Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống cà chua triển vọng tn386 vụ thu đông năm 2011 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.66 KB, 54 trang )

1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả được ưa
chuộng trên toàn thế giới. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất
cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như: -Caroten, chất khoáng
Ca, Fe, P, S, K, Mg, Na..., đường và các loại vitamin A, B, B2, C, E và PP
[10]. Ngồi ra nú cũn có tác dụng chữa bệnh, nghiên cứu gần đây của các nhà
khoa học Lê Trần Đức, Đỗ Tất Lợi, (Edward Giovannucci, 1999; Giang
Hoảng Vinh, 2003, dẫn trong Thế Mậu, 2003) cho biết: chất Licopen - thành
phần tạo nên màu đỏ của cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư,
đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt [8], [10] [11]. Cà chua tươi và sản phẩm chế
biến cịn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập
và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất.
Tuy mới có mặt ở Việt Nam từ hơn 100 năm nay nhưng do điều kiện
ngoại cảnh thuận lợi kết hợp với hiệu quả kinh tế cao nên cây cà chua cũng
khá phát triển ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Nhược điểm của việc sản xuất cà chua ở Việt Nam là: chủ yếu trồng trong
một mùa vụ (vụ Đụng Xuõn) nờn xảy ra hiện tượng cà chua có thời điểm thì
dư thừa, giá rẻ, có thời điểm thì khan hiếm, chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc,
khơng đảm bảo độ an tồn vệ sinh thực phẩm, lại đắt đỏ. Cộng thêm đặc điểm
sản xuất nhỏ lẻ, chỉ tập trung ở một vài địa phương nên gây ra hiện tượng nơi
thì rất nhiều, nơi thì thiếu cuối cùng là hiệu quả kinh tế không cao.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng cây cà chua thì trong những năm gần
đây chúng ta đã tăng cường trồng cà chua trên nhiều chân đất khác nhau và
đưa thờm cỏc vụ cà chua như Xũn Hố, Thu Đơng vào công thức luân canh.
Nhiều giống cà chua mới đã được tạo ra có nhiều ưu điểm về năng suất, chất
lượng và khả năng chống chịu… Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng giống mới


năng suất cao cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật hợp lý vào sản xuất.
Giống tốt nhưng biện pháp kỹ thuật canh tác không phù hợp thì cũng chưa
phát huy hết tiềm năng của giống. Ngồi những biện pháp kỹ thuật như lựa
chọn thời vụ phù hợp, chọn vùng sinh thái thích hợp, bón phân cân đối hợp


2

lý… thì việc lựa chọn mật độ gieo trồng thích hợp là một biện pháp có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cà chua. Xác định mật độ, khoảng
cách gieo trồng hợp lý sẽ tạo mối tương quan tốt giữa các cá thể trong quần
thể, tạo được chỉ số diện tích lá hợp lý, tránh được hiện tượng che khuất lá,
làm tăng hiệu suất quang hợp, tăng khả năng tích lũy vật chất khụ… Vì vậy,
phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, đặc điểm sinh vật học của
từng giống để tạo ra những mật độ thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát
triển tốt nhất và cho năng suất cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên
chúng em tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến
sinh trưởng và phát triển của giống cà chua triển vọng TN386 vụ Thu
Đông năm 2011 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên ”.
1.2. Mục đích - yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp nhất trong điều kiện Thu
Đông cho giống cà chua TN386 tại Thái Nguyên .
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 ở
các mật độ trồng khác nhau.
- Đánh giá ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua TN386 trong vụ Thu
Đơng năm 2011
- Đánh giá tình hình sâu bệnh của giống cà chua TN386 tại các mật độ

trồng khác nhau.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học trên lớp, vận dụng
những kiến thức đã học vào sản xuất thực tiễn. Qua việc thực tập giúp sinh viên
tích lũy được kiến thức, nâng cao tay nghề và rèn luyện ý thức trách nhiệm của
bản thân trong nghiên cứu khoa học và trong sản xuất thực tiễn sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được mật độ trồng thích hợp nhất cho cà
chua mới trong vụ Thu Đông tại thành phố Thái Nguyên .


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu nhưng mấy năm gần đây
nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ có sự chuyển hướng về
kinh tế thị trường, sản xuất nơng nghiệp thu được nhiều thành tích đáng kể.
Lương thực là vấn đề cơ bản của nước ta đã được giải quyết và người dân
không phải lo lắng về an ninh lương thực, từ đó có điều kiện chủ động trong
sản xuất và phát triển cây có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây cà chua.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng cà chua không ngừng gia tăng.
Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học nờn cỏc nhà khoa học đã đưa ra các
giống cà chua có năng suất cao như: VL2004, VL2910, TN129, Tn386…
bằng các con đường lai tạo, chọn lọc, nhập nội… và các biện pháp khác.
Hiện nay ở nước ta, mật độ gieo trồng cà chua ở mỗi vùng là khác
nhau. Mật độ trồng thay đổi tùy theo từng giống, loại hình sinh trưởng và
vùng sinh thái khác nhau. Ở Miền Bắc, giống cà chua VT3 có thể trồng với

mật độ 28.000 - 30.000 cõy/ha, ứng với khoảng cách trồng 70 x 45 - 50 cm
(Nguyễn Tấn Hinh và cs, 2008)[9]. Giống cà chua DT84 được trồng với mật
độ 31.000 - 35.000 cõy/ha ứng với khoảng cách trồng 70 x 40 - 45cm(Trần
Khắc Thi và cs, 2003)[10]. Giống cà chua hữu hạn và bán hữu hạn có thể
trồng với khoảng cách 70 x 35 - 45cm, mật độ trồng 30.000 - 40.000 cõy/ha.
Đối với giống vơ hạn như TN148, TN129 có thể trồng với khoảng cách 70 x
50cm, mật độ trồng 27.000 cây/ ha (Trần Khắc Thi và cs, 2003)[14]. Tại khu
vực Thái Nguyên giống TN129 có thể trồng với khoảng cách 70 x 40cm, mật
độ 35.714 cõy/ha (Nguyễn Thị Mão,2009)[10]
Việc tìm ra một mật độ thích hợp cho cây cà chua để phát huy hết tiềm
năng cho năng suất cần phải trải qua một q trình thí nghiệm cho từng giống
và từng vùng sinh thái. Vì vậy, cần nhanh chóng xác định mật độ gieo trồng
phù hợp nhất cho từng giống cà chua, ở từng vùng sinh thái nhất định để cà
chua có thể sinh trưởng, phát triển tốt và phát huy tối đa tiềm năng năng suất
của giống.


