Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân đạm và các phương pháp chế biến khác nhau đến năng suất và thành phần hóa học của lá sắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819 KB, 82 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------oOo-----------

TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG, MỨC PHÂN
ĐẠM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP CHẾ BIẾN KHÁC NHAU ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÚA LÁ SẮN

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 40

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thái ngun, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------oOo-----------

TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG, MỨC PHÂN


ĐẠM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP CHẾ BIẾN KHÁC NHAU ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÚA LÁ SẮN

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 40

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Từ Quang Hiển

Thái nguyên, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở các tài liệu trong nƣớc và
nƣớc và nƣớc ngồi.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn từ các tài liệu tham khảo hồn
tồn chính xác và chỉ rõ nguồn gốc.
Đề tài của tôi là một phần trong nội dung của đề tài nghiên cứu sinh
Trần Thị Hoan. Tôi đã đƣợc nghiên cứu sinh cho phép công bố đề tài trƣớc
hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ
Tác giả


Trần Thị Phƣơng Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự
quan tâm, chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng
nghiệp, bàn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tơi hồn thành luận văn
này.
Nhân dịp này tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
GS.TS Từ Quang Hiển, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, và các thầy
cô giáo giảng dạy chuyên ngành trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong q trình học tập.
Đồng thời tơi cũng xin trân trọng cảm ơn ThS. Trần Thị Hoan đã đóng
góp ý kiến và giúp đỡ nhiệt tình để tơi hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu của
mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Trần Thị Phƣơng Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VCK:

Vật chất khô

N:

Nitơ

CP:

Protein thô

DXKD:

Dẫn xuất khơng chứa nitơ

CT:

Cơng thức

ĐC:

Đối chứng


TN:

Thí nghiệm

SL:

Sản lƣợng

OM:

Chất hữu cơ

NS:

Năng suất

TB:

Trung bình

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TS:

Tổng số

NSTB:


Năng suất trung bình

CS:

Cộng sự

CIAT:

Center of International Tropical Agriculture

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục………………………………………………………………………..i
Danh mục các bảng……………………………………………………....…iv
Danh mục các hình………………………………………………….……….v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................i
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................ 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 3
1.1.1. Cây sắn và một số đặc điểm sinh vật học của cây sắn ........................... 3
1.1.2. Mật độ trồng sắn ................................................................................... 7
1.1.3. Lƣợng phân bón và phƣơng pháp bón phân .......................................... 8
1.1.4. Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của lá sắn, củ sắn .............. 11
1.1.5. Độc tố trong sản phẩm sắn .................................................................. 15
1.1.6. Những nguyên tắc chế biến để khử bỏ độc tố HCN trong sắn ............. 19
1.1.7. Những phƣơng phƣơng pháp chế biến củ và lá sắn ............................. 22
1.1.8. Sắn trong chăn ni ............................................................................ 25
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC .................. 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................ 26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi .................................................... 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................... 30
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................... 30
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 30
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 30
2.3.1. Thí nghiệm 1 ...................................................................................... 30
2.3.2. Thí nghiệm 2 ...................................................................................... 34
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................... 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 38

3.1. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm 1 ........................................................... 38
3.1.1. Khí tƣợng khu vực thí nghiệm từ 2009 - 2010 .................................... 38
3.1.2. Thành phần dinh dƣỡng đất thí nghiệm .............................................. 39
3.1.3. Ảnh hƣởng của các mật độ trồng khác nhau tới năng suất lá sắn
thí nghiệm .......................................................................................... 40
3.1.4. Sản lƣợng lá tƣơi, vật chất khô, protein của các mật độ trồng khác nhau... 42
3.1.5. Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm khác nhau tới năng suất lá sắn
thí nghiệm .......................................................................................... 43
3.1.6. Sản lƣợng lá tƣơi, vật chất khô, protein của các cơng thức thí nghiệm............. 45
3.2. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm 2 ........................................................... 46
3.2.1. Thành phần hoá học của lá sắn ........................................................... 46
3.2.2. Thời gian phơi nắng, sấy khô lá sắn .................................................... 48
3.2.3. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp chế biến đến thành phần hoá học
của lá sắn ............................................................................................. 50
3.2.4. Thành phần hóa học của bột lá sắn sau các khoảng thời gian bảo quản ........... 53
3.2.5. Hàm lƣợng HCN trong lá sắn tƣơi ở các giai đoạn lá khác nhau ......... 54
3.2.6. Hàm lƣợng HCN trong bột lá sắn ở các phƣơng pháp chế biến khác nhau .... 55
3.2.7. Hàm lƣợng HCN trong bột lá sắn ở thời gian bảo quản khác nhau...... 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 60
1. Kết luận .................................................................................................... 60
2. Đề nghị ..................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 62
I. TÀI LIỆU TRONG NƢỚC ....................................................................... 62
II. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI ...................................................................... 65


