cuả thế kỷ XXI, vấn đề sản xuất rau xanh là sản phẩm được
quan tâm đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Công nghệ trồng rau nhà

lưới, nhà kính, cho phép kiểm soát tốt hơn nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, sản
xuất rau trong nhà lưới, nhà kính có thể làm tăng năng suất, cho phép mùa
canh tác dài hơn, cung cấp sản phẩm an toàn hơn. Một trong những phương
pháp tổ chức sản xuất rau an toàn là trồng rau trên giá thể. Trồng rau trên giá
thể sạch là một phương pháp được sử dụng rộng rãi ở Úc và nhiều nước trên
toàn thế giới để sản xuất rau trong nhà kính như dưa chuột, cà chua và rau ăn
lá. Giá thể sạch để trồng rau trong nhà lưới, nhà kính là những sản phẩm sẵn
có ở địa phương, giá rẻ như xơ dừa, bã mía, than bùn, trấu hun… Ở Việt
Nam, mụn xơ dừa “cocopeat” được xác định như một sản phẩm mới dồi dào
và đầy tiềm năng [5].
Rau xanh là thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, mới đây
các nhà nghiên cứu người Lithuania đã tìm ra một phương pháp để khiến rau
xanh thậm chí còn tốt hơn nữa. Họ sử dụng một loại đèn chiếu sáng bằng chất
rắn (SSI - Solid-state Illuminator) để xử lý rau trong một thời gian ngắn nhằm
giảm bớt hàm lượng nitrat có hại xuống 44-65% đồng thời nâng cao giá trị
dinh dưỡng cho rau. Các nhà nghiên cứu đã trồng rau diếp, cây kinh giới và
hành lá tại nhà kính trong điều kiện ánh sáng ban ngày kết hợp chiếu sáng bổ
sung bằng những đèn natri cao áp. Sau đó, rau tiếp tục được xử lý dưới đèn
chiếu sáng bằng chất rắn trong 3 ngày để sản sinh dòng photon quang hợp mật
độ cao. Thêm vào đó, để giảm bớt nồng độ nitrat, các đèn chiếu sáng bằng
chất rắn sẽ tạo ra ít bức xạ nhiệt hơn so với đèn natri cao áp, cho phép quá
trình quang hợp xảy ra với cường độ mạnh hơn và chỉ cần một khoảng thời
gian ngắn thay vì cả một chu kỳ sinh trưởng. Mặc dù việc sử dụng các đèn
chiếu sáng bằng chất rắn có thể đắt đỏ, nhưng toàn bộ chi phí sản xuất lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

22

được giảm nhẹ bởi quy trình xử lý chỉ cần 10% thời gian trong chu kỳ sinh

trưởng và rau xanh có thể tiếp tục được sản xuất dưới điều kiện ánh sáng ban
ngày. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng công nghệ này có thể áp dụng vào
thực tiễn để sản xuất các loại rau rậm lá tại các quốc gia phía Bắc bởi rau
xanh trồng trong nhà kính thường được trồng trong điều kiện thiếu sáng [16].
Hân Minh và các cộng sự (Sở khoa học và Công nghệ Hải Phòng), năm
2010 đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rau mầm quy mô hộ gia
đình phù hợp với điều kiện Hải Phòng. Theo nhóm nghiên cứu này, nhu cầu
sản xuất rau an toàn và rau mầm tại các gia đình khá cao. Do vậy, họ đã
nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, xây dựng được 3 quy trình sản xuất
rau mầm có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm phù hợp với điều kiện địa phương; đó là quy trình sản xuất rau mầm
cải củ, cải xanh và đậu xanh. Các quy trình này được triển khai thực nghiệm
tại các hộ gia đình đạt kết quả tương đối tốt, các chỉ tiêu đều đảm bảo yêu
cầu đặt ra, đặc biệt chỉ tiêu về hệ số nhân sản phẩm: cải củ đạt 84,24%, cải
xanh đạt 95,63% và đậu xanh đạt 93,52%. Người sản xuất có thể thu lãi từ
500.000 đến 2.700.000 đồng/tháng với quy mô 100 khay (tương đương
khoảng 17,3m
2
) [29].
Theo Phạm Anh Cường (2008), hiện nay rau an toàn (RAT) đang được
cả xã hội quan tâm. Các nghiên cứu nhiều năm về RAT cũng đã được triển
khai và đem lại kết quả khá tốt. Hiện tại quy trình sản suất RAT chủ yếu vẫn
khuyến cáo sử dụng tất cả các loại vật tư hữu cơ, vô cơ có nguồn gốc hóa học
và sinh học sao cho lượng sử dụng vừa đủ, ít để lại dư lượng kim loại nặng,
thuốc bảo vệ thực vật, nitrat và vi sinh vật gây bệnh trên rau và trong đất theo
tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Biện pháp này về lý thuyết có thể hạn chế các chất tồn dư nêu trên nhưng trên
thực tế rất khó kiểm soát do ý thức và trình độ thâm canh của người dân. Theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