4

2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
So với các cây trồng khỏc thỡ cây cà chua là cây trồng có lịch sử phát
triển tương đối muộn. Song với giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế và khả
năng thích nghi cao, dễ canh tác, cà chua được phát triển khá nhanh chóng và
ngày càng được chú trọng. Qua bảng số liệu thống kê tình hình sản xuất cà
chua trên thế giới trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy rõ điều này.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần
đây 2005- 2010
Năm
Diện tích

Năng suất
Sản lƣợng
(ha)
(tấn/ha)
(tấn)
2005
4.576.986
27,96
127.979.13
8
2006
4.638.985
28,04
130.066.09
0
2007
4.186.149
32,76
137.153.33
3
2008
4.244.756
33,25
141.119.87
3
2009
4.435.795
34,68
153.833.36
8

2010
4.338.834
33,59
145.751.50
7
Nguồn: FAOSTAT - FAO statistic Division, 2012 [17]
Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình sản xuất cà chua trong những năm gần
đây tăng giảm thất thường về diện tích nhưng khơng đáng kể. Từ năm 2005
đến năm 2006 diện tích cà chua tăng từ 4.576.986 ha đến 4.638.985 ha, tăng
61.999 ha, từ năm 2006 cho đến năm 2010 thì diện tích cà chua lại giảm từ
4.638.985ha xuống còn 4.338.834 ha, giảm 300.151 ha. Năng suất cà chua
liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2009, từ 27,96 tấn/ha đến 34,68 tấn/ha, tuy
nhiên từ năm 2009 đến năm 2010 thì năng suất cà chua giảm xuống nhưng
khơng đáng kể, do thời tiết và tình hình sâu hại đã làm năng suất cà chua bị


5

giảm xuống. Năm 2009 năng suất trung bình cao nhất đạt 34,68 tấn/ha và thấp
nhất là năm 2004 chỉ đạt 27,96 tấn/ha.
Do diện tích sản xuất cà chua tăng giảm khơng đáng kể, cộng thêm
năng suất bình qn khá cao và ổn định nên hàng năm thế giới thu được sản
lượng cà chua khá lớn, dao động từ 127.979.138 tấn năm 2004 đến
153.833.368 tấn năm 2009. So với năm 2004 thì đến năm 2009 sản lượng cà
chua đã tăng lên xấp xỉ 26 triệu tấn. Do năm 2010 gặp nhiều khó khăn trong
sản xuất, nên mặc dù diện tích tăng lên, nhưng năng suất đạt được không cao
dẫn tới sản lượng cà chua năm 2010 chỉ đạt được 145.751.507 tấn, giảm
8.081.861 tấn so với năm 2009. Nhìn lại những năm từ 1980 thì tổng sản
lượng cà chua trên thế giới khi đó chỉ đạt 50,1 triệu tấn, trong đó châu Âu
chiếm 29,1%, châu Á chiếm 23,6%, bắc và trung Mỹ chiếm 18,3%, châu Phi

chiếm 10,2%, nam Mỹ chiếm 5,9% còn lại là các nước thuộc các khu vực
khác. Nhưng cho đến năm 2002 sản lượng cà chua đã tăng gấp đơi so với 20
năm trước đó (Trần Khắc Thi và cs 2003)[14]. Theo tổ chức nông lương thế
giới (FAO), năm 2009 diện tích trồng cà chua trên thế giới đạt hơn 4,4 triệu
ha, sản lượng đạt 153,83 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay.
Bảng 2.2: Sản lƣợng cà chua của một số nƣớc sản xuất cà chua lớn nhất
thế giới từ năm 2007 - 2010 (tấn)
Quốc gia
Trung Quốc
Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ
Ấn Độ
Italia
Ai Cập
Tây Ban Nha
Braxin
Iran
Mêhico
Hi Lạp

Năm
2007
36.096,890
14.185,200
9.945,040
10.055,000
6.530,160
8.639,020
4.081,480
3.431,230

5.534,270
3.150,350
1.464,840

2008
39.938,708
12.735,100
10.985,400
10.303,000
5.976,910
9.204,100
4.049,750
3.867,660
4.826,400
2.936,770
1.338,600

2009
45.365,543
14.181,300
10.745,600
11.148,800
6.878,160
10.278,500
4.603,600
4.310,480
5.887,710
2.591,400
1.561,000


Nguồn: FAO STAT Statistics Division 2012[1]

2010
41.879,684
12.902,000
10.052,000
11.979,700
6.024,800
8.544,990
4.312,700
3.691,320
5.256,110
2.997,640
1.406,200


6

Qua bảng 2.2 ta thấy, trong các nước trồng cà chua trên thế giới thì
Trung Quốc là nước đứng đầu cả về diện tích và sản lượng. Trong vịng 4
năm từ năm 2007 đến năm 2010 Trung Quốc là nước có sản lượng cà chua
cao nhất trong 11 nước đứng đầu thế giới, đồng thời sản lượng tăng liên tục từ
36,1 tấn/ha năm 2007 đến 45,4 triệu tấn năm 2009. Mỹ là nước có sản lượng
cà chua hàng năm đạt khá cao từ 12,7 đến 14,2 triệu tấn/năm. Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn
Độ, Itali… có sản lượng cà chua hàng năm đạt thấp hơn Trung Quốc và Mỹ.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà chua của các châu lục trên
thế giới năm 2010
Châu
Châu Phi
Châu Mỹ

Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(tấn)

860.738
200.247
17.236.028
479.072
508.601
24.365.658
2.436.491
335.778
81.812.011
553.405
393.205
21.760.147
9.129
632.778
577.663
Nguồn: FAO STAT Statistics Division 2012[17]


Qua bảng 2.3 ta thấy, châu Á là châu lục có sản lượng cà chua lớn nhất
81.812.011 tấn với diện tích 2.436.491. Sau đó mới tới châu Mỹ và các châu
lục khác. Mặc dù châu Phi có tổng diện tích trồng cà chua đứng thứ 2 sau
châu Á, nhưng do năng suất thấp nhất 200.247 tạ/ha nên tổng sản lượng gần
như là thấp nhất.
Xét về mặt sản lượng, cà chua chiếm 1/6 tổng sản lượng rau hàng năm
trên toàn thế giới và ln đứng ở vị trí số một. Qua đây có thể thấy cà chua có
vị trí quan trọng như thế nào. Châu Á tuy là châu lục sản xuất cà chua nhiều
nhất trên thế giới (chiếm 22%) nhưng hàng năm vẫn phải nhập khẩu trên 21
triệu tấn cà chua tươi, chiếm hơn 60% lượng cà chua nhập khẩu của toàn thế
giới. Đứng đầu trong các nước nhập khẩu cà chua là: Anh, Đức, Hà Lan…
(Trần Khắc Thi và cs, 2003)[14]. Do có giá trị kinh tế cao và khả năng thích
nghi cao, dễ canh tác, cà chua nhanh chóng trở thành cây trồng được ưa


7

chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc châu Á
vì đây là khu vực có điều kiện khí hậu tương đối phù hợp cho cà chua sinh
trưởng phát triển và cho năng suất cao. Mặt khác, do khả năng tiêu thụ mặt
hàng này là khá tốt với một thị trường rộng lớn và ổn định cây cà chua đã
nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chính ở nhiều quốc gia trên
thế giới.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Về tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu tập
trung về lĩnh vực chọn tạo giống có khả năng cho năng suất, chất lượng cao,
có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Các nhà
khoa học đã sử dụng nguồn gen của các loài cà chua hoang dại và bán hoang
dại, bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến… để
tạo ra các giống cà chua có nhiều đặc điểm như mong muốn.