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Khí tƣợng tỉnh Thái Nguyên trong các tháng nghiên cứu ............. 38
Bảng 3.2: Thành phần hoá học đất ............................................................... 40
Bảng 3.4: Sản lƣợng lá tƣơi, VCK, Protein của các mật độ khác nhau ......... 42
Bảng 3.5: Năng suất lá (bỏ cuống) ở các lứa cắt (tạ/ha/lứa) .......................... 43
Bảng 3.6: Sản lƣợng lá tƣơi, VCK, Protein của các cơng thức thí nghiệm .... 45
Bảng 3.7: Thành phần hoá học lá sắn ở các giai đoạn (già, bánh tẻ,
non, búp) ........................................................................................... 47
Bảng 3.8: Thời gian phơi nắng (giờ nắng), sấy khô lá sắn đạt độ ẩm ≤ 10% ............. 49
Bảng 3.10: Thành phần hoá học của bột lá sắn sau các khoảng thời gian
bảo quản................................................................................................53
Bảng 3.11: Hàm lƣợng HCN trong lá sắn ở các giai đoạn lá khác nhau ........ 54
Bảng 3.12: Hàm lƣợng HCN trong lá sắn ở các phƣơng pháp chế biến
khác nhau..............................................................................................56
Bảng 3.13: Hàm lƣợng HCN trong bột lá sắn ở thời gian bảo quản khác nhau......... 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ năng suất lá ở các mật độ khác nhau ................................ 41
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất lá (bỏ cuống) ở các lứa cắt (tạ/ha/lứa) .............. 44
Hình 3.3: Biểu đồ hàm lƣợng HCN ở các giai đoạn lá khác nhau ................. 55
Hình 3.4: Biểu đồ hàm lƣợng HCN ở các phƣơng pháp chế biến khác nhau………56
Hình 3.5: Biểu đồ hàm lƣợng HCN ở thời gian bảo quản khác nhau ............ 59

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
Trang
Hình 1: Ảnh giống sắn KM94 ....................................................................... 68
Hình 2: Ảnh sắn thí nghiệm trồng ở các mật độ khác nhau ............................ 68
Hình 3: Ảnh thí nghiệm ở mức 0N; 20N; 40N; 60N; 80N ............................. 69
Hình 4: Ảnh phƣơng pháp chế biến phơi khơ ................................................ 70
Hình 5: Ảnh phƣơng pháp chế biến sấy khơ .................................................. 71
Hình 6: Ảnh lá sắn phơi khô chuẩn bị nghiền lấy bột .................................... 72
Hình 7: Ảnh bột lá sắn sau khi đã đem nghiền................................................72
Hình 8: Ảnh máy sấy chuẩn bị bố trí thí nghiệm...............................................71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam chăn ni trong nơng hộ nhìn chung dựa vào những nguồn
cây trồng ở địa phƣơng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Lá sắn và củ sắn là
những sản phẩm quan trọng của trồng trọt cây có củ ở Việt Nam. Đây còn là
nguồn thức ăn giàu năng lƣợng, có tác dụng nâng cao khả năng sinh trƣởng,
khả năng sản xuất cho gia súc, gia cầm. Ở trên thế giới thì việc sử dụng bột lá
thực vật làm thức ăn cho gia súc và gia cầm là một việc làm không thể thiếu
và đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến nhƣ: Colombia, Thái Lan,
Ấn Độ… Qua nhiều nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho
vật ni ăn khẩu phần ăn có bột lá thực vật thì khả năng sinh trƣởng và sản
xuất cao hơn so với khẩu phần ăn khơng có bột lá thực vật. Trong ngành chăn
nuôi gia cầm, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo nhƣ: thịt thơm, ngon, chắc
thịt, lòng đỏ trứng gà thơm và đỏ…
Việt Nam chƣa có ngành công nghiệp sản xuất bột lá thực vật. Đối với
gia cầm, lá sắn đƣợc dùng rất ít làm thức ăn cho gà, đa số chỉ dùng củ và thân
làm thức ăn cho gia súc, còn lá đƣợc dùng để chăn ni cá, tằm. Trong khi lá
sắn phơi khơ sau đó nghiền thành bột và sử dụng nhƣ một thành phần của cám
hỗn hợp. Cây sắn sau khi cắt có khả năng tái sinh cao, năng suất chất xanh
lớn. Lá sắn giàu dinh dƣỡng, đặc biệt là protein trung bình có 6,59-7,00%
ngồi ra nó cịn chứa một lƣợng đáng kể xantophin có tác dụng làm tăng màu
lịng đỏ trứng gà. Lá sắn dễ phơi khô (phơi nắng hoặc sấy), dễ bảo quản. Để
có cơ sở khoa học đề xuất một loại cây trồng dùng để sản xuất bột lá thực vật
sử dụng làm thức ăn chăn nuôi trong tƣơng lai giống nhƣ các nƣớc đã và đang
làm, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng,
mức phân đạm và các phương pháp chế biến khác nhau đến năng suất và
thành phần hoá học của lá sắn”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





2
2. Mục đích của đề tài
Tạo và sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phƣơng, góp
phần thực hiện chiến lƣợc dinh dƣỡng, thức ăn nhằm giảm chi phí đầu tƣ và
tăng hiệu quả chăn ni gia cầm cho nông dân.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài xác định đƣợc ảnh hƣởng của mật độ, liều lƣợng bón đạm,
phƣơng pháp chế biến, giai đoạn lá, thời gian bảo quản tới thành phần hoá
học và độc tố HCN trong lá sắn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài đề xuất đƣợc mật độ trồng, liều lƣợng bón đạm hợp lý, phƣơng
pháp chế biến bột lá ít gây mất mát các chất dinh dƣỡng và loại bỏ đƣợc nhiều
độc tố HCN, đề xuất đƣợc giới hạn thời gian bảo quản bột lá sắn.
- Những đề xuất trên áp dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cây sắn và một số đặc điểm sinh vật học của cây sắn
* Nguồn gốc
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz,