23

ông, nếu người sản xuất rau áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ có thể đảm
bảo sản xuất rau an toàn và ổn định. Các yếu tố gây ô nhiễm trên rau xanh
thường có trong phân bón và thuốc BVTV. Đây là những vật tư kỹ thuật
không thể thiếu trong canh tác rau. Việc bón phân hữu cơ chưa hoai mục, sử
dụng nhiều phân đạm hóa học và thuốc BVTV có độ độc cao là những
nguyên nhân chủ yếu làm rau bị ô nhiễm. Từ lâu, các nhà khoa học đã thường
xuyên khuyến cáo phải bón phân hữu cơ đã ủ hoai, không bón phân tươi, phân
rác, sử dụng thuốc BVTV phải theo nguyên tắc “4 đúng”, đảm bảo thời gian
cách ly và sử dụng các loại thuốc sinh học [12].
Trong thực tế việc áp dụng các khuyến cáo trên còn rất hạn chế, tình
trạng rau bị ô nhiễm còn rất phổ biến. Lý do là trên thị trường chưa cung ứng
đủ các sản phẩm phân hữu cơ đã chế biến, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh
học còn quá ít, chưa đủ khả năng khống chế các loại sâu, bệnh hại. Khi nông
dân còn phải sử dụng các loại phân hữu cơ tự có, thuốc BVTV có nguồn gốc
hóa học có độ độc cao, tồn dư lâu trong môi trường thì dù có khuyến cáo cũng
không mang lại kết quả như mong muốn. Công tác kiểm tra và quản lý hành
chính dù có tăng cường cũng không thể kiểm soát được hết lượng rau không
an toàn hàng ngày vẫn đi vào thị trường. Phương pháp canh tác hữu cơ có thể
hiểu là toàn bộ vật tư phân bón, thuốc BVTV, các chế phẩm sinh học… được
sử dụng trong sản xuất rau đều có nguồn gốc hữu cơ, sinh học thân thiện với
môi trường. Các vật tư đầu vào của sản xuất được chọn lựa và kiểm soát đủ
tiêu chuẩn của sản xuất hữu cơ (theo International Federation of Organic
Agriculture Movements -IFOAM, 2003) thì sản phẩm đầu ra về cơ bản là an
toàn. Chỉ có thể canh tác rau bằng phương pháp hữu cơ mới có thể đảm bảo
có rau an toàn thực sự và ổn định. Các loại phân bón và chế phẩm theo tiêu
chuẩn này sẽ thay thế các loại phân bón, chế phẩm hóa học và các phụ phẩm
tự nhiên kém chất lượng [9].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