Ai Cập là một trong những quốc gia tiến hành nhiều nghiên cứu về cà
chua và cũng là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chọn tạo giống.
Ngay từ giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1984, Ai Cập đó cú cả một đề án
quốc gia nhằm phát triển cây trồng có năng suất chất lượng cao, trong đó có
những nghiên cứu về cà chua, cho ra đời nhiều giống cà chua có nguồn gốc từ
Mỹ như: Cal, Ace, Housney, Marmande VF, Pritchard, VFN- 8 và VFNBush với những đặc điểm tốt như quả to, năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra
còn thu được một số giống khác như: Casstlex- 1017, Castrock, E- 6202,
Peto- 86, UC- 82, UC- 97… có đặc điểm quả chắc, thịt quả dày, hạt ít. Riêng
giống VF- 45 và B- 7897 được coi là giống cải tiến vì vừa có khả năng cho
năng suất cao, vừa có chất lượng tốt, các giống này đều thích hợp trồng trong
thời vụ có nhiệt độ cao (Met Wally, 1996)[18]. Để nghiên cứu đánh giá khả
năng đậu quả của cà chua ở nền nhiệt độ cao, năm 1980 và năm 1981 các nhà
khoa học Ai Cập đã tiến hành các thí nghiệm ngoài đồng ruộng để thử khả
năng đậu quả của các giống. Trong 15 giống cà chua tham gia thí nghiệm đều
là các giống có tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng khá cao. Ở nền nhiệt
độ cao chỉ có một số giống vẫn giữ được đặc tính của mình và tỏ ra nổi trội
hơn hẳn dưới nền nhiệt độ cao đó là các giống Peto- 81, Peto- 86, UC- 82 và


8

Punjab churara. Đây là các giống có khả năng thay thế rất tốt cho các giống cà
chua chịu nhiệt đang được sử dụng rất nhiều ngoài sản xuất vào thời điểm đó.
Ngồi ra cũng lựa chọn được một số giống làm nguồn vật liệu cho chọn tạo
giống theo hướng cà chua chịu nhiệt như giống N- 78, S- 296, Saladete… vì ở
chỳng cú những đặc điểm có lợi như chất lượng đạt khá (Met Wally,
1996)[18].
Mỹ cũng là một nước mà công tác chọn tạo giống cà chua được tiến
hành từ rất sớm và cho đến nay đã thu được rất nhiều thành tựu đáng kể. Các
nhà khoa học của trường đại học California đã chọn được những giống cà

chua mới như: UC- 82, UC- 105, UC- 134, với những đặc điểm quý như quả
cứng và hạn chế tối đa hiện tượng nứt quả (Tạ Thu Cúc và cs, 2003)[3]. Bên
cạnh việc chọn tạo giống mới thì cơng tác duy trì bảo tồn giống có được một
nguồn gen phong phú, phục vụ tích cực cho cơng tác nghiên cứu. Các giống
cà chua chịu nóng như: Gostoluto Genovese, Italian Paste, Oxheart… đều là
những giống được tạo ra thơng qua q trình chọn lọc các giống cà chua cũ
(Watso, 1996)[19].
Tại Pháp, công tác nghiờn cứu về cà chua chịu nhiệt cũng được các nhà
khoa học nước này quan tâm, có lẽ là do nhu cầu sử dụng cà chua ngày càng
cao của con người nên việc nghiên cứu tạo ra các giống cà chua chịu nhiệt để
có thể trồng vào những thời vụ có điều kiện trái vụ là hướng đi được nhiều
quốc gia quan tâm. Tại vùng Maritinique miền Tây nước Pháp các nhà khoa
học đã tiến hành thí nghiệm trên 18 giống cà chua chịu nhiệt có nguồn gốc địa
phương và nhập nội vào hai vụ hè thu năm 1986 và 1987. Kết quả thu được
cho thấy các giống cà chua có tỷ lệ đậu quả cao đạt 60- 100% trong điều kiện
nhiệt độ cao 27 - 320C và độ ẩm 90%.
Ở khu vực châu Á và Đông Nam Á, các quốc gia gần chúng ta cũng đó
cú những cơng trình nghiên cứu, phát triển cà chua và cũng thu được những
thành tựu khá rõ nét. Cụ thể như Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp
Malaisia (MARDI) đã hợp tác với Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu
châu Á (AVRDC) và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (TARC) ở
Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến các giống cà chua có triển vọng,
kết quả đã cho ra đời 6 dòng cà chua được đánh giá là có khả năng chịu nhiệt


9

và chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) tốt là
cỏc dũng MT1, MT2, MT3, MT5, MT6 và MT10.
Trong nhiều năm qua, các chương trình chọn tạo giống ở trường Đại

học nông nghiệp Philippin đã tập trung vào phát triển những giống cà chua có
khả năng chống chịu sâu bệnh và đậu quả tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Kết
quả đã tạo ra giống như: Mariket, Maigaya và Marilay là các giống cà chua
vừa có khả năng chống bệnh héo xanh vi khuẩn vừa có khả năng sinh trưởng
tốt và có tỷ lệ đậu quả cao trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao của vùng khí
hậu xích đạo và cận xích đạo.
Trong thời gian hợp tác nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm với Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á, Thái Lan đã giới thiệu được hai
giống cà chua có khả năng chịu nhiệt cao là SVRDC4 và L22. Hai giống này
được tuyển chọn và thử nghiệm tại hai trường Đại học Khon Khan và Chiang
Mai, có khả năng thích nghi cao với điều kiện nóng của Thái Lan. Chỳng đó
nhanh chóng được đưa ra thử nghiệm tại nhiều vùng khác nhau của Thái Lan
và kết quả thu được rất khả quan.
Năm 1994, cũng tại trường Đại học Kasetsart- Thái Lan các nhà khoa
học đã tiến hành chọn lựa 15 giống cà chua, nhằm chọn ra giống có khả năng
giảm thiểu hiện tượng nứt quả và chống bệnh virus trong điều kiện nhiệt độ
cao. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm các nhà khoa học đã chọn ra được hai
giống cà chua là PT4225 và PT3027. Đây là hai giống đáp ứng tốt những mục
tiêu đặt ra của q trình nghiên cứu đó là cho năng suất cao (trên 53 tấn/ha),
chất lượng tốt, chống được nứt quả và bệnh virus khi trồng trong điều kiện
nhiệt độ cao của vùng khí hậu nhiệt đới.
Khi đời sống của con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu địi
hỏi về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu
tìm ra những giống cà chua năng suất cao, chống chịu tốt thì yếu tố chất
lượng cũng được quan tâm trong nghiên cứu chọn lọc giống. Năm 1986 tại Ba
Lan, nhà khoa học Mikhalik và cộng sự đã tiến hành đánh giá chất lượng của
một số dòng, giống cà chua, kết quả thu được có sự chênh lệch nhau khá lớn
về chỉ tiêu như hàm lượng vật chất khô và tỷ lệ đường/axit giữa các dòng
giống tham gia đánh giá. Trong rất nhiều dịng, giống tham gia đánh giá có