1976) và đƣợc trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm
phát sinh cây sắn đƣợc giả thiết tại vùng đông bắc của nƣớc Brazin thuộc lƣu
vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De
Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở
Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc
sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trƣớc
Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm
trƣớc Công nguyên, những lò nƣớng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía
Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trƣớc Cơng ngun, những hạt tinh
bột trong phân hóa thạch đƣợc phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến
năm 200 trƣớc Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
* Đặc điểm:
Phân loại khoa học
Giới (regnum):

Plantae

(không phân hạng):

Angiospermae

(không phân hạng)

Eudicots

Bộ (ordo):

Malpighiales

Họ (familia):


Euphorbiaceae

Phân họ (subfamilia):

Crotonoideae

Tông (tribus):

Manihoteae

Chi (genus):

Manihot

Lồi (species):

M. esculenta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
- Thân: loại gỗ cao từ 2-3 m, giữa thân có lõi trắng và xốp nên rất yếu
- Lá: Thuộc loại lá phân thuỳ sâu, có gân lá nổi rõ ở mặt sau, thuộc loại
lá đơn mọc xen kẽ, xếp trên thân theo chiều xoắn ốc. Cuống lá dài từ 9 đến
20cm có màu xanh, tím hoặc xanh điểm tím.
- Hoa: Là hoa đơn tính có hoa đực và hoa cái trên cùng một chùm hoa.

Hoa cái không nhiều mọc ở dƣới cụm hoa và nở trƣớc hoa đực nên cây ln
đƣợc thụ phấn của cây khác nhờ gió và cơn trùng.
- Quả: Là loại quả nang, có mầu nâu nhạt đến đỏ tía, có hình lục giác,
chia thành ba ngăn, mỗi ngăn có một hạt, khi chín quả tự khai.
- Rễ: Mọc từ mắt và mô sẹo của hom, lúc đầu mọc ngang sau đó cắm
sâu xuống đất. Theo thời gian chúng phình to ra và tích lũy bột thành củ.
- Củ: Hai đầu nhọn, chiều dài biến động từ 25 - 200cm, trung bình khoảng
40 - 50cm. Đƣờng kính củ thay đổi từ 2 - 25cm, trung bình 5 - 7cm. Nhìn
chung, kích thƣớc cũng nhƣ trọng lƣợng củ thay đổi theo giống, điều kiện
canh tác và độ màu của đất.
Cây sắn có tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz, thuộc họ cây
thầu dầu Euphorbiacea, ở một số nƣớc, cây sắn cịn có tên gọi khác là Casava,
Manioc, Tapioca Plant, Manlioke, maniva Cassave, Yeueca Brava… Ở Việt
Nam cây sắn cịn có các tên gọi khác nhƣ: khoai mì, cây củ mì, sắn tầu…
Từ lâu, sắn đã là một cây màu lƣơng thực quan trọng và đƣợc trồng
rộng rãi ở các nƣớc nhiệt đới và Á nhiệt đới thuộc Nam Mỹ, châu Phi, châu
Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Theo thống kê của FAO (2005), hàng năm trên
thế giới có khoảng 18,51 triệu ha đất trồng sắn với sản lƣợng khoảng 202,64
triệu tấn.
Sắn là một cây trồng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới thấp. Dựa trên
nghiên cứu tài liệu khảo cổ học ở Colombia và Venezuela, ngƣời ta đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
chứng minh rằng cây sắn đã đƣợc trồng cách đây khoảng 3000 - 7000 năm
(Trần Ngọc Ngoạn, 1990) [23].
Ở khu vực châu Á, cây sắn đầu tiên đƣợc đƣa từ Mêxico sang trồng ở