24

1.2.1.2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu rau xanh ở Việt Nam
Theo Hồ Hữu An (2010), "Vườn treo" là công nghệ cao để sản xuất rau
sạch, được nghiên cứu ở Mỹ trong thời gian dài và nay được ứng dụng và
việt hóa cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Theo công nghệ này thì gieo
hạt và trồng rau hoàn toàn không cần đất. Để cây phát triển, phân bón ở
dạng dung dịch do Trường Đại học Nông nghiệp I sản xuất sử dụng trên 10
nguyên tố đa, vi lượng là những nguyên tố tối cần thiết, cùng với nguồn
nước sạch như nước giếng… đủ đảm bảo cho cây phát triển như trong điều
kiện bình thường. Với công nghệ này, người trồng rau quả có thể hoàn toàn
kiểm soát được, không để cho rau quả bị nhiễm kim loại nặng, và các độc tố
khác [1].
Công nghệ này có phạm vi ứng dụng khá rộng rãi. Nó có thể áp dụng cho
những cơ sở trồng rau quả quy mô lớn, có mái che hay ngoài trời, cũng có thể
dùng cho từng hộ gia đình thậm chí ngay trên ban công, sân thượng của các
khu nhà cao tầng ở đô thị. Đặc biệt, với những nơi có điều kiện tự nhiên
không thuận lợi cho việc trồng trọt như nhân dân và chiến sĩ huyện đảo
Trường Sa, các đồn biên phòng… công nghệ này sẽ mở ra một khả năng tốt
để khắc phục tình trạng thiếu rau quả trong bữa ăn hàng ngày [1].
Theo Trần Thị Ba , ở Việt Nam cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng
cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. Ở đồng bằng sông
Cửu Long, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng cải
xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà
cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tỉnh An Giang, tỉnh Cần Thơ cũng có
trồng nhưng diện tích không đáng kể. Thân cải non, mềm, xốp dài 20-60 cm,
mỗi lóng thân dài 1-5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi

mắt có thể mọc một cành. Lá kép có 3-9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình
tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

25

nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành
cây độc lập. Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ
ngập khoảng 4-5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước,
mực nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-20
0
C, ở
độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất
thích hợp nhất 6-7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát
trong mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên [2].
Theo Bùi Bảo Hoàn & cs (2000), trong khẩu phần ăn của người, rau xanh
cung cấp khoảng 95-99% nguồn Vitamin A, 60-70% nguồn Vitamin B và gần
100% nguồn Vitamin C. Nếu trong khẩu phần ăn của người mà thiếu rau xanh
kéo dài nhiều ngày thì thường thấy xuất hiện các triệu trứng như: da khô, mắt
mờ, quáng gà do thiếu Vitamin A; chảy máu chân răng, tay chân mệt mỏi, suy
nhược do thiếu Vitamin C; lở loét miệng lưỡi, viêm ngứa chủ yếu do thiếu
Vitamin B2; tê phù do thiếu vitamin B1. Thiếu Vitamin sẽ giảm sức dẻo dai,
hiệu suất làm việc giảm sút, bệnh tật dễ phát sinh, khi mắc bệnh chữa cũng
lâu lành [10], [22].
Nhiều người cho rằng cam là loại quả giàu vitamin C nhất nhưng thực ra có
một loại trái cây mà lượng vitamin C còn lớn gấp 2,5 lần so với cam, đó là ớt tây
(ớt chuông. Nếu ớt ta chỉ là một loại gia vị thì ớt tây còn gọi là ớt ngọt hay ớt Đà
Lạt lại là một loại rau xanh nhiều vitamin cần thiết trong bữa cơm gia đình. Gọi
ớt tây là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt ta, ớt quả to, màu sắc sặc sỡ

thường được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn gọi là ớt Đà Lạt ) [30] .
Ớt ngọt thường được dùng trong các món salát hoặc nấu chín. Nếu dùng
salat bạn chỉ cần chưa đến 100g ớt tây là đủ lượng vitamin C trong ngày. Nếu
nấu chín sẽ mất đi khoảng 60 % lượng vitamin, nhưng cũng chỉ cần 200g ớt
tây là cung cấp được 200 mg vitamin C, đủ lượng vitamin C cho cả ngày [26].
Ngoài vitamin C, ớt tây cũng rất giàu vitamin A. Cứ 100g ớt tây có chứa

×