10

giống Pulawski và dịng PH- 1703 có hàm lượng vật chất khô cao nhất (51%).
Tỷ lệ đường/axit cao nhất là giống Pizemyslowy và dòng VF- 9212 (đạt 7/8).
Bằng các kỹ thuật gen các nhà nghiên cứu đã xác định và tách được
một số gen có vai trị quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp Etylen - một
chất liên quan đến sự chín của quả. Điều này cho phép có thể thu hoạch quả
muộn hơn, khi đó sẽ được những hương vị cũng như phẩm chất quả tốt hơn
(Trương Đích, 1999)[4].
Bên cạnh các thành tựu về gen, việc ứng dụng hiệu quả ưu thế lai vào
cà chua được phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Hiện nay ưu thế lai được ứng dụng
rộng rãi trong sản xuất do con lai có những ưu điểm vượt trội so với bố mẹ
như: chỉ số chín sớm, chất lượng, năng suất, độ đồng đều của quả cao, có khả
năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của môi trường tốt.
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cà chua chỉ mới được đưa vào trồng khoảng hơn 100
năm nay, như vậy so với thế giới lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam còn rất
non trẻ. Tuy vậy, cho đến nay cà chua đã nhanh chóng trở thành cây được
trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo số liệu thống kê năm
2008 thì diện tích trồng cà chua của cả nước là 35.000 ha, tăng 27.491 ha so
với năm 1996, năng suất đạt 10,57 tấn/ha, sản lượng đạt 370.000 tấn. Với sản
lượng như vậy tính bình qn nước ta chỉ đạt khoảng 4kg/người/năm, thấp
hơn rất nhiều so với bình quân của thế giới. Năng suất cà chua trung bình của
Việt Nam chỉ đạt hơn 60% so với năng suất trung bình của thế giới. Nguyên
nhân dẫn tới năng suất bình quân của cả nước thấp là do đa số diện tích trồng
cà chua của Việt Nam là nhỏ lẻ và phân tán, do điều kiện đầu tư thâm canh,
chuyên canh chưa cao cho nên năng suất cà chua không cao. Các tỉnh thành
có điều kiện đầu tư thâm canh, chuyên canh cao đều đạt được năng suất cà

chua khá cao (hơn 20 tấn/ha), không thua kém nhiều so với mức trung bình
của thế giới. Như vậy có thể thấy khả năng thâm canh, chuyên canh ảnh
hưởng khá lớn đến năng suất cà chua. Tuy vậy, khi so sánh với các nước
trong khu vực như Thái Lan, Philippin… thì năng suất cà chua của Việt Nam


11

khơng hề thua kém, thậm chí cịn cao hơn. Điều đó chứng tỏ Việt Nam cũng
đã có rất nhiều cố gắng để nâng cao năng suất và chất lượng cà chua trong
những năm qua.


12

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà chua của Việt Nam trong
những năm gần đây
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
1996
7.509,0
157,40
11.8209,00
1997
9.467,7

166,00
115,7140,2
0
1998
10.633,0
164,40
175.195,00
1999
13.154,0
142,80
192.977,00
2000
13.729,0
151,26
207.658,00
2001
17.834,0
157,17
280.289,00
2002
18.860,8
165,45
312.178,00
2003
21.628,0
164,10
345.846,00
2004
20.648,0
173,40

357.210,00
2005
23.566,0
197,80
466.124,00
2006
24.160,0
195,60
472.569,60
2007
35.000,0
105,71
370.000,00
2008
35.000,0
105,71
370.000,00
Nguồn: Vụ Nông nghiệp (Tổng cục thống kê), (1997 - 2010)
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy: giai đoạn từ 1999- 2000, diện tích, năng
suất và sản lượng rất thấp. Tuy nhiên, cả diện tích, năng suất và sản lượng vẫn
có chiều hướng tăng lên qua các năm. Năm 1996 diện tích trồng cà chua của
nước ta là 7.509,0 ha, đến năm 2000 đã tăng gấp đôi (13.729,0 ha). Mặc dù ở
giai đoạn này năng suất không ổn định, song do diện tích tăng nhanh nên sản
lượng thu được tăng đều qua các năm, năm 2000 sản lượng tăng 75,6% so với
năm 1996. Theo số liệu 2.3, từ năm 2001 trở lại đây, diện tích, năng suất và sản
lượng cà chua đều tăng hơn so với các năm trước. Diện tích trồng cà chua năm
2004 tuy giảm nhẹ so với năm 2003, nhưng do năng suất đạt cao hơn năm 2004
nên sản lượng vẫn đạt khá cao (357.210,00 tấn). Năm 2005, diện tích cà chua là
23.566,0 ha, tăng xấp xỉ 10.000 ha so với năm 2001, năng suất trung bình đạt
197,80 tạ/ha, sản lượng đạt 466.124,00 tấn. Sản lượng này đạt bình quân 4,0

kg/quả/người/năm, bằng 29% so với mức trung bình tồn thế giới. Năm 2006,


13

mặc dù năng suất giảm đi một chút so với năm 2005 nhưng do diện tích tăng
lên nên sản lượng vẫn đạt cao nhất (472.569,60 tấn). Từ năm 2007 - 2008 tuy
diện tích cà chua của cả nước tăng lên nhiều (35.000 ha) nhưng do năng suất
đạt thấp chỉ đạt 105,71 tạ/ha nên sản lượng đã giảm mạnh so với năm 2006 và
chỉ đạt 370.000,00 tấn. Năng suất cà chua nước ta tuy có tăng lên nhưng vẫn
thấp hơn so với thế giới, mới chỉ bằng 72% so với năng suất chung toàn thế
giới. Tuy nhiên, nếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan đạt 98 tạ/ha,
Indonesia 79 tạ/ha thì năng suất cà chua của nước ta đạt khá cao.
Ở nước ta cà chua được trồng ở các tỉnh phía Bắc, nhưng hiện nay vẫn
tập trung lớn ở đồng bằng Sông Hồng như: Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây,
Nam Định,… chiếm trên 60% diện tích của cả nước. Tại các tỉnh phía Nam cà
chua được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lâm Đồng, An Giang, TP. Hồ Chí
Minh, Bình Thuận với khoảng 400 ha trên mỗi tỉnh.
Sản lượng cà chua ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển hơn nữa vì một số lý do sau:
- Việt Nam là nước có truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời,
những kinh nghiệm của người dân tích lũy trong sản xuất là một lợi thế.
- Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện đất đai
phù hợp với sinh trưởng và phát triển cây cà chua, đặc biệt là miền Bắc, nơi
có mùa đông lạnh thuận lợi cho sự phát triển của cà chua ở các tỉnh, từ đồng
bằng tới trung du miền núi.
- Nhờ có tiến bộ về cơng tác giống hiện nay cà chua được trồng gần
như quanh năm chỉ trừ tháng 7 - 9 dương lịch. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế, việc tự do giao lưu bn bán giữa các nước thì cà chua
càng thể hiện tiềm năng to lớn của chúng (Trần Khắc Thi, 2003)[13].

- Nhà nước ta đã và đang có chủ trương khuyến khích phát triển nơng
nghiệp, phát triển mạnh các loại rau có khả năng chế biến trong đó cà chua là
đối tượng được ưu tiên hàng đầu.
- Nhiều nhà máy chế biến được xây dựng, đồng thời một loạt chính sách
hỗ trợ khuyến khích người nơng dân nhằm tạo vùng nguyên liệu cho nhà máy.