Philippines vào thế kỷ 17. Ở Ấn Độ, sắn đƣợc du nhập vào cuối thế kỷ 18 bởi
ngƣời Bồ Đào Nha ở đảo Goa (Ấn Độ) mang từ Đông Phi sang. Cũng nhƣ ở
Châu Phi, ở Châu Á, sự trồng sắn chỉ trở nên quan trọng bắt đầu từ thế kỷ 19.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc đã khẳng định: Cây sắn
là một cây màu truyền thống và quan trọng của nhân dân ta, nhất là khu vực
Trung du và miền núi phía Bắc.
Q trình thuần hố thích nghi và chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên
nhiều giống sắn địa phƣơng có đặc điểm hình thái, năng suất và chất lƣợng
khác nhau, phù hợp với từng vùng khí hậu, sinh thái khác nhau trong cả nƣớc.
Do đó các giống sắn của ta rất đa dạng.
Có khoảng trên 30 giống sắn phổ biến đang đƣợc trồng ở các vùng
khác nhau trên khắp nƣớc ta. Ở miền Bắc ngoài những giống sắn địa phƣơng
nổi tiếng nhƣ sắn xanh Vĩnh Phú, Xanh Hà Bắc, sắn Chuối, sắn Thổ (hay sắn
Mán), sắn Chè, sắn Huế, sắn Đồng Nai (hay sắn Canh Nơng), sắn Nghệ, sắn
Gn, sắn Dù, sắn trắng Bắc Thái. Một số giống sắn nhập nội cũng cho năng
suất cao nhƣ H34, 202, 205…
Các giống sắn Việt Nam đều có hàm lƣợng tinh bột cao (chiếm khoảng
80% trong vật chất khô). Đặc biệt các giống sắn của ta cho tinh bột cao hơn
cả các giống sắn có tỷ lệ tinh bột cao trên thế giới.
Sở dĩ sắn có giá trị kinh tế cao là nhờ đặc điểm sinh học ƣu việt của cây
sắn mà phần chính là củ sắn và lá sắn.
Củ sắn: Cấu tạo củ sắn cắt ngang gồm 4 phần chính nhƣ sau:
- Vỏ gỗ: có màu vàng hoặc nâu sẫm dày 0,2 - 0,6mm, chiếm khoảng
0,5 - 3% khối lƣợng củ. Cấu tạo chủ yếu là xơ, có tác dụng bảo vệ củ, tránh
tác nhân gây hỏng từ bên ngồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6
- Vỏ thịt: (còn gọi là vỏ cùi); nằm trong lớp vỏ gỗ, có màu trắng, đỏ hoặc
hồng, dày 1,5 - 6mm, chiếm khoảng 7% khối lƣợng toàn củ sắn. Trong vỏ thịt
có chứa 2,9 - 3,2% protein thơ, 13,1 - 14,2% tinh bột, 2,7 - 3,2% xơ thô. Vỏ thịt
cũng là nơi chứa nhiều HCN nhất khoảng từ 21 - 22% tổng lƣợng HCN trong
toàn bộ củ sắn. Ngoài ra, trong vỏ thịt cịn có sắc tố và các chất men.
- Thịt sắn: Nằm trong lớp vỏ cùi và là phần quan trọng nhất của củ sắn.
Thịt sắn chiếm khoảng 90% khối lƣợng toàn củ sắn. Trong củ sắn chủ yếu là
tinh bột, ngồi ra cịn một lƣợng nhỏ protein thơ, mỡ thơ, khống, vitamin và
một số men. Trong thịt sắn cịn có 0,3 - 0,5% nhựa sắn và một lƣợng nhỏ
glucoside độc. Nếu chia lớp thịt sắn làm 3 phần, rồi đem phân tích hàm lƣợng
tinh bột thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Lớp thịt ngồi gần có cùi có khoảng 21% tinh bột, lớp thịt giữa có
khoảng 19% tinh bột và lớp thịt trong gần lõi có khoảng 13% tinh bột.
- Lõi sắn: Thƣờng nằm giữa củ sắn và chạy suốt từ đầu đến cuối củ sắn.
Lõi chiếm khoảng 0,5% khối lƣợng toàn củ sắn và cũng là nơi chứa một hàm
lƣợng độc tố glucoside khá cao. Lõi sắn cấu tạo chủ yếu là xơ, hàm lƣợng tinh
bột rất ít, khơng đáng kể.
- Lá sắn: là loại lá đơn mọc xen kẽ, thẳng hàng trên thân cây. Lá gồm 2
phần: cuống và phiến lá. Theo Phạm Sỹ Tiệp, (1999) [36] thì một trong những
đặc điểm của cây sắn khác với cây ngũ cốc khác là cây sắn đồng thời phát
triển thân lá và tích luỹ tinh bột vào củ. Nhƣ vậy, sản phẩm quang hợp đƣợc
chia cho sự phát triển của cả lá và củ. Điều này có nghĩa là chỉ số diện tích lá
tối ƣu cho sự phát triển củ của cây này có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nếu
sự phân phối này quá mức thích hợp cho sự ni dƣỡng và sinh trƣởng của lá
thì sẽ có ít sản phẩm đƣợc dành cho củ và ngƣợc lại, sự sinh trƣởng của lá quá
chậm chạp hoặc sự khai thác lá quá lớn làm số lá trên cây quá thấp sẽ hạn chế
sự quang hợp và tích luỹ vào thân lá và kết quả sẽ hạn chế đến năng suất. Sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





7
tác động và cân bằng này mở ra hƣớng chăm bón, khai thác lá sắn hợp lý để đạt
đƣợc năng suất củ và lá cao.
Giống KM94
KM94 (đối chứng 1) là giống sắn công nghiệp đƣợc trồng phổ biến nhất
của Việt Nam. KM94 là con lai của tổ hợp lai Rayong1 x Rayong90 (chung
nguồn gốc bố mẹ với giống sắn KU50 - Kasetsart University 50 của Thái Lan).
Giống đƣợc chuyên gia CIAT, tiến sỹ Kazuo Kawano trực tiếp mang dòng vào
Việt Nam trong nguồn gen khảo nghiệm Liên Á. Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Nơng nghiệp Hƣng Lộc đã chọn dịng và khảo nghiệm DUS từ năm
1989 đến năm 1991; khảo nghiệm VCU từ năm 1991 đến 1994. Giống sắn
KM94 đƣợc cơng nhận quốc gia năm 1995. KM94 thuộc nhóm sắn đắng, thân
cong ở phần gốc, ngọn tím, khơng phân nhánh ở vùng đồng bằng nhƣng lại
phân nhánh cấp một ở những tỉnh miền núi; giống ít bị nhiễm bệnh cháy lá, củ
đồng đều, thịt củ màu trắng, năng suất củ tƣơi 28,1 tấn/ha, hàm lƣợng tinh bột
27,4 - 29%, thời gian thu hoạch 10 - 12 tháng sau trồng.
1.1.2. Mật độ trồng sắn
Trên thế giới mật độ và khoảng cách trồng sắn đã đƣợc nhiều nhà khoa
học tiến hành nghiên cứu.
Theo tác giả Ociano, (1980) [52] cho biết rằng khoảng cách trồng sắn
thích hợp nhất đối với giống sắn có mức độ phân cành ít, thân gọn là 75cm x
75cm/cây (17.700 cây/ha).
Theo tác giả Tongglum, (1987) [56] cho biết mật độ và khoảng cách
trồng có sự ảnh hƣởng khác biệt lớn đến năng suất. Khoảng cách mật độ trồng
phụ thuộc vào giống: Giống Rayong 2 mật độ trồng thích hợp có thể thay đổi
từ 7.000 - 27.000 cây/ha, cịn giống Rayong 3 là 10.000 - 15.000 cây/ha.
Theo Nguyễn Viết Hƣng, (2006) [11], mật độ trồng sắn phụ thuộc vào

loại đất và mùa vụ trồng. Thƣờng những đất có độ phì cao thì trồng sắn với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
mật độ thƣa cịn đối với đất có thành phần dinh dƣỡng thấp thì trồng với mật độ
dầy. Mật độ trồng sắn cịn liên quan đến đặc tính phân cành và sự sinh trƣởng
thân lá của từng giống: Giống phân cành nhiều, thân lá phát triển nhanh trồng
với mật độ thƣa và ngƣợc lại. Cũng theo tác giả thì mật độ trồng thích hợp với
các giống sắn ở phía Nam Trung Quốc thay đổi từ 10.00015.000 cây/ha.
Theo tác giả Villamayor, (1983) [57] mật độ trồng sắn chịu ảnh hƣởng
bởi các đặc điểm về hình thái của giống. Đối với những giống sắn ít phân
nhánh có tán gọn thì năng suất ít bị ảnh hƣởng bởi khoảng cách mật độ trồng.
Trái lại những giống phân cành nhiều thân lá phát triển mạnh trồng với mật
độ cao năng suất sẽ giảm. Mật độ trồng sắn thích hợp có thể thay đổi từ
13.00020.000 cây/ha.
Một số kết quả nghiên cứu khác của Malayxia và Indonexia, cũng cho
thấy mật độ trồng sắn thích hợp với những giống sắn có thân lá phát triển
mạnh và phân nhánh nhiều là từ 10.00012.000 cây/ha thì cho năng suất sắn
đạt đƣợc cao nhất.
Ở Việt Nam tác giả Nguyễn Hữu Hỷ, (2000) [13] cho biết mật độ trồng
sắn thích hợp với các giống sắn KM60, KM94 trồng vụ đầu mùa mƣa trên đất
đỏ ở Đông Nam Bộ là 10.000 cây/ha và trên đất xám là 11.080 cây/ha sẽ đạt
năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Theo D Wyllie, 1979 [58] cho rằng ở phƣơng thức trồng sắn lấy lá và lấy
lá củ, trồng với mật độ 0,8m x 0,4m thì cho năng suất lá và củ cao nhất. Ở
phƣơng thức trồng sắn lấy củ thì trồng với mật độ 1m x 1m thì cho năng suất
củ là cao nhất.

1.1.3. Lƣợng phân bón và phƣơng pháp bón phân
Theo tác giả Holleman, (1967) [12] cho rằng sắn đƣợc trồng trên đất
giàu dinh dƣỡng hoặc đƣợc bón đầy đủ và hợp lý các loại phân vơ cơ, hữu cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
thì sức sinh trƣởng tốt dẫn đến năng suất củ, năng suất sinh học, tỷ lệ tinh bột
đạt cao. Nếu sắn trồng trên đất nghèo dinh dƣỡng có sức sinh trƣởng yếu,
năng suất củ, năng suất sinh học và tỷ lệ tinh bột trong củ thấp; bón quá nhiều
phân đặc biệt là đạm đối với một số giống sắn có tốc độ sinh trƣởng nhanh sẽ
dẫn đến thân lá phát triển nhiều, năng suất sinh vật cao, năng suất củ tƣơi
giảm, chỉ số thu hoạch thấp. Cũng theo tác giả Holleman, (1967) [12] nếu
cung cấp P, K vƣợt mức giới hạn cho phép sẽ ức chế đến sự hấp phụ các chất
dinh dƣỡng khác nhƣ Fe và Zn hoặc Ca,mg làm cho sắn sinh trƣởng và phát
triển kém, năng suất củ giảm. Việc cung cấp dƣ thừa đạm dẫn đến cây sắn
phát triển rất mạnh về thân lá, không bào lá lớn, lá non hơn dẫn đến cây sắn
dễ bị sâu bệnh phá hoại. Bón phân dƣ thừa sẽ làm tăng giá thành sản xuất và
đôi khi làm giảm năng dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy duy trì việc
cung cấp dinh dƣỡng cân đối cho cây sắn là rất cần thiết để đạt năng suất cao.
Đạm là nguyên tố rất cần thiết đối với sinh trƣởng và phát triển của
cây sắn. Cây sắn hấp thu một lƣợng N rất lớn từ đất, nên bón đạm làm tăng
số lá trên thân, số đốt, và năng suất củ. Tuy nhiên, theo các tác giả khác thì
bón đạm làm giảm tỷ lệ tinh bột chứa trong củ. Ở các thí nghiệm dài hạn và
ngắn hạn cho thấy sắn phản ứng với đạm rất mạnh, nhất là trên các loại đất
nghèo dinh dƣỡng. Phản ứng của sắn đối với các liều lƣợng N khác nhau đã
thể hiện rõ ngay từ năm thí nghiệm đầu tiên. Ngồi ra có mối quan hệ khá