14

- Cỏc vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nơng dân cần cù
chịu khó lại có kinh nghiệm canh tác lâu đời, giá công nhân rẻ nên giá thành
cạnh tranh cao.
Bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất cà chua cịn gặp nhiều khó khăn:
- Chưa có bộ giống tốt cho từng thời vụ trồng và từng vung sinh thái.
- Cà chua được trồng trong điều kiện nóng ẩm nên có nhiều sâu bệnh hại.
- Chưa có quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng, mỗi vụ trồng và
các giống khác nhau. Việc sản xuất còn manh mún chưa có sản phẩm hàng
hóa lớn cho xuất khẩu và chế biến công nghiệp.
- Hệ thống thông tin thị trường không đầy đủ, kinh nghiệm thương mại
và thị trường cịn yếu. Vì vậy giải quyết đầu ra cho sản phẩm chưa đáp ứng
đầu ra cho người sản xuất.
- Chất lượng sản phẩm thấp, khơng đồng đều, ít phù hợp với công
nghiệp chế biến và xuất khẩu cà chua tươi (Trần Khắc Thi, 2001)[13].
- Biến động về giá cả, trái vụ rất cao, chính vụ lại hạ thấp nhanh chóng,
đã làm cho sản phẩm ở thời kỳ cao điểm khơng cịn thu hút nhất là khi năng
suất thấp (Trần Khắc Thi, 2001) [13].
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo
giống cà chua đã có nhiều thành công, các nhà khoa học đã chọn tạo ra được
nhiều dịng, giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên nước ta, chúng có

khả năng cho năng suất và phẩm chất tốt.
Nhờ thành tựu nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống nước ta đã tạo được
các giống cà chua như: HP- 1, HP- 2, HP- 3… từ tập đoàn cà chua nhập nội
của Nhật Bản, được tiến hành tại trại giống rau Hồng Phong- Hải Phịng.
Trong đó nổi trội hơn cả là giống HP- 5, với đặc điểm năng suất cao, khả
năng chống chịu khá, tuy nhiên nhược điểm của giống này là khi chín vẫn có
chỗ cịn xanh.
Tại trung tâm giống cây trồng Việt - Xô trong giai đoạn 1983- 1993 đã
tiến hành chọn lọc giống cà chua từ tập đoàn các giống cà chua nhập nội.
Nghiên cứu thử nghiệm gần 400 mẫu giống, kết quả đã chọn được một số
giống như: Raketa, Salut, Bogdanovski… với những ưu điểm là có khả năng


15

thích nghi cao với điều kiện nước ta, chín sớm, năng suất cao, chất lượng đạt
khá và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt (Mai Thị Phương Anh và cs,
1996)[2].
Khi nghiên cứu tập đoàn giống cà chua các nhà khoa học đã đưa ra một
số nhận định ban đầu như sau: Các giống thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn
thường chín sớm và chín tập trung hơn so với các giống thuộc loại hình sinh
trưởng vơ hạn. Các giống có năng suất cao thường có số quả trung bình trờn
cõy lớn hơn 10, khối lượng trung bình quả trên 70 gam/quả.
Ở Việt Nam nguồn vật liệu khởi đầu cà chua được thu thập từ nhiều
nguồn như nhập nội, các giống địa phương, các dạng cà chua dại và bán
hoang dại… Những dạng này sẽ được chọn lọc và lai tạo với nhau nhằm thu
được các giống tổng hợp, cú các tính trạng tốt để phục vụ sản xuất. Các giống
nhập nội thường có ưu điểm về năng suất, các giống địa phương thường có
thế mạnh về chất lượng, cũn cỏc giống hoang dại và bán hoang dại thì thế
mạnh chủ yếu là khả năng thích nghi và tính chống chịu cao. Hàng năm các

cơ sở nghiên cứu đã lai tạo được hàng trăm cặp lai cà chua và chọn lọc hàng
ngàn cá thể từ con lai của các cặp lai khác nhau. Công sức của các nhà khoa
học bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng, nhiều giống cà chua mới đã được tạo ra
và được công nhận là giống quốc gia. Nhiều giống đã được khu vực hóa và
nhiều giống đang tiếp tục trong giai đoạn khảo nghiệm đánh giá (Trần Khắc
Thi và cs, 2003)[14]. Có thể nêu ra một số giống cà chua như:
Giống SB- 2: Là giống được Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam
chọn từ tổ hợp lai giữa Star x Ba Lan. Cây thuộc loại hình sinh trưởng hữu
hạn, thời gian sinh trưởng từ 100- 110 ngày. Trong vụ Đụng Xũn, khối
lượng quả trung bình đạt 80- 100 gam, vụ Xuõn Hố khối lượng quả chỉ đạt
60- 80 gam. Năng suất quả đạt cao, vụ Đụng Xuõn năng suất đạt 35- 40
tấn/ha. Giống đã được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
Thực phẩm công nhận là giống quốc gia năm 1994 (Trương Đích, 1996)[6].
Giống Hồng Lan: Là giống được Viện cây Lương thực- Thực phẩm
chọn lọc từ một dạng đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng, được
khu vực hóa năm 1994. Giống có đặc điểm thuộc loại hình sinh trưởng hữu
hạn thích nghi khá rộng về thời vụ và khu vực trồng, quả to, khối lượng trung


16

bình quả 80- 100g, hình dáng màu sắc quả đẹp, và cho năng suất cao đạt 2530 tấn/ha. Nhược điểm của giống là khi chín quả mềm, gây nhiều khó khăn
trong vận chuyển xa, cây dễ bị nhiễm bệnh sương mai và xoăn lá virus, tuy
nhiên ở mức độ nhẹ (Trương Đích, 1996) [6].
Giống CS- 1: Là giống do Trung tâm kỹ thuật Rau- Hoa- Quả Hà Nội chọn
từ quần thể cà chua được nhập nội ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu
châu Á. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày, ra hoa và chín tập trung.
Quả nhỏ xong chất lượng quả tốt, khối lượng trung bình quả 40- 50 gam/quả, quả
chắc, vỏ quả dày. Cây sinh trưởng mạnh, có khả năng chống chịu virus, rất thích
hợp trồng ở vụ Đụng Xũn và Xũn Hố. Năng suất vụ Xuõn Hố đạt 25- 30 tấn/ha,

ở vụ Đụng Xũn năng suất có thể đạt 35- 40 tấn. Giống đã được khảo nghiệm và
khu vực hóa năm 1995 (Trương Đích, 1999) [6].
Giống cà chua Red Cown 250: Là giống được công ty giống cây trồng
miền Nam nhập nội từ Đài Loan. Đây là giống cà chua thuộc loại hình sinh
trưởng vơ hạn, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, thích ứng
với nhiều thời vụ, thích nghi với điều kiện khí hậu miền Nam. Khối lượng quả
trung bình khoảng 70- 80 gam, màu sắc quả đẹp, thịt quả dày, hạt ít, cứng
quả, chịu được bảo quản và vận chuyển lâu dài (Trương Đích, 1999)[6].
Trong giai đoạn từ 1994 - 1997 Vũ Thị Tình và cộng sự đã tiến hành
chọn lọc thành công giống cà chua chịu nhiệt VR- 2 từ tập đoàn 17 giống cà
chua quả nhỏ được nhập nội từ Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản… Sau thời gian
dài chọn lọc đã cho ra đời giống cà chua VR- 2 ổn định về năng suất, đồng
đều về dạng cây. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất cao và
ổn định, vụ Đụng Xuõn đạt 30 tấn/ha, vụ Xuõn Hố đạt 18- 23 tấn/ha. Quả
nhỏ, đều quả, thịt quả chắc, chất lượng tốt, chịu được vận chuyển và bảo quản
lâu dài. Đặc biệt có khả năng chịu nhiệt, chống chịu tốt với bệnh mốc sương
và virus, có thể trồng nhiều vụ trong năm (Trương Đích, 1999) [6].
Trong khn khổ một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á, Viện nghiên cứu rau quả và trường
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá và
tuyển chọn giống cà chua có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Kết quả
sau khi đánh giá 15 giống đã thu được các giống như: CHX- 1, CLN- 1462,