rõ giữa lƣợng N bón vào đất và hàm lƣợng N chứa trong thân lá sắn. Hàm
lƣợng N trong thân lá tăng khi mức bón đạm tăng.
Theo tác giả Holleman, (1967) [12] nếu lúc thu hoạch ngƣời ta lấy tồn
bộ sinh khối của sắn có trên đồng ruộng (củ tƣơi, các bộ phận thân lá) thì họ
đã lấy đi hầu hết các chất hữu cơ do cây sắn hấp thụ đƣợc trong quá trình sinh
trƣởng và phát triển bao gồm 75% N, 92% Ca, 76% mg. Số liệu phân tích
đƣợc cho thấy tổ hợp lân chứa trong củ lúc thu hoạch tƣơng đƣơng với lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
P ở bộ phận trên mặt đất (thân, lá) khi thu hoạch cộng với lƣợng P ở nhiều bộ
phận lá đã rụng (lá già). Riêng ở rễ và củ sắn thì tỷ lệ N, P, K bị lấy đi khi thu
hoạch là 2:1:4. Song tính chung cho tất cả các bộ phận ở dƣới và trên mặt đất
thì tỷ lệ này là 3:1:3. Từ những kết quả nghiên cứu hơn 100 thí nghiệm trên
đồng ruộng của nơng dân tại Thái Lan và Trung Quốc cho rằng cây sắn phản
ứng mạnh với mức bón phân N từ 50 đến 200kgN/ha nhƣng cũng có sự khác
nhau tuỳ theo giống (giống SC205 phản ứng với mức bón 200kgN/ha cịn
giống SC201 ở mức 50kgN/ha).
Những kết quả nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thái Lan. Indonexia, Philippin
và Trung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng suất sắn lên
48% so với khơng bón phân. Cũng theo các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia
này thì mức bón NPK dao động trong khoảng: [100kg N + 50kg P2O5 + 100kg
K2O]/ha; [60kgN + 60kg P2O5 + 120kg K2O]/ha; [80kg N +40kg P2P5 + 80kg
K2O]/ha. Nghĩa là bón tỷ lệ NPK là 2:1:2 và 2:2:4 đều cho năng suất và tỷ lệ tinh
bột cao, đồng thời có thể duy trì đƣợc độ phì của đất. Những cơng trình nghiên
cứu của tiến sĩ Lian thực hiện trên đất than bùn ở Malayxia cho thấy cơng thức
bón N, P, K thích hợp cho sắn là: 150 - 250kg N + 30kg P2O5 + 80 - 160 K2O/ha.

Ở đề tài này chúng tôi đã bón phân cho sắn theo quy trình trồng sắn của
Trƣờng Đại học Nơng Lâm Thái Ngun.
Liều lƣợng phân bón: 10 tấn phân hữu cơ +60kg N + 40kg P2O5 + 80kg
K2O/ha.
Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân hữu cơ + 100% P2O5 + 1/3 N +1/3 K2O
+ Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày bón 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp với
làm cỏ và vun nhẹ cho sắn.
+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày bón số phân còn lại (1/3 N + 1/3
K2O) kết hợp với làm cỏ vun cao cho sắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11
1.1.4. Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của lá sắn, củ sắn
* Lá sắn:
Theo kết quả nghiên cứu của Ravidran, (1983) [53]; Nguyễn Nghi, (1984)
[22]; Nguyễn Văn Thƣởng, (1992) [29]; Từ Quang Hiển [8], (1982) thì lá sắn có
chứa nhiều chất dinh dƣỡng. Mặc dù hàm lƣợng tinh bột rất ít (từ 1,8 đến 3,2%),
hàm lƣợng DXKD của lá có từ 3,7 - 6,4%. Năng lƣợng trao đổi trong lá sắn
tính theo 1kg vật chất khơ cũng chỉ có 240Kcal. Nhƣng từ lâu, lá sắn đã đƣợc
coi là một nguồn thức ăn rau xanh cho ngƣời và gia súc.
Cũng theo các tác giả trên, hàm lƣợng protein thô trong VCK của lá sắn
tƣơng đối cao, dao động từ 22,6 - 29,9%. Còn theo W.S. Alhasan và Odei
(1982) (Trích Nguyễn Nghi, (1984) [22]; Gomez, G, (1979) [42]; Ravindran,
(1984) [54]; Trịnh Cƣơng, (1962) [2]) thì hàm lƣợng này dao động từ 23 –
32%. Các tác giả trên đều có chung một nhận xét là: các giống sắn khác nhau
thì hàm lƣợng protein thô trong lá cũng khác nhau. Hàm lƣợng protein thô

trong lá sắn tƣơng đƣơng với hàm lƣợng protein thô trong một số hạt đậu đỗ.
Alvarenga, (1988) [38] đã so sánh thành phần axit amin trong lá sắn với
thành phần axit amin trong trứng gà, thấy: hàm lƣợng axit amin không thay
thế trong lá sắn tƣơng đối đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên, hàm lƣợng
methionine trong protein của lá sắn thấp (1,2g%), chỉ bằng 67% hàm lƣợng
methionine trong protein của trứng gà (3,65g%). Do đó tác giả kiến nghị
không nên sử dụng bột lá sắn khi khẩu phần nghèo methionine.
Nguyễn Nghi, (1984) [22] đã nghiên cứu phối hợp protein bột cá với
protein lá sắn theo tỷ lệ 2/1 thấy: Giá trị sinh học của protein bột cá là 78%,
bột lá sắn là 63% nhƣng giá trị sinh học của protein hỗn hợp đạt tới 73%. Tác
giả cũng cho biết: nếu bổ sung methionine vào bột lá sắn thì giá trị sinh học
của protein của hỗn hợp có thể đạt tới 80,4%. Điều này có thể giải quyết đƣợc
kiến nghị của Alvarenga, (1988) [38] đã nêu khi sử dụng bột lá sắn. Hàm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
lƣợng Lysine và arginine trong protein của lá sắn lại tƣơng đối cao, tƣơng ứng
4,45 và 4,35mg%
Theo công bố của Hồi Vũ, (1980) [37] thì về mặt chất lƣợng, trong
protein của lá sắn có khá nhiều và đầy đủ các axit amin cần thiết. So với các
loại rau tƣơi khác thì chất lƣợng protein của lá sắn hơn hẳn. Ví dụ: hàm lƣợng
lysine, methionine và triptophan của lá sắn tƣơi là 0,34; 0,14; 0,11 (g/100g).
Trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; 0,04. Rau ngót là 0,16; 0,13; 0,05. Rau
cải là 0,07; 0,03; 0,02.
Hàm lƣợng vitamin trong lá sắn cũng cao. Theo Maner, J.H, (1987) [46];
Từ Quang Hiển, (1983) [9], trong bột lá sắn khơ có chứa tới 66,7mg% caroten.

Cịn theo Hoài Vũ, (1980) [37]; hàm lƣợng caroten trong lá sắn tƣơi là
3,00mg%, vitamin B1 là 0,25mg%, B2 là 0,66mg%, P.P là 0.66mg%. Đặc biệt
vitamin C trong lá sắn khá cao (295mg%).
Thành phần khoáng đa lƣợng và vi lƣợng của lá sắn nói chung cao hơn
so với củ. Hàm lƣợng Ca dao động từ 0,74 - 1,13%; P=0,25 - 0,38%; K=1,52 1,71%. Đặc biệt hàm lƣợng Fe và Mn rất cao, tƣơng ứng là 344,0 - 655,2mg
trong 1kg chất khô (Nguyễn Khắc Khôi, 1982 [16]; Nguyễn Nghi, 1985 [22];
Muchnick, J, 1984 [47]; Ravindran, V, 1984 [54]).
* Củ sắn:
Củ sắn là một loại thức ăn giàu năng lƣợng. Trong 1kg củ sắn tƣơi có
từ 903 - 1193Kcal năng lƣợng trao đổi (Maner, J.H, 1987 [46]; P. Silvestre,
1990 [25]; Wu, F.J, 1991 [59]). Theo Nguyễn Văn Thƣởng, (1992) [29]; Bùi
Văn Chính, (1995) [3] thì ở Việt Nam các giống sắn Dù, sắn Chuối, 205 là
những giống có năng lƣợng trao đổi cao, dao động từ 1034 - 1187 Kcal/kg.
Cũng theo các tác giả trên hàm lƣợng năng lƣợng trao đổi của củ sắn đã bóc
vỏ ln cao hơn củ sắn cả vỏ: ở củ sắn khô cả vỏ, hàm lƣợng năng lƣợng trao
đổi dao động từ 3087 - 3138 Kcal/kg, còn ở sắn khơ bóc vỏ trung bình từ
3115 - 3196 Kcal/kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
Mặc dù trong sắn có chứa nhiều nƣớc: Từ 66,08 - 76,64%; Nguyễn Văn
Thƣởng, (1992) [29]. Song theo P. Silvestre, (1990) [25] thì trong VCK của củ
sắn có tới 80 - 90% dẫn xuất không đạm. Trong dẫn xuất không đạm lại có tới
80% là tinh bột, xơ thơ chiếm 3,2 - 4,5%.
Tinh bột sắn có chất lƣợng cao, theo Maner, J. H, (1987) [41] đã công
bố kết quả phân tích nhiều giống sắn cho thấy, trong tinh bột của sắn có
khoảng 20% Amilose và 70% Amilopectin.

Theo Maner, J.H, (1987) [46]; Wenge, K.C (1988) [55], có tới 98% tinh
bột nằm ở trong phần thịt (mô dự trữ) của củ sắn. Do đó, sắn quá non hoặc quá
già, hàm lƣợng tinh bột đều thấp hơn so với giai đoạn 10 - 12 tháng sau khi đặt
hom (Wu, F.J, 1991 [59], Hoài Vũ, 1980 [37]; Bùi Thị Buôn, 1985 [1]).
Các giống sắn khác nhau có tỷ lệ tinh bột cũng khác nhau. Nếu cùng
một giống và trồng trong điều kiện khí hậu nhƣ nhau thì hàm lƣợng tinh bột
trong sắn phụ thuộc rất chặt chẽ vào thời gian thu hoạch. Thực tế cho thấy,
thu hoạch sắn sau khi đặt hom 10 - 12 tháng là lúc củ sắn có hàm lƣợng bột
cao nhất. Hoài Vũ, (1980) [37]; Đinh Văn Lữ, (1972) [19] đã nghiên cứu
thành phần tinh bột sắn thu hoạch vào các thời điểm khác nhau cho thấy: Hàm
lƣợng tinh bột trong củ sắn tƣơi ở các tháng 4, 6, 8, 10, 12 sau khi đặt hom
tƣơng ứng là: 3,0; 16,5; 20,0; 21,0 và 28,0. Nếu để qua thời gian 12 tháng,
hàm lƣợng tinh bột giảm và ngƣợc lại, hàm lƣợng protein thô và xơ thô lại
tăng lên.
Các giống sắn của Việt Nam có tỷ lệ tinh bột rất cao, cao hơn cả giống
sắn cho tinh bột cao trên thế giới. Cụ thể: Nếu so sánh giống sắn vỏ vàng của
ta có tỷ lệ tinh bột là 34,20% so với giống sắn Soliđa Balanca của Colombia
(một trong những giống sắn cho tinh bột cao nhất thế giới) thì sắn của ta vƣợt
2,09% (Điền Văn Hƣng, 1972 [10]; Hoài Vũ, 1980 [37]).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
Hàm lƣợng protein trong củ sắn thấp. Theo nghiên cứu của Maner, J.H,
(1987) [46]; Alvarenga, J.C, (1988) [38]; Trần Thị Nhị Hƣờng, (1996) [7];
Trần Thế Hanh, (1984) [6]; Nguyễn Nghi, (1984) [22]; Nguyễn Khắc Khôi,
(1985) [17]; Trần Ngọc Ngoạn, (1990) [23] thì hàm lƣợng protein trong củ