17

CLN- 1464, CLN- 5915… ngoài khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn cũn
cú một số đặc điểm khá tốt như khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí
hậu nóng ẩm của nước ta, tỷ lệ đậu quả tương đối cao và năng suất đạt khá.
Trong đó giống CHX- 1 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn cho

phép khu vực hóa năm 2002 (Trần Khắc Thi và cs, 2003)[14].
Trong chương trình phát triển cà chua chế biến, Viện nghiên cứu rau
quả đã chọn ra giống cà chua PT- 18 từ nguồn vật liệu ban đầu là 180 mẫu
giống nhập nội từ nước ngoài. Giống này thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn,
chiều cao cây trong vụ Đụng Xuõn đạt 80- 100cm, vụ Xuõn Hố là 90- 110cm.
Thân cây mập, lá màu xanh nhạt, tỷ lệ đậu quả khá cao, trọng lượng trung
bình quả đạt 70- 75g/quả, số quả trờn cõy đạt cao từ 18- 25 quả/cõy, năng
suất 25- 48 tấn/ha. Giống cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn cho phép khu vực hóa (Trần Khắc Thi và cs, 2003)[14].
Với mục tiêu chọn lọc giống cà chua có năng suất cao trên 30 tấn/ha,
khối lượng quả trung bình lớn hơn 50g, có khả năng kháng một số bệnh trong
điều kiện trồng trái vụ. Trong giai đoạn 1997- 2002, các nhà khoa học đã tiến
hành tuyển chọn các giống cà chua nhập từ Trung tâm nghiên cứu và phát
triển rau đậu châu Á. Kết quả cho thấy đã thu được giống HX- 5 với thời gian
sinh trưởng từ 130- 140 ngày, năng suất trong vụ Đụng Xuõn 45- 55 tấn/ha,
vụ Xuõn Hố 30- 40 tấn/ha, có khả năng chống chịu tốt với một số bệnh như:
héo xanh vi khuẩn, đốm vũng… thích hợp trồng trái vụ trong điều kiện khí
hậu miền Bắc nước ta. Giống HX- 5 đã được khu vực hóa năm 2002.
Trong một chương trình hội thảo gần đây về nghiên cứu và phát triển
cà chua ở Việt Nam, rất nhiều giống cà chua mới lần đầu tiên được đưa ra
giới thiệu như: C50, C90 của Viện cây Lương Thực và Thực phẩm, các giống
VL2000, VL2500, VL2910… do Công ty Giống cây trồng Hoa Sen giới
thiệu. Các giống này nhìn chung đều có nhiều đặc tính tốt về sinh trưởng,
chống chịu, năng suất và chất lượng. Bên cạnh đú cũn đáp ứng ngày càng cao
hơn về khả năng chịu nhiệt, sinh trưởng thích nghi với trồng trái vụ trong điều
kiện khí hậu miền Bắc nước ta.
Qua các kết quả rất đáng khích lệ về tình hình nghiên cứu và phát triển
cà chua trong nước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng trong tương lai không xa



18

việc nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp nói
chung và sản xuất cà chua nói riêng sẽ cịn đạt được nhiều thành cơng hơn
nữa, phục vụ tốt hơn cho sản xuất của nước ta. Hướng nghiên cứu cà chua
trong những năm tới vẫn là tập trung vào chọn tạo các giống cà chua năng
suất cao phục vụ công nghiệp chế biến và các giống cà chua chịu nhiệt để
phục vụ sản xuất cà chua trái vụ.
2.4. Nghiên cứu về điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật
2.4.1. Nhiệt độ
Cà chua là cây trồng ưa khí hậu ấm áp, ưa nhiệt, đó là một trong những
điều kiện cơ bản để có được năng suất, sản lượng cao và cho thu hoạch sớm
thì ta cần tạo một chế độ nhiệt độ tối thích cho cà chua sinh trưởng, phát triển
tốt. Cây cà chua sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 15- 300C, nhiệt độ thích
hợp cho cà chua là 22- 240C. Hạt bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 15- 180C nhưng
tốt nhất là 25- 300C. Nhiệt độ thích hợp cho q trình phân hóa và hình thành
hoa với nhiệt độ ban ngày là 20- 250C, nhiệt độ ban đêm là 13- 150C, nhiệt độ
< 1200C và > 270C kéo dài thì sẽ hạn chế sự sinh trưởng, ra hoa và đậu quả.
Nhiệt độ > 380C làm cho các tế bào phôi và hạt phấn chết sẽ làm giảm tỷ lệ
đậu quả. Quả cà chua phát triển ở nhiệt độ 20- 220C, các sắc tố hình thành quả
ở nhiệt độ 18- 220C, qủa chín ở nhiệt độ 300C.
Cường độ ánh sáng cho cà chua sinh trưởng, phát triển từ 400010000lux, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là từ 2000- 3000 lux. Ở giai
đoạn đầu của thời kỳ ra hoa cần đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 9- 10 giờ/ngày.
Cà chua được chiếu sáng đầy đủ thỡ cõy sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết
quả tốt và cho năng suất, chất lượng cao. Nếu thiếu ánh sáng thỡ cõy sinh
trưởng yếu, ra hoa, kết quả kém và cho năng suất thấp.
2.4.2. Nước
Cà chua là cây tương đối chịu hạn, nhưng lại không thể thiếu nước được,
yêu cầu về nước của cây trong q trình sinh trưởng là khơng giống nhau. Cà chua
là cây có thân lá phát triển mạnh nờn nú cú nhu cầu về nước cao đặc biệt là giai

đoạn ra hoa, đậu quả và giai đoạn quả đang phát triển, càng nhiều quả và quả càng
lớn thỡ cõy càng cần nhiều nước. Sự tiêu hao nước 1 ngày đêm của cà chua là từ
20- 650g. Theo tính tốn của các nhà khoa học thì để đạt được năng suất 50 tấn/ha