sắn dao động từ 1,47 đến 5,18% tuỳ theo giống, khu vực trồng và phƣơng
pháp chế biến bảo quản củ. Theo Nguyễn Nghi, (1984) [22] thì hàm lƣợng
protein của giống sắn 205, sắn Chuối, sắn Xanh là cao nhất (khoảng từ 3,78 4,61%) còn các giống sắn Dù, Hoa Kỳ Canh nơng, Bún, Gn thấp hơn (chỉ
khoảng 2,4 - 2,75%).
Hàm lƣợng axit amin trong củ sắn cũng đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu
xác định. Theo Maner, J.H, (1987) [46]; Gomez, G, (1983) [43] thì hàm lƣợng
axit amin trong củ sắn ít và khơng cân đối: hàm lƣợng lysine và triptophan
trong củ sắn chiếm 1,55 và 8,50% so với protein, cong methionine và cystine
rất thấp, tƣơng ứng là 0,33% và 0,25%, so với tiêu chuẩn của FAO là 2,2%.
Hàm lƣợng lysine trong lá cao hơn (7,2g) với tiêu chuẩn thức ăn của FAO
(4,2g%).
Hàm lƣợng mỡ thô trong củ sắn cũng thấp, chỉ đạt 1,6 - 1,8% so với
vật chất khô (Gomez, G, 1979 [42]. Theo Nguyễn Văn Thƣởng, 1992 [29];
Nguyễn Nghi, 1984 [22]; Hoài Vũ, 1980 [37]; Trịnh Cƣơng, 1962, [2]) thì
hàm lƣọng mỡ thơ trong củ sắn Việt Nam đạt cao hơn, từ 2 - 2,5% trong vật
chất.
Các thành phần khoáng đa lƣợng, khoáng vi lƣọng trong củ sắn cũng
tƣơng đối thấp. Theo Nguyễn Nghi, (1985) [22] thì hàm lƣợng Ca đạt từ 0,110,25%, P đạt 0,08 - 0,12% trong vật chất khô. Hàm lƣợng K trong củ sắn cao
hơn, từ 0,57 - 0,58%. Các nguyên tố vi lƣợng trong bột củ sắn nhƣ Zn, Mn, Cu,
Fe tƣơng ứng là 17,1 - 56,61; 11,2 - 40,3; 1,6 - 8,6 và 119,2 - 319,2mg/1kg vật
chất khô. Cũng theo tác giả này thì hàm lƣợng Co, P, K, Zn, Mn, Cu trong bột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15
sắn rất thấp so với nhu cầu của gia súc. Do đó khi sử dụng nhiều bột củ sắn
trong khẩu phần phải chú ý bổ sung các nguyên tố trên. Thành phần khoáng,
đặc biệt là khoáng vi lƣợng trong củ sắn các giống khác nhau, trồng ở các

vùng khác nhau cũng không khác nhau nhiều.
1.1.5. Độc tố trong sản phẩm sắn
Một trong những yếu tố quan trọng gây cản trở trong việc sử dụng các
sản phẩm của lá sắn làm thức ăn gia súc là do trong các bộ phận của cây có
chứa Cyanogen Glucoside. Đó là Linamaroside và Lotostraloside. Hai chất
này khi thuỷ phân đều tạo ra xeton và axit cyanhydric. Vì thế mà axit
cyanhydric tự do khơng thấy ở trong mô thực vật, mà chúng tồn tại thành một
hợp chất liên kết giữa axetin và axit cyanhydric. Cũng vì thế mà các
heteroside nói trên cịn gọi là glucoside hydroxinitrin.
Theo Nambisan, (1985) [48], chất này có tên hố học là 2 Hydroxyl 2Methylpropan - Nitrilaglucoside, có cơng thức C10H17O6N.
Gomez, G, (1991) [45] cho biết ở sắn chất Linamaroside chiếm từ 90 96%, còn Lotostraloside chiếm từ 4 - 10%. Theo Nartey, F, (1978) [49] thì
hàm lƣợng Linamaroside chiếm từ 89 - 93% của tổng số cyanogenic
glucoside và Lotostraloside chiếm tới 7 - 11%.
Sự tổng hợp các glucoside sinh ra axit cyanhydric đƣợc thực hiện trong
các cây xuất phát từ axit amin. Chất linamaroside từ Valin mà ra, còn chất
Lotostraloside từ Izoleusin. Nartey, F, (1978) [49] đã xác định vai trò của các
glucoside sinh axit cyanhydric trong việc tổng hợp các chất hữu cơ ở cây sắn.
Theo ông, sự tổng hợp chất hữu cơ không nhất thiết phải qua các chất sinh axit
cyanhydric, nhƣng cây nào đi theo con đƣờng này thì có thể tự giải độc đƣợc.
Theo Nartey, F, (1978) [49]; Gomez, G, (1991) [45]; P. Silvestre,
(1990) [25] quá trình thuỷ phân hình thành HCN trong cây sắn nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×