19

cây cần 6000m3 nước. Hạt cà chua cần lượng nước từ 325- 364% để nảy mầm và
độ ẩm đất thích hợp cho hạt cà chua nảy mầm là 60- 70%, độ ẩm khơng khí là 4555%.
Nếu đất quỏ khụ thỡ lỏ bị xoăn lại, hoa và quả non dễ bị rụng. Tuy
nhiên, độ ẩm càng cao hoặc ngập nước kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh
trưởng, phát triển của cà chua. Nếu độ ẩm khơng khí q cao ở thời kỳ nở hoa
sẽ làm ống phấn bị trương, bao phấn nứt, thụ phấn thụ tinh kém, hoa dễ rụng.
2.4.3. Đất và chất dinh dưỡng
2.4.3.1. Đất
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát đến
đất thịt nặng nhưng thích hợp nhất là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất
phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt, chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ,
cà chua thích hợp trồng trên đất có độ pH= 5,5- 6,5. Đất chua hơn thì cần phải
bún thờm vụi.
Cà chua yêu cầu chế độ luân canh nghiêm ngặt, không nên trồng cà chua
trên loại đất mà cây trồng vụ trước là những cây họ cà như: khoai tây, cà tớm… cà
chua được trồng tốt nhất trên đất trồng lúa, sau vụ cải bắp, hành tõy…
2.4.3.2. Dinh dưỡng
Cây cà chua có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, ra hoa đậu quả
nhiều nờn cú tiềm năng cho năng suất cao. Vì thế chúng ta cần cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh, cho
năng suất cao, chất lượng tốt. Trong các yếu tố dinh dưỡng thì cà chua sử
dụng nhiều nhất là Kali, đạm sau đó là lân và canxi. Tỷ lệ bún cỏc chất dinh
dưỡng phụ thuộc vào tuổi cây, giống và điều kiện trồng, phần lớn các chất

dinh dưỡng nuôi quả được hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu dinh
dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi quả bắt đầu
chín (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996) [2].
Lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 120 kg N,
100 kg P2O5, 150 kg K2O.
- Đạm: Đạm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho năng suất của
cây. Cà chua yêu cầu nhiều đạm vào giai đoạn ra hoa, kết quả. Thiếu đạm hoa
cà chua dễ bị rụng, quả nhỏ trong điều kiện gặp nhiệt độ cao. Nếu thừa đạm
thỡ cõy mọc vống lên yếu ớt, tỷ lệ đậu quả thấp, kích cỡ quả, thời gian bảo


20

quản, màu sắc quả giảm. Khi sử dụng lượng đạm hợp lý thỡ cõy sinh trưởng
khỏe, mập mạp, đó là điều kiện thuận lợi cho năng suất cao.
Giai đoạn đầu cây cà chua cần rất ít đạm. Khi cõy hỳt 80- 100 kg N thì
có thể đạt 25 tấn quả, trong tháng đầu cây chỉ hút 3,5- 4,5 kg N, đến tháng thứ
2 cõy hỳt khoảng 23- 28 kg N, vì thế khi bón đạm cho cây chúng ta cần chia
ra làm nhiều đợt bón khác nhau và mức bón tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh
trưởng của cây.
- Lõn: Lõn cú vai trò then chốt trong việc cung cấp năng lượng cho sự
trao đổi chất, cần cho sự phát triển của hệ rễ, nhất là giai đoạn cây con và có tác
dụng xúc tiến tăng kích thước quả khi được cung cấp lân đầy đủ. Thời kỳ đầu
sinh trưởng, cây cà chua rất mẫn cảm khi thiếu lân do vậy giai đoạn đầu cần bún
lõn cho cây ở dạng dễ tiêu để xúc tiến việc ra rễ đồng thời tăng khả năng hút
nước và chất dinh dưỡng. Cây được bún lõn đầy đủ sẽ nở hoa và quả chín sớm,
chất lượng quả tốt hơn và lõn cũn tăng cường hoạt động của Xitokinin.
- Kali: Kali cần cho quá trình đồng hóa CO2 trong khí quyển để tạo gluxit,
đồng thời hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Kali có vai trog quan trọng
trong việc hình thành quả, đất bón đủ kali quả nhẵn, bóng, thịt quả chắc. Ngồi

ra, kali cịn có tác dụng làm tăng lượng carotene và giảm lượng clorophin đặc
biệt là sắc tố đỏ lycopen và tăng hàm lượng đường tổng số, vitamin C.
Bón cân đối đạm- kali là yếu tố quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng
của cà chua. Bón cân đối đạm- kali có thể làm tăng năng suất quả cà chua 3988% với hiệu suất 1kg K2O tạo ra 89- 127 kg quả cà chua trên đất bạc màu.
Trên đất xỏm, bún cân đối đạm- kali làm tăng năng suất cà chua 9 11% (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996)[2].
Cà chua đòi hỏi nhiều kali, nhất là giai đoạn cây đang cho quả. Theo
Geraldson (1957), để đạt 60 tấn quả/ha cần cung cấp 320 kgN + 50 kgP2O5 +
440 kgK2O. Còn theo Kuo (1998) thỡ bún cho cà chua sinh trưởng vô hạn:
180 kgN + 80 kgP2O5 + 180 kgK2O.
Khi thiếu kali, thân ngừng sinh trưởng, mộp lỏ có màu vàng, sau đó cuộn
lại và chết. Bón kali cần kết hợp với việc bón đầy đủ các nguyên tố khác.
- Các chất dinh dưỡng khác:
Ngoài các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng thỡ cỏc nguyên tố trung, vi
lượng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cà chua như:


21

Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng (Ca, Mg): Mỗi nguyên tố có một vai
trị khác nhau đối với cà chua. Ca là thành phần của màng tế bào giúp tế bào
duy trì thêm, điều hịa độ bazơ tạo điều kiện để cây trồng hấp thu các nguyên
tố khác. Nếu thiếu Ca cây sẽ bị hộo, lỏ có đốm màu vàng xám sau đó héo
vàng và rụng. Mg có trong thành phần của diệp lục, nếu thiếu Mg sẽ ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp.
Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: Bo, Mn, S, Cu, Zn… trong đó Bo, Mn
và Zn là các nguyên tố quan trọng, đặc biệt Bo có vai trò lớn trong việc hạn
chế rụng hoa, rụng quả. Bo thúc đẩy việc hút Ca của cõy, bún Bo vào thời kỳ
cây sắp ra hoa làm tăng tỷ lệ đậu quả. Thiếu Bo bộ lá phát triển kém, chồi
đỉnh dễ bị thối, quả bị biến dạng.
Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây cà chua là yếu tố

có tính chất quyết định năng suất và chất lượng cà chua.
2.4.4. Các nghiên cứu về mật độ
Về khoảng cách trồng cà chua tác giả Tạ Thu Cỳc đó nghiên cứu và
cho rằng, những giống thuộc loại hình sinh trưởng vơ hạn có cành lá xum
xuờ, phõn cành mạnh phải trồng thưa hơn 2 loại hình cịn lại [4].
Theo Trần Khắc Thi và cs thì cà chua có thể phát triển phù hợp với
khoảng cách 0,7 x 0,4 m (mật độ 3,5 - 4,0 vạn cõy/ha)[14]. Theo Đào Xuân
Thảng, Dương Kim Thoa và cs thì giống VT3, PT18 (hữu hạn, bán hữu hạn) có
thể trồng với mật độ 3,1- 4,0 vạn cõy/ha. Khoảng cách 75 x 40cm hay 70 x 40 45 cm là tốt nhất. Giống vô hạn như TN148, TN129 trồng với khoảng cách 70
x 50 cm, mật độ 2,8 vạn cõy/ha. Tác giả Trần Khắc Thi và cs cho rằng, ở Việt
Nam để cà chua có năng suất cao nên trồng với mật độ 3,2 - 4,0 vạn cõy/ha.
Hiện nay trong sản xuất thường áp dụng các mật độ khoảng cách sau:
Đối với giống vô hạn: 70 x 40cm (3,2 vạn cõy/ha)
Đối với giống hữu hạn: 70 x 35cm (3,5 vạn cõy/ha)
Đối với giống hữu hạn vụ sớm: 70 x 30cm (4,0 vạn cõy/ha)
Ở Miền Nam các chua múi trồng với khoảng cách hai hàng trên luống
cách nhau 70 - 80cm, cây trồng cách nhau 40 - 50cm (mật độ 30 - 32 nghỡn
cõy/ha). Cà chua hồng trồng hàng cách nhau 70cm, trên cùng hàng cách nhau
30 - 40cm (mật độ 35 - 40 nghỡn cõy/ha).
Các giống cà chua F1 TN52,, TN507, TN148, TN323…trồng với mật
độ từ 2.100 - 2.300 cõy/1000m2 đối với mùa nắng. Mật độ trồng từ 1.700 1800 cõy/1000m2 đối với mùa mưa.


22

Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung
- Tham khảo số liệu thời tiết thí nghiệm trong 6 tháng thực hiện thí
nghiệm.

- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của giống
cà chua TN386.
- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của
giống cà chua TN386.
- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của giống cà chua
TN386.
- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại của giống cà
chua TN386.
- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống cà chua TN386.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Giống cà chua triển vọng TN386 thuộc loại hình sinh trưởng vơ hạn
có nguồn gốc từ Thái Lan, được Công ty Trang Nông nhập khẩu và phân
phối.
- Phõn bún: Phõn urờ (46.6%), Supe lõn Lõm Thao (16.5%), Kali
clorua (60%), phân hữu cơ hoai mục.
- Điều kiện đất làm thí nghiệm: Thí nghiệm được triển khai trên đất
nghèo dinh dưỡng, nền đất thấp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thời gian: vụ Thu Đơng năm 2011.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 5 cơng thức được bố
trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
- Diện tớch ô thí nghiệm: 1.2m x 6m = 7.2m2 (cả rãnh).
- Diện tích tồn ơ thí nghiệm: 1,2m x 6m x 3 x 5 = 108 m2.
- Các cơng thức thí nghiệm:


23


+ CT 1: đ/c: Khoảng cách 70cm x 40cm, mật độ = 35714 cõy/ha.
+ CT 2: Khoảng cách 70cm x 35cm, mật độ = 47619 cõy/ha.
+ CT 3: Khoảng cách 70cm x 30cm, mật độ = 40816 cõy/ha.
+ CT 4: Khoảng cách 70cm x 45cm, mật độ = 31746 cõy/ha.
+ CT 5: Khoảng cách 70cm x 50cm, mật độ = 28571 cõy/ha.
Phân bón: Lượng phõn bún/ha: 25 tấn phân chuồng hoai mục +
120kg N + 100kg P2O5 + 150kg K2O + 800kg vơi bột.
Bún lót tồn bộ phân chuồng + lân + 20%N + 30%K.
Bón thúc:
+ Đợt 1: Khi cây hồi xanh: 10%N
+ Đợt 2: Khi cây ra nụ: 20%N + 20%K
+ Đợt 3: Khi cây ra quả rộ: 30%N + 30%K
+ Đợt 4: Sau khi thu quả đợt 1: Bón nốt số cịn lại.
Chăm sóc: Theo quy trình kỹ thuật trồng cà chua sạch.
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Thí nghiệm được theo dõi theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác
và sử dụng giống cà chua (VCU) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (số 10 TCN 219 - 2006)

Thời kỳ vườn ươm:
Ngày gieo hạt thực tế.
Ngày mọc: Ngày có 50% số cõy cú 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất,
theo dõi trên 100 hạt gieo được khoanh vùng đánh dấu.
Ngày ra 2,4,6 lá và số lá thật khi trồng
Chiều cao cây con (cm) lúc xuất hiện 2,4,6 lá thật và khi trồng
(đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng).
Tình hình sâu bệnh hại

Các chỉ tiêu nghiên cứu sau trồng:
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển: Từ trồng đến… (ngày)

+ Ngày ra hoa: là ngày có khoảng 50% số cõy trờn ụ có hoa đầu.
+ Ngày đậu quả: là ngày có 50% số cõy trờn ụ có quả đậu
+ Ngày thu quả đợt 1: là ngày có khoảng 50% số cõy trờn ụ có quả
chín có thể thu hoạch.


24

+ Ngày kết thúc thu hoạch: là ngày cú trờn 3/4 số cõy trờn ụ đó thu hết
quả thương phẩm.
+ Thời gian sinh trưởng: tính số ngày từ gieo hạt đến kết thúc thu
hoạch.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng:
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng (cm)
(đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng). Đo 5 cõy trờn 1 lần nhắc lại/cụng thức, cứ
7ngày/1lần.
+ Động thái ra lá và số lỏ trờn thân chính. Đếm số lá thật từ gốc đến
đỉnh có lá nhỏ nhất từ 2cm trở lên: đo, đếm 5cây/1 lần nhắc lại/cụng thức, cứ
7 ngày/1 lần.
- Tỷ lệ đậu quả:
+ Tổng số hoa/ thân chính và trên cành cấp I
+ Tổng số quả đậu/ thân chính và trên cành cấp I
+ Tỷ lệ đậu quả = tổng số quả đậu/tổng số hoa trờn cõy x 100(%).
Tình hình sâu bệnh hại: Theo dõi 15cõy/cụng thức/3 lần nhắc lại.
Phương pháp điều tra bệnh hại
+ Đối với bệnh xoăn lá và héo rũ: Theo dõi tổng số cây bị bệnh trờn ụ
khi xuất hiện bệnh
Chỉ tiêu đánh giá:
Tỷ lệ bệnh (%) = Error!x 100
Sâu hại: Gồm sâu xanh ăn lá và sâu đục quả.

Phương pháp điều tra sâu hại: Áp dụng phương pháp 5 điểm đường chéo gúc,
trờn 1 lần nhắc lại điều tra 5 điểm, mỗi điểm 1 cây, quan sát các bộ phận của
cây gồm: thõn, lỏ, nụ, hoa, quả kể cả các nụ hoa, quả bị rụng xuống gốc cây.
Đếm số nụ, hoa, quả bị rụng xuống cũng như cũn trờn cõy có triệu chứng bị
sâu hại để xác định tỷ lệ hại. Đồng thời đếm số lượng sõu trờn cỏc bộ phận
của cây, thu và bổ những quả bị hại để xác định số lượng sâu nằm trong quả.
Chỉ tiêu đánh giá:
Tỷ lệ hại (%) = Error! x 100
Mật độ sõu (con/cõy) = Error!
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Yếu tố hình thành năng suất được tính như sau:


25

Số quả TB/cây = Error!
Khối lượng trung bỡnh/quả = Error!
Năng suất lý thuyết = khối lượng trung bỡnh/quả x số quả trung
bỡnh/cõy x mật độ trồng (tấn/ha)
Năng suất thực thu = khối lượng quả thực thu/ụ thí nghiệm
3.4. Xử lý thống kê sinh học
- Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRSTAT trên máy vi tính.
- Đồ thị được vẽ bằng chương trình Excel 5.0


×